Kỹ năng mềm

10 Nghịch Lý Cuộc Sống

10_nghichlycuocsong-f-resized_11. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kent M. Keith

Download sách Hạt Giống Tâm Hồn – 10 Nghịch Lý Cuộc Sống ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

HÃY LÀM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP HƠN!

10 nghịch lý cuộc sống luôn hướng chúng ta đến sự thành công. Nhưng thành công ở đây không phải là sự giàu sang, quyền lực hay danh vọng, mà chính là quá trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Mỗi hành động tốt chúng ta thực hiện tự nó đã mang rất nhiều ý nghĩa. Cho dù đôi khi, kết quả không như mong muốn, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận được cảm giác mãn nguyện vì đã làm theo mách bảo của lương tâm mình.

Để áp dụng những nghịch lý vào cuộc sống của chính mình, bạn cần phải quan tâm và biết nghĩ đến người khác, phải hòa mình vào cộng đồng để thấy rằng bạn không phải là tất cả. Hãy ban tặng tình yêu thương cho mọi người, không tính toán nghĩ suy, và bạn sẽ lại nhận được những điều tuyệt vời hơn thế. Hãy mạnh dạn tham gia vào các hoạt động đoàn thể, xã hội. Chúng sẽ giúp bạn thấy rằng thế giới này quả thật rộng lớn, đa dạng, tươi đẹp nhưng cũng phức tạp, khắc nghiệt biết bao. Chỉ khi nào mở rộng lòng để quan sát, để cảm nhận, để đón nhận thì bạn mới biết được mình đang có những gì, thiếu sót những gì và có thể làm gì để trở thành một nhân tố góp phần vào cuộc sống tươi đẹp này

Ý nghĩa sâu xa đó tuy ẩn chứa sâu thẳm bên trong tâm hồn bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nó bằng cách nhìn ra thế giới bên ngoài. Khi giúp đỡ một người nào đó, dù là việc lớn hay nhỏ, bạn cũng đã mang lại cho cuộc sống của họ cũng như chính bạn biết bao điều ý nghĩa mà chỉ có bạn mới có thể cảm nhận được. Mỗi khi chứng kiến những mảnh đời khốn cùng đang cần những bàn tay nâng đỡ, bạn hoặc bất kỳ ai cũng chỉ có thể lựa chọn một trong ba cách phản ứng sau:

  1. Không làm gì cả, khoang tay phớt lờ trước những bế tắc của người khác. Đây là lựa chọn có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền tảng đạo đức bên trong bạn
  2. Lợi dùng tình cảnh của người khác để mưu lợi cho bản thân. Đây là lựa chọn còn tồi tệ hơn cả lựa chọn thứ nhất.
  3. Làm tất cả những gì có thể và nên làm.

Lựa chọn thứ ba là tốt nhất bởi đó là sự lựa chọn dựa trên nền tảng của lòng yêu thương, và là lựa chọn duy nhất có thể mang đến hy vọng cho con người. Nó sẽ vẫn luôn là một lựa chọn đúng đắn, ngay cả khi bạn gánh chịu những hậu quả không mong muốn.

Sở dĩ hai phương án đầu vẫn nằm trong những lựa chọn của chúng ta bởi chúng là con đường dễ dàng, đầy cám dỗ. Nhưng hãy nghĩ mà xem, chúng sẽ chẳng mang lại gì cho bạn ngoài những giá trị hờ hợt như vật chất, danh vọng, quyền lực…Tất cả những thứ đó đến rồi lại đi, chẳng thể tạo nên giá trị vĩnh cửu cho bản thân bất kỳ ai.

Mọi hành động đều dẫn đến một kết quả nhất định, và đó là điều chúng ta luôn muốn hướng tới. Không phải mọi kết quả đều khả quan như mong đợi, vì cũng có lúc chúng ta nhận được những phản hồi tiêu cực. Những lúc như thế, cái chúng ta cần xem xét không phải là có bao nhiêu người phản đối mà chúng ta nên nhìn lại xem mình đang làm gì. Hãy đặt ra những câu hỏi và tự trả lời chúng. Điều chúng ta làm có mang lại bài học bổ ích nào không? Lần này tuy thất bại nhưng liệu lần sau, chúng ta có quyết định làm khác đi không? Đó có phải là hành động nhằm giúp đỡ người khác một cách chân thành? Liệu có cách nào tốt hơn để giúp đỡ mọi người? Ngoài chúng ta, liệu có còn người nào khác thích hợp để thực hiện hành động giúp đỡ ấy? Tuy chân thành muốn giúp đỡ, nhưng chúng ta cũng không được phép làm điều đó một cách tùy tiện. Đơn giản là một ý định tốt cần phải được thể hiện thông qua thái độ và hành động tương xứng.

Từ suy nghĩ đến hành động thực tiễn là cả một quá trình dài. Sự tán dương, khen ngợi, dù là thành thật hay chỉ mang tính xã giao, cũng đều có ý nghĩa động viên và khích lệ. Chính những phản hồi tích cực ấy giúp chúng ta xây dựng nên sự tự tin cần thiết. Không thể phủ nhận rằng, nhiều người trong chúng ta đã từng cảm thấy nỗ lực của mình không được đánh giá đúng mức. Đó hoàn toàn là một phản ứng tự nhiên. Nó cũng tương tự như việc chúng ta không tìm thấy lý do gì để thuyết phục mình phải hy sinh vì những người không biết xem trọng sự hy sinh ấy. Trên thực tế, tuy mỗi người là một cá thể riêng biệt, có những cách nhìn nhận khác nhau, những chuẩn mực khác nhau, nhưng ai cũng sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc trong sáng mỗi khi làm được một điều tốt, đúng đắn và hữu ích nào đó. Dù mọi người có thừa nhận hay trân trọng những điều đó hay không thì niềm hạnh phúc ấy đã nảy sinh, đã tồn tại và sẽ tiếp tục hiện hữu trong tâm hồn chúng ta. Đây là lựa chọn, là quyết định, là hành động của chính chúng ta chứ không phải của bất kỳ một ai khác. Mỗi khi làm một điều gì, hãy tự hỏi xem mình đã thật sự quan tâm đến nó như thế nào, thay vì cứ thắc mắc người khác có quan tâm hay không.

Không ai trong chúng ta lại không thích nhận được những tiếng vỗ tay tán thưởng hay những lời khen ngợi, công nhận . Nhưng chúng chỉ nên là yếu tố thêm vào chứ không thể là ý nghĩa thật sự của một hành động. Tập trung tìm kiếm những lời tung hô, những tiếng cảm ơn sẽ khiến bạn quên mất mục tiêu thật sự ban đầu của mình – giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.

Bạn có thể nói rằng mình không phải là một vị thánh, vì vậy, bạn vẫn có những ham muốn, những thiếu sót, sai lầm nhất định. Khi viết nên 10 nghịch lý cuộc sống này, tôi không hề có định đưa ra bất cứ lời hứa hay đòi hỏi nào. Tôi chỉ muốn nêu lên những tuyên ngôn có diễn giải chi tiết, cùng những lời chỉ dẫn mà bản thân tôi cho rằng rất hiệu quả trong việc giúp các bạn gạt đi mớ hỗn loạn hình thành từ biết bao điều nghịch lý trong cuộc sống. Chính những điều đó khiến chúng ta đôi lúc có những cảm xúc, cảm nhận, định hướng và suy nghĩ lầm lạc, thiếu sáng suốt. Tôi chỉ muốn các bạn thấy rằng, những lời tán thưởng, những tràng pháo tay không thật sự mang lại ý nghĩa bằng việc bạn sống đúng với bản chất tốt đẹp vốn có của mình, biết động lòng, biết yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Để sống, vươn lên và hòa nhập vào thế giới đầy những điều ngịch lý, trước hết, bạn cần phải cân nhắc xem mình nên làm một con người như thế nào. Sẽ không có quyết định nào đúng đắn hơn việc bạn lựa chọn được là chính mình. Bạn vốn dĩ được sinh ra để là chính bạn, sống một cuộc đời riêng chứ không phải là một sản phẩm được tạo ra từ sức ép của xã hội. Vấn đề là bạn phải phát hiện và vun đắp cho những phẩm chất đáng quý trong chính con người mình, mài giũa sao cho chúng luôn tỏa sáng để có thể nâng bước, giúp bạn vượt qua  những khó khăn, những trớ trêu, thử thách trong cuộc đời.

Bạn nhất định phải kiên trì trên con đường mình đã chọn. Điều quan trọng là hãy biết quan tâm đến bản thân mình cả về thể xác lẫn tinh thần trước khi nghĩ đến việc hy sinh vì người khác. Hãy luyện tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và ngủ đủ giấc. Hãy dành thời gian để mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm nhiều điều mới. Điều này sẽ giúp bạn từng bước trưởng thành cùng với tâm hồn ngày một tươi trẻ. Đừng ôm đồm nhận lãnh hết mọi việc về mình. Không phải việc gì bạn cũng làm tốt hơn những người khác, và cũng không phải việc gì bạn cũng có thể làm được. Vì vậy, bạn nên thận trọng chọn lựa, luôn giữ bản thân ở trạng thái cân bằng. Đừng bao giờ để mình bị kiệt sức, vì khi không còn đủ sức lực để chăm sóc cho chính bản thân mình thì bạn sẽ chẳng thể thương yêu, quan tâm hay giúp đỡ người nào khác.

Tôi tin rằng mỗi người chúng ta khi sinh ra đều mang theo một sứ mệnh. Chính quá trình tìm hiểu, khám phá và hoàn thành sứ mệnh đó sẽ mang lại ý nghĩa và niềm vui cho sự tồn tại của chúng ta. Sứ mệnh đó bao gồm nghĩa vụ của chúng ta đối với bản thân mình, với gia đình, những người thân thương, với bạn bè, với cộng đồng, xã hội, và cả những điều cao hơn nữa mà mình phải dấn thân mới tìm ra.

Chúng ta có nghĩa vụ phải đóng góp và tạo nên sự khác biệt cho thế giới xung quanh. Hãy hành động ngay thời điểm này bởi loài người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải và cấp thiết như chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn nạn tội phạm, thất nghiệp, kỳ thị chủng tộc, tham nhũng, thất học…

Dù những đóng góp của bạn là lớn hay nhỏ thì chúng đều có thể mang lại một điều gì góp phần tạo nên sự khác biệt. Những nhu cầu cơ bản và cấp thiết của con người, dù ở bất cứ thời đại nào, vẫn là vấn đề về cơm ăn, áo mặc và chỗ ở. Bất kỳ ai cũng muốn mình có sức khỏe tốt, có môi trường sống an toàn và lành mạnh. Chúng ta muốn có cơ hội để học tập, để làm việc và phát triển bản thân. Chúng ta cần phẩm hạnh, lòng tự trọng, cần một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Chúng ta cần hòa bình, cần công lý, cần tình yêu thương. Từ tất cả những điều trên, hãy xét xem bạn có khả năng đóng góp được những gì và đừng ngần ngại ban tặng chúng cho cuộc sống.

Tác giả Jean Giono từng viết một câu chuyện rất hay có tựa đề “Người gieo mầm hy vọng và trồng cây hạnh phúc”. Nhân vật nam chính trong câu chuyện là một người đàn ông sống ở vùng đông nam nước Pháp đầu thế kỷ 20. Ông sống cô đơn trên một bãi đất hoang, nơi trước đây từng là một ngôi làng đông đúc được bao quanh bởi một rừng cây xanh tốt. Cuộc sống của ông rất đơn giản: mỗi ngày, ông gieo xuống bãi đất hoang một hạt mầm. Sau mấy chục năm, những hạt giống ấy đâm chồi, nảy lộc, lớn dần lên và tạo thành một cánh rừng rộng lớn. Khu rừng đã vực dậy sức sống cho một mảnh đất chết, thu hút chim muông tụ hội, rồi dần dần, con người cũng đến đây dựng xây tổ ấm. Lúc cuối đời, người đàn ông ấy hoàn toàn mãn nguyện khi đã khôi phục quang cảnh tươi đẹp của vùng đất ngày trước.

Trong câu chuyện này, tác giả đã khéo léo dùng phép ẩn dụ để miêu tả một cuộc sống ý nghĩa: làm việc mỗi ngày để gieo mầm hy vọng và trồng cây hạnh phúc cho người khác. Mỗi một điều tốt chúng ta làm hàng ngày tuy chỉ đơn giản và nhỏ bé, nhưng chúng ta có thể tạo nên một thành tựu trọn đời có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ.

Việc quan tâm, giúp đỡ mọi người không chỉ là công việc, là nhiệm vụ của chính phủ, của các quan chức lãnh đạo mà là của tất cả mọi người công dân. Vận mệnh của đất nước, của xã hội nằm trong tay tất cả các thành viên chứ không phải riêng một ai. Vì vậy, tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ phải đóng góp cho xã hội bằng cách quan tâm đến những thành viên khác, nhằm tạo nên một cộng đồng đoàn kết và vững mạnh, cùng nhau đưa xã hội đi lên để rồi từng người lại được hưởng lợi từ sự giàu mạnh ấy.

Để sống trọn vẹn một thế giới đầy những điều ngịch lý như thế, bạn cần xuyên qua những rối ren để nhận thấy những gì đã tạo nên ý nghĩa của bản thân. Bạn cũng có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống bằng cách giúp người khác tìm hiểu và khám phá nó.

Khi con người có khái niệm thoáng hơn về “thành công” thì thế giới sẽ trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Chúng ta sẽ không ngần ngại khi giúp đỡ người khác vì chẳng còn bị trói buộc bởi cảm giác không nhận được sự đền đáp. Con người sẽ sống đúng với giá trị của mình và làm theo những mách bảo của trái tim. Họ sẽ làm những việc cần làm, ngay cả khi việc đó không mang lại quyền lực, tiền tài và danh vọng. Thế giới vẫn không ngừng xoay, nhưng sẽ thôi không còn đảo điên và hỗn tạp khi mọi cá nhân đều biết xem trọng và ưu tiên cho việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống.

Một khi đã hướng tầm nhìn vượt qua sự hỗn độn của những điều nghịch lý thì bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong cái thế giới rối ren này. Lúc ấy, bạn sẽ tạo nên một sự khác biệt, sẽ làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên tốt đẹp hơn, trong đó có cuộc đời của chính bạn.

ĐỌC THỬ

Nghịch lý thứ nhất

People are illogical, unreasonable, and self-centered.

Love them anyway.

Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ.

Dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.

Lucy, nhân vật trong bộ phim hoạt hình “những hạt đậu phụng” của tác giả Charles Schulz, từng nói rằng: “Tôi yêu nhân loại, nhưng tôi không thể nào chịu đựng nổi con người”.

Con người quả thật là rất khó hiểu. Có những người không mấy thiện cảm, vì vậy ta rất khó tiếp xúc và yêu thương họ. Cũng có những người thường hành động một cách quá đáng, không “biết điều”, vô lý, vị kỷ và tự cho mình là trung tâm của thế giới, khiến ta bị tổn thương. Nhưng dù gì đi chăng nữa, chúng ta hãy cứ yêu thương họ.

Tình yêu thương là món quà tuyệt vời nhất mà con người có thể dành tặng cho nhau. Đó là những tặng phẩm mà chúng ta nên cho đi để được nhận lại. Cuộc sống không thể trọn vẹn nếu thiếu vắng tình thương yêu, vì vậy, đừng tự giới hạn cuộc đời mình khi bản thân cảm thấy không thể yêu thương người khác.

Nhà tâm lý Abraham Maslow từng nhận định rằng, tình yêu cũng là một ý tố vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của mỗi người. Vai trò của yêu thương cũng quan trọng giống như vitamin, khoáng chất và protein vậy. Riêng bản thân tôi, tôi vẫn luôn tin rằng con được sinh ra với một sứ mệnh yêu thương đặt trên vai; sẽ tốt đẹp biết bao nếu chúng ta biết cách biến nó thành một phần trong tâm hồn mình, còn nếu không, nó mãi mãi chỉ là một gánh nặng. Thiếu tình yêu, chúng ta không thể là chính mình. Và thiếu tình yêu, chúng ta sẽ bỏ qua cơ hội được làm rất nhiều điều trong khả năng của mình.

Sẽ là bi kịch nếu bạn phải khoanh vùng đối tượng để yêu thương, phải lựa chọn không yêu những người này vì họ không mang lại cho bạn những gì bạn muốn; không thích những người kia vì họ ích kỷ; không để mắt đến những ai mà bạn cho rằng không xứng đáng nhận được sự quan tâm của bạn. Sở dĩ tôi nói đây là một bi kịch bởi tình yêu không phải là thứ để bạn mang ra trao đổi, suy tính được mất, thiệt hơn.

Ai trong chúng ta cũng đều có lần phạm phải sai lầm hoặc có những thiếu sót. Không ai trong chúng ta hoàn hảo. Ai cũng từng có đôi lần hành xử bốc đồng, thiếu suy nghĩ, thái quá hoặc làm những điều khiến bản thân sau này phải nuối tiếc và hối hận. Vậy vào những lúc đó, phải chăng chúng ta không còn là những con người đáng được quý trọng? Chúng ta không nên để cho những lỗi lầm, những thiếu sót ấy chi phối tình cảm yêu thương của mình đối với chính mình và những người xung quanh, cũng như làm ảnh hưởng đến việc đón nhận tình cảm tốt đẹp đó của mọi người. Nói thế không có nghĩa là bạn hay tôi có quyền tự bằng lòng với bản thân vì chúng ta có được điều mà mình cần, đó là tình cảm của những người xung quanh. Thay vào đó, chúng ta phải không ngừng phấn đấu để trưởng thành và hoàn thiện mình hơn, để bản thân ngày một xứng đáng hơn với những tình cảm tốt đẹp đó. Và để làm được điều này, bạn chỉ có thể thực hành chúng trong các mối quan hệ mà trong đó, bạn biết quan tâm đến mọi người cũng như được sống trong tình yêu thương của họ.

Chắc hẳn chúng ta từng gặp gỡ hoặc quen biết một số người mà mỗi khi ở bên họ, ta chỉ thấy chán ngán, bực dọc và căng thẳng. Chúng ta cảm thấy họ hay đòi hỏi, họ vô lý, ích kỷ, cộc cằn, tự cao tự đại…Những lúc như thế, hãy nhớ rằng chính chúng ta cũng có lúc là những con người như vậy, chỉ là vì chúng ta không thấy mình mà thôi. Vì thế, hãy cứ yêu thương mọi người một cách chân thành. Dù bạn có tin hay không thì tình yêu vẫn được nhân loại tôn thờ, là một điều kỳ diệu tạo nên sức mạnh có thể cảm hóa được con người. Được sống trong tình yêu thương, con người sẽ trở nên thân thiện, đáng yêu, dễ gần hơn và giảm bớt ít nhiều tính xấu, như thi sĩ Theodore Roethke từng nói: “Tình yêu luôn sinh ra tình yêu”.

Vấn đề ở chỗ, chúng ta là những con người khác nhau và vì vậy, cách chúng ta nhìn nhận, lập luận và cảm nhận vấn đề cũng sẽ khác nhau. Mỗi người trong chúng ta đều có một quá trình trưởng thành, có những trải nghiệm khác nhau, từ đó dẫn đến sự đa dạng về thế giới quan…Cùng một sự vật, một hiện tượng, nhưng mỗi người ở những góc độ khác nhau sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đó ở những khía cạnh hoàn toàn khác nhau.

Khó khăn lớn nhất mà chúng ta gặp phải trong hành trình đi tìm đáp án đúng chính là thói quen suy nghĩ rập khuôn, là sự thiếu quyết tâm và thành ý để vượt lên những nhận định ban đầu hoặc những định kiến cá nhân, để từ đó có thể nhìn nhận con người, sự vật, sự việc một cách tổng quát nhất.

Trong cuộc sống, có rất nhiều dạng tình cảm như tình bạn, tình yêu, tình phụ tử, mẫu tử, tình đồng nghiệp, và trên hết chính là tình người. Tình người đòi hỏi chúng ta phải đối xử chân thành, tử tế, lịch thiệp, phải quan tâm, giúp đỡ cả những người không thân thiết hoặc thậm chí là không quen biết. Chúng ta giúp đỡ họ vì họ và chúng ta là đồng loại và cùng có những tố chất căn bản của một con người. Đây là dạng tình cảm khó đáp ứng nhất và tình cảm này cũng quan trọng không kém so với những dạng tình cảm khác. Tất cả chúng ta đều là dưỡng chất cần thiết cho tâm hồn bởi chúng mang lại niềm hạnh phúc lớn lao và có ý nghĩa sâu sắc cho cuộc đời bạn. Đừng đánh mất ý nghĩa của cuộc sống khi giới hạn tình yêu thương của mình đối với mọi người. Đừng làm điều đó vì bất cứ lý do gì. Hãy nhớ rằng, con người chúng ta không ai tốt hoặc xấu hơn ai cả, mà chỉ đơn giản là chúng ta không giống nhau mà thôi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button