Kỹ năng mềm

1% Và 99% Tài Năng Và Mồ Hôi Nước Mắt

Lời giới thiệu

Bạn tự tin mình là một người có tài và khao khát phát huy tài năng để thành công, để củng có những đóng góp xã hội được vinh danh? Bạn có thấy, hầu hết các bậc thiên tài, trước khi thành danh, họ đã trải qua một quá trình nổ lực rèn luyện và tự hoàn thiện bền bỉ, không ngừng? Tài năng bẩm sinh chỉ là lợi thế khởi điểm, khiến cho bạn được chú ý.

Lựa chọn đúng và hành động theo lựa chọn đó sẽ tạo đà cho tài năng trong bạn phát triển toàn vẹn và đơm hoa kết trái. Bằng cái nhìn xuyên suốt lịch sử và thời đại chúng ta đang sống, John C. Maxwell, chuyên gia về thuật lãnh đạo, đã đúc kết 13 lựa chọn mấu chốt mà mỗi người cần có trên con đường trở thành người “trên cả tài năng”. Niềm tin, niềm đam mê, sự tập trung, kiên định, sự can đảm, tinh thần ham học hỏi, v.v… sẽ là những yếu tố phân biệt bạn với những người thuần túy chỉ có tài năng. Bạn đã có điều kiện cần là tài năng thiên phú?

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Nhân tài, ở mọi thời đại, được đánh giá rất cao. Chúng ta thán phục người tài, thừa nhận và ngưỡng mộ đóng góp xã hội của họ. Tuy nhiên, tài năng thiên bẩm, món quà hào phóng của Thượng đế, chỉ là lợi thế khởi điểm, điều quyết định là hành động và biết cách sử dụng tài năng đó.

Hầu hết các nhân tài được thế giới ghi danh đều trải qua một quá trình nỗ lực bền bỉ không ngừng, thậm chí không ít lần thất bại trước khi trở thành tấm gương tham chiếu hay thần tượng của nhiều thế hệ và thời đại. 1% & 99% – tài năng và mồ hôi nước mắt (tên gốc: Talent in never Enough)  của John C. Maxwell, chuyên gia hàng đầu thế giới về thuật lãnh đạo, cùng chúng ta dõi theo hành trình của nhiều người trong số đó, những người có ảnh hưởng lớn trên thế giới và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, văn học, âm nhạc, hội họa, kinh doanh, thể thao, v.v… Tìm hiểu cuộc sống và sự nghiệp của họ, từ những người đã thuộc về lịch sử như Thomas Jefferson, Winston Churchill, Charles Dickens, Leonardo da Vinci… đến những người sống cùng thời với chúng ta, như nhà hoạt động cộng đồng Rueben Martinez, cầu thủ Joe Namath, vận động viên Vonetta Flowers, huyền thoại dòng nhạc country Johny Cash…, John C. Maxwell đúc kết 13 điểm mấu chốt (lựa chọn, niềm tin, niềm đam mê, sự tập trung, lòng kiên trì, sự can đảm…)  mà mỗi người cần có hay thực hiện để phát huy ở mức tối ưu những khả năng trời phú, để trở thành người “trên cả tài năng”.

Nhìn vào thực tế Việt Nam, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp khá cao (4,2% vào năm 2007), các nhà tuyển dụng vẫn luôn gặp khó khăn khi tìm nguồn nhân lực, đặc biệt là cho cấp lãnh đạo và quản lý. Thiếu hụt nhân tài dường như đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, chưa và sẽ không bao giờ thiếu tài năng; chúng ta chỉ thiếu những công cụ cần thiết để phát triển tối đa tài năng. Xu thế mới là không tìm tài năng bên ngoài mà khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi người. Điều ABC (vỡ lòng) của quản trị nhân lực và nhân tài là khơi dậy tài năng ẩn chứa (A) bên trong (B) và chưa được khai thác (C) ấy.

Còn bạn, bạn cũng khát khao trở thành nhân tài? Bạn cũng muốn tài năng của mình được công nhận? Vậy bạn đã tự đặt cho mình những câu hỏi về bản thân? Bạn muốn làm nghề gì? Bạn sẽ học đến trình độ nào? Bạn muốn và có thể làm gì với ngày hôm nay? Với ngày mai? Và, thế nào là nhân tài?… Lựa chọn mới chính là quyền năng lớn nhất mà bạn có. Một trong những lựa chọn quan trọng nhất là quyết định bạn sẽ trở thành người như thế nào. Lựa chọn đúng sẽ xây dựng nền móng cho sự phát triển toàn vẹn nhất của tài năng trong bạn. Bạn đã có điều kiện cần – tài năng thiên phú? 1% & 99%  Tài năng và mồ hôi nước mắt sẽ giúp bạn thấy đâu là những điều kiện đủ. Chúc bạn thành công và trở thành nhân tài theo cách của bạn!

Tiến sĩ PHAN QUỐC VIỆT

Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tâm Việt Group

***

1. NIỀM TIN NÂNG CÁNH TÀI NĂNG

Trở ngại đầu tiên và lớn nhất ngăn cản hầu hết mọi người đến với thành công chính là việc họ thiếu niềm tin vào bản thân. Một khi mọi người tìm ra vùng thế mạnh của mình (lĩnh vực họ cảm thấy mình có khả năng nhất), điều thường hạn chế họ không phải là do thiếu tài năng. Đó chính là sự thiếu niềm tin vào bản thân – một hạn chế do họ tự đặt ra cho mình. Đối với tài năng, việc thiếu niềm tin giống như trần nhà vậy. Tuy nhiên, khi con người tin vào bản thân, họ giải phóng sức mạnh trong họ cũng như các nguồn lực xung quanh và gần như ngay lập tức chúng sẽ đưa họ tới một cấp độ cao hơn. Tiềm năng của bạn giống như một bức tranh mà bạn có thể trở thành. Niềm tin sẽ giúp bạn xác định và hướng tới bức tranh ấy.

KHÔNG CHỈ LÀ TÀI NĂNG LỚN

Có một câu chuyện đã trở thành huyền thoại trong làng thể thao Mỹ. Người ta gọi đó là sự đảm bảo. Vào thời kỳ đó, câu chuyện này chỉ giống như một lời tuyên bố thái quá. Đó là việc một cầu thủ môn bóng bầu dục có thành tích thi đấu xuất sắc tỏ ra can trường khi đội của anh ta thua cuộc trước một trận đấu lớn. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1969, chỉ ba ngày trước trận chung kết giải Super Bowl  lần thứ ba, Joe Namath, tiền vệ đội Jets, đã khẳng định với tám từ đơn giản: “Jets thắng trận ngày Chủ nhật. Tôi đảm bảo.”

Giờ đây lời tuyên bố khoác lác đó có thể không đáng chú ý. Kể từ thời Muhammad Ali, những tuyên bố chắc nịch của các vận động viên đã trở nên phổ biến. Nhưng trước đó, người ta chưa được nghe thấy những lời nói kiểu như thế từ bất kỳ ai trong Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ. Với tuổi đời tám năm, liên đoàn này bị coi là kém cỏi và trong hai giải vô địch thế giới trước, các đội bóng Mỹ đều thất bại nặng nề. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa để một đội bóng thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ có thể thi đấu ngang hàng với bất kỳ đội bóng nào thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia. Đội Colts thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia được dự đoán là sẽ thắng trong trận chung kết lần thứ ba này với sự cách biệt 18 hoặc 19 điểm.

Sự đảm bảo của Namath có vẻ thái quá, nhưng nó có ý nghĩa hơn một lời khoác lác rỗng tuếch. Đó cũng không phải là điều trái với tính cách của anh. Dù Namath thường nhanh chóng nhận lỗi trong các buổi phỏng vấn khi đội Jets thua trận nhưng anh luôn thể hiện một niềm tin hết sức mạnh mẽ. Anh tin vào bản thân, tin vào đội bóng của mình, tin vào khả năng họ có thể giành chiến thắng. Đức tính ấy có thể thấy rõ trong suốt thời thơ ấu của anh.

NHỮNG DẤU HIỆU THỜI THƠ ẤU

Joe Namath sở hữu tài năng điền kinh bẩm sinh. Cậu xuất thân từ một gia đình có truyền thống thể thao. Những huấn luyện viên đầu tiên của cậu chính là các thành viên trong gia đình. John, cha cậu, dành rất nhiều thời gian chỉ cho cậu cách ném, đánh và chặn bóng cũng như cách xử lý trong các tình huống khác nhau. Các anh trai cũng góp công dạy cậu. Anh Bobby bắt đầu dạy cậu về vị trí tiền vệ khi Joe mới sáu tuổi. Còn anh Frank rèn luyện cho Joe tính kỷ luật và sẵn sàng thụi cậu nếu cậu không thi đấu tốt trong các buổi tập luyện gia đình.

Đến tuổi trưởng thành, trông Joe vẫn nhỏ bé và nhẹ cân so với tuổi của mình. Đôi khi cậu bị mọi người đánh giá thấp vì điều đó. Khi Joe học tiểu học, một lần, có một đám nhóc bất trị ở vùng lân cận thách thức cậu bạn Linwood Alford của Joe tham gia trận bóng rổ hai chọi hai. Linwood và Joe nhận lời. Linwood nhớ lại: “Tất cả chúng nó cười như thể nói: Thằng nhóc gầy nhẳng này là đứa nào vậy? Chúng mày làm sao có thể thắng được với thằng nhóc như thế chứ?” Trông Joe giống như một đứa bé dễ bị đánh bại, nhưng không phải vậy. Alford nhận xét: “Nếu bị đánh ngã, cậu ấy đứng dậy ngay. Joe là một cậu bé mạnh mẽ.” Joe và Linwood đã nhanh chóng đánh bại hai đứa trẻ kia và khiến chúng phải kiêng nể.

Joe dường như không biết sợ hãi là gì. Cậu và Lindwood thường tới khung đường ray tàu hỏa gần nhà và treo mình lơ lửng trên đó khi tàu lao ầm ầm phía dưới. Nhưng ban đầu, tính liều lĩnh đó vẫn chưa được thể hiện trong lĩnh vực thể thao. Điểm mấu chốt giải phóng niềm tin để chắp cánh cho tài năng của cậu là năm cậu tám tuổi. Đó là lần đầu tiên Joe mặc bộ đồng phục đội Liên đoàn Bóng chày Thiếu nhi vùng Elks trở về nhà. Trong cuốn tiểu sử của Namath, có ghi lại một cuộc trò chuyện giữa cậu bé Joe và cha mình là John:

“Cái đó thật tuyệt đấy con trai ạ! Rất vừa với con!”

Joey là cậu bé nhỏ nhất trong đội. Cậu cũng là cậu bé nhỏ tuổi nhất, có thể là ít hơn những đứa trẻ khác khoảng gần một tuổi. “Bố biết đấy, các bạn khác quá giỏi”, cậu nói, “Chúng cũng lớn hơn con… Con không có lấy một cơ hội.”

“Vậy thì con hãy cởi bộ đồng phục đó ra ngay bây giờ,” cha cậu nói, “Hãy đem trả lại người quản lý và nói với ông ấy con không thể tham gia đội vì những cậu bé khác giỏi hơn con.”

Joey nhìn cha với đôi mắt buồn bã, mơ màng: “Ôi, không, cha! Con không thể làm thế!”

“Nếu con không thể tham gia đội, vậy giữ lại bộ đồng phục này có ích gì?”

“Nhưng, cha,” cậu nói, “các bạn ấy quá giỏi!”

“Con cũng chơi hay, Joe ạ! Con có thể chặn những cú bóng sát đất. Con có thể đánh trúng bóng. Con biết phải chạy tới vị trí nào.”

Ông John đặt cậu bé trước một sự lựa chọn: trả lại đồng phục hoặc luyện tập với đội bóng. Nếu sau quá trình luyện tập, cậu bé không cảm thấy mình giỏi hơn những đứa trẻ khác, cậu có thể từ bỏ.

Joey nói cậu sẽ thử.

Và điều đó đã diễn ra, cậu trở thành cầu thủ xuất sắc nhất của đội Elks.

John Namath đã không nhầm khi cố gắng truyền niềm tin cho cậu con trai. Người cha đã tổng kết sự nghiệp của Joe tại Liên đoàn Bóng chày Thiếu nhi bằng một câu chuyện về một trận đấu đặc biệt thể hiện đầy đủ khả năng của con trai mình. John nhớ lại hôm đó ông đến muộn và phải hỏi một người có mặt từ đầu trận đấu về tỷ số. Chưa có cú đánh trượt nào, tỷ số là 3-3 và tất cả các góc đều có người. “Nhưng đừng lo,” người đàn ông nói, “họ vừa đưa cậu nhóc Namath vào sân.” Joe nhanh chóng làm đối phương đánh trượt ba lần, bao gồm cả lần loại khỏi sân đấu cầu thủ giỏi nhất của đối phương, cầu thủ đó hơn Joe hai tuổi. Sau đó, khi đến lượt mình đánh bóng, Joe đã đánh trúng cú bóng quyết định chiến thắng của đội.

MỌI VIỆC ĐÂU SẼ VÀO ĐẤY

Sự tự tin trong thi đấu đã trở thành chuẩn mực của Namath. Khi chơi bóng rổ ở trường trung học, anh thi đấu rất nhanh nhẹn, không chỉ có khả năng ném rổ còn có thể úp rổ. Khi tham gia đội tuyển bóng đá, anh đã dẫn dắt đội Beaver Falls giành chức vô địch Liên đoàn Thể thao các trường trung học miền Tây Pennsylvania. Một lần, Joe bị sưng mắt cá chân và không thể tham gia trận đấu tới, cầu thủ tiền vệ đầy tự tin và cũng là người chuyên chuyền bóng bổng cho các đồng đội đã an ủi vị huấn luyện viên lúc này đang rất lo lắng: “Đừng lo lắng, huấn luyện viên, trong trận này chúng ta không cần những đường chuyền bổng đâu.”

Namath được tuyển mộ từ trường phổ thông và nhiều người đã coi anh là tiền vệ học sinh xuất sắc nhất nước Mỹ. Sau đó anh chơi cho Trường Đại học Alabama. Tại đây anh đã trở thành một ngôi sao và dẫn dắt đội Crimson Tide giành chức vô địch quốc gia.

Khi tham gia giải chuyên nghiệp, một lần nữa Namath lại được coi là tiền vệ xuất sắc nhất. Có tin cho rằng đội New York Giants thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia rất muốn có anh nhưng đội New York Jets thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ lại có được anh trước. Năm 1965, Namath ký một bản hợp đồng dài hạn nhất trong lịch sử các môn thể thao chuyên nghiệp của nước Mỹ tính đến thời điểm đó.

Trong ba năm, Namath đã nếm trải nhiều thử thách, bỏ lỡ nhiều kỷ lục, trải qua nhiều ca phẫu thuật đầu gối và dẫn dắt đội bóng trong các mùa giải thất bát. Nhưng anh không bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân. Anh biết anh có thể thi đấu và dẫn dắt đội bóng của mình giành chiến thắng. Vào mùa giải năm 1968, mùa giải thứ tư của anh, cuối cùng anh đã dẫn dắt đội bóng bước lên bục vinh quang trong trận tranh chức vô địch Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ. Anh không quan tâm đến việc tất cả mọi người cho rằng Jets không có một cơ hội chiến thắng nào trước đội vô địch giải Liên đoàn Quốc gia. Anh tin vào bản thân và khả năng giành chiến thắng của mình. Anh cũng tin tưởng vào sức mạnh của toàn đội bóng. Hầu như không ai biết Namath đã dành hàng tiếng đồng hồ để xem các cuộn băng ghi các trận đấu của đội Colts, việc mà anh vẫn thường làm với mọi đối thủ. “Con quỷ một mắt này không bao giờ nói dối”, Namath thường nói như vậy về chiếc máy chiếu anh đặt trong căn hộ của mình. Anh chỉ cho các đồng đội những phát hiện của mình. Họ có thể thắng trận đó. Và chính xác đấy là những gì họ đã làm. Jets đánh bại Colts với tỷ số 16 7. Đó được coi là bất ngờ lớn nhất trong lịch sử giải Super Bowl.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button