Kinh doanh - đầu tư

Xu Thế Không Gì Ngăn Cản Nổi

Xu the khong gi ngan can noi - Chuong Minh Chinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Di Trân

Download sách Xu Thế Không Gì Ngăn Cản Nổi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Xu thế tất yếu, giá trị bất biến

— Trương Minh Chính

Ai bảo tôi là người thích thay đổi?

Lâu nay, mọi người vẫn cho rằng tôi là người thích thay đổi, từ nhỏ đã không phải là người bền gan vững chí. Nhưng 15 năm qua, từ khi sáng lập Trend Micro cho đến nay, khi đã sắp bước sang tuổi 50, tôi chỉ chú tâm vào các phần mềm diệt virus, và điều đó đã trở thành thương hiệu, các kỹ thuật liên tục đổi mới và những hoạt động kinh doanh quốc tế của chúng tôi ngày càng mở rộng. Tôi sẽ không bao giờ ngừng theo đuổi những công việc đó. Thế thì ai bảo tôi là người dễ thay đổi?

Người dễ thay đổi là Di Trân (Jenny) thì đúng hơn! Cô ấy tốt nghiệp khoa Trung văn nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực marketing, vị trí đứng đầu chiến tuyến trong ngành công nghệ thông tin. Từ nhỏ, cô ấy đã mơ ước sau này sẽ theo đuổi nghiệp viết lách, nhưng rồi lại cùng tôi xông pha nơi thương trường. Ngoài marketing, Di Trân còn tham gia rất nhiều việc từ tiếp khách, giao hàng, thanh toán tiền, hỗ trợ kinh doanh, liên hệ với các nhà phân phối cho đến những công việc hành chính nhân sự trong nội bộ công ty. Đương nhiên, với tư cách là bà chủ, cô ấy buộc phải để tâm tới trăm thứ bà dằn mà tôi – một “bộ trưởng không bộ” – bỏ qua. Tôi vạch ra chiến lược, chỉ huy sự phối hợp của các “cầu thủ”. Di Hoa (Eva) đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, dẫn đầu các kỹ sư tạo ra những “đột phá xuyên thủng hàng phòng ngự đối phương”. Mặc dù Di Trân quản lý mảng marketing, nhưng đồng thời cũng phải đóng vai trò là một “vận động viên bắt bóng chày”. Thời kỳ công ty mới đi vào hoạt động và không đủ nhân lực, nơi nào thiếu người quản lý và nhân viên là cô ấy tham gia hỗ trợ, đến khi tuyển được người, cô lại sẵn sàng rút lui, tiếp tục bù đắp cho những vị trí còn thiếu khác. Hệ thống nhân sự và hành chính của công ty ban đầu được hình thành từng bước như thế. Hiện nay, các vị trí đó đều do những giám đốc trình độ chuyên môn cao đảm nhận. Thậm chí trong lĩnh vực marketing, cảm thấy mình khó có thể thực hiện tốt, cô ấy đã chiêu mộ người có khả năng, di dời trụ sở chính của bộ phận marketing sang Mỹ. Hiện nay, cô lại tìm ra một lỗ hổng khác trong công ty cần được hàn kín, đó là duy trì và nâng cao văn hóa của Trend Micro, đặc biệt là tăng cường trao đổi thông tin trong nội bộ công ty.

Cùng nhau hoàn thành ước mơ, hoài bão

Tôi rất vui vì được cùng Di Trân lập nghiệp, cùng cô ấy đi du lịch, cùng sẻ chia mọi kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng tôi luôn sợ cô tủi thân, phải chăng tài hoa văn chương của cô đã phải hy sinh cho việc lập nghiệp? Có phải những việc cô làm đều không phải là những thứ mà cô yêu thích? Cách đây bốn năm (năm 1999), cô đã hoàn thành được ước mơ của mình khi cho xuất bản cuốn sách đầu tiên mang tựa đề @Trend Micro, điều đó cũng giúp xoa dịu phần nào những băn khoăn của tôi.

Di Trân nói:

“Lập nghiệp khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp và rực rỡ hơn, và do đó, giúp cho nội dung tác phẩm phong phú hơn.”

Cô luôn lạc quan, cởi mở, luôn nghĩ tới mặt tích cực của vấn đề. Trong lĩnh vực kinh doanh, có thể cô còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng trong cuộc đời, tôi may mắn có được một người bạn đời đã cùng tôi bước trên con đường lập nghiệp đầy gian nan thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị.

Cuốn sách thứ hai của chúng tôi mang tựa đề
Trend Unstoppable (Xu thế không gì ngăn cản nổi) ra đời bốn năm sau đó. Lần này, những điều Di Trân viết không còn là những câu chuyện về lập nghiệp, mà nói nhiều đến các hoạt động quản lý. Cô ấy nói việc viết cuốn sách này khó hơn nhiều so với cuốn sách trước.

Qua thời kỳ vẻ vang chóng vánh, Trend Micro gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở. Học từ những thất bại, chúng tôi đã nhận thức rõ sức mạnh cạnh tranh cốt lõi của mình. Chúng tôi đã kiên trì xây dựng thương hiệu, tiếp tục duy trì các hoạt động kinh doanh quốc tế độc đáo. Trong suốt quá trình đó, nhiều thay đổi trong tổ chức, mâu thuẫn giữa các nhân viên hay những cảm xúc nội tâm của chúng tôi đều được cô ghi lại rất chân thực và tự nhiên. Nhiều khi tôi cảm thấy cô ấy giống như một nhà sử học, ghi chép lại lịch sử của Trend Micro, nhưng đồng thời cũng phản ánh quá trình lột xác của các công ty phần mềm có chỗ đứng trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ tại Đài Loan. Tôi vừa đọc bản thảo, vừa tham gia đóng góp ý kiến, đồng thời cũng cầm bút viết ra những suy nghĩ và những điều mình tâm đắc. Và nhờ đó, tôi cũng được cho là đồng tác giả của cuốn sách. Như vậy, ngoài việc lập nghiệp, chúng tôi còn cùng nhau viết sách.

Tôi thường nói: “Hãy là chính mình”, luôn phát huy tiềm năng và theo đuổi đam mê. Tôi và Di Trân giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành ước mơ, hoài bão của cả hai người. Mỗi người đều phát huy sở trường của riêng mình, lại được cùng nhau hưởng thụ cuộc sống. Tôi nghĩ đây chính là điều hạnh phúc nhất.

Giữa cái thay đổi và cái bất biến, tôi có nguyên tắc của riêng mình, nhưng điều mà tôi cho là đáng làm, thì cả đời tôi không thay đổi, không hối tiếc.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1: Phá kén xông ra

(Từ năm 1996 đến khi cổ phần hóa năm 1998)

Ngày nay việc cổ phần hóa là tất yếu.

Nhưng trước đây, kỳ thực chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn mà không phải ai cũng hiểu được.

Tôi có nên tự mình đứng ra kinh doanh, hy vọng hiện tại tốt đẹp này sẽ tồn tại mãi mãi?Hay là tôi nên hợp nhất với Intel, để đảm bảo lợi ích của công ty?

Hoặc tiếp tục vươn lên, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?

Chúng tôi muốn có cái gì?

Mục đích của khởi sự kinh doanh là gì?

Chúng tôi mong muốn có một cuộc sống như thế nào?

Lập nghiệp bằng còn đường kinh doanh là ước mơ của rất nhiều người. Nếu thành công thì nhìn bề ngoài mọi kết quả hầu như là giống nhau, đều phát tài, hưởng phúc, công thành danh toại. Còn như lý do ban đầu thúc đẩy ta lập nghiệp thì đó là ý đồ, hoài bão, ước mơ thậm chí là nỗi khổ tâm của mỗi người. Con người không ai giống ai, mà quá trình lập nghiệp thì gian nan vô kể, “người ngoài cuộc không ai thấu hiểu”, không kể sao cho xiết.

Tôi chưa khi nào thực lòng hỏi Trương Minh Chính:

“Tại sao anh cứ phải khởi sự theo con đường kinh doanh?”

Đối với những người trời phú cho tính không bao giờ chịu ngồi yên, mạnh dạn theo đuổi sự thay đổi như anh ấy, thật không thể tưởng tượng nổi nếu anh ấy trở thành một viên chức nhà nước rồi leo dần lên các nấc thang cao hơn trong sự nghiệp. Trái lại, tự mình khởi sự kinh doanh mới là lẽ sống tất yếu của anh ấy, là điều không ai có thể nghi ngờ được.

Lần đầu tiên chúng tôi quen nhau là khi anh ấy học đại học năm thứ tư, mới 22 tuổi, còn tôi đại học năm thứ hai, vừa tròn 20 tuổi. Lúc ấy, chúng tôi chỉ biết hưởng thụ cuộc sống, vui chơi thỏa thích, mơ ước viển vông rằng sau khi tốt nghiệp, chúng tôi sẽ cùng nắm tay nhau đi tới tận cùng trời cuối đất, tương lai là một màu hồng lãng mạn đầy ánh sáng tươi vui. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến cuộc sống mưu sinh sau này. Tôi cũng không nghĩ người chồng của mình là một doanh nhân. Những năm gần đây, Minh Chính giảng bài ở trường đại học, sinh viên thường hỏi anh:

“Chúng em cần phải làm gì để có thể sớm lập nghiệp?”

Anh ấy không cần do dự trả lời ngay:

“Các em nên tranh thủ yêu đương hết mình, khiêu vũ, vui chơi, thỉnh thoảng hãy nhớ đến đọc sách, học bài là được, cần gì phải nghĩ đến lập nghiệp?”

Kiểu trả lời như thế luôn gây ra trận cười, nhưng những lời nói này không hề hài hước, mà chính là tâm sự thật lòng rút ra từ tâm can của anh ấy.

Sau khi tốt nghiệp đại học, chúng tôi ra nước ngoài du học, cưới nhau rồi sinh con, mọi việc diễn ra chỉ gói gọn trong vòng hai năm ngắn ngủi. Công việc đầu tiên anh ấy lựa chọn có mục đích chính là “học cách khởi sự kinh doanh”. Đều này trái ngược với mục tiêu mà anh ấy đã xác định trong thời gian du học là tìm kiếm công việc đáp ứng được các yêu cầu: thu nhập cao và ổn định, phúc lợi ưu đãi, nghỉ phép nhiều ngày… Rất nhiều bạn bè thân thiết ở Mỹ đều cho đó là lựa chọn sai lầm khi anh ấy chọn một công ty nhỏ ở New York làm điểm khởi đầu lập nghiệp. Và ước muốn của Minh Chính đã trở thành hiện thực. Anh ấy đã phấn đấu hết sức, chấp nhận bị bóc lột sức lao động, không tính toán thời lượng làm việc, cũng không màng đến chức vị thăng tiến. Điều anh ấy quan tâm nhất là thách thức của công việc và các cơ hội học hỏi ông chủ.

Hai năm sau, trong sự tiếc nuối và khó hiểu của bạn bè, anh ấy từ bỏ mức lương cao và chức vị tiến sĩ đã ở trong tầm tay, trở về HP Đài Loan làm nhân viên marketing. Anh ấy muốn trở về quê hương (tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng) để nắm bắt ưu thế của việc lập nghiệp tại Đài Loan sau này. Lương lậu, chức vị, tiền thưởng, anh ấy hoàn toàn không để tâm đến. Chưa đầy hai năm, lo lắng sẽ bị mê hoặc bởi môi trường làm việc ổn định với nhiều đãi ngộ ở HP, và sợ mất cơ hội thực hiện mục đích cao cả, một lần nữa, Steve lại dấn thân vào bể khổ, sốt sắng vào chốn rừng gươm, vạc dầu, khi chuyển sang giữ chức tổng giám đốc cho một đại lý hệ thống máy vi tính mini. Anh nói với tôi rằng đây là một cơ hội tốt hiếm có để tích lũy kinh nghiệm. Tôi chỉ mỉm cười nói:

“Thiên đường có lối anh không đi, địa ngục không có cửa lại tự xuống.”

Qua hai năm, quả nhiên anh ấy đã học được rất nhiều điều từ các cổ đông, khách hàng, nhân viên… Cuối cùng, khi mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo, anh ấy quyết tâm bước trên con đường lập nghiệp. Từ năm 1983, anh sáng lập ra Asia Tek Imformation với mục đích phát triển hệ cơ sở dữ liệu tiếng Trung, tiếp theo đó là bộ lưu điện (UPS). Năm 1985, Steve đã sai lầm nhảy vào lĩnh vực giải trí khi sáng lập ra KTV. Năm 1986, anh ấy bán Asia Tek Imformation và tiến một bước sâu, rộng hơn nhằm khai thác thị trường nước ngoài. Năm 1988, sáng lập ra Trend Micro ở cả Los Angeles và Đài Bắc. Trải qua rất nhiều thất bại, bỏ ra vô số tiền của để mua lấy bài học kinh nghiệm, đến năm 1998, cổ phiếu của Trend Micro xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản, anh ấy mới thật sự được mở mày mở mặt, cảm nhận niềm hạnh phúc khi “lập nghiệp thành công”.

Khi nhìn lại, xem ra việc cổ phần hóa là lẽ đương nhiên, nhưng trước, chúng tôi đã phải trải qua vô vàn đau khổ, trăn trở mà những người ngoài không thể hiểu được. Chỉ vì phân vân không biết có nên thay đổi mọi thứ đang diễn ra một cách hoàn hảo, từ bỏ cuộc sống rất ổn định để tự chuốc lấy ưu phiền hay không, năm lần bảy lượt suy nghĩ về mục đích của việc lập nghiệp, ý nghĩa cuộc sống, rất nhiều điều có thể xảy ra cùng lúc, khiến chúng tôi có lúc do dự băn khoăn, trằn trọc cả đêm không chợp mắt.

Tồn tại hay không tồn tại

Đó là vào năm 1996, cũng gần được tám năm kể từ khi sáng lập ra Trend Micro, chúng tôi đang tập trung phát triển phần mềm diệt virus ở Đài Loan. Đối với người sử dụng cá nhân, phần mềm Pc-cillin của chúng tôi đã có chút danh tiếng trên thế giới và nhanh chóng dẫn đầu thị trường Nhật Bản và Đài Loan. Đối với các phần mềm phòng chống virus mạng, chúng tôi đang có mối hợp tác rất tốt đẹp với bộ phận ứng dụng mạng của Intel. Intel phụ trách bán hàng ở thị trường châu Âu và châu Mỹ, chúng tôi phụ trách thị trường ở châu Á. Hàng năm, trừ phần doanh thu, chúng tôi còn kiếm được một khoản tiền trị giá gần năm triệu đô-la Mỹ từ quyền sở hữu trí tuệ do các hãng sản xuất chip lớn chi trả. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của chúng tôi đạt trên 80%, tỷ suất lợi nhuận gộp là 95%, hệ số lợi nhuận ròng duy trì xấp xỉ 40%. Tất cả mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Minh Chính tràn đầy niềm tin vào viễn cảnh của công ty, nguồn sáng tạo của Di Hoa thì luôn dồi dào, nội lực của nhân viên trong công ty sôi sục mãnh liệt khiến các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực phải ghen tị, tỷ suất lợi nhuận cao đến mức không cổ đông nào có thể phàn nàn.

Tôi không còn phải lo lắng đến kinh tế gia đình nữa, không còn phải lo sợ lập nghiệp không thành, cũng không hối tiếc vì không được tiếp tục theo đuổi nghệ thuật và văn học nữa.

Chúng tôi đều rất hài lòng và mãn nguyện vì sớm có mối hợp tác chiến lược với Intel, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn, cho phép công ty có thể chuyên tâm phát triển công nghệ. Chúng tôi luôn cho rằng sách lược liên minh là một nước cờ cao tay, là công thức thành công. Nhưng Peter Wolff, anh bạn gốc Do Thái, người nhiều năm quản lý quỹ đầu tư kỹ thuật cao cho công ty lại cười giễu cho rằng chúng tôi khờ khạo:

“Các bạn chẳng khác nào một miếng thịt mỡ béo ngậy trên thị trường, ai cũng muốn cắn một miếng để tẩm bổ. Các bạn đã không nhận thức được giá trị đích thực của mình, để cho người khác thả sức cắn mình mà vẫn thấy thích thú, vui vẻ.”

Những lời chế giễu này phần nào đã làm nhụt ý chí của chúng tôi.

“Hiện nay chúng tôi kiếm được nhiều tiền lại không phải lo lắng nhiều, có gì là không tốt chứ? Đã là miếng thịt mỡ cho người khác ăn thì có sao đâu.”

Tính tôi vốn thanh bạch, không ham danh lợi, rất nhút nhát trên thương trường, hài lòng với những gì mình đang có. Đối với tương lai, tôi không có tính toán ngông cuồng gì, thường chỉ mỉm cười mỗi khi có ý kiến phản bác. Còn Minh Chính lại rất thích thảo luận với anh ta về sự phát triển, mở rộng của công ty và những vấn đề về nguồn vốn, mục tiêu của các cổ đông. Bất chấp sự ngốc nghếch và tính thỏa mãn của chúng tôi, Peter Wolff, người đã tận mắt chứng kiến những thăng trầm của công ty, luôn cố gắng thuyết phục bằng những lập luận tha thiết nhất rằng chúng tôi nên rời xa Intel, tạo ra những bước đột phá: chuẩn bị vốn liếng bằng con đường phát hành cổ phiếu, chỉ có như vậy mới có thể tiếp tục bước lên những đỉnh cao mới và khám phá được tiềm năng của chính mình.

Ngoài ra, Tổng Giám đốc Quản lý mạng của Intel là Ed Ekstrom có mối quan hệ tình cảm rất sâu đậm với chúng tôi, hiểu rằng chúng tôi luôn có quan niệm thuận theo vô vi, thường nửa đùa nửa thật nói:

“Sao không bán công ty cho Intel, ba người các bạn cầm lấy một số tiền mặt lớn đi tắm biển Caribe hưởng thụ cuộc sống, như vậy há chẳng phải tuyệt vời hơn sao? Hà tất phải nhọc nhằn theo đuổi công việc kinh doanh?”

Đây thật sự là những điều trong tâm gan của chúng tôi. Bầu trời trong xanh, nước biển hiền hòa ở Hawaii, những ngọn sóng dường như đang dập dìu trước mắt tôi. Anh ấy nói đùa mà lại hóa thật. Những lời xác nhận của anh ấy không khác nào dâng lên cho tôi bản hợp đồng để thỏa thuận giá cả. Tám triệu đô-la. Bấy giờ, số tiền đó là quá hào phóng khi mà Trend Micro còn chưa đủ lông đủ cánh, huống hồ quá nửa lợi nhuận kinh doanh của Trend Micro có nguồn gốc từ chính Intel. Minh Chính không có chút hứng thú nào với việc này, Di Hoa càng cương quyết phản đối mạnh mẽ việc ký vào bản “văn tự bán thân” để trở thành người làm công ăn lương cho Intel.

Vấn đề đặt ra là tiếp tục một mình kinh doanh, mong muốn hiện tại tốt đẹp sẽ kéo dài mãi mãi? Hay là hợp nhất với Intel để đảm bảo lợi ích? Hoặc là bứt lên một tầm cao mới, phát hành cổ phiếu ra thị trường? Đây là con đường sinh tồn mà công ty cần phải lựa chọn. Vấn đề cơ bản nhất bây giờ là tồn tại hay không tồn tại. Cuối cùng chúng tôi mong muốn đạt được cái gì? Mục đích lập nghiệp là gì? Một cuộc sống ra sao đây?

Mục đích của việc khởi sự kinh doanh

Vì vận mệnh của công ty, ba người chúng tôi lần đầu tiên cùng nhau thảo luận về động cơ ban đầu của việc lập nghiệp và những khát vọng trong tương lai.

“Em có thể vượt qua thách thức với giới hạn năng lực cao nhất của mình, dẫn dắt một đội ngũ gồm những con người thông minh, biến những suy nghĩ sáng tạo trong đầu thành những sản phẩm trong thực tế, kiếm tiền từ việc kinh doanh. Đây là niềm đam mê lớn nhất và cũng là điều em trân trọng nhất.”

Là một trong những người sáng lập ra Trend Micro đồng thời là giám đốc kỹ thuật, tuổi còn trẻ mà đã đạt giải thưởng của tạp chí Secure Computing, hiển nhiên Di Hoa muốn dấn thân vào con đường khởi nghiệp nhằm phát huy khả năng của mình.

“Tôi thì chỉ đi theo chồng, giúp gia đình cải thiện kinh tế. Lập nghiệp có thể không phải là nguyện ước đầu đời của tôi. Đây là câu trả lời công khai tôi hay nói. Cách nói này có phần thực lòng, nếu như không phải vì cùng với Minh Chính cho tròn giấc mộng, người học văn như tôi sao có thể dấn thân vào ngành thông tin. Hơn nữa, thời kỳ đầu lập nghiệp, kinh tế gia đình rất khó khăn. Tôi cũng không phủ nhận câu trả lời đó có một chút giả dối. Sự biến động của việc kinh doanh cuốn hút tôi hơn nhiều so với việc trở thành nhà văn, kinh nghiệm cuộc sống cũng phong phú và đa dạng hơn. Vì lý do này nên tôi thật sự đam mê kinh doanh. Đã có vài lần tôi có cơ hội trở về với giới xuất bản, nhưng cuối cùng tôi vẫn lựa chọn tiếp tục con đường phát triển Trend Micro.”

Mục đích của bất kỳ công ty nào là tạo ra lợi nhuận cho cổ đông. Minh Chính là đầu tàu dẫn dắt mọi người và cũng là người chịu trách nhiệm về sự thành bại của công ty. Bình thường, anh ấy vẫn cười vui hay la mắng nhân viên, không chấp chuyện nhỏ nhặt. Nhưng nếu là chuyện quan trọng thì anh ấy rất nghiêm khắc. Theo anh, không cần biết động cơ lập nghiệp ban đầu là gì, trong môi trường định hướng tư bản chủ nghĩa, chúng ta cần phải thông hiểu, mục đích của công ty là tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho cổ đông, thứ đến mới là phục vụ khách hàng, sau cùng mới là đem lại việc làm cho người làm công. Tận hưởng hay hoàn thành hoài bão ước vọng của chúng ta kỳ thực đều là thứ giá trị phụ của mỗi người.

Từ khi sáng lập ra Trend Micro đến nay, cùng với sự trưởng thành của công ty, ba người chúng tôi cùng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và học vấn. Sau khi đã tốt nghiệp chuyên ngành toán ứng dụng Đại học Fu-Jen, Minh Chính học tiếp thạc sĩ chuyên ngành thông tin máy tính ở Đại học Lehigh, Pennsylvania. Di Hoa sau khi tốt nghiệp khoa Triết của Đại học Chính Trị Quốc gia Đài Loan, đã học tiếp bằng thạc sĩ về quản trị quốc tế và quản lý thông tin ở trường Đại học Dalas, bang Texas. Còn tôi sau khi tốt nghiệp khoa Trung văn Đại học Đài Bắc, liền theo Minh Chính đến Mỹ để học những khóa học cơ bản về công nghệ thông tin. Những điều được học ở trường lớp đương nhiên là không đủ cho công việc kinh doanh. Cho dù chúng tôi thường xuyên nghiên cứu tìm đọc rất nhiều cuốn sách về quản trị, cũng như thường xuyên nghe những bài giảng và lời khuyên của các bậc tiền bối trong giới kinh doanh, nhưng trường học tốt nhất là thực tế hoạt động kinh doanh. Dần dần từng bước một, chúng tôi đã tích lũy những kinh nghiệm phong phú đa dạng về thương mại, khởi nghiệp thậm chí là cuộc sống, và đương nhiên cách suy nghĩ thay đổi.

Minh Chính thường suy nghĩ xem bước đi tiếp theo như thế nào. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, chúng tôi trông chờ vào nỗ lực của bản thân, cũng là do một phần để thỏa mãn thú vui, một phần để kiểm tra khả năng chịu đựng, nắm được vận mệnh của bản thân. Nhưng rồi trách nhiệm cứ lớn dần lên từng ngày – trách nhiệm với khách hàng, đội ngũ nhân viên, cổ đông. Đôi lúc bạn phải chấp nhận một thực tế: cái gì đến sẽ đến. Thực tế đã vượt ra ngoài hứng thú cũng như ý chí, tầm kiểm soát của bất kỳ cá nhân nào. Hơn nữa, gia đình nhỏ của chúng tôi cũng đang dần dần lớn lên, hai đứa con trai lớn dần. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm trên vai càng thêm nặng nề. Chúng tôi phải bước trên một nấc thang mới của cuộc đời, không thể tiếp tục sống tùy tiện, như trước.

Những tháng ngày hạnh phúc

Khi đó nhân viên Trend Micro trên toàn thế giới không đến 500 người. Dòng sản phẩm phần mềm diệt virus đã tương đối hoàn chỉnh: PC-cillin dành cho các hộ gia đình, OfficeScan dành cho cho các doanh nghiệp, ServerProtect dành cho máy chủ, InterScan, ScanMail dành cho cổng mạng, v.v… đều đứng hàng đầu ở Đài Loan, Nhật Bản và Đức, còn ở Mỹ cũng được xếp vào một trong ba hãng mạnh nhất. Hệ số lợi nhuận ròng hàng năm trên 40%, số tiền kiếm được hàng năm vượt qua cả sự mong đợi.

Mỗi khi họp cổ đông công bố quyết toán năm và lợi tức cuối năm được đưa ra, bởi vì đối với mọi người đó là số tiền ngoài phần lợi tức, cho nên toàn thể ban giám đốc và cổ đông đều mừng rỡ, vui vẻ.

Nhìn vào hiện thực lúc đó, về mọi khía cạnh có thể thấy công ty đã đạt được những thành công thần kỳ. Công ty với quy mô trung bình khoảng hơn 400 người. Ba người chúng tôi cùng nhau phân công hợp tác tuy khá bận rộn những vẫn ứng phó được. Chúng tôi tự chịu trách nhiệm trước những mâu thuẫn trong quản lý nội bộ hay tranh chấp. Danh sách các khách hàng ngày càng dài thêm, tuy đôi lúc còn có lời kêu ca, phàn nàn, nhưng hầu hết mọi người đều tin tưởng vào kỹ thuật tiên tiến của sản phẩm phòng chống virus của Trend Micro, đối với những dịch vụ khác hay vấn đề giá cả thì hầu như không quá đắt đỏ. Kinh tế gia đình không còn túng bấn, tuy không phải ai cũng giàu sang phú quý nhưng tất cả các cổ đông đều có nhà lầu, xe hơi, tích lũy được chút của cải. Vừa mới trải qua thời kỳ lập nghiệp khó khăn, tôi thường xuyên cảm thấy trong lòng tràn đầy sự biết ơn, hy vọng thời khắc huy hoàng đẹp đẽ này sẽ vĩnh hằng.

Như tôi từng hàng trăm hàng ngàn lần nói với cậu con trai mới năm tuổi:

“Con đừng lớn nữa. Thế này là đáng yêu rồi. Con đừng có lớn thêm nữa có được không?”

Thằng bé kiên quyết lắc đầu, lớn tiếng nói:

“Không được, con phải mau lớn khôn chứ!”

Mọi vật trên thế gian đều phải trưởng thành, mọi việc trong cuộc sống con người phải đổi thay. Trend Micro là một công ty do nhiều người dựng nên, lại rất năng động. Nó có hình thức phát triển của riêng mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Nó nhất định phải nghênh chiến với virus vi tính và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong cũng lĩnh vực. Nó cần phải đối mặt với những thách thức tất yếu, ứng phó với mọi diễn biến. Chỉ cần ngừng phát triển, tất yếu nó sẽ đi vào con đường suy vong. Nếu như con trai tôi quả thực làm theo yêu cầu của tôi, đi ngược lại với quy tắc tự nhiên mà không chịu lớn khôn, trưởng thành, có lẽ tôi sẽ hoàn toàn bị suy sụp và khóc than vì thất vọng. Cho dù có lưu luyến hiện tại, thì cũng không thể kháng cự lại được con đường tiến lên phía trước, tiến lên là xu thế tất yếu của bất kỳ một sự vật nào.

Nhưng có nhất thiết phải liều mạng để được trưởng thành mau chóng không? Không thể thong thả từ từ được sao? Có thể điều này còn tùy môi trường cạnh tranh sinh trưởng quyết định.

Con báo lanh lẹ trong rừng

Trải qua vô số những khảo nghiệm thực tế, chúng tôi ngày càng hiểu rõ hơn về nguyên tắc cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản cũng như cơ cấu và trách nhiệm của công ty. Đặc biệt là Minh Chính, từng giây từng phút anh luôn khắc sâu trong tâm khảm những suy nghĩ như “làm sao để có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng, đánh bại đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận?” Lúc nào anh cũng lo sợ Trend Micro không thể đứng vững, không thể tiếp tục kinh doanh. Lúc bấy giờ, anh ấy vừa bước qua tuổi 30, tinh lực sung mãn, tràn đầy ý chí quyết tâm, giống như một con báo lanh lẹ trong rừng. Anh ấy luôn dõi theo mọi động tĩnh của ngành công nghệ thông tin, lo lắng những hiểm họa do các đối thủ cạnh tranh gây ra. Đối với việc quản lý nội bộ, thái độ của anh ấy là: Bây giờ không làm ngay thì không kịp mất!

Đối với mỗi vụ làm ăn, thì anh ấy thường nói:

“Nếu thất bại, chúng ta sẽ chẳng có tương lai đâu.”

Đôi khi tính cố chấp, hay lo xa của anh ấy khiến cho tôi, một người luôn lạc quan yêu đời cũng phải khó chịu:

“Rõ ràng công ty đang hoạt động rất tốt, sao anh phải lo xa nhiều chuyện như vậy?”

Anh liền nói:

“Bây giờ không lo, đến khi phá sản lúc nào cũng không biết. Công ty không thể đình trệ. Nhất định chúng ta phải tìm cách duy trì mức tăng trưởng cao của công ty.”

Anh ấy luôn nghĩ tới mức tăng trưởng cao hơn, và không bao giờ thỏa mãn với những gì đang có.

“Nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 100% vẫn chưa đủ hay sao?”

Mỗi khi lên kế hoạch năm, chúng tôi luôn tranh luận không ngớt với tổng giám đốc các chi nhánh. Mọi người ở Đài Loan luôn nói rằng thị trường đã bão hòa không thể tăng trưởng trên 30%. Còn những người Mỹ thì nói rằng, các đối thủ cạnh tranh đã chi rất nhiều tiền vào marketing, chúng tôi không thể so bì được với họ. Những người Nhật thì lại cho rằng nền kinh tế vĩ mô Nhật Bản kém phát triển nên không thể duy trì mức tăng trưởng như cũ. Giám đốc các chi nhánh ở châu Âu cho biết, rất khó giữ mức tăng trưởng cao nếu không thuê được các nhân viên có trình độ. Tất nhiên, mọi người ở Đại Lục lại muốn đầu tư xa hơn, và trong ngắn hạn không thể mong chờ thu hồi vốn sớm. Ở Trung và Nam Mỹ thì giá trị của đồng tiền không ổn định và các giám đốc ở đây đều cho rằng không thể làm gì cả.

Minh Chính luôn kiên trì với đường lối chính sách tăng trưởng cao, mạnh mẽ yêu cầu mọi người:

“Không được ngủ quên. Nếu như sản phẩm bán chạy dễ dàng như vậy, tăng trưởng đơn giản như vậy, thì chúng ta cứ mời học sinh cấp ba đến làm tổng giám đốc là được, chính vì hoàn cảnh hết sức khó khăn nên tôi mới yêu cầu mọi người phải cố gắng.”

Sử dụng phương pháp “củ cà rốt và cây gậy” như vậy, lại cộng thêm bản thân Minh Chính là người đứng đầu dẫn dắt mọi người cùng xông pha, từ năm 1988 lập nghiệp đến năm 1996, hàng năm tổng doanh thu luôn duy trì tốc độ tăng trưởng 100%, tôi cảm thấy thực tại thế này là đáng quý rồi, Minh Chính không nên cầu toàn thêm nữa.

Quy luật duy nhất: Tăng trưởng là sinh tồn

Nhưng Minh Chính lại có những lý lẽ riêng:

“Nếu như thế giới này không có đối thủ cạnh tranh, chúng ta hoàn toàn có thể tự mãn với mình. Em cần phải biết, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của chúng ta là 100%, nhưng khối lượng công việc kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh ít hơn một nửa, tăng trưởng đương nhiên là dễ dàng hơn nhiều. Giả thiết ba năm tiếp theo, tỷ lệ tăng trưởng bình quân của họ là 30%, muốn đuổi kịp họ, chúng ta cần phải tiếp tục tăng trưởng trên 80% thì mới có thể đuổi kịp và vượt qua họ.”

“Sao anh cứ phải so bì với người ta, chúng ta là đầu rồng ở châu Á, thư thả một chút, tăng trưởng chậm một chút thì có sao đâu?” Tôi rất thích được tranh cãi với anh ấy.

“Cắt đất để xưng vương liệu có thể tồn tại được lâu không? Đối thủ là các công ty có cổ phần mua bán tự do của Mỹ, mỗi quý họ đều phải công khai mức tăng trưởng trong bản báo cáo tài chính. Giống như các công ty thuốc lá, các nhà chế tạo xe hơi, sản phẩm điện tử… mức tăng trưởng của họ ở các nước Âu Mỹ đã đạt đến giới hạn cao nhất, có cần phải tìm kiếm tăng trưởng tiếp ở châu Á, châu Phi hay không? Ngành sản xuất phần mềm không giống như hàng tiêu dùng, một món hàng có thể cùng lúc tồn tại vài thương hiệu. Em có thể dùng một lúc bốn, năm loại dầu gội đầu, nhưng em có nhớ người đứng thứ ba bán phần mềm cơ sở dữ liệu là ai không? Ngành sản xuất phần mềm là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Nếu em không thể thống trị thị trường thế giới thì chỉ còn nước bị các công ty khác nuốt chửng, hoặc là bị diệt vong mà thôi.”

Nỗi lo lắng ám ảnh này cho thấy Trend Micro là một cái tên khó giành được chiến thắng trong ngành sản xuất phần mềm diệt virus trên toàn thế giới. Lúc bấy giờ, chúng tôi đã thống trị thị trường Nhật Bản và Đài Loan; ở Mỹ, chúng tôi được công nhận là dẫn đầu về mặt công nghệ và tầm nhìn xa trông rộng, nhưng về mặt kinh doanh và doanh thu, chúng tôi chỉ được coi là có tiềm năng phát triển khi xếp ở vị trí thứ ba ở châu Âu. Ở Anh, Trend Micro cũng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với phần mềm Dr. Solomon, do vậy, rất khó vươn lên dẫn đầu ở thị trường này.

Nếu Trend Micro muốn tiếp tục tăng trưởng, cần phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường toàn cầu, thoát khỏi sự uy hiếp của các đối thủ cạnh tranh, chiếm được địa vị nhất nhì trên toàn thế giới. Theo lời Minh Chính nói thì đây chính là nguyên tắc sinh tồn duy nhất của công ty phần mềm.

Muốn đạt được mục tiêu này, ngoài việc chiếm ưu thế về sản phẩm và công nghệ, cần phải đẩy mạnh việc bán hàng trên thị trường toàn cầu. Đối với các phân lớp khách hàng, Trend Micro cần phải mở rộng thị trường, tập trung vào các tổ chức quy mô lớn mang tầm quốc tế, đồng thời cũng cần phải khai thác sâu cả thị trường khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Để làm được điều này, chúng tôi phải thay đổi chiến lược trong nội bộ công ty, cải cách lại tổ chức và phương pháp kinh doanh.

Xuất phát từ một đế chế gia đình

Trong suy nghĩ của tôi, phát hành cổ phiếu là bước đầu tiên trong sự biến đổi này. Nó chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi căn bản cơ cấu công ty và thành phần cổ đông. Hệ thống tài chính và kế toán cần thiết cho việc cổ phần hóa sẽ là lời cam kết của chúng tôi đối với mọi người, đây cũng là cách duy nhất huy động được nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông, tạo niềm tin cho khách hàng trong các tổ chức có quy mô lớn, đồng thời chiếm được cảm tình tốt đẹp của các nhà quản lý tài năng đang đi tìm kiếm việc làm. Đây là những nhu cầu cấp bách của Trend Micro khi phải đối mặt với giai đoạn khủng hoảng.

Thời kỳ đầu khởi nghiệp, chúng tôi chỉ có năm nghìn đô-la từ số tiền tích cóp được. Trong khi hai năm sau, số tiền vốn lên tới 300 nghìn đô-la là do những người thân quen cùng góp vốn đầu tư. Ngoài ra, toàn bộ số tiền vốn cần có để kinh doanh là nhờ lợi nhuận của công ty và chưa từng phải đi vay vốn. Chúng tôi từng từ chối rất nhiều lời mời chào của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, đã từng làm mếch lòng rất nhiều bạn bè thân hữu muốn làm cổ đông (trong đó có cả ông Quách Đài Minh là người có tầm nhìn xa trông rộng). Từ trước tới nay, cơ cấu cổ đông của chúng tôi vô cùng đơn giản, trừ ba người Minh Chính, Di Hoa và tôi là những người đầu tiên sáng lập công ty, còn lại là anh em, cha mẹ, cũng như hơn 20 cổ đông chủ chốt trong ban quản trị có quyền chọn mua cổ phần. Cơ cấu cổ đông như vậy rất có lợi đối với việc kinh doanh của một công ty thời kỳ mới đi vào hoạt động. Mọi người đoàn kết thành một khối thống nhất, không có tư tưởng cá nhân và cũng không nảy sinh lòng tham. Các thành viên của ban giám đốc đều là người nhà nên cuộc họp hội đồng quản trị chẳng khác gì cuộc họp mặt gia đình. Dù vậy Minh Chính vẫn chủ trì cuộc họp theo nghi thức trang trọng, thư ký luôn chuẩn bị chu đáo các bản báo cáo. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Minh Chính không ngại vất vả giải thích các chiến lược và phương pháp quản lý cho các thành viên ban giám đốc chưa hiểu rõ về ngành công nghệ thông tin. Ngay cả cha mẹ tôi nằm trong ban giám đốc cũng nể trọng gọi con rể là “Chủ tịch”. Tất cả khúc mắc đều được đưa ra thảo luận giải quyết.

Nếu như mục đích lập nghiệp là vì sự giàu có và tài sản cá nhân, hay vì mong muốn cho con cháu đời sau không phải lo cái ăn cái mặc, vậy thì việc duy trì kết cấu tiền vốn của từng người, giữ gìn hòa khí của mọi người trong ban giám đốc, tạo điều kiện giúp họ điều hành công việc hiệu quả, có lẽ là sự lựa chọn thiếu sáng suốt.

Nhưng Trend Micro lại đang phải đối mặt với một giai đoạn nguy kịch cần có mức tăng trưởng cao, phải kiểm soát được thị trường quốc tế, nên cần phải thay đổi ban giám đốc và cơ cấu cổ đông. Lý do trước hết là để huy động số vốn lớn đáp ứng yêu cầu mở rộng liên tục của công ty thì các cổ đông ban đầu không thể đảm đương. Cho dù các cổ đông cũ đặt trọn niềm tin vào Trend Micro, dồn toàn bộ tâm sức ủng hộ, nhưng tài và lực của mỗi cá nhân thì có hạn. Thậm chí, họ có đem toàn bộ lợi nhuận từ số tiền đã đầu tư để tăng thêm vốn cũng không đủ ứng phó với nhu cầu mở rộng phát triển nhanh chóng của thế giới. Do đó, vốn cổ phần trước đây quá ít mà những thách thức sắp tới lại rất lớn. Rủi ro không phải là điều mà những người góp vốn ban đầu với quan điểm bảo thủ, dè dặt có khả năng gánh vác được.

Hai là, ba người chúng tôi luôn phải ra sức cầu tiến trong các hoạt động kinh doanh quốc tế, hội đồng quản trị được kiện toàn sẽ giúp chúng tôi điều chỉnh chiến lược, ứng phó với các tình huống biến động. Lúc bấy giờ, chúng tôi phân công mỗi người một nhiệm vụ. Minh Chính phụ trách hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển tổng thể, Di Hoa phụ trách việc nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm, còn tôi quản lý mảng bán hàng và các vấn đề liên quan đến nhân sự. Lĩnh vực tài chính không phải sở trường của chúng tôi, mặc dù vị trí này có nhân viên trình độ chuyên môn cao phụ trách, nhưng họ không thể theo kịp việc lập kế hoạch chiến lược để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới. Dần dần, điều này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Chúng tôi nhất định phải xây dựng được một ban giám đốc có kinh nghiệm, thật sự tin tưởng để có thể bù đắp sự thiếu hiểu biết về các hoạt động kinh doanh quốc tế và lĩnh vực quản lý tài chính.

Tìm gấp người tài

Lý do quan trọng nhất và cũng là cấp bách nhất của sự thay đổi ban giám đốc và cơ cấu cổ đông là, đối với những nhà sản xuất phần mềm, nhân tài là tài sản duy nhất. Chỉ có cách không ngừng thu hút nhân tài vào làm việc cho Trend Micro, tài sản mới nhờ đó mà không ngừng tăng vọt, chúng tôi mới có hy vọng cạnh tranh trên thương trường.

Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông của chúng tôi rất đơn giản, cùng với mối quan hệ bền vững giữa ba người sáng lập nên Trend Micro: vợ chồng, chị em ruột. Mặc dù đã cố gắng để các mối quan hệ này sang một bên và trong thực tế mỗi người đều có sở trường riêng, đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau trong công ty, nhưng không tránh khỏi bị người đời gọi là “doanh nghiệp gia đình”. Tôi không biết cái mác “doanh nghiệp gia đình” này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó không những làm giảm đi lòng yêu mến của mọi người đối với Trend Micro mà thậm chí còn khiến người ta liên tưởng tới sự độc ác bí ẩn. Cái mác đó dường như là đại diện cho sự không công khai, không chuyên nghiệp, dùng người theo cảm tình riêng, làm lợi cho nhau. Ở đại lục vẫn có quan niệm cho rằng “doanh nghiệp gia đình là cái bẫy của đối với những nhân viên mất cảnh giác”, quả thật khiến người ta thấy rất e ngại.

Khá nhiều người tài lo lắng làm việc trong môi trường như vậy sẽ giết chết sự nghiệp của họ. Mọi thứ đều phải làm theo ý thích của ông chủ và có lẽ phải xu nịnh mới được “thăng quan tiến chức”. Những người có thực tài và bằng cấp có ai chịu bị chà đạp như vậy chứ?

Mặc dù ba người chúng tôi luôn hỗ trợ cho nhau, hợp tác chặt chẽ dựa trên sở trường, năng lực của bản thân, nhưng tôi luôn ở trong tâm trạng khó xử, đôi lúc cảm thấy mất tự tin. “Nếu như mình không phải là vợ của Minh Chính, liệu mình có đủ tư cách để ngồi vào vị trí này không?” Tôi e dè, sợ sệt, không dám tự quyết. Các đồng sự của Trend Micro ở Đài Loan thích gọi tôi thân mật là “bà chủ” mà không biết đây là thần chú cẩn cô1 đối với tôi, vừa nghe đến từ này là tôi đã cảm thấy đau đầu. Dường như mối quan hệ đặc biệt của tôi với tổng giám đốc khiến Trend Micro bị tiêm nhiễm một bầu không khí “gia đình trị”. Nó khiến tôi có cảm giác rằng chức vụ Phó Giám đốc của tôi không phải là nhờ năng lực mà có và toàn bộ thành tựu mà tôi đạt được là do tôi có thân phận đặc biệt. Đó là tâm bệnh tôi mắc phải trong nhiều năm mà nhiều người không biết được, cũng là nguyên nhân chính khiến tôi không dám tự mãn với thành quả của chính mình và luôn chịu khó, chịu khổ hơn người khác.

Phải nhiều năm trôi qua, trải qua rất nhiều sóng gió, tự nhận thức, tự khẳng định mình, tôi mới có thể cởi trói, được trở về với chính mình. Cuối cùng, tôi cũng có thể thoát khỏi cái nhìn thế tục, thậm chí còn hãnh diện thật sự khi được gọi là “bà chủ”. Đương nhiên người tôi phải cảm tạ đầu tiên là Minh Chính vì đã rất tin tưởng tôi. Anh ấy chưa bao giờ nghĩ rằng tôi không có khả năng, luôn tin chắc sự lựa chọn tôi vào chức phó chủ tịch bộ phận maketing là sự lựa chọn tốt nhất. Anh không vì tôi là vợ mà nhượng bộ trong công việc và cũng chưa từng vì tôi nũng nịu hay tùy hứng mà thay đổi cách nhìn của mình, cũng chưa từng nghe những lời đàm tiếu của người khác mà giảm bớt lòng tin vào tôi. Điều đáng quý hơn là dù cho ở trong môi trường kinh doanh mang đậm chủ nghĩa trọng nam khinh nữ của nền kinh tế Nhật Bản, anh ấy cũng chưa từng để tâm tới việc “được vợ hộ tống” khi đi công tác; tiếp đãi, ngoại giao, đàm phán ở bất kỳ nơi đâu anh cũng cho tôi đi cùng. Nếu không có một ông chủ công tư phân minh như thế, quả là khó khăn cho tôi khi đóng vai trò “bà chủ”.

Sự phân công công việc rạch ròi giữa vợ chồng, chị em chúng tôi giúp cho nội bộ Trend Micro rất rõ ràng. Sự thấu hiểu lẫn nhau gữa ba người chúng tôi là một trong những nguyên nhân mang lại thắng lợi thời kỳ đầu lập nghiệp. Nhưng mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ vợ chồng bền vững không gì phá vỡ được giữa chúng tôi không tránh khỏi bị mọi người liên tưởng đó là một doanh nghiệp gia đình. Phải chăng vì nguyên nhân đó ngăn trở những người có trình độ chuyên môn cao góp sức cho sự nghiệp của công ty. Luôn mong muốn công ty phát triển bền vững, chúng tôi hy vọng Trend Micro sẽ trở thành một công ty quản lý chuyên nghiệp mang tầm quốc tế, mà không bị mọi người hiểu lầm là một doanh nghiệp gia đình.

Một tập đoàn tràn đầy sức sống

Phát hành cổ phiếu là phương thức cải cách duy nhất và nhanh chóng nhất. Có thể chúng tôi sẽ mất đi phần nào quyền lực, mất đi niềm vui mỗi năm được nhận phần lợi tức chia thêm, nhưng đổi lại chúng tôi có được nguồn vốn dồi dào, một ban giám đốc đầy năng lực, một hệ thống tài chính đáng tin cậy, thu hút được nhân tài góp sức cống hiến cho công ty, và đế chế gia đình trở thành tập đoàn có cổ phiếu phát hành ra công chúng. Với mong ước nếu không có ba chúng tôi thì Trend Micro vẫn tiếp tục phát triển, chúng tôi đã tạo ra một tập đoàn tràn đầy sức sống, phát triển không ngừng. Đó mới là kế hoạch lâu dài của công ty, cũng chính mong muốn của chúng tôi khi thành lập công ty. Xưa nay chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc để con cái kế thừa Trend Micro, bởi vì chúng tôi không muốn cướp đi quyền được tìm tòi cuộc sống, kiềm chế sự trưởng thành tự nhiên của chúng, thậm chí phá hoại những thành tựu khác mà chúng có thể sẽ đạt được trong tương lai. Đôi khi, chúng tôi không hiểu tại sao có nhiều người lại cứ ép buộc con cái phải kế nghiệp? Lập nghiệp là con đường mà chúng ta lựa chọn, thì đương nhiên con cái chúng ta cũng có quyền lựa chọn cho riêng chúng. Đây cũng chính là điều mà cả ba chúng tôi đã thống nhất sau nhiều lần đàm luận.

Sau vài lần thảo luận sâu sắc tỉ mỉ, tự kiểm điểm, chúng tôi cùng đi đến quyết tâm không gì lay chuyển được. Đó là, không để Trend Micro rơi vào tay người khác, không được kinh doanh kiểu gia đình trị, mà sẽ phát hành cổ phiếu ra thị trường.

Khi đã có quyết tâm, chúng tôi bắt đầu tiến hành thực hiện kế hoạch. Điều đầu tiên cần suy xét là nên niêm yết cổ phiếu của công ty trên thị trường nào. Chúng tôi may mắn khi có tới ba thị trường tiềm năng để lựa chọn: Mỹ, Đài Loan và Nhật Bản?

Chúng tôi đã để mắt tới Mỹ trước tiên. Gần như tất cả các công ty phần mềm định hướng toàn cầu đều niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq. Đương nhiên chúng tôi cũng muốn vào đó. Nasdaq là một sàn giao dịch chứng khoán có kỹ thuật cao tiên tiến nhất. Cổ phiếu của các hãng phần mềm nổi tiếng thế giới như Microsoft, Oracle đều được niêm yết trên sàn này. Giá trị của sàn giao dịch này đối với sở hữu trí tuệ và phần mềm thông tin đã được kiểm chứng từ lâu, là chìa khóa để các công ty thu hút sự chú ý của thế giới. Niêm yết trên Nasdaq sẽ giúp mọi người trên toàn thế giới biết tới tên tuổi của Trend Micro, đó chắc chắn sẽ là một lợi thế không nhỏ. Không may là lúc đó đã có hai hãng phần mềm lớn xuất hiện trên Nasdaq là Symantec và Network Assosiate – những công ty rất nổi tiếng ở Mỹ. Nếu Trend Micro xuất hiện như một công ty thứ ba thì sẽ rất khó tạo ra sự khác biệt, sẽ bị đem ra so bì, lại khó có thể nêu bật được giá trị của việc nghiên cứu, phát triển công nghệ vốn là những lợi thế của Trend Micro trên trường quốc tế. Hơn nữa, trước năm 1996, Trend Micro đã phải cạnh tranh rất gian khổ ở Mỹ, doanh thu chỉ chiếm 15% tổng doanh thu của Trend Micro trên toàn cầu. Nếu đem ra so sánh với hai hãng kia thì chẳng khác nào trứng chọi với đá? Chúng tôi còn có nhiều chọn lựa khác ít mang tính cạnh tranh hơn. Thế là chúng tôi quyết định đi con đường khác, bỏ giấc mơ lên sàn giao dịch Nasdaq qua một bên, chờ cơ hội khác.

Sau đó, chúng tôi lại nghĩ đến Đài Loan, nơi đặt đại bản doanh của Trend Micro. Cũng chính từ nơi đây, các cổ đông ban đầu đã xây dựng được hệ thống và tiếng tăm của mình. Vì vậy, phát hành cổ phiếu ở đây cũng là một bước tiến logic. Thậm chí cho đến ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều người thắc mắc vì sao chúng tôi lại không phát hành cổ phiếu ở Đài Loan? Không phải chúng tôi chưa từng nghĩ đến điều này, nhưng thời đó là năm 1996, Đài Loan vẫn chưa có bất kỳ một công ty phần mềm nào trên thị trường. Các điều lệ và luật pháp đều lấy những công ty phần cứng làm căn cứ, trong đó quy định phải có tài sản cố định 200 triệu đô-la Đài Loan mới được đưa cổ phiếu ra thị trường, doanh thu từ thị trường nước ngoài không được tính vào. Hai điểm này gây bất lợi rất lớn đối với Trend Micro. Tài sản của chúng tôi trị giá hàng trăm tỷ đô-la Đài Loan, nhưng không may (có lẽ tôi nên nói là may mắn thì đúng hơn) đều là tài sản trí tuệ, chúng tôi không cần và cũng không có ý định mua bất cứ tài sản cố định nào. Còn doanh thu ở nước ngoài, vốn dĩ là thành quả kiêu hãnh nhất của Trend Micro, lại không được tính đến chẳng hóa ra là cướp đoạt nguồn giá trị lớn nhất của chúng tôi hay sao? Một vấn đề khác nữa là cách tính toán hệ số giá/lợi nhuận (P/E), việc định giá các công ty phần mềm ở châu Âu, Mỹ, Nhật thường dựa trên hệ số này là hơn 50, nhưng ở Đài Loan do lấy công ty phần cứng làm tiêu chuẩn, chỉ số P/E cao nhất cũng chỉ khoảng 30. Cùng một công ty, tài sản như vậy, đương nhiên nên theo đuổi cách định giá cao nhất. Chúng tôi không cam chịu hạ thấp giá trị của mình chỉ vì thị trường chứng khoán không đánh giá chính xác giá trị của hàng hóa, do vậy chúng tôi không còn hứng thú đối với việc tung cổ phiếu ra thị trường Đài Loan. Đến bây giờ, Đài Loan đã có rất nhiều công ty phần mềm niêm yết trên thị trường chứng khoán, và mọi chuyện diễn ra cũng xuôi chèo mát mái. Nhưng Trend Micro đã có một nguồn vốn dồi dào, không cần phải gây ra một cuộc chiến nội bộ giữa các nhà sản xuất phần mềm ở Đài Loan để thu hút vốn ở thị trường chứng khoán nữa.

Rung chuyển huyền thoại Nhật Bản

Vào năm 1996, khi chúng tôi đang xem xét việc cổ phần hóa, thì ngành phần mềm ở Nhật Bản đang lên như diều gặp gió. Một vài công ty phần mềm thực hiện rất tốt việc phát hành cổ phiếu, trong khi đó chỉ số P/E lại dao động ở mức trên 50. Danh tiếng của Trend Micro tại Nhật Bản nổi như cồn, doanh thu chiếm trên một nửa tổng doanh thu của Trend Micro. Đặc biệt, khả năng nghiên cứu, phát triển và năng lực kinh doanh quốc tế của chúng tôi trong giới phần mềm Nhật Bản là độc nhất vô nhị, thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Cùng lúc đó, Ngân hàng SoftBank của Nhật Bản đã đánh bại các gã khổng lồ để mua lại công ty truyền thông thông tin lớn nhất của Mỹ là Ziff-Davis cùng triển lãm máy tính Comdex, trong khi vừa đầu tư thành công vào Yahoo, ngôi sao Internet của Mỹ. Tài sản tăng vùn vụt, danh tiếng lẫy lừng trên toàn thế giới, như ánh mặt trời ban trưa. Nhờ Masayoshi Son – ông chủ của Ngân hàng đã là chỗ quen biết với Trend Micro từ khi chúng tôi mới khởi nghiệp – các phần mềm phòng chống virus của Trend Micro được phân phối tại Nhật Bản thông qua SoftBank. Lúc bấy giờ, về phương diện lợi nhuận, chúng tôi là nhà sản xuất phần mềm lớn thứ hai đối với SoftBank (cao nhất là Microsoft Nhật Bản). Hai bên hợp tác chặt chẽ, cùng hỗ trợ bổ sung cho nhau rất tốt. Masayoshi Son nhiều năm quen biết chúng tôi, biết được sức bật của Trend Micro, cũng hy vọng mối quan hệ liên doanh với chúng tôi tiến sâu hơn.

Sau khi bỏ qua Mỹ và Đài Loan, lại được SoftBank đề nghị đầu tư, chúng tôi liền tập trung suy tính đến khả năng niêm yết cổ phiếu tại Nhật Bản. Thực tế trước tới nay, chưa một công ty nước ngoài nào có đủ khả năng đổ bộ thành công lên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Thách thức này quả thực khiến chúng tôi rất hào hứng. Chúng tôi đã làm rung chuyển thần thoại Nhật Bản mà không một công ty nước ngoài nào làm được, sao chúng tôi lại không dấn sâu thêm một bước nữa chấp nhận thách thức này?

Các nhân viên, cán bộ người Nhật của chúng tôi đã nhận định:

“Có thêm SoftBank trong hàng ngũ cổ đông của Trend Micro, thì nỗ lực phát hành cổ phiếu ở Nhật Bản như có thêm một lá bùa hộ mệnh.”

Họ luôn lo lắng rằng sếp của mình là một người Đài Loan thì không thể chèo chống được ở Nhật Bản.

“Đừng nghe họ ăn nói hồ đồ. Anh phải kiên định. Bên cạnh đó Intel còn đầu tư 2% cổ phiếu vào Trend Micro. Anh có thật sự cần SoftBank nữa không? Chỉ vì không chắc chắn mà anh đang để họ kiếm chác!”

Bạn tôi, Peter Wolff, và một chuyên gia phân tích chứng khoán công nghệ cao ở ngân hàng Barings hoàn toàn tin tưởng vào chúng tôi. Họ luôn khuyên chúng tôi không nên để người khác đầu tư vào công ty.

“Với năng lực nghiên cứu và phát triển, tình trạng tài chính và doanh thu đang rất được kỳ vọng, chúng tôi có đủ khả năng cổ phần hóa. Vấn đề là chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ một chuyên gia nào để chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu và cũng không có đủ nguồn nhân lực. Trong khi đối với lĩnh vực này, SoftBank lại có thừa kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên có trình độ. Từ trước tới nay, Minh Chính luôn hành động một cách cẩn thận, chu toàn và rất logic.”

“Đương nhiên chúng ta vẫn có thể bỏ tiền ra thuê người giải quyết các vấn đề liên quan tới thủ tục, giấy phép, nhưng như thế, với vai trò là những người thành lập công ty và cũng là người lãnh đạo, chúng ta phải chú tâm tới cả những vấn đề này nữa. Trong khi lúc này, thị trường phần mềm phòng chống virus mạng đang cạnh tranh hết sức khốc liệt. Nếu phân tán lực lượng, chúng ta có thể thành công trên thị trường chứng khoán, nhưng sẽ thất bại trong kinh doanh, như thế thì lợi bất cập hại. Hơn nữa, sau khi tham gia thị trường chứng khoán thì áp lực tăng trưởng càng lớn, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực đấu tranh nâng cao năng lực của công ty. Bây giờ, việc xây dựng nền tảng vững chắc là ưu tiên tuyệt đối của chúng ta.”

”Sao không để mỗi người tự phát huy sở trường của bản thân? Với việc trở thành cổ đông, SoftBank sẽ cử các chuyên gia tài chính chuyên tâm giám sát việc phát hành cổ phiếu, còn chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật phòng chống virus, như thế chẳng phải vẹn cả đôi đường sao?”

Lúc đó, Trend Micro chỉ có kế toán trưởng ở Nhật Bản và không có chuyên gia tài chính. Tôi thường xuyên phải liên hệ với các đại diện ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc để tổng hợp thành một bản báo cáo hoàn chỉnh. Đối với việc phát hành cổ phiếu, nếu để tôi, một người hoàn toàn không hiểu biết gì về tài chính, đảm trách công việc giao dịch, thì mọi chuyện nhất định sẽ hỏng bét. Đối với một công ty có giám đốc là người nước ngoài mà chưa cổ phần hóa như Trend Micro, thì việc thuê các chuyên gia tài chính vừa giỏi nghiệp vụ vừa đáng tin cậy ở Nhật khó như lên trời vậy. Do đó, tôi rất tán thành việc SoftBank trở thành cổ đông, chỉ mong họ đảm nhận hoàn toàn việc lập kế hoạch tài chính cũng như mọi vấn đề liên quan đến Ủy ban Giám sát Giao dịch Chứng khoán Nhật Bản.

Sau đó, chúng tôi nhanh chóng quyết định, SoftBank bỏ ra 35 triệu đô-la để mua lại 35% cổ phần của Trend Micro, tích cực trợ giúp Trend Micro phát hành cổ phiếu ở Nhật Bản.

BÍ SỬ TRƯỚC KHI PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU

Hàng loạt thử thách

Trong suốt thời kỳ chuẩn bị từ năm 1996 cho tới khi cổ phiếu chính thức phát hành tại Nhật Bản, mọi hoạt động hầu như đều lấy việc tung cổ phiếu ra thị trường làm thước đo. Muôn nghìn việc cần phải giải quyết trong quãng thời gian ngắn ngủi này. Bên cạnh việc phải tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh như thường lệ, không được chậm trễ hay lơ đễnh, chúng tôi còn phải để tâm tới rất nhiều quy định và luật lệ. Ví dụ, tiền vốn cần phải được tính toán rõ ràng, chính xác; bản báo cáo tài chính cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trình báo; danh sách cổ đông cần chứng thực; đa số thành viên ban giám đốc phải cư trú ở Nhật, vv… Tôi ở giữa làm nhiệm vụ liên lạc, phải bay đi bay lại giữa Đài Loan và Nhật Bản. Suốt chặng đường bận rộn này, chúng tôi luôn ấp ủ ước mơ được phát hành cổ phiếu của Trend Micro ra thị trường. Lúc bấy giờ, chúng tôi vẫn thường an ủi động viên nhau:

“Cố gắng đến khi phát hành cổ phiếu là chúng ta sẽ khỏe lại thôi.”

Cứ như thể việc tung cổ phiếu ra thị trường là kết thúc của cơn ác mộng và khởi đầu của những giấc mơ đẹp, cứ như thể thời gian sẽ ngưng đọng lại vào thời điểm cổ phiếu phát hành ra thị trường và mọi phiền não, lo toan sẽ tan biến. Và câu chuyện khởi nghiệp của chúng tôi đã kết thúc đẹp mỹ mãn như trong chuyện cổ tích: “Sau bao nhiêu trắc trở, hoàng tử và công chúa lại được sống những ngày hạnh phúc êm đẹp”.

Chúng tôi mong đợi, khát khao, chịu đựng liên miên hết thử thách này đến thử thách khác. Những vấn đề nội bộ liên quan tới các quy định và điều lệ chỉ cần nhẫn nại là có thể giải quyết được, nhưng sự can thiệp hiểm độc của các thế lực bên ngoài khiến người ta trở tay không kịp. Trong đó có một thử thách gay go nhất xuất phát từ hành động phá hoại và lòng dạ khó lường của đối thủ cạnh tranh.

Lúc đó, Network Associates đã niêm yết ở Mỹ được xem là thế lực thống trị giới phòng chống virus toàn cầu. CEO của hãng này, Bill Larson, là người của quỹ đầu tư mạo hiểm, tính tình hống hách, ngang ngược. Với tham vọng lớn lao, ông ta coi việc liên doanh, liên kết là xu thế đúng đắn. Do sự phát triển của ngành kinh doanh mạng ở Mỹ, giá cổ phiếu của công ty này liên tiếp tăng và họ đã áp dụng chính sách trao đổi cổ phiếu với mức giá cao để chiếm các công ty liên quan tới an ninh mạng như Dr.Solomon của Anh, Network General của Mỹ. Từ lâu, họ đã cảm nhận được sự uy hiếp mạnh mẽ từ Trend Micro. Ngay từ năm 1994, họ đã mua Jade KK, đối thủ nguy hiểm nhất và cũng là duy nhất của Trend Micro ở Nhật Bản lúc bấy giờ, và quyết tâm đánh bại chúng tôi. Nhiều năm nay, họ vẫn không có cách nào lay chuyển được địa vị dẫn đầu của Trend Micro tại Nhật Bản và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thậm chí tại khu vực châu Âu và Mỹ, họ còn bị lấn át nghiêm trọng bởi kỹ thuật phòng chống virus mạng của Trend. Trend Micro chuẩn bị phát hành cổ phiếu tại Nhật Bản, Giám đốc Điều hành Bill Larson lập tức hành động, trước tiên là “ve vãn” SoftBank, cổ đông lớn của chúng tôi.

Ông ta trực tiếp tìm gặp Masayoshi Son, đưa ra lý lẽ:

“Trend Micro suy cho cùng không phải là công ty Nhật Bản thuần túy. Trên thị trường Nhật Bản, được những nhà đầu tư Nhật Bản chấp nhận hay không thì chưa thể nói trước được. Hơn nữa, Network Associates là số một ở châu Âu và Mỹ, còn Trend Micro là quán quân ở châu Á, sở trường của chúng tôi là bán hàng, còn họ chuyên về đổi mới công nghệ. Hai bên có những ưu thế riêng, nếu hợp nhất thì sẽ thống trị thị trường thế giới.”

Ông ta còn nói giọng đe dọa:

“Nếu như Trend Micro cổ phần hóa tại Nhật Bản, chúng tôi nhất định sẽ không tiếc sức tiến công vào thị trường này, thậm chí còn tính đến chuyện sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Nhật Bản. Hiện nay, chúng tôi còn có những sản phẩm khác ngoài dòng sản phẩm phần mềm phòng chống virus được phân phối qua SoftBank. Chắc hẳn ông cũng không muốn trở thành kẻ đối địch với tôi chứ?”

Masayoshi Son thích giao du rộng, đặc biệt rất muốn đặt chân lên thị trường Mỹ, càng hứng thú với những chuyện như hợp nhất công ty Á/Âu, mua bán cổ phiếu. Do vậy, Chính Nghĩa không thể làm ngơ trước sự đe dọa, dụ dỗ của Bill Larson. Ông ta liền cử Yoshitaka Kitao, thành viên Hội đồng quản trị Trend Micro và là người của SoftBank, đàm phán thương lượng với chúng tôi.

Giật mình tỉnh mộng

Đó là mùa xuân năm 1998, công việc chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra thị trường đang được tiến hành khẩn trương. Hầu hết thời gian của tôi và Minh Chính là ở Tokyo. Koshitaka Kitao mời chúng tôi ăn trưa ở một nhà hàng Nhật Bản thuộc quyền sở hữu của khách sạn All Nippon Airways tại Akasaka-mitsuke. Anh ấy là mẫu người hưởng lạc, khi dùng bữa nhất định phải chọn lựa những cửa hàng cao cấp, tĩnh mịch, có món ăn hảo hạng, thái độ phục vụ thân thiện. Chúng tôi thường xuyên dùng bữa với anh ấy nên không biết ngày hôm đó anh ấy có dụng ý khác. Lúc đó, Giám đốc Tài chính Hiroyuki Nakanishi là người của SoftBank, cũng cùng dùng bữa. Nhưng trước đó, chúng tôi không hề thấy bất cứ dấu hiệu nào báo trước về cuộc mua bán của Network Associates.

Yoshitaka Kitao thong thả nhắc đến chuyện hợp nhất mà Network Associates đề nghị:

“Hơn một năm về trước, vốn thị trường của Trend Micro được định giá 100 triệu đô-la, SoftBank đã mua 35% cổ phần, bây giờ Network Associates đưa ra giá là 800 triệu đô-la tiền mặt, chỉ có một năm mà tăng lên 800%. Việc phát hành cổ phiếu tại Nhật Bản cũng chỉ thu lại được giá cổ phiếu ở mức đó mà thôi. Đây là một thương vụ an toàn. Các cổ đông có thể yên tâm rời công ty trong sự sung túc. Các bạn sẽ không phải đối mặt với những thử thách của việc phát hành cổ phiếu, cũng không phải chịu sự hạn chế mua bán cổ phiếu sau này.”

Yoshitaka Kitao tuy là bạn, hàng xóm tốt của chúng tôi, nhưng khi trình bày vấn đề, anh ta lại đóng vai một chuyên gia đầu tư mạo hiểm khi hướng sự chú ý của mình tới vấn đề thu hồi vốn. Anh ta vừa nhấm nháp miếng gỏi cá vừa thao thao bất tuyệt, không mảy may chú ý đến thần sắc kinh ngạc và trạng thái đờ đẫn cầm đũa của tôi. Minh Chính đã trải qua nhiều phen chinh chiến, hiểu rất rõ luật chơi trên thương trường, không giống như tôi thường làm việc theo cảm tính, chỉ im lặng lắng nghe, thái độ cởi mở tiếp lời:

“Đứng trên lập trường của cổ đông thì giữ tiền mặt là cách tốt nhất tránh được rủi ro. Hai công ty hợp nhất thành một sẽ ngay lập tức đạt được vị trí số một thế giới. Tôi cũng được thanh thản nhẹ nhõm. Tôi không hoàn toàn bác bỏ, nhưng trước tiên vẫn cần gặp mặt Bill Larson để nói chuyện.”

Yoshitaka Kitao thở phào nhẹ nhõm, quay lại nhìn tôi và nói:

“Còn Di Trân, cô có suy nghĩ gì không?”

Tôi có cảm giác như đang say sưa với giấc mộng đẹp thì bất ngờ bị đánh thức. Tôi thấy thật bất công, nhưng lại cảnh giác ngay bởi cú hích nhẹ của Minh Chính dưới gầm bàn, lập tức xuôi thuyền theo gió:

“Đương nhiên là gặp mặt họ nói chuyện trước thì tốt hơn. Chúng ta sẽ cân nhắc xem giải pháp này có thật sự tốt hơn việc phát hành cổ phiếu ra thị trường không.”

Kinh doanh với người Nhật lâu, tôi cũng học hỏi được một điều, cứ thong thả từ từ thì mọi chuyện sẽ đâu vào đó, xử lý việc gì cũng phải để lại chút thể diện. Rốt cuộc, Yoshitaka Kitao có mặt ở đó là để thực hiện một nhiệm vụ được giao phó, nếu như mới bắt đầu mà đã không nể mặt, cứ kiên quyết phản đối đến cùng sẽ khiến Yoshitaka Kitao rơi vào tình huống khó xử, mà Masayoshi Son cũng sẽ bị bẽ mặt. Vả lại, không chịu nhún nhường thì sợ rằng mọi người phải gánh chịu kết cục thua cuộc. Nhưng Network Associate lại dùng thủ đoạn này, thông qua cổ đông lớn của chúng tôi để phá hoại đợt phát hành cổ phiếu của Trend Micro đã khiến chúng tôi rất đỗi tức giận. Sau này, một người bạn trong giới đầu tư mạo hiểm nói cho chúng tôi biết, kiểu mua hợp nhất ác ý này rất hay được sử dụng trên thương trường vào thời điểm đó. Chúng tôi có một người bạn, ông Eli Oxenhorn, nguyên là CEO của Cheyenne Software, một hãng sản xuất phần mềm sao chép dữ liệu ở New York. Cũng trong năm này, khi tiến hành cổ phần hóa, chính Network Associates đã phát động một chiến dịch hăm dọa hiểm độc và Oxenhorn đành phải tìm kiếm một giải pháp an toàn là “nằm gọn trong vòng tay” của Associates.

Trên đường ra khỏi tiệm ăn, tôi không sao cầm được nước mắt. Lẽ nào con đường phát hành cổ phiếu lại xa vời như vậy? Dường như giấc mơ sắp trở thành hiện thực. Sao lại vô duyên cớ để cho kẻ phá bĩnh mắt xanh mũi lõ này chọc gậy bánh xe? Địch thủ liều mạng này không có gì mà không dám làm. Chỉ vì tiền mà SoftBank định gặp gió chuyển thuyền hay sao? Con số 800% chẳng lẽ ghê gớm đến thế sao? Tôi luôn thầm oán trách như vậy.

Minh Chính vẫn tiếp tục ngồi lại đó cùng Yoshitaka Kitao bàn luận về tính khả thi của việc hợp nhất. Hiroyuki Nakanishi có lẽ đã phát hiện ra cảm xúc của tôi, liền nhẹ nhàng an ủi:

“Giới chứng khoán Nhật Bản rất coi trọng sự có mặt của Trend Micro trên thị trường. Nếu như cô không có ý định bán cho đối thủ, thì dứt khoát phải giữ lập trường phát hành cổ phiếu.”

Tôi gật đầu, nhưng cảm thấy đầy dông bão. Nhưng Minh Chính lại tỏ vẻ lạc quan:

“Em thấy chưa! Đối thủ sợ chúng ta sau khi phát hành cổ phiếu ra thị trường sẽ có tiền vốn hùng hậu rồi liều mạng với họ. Chúng ta sẽ chỉ lắng nghe đề xuất của họ, xem bản lĩnh của họ tới đâu.”

 

Cuộc nói chuyện bí mật

Thế là 45 ngày trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, sau khi những điều lệ pháp quy đều được trù bị xong xuôi, các cổ phiếu tốp đầu lên như diều gặp gió, các CEO của hai công ty sản xuất phần mềm phòng chống virus lớn nhất thế giới đã có cuộc nói chuyện bí mật tại trụ sở chính của SoftBank. Cuộc họp bí mật này có thể thay đổi cục diện thế giới trong lĩnh vực phòng chống virus, thay đổi vận mệnh của Trend Micro, cũng như tác động tới xu thế phát triển trong tương lai của các công ty phần mềm ở châu Á.

Minh Chính lo sợ tin tức rò rỉ sẽ gây ra những tác động xấu, nên không mang theo bất kỳ người nào. Tôi lo ngại bản thân mình nóng nảy làm hỏng mất đại sự, nên cũng không dám đòi đi cùng. Kết quả là Minh Chính “đơn thương độc mã” đi dự họp. Đối phương cũng là một CEO, một mình đón chuyến bay vội vã từ Thung lũng Silicon đến Tokyo dự họp. Hóa ra chính chủ nhà SoftBank mới là người thật sự giương cao thanh thế. Cả Masayoshi Son, Koshitaka Kitao cùng với Hiroyuki Nakanishi (Mặc dù khi đó đang là giám đốc tài chính của chúng tôi, nhưng vẫn là nhân viên của SoftBank) cũng đến dự.

Mở đầu cuộc họp, Bill Larson đã hùng hổ áp đảo đối phương. Ông ta không ngừng nhấn mạnh ưu thế về vốn của Network Associates, giữ vị trí đứng đầu thị trường Âu-Mỹ và cả lòng quyết tâm sẽ phát triển về nhiều phía. Đồng thời, ông ta còn phân tích lợi ích của việc hai công ty hợp tác với nhau, lợi ích của việc giá cổ phiếu lập tức tăng mạnh, cũng như thể hiện ý đồ thuyết phục chúng tôi lấy tiền mặt có lợi hơn giữ cổ phần. Ông ta càng nóng lòng thuyết phục, Minh Chính càng nhận rõ sự lo sợ của họ nếu chúng tôi xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Nhiều lần đối đầu với chúng tôi trên thị trường Nhật Bản, họ đều bị thất bại và ngày càng đuối sức. Ở thị trường Âu-Mỹ, họ đã nhiều lần phải đầu hàng vì kỹ thuật phòng chống virus hàng đầu của chúng tôi. Theo thông tin chúng tôi thu thập được từ các nhà phân phối ở Mỹ, thời gian gần đây, Network Associates kinh doanh thành công vì hai lý do. Một là, các nhà phân phối bị áp đặt phải lấy hàng; hai là, họ đã thổi phồng hồ sơ, sổ sách sau vài lần sáp nhập với các công ty khác. Vì thế, giá cổ phiếu tuy có tăng lên nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm họa. Nhưng hơn hết, đó là sự hiện diện của đối thủ Symantec Inc. Hãng này cũng dốc sức vươn lên, đuổi theo sau Network Assosiates. Do vậy Network Assosiates nóng lòng muốn mua được Trend Micro hòng tạo ra cục diện mới. Điều họ sợ nhất là Trend Micro có trình độ kỹ thuật công nghệ rất mạnh, sau khi phát hành cổ phiếu tại Nhật Bản, tiền vốn dồi dào, sẽ triển khai tấn công vào thị trường của họ.

Tài sản lớn nhất của Trend Micro là năng lực nghiên cứu, phát triển cũng như khả năng tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì chuyên sâu vào các phần mềm phòng chống virus nên Trend Micro chưa có nhiều dòng sản phẩm như Network Associates và Symantec, tổng doanh thu chỉ bằng 1/2 đối thủ, nhưng tốc độ tăng trưởng lại gấp hai lần. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động tốt, thì tương lai của chúng tôi sẽ rất tươi sáng. Huống hồ chúng tôi đang sở hữu một đội ngũ nghiên cứu, phát triển hùng hậu và kỹ thuật cổng mạng vô giá, khả năng phát triển không thể lường hết được.

Chúng tôi tràn đầy lòng tin vào bản thân, nhưng cổ đông lớn nhất của chúng tôi là SoftBank lại coi suất thu hồi vốn gấp tám lần là đủ. Họ mong muốn nhanh chóng thu lại lợi nhuận. Đứng trên lập trường của nhà đầu tư quỹ mạo hiểm thì thái độ này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng Masayoshi Son và Koshitaka Kitao có mối quan hệ sâu đậm với chúng tôi, rất tín nhiệm và tôn trọng Minh Chính. Khi thấy Minh Chính không có động tĩnh, họ cũng không dám biểu lộ thái độ quá nhiệt tình.

Sau cuộc họp nhạt nhẽo đó, Minh Chính trở về và bàn với tôi:

“Mục đích lập nghiệp của chúng ta là gì? Nếu như dựa theo nguyên tắc kinh doanh của chủ nghĩa tư bản, tiêu chí lớn nhất đánh giá năng lực của ban giám đốc là đem lại lợi nhuận cho cổ đông. Nếu từ bỏ số tiền 800 triệu đô-la, phải chăng là có lỗi đối với các cổ đông? Việc phát hành cổ phiếu ra thị trường có đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông không?”

Chúng tôi thường xuyên dùng phương pháp phản luận để cân nhắc quyết định của bản thân, cố gắng đưa ra những luận điểm trái ngược để phản bác lại.

“Chúng ta kiên trì phát hành cổ phiếu phải chăng là do không thể từ bỏ được hư danh hão? Không muốn bị mua lại phải chăng là sợ bị tổn thương lòng tự trọng? Hợp nhất là có thể lập tức trở thành công ty phần mềm hàng đầu thế giới, có gì là không đúng?”

Nỗi vất vả cay đắng không ai biết

Nhưng bất kể phản bác bản thân thế nào, chúng tôi cũng không thể đưa ra những lý lẽ trái với lòng mình. Bên cạnh việc phân tích những lợi ích thực tế khác nhau, điều quan trọng nhất là vấn đề văn hóa. Network Associates luôn được chú ý bởi vị giám đốc điều hành ngạo mạn và văn hóa công ty tàn nhẫn. Rất nhiều nhân viên tìm thấy một mái ấm tại Trend Micro đã từng trải qua những ngày tháng buồn chán ở Network Associates, nên quyết tâm phản kích lại ông chủ cũ. Từ những câu chuyện của họ, chúng tôi có thể mường tượng ra sự bất mãn và cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ Network Associates. Việc hợp nhất công ty giống như là một cuộc hôn nhân. Trước tiên, cần phải suy xét về sự tương đồng giữa cá tính và hệ giá trị. Văn hóa Công ty Trend Micro rất ôn hòa, vui vẻ, tự do, cởi mở nếu hợp nhất với một công ty tàn nhẫn, hống hách như vậy, sẽ đi đến chỗ tan vỡ không quá ba tháng sau. Việc hợp nhất để ngay lập tức lên ngôi số một thế giới sẽ dẫn đến văn hóa giữa hai công ty không phù hợp với nhau, các nhân viên dần dần ra đi, kết quả là không những cả hai đều sứt mẻ, mà còn để cho “ngư ông đắc lợi”.

Chúng tôi suy nghĩ gần ba ngày và đưa ra quyết định kiên quyết “từ hôn” với “bà mối” SoftBank. Masayoshi Son thất vọng đôi chút nhưng không dám lớn tiếng hay vi phạm thỏa thuận với Trend Micro. Koshitaka Kitao như trút được gánh nặng, tiếp tục trợ giúp Trend Micro phát hành cổ phiếu còn Bill Larson vô cùng tức giận:

“Cứ đợi đấy, các ngươi sẽ hối hận cho mà xem. Network Associates sẽ tăng cường tấn công thị trường Nhật Bản, cắt đứt thị trường là các doanh nghiệp Mỹ của Trend Micro. Nếu như cổ phiếu của Trend Micro có mặt trên thị trường, cũng không dễ tồn tại đâu. (Đương nhiên, đây là những lời mà tôi đoán ông ta nói vậy)”

Network Associates quả nhiên tấn công mạnh mẽ Trend Micro từ ngày đó. Họ bắt đầu lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường Nhật Bản, cố tình mời mọc Masayoshi Son tham gia, làm tổn hại đến cả hai bên SoftBank và Trend Micro. Sự ngang ngược của Bill Larson đương nhiên không chỉ để đối phó với Trend Micro. Ông ta tìm cách mua rất nhiều công ty phần mềm đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Không những thế, ông ta còn tham gia vào cả cuộc khẩu chiến và cuộc chiến giá cả không phân thắng bại với Symantec tại thị trường châu Âu và Mỹ, xa rời mục đích chính là nghiên cứu phát triển phần mềm, dẫn đến sức cùng lực kiệt, bước vào ngõ cụt. Năm 2001, vụ tai tiếng thổi phồng tổng thu nhập bị phanh phui, khiến tiếng tăm của công ty bị giảm sút thảm hại. Bill Larson phải lặng lẽ rút lui dưới sức ép của hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành mới lên nhậm chức rất mềm dẻo, vẫn nỗ lực tìm cách khôi phục lại công ty.

Sau khi thoát khỏi vụ hợp nhất hiểm độc đó, Trend Micro đã phát hành cổ phiếu thành công. Đây là bước đường gian nan mà chúng tôi chưa từng tiết lộ với bất cứ nhân viên nào của mình. Chúng tôi cũng đã chứng minh được mình không sợ sự đe dọa hay dụ dỗ của đối phương, kiên trì đi trên con đường riêng, kiên trì với lý tưởng của bản thân. Mặc dù con đường phía trước còn dài nhưng tương lai thì rất tươi sáng.

Tiến tới các vì sao

Nhờ kinh nghiệm của SoftBank trên thị trường chứng khoán, cùng với báo cáo tài chính lành mạnh của Trend Micro, mười tháng sau khi nộp đơn (thời gian ngắn kỷ lục lúc bấy giờ) việc phát hành cổ phiếu của công ty thành công mỹ mãn. Ngày 18/8/1998, cổ phiếu của Trend Micro với mã số 4704 đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, nhanh chóng tăng qua mức giá trần. Hai năm tiếp theo, giá cổ phiếu của Trend Micro luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định, trong khi tỷ số P/E đã có lúc vượt qua con số 500.

Thời kỳ đầu, chúng tôi rất vui mừng có được sự giúp sức của SoftBank nên đã nhanh chóng vượt qua các thử thách khi phát hành cổ phiếu, nhưng khi suy nghĩ lại, những điều Peter Wolff nói không phải là không có lý. Có thể các bạn sẽ nói tôi không có tầm nhìn xa trông rộng trong lĩnh vực tiền bạc hay là người không có tham vọng. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ SoftBank chỉ là đơn thuần đầu tư vào Trend Micro. Và khoản tiền đầu tư không nhỏ này có thể hỗ trợ chúng tôi trong việc bán hàng vốn đang gặp khó khăn tại thị trường Mỹ. Nhưng Peter Wolff là một con sói già ranh mãnh, có cái nhìn sắc sảo khi phân tích thị trường chứng khoán, giá trị vốn hóa thị trường của Trend Micro quả nhiên ứng nghiệm với sự suy đoán của ông. Sau khi phát hành cổ phiếu ra thị trường, Trend Micro như viên ngọc ra khỏi mình trai dần dần phát sáng, những nhà đầu tư bắt đầu nhận thức được sức mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ, năng lực thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế và thiên tài tạo ra lợi nhuận của chúng tôi. Sau khi phát hành cổ phiếu, sự trợ giúp của SoftBank trong việc lập kế hoạch tài chính cho Trend Micro bắt đầu giảm sút và trở thành gánh nặng.

Khoản đầu tư ban đầu của Masayoshi Son sau khi Trend Micro lên sàn lập tức tăng hơn 800 lần. Nhưng lúc đó, vì cho rằng đang gặp vận may nên ông mạnh dạn mở rộng đầu tư vào hàng loạt công ty Internet trên toàn cầu. Không lâu sau, Masayoshi Son gặp rắc rối với việc quản lý tiền mặt. Cổ phiếu Yahoo là cổ phiếu có giá trị lớn nhất mà ông ta đang nắm giữ. Việc bán bất kỳ một cổ phiếu Yahoo nào đều gây ảnh hưởng rất lớn đến tín dụng cho vay và giá thị trường của SoftBank. Một năm sau đó, năm 1999, ngay khi Trend Micro vừa niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq, Masayoshi Son lập tức bán toàn bộ 35% cổ phần ở Trend Micro của mình. Chúng tôi rất sợ rằng việc SoftBank bán số lượng cổ phiếu lớn như vậy sẽ khiến cổ phiếu rớt giá mạnh, các nhà đầu tư liên hiệp mất lòng tin vào chúng tôi. Nhưng trong cái rủi lại có cái may, các nhà đầu tư lại tranh nhau mua. Họ cho rằng việc SoftBank rút khỏi Trend Micro rất có lợi, doanh thu từ cổ phiếu của Trend Micro tiếp tục tăng, việc quản lý, điều hành của chúng tôi ngày càng độc lập. Cùng lúc đó, các nhà phân phối ở Nhật Bản cũng không bị phụ thuộc vào một công ty duy nhất (SoftBank). Trong khi đó, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm và thực lực kinh doanh quốc tế vốn có của chúng tôi càng được phát huy mạnh mẽ. Giờ đây, chúng tôi đã thực hiện được tham vọng lớn lao của mình.

Thế là nỗi lo ban đầu của chúng tôi trở thành cái lợi không ngờ tới, Trend Micro phá kén xông ra, từ một đế chế gia đình trở thành một công ty cổ phần hóa. Trend Micro đã tiến thêm một bước dài để thoát khỏi sự khống chế của một công ty quỹ đầu tư mạo hiểm, giám đốc tài chính của chúng tôi không còn là nhân viên của SoftBank, việc điều động tiền vốn cũng không chịu sự quản chế của người khác. Hầu hết các cổ đông lớn của chúng tôi đều là các tổ chức liên hiệp ở các nước Đài Loan, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, do đó quyền sở hữu cổ phần luôn ổn định, trong khi hội đồng quản trị bao gồm các chuyên gia trong công ty và các giám sát bên ngoài. Trend Micro không còn màu sắc gia đình trị mà trở nên độc lập và kiện toàn.

Nguyện ước ban đầu của chúng tôi là có mặt trên thị trường chứng khoán đã trở thành hiện thực. Từ đây trở đi, bầu trời của Trend Micro sẽ bao la, không có giới hạn. Con bướm phượng của Đài Loan đã có thể tung cánh bay vòng quanh thế giới, bắt đầu điệu múa uyển chuyển và mềm mại.

Tôi càng vui hơn nữa khi sự đổi mới, thương hiệu, văn hóa công ty và các hoạt động quốc tế của Trend Micro đều được đánh giá cao. Mặc dù chuyện thắng-bại, được-thua trên thương trường là lẽ thường tình, thắng lợi cuối cùng cũng còn chưa hẹn ngày, nhưng Trend Micro có thể đủ khả năng tiếp tục tăng trưởng, dần dần chiếm vị trí đầu đàn trên thị trường là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng chống virus mạng. Bên cạnh các vũ khí cạnh tranh chính như: kỹ thuật đổi mới, thương hiệu và hệ thống dịch vụ toàn cầu, v.v… văn hóa công ty cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của chúng tôi. Một nền văn hóa đa dạng, vượt pham vi quốc gia cùng tinh thần luôn coi trọng tính sáng tạo đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều: trong những thời khắc cam go, chúng tôi hành động theo hệ giá trị của mình; khi phải lựa chọn giữa việc chấp nhận hay từ bỏ, chúng tôi có đủ dũng cảm để kiên định lý tưởng; khi phải đối mặt với sức ép nặng nề, chúng tôi không ngại muôn vạn lời chỉ trích; khi bị danh lợi mê hoặc, chúng tôi lắng nghe trái tim mách bảo. Không có những phán xét nhân tính như thế, Trend Micro cũng không khác gì các công ty đang chạy theo lợi nhuận trên thương trường, và thậm chí những thành công lớn hơn cũng chẳng thể tạo ra bất cứ sự khác biệt nào.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button