
Vị Giám Đốc Hiệu Quả
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Ken Blanchard & Steve Gottry
Download sách Vị Giám Đốc Hiệu Quả ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ
2. DOWNLOAD
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Chắc hẳn khi cầm cuốn sách này trên tay, bạn sẽ nghĩ rằng mình khoan vội đọc vì bạn chưa phải là Giám đốc hay Nhà Quản lý, cũng như vì bạn đang không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng những giá trị của cuốn sách hoàn toàn có thể được vận dụng thành công vào bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống của bạn.
Và chắc hẳn đã có đôi lần, bạn phải đối mặt với tình trạng trì hoãn, trễ hẹn, hoàn thành không kịp thời hạn đặt ra,… Tưởng chừng vấn đề là không có gì nghiêm trọng và dễ dàng khắc phục nhưng hậu quả của những tình trạng này đôi khi nằm ngoài dự tính của mọi người.
Bạn có tin rằng, ai trong chúng ta cũng có ít nhất một lần rơi vào tình trạng này! Khi còn đi học, chúng ta đợi cho đến những ngày cuối cùng của kỳ thi mới chịu học bài và chấp nhận thức nguyên đêm và mệt mỏi để hoàn thành cho xong. Trong công việc, chúng ta bị trễ hạn do chần chừ không dám quyết định hoặc do chúng ta ôm đồm tất cả những công việc lặt vặt trước khi bắt tay vào những việc quan trọng. Với gia đình, chúng ta thường cảm thấy quá bận bịu hay mỏi mệt khi phải đưa các con đi chơi và tự nhủ rằng đợi thêm một thời gian nữa cũng chẳng sao. Để đến khi các con dần trưởng thành và có cuộc sống tự lập, chúng ta mới tiếc nuối khoảng thời gian gia đình bên nhau nhưng tất cả đều không thể quay trở lại.
Chúng ta luôn tìm một lý do để thanh minh, giải thích cho sự trì hoãn của mình; và những lý do đó thoạt tiên đều có vẻ vô cùng hợp lý. Nhưng thật sự chúng ta trì hoãn vì không hình dung rõ ràng điều gì là quan trọng, vì không hiểu rằng điều đó có thể dẫn đến những quyết định tệ hại, hiệu suất làm việc yếu kém và ngăn cản việc đạt được những kết quả tốt. Chúng ta trì hoãn bởi vì, trong khi quan tâm thực hiện một số việc nào đó, chúng ta lại thiếu sự tận tâm với những mục tiêu lớn hơn, những lý tưởng cao đẹp hơn và những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Câu chuyện về Vị Giám đốc Hiệu quả – The On-Time, On-Target Manager – sẽ giúp bạn nhìn nhận lại bản thân cũng như đề ra giải pháp để mọi lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi đạt hiệu quả cao nhất. Những giá trị của cuốn sách này chỉ gói gọn trong ba chữ P mà mỗi chữ P là một trải nghiệm thực tế: Chữ P thứ nhất giúp bạn chiến thắng sự chậm trễ; chữ P thứ hai trao cho bạn chìa khóa để nâng cao chất lượng và chữ P thứ ba giúp bạn tìm được mục tiêu của chính mình.
Chúng tôi hy vọng rằng bằng thông điệp đầy sức thuyết phục và thực tế của cuốn sách này, bạn sẽ biết chọn thời điểm thích hợp để khởi hành cuộc hành trình của mình, biết chọn những người bạn đồng hành thích hợp và tận tâm thực hiện những việc đúng đắn trên suốt chặng đường để đích đến luôn là thành công và vinh quang.
TRỄ HẸN
Một buổi sáng thứ Hai, Bob – trưởng phòng kinh doanh của công ty Algalon Micro – thức dậy sớm hơn thường lệ. Mọi ngày, anh dậy lúc 6 giờ sáng để tranh thủ chạy bộ khoảng ba mươi phút ở công viên cạnh nhà. Nhưng vì cuộc hẹn dùng điểm tâm với sếp Dave lúc 7 giờ sáng, anh đã để đồng hồ báo thức lúc 5 giờ 30.
Bob hơi thắc thỏm lo âu về lần gặp mặt này. Có phải đây là buổi thông báo không chính thức cho giấc mơ thăng chức mà anh ấp ủ từ lâu? Hay lại là một cuộc nói chuyện không mấy dễ chịu về vấn đề “hiệu suất hoạt động yếu kém” trong quá khứ của anh? Anh không thể nào đoán trước chiều hướng diễn tiến của cuộc gặp này. Tuy vậy, trong bất cứ trường hợp nào thì việc ra khỏi giường sớm hơn nửa giờ đồng hồ cũng giúp anh có đủ thời gian để chạy bộ và đến cuộc hẹn đúng giờ.
Sau khi chạy bộ, Bob nhanh chóng trở về nhà để chuẩn bị cho cuộc hẹn. Anh tắm nhanh, xịt loại nước hoa yêu thích rồi chọn bộ trang phục là áo sơ mi kẻ sọc màu vàng trang nhã và quần tây đậm màu. Phải loay hoay mất vài phút anh mới thắt xong chiếc cà vạt. Có lẽ do từ nhiều năm nay, phong cách ăn mặc trong giới doanh nhân đã thoải mái hơn trước nên Bob đã quên mất thói quen thắt cà vạt mỗi khi đi làm.
Nhìn đồng hồ đeo tay, Bob thấy mình chậm mất vài phút. Hóa ra, việc thay quần áo mất nhiều thời gian hơn anh nghĩ. “Không sao! Mình sẽ bù lại thời gian ấy trên đường đi”, anh tự nhủ rồi cầm lấy chiếc máy tính xách tay và bước vào xe.
Đường phố vào giờ cao điểm của xe cộ nên Bob chỉ biết nhích từng chút một giữa dòng xe đông đúc. Đến trụ đèn đỏ thứ ba, chiếc xe của Bob dừng lại, nối vào một hàng xe xếp dài phía trước. Anh liếc nhìn đồng hồ lần nữa và thấy rằng tốt hơn hết là gọi điện cho sếp Dave.
– Dave nghe đây? – Một giọng nói rõ to vang lên.
– Thưa ông Dave, tôi là Bob đây ạ. Tôi đến chậm một tí. Ông đã đến nhà hàng chưa ạ?
– Tôi đã đến cách đây mười lăm phút!
– Xin lỗi ông. Nhưng tôi bị kẹt xe. Tôi sẽ cố gắng đến đó nhanh nhất! – Bob nói, cảm thấy hơi xấu hổ vì thực tế là xe cộ hôm nay không đông đúc hơn thường ngày.
– Thôi được, tôi sẽ chờ anh thêm mười lăm phút nữa! – Và Bob chỉ còn nghe những tiếng tít tít ở đầu dây bên kia.
Cuối cùng, Bob cũng đến nơi hẹn. Vừa đưa xe vào bãi, anh vội chạy thẳng vào nhà hàng và lướt nhìn xung quanh để tìm Dave. Dave đón Bob bằng cái nhìn chán nản khiến anh phải vội mở lời dù vẫn còn thở dồn dập:
– Tôi xin lỗi, thưa ông! Tôi không hề muốn ông phải đợi như thế này…
Bob ngồi xuống và nhìn Dave với vẻ vô cùng bối rối.
Dave vẫn im lặng nhìn Bob, rồi ông phá vỡ bầu không khí nặng nề bằng câu hỏi:
– Bob này, cậu làm việc tại Algalon Micro được bao lâu rồi?
– Khoảng sáu, hay bảy năm gì đó, thưa ông.
– Chính xác là bảy năm. – Dave xác nhận và nói tiếp. – Và điều khiến tôi quan tâm là sau chừng ấy thời gian, dường như cậu vẫn chưa hiểu được điều gì là quan trọng đối với công việc của chúng ta.
Bob bắt đầu trở nên căng thẳng:
– Tôi thật sự lấy làm tiếc, nhưng ông có thể cho biết chính xác là tôi đã chưa hiểu được điều gì ạ?
– Chúng ta đang ở trong một ngành kinh doanh có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng, Bob ạ. Sự thay đổi của công nghệ không chỉ tính bằng năm, bằng tháng hay tuần, mà phải là hằng ngày. Chúng ta phải luôn hành động thật nhanh để bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ.
– Ngay từ khi mới gia nhập công ty, tôi đã nhận thức rất rõ về điều này. – Bob khẳng định.
– Nếu muốn cạnh tranh thì chúng ta phải hiểu rõ những gì đối thủ cạnh tranh đang tiến hành và tìm cách đi trước họ một bước. – Dave tiếp tục.
– Thưa ông, tôi cũng biết điều đó.
– Bob này, nếu đúng là như thế thì tại sao rất nhiều báo cáo kinh doanh do cậu chuẩn bị lại luôn sơ sài? Tại sao mọi bản dự thảo ngân sách đều chỉ nộp cho tôi vào tận phút chót? Tại sao nhóm của cậu luôn phải vật lộn với việc quản lý hàng tồn kho cho kịp thời hạn? Là một trưởng phòng, lẽ ra cậu phải có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi công việc cần thiết phải diễn ra đúng thời hạn chứ?
Trước những câu hỏi dồn dập của Dave, Bob bất ngờ và không kịp phản ứng. Dave nói tiếp: – Tháng vừa rồi, cậu đã giao bo mạch chủ cho khách hàng lớn nhất của chúng ta chậm mất hai ngày chỉ vì không đặt hàng một cái tụ điện nhỏ đúng thời gian. Điều đó có nghĩa là khách hàng của chúng ta đã phải mất nguyên hai ngày sản xuất.
Bob vội thanh minh:
– Thời gian đó tôi quá bận bịu với việc tổng kết hồ sơ khách hàng…
Dave nhíu mày, cắt ngang lời Bob:
– Sẽ không ai quan tâm đến lý do của cậu, mọi người chỉ biết rằng đối thủ của chúng ta là Dyad Technologies đã giành được khách hàng này. Họ không ngần ngại tuyên bố rằng tiêu chí hàng đầu của họ trong công việc là sự đúng hẹn. Hầu như khách hàng nào cũng đều cần có sự đảm bảo này và đây cũng chính là điều mà chúng ta đang thiếu.
ĐỌC THỬ
NƠI NIỀM TIN BẮT ĐẦU
Bob thẫn thờ lái xe về công ty. Trên đường đi, anh suy nghĩ rất nhiều về những lời nói của sếp Dave. Anh cảm thấy buồn và lo lắng khi nghĩ đến việc sẽ không còn làm cho Algalon Micro. Linh cảm của anh mách bảo rằng anh chuẩn bị phải đối diện với những thay đổi rất lớn trong thời gian sắp tới. Khi đến nơi, vừa bước xuống xe, anh hít một hơi thật sâu, tự nhủ rằng mình sẽ chiến thắng và bước thẳng đến phòng Nhân sự. Giám đốc Nhân sự tiếp anh với vẻ thân thiện vốn có của bà:
– Tôi rất lấy làm tiếc khi hiện nay mọi việc đang diễn ra không mấy thuận lợi đối với anh, Bob à. – Bà mở lời. – Anh đã làm việc ở đây cũng khá lâu rồi. Tất cả mọi người đều yêu mến anh và không ai muốn anh phải ra đi.
– Tôi cũng chưa từng nghĩ rằng có lúc nào đó mình sẽ phải rời khỏi công ty này. – Bob thừa nhận.
– Ông Dave thật sự quan tâm đến sự phát triển và thăng tiến nghề nghiệp của những nhân viên có năng lực như anh. Ông ấy rất tin vào yếu tố con người và muốn tạo cơ hội để mọi người điều chỉnh bản thân và phát huy hết tiềm lực. Để làm được điều này, Dave đã tuyển dụng một người mới có đủ khả năng giúp anh khắc phục thiếu sót bản thân và biết cách hoạch định công việc sao cho đúng thời hạn và đáp ứng mục tiêu. Điều anh cần làm là phải theo hết quá trình rèn luyện này.
– Tôi có thể biết thêm về quá trình rèn luyện này không? – Bob không giấu nổi sự thắc mắc.
– Anh phải đến gặp giám đốc nhiều lần và hoàn thành một quy trình cụ thể được soạn thảo riêng cho anh.
– Giám đốc ư? – Bob vội ngắt lời. – Tôi phải gặp lại sếp Dave ư? Nhưng chính ông ấy đã bảo tôi đến gặp bà mà!
Bà Giám đốc Nhân sự mỉm cười:
– Không phải Dave – Giám đốc Điều hành của chúng ta – mà là Giám đốc Hiệu quả.
Bob cảm thấy khó hiểu. “Giám đốc Hiệu quả? Mình chưa nghe nói đến chức danh này, chẳng lẽ Algalon thay đổi nhiều đến thế sao?”, anh tự hỏi.
Giám đốc Nhân sự có lẽ đoán được suy nghĩ của Bob nên nói tiếp:
– Algalon chỉ mới tuyển dụng vị trí này cách đây vài tuần nên chắc là anh chưa từng nghe nói đến.
– Chính xác thì vị Giám đốc Hiệu quả này sẽ đảm nhiệm những công việc gì? – Bob chưa hết thắc mắc.
– Nhiệm vụ của Giám đốc Hiệu quả là giúp những người như anh cải thiện hiệu suất làm việc thông qua việc đánh giá công việc của anh theo Chiến lược 3P. Chiến lược này có thể áp dụng vào công việc và trong cả cuộc sống hàng ngày. Điều tôi muốn biết là anh đã sẵn sàng để đối mặt với những thử thách về hiệu suất làm việc chưa?
Bob chưa rõ Chiến lược 3P là gì nên vẫn im lặng lắng nghe.
Giám đốc Nhân sự tiếp tục:
– Anh thấy đấy, sự thành công của Algalon phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên. Nhân viên cần được trao quyền hạn để có thể suy nghĩ và hành động như một người chủ công ty. Bởi nếu lúc nào mọi người cũng cứng nhắc tuân theo thứ bậc trong khâu ra quyết định thì khách hàng của chúng ta sẽ không được phục vụ ở mức độ tốt nhất. Vì thế, khả năng tự mình đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm có tính chất quyết định sẽ rất cần thiết đối với sự thành công lâu dài của chúng ta. Chiến lược 3P sẽ giúp anh có khả năng đạt được mục tiêu ấy.
– Vậy chính xác Chiến lược 3P là gì?
– Anh sẽ hiểu được điều đó ngay khi gặp Giám đốc Hiệu quả. Ngày mai anh có rảnh không, tôi sẽ sắp xếp cuộc hẹn cho anh.
– Vâng, buổi sáng ngày mai là thuận tiện nhất cho tôi.
Giám đốc Nhân sự nhấc điện thoại và sắp xếp một cuộc hẹn cho Bob lúc 8 giờ sáng. Khi cuộc gọi kết thúc, anh hỏi:
– Tôi có cần chuẩn bị gì cho cuộc gặp mặt ngày mai không?
Giám đốc Nhân sự mỉm cười:
– Không, chỉ cần anh đúng giờ và có niềm tin. Mọi vấn đề của con người đều liên quan đến niềm tin. Niềm tin chi phối suy nghĩ và hành động của chúng ta. Nếu anh không đạt được những kết quả như mong muốn thì có thể do anh thiếu niềm tin hoặc niềm tin của anh là sai lầm. Giám đốc Hiệu quả sẽ giúp anh nhìn nhận bất kỳ niềm tin sai lạc nào để điều chỉnh anh trở thành một người làm việc đúng giờ và đúng mục tiêu.
Khi Bob vừa về đến nhà, Laura, vợ anh, đã đoán biết ngay là có chuyện gì không ổn đang xảy ra với chồng mình.
– Anh đang phải trải qua một thời gian thử thách trong công việc. – Bob thú nhận trước khi Laura hỏi chuyện.
– Không phải anh sẽ mất việc chứ, anh yêu? – Laura lo lắng hỏi.
– Anh không nghĩ thế. Tuy nhiên anh cần phải trở thành một nhà quản lý đúng giờ, đúng mục tiêu nếu không muốn tình huống tồi tệ ấy xảy ra với mình.
– Anh sẽ bắt đầu như thế nào? – Laura hỏi.
– Anh phải sắp xếp một số cuộc hẹn với giám đốc.
– Anh sẽ gặp sếp Dave Pederson ư?
– Lúc đầu anh cũng nghĩ như thế, nhưng thực ra anh phải làm việc với Giám đốc Hiệu quả – một chức danh hoàn toàn mới mẻ.
– Giám đốc Hiệu quả?
– Đúng vậy. Dường như mọi trì trệ thời gian gần đây của anh có liên quan đến niềm tin. Theo anh hiểu thì Giám đốc Hiệu quả sẽ giúp anh nhìn nhận lại cách suy nghĩ và những niềm tin mà anh đang có. Thêm nữa, anh sẽ được đánh giá theo Chiến lược 3P, một thuật ngữ nghe thật mới lạ.
– Em tin là mọi chuyện sẽ nhanh chóng ổn thôi mà. Dù thế nào, em vẫn luôn ủng hộ anh. – Giọng Laura dịu lại.
Bob cảm thấy yên lòng khi bên anh luôn có người vợ biết sẻ chia. Với hạnh phúc và sự bình yên mà anh đang có, anh tin là mình sẽ vượt qua được tất cả. Anh đang đón chờ những thử thách của ngày mai.
CHỮ P ĐẦU TIÊN
Sáng hôm sau, trên đường đến công ty, Bob mới để ý thấy đồng hồ nhiên liệu của xe báo hiệu đã sắp hết xăng. Anh lo lắng không biết mình có đến văn phòng kịp giờ không nếu phải dừng lại để đổ xăng. Bob vội lái xe đến trạm xăng gần nhất, nhưng nơi đây lại có một hàng xe dường như là dài nhất mà anh đã từng thấy. Bob vô cùng sốt ruột khi phải chờ đợi từng người một trả tiền xăng và chậm chạp cho xe rời khỏi trạm.
8 giờ 4 phút, Bob mới đến được công ty. Anh vội vàng đưa xe vào bãi và đi nhanh tới văn phòng của Giám đốc Hiệu quả. Một người phụ nữ chừng hơn ba mươi tuổi có vẻ đang chờ đợi anh.
– Có phải anh là Bob không? Rất vui được gặp anh.
– Rất hân hạnh được biết chị. Hôm qua, Giám đốc Nhân sự đã giới thiệu với tôi về chị. – Bob đáp lại một cách nhiệt thành.
Giám đốc Hiệu quả không lãng phí thời gian mà đi ngay vào chủ đề chính:
– Tôi đoan chắc là anh vẫn đang tự hỏi Giám đốc Hiệu quả là gì.
– Chị đã đoán chính xác những gì mà tôi đã nghĩ. – Bob thừa nhận.
– Thật ra, Giám đốc Hiệu quả là một chức danh mà Dave và tôi đã cùng nhau tạo ra. Dave luôn trăn trở và quan tâm đến việc giúp đỡ mọi người trở thành những nhân viên làm việc có năng suất tốt. Dĩ nhiên, nếu phải lựa chọn giữa nhân cách và kỹ năng thì chúng tôi sẽ chọn nhân cách, bởi rất khó định hướng hay thay đổi tính cách của một con người. Còn kỹ năng làm việc sao cho hiệu quả thì đó là điều mà chúng tôi tin rằng mình hoàn toàn có thể làm được.
Nếu không biết cách khơi nguồn thì suy nghĩ và tiềm năng sáng tạo của con người sẽ dần rơi vào lối mòn. Chính lối mòn này ngăn cản chúng ta tạo ra những đóng góp quan trọng cho công ty và cho cả chính bản thân mình. Nhiệm vụ của tôi trong vai trò Giám đốc Hiệu quả là giúp đỡ những nhân viên có tiềm năng đi tìm những giá trị thật sự, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống của mỗi người. Thông qua đó, họ có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và giúp người khác cùng đạt được những mục tiêu cần thiết.
Bob phân vân, và cuối cùng anh quyết định đưa ra câu hỏi đang hiện lên trong đầu mình:
– Có phải chị muốn nói rằng kể từ hôm nay, tôi sẽ thực hành một bài tập nào đó về giá trị và sự sáng tạo?
– Không, đơn giản là chỉ sự suy ngẫm. Chúng tôi muốn anh suy nghĩ một cách sâu sắc về bản thân anh; về lý do khiến anh muốn gắn bó lâu dài với Algalon; anh có cho rằng mình đã cố gắng hết sức trong công việc không; nếu được quay trở lại quá khứ, anh sẽ thay đổi điều gì; anh sẽ đóng góp những gì để công ty thành công hơn và khách hàng luôn hài lòng. Nhân viên giỏi nhất không phải là người có bằng cấp, học vị cao nhất mà là người biết được mình là ai. Để làm được điều này, họ đã dành nhiều thời gian để khám phá suy nghĩ, cảm nhận, ước mơ và cam kết với mục tiêu của mình. Cuối cùng thì họ cũng nhận ra được rằng để đạt được những điều mình mong muốn trong công việc và cuộc sống, bạn cần trở thành những cá nhân đúng giờ, đúng mục tiêu; những cá nhân biết tận dụng từng giây, từng phút, từng giờ để tạo nên một ngày thật ý nghĩa.
Vẻ mặt Bob biểu lộ rõ sự ngạc nhiên. Những gì Giám đốc Hiệu quả vừa nói hoàn toàn xa lạ với anh.
Giám đốc Hiệu quả ngưng một lát như để Bob kịp hiểu vấn đề rồi tiếp:
– Điều cần thiết là phải có nguyên tắc sống tích cực, có hành động vị tha và thái độ quyết tâm thay đổi. Chính những yếu tố này sẽ khiến cho nhân viên và công ty của chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Tôi tin chắc rằng với những công ty tốt thì việc đầu tiên và trước hết là phải giúp đỡ nhân viên của mình đạt được nhiều hơn những gì họ từng khao khát. Đó là điều mà công ty chúng ta đã làm được. Tỷ lệ nhân viên rời bỏ Algalon là rất thấp. Nếu có thì nhân viên của chúng ta cũng luôn tìm được những công việc có vị trí cao và uy tín ở những công ty khác. Bob cảm thấy hứng thú với quan điểm đầy sức thuyết phục này – một quan điểm hoàn toàn mới mẻ đối với văn hóa công ty. “Sếp Dave của mình đã đưa ra một quyết định hoàn toàn đúng đắn khi mời người này làm Giám đốc Hiệu quả”, Bob thầm nghĩ.
– Bên cạnh đó, công ty đang tìm cách giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút thêm khách hàng mới bằng những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành phù hợp và thời gian giao hàng uy tín. – Giám đốc Hiệu quả nói tiếp. – Thêm nữa, ngoài khách hàng, công ty còn phải quan tâm đến các đối tác cung ứng của mình. Với mỗi hợp đồng cung ứng, công ty luôn cố gắng thanh toán đúng hạn. Điều này đôi khi sẽ gây khó khăn trong những lúc công ty cần huy động vốn để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, hành động này chứng tỏ thiện chí hợp tác lâu dài và hiển nhiên công ty cũng sẽ được hưởng lợi từ việc thường xuyên thanh toán đúng hạn như giá cả ưu đãi hơn, các điều khoản hợp đồng ít ràng buộc hơn.
– Có phải lý do tôi bị đưa vào trường hợp thử thách mà không bị sa thải là để tôi có thể hiểu và tiếp nhận những quan điểm tiến bộ này của công ty? – Bob đánh bạo đặt ra câu hỏi mà anh đang rất quan tâm.
– Đúng đó Bob à. Suốt thời gian anh làm việc ở đây, công ty đã đầu tư và kỳ vọng rất nhiều vào anh bởi thực sự anh là một nhân viên có năng lực. Tôi tin chắc anh đã nhận ra rằng mục tiêu kinh doanh của chúng ta không chỉ đơn thuần là tìm kiếm lợi nhuận mà còn nhằm khẳng định vị thế của công ty. Tương lai của chúng ta phụ thuộc nhiều vào việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tranh thủ sự ủng hộ của các nhà cung ứng, cư xử với nhau bằng thái độ tôn trọng, công bằng, ngay thẳng, và xây dựng một đội ngũ nhân viên gồm những người nhiệt thành và luôn hoàn thành những mục tiêu công việc đã đề ra.
– Vậy tôi sẽ phải làm gì để giúp công ty đạt được những mục tiêu đó? – Bob thành thật hỏi. – Rất đơn giản, Bob ạ, chỉ cần anh hiểu và làm theo Chiến lược 3P.
– Chị có thể cho tôi biết cụ thể hơn không?
– Thực sự là nó rất đơn giản. Như anh biết đấy, chúng ta hoạt động trong một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Để tránh tụt hậu, chúng ta phải luôn di chuyển cùng với sự phát triển ấy. Vì vậy, chúng ta phải chắc chắn rằng mọi nhân viên trong công ty đều phối hợp nhịp nhàng, đồng tâm hiệp lực và cùng nắm vững quy luật chơi để giành phần thắng. Bất kỳ quyết định nào mọi người đưa ra mà không dựa trên Chiến lược 3P đều có thể đưa chúng ta tới chỗ thất bại.
– Vậy Chiến lược 3P bao gồm những gì?
Giám đốc Hiệu quả mỉm cười:
– Việc hiểu được Chiến lược 3P là cả một quá trình, chứ không chỉ là một danh sách hay câu trả lời cho một câu hỏi. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng chữ P thứ nhất: PRIORITY – ƯU TIÊN.
– “Ưu tiên?”
– Đúng thế! Bất cứ ai muốn làm việc tốt cũng cần phải hiểu được các THỨ TỰ ƯU TIÊN của mình.
– Tôi có thể biết những ưu tiên ấy là gì không? – Bob hỏi.
Giám đốc Hiệu quả lấy ra một chiếc phong bì trong ngăn kéo bàn làm việc và đưa cho Bob.
– Đây là bài thực hành dành cho anh. Trong ngày hôm nay, khi nào tâm trạng anh thoải mái và tĩnh lặng nhất, anh hãy hoàn thành bản câu hỏi này và mang lại cho tôi vào ngày mai.
– Nếu tôi trả lời đúng những câu hỏi này thì quá trình thử thách của tôi sẽ được rút ngắn phải không? – Bob hỏi.
– Không có câu trả lời nào là sai hoặc đúng, Bob à. Tất cả chỉ là những câu trả lời của anh thôi.
– Sáng mai, cũng vào giờ này, tôi sẽ gặp lại chị. – Nói rồi Bob đứng lên bắt tay chào tạm biệt Giám đốc Hiệu quả.
BÀI KIỂM TRA ĐẦU TIÊN
Buổi tối hôm ấy, sau khi giúp Laura chuẩn bị bữa tối và dỗ bọn trẻ đi ngủ, Bob vào phòng làm việc và mở chiếc phong bì ra. Trái với suy nghĩ ban đầu rằng đó là một bài kiểm tra dài ngoằng với vô số câu hỏi thăm dò, anh chỉ thấy một mảnh giấy có chỗ để anh điền tên, ngày tháng và vỏn vẹn hai câu hỏi sau:
Bob nghiên cứu bản danh sách này một cách cẩn trọng và cảm thấy những lựa chọn này ít nhiều có liên quan với nhau. Bob phân vân không biết nên xác định thứ tự ưu tiên theo cách mà anh nghĩ là Giám đốc Hiệu quả mong muốn hay là theo những lựa chọn thật sự của chính anh.
Bob biết rõ rằng, đối với anh, sự nghiệp và gia đình luôn song hành và bổ sung cho nhau; nhưng đang lúc anh phải trải qua giai đoạn thử thách như thế này thì có lẽ sự nghiệp nên đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu. “Dẫu sao, ai cũng cần có sự nghiệp ổn định để bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình“, Bob tự nói với chính mình.
Sau khi cân nhắc cẩn thận, Bob quyết định lựa chọn của mình theo thứ tự: “Sự nghiệp”, “Gia đình”, “Học vấn/Kiến thức” rồi đến “Bạn bè”. Tiếp đó là “Giải trí/thể thao” và “Sức khỏe”. Anh xếp “Niềm tin/Tín ngưỡng” ở vị trí cuối cùng; tuy nhiên, có thể đây là một lựa chọn không mấy khôn ngoan vì anh có cảm giác rằng Giám đốc Hiệu quả là một người thiên về đời sống tinh thần.
Bob tiếp tục chuyển sang câu hỏi thứ hai:
Chắc chắn trong bất kỳ trường hợp nào thì “một ca cấp cứu” luôn được ưu tiên trước nhất; tiếp theo đó là những lựa chọn liên quan đến công việc theo thứ tự: “cuộc họp với sếp” rồi đến “cuộc hẹn với khách hàng”. Những lựa chọn còn lại khiến Bob phải cân nhắc đôi chút về tầm quan trọng của chúng, và theo anh, “cuộc hẹn với bác sĩ” nên xếp cuối cùng để dành thời gian cho bạn bè và gia đình bởi một lý do vô cùng đơn giản: anh không muốn phải thừa nhận rằng mình là người có vấn đề về sức khỏe.
Sau khi hoàn tất hai câu hỏi, Bob thở phào nhẹ nhõm. Bài tập thực hành khá đơn giản. Chắc chắn anh sẽ có một giấc ngủ ngon để bù lại cho những lo lắng vừa qua. Nhưng ngay khi đặt lưng xuống giường thì một băn khoăn lại hiện lên: Liệu những lựa chọn của anh có làm hài lòng Giám đốc Hiệu quả?
Related Posts: