Kinh doanh - đầu tư

Tứ Thư Lãnh Đạo – Thuật Lãnh Đạo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa Nhân

Download sách Tứ Thư Lãnh Đạo – Thuật Lãnh Đạo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quản trị – kinh doanh

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Người lãnh đạo cần những tố chất gì? Anh ta cần có tầm nhìn? Tài thuyết phục người khác? Khả năng quyết định đúng đắn và dứt khoát? Biết đối nhân xử thế hợp lý, thu hút được hiền tài? Cách giải quyết, xử lý vấn đề thấu đáo? Hay dũng khí đối đầu với khó khăn và nghịch cảnh?… Thực ra, để là một nhà lãnh đạo giỏi, anh ta cần tổng hòa tất cả các yếu tố đó. Hiện nay có rất nhiều cuốn sách về lãnh đạo nhưng nếu để nói về sự tổng hòa như trên, tôi tìm thấy đầy đủ những bí quyết để là một nhà lãnh đạo hoàn hảo trong Tứ thư lãnh đạo.

Lấy cảm hứng từ Tứ thư, bộ sách kinh điển trong kho tàng tri thức của nhân loại, tác giả Hòa Nhân cho ra đời bộ sách Tứ thư lãnh đạo. Bộ sách này xứng đáng là sách gối đầu giường cho những nhà lãnh đạo. Bốn tập sách bao gồm “Thuật lãnh đạo”, “Thuật dụng ngôn”, “Thuật xử thế” và “Thuật quản trị” cung cấp kiến thức về bốn yếu tố rường cột để tạo nên một nhà lãnh đạo xuất sắc. Thuật lãnh đạo sẽ giúp bạn có được tố chất của một người lãnh đạo giỏi. “Thuật dụng ngôn” sẽ giúp bạn trở thành một người lãnh đạo có tài ăn nói, diễn thuyết, phản biện, từ đó thu phục được nhân tâm và làm nên việc lớn. “Thuật xử thế” sẽ mang lại cho bạn đầy đủ kỹ năng để quản lý nhân viên, đối nhân xử thế, mở rộng mạng lưới quan hệ. Và cuối cùng “Thuật quản trị” sẽ hướng dẫn bạn cách nhìn người, dùng người, cách sử dụng nhân tài sao cho hiệu quả nhất.

Dù bạn có đang là lãnh đạo hay không, miễn là bạn đang khao khát thực hiện ước mơ sự nghiệp của mình, tôi khuyên bạn nên đọc bộ sách này để con đường sự nghiệp của bạn luôn suôn sẻ, tránh được những vấp váp, trắc trở và gặt hái thành công. Khi đọc sách, bạn hãy nghiền ngẫm kỹ những sách lược, đọc thật chậm những lời khuyên, phân tích rõ ràng những ví dụ thực tế và khéo vận dụng những kinh nghiệm mà tác giả đã đưa ra vào công việc hàng ngày của mình.

Giản dị nhưng sâu sắc, đơn giản nhưng đầy đủ, tôi tin đây là bộ sách cẩm nang cho các nhà lãnh đạo và những người sẽ trở thành lãnh đạo.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Trương Gia Bình

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT

Lời nói đầu

Bất kỳ một nhà lãnh đạo kiệt xuất nào trên thế giới cũng từng phải đối mặt với những thách thức của thời gian, từng phải ra những nước cờ quyết định trước khi giành được chiến thắng cuối cùng. Lãnh đạo không nhất thiết phải là người học rộng, nhưng nhất thiết phải là người có năng lực. Họ phải biết lựa lời với cấp trên; phải nghiêm khắc mà độ lượng, ân cần niềm nở với cấp dưới; phải động viên tinh thần cộng sự; phải biết tùy cơ ứng biến, nhanh nhạy khôn khéo với đối phương; phải biết tranh thủ những người ủng hộ; đồng thời đặt mình vào vị trí của những người phản đối mình để tìm cách thu phục họ…

Có thể nói rằng, tất cả những điều đó đều là tố chất của những người lãnh đạo. Lãnh đạo là người đi đầu trong một tập thể. Vị trí đặc biệt đó quyết định nên tố chất tổng hợp mà họ cần phải có. Tố chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng “điều binh khiển tướng”. Chúng ta thường thấy rằng, ngay khi đã xác định được phương hướng và mục tiêu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất ngay lập tức sẽ hành động với quyết tâm cao nhất. Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh ứng phó; khi ra quyết sách, họ tỏ ra thông minh quyết đoán; khi thời cơ đến, họ biết nắm bắt kịp thời.

Bồi dưỡng tố chất lãnh đạo không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều, mà cần phải tích lũy qua thời gian. Người lãnh đạo phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực và rèn luyện tố chất của mình. Việc cổ vũ, động viên, ra lệnh cho cấp dưới hàng ngày hay đàm phán thương thuyết với đối tác đều là cơ hội tốt để một người lãnh đạo rèn luyện bản thân. Trau dồi kỹ năng một cách đúng đắn là chúng ta đã thành công được một nửa. Một nửa còn lại chính là việc chúng ta áp dụng được vào thực tiễn những gì mình đã học.

ĐỌC THỬ

Chương I

MỤC TIÊU

Có mục tiêu mới có phương hướng và động lực
✸ Muốn trở thành một nhà lãnh đạo thành công thì nhất định phải xác định rõ mục tiêu của cá nhân mình.

✸ Đối với một nhà lãnh đạo, mục tiêu lý tưởng phải là động lực bên trong mà người đó luôn muốn giành được.

✸ Không có sự thành công nào là không có sự chuẩn bị. Giống như người xưa đã dạy: “Sự chuẩn bị sẽ tạo ra vận may.”

✸ Muốn thành công, cách đơn giản nhất là tiến thẳng tới mục tiêu mà không hề do dự.

VAI TRÒ CỦA MỤC TIÊU

Ngoài việc xác định kết quả cuối cùng cần phải đạt được, mục tiêu còn có tác dụng trong suốt cuộc đời của một nhà lãnh đạo. Mục tiêu là cột mốc trên con đường dẫn đến thành công.

1. Mục tiêu giúp chúng ta thấy rõ sứ mệnh

Hàng ngày, chúng ta đều bắt gặp những người không hài lòng với cuộc sống của bản thân và thế giới xung quanh. Thực ra, có tới 98% trong số họ không thể miêu tả rõ ràng về một thế giới khiến họ cảm thấy hài lòng. Họ không có mục tiêu cụ thể để thay đổi cuộc sống, không có mục đích sống rõ ràng để thúc giục bản thân. Kết quả là họ vẫn tiếp tục sống trong một thế giới mà bản thân không hài lòng nhưng cũng không có ý định thay đổi.

Có một bác sĩ đã phát biểu trong một hội thảo về kết quả nghiên cứu đặc điểm chung của những người già thọ trên 100 tuổi. Ông hỏi những người có mặt trong buổi hội thảo đó xem liệu họ có biết đặc điểm chung của những người này là gì không. Phần lớn mọi người cho rằng đó là ăn uống hợp lý, tích cực vận động, hạn chế bia rượu và các yếu tố gây hại khác… Nhưng thật bất ngờ, vị bác sĩ đó cho biết, điểm chung của những người sống thọ chính là thái độ của họ đối với tương lai, họ đều là những người có mục tiêu trong cuộc sống.

Lập ra mục tiêu không có nghĩa là bạn sẽ sống đến trăm tuổi, nhưng mục tiêu sẽ tăng thêm cơ hội để bạn trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Nếu bạn sống mà không có mục tiêu, thì rất có thể cả cuộc đời bạn sẽ gặp toàn thất bại. Giống như J. C. Penney(1) đã từng nói: “Một nhân viên bình thường có mục tiêu sẽ trở thành người tạo ra lịch sử, một người không có mục tiêu sẽ mãi mãi chỉ là một nhân viên bình thường.”

2. Mục tiêu khiến công việc của chúng ta trở nên có giá trị hơn

Cách nhìn nhận mục tiêu quyết định cách làm việc của chúng ta. Khi thấy mục tiêu không quan trọng, bạn sẽ không nỗ lực làm việc. Ngược lại, nếu coi mục tiêu đó là quan trọng, bạn sẽ nỗ lực tới cùng để đạt được nó. Khi lý tưởng được tạo dựng từ những mục tiêu mà bạn trân trọng, bạn sẽ thấy nỗ lực của mình bỏ ra là xứng đáng.

3. Mục tiêu khiến chúng ta trở nên tích cực

Mục tiêu giúp bạn biết cái đích phải đến và thúc giục bạn tiến lên. Khi nỗ lực thực hiện mục tiêu, bạn sẽ thấy tự hào về bản thân mình. Đối với nhiều người, việc đề ra và thực hiện mục tiêu cũng giống như việc tham gia vào một cuộc thi đấu. Cùng với thời gian, khi bạn lần lượt thực hiện được các mục tiêu, tư tưởng và phương thức làm việc của bạn cũng sẽ thay đổi.

Mục tiêu của bạn phải thật cụ thể và có khả năng thực hiện. Đây là điều rất quan trọng. Bởi nếu một kế hoạch được đưa ra không cụ thể, không xác định được có khả thi hay không thì sự tích cực của bạn sẽ bị giảm đi đáng kể vì bạn không biết mình còn cách mục tiêu bao xa.

4. Mục tiêu giúp chúng ta sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Ưu điểm lớn nhất của việc xác lập mục tiêu là giúp chúng ta sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Nếu không có mục tiêu, chúng ta rất dễ bị cuốn theo những việc chẳng liên quan gì đến lý tưởng của mình. Khi quên mất công việc quan trọng nhất mà bản thân cần phải làm, chúng ta sẽ chỉ xoay quanh những công việc vụn vặt. Có người đã từng nói: “Trí tuệ là nghệ thuật biết bỏ qua thứ gì không cần thiết”. Đó chính là chân lý.

5. Mục tiêu giúp chúng ta quan tâm tới kết quả hơn là tập trung vào bản thân công việc

Những người thất bại thường lẫn lộn giữa bản thân công việc với hiệu quả công việc. Họ cho rằng, công to việc lớn và đặc biệt là công việc gian khổ nhất định sẽ mang lại thành công. Nhưng bản thân công việc không thể đảm bảo cho sự thành công. Một hoạt động có ích phải là một hoạt động hướng tới mục tiêu rõ ràng. Cũng tức là, thước đo thành công không phải là bạn làm được bao nhiêu việc, mà là bạn có được bao nhiêu thành quả.

Mục tiêu giúp chúng ta tránh được tình trạng làm việc cật lực một cách mù quáng. Khi đã xác lập được mục tiêu, bạn sẽ thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc, vô hình trung, bạn đã chuyển hướng tập trung từ bản thân công việc sang hiệu quả công việc. Chúng ta không thể làm việc theo kiểu lấp đầy khoảng thời gian trong ngày bằng số lượng công việc. Phải làm ra thành quả để từng bước thực hiện mục tiêu mới là phương pháp đánh giá chính xác thành tích của bạn. Cùng với việc thực hiện từng mục tiêu nhỏ, bạn sẽ xác định công sức để thực hiện được mục tiêu cuối cùng. Không những thế, bạn cũng sẽ biết cách tạo ra nhiều giá trị hơn với lượng thời gian ít hơn. Khi đó dần dần bạn sẽ đề ra những mục tiêu cao hơn, thực hiện những lý tưởng vĩ đại hơn. Cùng với việc nâng cao hiệu suất công việc, bạn cũng sẽ có cách đánh giá chính xác hơn đối với bản thân và người khác.

6. Mục tiêu giúp chúng ta có khả năng nắm bắt hiện tại

Hilaire Belloc(2) từng nói: “Khi chúng ta mơ về tương lai và hối hận vì quá khứ, chúng ta đã đánh mất hiện tại, trong khi hiện tại là thứ duy nhất mà chúng ta có trong tay.” Người lãnh đạo thành công là người nắm chắc thực tại, chỉ có nắm chắc thực tại, người ta mới có thể thực hiện mục tiêu của mình. Bởi vì khi đó chúng ta sẽ chia nhỏ mục tiêu và tập trung tinh thần, sức lực vào công việc hiện tại, mục tiêu hiện tại, từ đó từng bước đạt được những mục tiêu lớn trong tương lai.

XÂY DỰNG MỤC TIÊU LÝ TƯỞNG CAO CẢ

Từ khi biết nhận thức, chúng ta đã có lý tưởng và luôn cố gắng để đạt được nó. Lý tưởng mang lại động lực cho chúng ta. Con người không có lý tưởng sẽ bị mất phương hướng. Tolstoy(3) ví lý tưởng như ngọn hải đăng. Đối với một nhà lãnh đạo, mục tiêu lý tưởng phải là động lực bên trong mà người đó luôn muốn giành được.

Người lãnh đạo phải đề ra lý tưởng lớn, phải có tinh thần “vượt núi cao”. Nhưng hành động phải xuất phát từ lý tính, phải lấy hiện thực làm cơ sở và phải chú ý đến hướng đi. Con đường đó phải là sự kết hợp giữa lý tưởng và hiện thực, giữa chủ quan và khách quan, tức là phát huy tính chủ động và phù hợp với điều kiện khách quan.

Cho dù gặp khó khăn đến đâu, người lãnh đạo cũng phải kiên trì với lý tưởng của mình. Mục tiêu lý tưởng thuộc về tương lai, còn hiện thực thuộc về hiện tại. Lý tưởng càng lớn thì con đường thực hiện lý tưởng càng dài và gập ghềnh. Người lãnh đạo muốn những cộng sự thực hiện thành công lý tưởng của mình, thì chính họ phải phát huy được tính bền bỉ và ý chí mạnh mẽ, chịu đựng được mọi áp lực, vượt qua mọi khó khăn và trở ngại.

Lý tưởng là đích đến trong tương lai. Vì thế trong quá trình thực hiện, chúng ta cần kiên trì, nghiêm túc, bền bỉ làm việc, đồng thời phải biết bình tĩnh đón nhận thất bại. Cho dù là nhà lãnh đạo xuất chúng thì cũng không tránh khỏi những lúc thất bại, bởi người tài giỏi đến đâu cũng có lúc tính toán sai lầm. Vấn đề là họ chưa bao giờ đầu hàng, họ có một khí phách mà không khó khăn nào có thể quật ngã. Họ dám nhận trách nhiệm. Chính bởi vậy, họ thường biết nắm bắt thời cơ để chuyển bại thành thắng. Họ luôn giữ được tinh thần tích cực. Iacocca(4) là một doanh nhân đã từng trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, nếm trải từ đỉnh cao thành công đến lúc bần cùng. Ông đã từng có công rất lớn với Tập đoàn xe hơi Ford nhưng do bất đồng với lãnh đạo nên đã bị sa thải. Theo Iacocca, ông đã bị đá từ trên đỉnh Everest xuống. Nhưng ông không chịu thua, ông được công ty Chrysler, lúc này đang trên bờ vực phá sản, chiêu mộ. Chính ý chí kiên định và tinh thần kiên cường đã giúp ông thành công. Chrysler “tái sinh” và Iacocca thì được suy tôn là anh hùng.

Điều nguy hiểm nhất là người lãnh đạo có lý tưởng sáo rỗng và không cụ thể. Một tập thể cần phải có lý tưởng cụ thể, khả thi. Như vậy mới khiến mọi người thấy yên tâm để thực hiện lý tưởng đó. Bởi nếu là một lý tưởng mơ hồ thì đừng nói là những người trong tập thể mà ngay cả người lãnh đạo cũng không biết phải bắt đầu từ đâu. Mỗi tập thể đều có đặc điểm riêng, doanh nghiệp hướng tới hiệu quả kinh tế, còn các đơn vị hành chính sự nghiệp thì hướng tới hiệu quả xã hội. Nếu không tiến hành phân loại, không tìm hiểu tính chất của tập thể mà đề ra lý tưởng, mục tiêu thì lý tưởng đó là sáo rỗng và không thể mang lại hiệu quả.

CHIA NHỎ MỤC TIÊU

Các mục tiêu không đứng độc lập với nhau. Con người có rất nhiều mục tiêu. Nếu giữa các mục tiêu không có sự liên hệ với nhau thì kết quả cuối cùng chỉ là phép cộng đơn giản của những mục tiêu mà thôi. Người xưa có câu: “Nếu không biết suy nghĩ vấn đề lớn thì không thể suy nghĩ về một vấn đề nhỏ, nếu không thể lên kế hoạch lâu dài thì sẽ không thể có một kế hoạch trước mắt.” Bởi vậy, mục tiêu phải là một hệ thống, bao gồm những mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, những mục tiêu vừa và nhỏ trong mục tiêu lớn. Giữa các mục tiêu phải có tính logic và tính tương hỗ. Mỗi mục tiêu nhỏ đều là cơ sở và là hình ảnh thu nhỏ của mục tiêu lớn, khi có một mục tiêu nào đó thay đổi, cả hệ thống sẽ có sự thay đổi theo.

Khi có những mục tiêu trong cuộc sống, chúng ta sẽ thấy công việc nào cũng đều có ý nghĩa. Cuộc sống của chúng ta vì thế cũng trở nên vui vẻ và tràn đầy sức sống. Đơn giản vì chúng ta đang hướng đến mục tiêu.

Nhiều lúc chúng ta thất bại không phải do những khó khăn trên đường đời, mà do chúng ta không có niềm tin vào mục tiêu của mình. Một mục tiêu có khả năng thành công là động lực giúp chúng ta tiến bước.

Năm 1984, tại giải Marathon quốc tế được tổ chức tại Tokyo, vận động viên người Nhật Bản Keizo Yamada, một người mà trước đó chưa từng được biết đến, đã bất ngờ đánh bại các tên tuổi lớn, giành được huy chương vàng. Khi được hỏi lý do gì đã khiến anh giành được thành tích tuyệt vời đến vậy, anh trả lời: “Tôi chiến thắng bằng trí tuệ.” Các phóng viên đều cho rằng anh đang cố làm ra vẻ huyền bí. Cuộc thi Marathon là một hoạt động cần đến thể lực và sự bền bỉ. Có sức khỏe tốt và bền bỉ dẻo dai sẽ giành được chiến thắng, sự bứt phá và tốc độ đều chỉ là thứ yếu. Vì thế, anh ta nói rằng chiến thắng bằng trí tuệ quả thực chưa thuyết phục.

Hai năm sau, cuộc thi Marathon quốc tế được tổ chức tại thành phố Milan của nước Ý. Yamada lại được đại diện cho Nhật Bản tham gia thi đấu. Và lần này, anh cũng giành vị trí quán quân. Khi được phỏng vấn, anh vẫn lặp lại câu nói hai năm trước: “Tôi chiến thắng bằng trí tuệ.” Lần này báo chí không còn tỏ ra nghi ngờ nữa, nhưng họ vẫn không hiểu ý nghĩa của câu nói đó.

Mãi đến 10 năm sau, điều bí mật mới được làm sáng tỏ. Trong cuốn tự truyện của mình, Yamada viết: “Trước mỗi lần thi đấu, tôi đều đi xem trước tuyến đường mình sẽ chạy, vẽ lại những địa điểm nổi bật, ví dụ như địa điểm đầu tiên là ngân hàng, tiếp đến là một cái cây to, rồi đến một ngôi nhà màu đỏ… Tất cả được vẽ lại trong một tờ bản đồ với chú thích độ dài chính xác từng mét. Sau đó, tôi căn cứ vào tốc độ chạy, phương án phân phối sức lực khi chạy trên toàn bộ con đường để tính ra thời gian cần thiết phải chạy trên từng quãng đường đã được đánh dấu. Vì thế, khi vào cuộc thi chính thức, tuyến đường hơn 40km đã được tôi chia nhỏ ra và hoàn thành hết sức nhẹ nhàng. Thực ra lúc đầu tôi không biết cách làm đó. Tôi chỉ nhắm đến lá cờ cắm ở vạch đích và kết quả là sau khi chạy được hơn 10km, tôi đã kiệt sức. Tôi rất hoảng sợ trước mục tiêu xa vời phía trước.”

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta bỏ dở một công việc giữa chừng không phải vì việc đó quá khó, mà vì chúng ta thấy thành công còn ở quá xa. Nói một cách chính xác thì chúng ta bỏ cuộc không phải vì thất bại mà vì kiệt sức. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy đề ra mục tiêu cho mỗi giai đoạn trong cuộc đời, sao cho kế hoạch đó vừa phù hợp với thực tế, vừa không quá dễ để tránh tư tưởng an phận do mọi cái đều dễ dàng đạt được.

HÃY TƯỞNG TƯỢNG NHIỀU VỀ MỤC TIÊU

Rất nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại khi hồi tưởng về cuộc đời mình đều tin rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công là họ luôn “tưởng tượng nhiều về mục tiêu”. Họ tin rằng bản thân là “người mang sứ mệnh” để hoàn thành mọi công việc nên khi gặp bất cứ khó khăn nào, họ cũng nỗ lực hết sức để vượt qua và tạo ra thành quả vĩ đại.

Nếu có thể tưởng tượng về sứ mệnh của mình, chúng ta sẽ khơi nguồn động lực cho sự sống. Tưởng tượng còn biến khát vọng thành những việc cụ thể mà chúng ta có thể hướng tới. Là một khái niệm mơ hồ, nhưng khi được biến thành mục tiêu cụ thể, khát vọng sẽ trở nên rõ ràng. Khi đó, chúng ta sẽ dốc sức để hoàn thành nó.

Khi tưởng tượng về mục tiêu, bạn phải tưởng tượng thật cụ thể, ví dụ như: Bạn sẽ sống cùng ai? Bạn sẽ sống ở đâu? Bạn sẽ qua lại với ai? Quan hệ với những người khác như thế nào? Bạn sẽ tham gia hoạt động gì? Bạn muốn có tài sản gì?…

Trí tưởng tượng càng sinh động, bạn càng dễ thiết lập và hoàn thành mục tiêu đó.

Câu chuyện của Jim Stovall sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của tưởng tượng:

Từ một cầu thủ bóng đá chuyển sang bộ môn cử tạ, tôi đã phải dốc hết sức lực của bản thân. Tôi quyết tâm trở thành quán quân cử tạ, vì thế tôi ra sức luyện tập. Trong khoảng thời gian đó, tôi kết bạn với một chàng trai người Nhật và học được một bài học quan trọng từ người bạn này.

Trong khoảng thời gian từ khi bước vào sân thi đấu cho đến khi chính thức thi đấu phải trải qua một quá trình như sau: Đầu tiên bạn phải bước đến trước thanh tạ đã được điều chỉnh trọng lượng. Từ khi vận động viên trước hoàn thành bài thi cho đến khi bạn bước ra nhấc tạ lên chỉ có vẻn vẹn ba phút. Nếu trong vòng ba phút đó bạn không nâng được tạ lên thì bạn sẽ bị hủy tư cách thi đấu. Đây là quy định giúp cho cuộc thi được diễn ra liên tục. Không vận động viên nào được thoải mái thời gian để chuẩn bị tốt trước khi nâng tạ. Vì thế trước khi bước tới thanh tạ, bạn đã phải chuẩn bị tốt cả về thể lực và tinh thần.

Có một lần, tôi để ý thấy cậu bạn tôi chỉ nâng tạ khi thời gian còn lại vài giây. Vì thế, cũng có lúc anh ta bị hủy tư cách thi đấu do không kịp nâng tạ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button