Kinh doanh - đầu tư

Dạy Con Làm Giàu Tập 11: Trường Dạy Kinh Doanh Cho Những Người Thích Giúp Đỡ Người Khác

Truong day kinh doanh cho nhung nguoi thich giup do nguoi khac - Day con lam giau 11 - Robert T. Kiyosaki1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert T. Kiyosaki

Download sách Dạy Con Làm Giàu Tập 11: Trường Dạy Kinh Doanh Cho Những Người Thích Giúp Đỡ Người Khác ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Điều gì khiến người giàu giàu?

 

Một hôm sau buổi học, tôi lại làm việc trong văn phòng người cha giàu. Khi đó tôi được 15 tuổi và rất chán nản việc học ở trường. Tôi muốn học cách làm giàu. Thay vì học những môn như “Lớp học căn bản về Tài chính” hay “Làm cách nào để trở thành triệu phú 202”, tôi lại ngồi giải phẫu những con ếch trong lớp khoa học, đầu suy nghĩ vẩn vơ làm cách nào để những con ếch chết này giúp mình giàu lên. Hết sức chán nản với việc học hành, tôi hỏi người cha giàu, “Tại sao trường học không dạy học sinh cách làm giàu hả cha?”

 

Người cha giàu ngước lên khỏi đống giấy tờ, mỉm cười trả lời, “Cha cũng không biết. Cha cũng đang tự hỏi điều đó.” Người cha giàu ngừng lại một lúc và nói tiếp, “Tại sao con lại hỏi như thế?”

 

Tôi đáp chậm rãi, “Con chán đi học lắm rồi. Con chẳng thấy có chút gì liên quan giữa mấy môn bắt buộc phải học ở trường và ngoài đời cả. Con chỉ muốn được học cách làm giàu thôi. Làm thế nào để những con ếch chết có thể giúp con mua được một chiếc xe hơi? Giá như thầy giáo có thể chỉ con điều đó, con sẵn sàng ngồi giải phẫu hàng ngàn con ếch”

 

Người cha giàu bật cười hỏi tôi, “Thế các thầy cô trả lời con thế nào khi con hỏi về mối quan hệ giữa những con ếch chết và tiền?”

 

“Tất cả các thầy cô đều trả lời giống nhau mỗi khi con đặt câu hỏi về sự liên quan giữa việc học trên trường và thực tế bên ngoài.”

 

“Thế họ trả lời ra sao?”

 

“Các thầy cô đều nói con cần phải đạt được điểm cao để tìm được một công việc ổn định.”

 

“Đó là điều mà hầu hết mọi người nhắm tới” người cha giàu trả lời. “Hầu hết đi học để tìm được một công việc và có được tài chính ổn định.”

 

“Nhưng con không muốn như vậy. Con không muốn trở thành một nhân viên làm thuê cho người khác. Con không muốn suốt dời phải nghe ai đó bảo con có thể kiếm được bao nhiêu tiền hay khi nào thì con có thể đi làm hoặc nghỉ phép. Con muốn được tự do. Con muốn được giàu có. Đó là lý do con không muốn có một công việc.”

 

Xin được tóm lược với những ai chưa đọc qua những tập trước của bộ sách Dạy Con Làm Giàu; người cha giàu là cha của người bạn thân nhất của tôi. Mặc dù khởi nghiệp từ con số 0 và không hề học qua trường lớp bài bản nào, người cha giàu đã trở thành một trong những người giàu nhất bang Hawaii. Người cha nghèo – cha ruột của tôi, là một người học rộng, một quan chức chính phủ lương cao. Dù ông kiếm được nhiều tiền, nhưng đến cuối tháng cha tôi lại hết sạch và cuối cùng qua đời trong cảnh túng quẫn sau cả một đời cống hiến vất vả.

 

Một trong những lý do tôi bắt đầu học với người cha giàu sau khi tan trường và trong ngày nghỉ cuối tuần là vì tôi biết rằng tôi sẽ không học được cái mà tôi muốn ở trường. Tôi biết rằng trường học không có câu trả lời cho điều mà tôi đang tìm kiếm bởi vì cha ruột tôi, vị hiệu trưởng, không biết nhiều về tiền. Chính vì thế, tôi biết hệ thống trường học không thể dạy tôi cái mà tôi muốn. Ở tuổi 15, tôi muốn biết làm cách nào để trở nên giàu có hơn là làm thế nào để trở thành một người làm công cho người giàu.

 

Khi biết rằng cả cha và mẹ tôi lúc nào cũng chật vật khốn đốn vì thiếu tiền, tôi bắt đầu tìm kiếm một người có thể dạy tôi về tiền. Đó là lý do tôi bắt đầu học với người cha giàu. Tôi học với ông từ năm 9 tuổi đến 38 tuổi. Trong khoảng thời gian đó tôi luôn tìm kiếm một sự giảng dạy đúng nghĩa. Trường học đó theo tôi chính là “Trường đào tạo kinh doanh”- trường đào tạo cho một cuộc sống thật sự. Nhờ sự hướng dẫn từ người cha giàu, tôi có thể nghỉ hưu ở tuổi 47, tài chính thoải mái cho đến cuối đời. Nếu nghe theo lời khuyên của người cha nghèo – trở thành một nhân viên cần mẫn đến tuổi 65 – chắc chắn đến giờ tôi vẫn phải đi làm, lo lắng làm sao đảm bảo được công việc và tiền lương hưu đang ngày càng bị cắt giảm. Sự khác nhau giữa lời khuyên của người cha giàu và người cha nghèo thật đơn giản. Người cha nghèo luôn nói, “Hãy đi học và học thật giỏi để có thể tìm được một công việc làm ổn định lâu dài với trợ cấp béo bở.” Còn người cha giàu thì lại nói, “Nếu con muốn thực sự giàu có, con phải trở thành một ông chủ hay nhà đầu tư.” Nhưng vấn đề lại là nhà trường không dạy tôi cách điều hành kinh doanh hay trở thành một nhà đầu tư.

ĐỌC THỬ

TẠI SAO THOMAS EDISON GIÀU CÓ VÀ NỔI TIẾNG

“Thế hôm nay con học gì nào?” người cha giàu hỏi.

Nhớ lại ngày học vừa rồi, tôi trả lời, “Chúng con nghiên cứu về cuộc đời của Thomas Edison.”

“Đó là một người tài đáng để học hỏi,” người cha giàu nói. “Thế các con có thảo luận bằng cách nào mà ông ấy trở nên giàu có và nổi tiếng không?”

“Dạ không,” tôi trả lời. “Chúng con chỉ thảo luận về những phát minh của ông, như là bóng đèn thôi.”

Người cha giàu mỉm cười nói, “Thật ra cha rất ghét phải mâu thuẫn với thầy cô của con, nhưng Thomas Edison không phát minh ra bóng đèn… mà đúng hơn là hoàn thiện nó.” Người cha giàu giải thích rằng Thomas Edison là một trong những người hùng của ông và ông dã nghiên cứu cuộc đời của nhà khoa học này.

“Thế tại sao ông ấy lại nổi tiếng là người phát minh ra bóng đèn?”, tôi hỏi.

“Đã có những bóng đèn điện khác được phát minh trước phát minh của Edison nhưng vấn đề là những cái bóng đó không thực tế. Chúng không sáng lâu. Ngoài ra, các nhà phát minh đó không thể giải thích được giá trị kinh tế của những bóng đèn đó.”

“Giá trị kinh tế?”, tôi bối rối hỏi.

“Nói cách khác, những nhà phát minh đó không biết cách kiếm tiền từ những phát minh của họ… và Thomas Edison thì biết rất rõ,” người cha giàu nói.

“Vậy thì Thomas Edison phát minh ra cái bóng đèn hữu dụng đầu tiên và ông cũng biết kinh doanh chúng,” tôi kết luận.

Người cha giàu gật đầu, “và chính nhờ sự nhạy bén kinh doanh mà rất nhiều những phát minh của ông trở nên hữu ích cho hàng triệu người.” Thomas Edison còn hơn cả một nhà phát minh. Ông là người sáng lập General Electric và nhiều công ty lớn khác. Các thầy cô ở trường có dạy các con điều đó không?”

“Dạ không”, tôi trả lời. “Con ước chi có. Nếu được vậy, chắc chắn con sẽ thích thú môn học này hơn. Thay vì vậy, con thấy rất chán và tự hỏi liệu Thomas Edison có liên quan gì đến cuộc sống thực tế. Nếu thầy cô giảng cho chúng con nghe bằng cách nào ông trở nên giàu có, con sẽ thấy thích thú và lắng nghe chăm chú hơn.”

Người cha giàu cười và kể tiếp cho tôi nghe bằng cách nào Thomas Edison trở thành triệu phú và người sáng lập của tập đoàn hàng tỷ đôla. Người cha giàu còn kể rằng Edison nghỉ học ngang bởi vì thầy giáo của ông cho rằng ông không đủ thông minh để học tiếp. Ông phải kiếm sống bằng việc bán kẹo và tạp chí dạo ở nhà ga. Ông đã phát triển kỹ năng buôn bán trong suốt thời gian đó. Chẳng bao lâu, ông bắt đầu tự in báo đằng sau toa tàu và thuê những đứa trẻ bán kẹo và những tờ báo do ông in. Chỉ trong vòng một năm, ông đã đi lên từ một người làm thuê thành ông chủ, có trong tay một tá nhân viên khi còn là một đứa trẻ.

“Vậy Thomas Edison đã bắt đầu khởi nghiệp từ lúc đó hả cha?”

Người cha giàu mỉm cười gật đầu.

“Vậy sao thầy cô không kể cho con về điều đó?” tôi hỏi. “Chắc chắn con sẽ rất thích nghe câu chuyện đó.”

“Còn nhiều lắm con,” người cha giàu tiếp tục kể chuyện về Edison. Sau một thời gian, Edison bắt đầu thấy chán công việc ở trên tàu. Ông bắt đầu học cách gửi và nhận mã Morse và trở thành nhân viên vận hành máy điện báo. Chẳng bao lâu, Edison đã trở thành một trong những người vận hành máy giỏi nhất và ông đi từ thành phố này sang thành phố khác sử dụng kỹ năng đó của mình. “Chính những điều học được từ thời gian làm nhà buôn trẻ và nhân viên vận hành, điện báo đã tôi luyện ông thành nhà kinh doanh và nhà phát minh ra bóng đèn.”

“Làm thế nào mà một người vận hành máy điện báo có thể giúp ông trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi vậy cha?” tôi hỏi, bây giờ thì bối rối thật sự. “Câu chuyện này có giúp con trở nên giàu có không?”

“Cho cha thời gian để giải thích,” người cha giàu nói. “Con thấy đấy, Thomas Edison còn hơn là một nhà phát minh. Khi còn trẻ, ông đã là chủ một doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao ông rất giàu có và nổi tiếng. Thay vì đến trường, ông lại học được những kỹ năng kinh doanh cần thiết cho sự thành công ngay từ trong cuộc sống. Con hỏi ta tại sao người giàu lại giàu phải không?”

“Dạ,” tôi gật đầu và cảm thấy hơi xấu hổ vì đã ngắt lời người cha giàu.

“Điều làm cho ông nổi tiếng liên quan đến bóng đèn chính là những trải nghiệm trong thời gian làm kinh doanh, và vận hành máy điện báo,” người cha giàu nói. “Là người vận hành máy, ông biết rằng điều làm cho nhà phát minh ra chiếc máy này thành công là nhờ vào hệ thống kinh doanh – hệ thống các đường dây, cột, những con người tài giỏi và những trạm tiếp âm. Khi còn là một chàng trai trẻ, Thomas Edison đã nhận ra được sức mạnh của hệ thống.”

Tôi cắt ngang, “Ý cha là nhờ đã từng kinh doanh, nên Edison mới nhận ra được tầm quan trọng của hệ thống. Mạng lưới hệ thống quan trọng hơn là một phát minh.”

Người cha giàu gật đầu, “Con thấy đấy, hầu hết mọi người đi học để trở thành nhân viên trong một hệ thống; họ không thấy được bức tranh toàn cảnh. Họ chỉ thấy được giá trị trong công việc của họ vì đó là tất cả những gì họ được đào tạo để thấy. Thế là họ chỉ thấy được những cái cây mà không thể thấy được toàn bộ khu rừng.”

“Vậy hầu hết mọi người làm việc cho hệ thống hơn là làm chủ hệ thống,” tôi thêm vào.

Người cha giàu gật đầu đồng ý, “Tất cả những gì họ thấy là việc phát minh ra sản phẩm chứ không phải hệ thống. Hầu hết mọi người không thể thấy được cái thực sự làm cho người giàu.”

“Vậy điều này liên quan gì đến Thomas Edison và những cái bóng đèn điện?” tôi hỏi.

“Điều làm cho những bóng đèn thực sự có tác động mạnh không phải chính bản thân nó mà là toàn bộ hệ thống của các đường dây diện, trạm rơle giúp nạp năng lượng cho bóng đèn. Và điều làm cho Thomas Edison giàu có và nổi tiếng chính là ông thấy được bức tranh toàn cảnh trong khi những người khác chỉ thấy được mỗi cái bóng đèn.”

“Và Edison có thể thấy được bức tranh toàn cảnh đó nhờ vào những kinh nghiệm buôn bán của ông ở sân ga và khi làm người vận hành máy điện báo,” tôi chen vào.

Người cha giàu gật đầu, “Từ khác của hệ thống là mạng lưới. Nếu con thực sự muốn học cách làm giàu, con phải bắt đầu tìm hiểu và thấy được sức mạnh của những mạng lưới kinh doanh. Những người giàu nhất thế giới đều xây dựng mạng lưới làm việc. Những người khác thì được đào tạo để tìm kiếm công việc.”

“Những người giàu nhất thế giới đều xây dựng mạng lưới làm việc. Những người khác thì được đào tạo để tìm kiếm công việc.”

 

“Nếu không có mạng lưới điện thì những bóng đèn điện hầu như chẳng có giá trị gì đối với chúng ta,” tôi kết luận.

“Con đang dần nắm được vấn đề đấy,” người cha giàu mỉm cười. “Vậy cái làm cho người giàu giàu chính là họ biết xây dựng và làm chủ hệ thống… mạng lưới. Làm chủ mạng lưới giúp họ giàu có.”

“Mạng lưới? Vậy nếu con muốn trở nên giàu có, con cần học cách xây dựng một mạng lưới kinh doanh?” tôi thắc mắc.

“Đúng thế. Có nhiều cách để trở nên giàu có, nhưng những người giàu thật giàu luôn xây dựng mạng lưới. Hãy nhìn cách John D. Rockefeller trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Ông không chỉ khai thác dầu mỏ. John D. Rockefeller trở thành một trong những người giàu nhất thế giới là nhờ vào việc xây dựng mạng lưới gồm trạm xăng dầu, xe chuyên chở, tàu thuyền và đường ống dẫn dầu. Ông giàu và có tầm ảnh hưởng lớn đến nỗi chính phủ Mỹ bắt ông phải phá bỏ mạng lưới đó vì cho đó là kinh doanh độc quyền.”

“Tương tự như Alexander Graham Bell đã phát minh ra điện thoại và cuối cùng là mạng lưới điện thoại AT&T,” tôi thêm vào.

Người cha giàu gật đầu. “Sau đó đến mạng lưới radio, tivi. Mỗi lần một phát minh mới ra đời, người giàu có là người biết xây dựng và làm chủ mạng lưới xung quanh phát minh đó. Nhiều ngôi sao và vận động viên thể thao trở nên giàu có và nổi tiếng đơn giản là nhờ vào mạng lưới đài và tivi.”

“Vậy tại sao hệ thống trường học của chúng con không dạy cách xây dựng mạng lưới?” tôi hỏi.

Người cha giàu nhún vai nói, “Cha không biết. Cha nghĩ là vì hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng khi làm một nhân viên trong một mạng lưới rộng lớn… cái mạng lưới giúp cho người giàu càng giàu thêm. Cha không muốn làm công cho người khác. Đó là lý do tại sao cha tự xây dựng mạng lưới cho riêng mình. Cha không kiếm được nhiều tiền khi còn trẻ vì cha dành thời gian để xây dựng mạng lưới. Năm năm đầu, cha kiếm được ít tiền hơn so với những người cùng trang lứa. Tuy nhiên sau mười năm, cha giàu hơn rất nhiều so với hầu hết những người bạn cùng lớp, hơn cả những người làm bác sĩ và luật sư. Đến nay, cha kiếm được nhiều hơn những gì mà họ mơ ước. Một mạng lưới kinh doanh được thiết kế và điều khiển giỏi sẽ giúp kiếm nhiều hơn một cá nhân làm việc chăm chỉ theo hàm số mũ.”

Người cha giàu kể thêm rằng lịch sử có đầy những giai thoại về những người giàu có và nổi tiếng xây dựng mạng lưới. Khi xe lửa ra đời, nhiều người trở nên giàu có. Tương tự như trường hợp của máy bay, tàu thuyền, xe hơi và chuỗi siêu thị Wal-Mart, Gap và Radio Shack. Ngày nay, sức mạnh của siêu máy tính và máy tính xách tay cho phép các cá nhân có nhiều công cụ để gầy dựng của cải nếu họ chịu xây dựng mạng lưới của riêng họ. Cuốn sách này và công ty của tôi, richdad.com, cũng dành cho những người muốn xây dựng mạng lưới kinh doanh của chính họ.

Ngày nay chúng ta có Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới, người trở nên giàu có nhờ nối kết hệ thống điều hành vào mạng lưới IBM. The Beatles trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ vào sức mạnh của mạng lưới phát thanh truyền hình và phòng thu thanh. Những ngôi sao thể thao kiếm được hàng triệu đôla cũng nhờ vào sức ảnh hưởng của mạng lưới phát thanh truyền hình. Mạng Internet, mạng lưới toàn cầu mới nhất, đã tạo ra nhiều triệu phú và thậm chí là một vài tỷ phú. Kỹ năng viết giúp tôi kiếm được hàng triệu đôla không phải vì tôi là một tác giả đại tài, mà vì những đối tác kinh doanh của tôi kết hợp với mạng lưới Time Warner. Chúng tôi ở richdad.com hợp tác với Nhà xuất bản Time Warner & AOL trên mạng Internet. Họ là những công ty và những con người khổng lồ để làm việc chung. Richdad.com cũng hợp tác với nhiều công ty khắp thế giới, ở Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Anh, châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Canada, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Indonesia, Mexico, Philippines & Đài Loan. Như người cha giàu đã nói, “Người giàu biết xây dựng mạng lưới làm việc, trong khi những người khác chỉ biết tìm kiếm công việc.”

TẠI SAO NGƯỜI GIÀU CÀNG GIÀU HƠN

Hầu hết chúng ta đều nghe câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Thật vậy, câu tục ngữ trên không những đúng cho loài vật mà còn rất chính xác cho người giàu, người nghèo và người trung lưu. Nói cách khác, người giàu hợp tác với người giàu, người nghèo này hợp tác với người nghèo kia, và người trung lưu thì giao du với nhau. Người cha giàu thường nói, “Nếu con muốn giàu có, hãy hợp tác với những người giàu có hay những người có thể giúp con làm giàu.” Người cha giàu kể thêm, “Nhiều người cả cuộc đời giao du với những người ngăn họ giàu có.” Thêm một ý mà quyển sách này muốn truyền tải đến độc giả là kinh doanh tiếp thị mạng lưới là một hợp tác kinh doanh với những người sẵn lòng giúp bạn giàu hơn. Câu hỏi mà bạn nên tự hỏi, “Liệu công ty tôi đang làm và những người tôi làm chung có giúp tôi trở nên giàu có? Hay họ chỉ thích tôi tiếp tục làm việc như một người làm công chăm chỉ?”

Ở tuổi 15, tôi hiểu rằng cách giúp tôi trở nên giàu có và thoải mái về tài chính chính là học cách hợp tác với những người có thể giúp tôi trở nên giàu có và thoải mái về tài chính. Với tôi, điều dó hết sức hợp lý. Nhưng đối với nhiều bạn học trung học của tôi, đạt được điểm cao và có được công việc ổn định lại là một điều hợp lý. Ở tuổi 15, tôi quyết định chỉ kết bạn với những ai quan tâm đến việc tôi trở thành một người giàu có hơn là trở thành một nhân viên trung thành làm công cho người giàu. Giờ đây khi nhìn lại, quyết định năm 15 tuổi đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Đó không phải là một quyết định dễ dàng bởi vì lúc đó, tôi phải rất cẩn trọng với việc dành thời gian cho ai và nên lắng nghe lời giảng của giáo viên nào. Với những người đang và sẽ cân nhắc việc bắt đầu kinh doanh riêng, ý tưởng này – cái ý tưởng bạn sẽ dành thời gian cho ai và nghe theo ai – là một quyết định rất quan trọng. Từ khi còn là học sinh trung học, tôi bắt đầu lựa chọn bạn bè và giáo viên rất cẩn thận, bởi vì gia đình, bạn bè và thầy cô giáo là những nhân tố rất, rất, rất quan trọng trong mạng lưới của bạn.

TRƯỜNG KINH DOANH CHO MỌI NGƯỜI

Bản thân tôi, tôi rất hài lòng và phấn khởi khi viết cuốn sách này nhằm cổ vũ cho ngành tiếp thị mạng lưới. Nhiều công ty trong ngành này đang cung cấp cho hàng triệu người bài học kinh doanh mà người cha giàu đã dạy tôi: cơ hội xây dựng mạng lưới của riêng mình thay vì việc suốt cả đời phục vụ cho mạng lưới.

Giúp mọi người hiểu được sức mạnh của việc tự xây dựng mạng lưới kinh doanh của riêng mình là một điều không phải dơn giản. Lý do là hầu hết mọi người đều được học để trở thành một nhân viên trung thành, làm việc chăm chỉ hơn là trở thành chủ doanh nghiệp tự xây dựng mạng lưới cho riêng mình.

Trở về nhà từ quân đội, nơi tôi từng là sĩ quan Hải quân Mỹ và phi công trực thăng, tôi lưỡng lự không biết có nên quay lại trường học lấy bằng MBA. Người cha giàu phản đối ngay, “Nếu con lấy bằng MBA của một trường truyền thống, con vẫn chịu sự giáo dục để trở thành nhân viên của người giàu. Nếu con muốn giàu, hơn là một nhân viên được trả lương cao của người giàu, con cần học ở nơi có thể dạy con thành một nhà doanh nghiệp. Đó là dạng trường kinh doanh, mà cha nghĩ con nên theo học.” Người cha giàu nói thêm, “Vấn đề của hầu hết các trường dạy kinh doanh là họ nhận những học viên thông minh nhất và huấn luyện thành quản trị viên kinh doanh cho người giàu hơn là cho nhân viên.” Nếu như các bạn theo dõi tin tức về Enron và WorldCom, những nhà quản trị học thức cao bị buộc tội chỉ lo đến bản thân mình mà không nghĩ đến nhân viên hay những nhà đầu tư, những người đã tin tưởng giao toàn bộ cuộc sống và tiền bạc cho họ. Có nhiều nhà quản trị học vấn cao và được trả lương hậu hĩ thuyết phục nhân viên mua cổ phiếu công ty trong khi họ lại bán ra. Mặc dù trường hợp Enron và WorldCom rất cực đoan nhưng dạng hành vi ích kỷ đó vẫn diễn ra hằng ngày trong thế giới tập đoàn và thị trường chứng khoán.

Thêm một lý do khiến tôi ủng hộ ngành tiếp thị mạng lưới là có nhiều công ty trong ngành này thực sự là trường dạy kinh doanh cho mọi người, chứ không phải thu nhận những đứa trẻ thông minh và đào tạo chúng thành người làm công. Những công ty này dạy những giá trị mà ta không thể tìm thấy ở những trường dạy kinh doanh truyền thông… những giá trị giúp bạn và người khác trở thành chủ doanh nghiệp… hơn là dạy trở thành người làm công trung thành.

NHỮNG CÁCH LÀM GIÀU KHÁC

Nhiều người kiếm được rất nhiều tiền từ việc xây dựng kinh doanh tiếp thị mạng lưới. Một số bạn của tôi thật sự đã gầy dựng được cả gia tài từ việc xây dựng mạng lưới dó. Tuy nhiên, thành thật mà nói, cũng có những cách khác giúp ta làm giàu. Vì vậy, trong chương tới, tôi sẽ đi sâu vào những cách làm giàu khác, và quan trọng hơn cả, đó là tự do về tài chính… thoát khỏi những lo toan mưu sinh khổ cực, bám dính lấy một công việc ổn định để có thể giúp chi trả hết hóa đơn này đến hóa đơn khác. Sau khi đọc xong chương tới, có lẽ bạn sẽ có ý tưởng hay hơn về việc liệu xây dựng kinh doanh tiếp thị mạng lưới có phải là cách tốt nhất để tạo nên gia tài cho riêng bạn… như là một phương tiện giúp bạn theo đuổi ước mơ và nhiệt huyết.

CHƯƠNG 2: Có hơn một cách để làm giàu

“ Thầy có thể chỉ cho em cách làm giàu được không?” tôi hỏi thầy tôi.

“Không em ạ,” thầy giáo sinh học trả lời. “Công việc của thầy là giúp em tốt nghiệp để em có thể tìm được một công việc tốt.”

“Nhưng nếu em không muốn có một công việc? Có vấn đề gì không khi em muốn trở nên giàu có?” tôi hỏi.

“Tại sao em muốn giàu có?” thầy giáo hỏi.

“Bởi vì em muốn tự do. Em muốn có tiền và thời gian để làm những gì em muốn. Em không muốn trở thành người làm công suốt đời. Em không muốn giấc mơ của cuộc đời em bị tiêu tan bởi số lượng hóa đơn phải trả.”

“Thật vô lý. Em đang mơ tưởng đến cuộc sống giàu có lý tưởng và em không thể nào giàu được nếu em không đạt được điểm cao và có một công việc lương cao. Thôi quay về với những con ếch đi.”

Trong những cuốn sách và chương trình giảng dạy khác, tôi thường liên hệ đến 3 loại giáo dục thiết yếu nếu muốn thành công về tài chính trong cuộc sống: giáo dục cơ bản, giáo dục nghề và giáo dục tài chính.

GIÁO DỤC CƠ BẢN

Loại giáo dục này dạy chúng ta biết đọc, biết viết và làm toán. Loại giáo dục này rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội ngày nay. Tôi không phải là học sinh chăm chỉ ở trường. Tôi chỉ là học sinh trung bình khá, đơn giản vì tôi không thích những điều tôi được dạy. Tôi đọc rất chậm và viết không tốt lắm. Mặc dù đọc chậm nhưng tôi đọc rất nhiều; tôi đọc chậm rãi và thường phải đọc đi đọc lại 2-3 lần mới có thể hiểu được cái tôi đang đọc. Tôi viết cũng dở, mặc dù vậy, tôi vẫn tiếp tục viết.

Xin có một giải thích nhỏ, mặc dù viết tệ nhưng may mắn thay tôi đã có 7 cuốn sách được xếp vào danh sách sách bán chạy nhất trên tờ The New York Times, The Wall Street Journal và Business Week. Như đề cập trong Dạy con làm giàu (tập 1), tôi không phải là tác giả viết hay nhất mà tôi là tác giả có sách bán chạy nhất. Những bài hướng dẫn kỹ năng buôn bán của người cha giàu thực sự có tác dụng mặc dù chúng không giúp ích gì cho điểm số của tôi ở trường học.

GIÁO DỤC NGHỀ

Loại giáo dục này dạy chúng ta cách làm việc để kiếm tiền. Khi còn nhỏ, những đứa trẻ thông minh đều lớn lên trở thành bác sĩ, luật sư và kế toán. Những trường chuyên ngành khác dạy học sinh trở thành trợ lý y khoa, thợ sửa ống nước, thợ xây dựng, thợ điện và thợ sửa xe. Nếu bạn tra trong trang vàng phần giáo dục hay trường học, bạn sẽ thấy hàng loạt những ngôi trường dạy nghề nhằm giúp cho mọi người trở nên lành nghề hơn.

Riêng tôi, vì đã không học giỏi từ bậc giáo dục đầu tiên- giáo dục cơ bản – nên việc trở thành một bác sĩ, luật sư hay kế toán không hấp dẫn đối với tôi. Vì thế, tôi lên New York ghi tên vào khóa sĩ quan thủy quân, điều khiển những chiếc tàu như tàu bồn chở dầu cho hãng Standard Oil và tàu chở khách giống con tàu trong chương trình tivi The Love Boat. Sau đó thay vì đi làm trong ngành công nghiệp tàu thủy, tôi đến Pensacola, Florida ghi tên tham gia vào Trường phi đội hải quân Mỹ và trở thành phi công. Đến năm 23 tuổi, tôi có hai nghề: một là sĩ quan tàu thủy, hai là phi công, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự sử dụng hai công việc trên để kiếm tiền.

Cần nói thêm rằng, thật là châm biếm khi giờ đây kỹ năng giúp tôi nổi tiếng lại là viết… môn học mà tôi từng thi rớt hai lần khi còn học trung học.

GIÁO DỤC TÀI CHÍNH

Loại giáo dục này dạy cho bạn cách khiến tiền bạc làm việc cho mình hơn là mình làm việc vì tiền. Loại giáo dục thứ ba này không được dạy ở hầu hết các trường.

Người cha nghèo của tôi cho rằng loại giáo dục cơ bản ở nhà trường và giáo dục nghề tốt là tất cả những gì một người cần cho sự thành công trong cuộc sống. Người cha giàu cho rằng “Nếu con không được giáo dục về tài chính tốt thì con sẽ mãi là người làm công.” Richdad.com đã cố gắng hết sức để tạo nên những sản phẩm có thể truyền tải được những kiến thức tài chính mà người cha giàu đã dạy tôi. Chúng tôi có những sản phẩm như loạt trò chơi CASHFLOW 101, 202 và CASHFLOW cho con nít, những trò chơi giáo dục theo lối giải trí nhằm truyền đạt những kiến thức và cách tư duy về tài chính mà người cha giàu đã dạy tôi.

“Học cách bắt tiền làm việc cho bạn thay vì bạn làm việc vì tiền.”

THẢM HỌA TÀI CHÍNH

Theo tôi, nước Mỹ và các quốc gia phương Tây đang sắp phải đối diện với thảm họa tài chính… một thảm họa gây ra bởi sự thất bại trong hệ thống giáo dục khi không đưa ra một cách thích đáng chương trình giảng dạy về tài chính cho sinh viên. Như hầu hết đều biết, chúng ta không được học nhiều kiến thức tài chính ở trường, và theo tôi, biết cách quản lý và đầu tư tiền bạc là một kỹ năng sống quan trọng.

Gần đây, chúng ta chứng kiến hàng triệu người mất hàng nghìn tỉ đôla trên thị trường chứng khoán. Tôi tiên đoán đến một thảm họa tài chính trong tương lai gần bởi vì hàng triệu người sinh sau năm 1950 sẽ không lãnh đủ tiền lương hưu. Quan trọng hơn tiền lương hưu là tiền chăm sóc y tế. Tôi thường nghe các nhà tư vấn tài chính nói rằng, “Chi tiêu trong cuộc sống của bạn sẽ giảm xuống sau khi bạn nghỉ hưu.” Nhưng những nhà tư vấn đó quên mất một điều là sau khi bạn nghỉ hưu, chi phí tăng lên trong cuộc sống của bạn chính là y tế phí, cho dù khi chi phí cuộc sống của bạn giảm đi.

Người cha nghèo cho rằng chính phủ nên chăm sóc những người không có đủ tiền. Tận sâu trong đáy lòng tôi đồng ý với cha nhưng đầu óc tài chính của tôi lại tự hỏi rằng làm sao chính phủ có thể hỗ trợ tài chính cho hàng triệu người về những khoản chi phí sinh hoạt và y tế. Đến năm 2010, lứa đầu tiên của đợt bùng nổ 83 triệu em bé Mỹ sẽ về hưu. Câu hỏi của tôi là bao nhiêu người trong số đó có thể tồn tại một khi những năm tháng làm việc qua đi? Và nếu hàng triệu người sẽ phải cần đến hàng tỉ đôla để tồn tại thì liệu rằng những người trẻ trên thế giới có sẵn lòng chi trả những khoản chi phí cuộc sống cho người già?

Đối với tôi, việc hệ thống nhà trường đưa vào giảng dạy môn tài chính càng sớm càng tốt là một điều cấp bách. Học cách quản lý và đầu tư tiền bạc chắc chắn cũng sẽ quan trọng như việc học cách giải phẫu con ếch.

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Vợ chồng tôi có thể nghỉ hưu sớm mà không cần phải viện đến việc làm, trợ cấp chính phủ, cổ phiếu hay bảo hiểm nhân thọ nào cả. Tại sao chúng tôi không cần đến chứng khoán hay bảo hiểm nhân thọ? Bởi vì theo chứng tôi, bảo hiểm nhân thọ là những khoản đầu tư nguy hiểm nhất; tuy nhiên, chúng sẽ là sự đầu tư tốt nếu như bạn không học qua trường lớp tài chính bài bản và chưa có kinh nghiệm nào cả.

Nếu bạn từng theo dõi bản tin tài chính, có lẽ bạn sẽ để ý đến vụ khủng hoảng thị trường chứng khoán bắt đầu từ tháng 3 năm 2000, các nhà tư vấn tài chính nói rằng “hãy đầu tư lâu dài, mua, giữ lấy và phân tán đi.” Bây giờ sau vụ khủng hoảng thị trường, họ lại tiếp tục nói “hãy đầu tư lâu dài, mua, giữ lấy và phân tán đi.” Bạn có thấy sự khác biệt nào không?

Vậy, nếu như chưa có kiến thức về tài chính, có lẽ bạn sẽ nghe theo lời khuyên của hầu hết các nhà tư vấn tài chính; đó là để dành tiền, mua bảo hiểm nhân thọ, đầu tư lâu dài và phân tán đi. Nếu bạn có vốn kiến thức rộng về tài chính, có lẽ bạn sẽ không nghe theo lời khuyên nguy hiểm trên. Thay vào đó, bạn có thể sẽ làm theo những gì người cha giàu khuyên tôi, nghĩa là đầu tiên hãy bắt tay vào kinh doanh, Người cha giàu nói, “Xây dựng kinh doanh riêng cho mình là con đường tốt nhất để làm giàu.” Ông còn nói, “Sau khi xây dựng kinh doanh, có nguồn tài chính vững mạnh, con hãy bắt dầu đầu tư vào những tài sản khác.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button