Kinh doanh - đầu tư

Trí Tuệ Kinh Doanh Và Lý Thuyết Trò Chơi

Tri tue kinh doanh va ly thuyet tro choi - Tuc Xuan Le & Hinh Quan Lan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Nhiều tác giả

Download sách Trí Tuệ Kinh Doanh Và Lý Thuyết Trò Chơi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Lý thuyết trò chơi (game theory) là nhánh của toán học ứng dụng nghiên cứu các tình huống chiến thuật, trong đó các đối thủ lựa chọn những hành động khác nhau nhằm cố gắng tối ưu hóa kết quả đạt được.

Trò chơi là một sách lược lựa chọn trong cạnh tranh, khi so sánh lợi thì chọn cái có lợi hơn, khi so sánh hại thì chọn cái ít có hại hơn, nhằm mục đích giành “chiến thắng”. Nhưng, làm thế nào để giúp mình chiến thắng? Đó là vấn đề mà “lý thuyết trò chơi” phải giải quyết.

Cuộc sống chính là một quá trình không ngừng lựa chọn, không ngừng tham gia các trò chơi. Nếu biết vận dụng trí tuệ và giành chiến thắng trọn vẹn trong trò chơi thì bạn đã thành công theo đúng nghĩa. Với kết cấu chặt chẽ, thông qua những câu chuyện sinh động. Cuốn sách trình bày và phân tích gần 100 trò chơi trí tuệ được hầu hết những người thành công trên thế giới áp dụng, nhằm giúp bạn chuẩn bị hành trang xử thế trong cuộc sống thường ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh.

LỜI TỰA

Kể từ khi ra đời đến nay, lý thuyết trò chơi ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu bởi tính ứng dụng cao của nó trong mọi lĩnh vực, kinh tế, sinh học, triết học, tâm lý…

Cuộc sống là một trò chơi. Bạn – với tư cách là người chơi – sẽ chơi như thế nào và chơi với tâm thế ra sao? Mỗi lựa chọn của bạn sẽ dẫn đến những kết quả xác định, vì vậy bạn phải tỉnh táo, đầy mưu lược và phải có tầm nhìn xa trông rộng. Cuốn sách Trí Tuệ Kinh Doanh và Lý Thuyết Trò Chơi giới thiệu gần 100 chiến lược áp dụng lý thuyết trò chơi nhằm giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trước mỗi lựa chọn trong kinh doanh và trong cuộc sống.

Những câu chuyện minh họa sinh động cùng những phân tích dễ hiểu mà sâu sắc trên cơ sở lý thuyết trò chơi sẽ giúp bạn nắm vững nghệ thuật ra quyết định và giành chiến thắng ngoạn mục trong mọi trận chiến cuộc đời.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1: LỰA CHỌN LÀ MỘT TRÒ CHƠI

THOÁT KHỎI SỰ VƯỚNG VÍU CỦA CHI PHÍ CHÌM

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Làm thế nào để thoát khỏi sự vướng víu của chi phí chìm?

Một là phải đưa ra quyết sách một cách thận trọng và nắm vững thông tin, từ đó đánh giá toàn diện mặt lợi và hại; hai là khi không thành công, phải chấp nhận hiện thực nhằm tránh tổn thất lớn hơn.

 

  • GIAI THOẠI

Để hưởng ứng lời kêu gọi “giáo dục tố chất” của nhà nước, một bà mẹ bỏ ra 1.500 tệ mua đàn điện tử cho con. Nhưng đứa con vốn hiếu động, không thích học nhạc nên cây đàn điện tử đành xếp xó hứng bụi. Không lâu sau, bà mẹ nghe một đồng nghiệp nói có quen một thầy dạy nhạc giỏi xuất thân từ học viện âm nhạc nên lập tức mời người này làm gia sư. Lý do của bà rất đơn giản: Đàn đã mua rồi thì phải học, chi bằng mời một gia sư đến dạy, không thì phí cây đàn! Thế là mỗi tháng bà mẹ lại mất thêm 600 lệ phí gia sư, liên tục trong 6 tháng (tổng cộng 3.600 tệ) nhưng cuối cùng vẫn bỏ cuộc.

Vì không muốn lãng phí cây đàn điện tử 1.500 tệ, bà mẹ lại lãng phí thêm 3.600 tệ một cách vô ích.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Trong lý thuyết trò chơi, chúng ta gọi những chi phí đã phát sinh, không thu hồi lại được như thời gian, tiền bạc, năng lượng… là chi phí chìm (sunk cost). Chi phí chìm là chi phí bạn bỏ ra trước khi chính thức hoàn thành giao dịch; một khi giao dịch không hoàn thành, bạn sẽ bị mất trắng. Nhưng nếu quá luyến tiếc chi phí chìm, bạn sẽ tiếp tục sai lầm và nhận lấy thiệt hại lớn hơn.

Chi phí chìm có ảnh hưởng to lớn đến việc ra quyết sách khiến nhiều nhà đầu tư sáng suốt cũng phải bối rối. Nhiều khi chúng ta bắt đầu làm một việc, đến nửa chừng phát hiện thấy không nên làm, nhưng khi đó, chi phí bỏ ra đã quá nhiều. Suy đi nghĩ lại, chúng ta chỉ có thể tiếp tục làm. Nhưng trên thực tế, việc tiếp tục thường sẽ gây thiệt hại lớn hơn.

DẸP BỎ TỰ TI, NẮM LẤY CƠ HỘI

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Dẹp bỏ tính tự ti để nắm lấy cơ hội không những là một lựa chọn tối ưu mà còn là biểu hiện của sự khôn ngoan.

 

  • GIAI THOẠI

Thuở nhỏ, Lý Dương là một người rất nhút nhát. Tuy nhút nhát, Lý Dương rất chăm học nên đã thi đậu vào Đại học Lan Châu. Mặc dù vậy Lý Dương vẫn rất nhút nhát, thậm chí còn bỏ tiết vì sợ gặp người lạ. Suýt chút nữa anh đã bị Đại học Lan Châu mời ra khỏi trường.

Khi ấy, kết quả môn tiếng Anh của Lý Dương rất tệ. Anh thường phải thi lại mới đạt yêu cầu.

Năm thứ hai đại học, anh buộc phải tham gia kỳ thi cấp 4 tiếng Anh toàn quốc, nếu không sẽ không lấy được bằng tốt nghiệp.

Lần này, Lý Dương buộc phải vượt khó. Mỗi buổi sáng, anh đều đi học tiếng Anh. Học xong, anh đến những góc khuất nhất trong vườn trường để tập đọc. Sau vài tuần như vậy, anh dần tự tin hơn.

Từ đó, cứ có thời gian là Lý Dương lại đến những nơi đông người rồi nói thật to như một gã khùng. Có khi, anh còn đi giày lao công, mặc quần rộng thùng thình, đeo khuyên tai, ra sức gào thét trong vườn trường.

Sau đó, để tạo nên bước đột phá, Lý Dương viết một bản thuyết trình về những cảm nhận trong việc học tiếng Anh. Anh nhờ bạn học giúp mình dán thông báo rằng có một người tên là Lý Dương muốn tổ chức một cuộc tọa đàm về tiếng Anh…

Đêm trước ngày thuyết trình, Lý Dương vô cùng căng thẳng, nhưng hôm sau anh vẫn bước lên bục với quả tim đập liên hồi. Buổi thuyết trình thành công bất ngờ! Cứ thế, Lý Dương tiếp tục phát huy và đã tổ chức mấy chục buổi thảo luận, nhờ thế trở thành người nổi tiếng trong trường. Bất kể người khác nghĩ sao, anh vẫn làm theo ý mình. Anh đã biên soạn khoảng 10 cuốn sách tiếng Anh, đứng thứ hai trong kỳ thi cấp 4. Môn tiếng Anh vốn khiến anh sợ nhất đã mang lại cho anh niềm vui thành công. Sự “lập dị” của anh đã vượt khỏi phạm vi trường và lan đi khắp nước.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Trong cuộc chiến lựa chọn giữa tính tự ti và cơ hội, người biết nắm lấy cơ hội mới là người thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

CÀNG ĐƠN GIẢN CÀNG TỐT

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Trong trò chơi giữa chi phí và lợi ích nhận được, lựa chọn sự đơn giản vừa giúp bạn giảm chi phí vừa nâng cao sức sản xuất, tạo điều kiện để bạn gặt hái thành công.

 

  • GIAI THOẠI

Một hôm, Einstein gặp một người bạn trên đường phố New York.

– Anh Einstein – người bạn nói – Hình như anh cần mua một cái áo khoác mới. Nhìn này, chiếc áo trên người anh đã cũ quá rồi!

– Có hề gì đâu? Dù sao ở New York cũng chẳng ai biết tôi – Einstein thủng thẳng nói.

Mấy năm sau, họ lại tình cờ gặp nhau. Lúc này, Einstein đã tiếng tăm lẫy lừng, nhưng vẫn mặc chiếc áo khoác cũ kỹ ấy. Bạn ông lại khuyên ông mua một chiếc áo khoác mới.

– Hà tất phải thế? – Einstein nói – Ở đây ai mà chẳng biết tôi.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Câu chuyện khuyên chúng ta lựa chọn sự đơn giản trong trò chơi giữa chi phí và lợi ích nhận được. Như vậy có thể giảm bớt chi phí, nâng cao sức sản xuất, giúp bạn dễ đạt được thành công hơn. Thử nghĩ xem, nếu trong đầu Einstein lúc nào cũng chỉ quan tâm tới những chuyện nên mặc áo khoác nào, nên gây ấn tượng với ai thì có thể ông đã chẳng phát minh ra thuyết tương đối!

GIẢM BỚT CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA LỰA CHỌN

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Lý thuyết trò chơi cho rằng bất kỳ lựa chọn nào của con người cũng đều có chi phí cơ hội. Để giảm bớt chi phí cơ hội của lựa chọn, chúng ta cần xuất phát từ tình hình thực tế, đánh giá đúng đắn cơ hội bị từ bỏ.

 

  • GIAI THOẠI

Giả sử có hai thùng táo: một thùng toàn quả tươi ngon, thùng kia do để lâu nên một số quả đã biến chất. Bạn nên ăn thùng nào trước, tức là ăn táo ngon hay táo hỏng trước?

Có hai cách ăn điển hình. Thứ nhất là ăn quả hỏng trước, gọt bỏ phần bị thối. Cách ăn này khiến bạn thường xuyên phải ăn táo hỏng, vì khi bạn ăn hết táo hỏng thì số táo tươi ngon cũng bị thối. Thứ hai là ăn những quả ngon nhất trước, sau đó đến quả dở hơn. Theo cách này, bạn thường không thể ăn hết toàn bộ số táo, vì khi ăn hết số táo ngon thì số táo hỏng không thể ăn được nữa, nhưng bù lại, bạn được ăn táo ngon, được thưởng thức hương vị táo tươi.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Lý thuyết trò chơi cho rằng bất kỳ lựa chọn nào của con người cũng đều có chi phí cơ hội (opportunity cost). Khái niệm chi phí cơ hội làm nổi bật một sự thực: bất kỳ lựa chọn nào cũng đều có “hao phí” – phải từ bỏ những lựa chọn khác. Trong đời sống thực tế, đối với cơ hội bị từ bỏ, mỗi người sẽ có mong muốn và đánh giá khác nhau tùy thuộc vào phán đoán chủ quan của họ (chi phí cơ hội chủ quan). Cụ thể về vấn đề nên ăn loại táo nào trước, hai cách ăn đại diện cho hai loại quan niệm, hai loại phán đoán chủ quan về chi phí cơ hội. Phán đoán chủ quan của cách ăn thứ nhất là chi phí cơ hội của việc bị lãng phí lớn hơn chi phí cơ hội của việc thưởng thức táo ngon; phán đoán chủ quan của cách ăn thứ hai là chi phí cơ hội để thưởng thức táo ngon lớn hơn chi phí cơ hội của việc bị lãng phí.

Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với lựa chọn “ăn quả táo nào trước”, vì thế cần tỉnh táo trong việc lựa chọn chi phí cơ hội.

TRÁNH SAI LẦM CHỒNG CHẤT

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Một khi sai lầm đã xảy ra, việc chúng ta cần làm không phải là ân hận mà là xem xét việc từ bỏ để giảm thiểu tổn thất.

 

  • GIAI THOẠI

Một người mẹ sai con cầm một cái bát to đi mua xì dầu. Cậu bé đến cửa hàng, trả người bán hai hào, xì dầu được đổ đầy bát, còn thừa ra một chút. Người bán xì dầu hỏi đứa trẻ:

– Cháu bé, còn chút xì dầu thừa này đổ vào đâu?

– Bác đổ xuống trôn bát cho cháu đi.

Nói rồi cậu bé lật ngược bát xì dầu và dùng trôn bát đựng số xì dầu thừa. Xì dầu trong bát đổ tung tóe hết xuống đất, nhưng nó vẫn bưng chút xì dầu ở trôn bát về nhà.

Về đến nhà, người mẹ hỏi:

– Con trai, hai hào chỉ mua được chừng này xì dầu thôi sao?

Cậu bé đắc ý nói:

– Bát đựng không hết nên con đựng số xì dầu còn lại ở trôn bát. Mẹ đừng lo, ở đây vẫn còn mà!

Nói xong, cậu bé lật ngược cái bát lại, chút xì dầu ở trôn bát cũng đổ xuống hết.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Trên thực tế, rất nhiều người trong chúng ta đang đóng vai cậu bé này, dù đã phạm sai lầm nhưng vẫn không nhận ra và sửa chữa khiến sai lầm càng thêm chồng chất.

Các chuyên gia lý thuyết trò chơi gọi tình huống này là “sai lầm phối hợp” (coordination problem).

Sau khi đã phát hiện sai lầm và tự kiểm điểm, chúng ta phải nỗ lực làm công việc tiếp theo. Cuộc đời giống như cuộc thi vượt rào, chúng ta không nên va chạm làm đổ rào chắn, nhưng bớt làm đổ một cái rào chắn cũng không được cộng thêm điểm, chúng ta chỉ cần nhảy ra trong thời gian ngắn nhất là được. Nếu cứ nuối tiếc và hối hận vì một cái rào bị đổ thì thành tích cuối cùng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

CÓ DŨNG KHÍ MỚI THÀNH CÔNG

  • TINH HOA TRÍ TUỆ

Trong trò chơi, để giành thắng lợi hoàn toàn, chúng ta phải có dũng khí.

 

  • GIAI THOẠI

Trên thảo nguyên mênh mông, vì tranh đoạt số thịt thừa của một con bò rừng được sư tử bỏ lại, một lũ sói đã xung đột với bầy linh cẩu. Mặc dù bầy linh cẩu chết rất nhiều con, nhưng do đông hơn bầy sói nên chúng cũng cắn chết rất nhiều con sói. Cuối cùng, chỉ còn lại con sói đầu đàn và năm con linh cẩu đối đầu nhau. Hiển nhiên, lực lượng hai bên rất chênh lệch, huống hồ chân của sói đầu đàn đã bị thương trong trận hỗn chiến. Cái chân sau lê lết trên đất đó trở thành gánh nặng vướng víu sói đầu đàn.

Lũ linh cẩu từng bước áp sát, thình lình, sói đầu đàn quay đầu cắn đứt cái chân bị thương của mình rồi nhào đến vồ con linh cẩu gần nhất, cắt đứt họng nó nhanh như điện xẹt. Bốn con linh cẩu còn lại kinh sợ trước hành động của sói đầu đàn, đều đứng chôn trân tại chỗ không dám tiến lên. Cuối cùng, bốn con linh cẩu đành lê tấm thân mỏi mệt, từng bước thất thểu tránh xa con sói đầu đàn đang hằm hè nhìn chúng.

 

  • PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Trước hoành cảnh nguy hiểm, con sói đầu đàn đã biết hy sinh một cái chân để bảo toàn tính mạng, đó là một lựa chọn bất đắc dĩ nhưng cũng rất thông minh. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại không có dũng khí và trí tuệ này nên thường rơi vào cạm bẫy “nguyên tắc cá sấu” (alligator principle).

Nội dung của “nguyên tắc cá sấu” là nếu bị cá sấu cắn chân mà bạn càng vùng vẫy thì càng lại cắn chặt. Trên thực tế, cách làm sáng suốt là nên hy sinh cái chân để có thể bảo toàn tính mạng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button