Kinh doanh - đầu tư

Thương Hiệu Cảm Xúc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Marc Gobé

Download sách Thương Hiệu Cảm Xúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quản trị – kinh doanh

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời tựa

Mùa xuân năm 1993, Roberto Goizueta đề nghị tôi quay lại làm việc cho công ty Coca-Cola với tư cách là Giám đốc Marketing đầu tiên của hãng.

Tôi sẽ phụ trách nguồn ngân sách toàn cầu trị giá hơn 5 tỉ đô la, và câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu tôi là: “Làm thế nào để mình vừa trò chuyện hiệu quả với người tiêu dùng, vừa thúc đẩy được kinh doanh?”

Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào thành công của chúng tôi, hay nói đúng hơn, là thành công của đội ngũ chuyên gia mà tôi tập hợp được. Tôi có thể thuê các chuyên viên tiếp thị giỏi nhất và có được những đối tác tốt nhất trên thế giới. Hội tụ những yếu tố tốt nhất trong kinh doanh là cách duy nhất giúp chúng tôi gia tăng lượng tiêu thụ từ 9 tỉ lon lên 15 tỉ lon chỉ trong vòng ba năm ngắn ngủi.

Trình bày bao bì, vốn là yếu tố then chốt của thiết kế thương hiệu, vẫn luôn hấp dẫn tôi. Tôi tin rằng đây là phương cách trò chuyện hiệu quả nhất với người tiêu dùng – và tôi cũng tin rằng phương cách này đã bị lạm dụng và quản lí kém cỏi trong nhiều năm qua.

Năm 1985, trong nhiệm kì đầu tiên của tôi tại công ty Coca-Cola, trước thềm giới thiệu dòng nước uống New Coke mới và chuẩn bị kỉ niệm 100 năm thành lập công ty Coca-Cola, tôi nhận được điện thoại của một bộ phận thành viên trong công ty đề nghị tôi xây dựng thiết kế đồ họa mới để in trên bao bì đúng vào dịp kỉ niệm 100 năm thành lập công ty vào năm 1986. Ban đầu, tôi rất sốc, bởi tôi tin rằng trình bày bao bì là phương thức nhận dạng thương hiệu, thay vì phô-trương-và-nói. Nhưng tôi thua trong cuộc tranh luận đó và bao bì được thiết kế lại. Toàn bộ thương hiệu của công ty Coca-Cola đều được giảm xuống còn một mẫu thiết kế duy nhất. Đó là thiết kế mang tính chính trị được sáng tạo vì những mục đích không đúng hướng, không phục vụ sự nghiệp đúng đắn.

Tháng Tám năm đó (năm 1993) tôi trở lại công ty sau bảy năm gián đoạn, và ngay lập tức, tôi bắt tay tìm kiếm những người “hiểu chuyện”. Cũng vào mùa thu năm đó, khi thảo luận về vấn đề thiết kế, tôi được giới thiệu với Marc Gobé tại Pari, và hai câu hỏi đầu tiên tôi hỏi Marc là: Anh có hiểu chuyện không? và Anh có thể giúp tôi không?

  • Anh có hiểu tầm quan trọng của mẫu thiết kế đồ họa với vai trò của một công cụ bán hàng không?
  • Anh có thể giúp tôi vận dụng sức mạnh phi thường của mẫu thiết kế và mô tả bằng hình tượng các biểu trưng của công ty Coca-Cola nhằm giúp chúng tôi bán được thêm nhiều sản phẩm không?

Marc gây ấn tượng mạnh với tôi nhờ phương pháp khơi gợi cảm xúc của thiết kế thương hiệu, và đó là một ý tưởng đi trước thời đại. Trong ba năm sau đó, sự giúp đỡ Marc dành cho tôi chính là công cụ giúp lượng tiêu thụ của công ty Coca-Cola tăng từ 9 tỉ lon lên 15 tỉ lon. Đó không chỉ nhờ thiết kế đồ họa trên lon hoặc chai – đây vốn là công việc của các nhà thiết kế đồ họa – mà còn nhờ vốn hiểu biết tuyệt vời của Marc về vai trò của các tài sản giấu mặt, ví dụ như xe tải, đồng phục và toàn bộ những sự thể hiện bằng hình ảnh của một thương hiệu.

Ngày ngày, trên đường phố xuất hiện hàng triệu, hàng triệu hình ảnh liên quan đến Coca-Cola, ví dụ như những chiếc xe tải chạy tới chạy lui trước mắt người tiêu dùng… mặc dù chúng tôi chưa hề dành chút thời gian nào thiết kế các phương tiện này để bán hàng.

Khi tôi đến Pari, Marc và cộng sự của ông cho tôi xem mẫu thiết kế họ thực hiện cho Thế vận hội Olympics tại Albertville và mẫu thiết kế dành cho hãng nước hoa Boucheron. Cách họ sử dụng màu sắc rất khác lạ – không chỉ là các màu truyền thống, và cách họ vận dụng mẫu thiết kế – không phải mẫu thiết kế truyền thống, để thực sự truyền đạt bản chất của sản phẩm và kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Tôi vẫn luôn tin rằng, trong lĩnh vực marketing, thiết kế thương hiệu trên bao bì là một phần vô cùng quan trọng. Thiết kế này phải truyền đạt đúng ý nghĩa thương hiệu tới người tiêu dùng. Marc và đối tác của ông, Joel Desgrippes, hiểu rõ rằng trình bày bao bì phải thực sự phục vụ mục đích truyền đạt ý nghĩa của thương hiệu đến người tiêu dùng mỗi ngày, trên mỗi kệ hàng, trong mọi gian hàng, trên từng chiếc xe tải và từng chiếc máy bán hàng tự động trên khắp thế giới. Có lẽ tôi cũng có thể viết một cuốn sách về kinh nghiệm của mình với Marc, về những điều tôi học được từ màu xanh nước biển mà Marc sử dụng trong logo cho Thế vận hội Olympics Mùa đông tại Albertville, cho mẫu thiết kế chai đựng nước hoa cùng chuỗi cửa hiệu của Boucheron, và sau đó là mẫu thiết kế lại bao bì của hãng Gillette. Và đó cũng chính là màu sắc thay đổi vẻ hấp dẫn đầy sảng khoái của nước uống Sprite.

Tôi hiểu rất rõ văn hóa của công ty Coca-Cola và sự kết nối của thương hiệu với màu đỏ (thể hiện giá trị và hình tượng vốn góp phần vô cùng quan trọng vào sự gia tăng doanh số của chúng tôi.) Vậy nên, đó không chỉ là từ Coke hay Sprite hay Fanta sẽ làm nên điều gì, mà còn liên quan đến việc vận dụng tất cả các yếu tố của thương hiệu một cách khéo léo và sáng tạo tuyệt vời.

Tôi và Marc cùng tham dự các buổi trình diễn thời trang tại kinh đô Pari, và chúng tôi học hỏi các nhà thiết kế tài ba trên thế giới về cách sử dụng màu sắc và kiểu dáng nhằm kết nối với người tiêu dùng. Lúc đó, có lẽ tôi là một trong số rất ít Giám đốc Marketing của một công ty sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng lại tham dự một buổi trình diễn thời trang. Marc đảm bảo với tôi rằng đó sẽ là khoảng thời gian đáng giá, và ông đã đúng.

Trong cuốn sách này, Marc đề cập vắn tắt về mẫu thiết kế của Coca-Cola trong Thế vận hội Olympics năm 1996 tại Atlanta. Mặc dù sự kiện này được nhắc đến rất khiêm tốn, nhưng đối với chúng tôi, đó là sự thay đổi vô cùng quan trọng trong việc quản lí một thứ vốn được thực hiện một cách thụ động, hay đúng hơn, là một thứ được làm ra để bán Thế vận hội Olympics thay vì bán Coca-Cola. Tại Thế vận hội năm đó, thương hiệu của chúng tôi xuất hiện khắp nơi, từ mẫu thiết kế Thành phố Olympic Coca-Cola, đến các bao bì, đồng phục, đến những thứ mà chúng tôi đặt trên sân vận động, sân bay và nhà ga. Khi tôi viết những dòng này, tôi vừa trở về từ Thế vận hội được tổ chức tại Sydney, và tôi còn thấy rõ hơn hiệu quả của một bản thiết kế đúng mục đích, chủ động nhằm marketing. Tại Sydney, rõ ràng là nhiều nhà bảo trợ rất lười biếng. Họ chỉ trưng bày những bản thiết kế rời rạc và bỏ qua cơ hội kinh doanh. Ngày ngày, trong các cửa hiệu, tôi đều nhìn thấy thứ mà tôi nhìn thấy tại Sydney: Những bản thiết kế lười biếng không có tầm nhìn.

Trên tất cả, những điều tôi học được từ Marc và Coca-Cola là khả năng sáng tạo tạo ra phạm vi của một thương hiệu; Nó không thể hiện bằng việc hiện giờ công ty bạn đang ở đâu, mà thể hiện bạn muốn mình ở đâu. Hàng ngày, thông qua công ty Tư vấn chiến lược tập đoàn Z của tôi, tôi đều thuyết giảng rằng chiến lược thương hiệu tích hợp là chìa khóa giúp chúng ta đến đích. Và chiến lược thương hiệu tích hợp chính là trọng tâm của thương hiệu cảm xúc.

Xây dựng thương hiệu cảm xúc là xây dựng các mối quan hệ; là đem đến giá trị lâu dài cho thương hiệu và sản phẩm. Đó là những trải nghiệm cảm quan: các mẫu thiết kế giúp bạn cảm nhận được sản phẩm, nếm được sản phẩm và khiến bạn mua sản phẩm.

Tôi tin rằng sự sáng tạo đóng vai trò then chốt trong thành công của một thương hiệu, và không một nhà thiết kế nào phù hợp hơn Marc Gobé để giải thích về các mẫu thiết kế sáng tạo, tích hợp. Thương hiệu cảm xúc sẽ giúp bạn hiểu rõ phương thức giúp các nhãn hiệu lớn – từ Stew Leonard’s tại miền nông thôn Connecticut đến công ty Coca-Cola đa quốc gia – tăng trưởng kinh doanh và thu hút những người tiêu dùng trung thành.

SERGIO ZYMAN

ĐỌC THỬ

Lời nói đầu

Sự xuất hiện cùng lúc của truyền thông xã hội và sự chuyển đổi có quy mô lớn từ các công cụ giao tiếp cố định sang không dây, cuộc tranh cử của Barack Obama vào vị trí Tổng thống Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay đã thôi thúc tôi cập nhật cuốn sách đầu tiên Thương hiệu cảm xúc. Trong lịch sử phát triển gần đây, chúng ta chưa hề thấy mô hình của những thay đổi mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến xã hội và nền văn minh về mọi mặt, từ kinh tế, xã hội đến kinh doanh. Đây là thời đại của cảm xúc.

Những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và thương hiệu của chúng ta trong giai đoạn khủng hoảng này? Cuốn sách này sẽ trả lời câu hỏi đó. Truyền thông trực tuyến đang trao trả quyền năng cho con người, vì vậy, là người tiêu dùng, chúng ta biết nó sẽ thay đổi và buộc các hãng kinh doanh phải phát triển hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mới được trao quyền. Khả năng tồn tại hoặc phát triển của thương hiệu trong môi trường mới này phụ thuộc vào sự sẵn sàng của thương hiệu khi đáp ứng kì vọng của những người được định hướng bởi Twitter, Facebook và các trang web truyền thông xã hội khác – các trang này đã thay đổi truyền thông đại chúng và sự chia sẻ, cam kết và đối thoại đặc quyền đặc lợi.

Phương thức thúc đẩy những sản phẩm mà con người không muốn sẽ chấm dứt vì các ngành kinh doanh mới đang được tạo ra nhằm thu hút mọi người với những lời chào mời khơi gợi nguồn cảm hứng. Mô hình kinh doanh mới tập trung vào sự kết nối thay vì sự kiêu ngạo, vào cảm hứng thay vì cường điệu hóa, đang chiếm ưu thế.

Chúng ta đang rời khỏi một thế giới, nơi người tiêu dùng chứng kiến các công ty sản xuất xe hơi phá sản không bao lâu sau khi hứa hẹn một “cuộc cách mạng Mĩ” và lên tiếng sau khi thương hiệu nước ép trái cây Tropicana thay đổi bao bì của một trong các mẫu thiết kế được tôn trọng nhất trong ngành công nghiệp này. Đã hết rồi thời đại của sự kiêu ngạo thương hiệu đối với người tiêu dùng, và cuốn sách tái bản lần hai Thương hiệu cảm xúc sẽ đưa ra các ví dụ về những thay đổi, chứng minh cách thức lấp đầy khoảng trống giữa phương pháp hợp lý của văn hóa doanh nghiệp với thế giới đầy cảm xúc của người tiêu dùng.

Là một nhà thiết kế và nhà làm phim, tôi sẽ quan tâm đến thành tố quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu: con người. Lấy cảm hứng từ các đoạn băng tôi đã ghi hình cho trang web của mình (www.emotionalbranding.com), trong cuốn sách này, tôi sẽ trình bày những cảm xúc hình thành nhu cầu và truyền cảm hứng cho các chuyên viên tiếp thị.

Để viết cuốn sách này, tôi cũng phỏng vấn những người có tầm nhìn xa trông rộng – họ phát minh ra phương thức mới để lấp đầy khoảng trống giữa thương hiệu và con người, nhưng tôi cũng nhận thấy thời điểm khi thương hiệu đi sai hướng. Tôi muốn biết tại sao một số nhà hoạt động xã hội được thôi thúc để băng qua biển Thái Bình Dương bằng một con thuyền được làm từ các chai nhựa nhằm phản đối tình trạng ô nhiễm hiện đang nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta, và tại sao trẻ em dưới 10 tuổi không mua sắm tại các cửa hàng không đáp ứng được kì vọng của chúng về tính bền vững. Cuối cùng, vì hơn 50% dân số toàn cầu hiện đang sống tại khu vực nông thôn, nên tôi tập trung vào sự ảnh hưởng của việc này đối với môi trường và lối sống, và ý nghĩa của việc này khi xét về thói quen tiêu dùng mới. Điều quan trọng nhất là cuốn sách này sẽ nghiên cứu phương thức giúp mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội thu nhận và hiểu rõ thông tin, cách thức và lí do họ kết nối với nhau.

Khi tôi chứng kiến các tòa tháp được dựng lên tại khu ổ chuột ở Rio de Janeiro nhằm giúp người dân kết nối với internet, tôi nhận ra rằng phương tiện truyền hình truyền thống sẽ có vai trò ngày càng nhỏ bé trong tương lai của chúng ta. Thế giới đang chuyển động và hành tinh cũng đang thay đổi nhanh chóng. Có quá nhiều thứ mà chúng ta chưa biết, và chúng ta đang bỏ lỡ rất nhiều thông tin thông qua phương tiện truyền thông truyền thống và được thổi phồng quá mức. Cùng với trang web emotionalbranding.com, cuốn sách này sẽ bắt đầu một cuộc trò chuyện khó có thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác.

Tôi đã cập nhật mười thông điệp của Thương hiệu cảm xúc, và các thông điệp này còn phù hợp hơn với thời đại ngày nay. Tôi vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào ba thế hệ có uy quyền lớn nhất – thế hệ Baby Boomers, thế hệ X và thế hệ Y – nhằm giải thích lí do khiến thế hệ X, dù với số lượng ít ỏi hơn, sẽ có lúc làm tổn hại đến nền kinh tế vì nhóm dân số này không thể thay thế thói quen tiêu dùng của các Baby Boomers, khi các Baby Boomers này hết tuổi lao động. Bạn sẽ thấy có một chương hoàn toàn mới viết về truyền thông xã hội và báo cáo cập nhật về tình hình quảng cáo, cũng như thách thức mà các công ty quảng cáo phải đối mặt.

Là một nhà thiết kế, một nhà văn và một nhà sản xuất, tôi vẫn luôn sáng tạo ra những ý tưởng nhằm mở rộng biên giới sáng tạo của mình, nhờ vào khả năng trực giác mạnh mẽ nhất của bản thân, và nhu cầu không ngừng nghỉ được khám phá, nghiên cứu và học hỏi nhằm đáp ứng lòng hiếu kì vô tận của mình. Tôi đem đến cho thương hiệu khả năng kết nối với con người, và tìm ra ngôn từ chính xác để đến được với người tiêu dùng một cách đầy cảm xúc. Tôi muốn thương hiệu nhìn thấy thế giới và những người cư ngụ trên thế giới bằng ánh mắt mới. Tôi muốn thương hiệu nhìn thấy một nụ cười, hiểu được sức mạnh của một giấc mơ được biến thành hiện thực, chuyển động cùng với những con người tôn vinh niềm hi vọng. Và điều quan trọng nhất là giúp các thương hiệu này cảm nhận được cảm giác phấn khích khi làm được điều đúng đắn.

Cuốn sách này viết về một giấc mơ.

GIỚI THIỆU : Thương hiệu cảm xúc: Nhiên liệu thành công của thế kỉ XXI

Câu chuyện này nói về vấn đề gì? Bạn nhìn thấy gì? Mục đích của bạn là gì? Về mặt lí tưởng, nếu chúng ta làm tốt việc này, bạn hi vọng khán giả sẽ cảm nhận, suy nghĩ, có cảm tưởng như thế nào? Bạn muốn họ rời khỏi rạp hát trong tâm trạng thế nào?

– Sidney Lumet, tác giả cuốn Making Movies

Trong thập kỉ qua, có một điều ngày càng trở nên rõ ràng là thế giới đang chuyển mình từ nền kinh tế theo định hướng công nghiệp, trong đó, máy móc là những siêu anh hùng, sang nền kinh tế định hướng con người, trong đó, người tiêu dùng được ngồi trên chiếc ghế của quyền lực. Một bài viết trên tờ New York Times cách đây một thập kỉ có nêu rõ: “50 năm qua, nền tảng kinh tế đã chuyển đổi từ sản xuất sang tiêu dùng. Xu hướng này thay đổi từ phạm vi của sự hợp lí sang phạm vi của mong muốn: từ khách quan sang chủ quan; tới địa hạt của tâm lí học.”

Những ý tưởng đơn giản, ví dụ như máy tính, đã chuyển từ “thiết bị công nghệ” sang ý tưởng lớn hơn, hướng trọng tâm hơn vào người tiêu dùng và được biết đến như “công cụ giải trí phong cách sống.” Ngày nay, máy bay ít được biết đến như một phương tiện vận chuyển và được biết đến nhiều hơn với vai trò “các tổ chức lữ hành”, góp phần nâng cao đời sống của chúng ta trên nhiều phương diện, thông qua các chương trình tích điểm thưởng hết sức tỉ mỉ. Thực phẩm không còn liên quan đến việc nấu nướng hay việc vặt nữa, thay vào đó nó liên quan tới nhà ở và thiết kế phong cách sống cùng “kinh nghiệm giác quan.” Và các trường đại học trong tương lai sẽ được gắn thương hiệu và thực hiện chức năng của “các ngân hàng tri thức”, hướng trọng tâm vào phương thức “học toàn cầu, học suốt đời”, linh hoạt phục vụ đội ngũ sinh viên trên khắp thế giới, có thể học tại trường và học từ xa, dù nền tảng của các sinh viên này khác nhau, thay vì các chương trình giảng dạy cao học và đại học truyền thống. Nhằm tạo mối liên quan và tồn tại, điều cốt yếu là các thương hiệu phải hiểu được những thay đổi lớn lao đang trỗi dậy và cạnh tranh sao cho phù hợp. So với năm năm trước, rõ ràng là hiện nay chúng ta đang hoạt động với bộ giá trị hoàn toàn khác biệt. Tốc độ đã thay thế sự ổn định, và tài sản vô hình trở nên có giá trị hơn tài sản hữu hình. Mô hình kinh tế cung/cầu truyền thống hiện đang được đánh giá lại một cách triệt để. Các doanh nghiệp nhận ra rằng cơ hội mới trên thị trường không còn dựa trên việc vắt kiệt chi phí và gia tăng lợi nhuận xung quanh mô hình kinh doanh nữa, thay vào đó, phải dựa vào việc phát triển dòng doanh thu hoàn toàn mới bằng những ý tưởng sáng tạo.

Một bài viết trên tờ Wall Street Journal có tựa đề “Xa rồi thời cung và cầu” đưa ra kết luận sau: “Điểm cốt yếu. Sự sáng tạo là tiên đan tăng trưởng, vượt xa vốn. Và sự sáng tạo, dù quý báu, cũng có một số hạn chế đó là làm giới hạn phạm vi và sự sẵn có của nguồn vốn cùng hàng hóa vật chất.” Trong môi trường kinh doanh mới mẻ này, ý tưởng là tiền bạc. Trên thực tế, ý tưởng là một dòng tiền tệ mới – dòng tiền này mạnh hơn cả tiền bạc. Chỉ cần một ý tưởng – nhất là khi ý tưởng đó liên quan đến ý niệm về một thương hiệu lớn – có thể thay đổi tương lai của toàn bộ công ty.

Nói về cảm xúc, tôi muốn nói về cách thức một thương hiệu thu hút người tiêu dùng, dựa trên mức độ cảm giác và cảm xúc.

Nhưng điều gì thực sự hình thành nên ý tưởng thương hiệu lớn ngày nay? Trên thương trường siêu-cạnh-tranh này, nơi bản thân hàng hóa hay dịch vụ không còn đủ hấp dẫn để thu hút một thị trường mới hay duy trì thị trường cũ hoặc khách hàng hiện có, tôi tin rằng khía cạnh cảm xúc của sản phẩm và hệ thống phân phối chính là sự khác biệt then chốt giữa lựa chọn cuối cùng của người tiêu dùng và mức giá mà họ sẽ trả. Nói về cảm xúc, tôi muốn nói về cách thức một thương hiệu thu hút người tiêu dùng, dựa trên mức độ cảm giác và cảm xúc; cách thức một thương hiệu xuất hiện vì con người và củng cố sự kết nối lâu dài, sâu sắc hơn.

Nghĩa là, hơn bao giờ hết, việc hiểu rõ mong muốn và nhu cầu cảm xúc của con người thực sự là chìa khóa thành công. Các doanh nghiệp phải có những bước đi kiên quyết nhằm xây dựng sự kết nối và mối quan hệ chặt chẽ hơn, coi khách hàng là đối tác. Ngành công nghiệp ngày nay cần đem đến cho con người những sản phẩm mà họ mong muốn, vào đúng thời điểm họ cần, thông qua các kênh phân phối, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách thú vị và thân thiết. Chào mừng bạn đến với thế giới của Thương hiệu cảm xúc, một li cocktail sôi nổi của nhân chủng học, khả năng sáng tạo, kinh nghiệm giác quan và phương pháp thay đổi có tầm nhìn.

Thương hiệu cảm xúc cung cấp ý nghĩa và phương pháp kết nối sản phẩm với người tiêu dùng một cách sâu sắc nhất. Nó tập trung vào khía cạnh hấp dẫn nhất trong tính cách của con người: Mong muốn được vượt xa sự thỏa mãn về vật chất và cảm nhận sự trọn vẹn mang tính cảm xúc. Thương hiệu được gây dựng để đạt được mục tiêu này, bởi nó đề cập đến các động lực nhiều tham vọng vốn là nền tảng động lực của con người.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button