Kinh doanh - đầu tư

The Firm: Câu Chuyện Của McKinsey Và Sức Ảnh Hưởng Bí Mật Của Nó Lên Doanh Nghiệp Mỹ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Duff McDonald

Download sách The Firm: Câu Chuyện Của McKinsey Và Sức Ảnh Hưởng Bí Mật Của Nó Lên Doanh Nghiệp Mỹ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Sự thần bí của McKimsey

Phút chốc sau khi rời khỏi trường kinh doanh, Jamie Dimon – Chủ tịch và Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase, từng được ca ngợi như một chuyên gia tài chính huyền thoại vì đã chỉ đạo ngành ngân hàng trong cuộc suy thoái 2008 của phố Wall, quyết định trở thành một nhà tư vấn. Theo ông “Hầu hết các lời tư vấn không xứng với cái giá mà nó được trả, nhưng với McKinsey thì nó thực sự xứng đáng”.

Bốn năm sau, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cho vị trí tổng thống, người từng là một tư vấn viên, được hỏi rằng sẽ cắt giảm quy mô của chính phủ như thế nào. “Vậy thì tôi sẽ áp dụng… ít nhất một số cách thức mà McKinsey sẽ hướng dẫn tôi thực hiện”, Mitt Romney trả lời ban biên tập của tờ Wall Street Journal. Khi mọi người cảm thấy ngạc nhiên, ông nói tiếp “Tôi không đùa đâu. Có thể tôi sẽ thuê McKinsey đấy”.

Sau gần một thế kỷ trên thương trường, McKinsey có thể tuyên bố rằng mình là chủ nhân của một loạt những thành tích: tái sắp xếp cơ cấu quyền lực trong nội bộ Nhà Trắng; dẫn đường cho châu Âu thời kỳ hậu chiến tranh thông qua sự tái tổ chức doanh nghiệp hàng loạt; giúp phát minh ra mã vạch; cải cách các trường kinh doanh; thậm chí nó còn tạo ra ý tưởng về sử dụng ngân sách như một công cụ quản lý.

Những nhà tư vấn McKinsey nổi lên không chỉ như một trong những câu chuyện kinh doanh thành công nhất của thời đại mà còn phát minh ra thứ mà chúng ta coi là chủ nghĩa tư bản Mỹ và lan tỏa nó tới mọi ngóc ngách của thế giới.

Tuy nhiên, cũng có một danh sách thất bại đáng kể từ những tư vấn của các chuyên gia McKinsey. Các nhà tư vấn của McKinsey có mặt khi General Motors tự làm nó suy yếu. Họ là những cố vấn của Kmart khi doanh nghiệp bán lẻ này rơi vào tình trạng hỗn loạn. Họ đẩy Swissair đến sự sụp đổ. Họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên vụ chấn động xôn xao Enron và thu những khoản phí khổng lồ. Dù cho McKinsey chứa đựng nhiều mâu thuẫn hơn cả kinh thánh thì ảnh hưởng của nó vẫn rộng khắp. Tập đoàn này nổi tiếng, nhưng hầu như không có thứ gì được biết về nó. Một vài cựu nhân viên của McKinsey đã từng trở nên nổi tiếng. Họ được tin tưởng và không được tin tưởng – được yêu thương và bị khinh thường – ở mức tương đương nhau. Họ là bộ sưu tập những cái tôi khổng lồ. Họ tự tin nhưng cũng đầy hoang tưởng.

Vậy họ thực sự làm gì? Họ là những chuyên gia quản lý, những nhà cắt giảm chi phí, là người chịu tội và là chất xúc tác cho sự thay đổi của doanh nghiệp. Họ là những doanh nhân của doanh nhân. Họ là nhóm người cao cấp quyền lực, một quân đoàn tư nhân, làm những công việc phía-sau-hậu-trường cho những con người quyền lực nhất trên thế giới.

Nhưng câu chuyện về McKinsey thậm chí còn nhiều hơn thế. Ngày nay, McKinsey là một câu chuyện thành công toàn cầu. Nhưng đầu tiên nó là câu chuyện khác biệt của nước Mỹ.

McKinsey được thành lập vào năm 1926 bởi một giáo sư đại học Chicago tên là James O. McKinsey. Nhà lãnh đạo huyền thoại của tập đoàn là người nối nghiệp James O. McKinsey, Marvin Bower, một người đàn ông có mục tiêu không thay đổi là phát minh ra một nghề mới cam kết chuẩn bị sẵn các hành động cho khách hàng trước những thách thức và sự không chắc chắn về tương lai đang ùa tới. Cùng thời điểm đó nhiều tập đoàn cũng có ý tưởng tương tự, một số còn sớm hơn, nhưng không một ai có thể địch được sự tập trung và kỷ luật của Bower. Ông làm McKinsey trở nên khác biệt không chỉ bởi những gì nó đã làm mà còn bởi nó đã bắt đầu làm như thế nào, bắt đầu với ngoại hình của nhân viên rồi tiếp đến thông qua tuyển dụng, đào tạo và sự chọn lựa thứ bậc thông qua một hệ thống tàn nhẫn gọi là “thăng- tiến-hay-sa-thải”.

McKinsey là ông lớn chính trong sự bùng nổ kinh tế những năm 1920, trong chủ nghĩa khổng lồ sau chiến tranh của những năm 1940, trong sự hợp lý hóa của chính phủ và sự gia tăng của marketing trong những năm 1950, trong thời đại của sự ảnh hưởng doanh nghiệp vào những năm 1960, trong quá trình tái cơ cấu của nước Mỹ và gia tăng chiến lược vào những năm 1970, trong sự tăng trưởng hàng loạt về công nghệ thông tin trong những năm 1980, trong sự toàn cầu hóa vào những năm 1990, trong sự bùng nổ-phá sản-và khắc phục vào những năm 2000 và còn hơn thế. Sức ảnh hưởng của tập đoàn này ở hiện tại lan tỏa mọi nơi đến nỗi thật khó để tưởng tượng có địa điểm kinh doanh nào trên thế giới mà không có McKinsey.

ĐỌC THỬ

TỪ GAMMA TỚI ĐẠI LỘ LAKE SHORE

Lịch sử của ngành kinh doanh nước Mỹ là lịch sử của những người đàn ông phát triển với sự tự tin đầy mạnh mẽ. Henry Ford biết rằng ông ấy tìm được cách sản xuất hàng loạt những chiếc xe hơi. Steve Jobs biết được có một cơ hội khổng lồ với việc đưa những chiếc máy vi tính ra khỏi chốn văn phòng và đưa vào nhà. Jeff Bezos của amazon.com sớm thấy được Internet là mảnh đất đầy hứa hẹn, và ông đưa ngành bán lẻ lên đó.

Sự tự tin của James O. McKinsey không phải là một cái gì đó thực sự hữu hình. Bạn có vấn đề gì đó với việc kinh doanh của mình? Hãy để ông ấy xem xét nó, và ông ấy tự tin rằng có thể giúp bạn tìm ra những gì cần làm về nó. Không chỉ có vậy, ông ấy hứa rằng sẽ nói cho những người giàu có và quyền lực họ đang làm sai điều gì. Dựa trên hai niềm tin mãnh liệt này mà ông đã thành lập công ty và cuối cùng trở thành tập đoàn tư vấn quyền lực nhất trên thế giới. Liều lĩnh và mới mẻ, bằng cách đó nó trở thành một doanh nghiệp Mỹ khác biệt và đã giúp hình thành lịch sử của chính doanh nghiệp.

“Tôi đã dành một lượng thời gian đáng kể trong suốt mười lăm năm trở lại đây cho việc nói và làm những thứ mà đáng lẽ ra phải được thực hiện bởi những người khác, nhưng họ lại do dự”, McKinsey viết trong một lá thư vào năm 1936. “Tôi giả định rằng đó là do những khuynh hướng triết học, tư duy theo một cách logic và khi lối tư duy này chỉ ra một kết luận, tôi nghĩ rằng thật khó để chối từ cám dỗ của việc chỉ ra nó. Hơn thế, khi kết luận chỉ ra một cách chắc chắn sự cần thiết của hành động, tôi cảm thấy tôi đang đưa ra một dịch vụ bằng cách cố gắng bảo đảm trong hành động. Tôi cho rằng tôi phải chịu số kiếp trải qua một cuộc đời làm những chuyện khiến người ta nghĩ rằng tôi thật hung hăng và sắt đá”.[1] [1] B. Wolf, Management and Consulting: An Introduction to James O. McKinsey (ithaca, ny: cornell university, 1978), 16.

Liều lĩnh và mới mẻ, bằng cách đó nó trở thành một doanh nghiệp Mỹ khác biệt và đã giúp hình thành lịch sử của chính doanh nghiệp.

Đúng vậy, người ta đã nghĩ cả hai thứ đó. Nhưng họ cũng nghĩ rằng ông ấy là người đàn ông để gọi đến khi mà vấn đề dường như không thể giải quyết được, người mà có thể thiết lập một hoạt động hàng tỷ đô la bất thường trở lại đúng hướng. Ngay cả khi cái chết của McKinsey ở độ tuổi tương đối trẻ không cho ông cơ hội thể hiện hết mình trong sự nghiệp, ông đã thực sự đi được một chặng đường dài từ những ngày còn là một cậu bé chân trần ở nông trại Ozarks[2], và ông ra đi như một trong những doanh nhân và nhà cải cách được kính trọng nhất trong thời đại của mình. Ông không chỉ thấu hiểu nhu cầu của những tập đoàn khổng lồ đang tái định hình xã hội Mỹ theo hình ảnh của chính chúng – ông ấy còn dự đoán những nhu cầu đó và giúp các công ty giải quyết các vấn đề mà họ thậm chí còn không nhận ra là họ có.

[2] Ibid., 1.

Tất cả đều bắt đầu từ kế toán, nơi McKinsey cứu thoát khỏi những thói quen ảm đạm của sổ sách kế toán và định hình nó lại như một công cụ quản lý chiến lược. Ông là một người thẳng thắn, và luôn truyền cảm hứng cho những người khác. Ông đã định nghĩa quản lý doanh nghiệp không còn là quản lý những thói quen của bộ máy quan liêu, và hướng đến tưởng tượng ra tương lai và chuẩn bị lực lượng lao động cho nó. Ông là một người sớm ủng hộ việc thu hẹp và các cách thức cắt giảm chi phí khác như một cách để cứu các tập đoàn đang gặp khó khăn. Ông cũng đã sử dụng tất cả những ý tưởng này, và rất nhiều nữa, để xây dựng một thứ mà đúng lúc đó trở thành tập đoàn tư vấn quyền lực nhất, và là một trong những kinh doanh nhượng quyền mạnh mẽ nhất trên hành tinh này.

McKinsey sinh năm 1889, là con của James Madison và Mary Elizabeth McKinsey tại Gamma, Missouri, và lớn lên trong một căn nhà ba phòng ở nông trại. Từ khi còn trẻ, ông đã tự làm mình nổi bật như là thầy phù thủy với những con số. Một người viết tiểu sử khẳng định rằng hiệu trưởng trường trung học của McKinsey thuê ông để dạy đại số cho chính những giáo viên của ông[3], mặc dù một người khác nói rằng ông chỉ đơn thuần dạy cho những học sinh khác, không phải cho giáo viên[4]. Cho dù phiên bản của câu chuyện là gì, dạy học rõ ràng đã là đam mê đầu đời của ông, và dường như sẽ trở thành sự nghiệp lâu dài. Ông tốt nghiệp từ trường sư phạm tại Warrensburg, Missouri vào năm 1912 với bằng cử nhân Sư phạm. Ông tự nhận thấy mình trước hết – và trên tất cả – là một người có những bài học để trao đi.

[3] Marvin Bower, Perspective on McKinsey (New York: McKinsey & Company, Inc., 1979), 9.

[4] George David Smith, John T. Seaman Jr., và Morgan Witzel, A History of The Firm (New York: McKinsey & Company, 2010), 18.

Đại học Sư phạm chỉ là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu giáo dục trong đó bao gồm cả một bằng cử nhân Luật từ Đại học Arkansas ở Fayetteville, một thời gian nghiên cứu và giảng dạy kế toán ở St. Louis, một bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Chicago. Như đã diễn ra với phần lớn các chàng trai trẻ ở thời đại của ông, Thế chiến thứ nhất đưa ông vào một khúc ngoặt. Vào năm 1917, ông được gọi vào quân đội; được thăng chức trung úy ở Cục Quân Khí vào năm tiếp theo và đi khắp nước Mỹ, làm việc với các nhà cung cấp trang thiết bị chiến tranh[5]. Sau khi xuất ngũ ở tuổi hai mươi chín, McKinsey tiếp tục thêm vào danh sách các chứng chỉ của mình. Trong khoảng chỉ riêng một thập kỷ, ông đã thành công trong việc đạt được bằng thạc sĩ kế toán của Đại học Chicago, được bổ nhiệm làm Giáo sư phụ tá kế toán ở Đại học, và tham gia vào doanh nghiệp kế toán George & Torbet của giáo sư George Grazer. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Vào năm 1923, ông được chỉ định làm Phó Chủ tịch của Hiệp hội Giảng viên Đại học ngành Kế toán của Mỹ[6], và vào năm 1926 ông trở thành Giáo sư ngành Chính sách kinh doanh của Đại học Chicago.

[5] Ashish Nanda và Kelley Morrell, “McKinsey & Company: An Institution at A Crossroads”, Harvard Business School, 4/12/ 2002.

[6] The American Association of University Instructors in Accounting: tiền thân của American Accounting Association – Hiệp hội Kế toán Mỹ. (ND)

Sự bổ nhiệm cuối cùng này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy người đàn ông đó biết rằng kế toán có thể không chỉ là ghi chép sổ sách, rằng những con số không chỉ có thể tiết lộ lợi nhuận và thua lỗ, tài sản và các khoản nợ phải trả, mà là toàn bộ câu chuyện của doanh nghiệp và những gì nó có thể thực hiện. Vào thời điểm đó, kế toán mới chỉ được xem như một sự ghi chép của quá khứ. McKinsey xem xét mọi khía cạnh của nó và hướng nó vào tương lai, biến nó thành một công cụ của quản lý hiệu quả.

Mac gặp Alice “Polly” Louise Anderson của thành phố Sioux City, khi bà theo học một lớp kế toán được giảng dạy bởi McKinsey tại Đại học Chicago. Ngay ở tiết học thứ hai bà đã nói với ông ấy rằng bà sẽ bỏ lớp này, bởi bà đã quyết rằng mình sẽ chẳng học thêm được điều gì từ ông.[7] Với sự táo bạo đó, bà đã giành được trái tim của ông, và cả hai kết hôn vào năm 1920. Vào năm 1921, bà sinh hai cậu con trai sinh đôi, Robert và Richard.

[7] Smith, Seaman, và Witzel, A History of The Firm, 35.

Nhưng cuộc đời của McKinsey được định nghĩa bởi tham vọng nhiều hơn là gia đình. Con trai Robert của McKinsey nhớ về ông như một người cha luôn vắng mặt, người vẫn chịu đựng những nỗi đau từ sự giáo dục tầm thường của mình. Mặc dù trở nên rất giàu có khi gần bốn mươi tuổi – ông từng thuê một trang trại mùa hè có cả sân chơi polo và cuối cùng chuyển tới một trong những địa chỉ cao cấp của Chicago tại tòa nhà số 1500 Đại Lộ Lake Shore – ông lại từ chối mua đồ chơi cho con bởi ông coi chúng là những món hàng “không cần thiết”[8].

[8] Wolf, Management and Consulting, 13.

Ông là một kẻ nghiện làm việc hiếm khi có mặt ở nhà. Ông từng tuyên bố rằng mình ăn tất cả các bữa trưa, một nửa bữa sáng và một phần ba bữa tối với các đối tác tiềm năng[9]. Các con của ông không được phép làm phiền khi ông đang “làm việc”. Ông chỉ dành sự vui vẻ và niềm nở cho công việc. Ông không có hứng thú với văn học hay văn hóa. Dù ông tham gia nhiều câu lạc bộ địa phương, việc đó chỉ để cho các mối quan hệ nghề nghiệp, chứ không phải dành cho sở thích.

[9] Ibid., 42.

Đó là những điều vẫn thường được biết đến về đời tư của McKinsey. Nhưng một vài quan điểm cần được củng cố lại. Đầu tiên, McKinsey thấy rằng những bí mật của một công ty có thể tìm thấy được ở bộ phận kế toán của nó. Ông tự hào viết những cuốn sách về những chi tiết vụn vặt của ngân sách và dự báo, bởi ông tin rằng chỉ qua sự tuân thủ nghiêm ngặt với phân tích “dựa trên thực tế” như vậy thì một công ty mới có thể thực sự đạt được tiềm năng của nó. Tuy nhiên, người được bảo hộ của ông – Marvin Bower sau đó lại tách McKinsey và công ty khỏi hình ảnh này của kế toán. Trong suy nghĩ của Bower, các kế toán viên là những kẻ làm biếng bị ràng buộc bởi các quy tắc trong khi các nhà tư vấn là những người tư duy tự do có tầm nhìn và sự sáng tạo vượt xa cả những bảng cân đối kế toán. McKinsey của Bower bắt đầu với những con số và sau đó thêm vào quan điểm.

Thứ hai: Với trải nghiệm của chính mình như là bằng chứng của khái niệm, McKinsey thu hút một đội quân muốn đạt được thành tựu trong cuộc sống giống như ông đã làm được – vượt lên sự giáo dục thường là hèn mọn để trở thành những người đàn ông giàu có và quan trọng. McKinsey theo đuổi thành công bằng cách kết hợp khả năng tập trung không ngừng nghỉ cùng với sở trường phá vỡ các nguyên tắc. Và ông sớm quyết định rằng mình sẽ giành quyền lực bằng cách nói ra sự thật với nó. “Ông ấy đã khá sẵn sàng”, William Newman, người làm việc với McKinsey vào những năm 1930 viết, “không có dấu vết nào của cậu bé nghèo ở nông trại Ozark, dù là nhỏ nhất. Ông ấy có sự nghèo đói trong tuổi thơ của mình và tôi nghĩ rằng điều này để lại dấu ấn của nó. Ông ấy muốn thành công, nhưng cũng muốn có cả tiền bạc, sự thỏa mãn và ông ấy thực sự có tiền cũng như tự do tiêu xài nó”.

THẾ KỶ MỸ

Vào năm 1941, Henry Luce của nhà xuất bản Time Inc. đặt ra thuật ngữ “Thế kỷ Mỹ” trong một bài xã luận trên tạp chí Life. Ông miêu tả sự thống trị chính trị và kinh tế toàn cầu của đất nước này đã dẫn đến Thế chiến thứ hai. Nhưng Luce cũng đã đúng theo nghĩa đen: Thế kỷ Mỹ đã thật sự bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đây.

Việc xây dựng các tuyến đường sắt và sự phủ sóng trùng hợp của điện báo ở nước Mỹ vào giữa và nửa sau thế kỷ mười chín đã giúp tạo nên những thị trường thực sự “đại chúng” đầu tiên trên thế giới. Nếu một giám đốc có tham vọng, công ty của anh ta không chỉ phải phục vụ các khách hàng địa phương. Nó còn có thể phục vụ toàn bộ lục địa và hơn thế nữa, nếu nó có khả năng tổ chức.

Nhà sử học kinh tế Alfred Chandler đã ghi lại những thay đổi quan trọng về những gì được biết đến như là cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai trong cuốn sách chuyên đề Phạm vi và Quy mô (Scale and Scope) của mình – tựa đề của nó đã đề cập đến cuộc cách mạng cùng lúc cả về quy mô (sản xuất) và phạm vi (phân phối) trong doanh nghiệp Mỹ. Cả hai cuộc cách mạng song song này chuyển đổi nước Mỹ từ một xã hội nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp. Vào năm 1870, quốc gia này chiếm khoảng 23% sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. Đến năm 1913, tỷ lệ này đã tăng lên thành 36%, vượt cả Vương quốc Anh.[1]

Vào năm 1920, khi chỉ một phần ba hộ gia đình ở nước này có điện và chỉ một phần năm có nhà vệ sinh xả nước[2], cơ sở kinh doanh của nước này đã dấn thân vào một sự mở rộng triệt để, chưa từng có. Điều này mang đến một sự tiến thoái lưỡng nan khiến các nhà lãnh đạo kinh doanh bận tâm kể từ đó: làm thế nào để phát triển lớn mạnh mà vẫn duy trì được sự kiểm soát với doanh nghiệp. Chuyển từ doanh nghiệp tư nhân, sản phẩm đơn sang doanh nghiệp quốc dân có quy mô phức tạp và rộng lớn. Đầu tiên, bạn phải tạo dựng được cơ sở sản xuất đủ lớn để đạt được quy mô kinh tế mong muốn. Thứ hai, bạn phải đầu tư vào tiếp thị quốc gia và nỗ lực phân phối để đảm bảo rằng doanh thu có khả năng phù hợp với việc sản xuất mở rộng này. Và thứ ba, bạn phải thuê nhân công, đào tạo và tin tưởng con người để quản lý doanh nghiệp của bạn. Những người này gọi là các nhà quản lý, và vào nửa giai đoạn đầu tiên của Thế kỷ Mỹ, nguồn cung của họ rất ít.

[2] Thomas k. McGraw, American Business, 1920-2000: How It Worked (Wheeling, il: Harlan Davidson, 2000), 1.

Thành công của những người thay đổi đầu tiên mang lại lợi ích hết sức to lớn. Trong ngành công nghiệp nơi chỉ có một hoặc hai công ty sớm mạo hiểm, họ thống lĩnh lĩnh vực của mình – trong một thời gian rất dài; nhóm này bao gồm những cái tên nổi tiếng như Heinz, Campbell Soup, và Westinghouse.[3] Mười năm sáp nhập điên cuồng, từ 1895 đến 1904, cũng chứng kiến sự tạo lập của nhiều tổ chức doanh nghiệp mà thế giới chưa từng thấy – 1.800 công ty được “co rút” lại thành 157 doanh nghiệp sáp nhập,[4] bao gồm những cái tên khổng lồ như U.S. Steel, American Tobacco, General Electric, và AT&T.[5] [3] Chandler, Scale and Scope, 71.

[4] Jack Beatty, Colossus: How the Corporation Changed America (New York: broadway books, 2001), 178.

[5] John Micklethwait và Adrian Wooldridge, The Company: A Short History of a Revolutionary Idea (New York: Modern library, 2003), 66.

Trong cuốn sách Doanh nghiệp Mỹ, 1920-2000: Cách thức hoạt động (American Business, 1920-2000: How It Worked), giáo sư Đại học Harvard Thomas McCraw đã xác định chính xác vấn đề này: “Trong việc điều hành một doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào, vấn đề khó khăn nhất để quản lý thường là: sự khéo léo cân bằng giữa sự cần thiết của việc kiểm soát tập trung và việc tạo cho người lao động có đủ quyền tự chủ để đóng góp tối đa cho doanh nghiệp đồng thời có được sự hài lòng từ công việc của họ. Nói cách khác, vấn đề chính xác là trong doanh nghiệp, nên trao quyền lực ở đâu để đưa ra những quyết định khác nhau.[6] [6] McGraw, American Business, 7.

 

Vấn đề chính xác là trong doanh nghiệp, nên trao quyền lực ở đâu để đưa ra những quyết định khác nhau.

Những doanh nghiệp như là DuPont, General Motors, và Sears Roebuck là những cái tên đầu tiên giải quyết vấn đề này một cách có hệ thống. Theo Chandler, DuPont đã gửi một phái viên tới bốn công ty khác nhau gặp những vấn đề tương tự – các doanh nghiệp thịt hộp Armour & Company, Wilson & Company, International Harvester, và Westinghouse Electric – để hỏi xem họ đang làm gì.[7] Và câu trả lời tương đối giống nhau: Những nhà cải cách chuyển từ hệ thống tập trung sang cấu trúc đa bộ phận với sự phân chia địa lý và sản phẩm. Khái niệm này để cho các trưởng điều hành bộ phận toàn quyền kiểm soát mọi thứ ngoại trừ nguồn tài trợ. Những nhà quản lý hàng đầu có một cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp, giám sát các đơn vị và phân bổ vốn phù hợp.

[7] Alfred D. Chandler Jr., Strategy and Structure: Chapters in the Historyof the American Industrial Enterprise (cambridge, MA: Mit Press, 1962), 6.

Những doanh nghiệp thành công nhất trong giai đoạn này, như là General Electric, Standard Oil, và U.S. Steel, tất cả đều sử dụng một số biến thể của mô hình này. Nhưng nhìn chung, họ đã phát triển những ý tưởng của riêng mình, một quá trình của thử nghiệm và mắc lỗi, tốn kém và mất thời gian. Họ sẽ thuê những chuyên gia bên ngoài để giúp đỡ họ với vấn đề này, nếu như những chuyên gia như vậy tồn tại. Đây là một cơ hội thương mại vô cùng lớn được gọi là một loại hình dịch vụ hoàn toàn mới.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button