Kinh doanh - đầu tư

Thành Công Không Chớp Nhoáng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Rory Vaden

Download sách Thành Công Không Chớp Nhoáng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


BẠN LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH!

Lần gần đây nhất bạn đứng trước một cái thang bộ và một cái thang máy – bạn có chọn leo thang bộ không? Nếu bạn giống 95% dânsố thế giới, thì chắc là không đâu. Hầu hết mọi người không chọn thang bộ, vì người ta thường tìm những lối tắt. Chúng ta đều muốn thành đạt và hạnh phúc, nhưng lúc nào chúng ta cũng kiếm đường bằng phẳng để đi. Ta đi “thang máy” với hi vọng là cuộc đời sẽ dễ thở hơn. Nhưng không may là, khi cố tìm cách để đơn giản hóa vấn đề, ta lại khiến mọi thứ rắc rối thêm.

Theo thống kê, số người gặp phải vấn đề về cân nặng ngày càng tăng; tỷ lệ ly hôn ở cuộc hôn nhân đầu tiến lên tới gần 50% và tăng vọt ở cuộc hôn nhân thứ hai. Ngày càng có nhiều người phá sản và sốngười hút thuốc lá thì không hề suy giảm.

Bạn có bị ảnh hưởngbởi những vấn đề này không?

Tôi thì có, và những người tôi yêu thương cũng vậy. Trong khi một số người chủ động chọn cuộc sống như thế, và kết quả là cuộc sống của họ đã chệch khỏi mục đích ban đầu. Người ta đang thụt lùi. Khôngphải so với chuẩn mực của tôi, mà là với chuẩn mực của chính họ.

Trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, chúng ta đơn giản là đang bị thiếu hụt một tiêu chuẩn. Trung tâm của tất cả những khó khăn này làviệc thiếu đi một giá trị đang ngày càng bị quên lãngtrong thời hiện đại: Đó là ý chí. Chúng ta sống trong một xã hội “làm giàu nhanh”, nơi chúng ta có thể “giảm cân nhanh” hoặc trị bệnh bằng cách “xin bác sĩ một viên thuốc thần diệu”. Nhưng cái giá vô hình ta phải trả khi sống trong một xã hội đi tắt như vậy lại vô cùng to lớn.

Chúng ta đã quen với mặc định rằng theo đuổi những sự thỏa mãn tức thời là thỏa đáng và khó khăn luôn có lối vòng để tránh né. Ta không muốn hi sinh cái gì, và rất nhiều người trong số chúng ta chưa bao giờ phải bỏ ra một cọng tóc. Thay vào đó, phần lớn xã hội ngày nay đã thấm nhuần “tâm lý thang máy”– kiểu tâm lý nói với người ta rằng để có được điềumình muốn không nhất thiết phải tốn quá nhiều côngsức, và lúc nào cũng có lối tắt cả trong công việc lẫn đời sống hằng ngày.

Vấn đề là cách suy nghĩ này đang làm giảm sự tự tin và làm cùn nhụt những hành động cần thiết để thực sự trở nên thành công.

Tinh thần trách nhiệmbị mài mòn dần vì chúngta cho phép nhau thoải mái nợ nần, buông thả và trì hoãn. Ta muốn mọi thứ ngay tức khắc mà không cần phải nhọc công. Tađã quen với việc ăn tráng miệng trước khi ăn xong món chính. Ta hầu như chẳng bao giờ làm xong những gì mình khởi tạo, nếu như việc đó không đơn giản hoặc cực kì thư giãn.

Ví dụ như, có nhiều khả năng bạn sẽ không đọc hết cuốn sách này. Ít nhất là không đọc trọn vẹn từ đầu chí cuối. Nếu bạn cũng như phần lớn mọi người trên thế giới ngày nay, cả đời mình bạn sẽ chỉ đọc trọn vẹn ít hơn năm cuốn sách. Theo một nhà xuất bản lớn ở Mỹ, 95% số sách được mua không bao giờ được đọc hết. Xin chúc mừng nếu bạn đọc đến dòng này, vì 70% số sách được mua thậm chí chẳng bao giờ được mở ra!

Ta hầu như chẳng bao giờ làm xong những gì mình khởi tạo, nếu như việc đó không đơn giản hoặc cực kì thư giãn.

Thay vì đọc sách, ta vớ ngay Cliffsnotes1. Thay vì đổi chế độ ăn, ta mua ngay một dụng cụ giảm cân hiện đại nhất. Thay vì thắt lưng buộc bụng, ta chơi xổ số hoặc lôi thẻ tín dụng ra quẹt. Nhìn chung, phần lớn chúng ta thuộc về trường phái suy nghĩ kiểu “Tại sao tôi phải đi bộ khi thang máy có sẵn ngay cạnh đấy?”

1Phần tóm tắt của những quyển sách nổi tiếng, có cả phiên bản giấy và phiên bản online.

Mỗi người chúng ta đều kiếm tìm lối tắt trong mọi việc ta làm. Ta được lập trình như thế bởi vì khái niệm đường tắt được tất cả các phương tiện truyền thông trên thế giới quảng bá. Ta đọc những quảng cáo trên tạp chí với nội dung “Làm thế nào để giảm cân chỉ với 4 phút mỗi ngày?” và ta mua những quyển sách hứa hẹn sẽ chỉ ra cách để nghĩ và thu hút thành công đến với mình mà không cần động đậy dù một ngón tay.

Có những trò chơi truyền hình thử thách lòng tham của chúng ta bằng cách xem ta có sẵn sàng đâm sau lưng đồng loại để có cơ hội kiếm được hàng triệu đôla hoặc trở thành một ngôi sao màn bạc hay không. Có những loại thuốc, sách báo, liệu pháp đang được bày để khiến cuộc sống dễ dàng hơn trên mọi phương diện, bởi vì – nói thật thì – cứ làm một người đi tìm “bí mật” như trăm triệu ngườikhác thì cũng dễ dàng thôi. Ta tìm đường đi dễ – con đường mà mọi thứ sẽ tự động đến với ta mà chẳng phải đổ tí mồ hôi nước mắt nào.

Bản thân tôi cũng từng thích một vài trò chơi truyền hình như vậy, tôi cũng có thử một vài loại thần dược như thế, và tôi đã từng tin theo những bí quyết thành công ấy. Tôi đã từng nghĩ rằng cách nào đó mình sẽ có tất cả mà không cần ý chí, hi sinh hay làm lụng vất vả.

Nhưng vấn đề là phần lớn chúng ta sẽ không chiến thắng trong chương trình Thần tượng Âm nhạc hay Ai là Triệu Phú? Chẳng mấy khi bạn hoặc người quen của chúng ta thành siêu sao màn bạc Hollywood hoặc được đi thi Olympics. Thế nên cho dù có vài trường hợp ăn may và vài câu chuyện thành công vĩ đại thật chăng nữa, thì việc đánh cược vào một “vinh quang trong chớp mắt” có vẻ không phải là một kế hoạch tử tế cho cuộc đời. Tôi không muốn sự thành bại của mình bị phụ thuộc vào may rủi. Còn bạn thì sao?

Bất chấp rất nhiều thông điệp được tô vẽ các kiểu, công thức để thành công không có gì huyền bí. Chỉ là nó đã bị lãng quên trong thế giới quá dư thừa vật chất, và nó hiển nhiên đến nỗi người ta không còn nhận ra nữa. Công thức chắc chắn nhất để dẫn đến thành công xưa hay nay vẫn vậy.

Trong suốt thời niên thiếu, gia đình tôi luônđề cao thành công bởi vì mẹ và anh trai luôn bảo rằng “Một ngày nào đó, Rory ạ, con sẽ lớn lên và con sẽ thành công!” Tôi muốn mình thành công nên tôi nghiên cứu nó. Tôi có bằng về lãnh đạo, quản lý, và một bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Khi còn đang học đại học tôi tình cờ được tuyển vào một trong những chương trình đào tạo hoành tráng nhất dành cho thanh niên: Công ty Southwestern.

Southwestern dạy tôi bí quyết thành công cả trong công việc lẫn đời tư. Chính bí quyết này giúp họ tạo dựng một tập đoàn trong hơn 150 năm qua đã sản sinh ra hàng trăm lãnh đạo cấp cao trên khắp thế giới. Southwestern là một môi trường vun đắp thànhcông, và nó không những tạo điều kiện cho tôi tiếpxúc với những quy tắc căn bản của đời sống mà còn cho tôi cơ hội gây dựng doanh nghiệp nửa triệu đô khi vẫn còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Đó chính là nơi tôi say mê với việc tìm hiểu những yếu tố giúp cho con người thành công.

Tôi bắt đầu gặp gỡ và phỏng vấn những người thành công từ mọi nẻo đường đời. Tôi đọc hàng đống sách về những người thành công nhất trên thế giới. Tôi tiêu hàng nghìn đôla vào những khóa học và dành ra vô vàn thời gian chiêm nghiệm về một câu hỏi không thể làm ngơ: “Điều gì khiến những người thành công thành công?”

Sau này, tôi thậm chí còn đồng sáng lập một côngty quốc tế hàng triệu đôla tên là Tư vấn Southwestern, chuyên tổ chức các buổi hội thảo về thành công tầm cỡ lớn. Chúng tôi thu hút hàng chục ngàn người tài giỏi đến dự hoặc tham gia đào tạo. Chúng tôi tập huấn cho hàng trăm người bán hàng và doanh nhân giỏi nhất của Mỹ. Giờ tôi đảm nhiệm tổ chức những sự kiện lớn của những tập đoàn hàng đầu thế giới, và tôi rút ra một điểmchung ở tất cả những người thành công, đó là: “Người thành công bao giờ cũng phải làm những điều họ khôngthích để đến được nơi họ muốn.”

Thành công không đơn giản. Thành công không chớp nhoáng. Thành công không tầm thường. Thế nên để thành công, ta phải làm những điều không dễ mà những người tầm thường không làm. Thành công có nghĩa là ta phải rèn luyện ý chí để ép bản thân mình làm những điều mình không thích. Nói cách khác, thành công không phải là đi thang máy – mà là đi thang bộ.

Những người thành công đủ cứng rắn với bản thân để làm những điều họ không muốn. Họ thực hiện chúng bấp chấp cảm xúc của mình ngay cả khikhông hề có hứng. Kỉ luật là điều kiện tiên quyết đểmột người đạt đến thành công bởi như đã nói ở trên, để thành công, hầu như ta luôn cần làm những điều mình không thích. Nhưng có một tin tốt…

“Người thành công bao giờ cũng phải làm những điều họ không thích để đến được nơi họ muốn.”
Cắn răng thực hiện điều ta không thích không khó như ta tưởng – nếu biết suy nghĩ đúng cách. Không phải là đối với người thành công những việc đáng chán dễ làm hơn người thường; chỉ là họ nghĩ về chúng theo cách khác. Quyển sách này sẽ hướngdẫn cho bạn cách nghĩ như những người thành công để có thể hành động như họ và có được những điều mà họ có.
Đúng vậy, Thành công không chớp nhoáng nói về kỉ luật bản thân – khả năng hành động bấp chấp cảm xúc, tình hình tài chính hay sức khỏe. Quyển sáchnày không nói về cách khó nhất để làm một việc, mà là về cách làm điều khó nhất trong thời gian ngắn nhất để bạn có thể đạt được điều mình muốn – một cách nhanh nhất.
Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ đạt được những gì nếu kiên trì theo đuổi những điều tốt đẹp nhất bất chấp mọi trở ngại. Hình dung bạn tự nói với cơ thể mình, “Mày quá cân rồi đấy. Giảm 20 pound đi (hoặc hơn)1. Nếu bạn không tự đặt ra một kỉ luật sắt đá cho bản thân mình, dự định đó sẽ không thànhhiện thực. Nhưng nếu kỉ luật bản thân đủ lớn, thì tấtcả mọi việc đều khả thi.
Sự đền đáp to lớn của kỉ luật bản thân là khi bạn đưa ra một quyết định về việc gì đó và biết trước rằng chắc chắn mình sẽ thành công, khi đó bạn sẽ đi đến cùng. Bạn sẽ đập tan quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng ý thức kỉ luật là quá khó bởi vì nó chỉ khó một chút lúc đầu thôi. Nhưng những thứ thoạt tiên dễ dàng sẽ trở nênkhó khăn về lâu dàibởi vì sự trì hoãn và tự nuông chiều bản thân không khác gì những tay chủ nợ rồi sẽ đến đòi bạn trả lãi.
Sự trì hoãn và tự nuông chiềubản thân không khác gì những tay chủ nợ rồi sẽ đến đòi bạn trả lãi.

1 Một pound bằng xấp xỉ 400gr. ND

Kỉ luật bản thân sẽ cho bạn sức mạnh để vượt

qua bất cứ cơn nghiện nào hay giảm được số cân như mong muốn. Nó loại bỏ sự trì hoãn, những rối loạn, sự xao lãng và sự ngu dốt. Nó có thể thay đổi con đường sự nghiệp, tương lai tài chính và quỹ đạo phần đời còn lại của bạn.

Đó là những điều mà Thành công không chớp nhoáng nói đến – đưa ra các quyết định sáng suốt hơn để cải thiện kỉ luật bản thân và cuộc đời bạn. Một tư duy được lập trình để đi thang bộ là bước đầu tiên trong công cuộc giải phóng tiềm năng trong bạn, và là con đường để đạt được bất cứ điều gì mà trái tim bạn khao khát.

Trong tất cả các phẩm chất, kỉ luật bản thân là phẩm chất đặc biệt sẽ đảm bảo thành công lớn hơn, thành tựu rực rỡ hơn, và hạnh phúc trọn vẹn hơn. Trong hàng ngàn những quy tắc để thành công đã được bàn luận qua bao nhiêu năm trời, phẩm chất này sẽ giúp bạn đạt được những điều tuyệt vời trong cuộc đời mình vững chãi hơn bất kì phẩm chất nào khác.

Ý chí là một thói quen, một sự luyện tập, một triết lý và một cách sống. Đi thang bộ là một kiểu tư duy, nhưng lại không hề liên quan gì tới cái cầu thang. Có thể thể chất của bạn không thích hợp để đi thang bộ thật – nhưng bất kì ai cũng có thể tập đưa ra những lựa chọn có kỉ luật hơn.

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, kỉ luật bản thân đang ngày càng thui chột. Bạn bè, gia đình và công ty của chúng ta đều đầu hàng trước những trò giải trí, những điều phù phiếm, sự lảng tráng, thói nuông chiều, tính thờ ơ và trì hoãn bởi vì ta đã quen với lối suy nghĩ rằng ta xứng đáng được phục vụ ngay lập tức và rằng chính phủ hoặc một cơ quan nào đó sẽ chìa tay kéo ta ra khỏi rắc rối bất cứ lúc nào cần thiết.

Chúng ta trở nên yếu đuối, ục ịch và hư hỏng. Thật đáng buồn, chúng ta đã trở thành một Quốc gia của Sự trì hoãn1.

1 Nguyên gốc: ProcrastiNation

Cái giá tiềm ẩn

của “Con đường dễ đi”

Một nghiên cứu về 10.000 người lao động ở Mỹ cho biết trung bình mỗi ngày một người mất 209 giờ vào những hoạt động không liên quan đến công việc. Cứ cho lương trung bình của họ là 39.795 đôla, nghĩa là sự trễ nải này tiêu tốn của những người chủ lao động

10.396 đôla một năm cho mỗi nhân viên anh ta thuê!

Nếu bạn làm việc cho một công ty nhỏ có khoảng 100 nhân viên có nghĩa là mỗi năm sẽ có 1 triệu đôla bị lãng phí. Phần đáng sợ nhất là vấn đề này lan tràn đến nỗi hầu như không còn ai để ý đến nó nữa. Cả cuộc sống của chúng ta cũng vậy!

Bởi vì phần lớn chúng ta không đưa ra những lựa chọn có tính kỉ luật, càng ngày chúng ta càng khó nhận ra mình đang làm những điều có hại cho chính mình. Bạn thấy khoản nợ 5000 đôla của mình thật nhỏ bé khi ngày ngày nghe nói về những người bị phá sản vì vung tay quá trán đến hàng trăm ngàn.

10 pounds mỡ thừa của tôi chẳng có gì ghê gớm khi tôi đứng cạnh một người bị thừa đến 30 pounds. Cớ sao tôi lại không ly hôn khi có đến 50% những người xung quanh tôi đang làm như vậy?

Có vẻ như quá nhiều người trong số chúng ta đã trở nên dễ dãi trước những vấn đề hoàn toàn

nằm trong vòng kiểm soát. Thường thì ta không để ý

đến những vấn đề đó vì quá đắm chìm trong ipod, email, hoặc tin nhắn. Những thứ làm rối nhiễu này khiến ta vui vẻ trong phút chốc, nhưng về toàn cảnh thì chỉ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Thật ra thì những thú tiêu khiển ấy là tên ném đá giấu tay nguy hiểm, luôn nhăm nhe phá hoại mục đích của ta.

Nghĩ xem. Chẳng nhẽ bạn chưa bao giờ thấy phòng tập thể dục thì trống huơ trống hoác còn nhà ăn lại đầy chặt người sao? Những chương trình truyền hình đang ca ngợi ý chí, quyết tâm và sự chăm chỉ, hay chỉ tô bóng các cám dỗ, kịch tính, và lòng tham? Thành thật mà nói, tôi cũng không hề để ý mấy điều này… cho đến một hôm tôi nhìn thấy một cái thang bộ không có người và một cái thang máy đang chen chúc chật cứng.

Khi nào ta còn chưa thừa nhận xu hướng nguy hại này, khi ấy ta vẫn chưa ngừng tìm kiếm những lối tắt. Lối tắt thật sự hiếm khi tồn tại. Thường thì bạn sẽ gặp những lối đi chỉ mang lại sự hài lòng tạm thời. Và nhiều người trong chúng ta vẫn đang sa vào đó.

Quyển sách Bí Mật (The Secret) và bộ phim cùng tên nói rằng ta tạo nên cuộc sống của mình với từng suy nghĩ trong từng phút, từng ngày. Phải, tư tưởng

ấy đúng, tôi cũng tin điều đó và làm theo ngày ngày

đấy – nhưng nếu không nhấc mông lên hành động, ta sẽ chẳng bao giờ tạo ra cái gì. Bí quyết thành công thực sự thiên về hành động nhiều hơn lực hấp dẫn. Chúng ta không nói nhiều về sự thật đó vì nó thực ra lại không hề hấp dẫn.

Tuần làm việc 4 giờ, cuốn sách bán chạy nhất của Timothy Ferriss, đề cao một lối sống có vẻ thú vị ngoại trừ một điều, ta quên mất là chỉ có những người đã làm việc cật lực trước đó mới có thể học theo kiểu sống ấy được. Một lần nữa, tôi hoàn toàn tán thành tư tưởng cũng như học hỏi được rất nhiều từ tác giả. Nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn chưa bao giờ gặp một người thành công nào đạt được cách sống trong mơ của họ mà không phải trả giá, phải hi sinh, phải rèn ý chí – kể cả chính Tim Ferriss theo những điều tôi biết về ông.

Hãy hỏi một vận động viên Olympic. Hãy đọc hồi kí của Michael Jordan1. Nghe Peyton Manning2 nói về bí quyết của anh. Họ đều giải thích rằng thành công của mình được tạo nên từ kỉ luật bản thân chứ không phải năng khiếu bẩm sinh. Tất nhiên những

người vĩ đại thường có một chút năng khiếu, và tất

nhiên, thời cơ và may mắn cũng góp một phần quan trọng. Nhưng Malcolm Gladwell đã chứng minh trong quyển Những kẻ xuất chúng (Outliers: The Story of Success) của mình, không có gì thay thế được lao động cần mẫn – chính xác là, bạn phải làm việc đến

10.000 giờ.

1 Michael Jordan (1963): Cầu thủ bóng rổ nhà nghề người Mỹ nổi tiếng thế giới.

2 Peyton Manning (1976): Cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ.

Chẳng lẽ bạn không có tài năng thiên bẩm nào sao? Hay là một đam mê đã ăn vào máu? Tất nhiên là có. Vấn đề là: Bạn có đang sử dụng chúng không?

Hầu hết chúng ta đồng ý rằng – ít nhất là ở mức độ đùa vui – có thêm chút kỉ luật bản thân nữa thì cũng tốt. Ta thường biết mình nên làm gì và thậm chí cũng có ý định làm những điều đó, chỉ có điều ta chẳng mấy khi thực sự hành động. Không phải vì ta là người kém cỏi, hay vì những người khác có nhiều tài năng, cơ hội, hay giỏi giang hơn ta; mà chỉ đơn giản là vì không ai dạy ta cách nghĩ đúng đắn về sự chăm chỉ. Quyển sách này sẽ làm điều đó. Nó không chỉ tăng cường động lực cho bạn, mà sẽ thay đổi toàn bộ cách nghĩ của bạn.

Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn sẽ biết sự khác biệt giữa những người có năng suất làm việc hàng đầu và những người trung bình. Bạn sẽ biết tại sao cách nghĩ của bạn khiến việc tập thể dục, trở thành người dẫn đầu hoặc tạo ra khác biệt lại khó

khăn đến thế. Bạn thậm chí sẽ hiểu tại sao những

quyết tâm đặt ra cho năm mới, dù với ý định nghiêm túc, vẫn chẳng bao giờ thành hiện thực.

Vậy tại sao chúng ta không làm những điều ta biết mình nên làm? Có lẽ bởi vì mọi thứ thay đổi chóng mặt quá. Mọi người đều đang di chuyển với tốc độ hàng triệu dặm một giờ, theo hàng nghìn hướng khác nhau. Và trong những tiếng ầm ào, ta để thời gian vụt qua mà không hề hay biết.

Việc ta không sẵn sàng hành động trong cuộc sống cá nhân dường như không phải là vấn đề mang tính toàn cầu. Nhưng khi sự trì hoãn của ta lan rộng ra gia đình, trường học, cộng đồng, và cả nền văn hóa nói chung, đất nước ta sẽ trở thành một Quốc gia của Sự trì hoãn, không dám đối đầu với thách thức, luôn tìm kiếm sự thỏa mãn tức thời thay vì trưởng thành lên và thay đổi thực sự.

Quyển sách này không bàn về cách giải quyết một vấn đề của thế giới, mà về cách giúp bạn vượt qua khó khăn của chính mình. Nó sẽ giúp bạn thực hiện những điều bạn nghĩ đến, nói về và mơ tới. Bạn chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của mình. Bạn quyết định được vẻ ngoài của mình. Bạn có sức mạnh để sống đúng với ước mơ của mình. Bạn có trách nhiệm về cách nghĩ, về kết quả của bản thân. Đã đến

lúc lột bỏ lớp áo thờ ơ, xua đuổi mong muốn đổ lỗi,

và bắt đầu cam kết nghiêm túc về việc thay đổi hành

vi của mình. Cũng như rất nhiều bài học lớn trong đời, bài học đầu tiên của tôi về sự cam kết với những điều nực cười đến từ những lỗi lầm ngày còn thơ bé.

Cam kết với cả điều nực cười

Khi còn là một cậu bé, tôi thường quên khóa cửa. Cứ khoảng tuần một lần tôi lại đi học mà và quên không khóa cửa trước. Mẹ tôi là một phụ nữ đơn thân đi làm từ sáng sớm, còn anh Randy đi học sớm hơn tôi vài tiếng, nên tôi luôn có nhiệm vụ khóa cửa nhà mỗi sáng.

Thỉnh thoảng mẹ về nhà ăn trưa và phát hiện ra thói quen xấu này của tôi. Hơn nữa, ngày nào anh tôi cũng tan học trước tôi khoảng nửa tiếng và cứ lâu lâu lại phát hiện ra tôi quên khóa cửa.

Cả mẹ và anh ngồi giải thích cho tôi không biết bao nhiêu lần về tầm quan trọng của việc khóa cửa cũng như sự nguy hiểm khi để cửa nhà hớ hênh như thế. Lần nào tôi cũng thề thốt là tôi hiểu tầm quan trọng của sự việc rồi, xin mẹ và anh từ nay cứ tin tưởng mình. Thế nhưng vì lý do nào đó, lúc đầu tôi quyết tâm hừng hực nhưng rồi đâu lại vào đó –

một lối mòn quá quen thuộc với những người bỏ dở

những quyết tâm đặt ra mỗi dịp đầu năm mới… tôi sẽ giải thích thêm về nguyên do của việc này.

Rồi chuyện ấy xảy ra. Một hôm tôi là người cuối cùng rời khỏi nhà, và sau khi tan trường, anh tôi đến nhà bạn chơi, nên tôi về nhà sớm nhất. Tôi không bao giờ quên được nỗi sợ đã bóp chặt tim mình khi bước lên nhà và thấy cửa mở toang. Tôi rón rén đi vào phòng khách thì thấy mọi thứ đã bị lục tung! Ghế chổng ngược, gối vung vãi khắp nơi, và ti vi thì đã mất rồi! Nước mắt chảy giàn giụa trên mặt. Những ý nghĩ bắt đầu chạy rần rần trong đầu. “Mình có khóa cửa không nhỉ?”, “Đã xảy ra chuyện gì?”, “Liệu trong nhà còn có ai không?”, “Tất cả đều là lỗi của mình!”, “Mẹ sẽ giận mình lắm.” “Có còn cách giải thích nào khác không?”

Không muốn tin đó là sự thật, tôi nhón chân men theo góc nhà đi vào phòng mình. Ti vi, đầu đĩa, dàn loa – đều đã biến mất! Nhà bị trộm rồi! Tôi quăng cặp xuống, lao ra ngoài cửa! Tim đập thình thịch, nước mắt nhòe nhoẹt, đầu gối lẩy bẩy. Tôi chạy sang nhà hàng xóm và gọi mẹ về.

Vài phút sau, xe của mẹ tôi về đến cửa. Tôi vẫn nhớ sự pha trộn kỳ quặc giữa cảm giác an toàn và sợ hãi cùng cực về hậu quả tôi biết chắc sẽ xảy ra.

Khi mẹ vào, tôi chạy ùa ra khỏi nhà, nhào vào lòng bà và khóc nức nở: “Mẹ ơi, con xin lỗi, con xinlỗi, con xin lỗi.” Trên mặt mẹ là môt nụ cười ấm ápnhưng rất lạ. Và ngay lúc đó, một chiếc xe tải đỗ xịch lại, chất đầy đồ đạc lỉnh kỉnh. Tôi nhận ra ngay lậptức người đã đánh cắp mọi thứ – chính là mẹ tôi!

Tôi vẫn khóc tiếp, lần này là vừa bực vừa tức, lại xen lẫn cả cảm giác nhẹ nhõm vì biết chẳng qua là mẹ tranh thủ giờ ăn trưa về “dọn” nhà. Sau khi tôi bình tĩnh lại, mẹ giải thích tại sao mẹ làm vậy: Để dạy tôi một bài học, và cho tôi thấy tầm quan trọng của việc khóa cửa với bản thân và gia đình mình.

Sau khi nhận ra “hậu quả” của việc mình làm, tôi có thể thành thật nói rằng tôi không bao giờ rời khỏi nhà mình hay nhà người khác mà không kiểm tra hai– thậm chí ba lần – xem cửa đã khóa cẩn thận chưa. Đó là một kỉ niệm khá đau đớn và tác động rất mạnh mẽ đến tôi. Mẹ tôi sẵn sàng làm một việc nực cười để dạy cho tôi bài học ấy. Còn bạn thì sao? Bạn cam kết đến mức nào với công cuộc cải thiện cuộc đời mình? Bạn sẵn lòng hi sinh điều gì?

Vì vị trí của ta trong cuộc sống, vì cách thế giới của ta vận hành, và vì những điều cần làm để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn – ta phải chấp nhận làm những điều nực cười. Đó là lý do tại sao cách đây không lâu tôi quyết định mình sẽ đi thang bộ chứ không đi thang máy nữa. Nó là một hành động mang tính biểu tượng, nhưng mọi người xung quanh tôi nhận ra vàhiểu nguyên do của cơ sự này; và họ cũng quyết tâmĐi Thang Bộ, coi đó như một biểu hiện bên ngoài củaquyết tâm sống có kỉ luật hơn từ bên trong.

Dù đã được học vềkỉ luật bản thân trong võ thuật và từ gia đình nhưn thực sự tôi rèn luyện phẩm chất này nhiều nhất khi làm nhân viên bán hàngcho công ty Southwestern. Trong 150 năm vừa qua, Southwestern nổi tiếng vì “rèn luyện tính cách cho thanh niên” thông qua chương trình đào tạo cho sinh viên tự quản lý việc kinh doanh của họ. Khi tham gia vào chương trình cho dịp hè này, sinh viên phải tự mình đi đến từng nhà để bán sản phẩm giáo dục cho trẻ em tên là Southestern Advantage.

Mỗi kì nghỉ hè tôi lại rời khỏi quê hương nhỏ bé của mình ở Frederick, Colorado để đến Nashville, Tenessee tham gia một tuần huấn luyện bán hàng chuyên sâu, rồi chuyển đến một thành phố xa nhà và làm việc mười bốn giờ một ngày, sáu ngày một tuần, hưởng tất cả lợi nhuận. Từ năm 1855 đến nay, mỗi mùa hè có khoảng 3.000 sinh viên tham gia vào hoạt động này trong chương trình của Southwestern. Chương trình nhằm thay đổi cách sinh viên học tại nhà bằng cách giúp họ tiếp cận với một hệ thống độc quyền đã gặt hái được nhiều thành công. Không thểphủ nhận đây là một trong những chương trình khókhăn và yêu cầu khắt khe nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất cho thanh niên.

Điều tuyệt vời là sau một mùa hè, một người bán hàng mới tham gia trung bình kiếm được khoảng8.500 đôla tiền lãi, trong đó những sinh viên giỏi nhất thường kiếm được hơn 50.000 đôla. Hai đối tác kinh doanh của tôi ngày nay, Dustin Hillis và Dave Brown, đều phá kỉ lục của công ty khi còn đi học, mỗi người kiếm được gần 100.000 đôla trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Tám!

Mặc dù cũng khá thành công, kiếm được hơn250.000 đôla sau những kì nghỉ hè, nhưng tôi lại nổi tiếng vì là người hay tuyển những đội quân nhỏ đi bán hàng tận nơi. Tôi đã chiêu mộ được 57 sinh viên tự nguyện tham gia chương trình trong vòng ba năm.

Nhưng để đạt được thành công ý, trong một khoảng thời gian dài, tôi đã thật sự rất vất vả.

2 giờ 30 phút chiều ngày thứ hai của mùa hè đầu tiên, cả sáng hôm đấy trời mưa tầm tã. Từ 8 giờ15 đến giờ tôi chưa tiếp cận được nhà ai và chưa bán được gì cả. Một gã trai vừa lớn tiếng đuổi tôi khỏi thềm nhà gã, và tôi choáng váng đến nỗi chỉ một lúc sau đã mất phương hướng hoàn toàn.

Nước mưa làm tấm bản đồ rách tươm, còn tôi thì run cầm cập vì rét, những vết rộp trên đôi bàn chânnhăn nhúm tím ngắt khiến tôi phải lê lết chậm chạp.

Không biết mình đang ở đâu, tâm trạng rối bời và cô đơn cùng cực, tôi ngồi xuống lề đường. Tôi không bao giờ quên được cảm giác khi nhìn xuống tấm bản đồ vẽ tay và thấy hai từ “Ngõ Buckingham” và “Phố Coral” nhòa vào nhau trong dòng nước mắt tuôn như suối của mình.

Thế quái nào mà mình lại ngồi đây nhỉ? Tại sao mình lại ngồi bên lề đường ở Montgomery, Alabama? Mình nghĩ gì mà lại đâm đầu vào cái này? Chẳng nhẽ mọi việc thật sự là thế này sao? Làm sao mà sống qua90 ngày còn lại đây?

Tôi – một sinh viên ngành kế toán – nhận việc này vì nghĩ rằng nếu mình học được cách bán hàng thì biết đâu lại kiếm được tiền – tôi chưa bao giờ kiếm được tiền trước đấy. Nhưng dường như tôi chỉ khiến mọi thứ u ám hơn vì giờ đây vừa xa nhà, xa bạn bè, mà có vẻ như trong khu phố đó không ai chào đón sự hiện diện của tôi.

Tôi đã mất hết tự tin và giờ đang suy sụp thảm hại. Tôi thấy như chẳng ai nhìn thấy mình, chẳng ai biết đến mình, chẳng ai quan tâm tới mình. Tôi cứ ngồi như thế và rồi nhận thấy mình căm ghét công việc đó, tôi muốn nghỉ việc ngay để về nhà.

Còn bạn, trong cuộc sống và trong công việc, đã bao giờ bạn trải qua những giây phút như thế chưa?

Bạn cam kết đến mức nàovới công cuộc cải thiện cuộc đời mình? Bạn sẵn lòng hi sinh điều gì?

Khi bạn không thể tin được là cơ sự lại tồi tệ đếnmức ấy và không thấy lối thoát nào? Có thể không phải trong công việc mà trong mối quan hệ tình cảm chẳng hạn? Hay là trong một trận chiến vì sức khỏe? Hoặc một mối lo lắng lớn về tài chính?

Cho dù tình huống cụ thể của bạn là thế nào, tôi tin rằng, tất cả chúng ta, sớm hay muộn, đều có lúc ngồi thụp xuống bên vệ đường như thế. Hoàn cảnh khác nhau, nhưng cảm xúc giống nhau. Và cho dù ta có đưa ra bao nhiêu lý do để giải thích việc mình ngừng lại, bỏ cuộc hay đổ lỗi, nhưng sự thật là cuối cùng ta vẫn phải sống vớinhững quyết định mìnhđưa ra trong giờ phút ấy. Ta có bỏ cuộc không, hay lại đứng lên và làm tất cả những gì cần làm,cho dù bản thân khônghề muốn?

Bạn có bỏ cuộc không, haylại đứng lên và làm tất cả những gì cần làm, cho dù bản thân không hề muốn?

Mặc dù rất khó khăn và tôi đã định bỏ cuộc mấy lần, nhưng tôi vẫn quay trở lại vào những mùa hè sau. Bây giờ mọi người thường hỏi tại sao hồi đó tôi vẫn cứ tiếp tục quay lại, tôi chỉ có một câu trả lời rất đơn giản. Tôi yêu triết lý sống mà công ty dạy cho tôi. Tôi yêu những người bạn đồng nghiệp. Và hơn hết, tôi yêu con người mà tôi đang trở thành. Công việc ấy khiếntôi mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, hiểu về bản thânmình hơn. Tôi mãi mãi biết ơn cơ hội đã giúp mình học được những điều đó khi còn là sinh viên làm việc dưới sự dẫn dắt của một ban lãnh đạo rất giỏi.

Cuộc sống không công bằng, cũng không dễ dàng. Thành công không đến từ việc ta chẳng may sa vào một hoàn cảnh thuận lợi, hay bỗng dưng có ai đó phát hiện ở ta một tố chất đặc biệt mà người khác không có. Đấy là một câu chuyện thần tiên mà rất không may, vô vàn người trong chúng ta tin theo. Sự thật là thành công đến từ sự tôi luyện qua lửa đỏ, bị dồn ép tới mức tối đa, khi tính cách và sự tự tin đã được tôi rèn sau rất nhiều gian khổ. Những ngườithành công coi khó khăn là những bước cản, nhưng họ biết càng trải qua nhiều khó khăn thì họ càng rèn cho tính cách của mình gần hơn với sự vĩ đại.

Sau này tôi phát hiện ra rằng rất nhiều người đạtđược thành tựu lớn trong đời, bao gồm thống đốcbang, thượng nghĩ sĩ và nghị sĩ quốc hội của Mỹ, các CEO và những nhà sáng lập của những công ty lớn và những tổ chức phi lợi nhuận cũng như một số hiệu trưởng các trường đại học, đều khởi nguồn thành công của họ từ những năm tháng sinh viên bán hàng cho Southwestern. Những con người ấy cũng đã có những lúc ngồi gục bên vỉa hè nhưng họ đãquyết định không bỏ cuộc.

Nói đơn giản, có hai loại hoạt động: Loại ta thíchvà loại ta không thích. Và nếu ta học được cách buộc bản thân làm những điều mình không muốn, nghĩa là ta đã tạo ra quyền năng để đạt được bất cứ thành tựu nào mình muốn trong đời.

Rất dễ nhận thấy một điều là ta sẽ luôn làm những điều mình muốn làm. Vậy câu hỏi duy nhất đặt ra là: Liệu ta có đủ khả năng để làm những điều ta biết là tốt cho mình ngay cả khi ta không thích làm hay không? Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa những người đạt được điều họ muốn và những người còn lại. Nếu đó là kĩ năng duy nhất bạn cần học để có được tất cả những gì bạn muốn, bạn có học không?

Lựa chọn nhỏ – Kết quả lớn

Nếu ta đi thang máy, cơ thể ta không biến đổi tí nào ngay cả khi lên đến tầng cao nhất bởi vì ta chỉ đứng yên đó cho máy vận hành. Ngược lại, khi ta Đi Thang Bộ, sẽ có một số thay đổi diễn ra, cho dù nhỏ đến thế nào. Ta đốt calories, ta vận động cơ bắp, và nhịp tim tăng lên khi ta leo thang. Vậy là, có những biếnđổi sinh lý diễn ra khi ta đi thang bộ thay vì đi thangmáy. Trong cuộc sống cũng thế!

Cho dù đi thang bộ một lần chưa đủ tạo ra sự khác biệt lớn nào trong thể trạng của bạn, nhưng nếu nó trở thành thói quen hàng ngày, chắc chắn nó sẽ thay đổi nhiều thứ. Đấy là lý do vì sao tác giả Albert Gray có lần nói: “Những người thành công thiết lập thói quen làm những việc mà những người thất bại không thích làm.”

Thói quen là điều quan trọng. Thành công thường không phải là kết quả của những lựa chọn lớn, mà là tổng hợp của những quyết định nhỏ và có vẻ vụn vặt. Thành công đến từ việc chọn những điều đúng mà khó chứ không phải những điều sai nhưng dễ. Một cách kiên định.

Thế nếu ta tạo được thói quen Đi Thang Bộ cả nghĩa đen và nghĩa bóng thì sao? Tưởng tượng xem lúc ấy việc quyết định sẽ đơn giản làm sao. Mỗi khi phải lựa chọn, ta sẽ chọn điều “đúng mà khó” thay vì “sai nhưng dễ”. Ta sẽ quyết định nhanh chóng và tự tin vì đã biết hầu hết mọi người không lựa chọn giống mình, nhưng họ cũng sẽ không có được sự tiến bộ, trưởng thành hay thành tựu như ta sẽ có. Đó chính là những lựa chọn mà người thành công đang đưa ra ở khắp nơi trên thế giới ngay giờ phút này!

Huyền thoạivề đường kết thúc vô hình

Hầu hết chúng ta theo đuổi một đường kết thúc vô hình. Ta luôn tìm kiếm đích đến tiếp theo, sống với ảo tưởng rằng ở đó sẽ có điều gì đó mang lại cho ta cảm giác mãn nguyện mà ta chưa có được.

Ta nói những điều như:

• Khi ra trường, tôi sẽ kiếm được số tiền mình cần.

• Nếu tìm được người thích hợp để cưới, tôi biết mình sẽ hạnh phúc.

• Sau khi con cái tự lập…

• Sau khi tôi được thăng chức…

• Khi tôi về hưu…

Tất nhiên, thi thoảng điều đó xảy ra, nhưng cảm giác ta tìm kiếm chẳng bao giờ ở lại lâu. Bởi vì trong cuộc tìm kiếm vô hạn cho đích đến tiếp theo, ta bỏ lỡ một trong những sự thật lớn nhất của cuộc đời là, như triết lý trong bộ phim Hannah Montana1nổi tiếng, “Ý nghĩa nằm ở lúc trèo lên.”

1Hannah Montana: Là series phim sitcom của Mỹ, kể về một nữ sinh trung học sống cuộc sống hai mặt, ban ngày là một nữ sinh bình thường, ban đêm là ca sĩ nhạc pop nổi tiếng quốc tế và không ai biết bí mật này, trừ gia đình và người bạn của cô.

Khi tôi phỏng vấn một số những người thànhcông nhất trên thế giới, họ luôn nói đến tâm lý dần bước về phía mục đích – nhưng hơn thế, là cách suy nghĩ trân trọng quá trình và tìm kiếm hạnh phúc trên đường đi. Cách nghĩ của họ hoàn toàn khác. Trong khi hầu hết mọi người hay than vãn về những khó khăn trong cuộc sống, những người thành công tột bậc mà bạn sẽ gặp trong quyển sách này dường như học cả cách yêu những việc nhỏ nhặt thường ngày.

Người thành công tự hào khi đương đầu với những việc người khác tránh xa. Họ hiểu rằng không có đường kết thúc nào hết, khôngcó khoảnh khắc kì diệu mà họ sẽ “cán đích” và côngthành danh toại. Khép mình vào kỉ luật là một quá trình liên tục, và sự trưởng thành nằm trong chính cuộc hành trình. Đơn giản vậy thôi, nhưng có điều này chắc bạn sẽ không thích nghe – bạn không hề có ngày nghỉ nào cả. Không hề.

Trước khi bạn gấp sách lại và quăng vào góc phòng, tôi có tin tốt đây. Không có ngày nghỉ không có nghĩa là bạn sẽ phải khổ sở. Ngược lại là khác. Mục đích của tâm lý Đi Thang Bộ là chuẩn bị cho bạn một cuộc sống mà ngày ngày bạn nôn nóng được tận hưởng. Lúc đầu sẽ khó khăn, nhưng một khi bạn đãthiết lập được thói quen đưa mình vào khuôn khổtrong mọi lĩnh vực, bạn sẽ không muốn có ngày nghỉ nào hết. Bạn sẽ có cuộc sống mình yêu thích, và không phải là tạm thời mà là mãi mãi.

Học cả cách yêu những việc nhỏ nhặt thường ngày.

Tiên đề Đi Thuê

Lý do bạn phải kiên quyết khép mình vào kỉ luật ngày ngày trong suốt phần đời còn lại của mình là bởi một điều mà Southwestern chúng tôi hay gọi là Tiên đề Đi thuê, tiên đề này phát biểu rằng, bạn không thể sở hữu thành công, bạn chỉ thuê được nó – và ngày nào bạn cũng phải trả tiền thuê.

Tất nhiên, mỗi người đều có định nghĩa riêng về thành công. Tiên đề này phát biểu rằng Tiên đề Đi thuê cho phép bạn làm điều đó. Có thể bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, tài chính ổn định, hoặc hôn nhân hạnhphúc. Thay thế những điều đó vào chữ thành công, và bạn sẽ hiểu tôi muốn chuyển tải điều gìkhi nói tất cả đều chỉ là“đi thuê” thôi.

Cho dù bạn đang ở đâu trên thước đo độ kỉ luật,bạn vẫn có thể tiến bộ hơn. Cũng như thế, cho dù bạn đã đạt được những gì vẫn sẽ có những khuyết điểm cần giải quyết. Quá trình bạn sắp trải qua sẽ xây dựng nền tảng để một cuộc sống kỉ luật có thể đơm hoa kết trái. Quá trình này sẽ thay đổi phần còn lại của đời bạn. Giờ đây bạn sẽ trở thành con người mà bạn hằng mong muốn.

Có thể bạn cảm thấy như mình đang chuẩn bị sẵn sàng cho một trận chiến khốc liệt, và có khi bạn đã sẵn sàng rồi. Nhưng phần thưởng ở phía bên kia của sự chuyển mình này là vô tận bởi vì bạn đang tạo ra sức mạnh và sự tự do để làm bất cứ điều gì trong đời.

Cho dù quá trình này nghe qua có vẻ không “vui” lắm, thật ra nó chỉ khó khăn lúc đầu thôi. Một khi bạn đã quen với việc đi thang bộ, bạn sẽ thấy mình hồ hởi, tự do, và tràn đầy sinh lực. Thêm vào đó, với quyền năng mới này, bạn có thể sử dụng nó theo ý mình. Nhớ rằng một khi bạn yêu thích việc mình làm, bạn sẽ không phải lao động một ngày nàotrong đời.

Bạn không thể sở hữu thành công, bạn chỉ thuê đượcnó – và ngày nào bạn cũngphải trả tiền thuê.

7 chiến lượcđể đưa bản thân vào kỉ luật

Trong những chương sau, tôi sẽ giới thiệu đến bạn 7 phương pháp bạn cần để Đi Thang Bộ đến với cuộc sống như mong ước. Đây chính là 7 quy tắc được thấm nhuần trong suy nghĩ và cuộc sống của những người đang sống ước mơ của mình mà tôi đã gặp gỡ, đã chứng kiến, đã đọc hay đã trò chuyện cùng.

Tôi không ngồi trong phòng kín và bịa ra những khái niệm này. Thật ra, tôi chỉ truyền đạt những thông tin mà mình tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau. Những gì bạn chuẩn bị học được là sự thật tôi đúc kết được từ những người thành công trên khắp thế giới. Không phải chỉ tôi chia sẻ ý tưởng của cá nhân tôi mà là cả những minh chứng cho những bài học tôi học được từ họ. Những phương pháp này có tác dụng với họ, với tôi, và sẽ có tác dụng với cả bạn nữa.

7 quy tắc dùng kỉ luật bản thân để giải phóng tiềm năng là:

1. Hi sinh: Nguyên tắc Mâu thuẫn

2. Cam kết: Nguyên tắc Tăng cường

3. Tập trung: Nguyên tắc Khuếch đại

4. Chính trực: Nguyên tắc Sáng tạo

5. Lên lịch: Nguyên tắc Thu hoạch

6. Niềm tin: Nguyên tắc Góc nhìn

7. Hành động: Nguyên tắc Quả lắc.

Mỗi chiến lược đều được xây dựng dựa trên mộtkhái niệm trung tâm của chương đó và đều được kết luận bằng một kế hoạch đơn giản dễ hiểu có thể thực hiện ngay. Có một mục hành động ở cuối mỗi chương để giúp bạn khởi động thói quen đưa mình vào khuôn khổ. Ở đây có cả vài đường link chỉ có trong cuốn sách này kết nối đến một vài trang thông tin ít công khai, trong đó có bài học video, bài tập và một kế hoạch hành động cá nhân phù hợp với vài chương. Ngoài ra, nếu vào đường link www. takethestairsbook.com/focused40, bạn có thể làm thử một bài trắc nghiệm giúp đánh giá mức độ kỉ luật bản thân hiện tại trong tương quan với rất nhiều người đã được nghiên cứu trong quá trình làm sách. Cả bài trắc nghiệm lẫn điểm số và lời khuyên đi kèm đều miễn phí.

Kỉ luật cá nhân là cách đơn giản và nhanh nhất để khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hết sức có thể. Nó là chìa khóa cho mọi mơ ước của bạn. Kỉ luật tạo ra tự do – tự do để làm bất kì điều gì! Nó là điều biến tôi từ một cậu bé Tây Ban Nha nghèo được nuôi lớn bởi một bà mẹ đơn thân trong một bãi đỗ xe kéo thành người diễn thuyết trước hàng nghìn người chỉ trong vài năm.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu hành trình này chưa?

Thời khắc đã điểm rồi đấy.

ĐỌC THỬ

1HI SINH

NGUYÊN TẮC MÂU THUẪN

Trong cuộc hành trình đưa bản thân vào kỉ luật, khôn ngoan hơn cả là học cách nghĩ của con trâu. Vâng, chính là con trâu đấy ạ. Tôi sẽ giải thích ngay đây.

Tôi lớn lên ở miền trung Colorado. Khi tôi còn nhỏ, mẹ, anh trai và tôi sống trong khu đất dành cho những người sống trong toa xe kéo và mấy căn hộ quanh vùng Boulder, Lafayette, và Louisville. Khi nghĩ đến Colorado, mọi người hay nhớ đến rặng núi nổi tiếng thế giới Rocky Mountains trải dài cả phía tây của bang. Nhưng họ thường quên mất là ở đây còn có thảo nguyên Kansas kéo từ những ngọn đồi thấp dưới chân núi sang tận phía đông. Bởi vì địa hình độc đáo như thế nên đây là một trong số những nơi hiếm hoi trên thế giới cả có bò lẫn trâu.

Đồng cỏ là một trong những nơi yêu thích của tôi để tìm kiếm những quy luật của thành công và cách thế giới vận hành. Cách hai loài vật này, bò và trâu, ứng xử trong thiên nhiên đưa ra vài bài học rất sâu sắc cho chúng ta.

Khi một cơn bão đến từ phía tây, ở đây hầu như bão lúc nào cũng đi theo hướng đó, bò phản ứng theo một cách rất dễ đoán. Chúng biết bão từ phía tây đến, nên chúng đi sang phía đông để tránh bão.

Vấn đề duy nhất là, như bạn biết đấy, bò chạy không nhanh lắm. Chẳng mấy chốc bão đã đuổi kịp và con bò, không biết làm gì hơn, đành tiếp tục chạy. Thay vì tránh bão, chúng lại chạy cùng bão, và bị bão quật tơi tả. Như thế có dại không?

Rất nhiều người trong chúng ta cư xử y hệt như vậy ngày này qua ngày khác.

Ta né tránh những mâu thuẫn không thể tránh được. Trong tình cảm, tài chính, và cả sức khỏe, quá nhiều khi ta cố gắng “lảng tránh” vấn đề, giả vờ là vấn đề đó cũng chẳng có gì ghê gớm, và đến phút cuối ta cố chạy hết tốc lực khi rắc rối đuổi đến nơi. Bất hạnh thay, phần lớn chúng ta đều từng phải trải qua những bài học đau đớn này rồi, càng né tránh thì vấn đề sẽ ngày càng tệ hại hơn, và cuối cùng ta phải đối mặt với những điều kinh khủng hơn nhiều so với ban đầu.

Ngược lại, con trâu hành xử rất độc đáo. Chúng đợi bão đi qua đỉnh núi, rồi khi bão đến, chúng lao thẳng vào cơn bão. Bằng cách ấy, chúng đi xuyên qua cơn bão đang hoành hành, và giảm thiểu tổn hại do bão gây ra.

Giá mà nhiều người có thể đối diện với những vấn đề không thể tránh khỏi của cuộc sống theo cách trực diện như loài trâu thì tốt. Càng chần chừ thì rắc rối càng tăng thêm, và ta là người phải trả giá. Cần có sức mạnh – và suy nghĩ cẩn thận – để đương đầu với những tình huống khó khăn nhất. Nhưng với chúng ta, không như đàn trâu kia, đó là một kĩ năng ta phải học, rèn luyện và thực hiện.

Càng chần chừ thì rắc rối càng tăng thêm, và ta là người phải trả giá.

Nghịch lý Nỗi đau

Ví dụ bạn đang ngồi trên ghế salon. Hôm đó là tối thứ Ba và bạn đang chọn lựa giữa việc đi tập thể dục và việc ngồi thư giãn ở nhà xem ti vi. Trong cuộc sống, bạn vẫn thường xuyên phải đưa ra những quyết định như thế này:

“Mình có nên mua món đồ đó hay nên để dành tiền cho những lúc khó khăn?”

“Mình có nên ăn món tráng miệng xa xỉ này không hay thôi không ăn nhỉ?” “Mình có nên cố gắng thêm hay cứ cầm chừng cho đạt yêu cầu tối thiểu thì thôi?”

Có hàng nghìn những tình huống tương tự thế này trong cuộc sống hàng ngày, nhưng quá trình lựa chọn thì luôn giống nhau. Khi đưa ra quyết định, có hai loại tiêu chuẩn đối nghịch ảnh hưởng đến suy nghĩ của ta. Một phần bộ não xử lý những cảm xúc và ý muốn, khuyến khích ta lựa chọn dựa sở thích. Phần kia phụ trách việc phân tích, đánh giá xem cái gì là hợp lý và âm thầm nhắc nhở ta phải suy nghĩ logíc. Hai xung lực này luôn mâu thuẫn, xô kéo chúng ta về hai hướng ngược nhau.

Nói một cách lý tính thì ta đều biết mình nên làm gì, nhưng khi xét về cảm xúc ta đều bị cám dỗ bởi những điều mình thích làm. Xu hướng của con người là lựa chọn dựa vào yếu tố tác động rõ rệt nhất ngay lúc đó. Xét trong ngắn hạn, cảm xúc, rung động và ý thích hầu như luôn thắng lý trí – cũng là lí do phần lớn người ta lựa chọn dựa vào những cảm xúc và rung động.

Chúng ta lựa chọn như vậy vì ta muốn cuộc đời mình sẽ dàng, và làm những điều ta thích thì luôn dễ.

Tuy nhiên, những lựa chọn dễ dàng trong ngắn hạn lại thường mâu thuẫn với những điều giúp cuộc sống

Lựa chọn dễ dàng trong ngắn hạn lại thường mâu thuẫn với những điều giúp cuộc sống suôn sẻ về lâu, về dài.

Ví dụ, chất kích thích khiến ta sung sướng trong một lúc, nhưng chúng kéo theo một loạt những cảm xúc tiêu cực, cũng như tổn hại lâu dài về sức khỏe và tài chính. Ngoại tình làm thỏa mãn khao khát tạm thời nhưng phá hủy hạnh phúc gia đình. Ngay cả những điều nhỏ như không chịu tập thể dục, tuy không phải vận động ngay lúc đó nhưng dần dà ta sẽ chịu ảnh hưởng do phải trả viện phí, sức khỏe giảm sút, và giảm tự tin. Điều trái khoáy nhất ở đây là những gì có vẻ đơn giản và dễ chịu tạm thời thường không tồn tại lâu.

Những người thành công biết rằng lựa chọn dựa vào ý thích tạm thời là lối tắt giả sẽ khiến ta phải vất vả hơn ở cuối đường. Tương tự như thế, họ biết rằng tạo nên một cuộc sống dễ dàng về lâu dài đòi hỏi phải chấp nhận những khó khăn trước mắt. Ví dụ, để giàu có ta phải tiết kiệm hoặc đầu tư tiền thay vì tiêu pha hoang phí. Để có sức khỏe tốt, ta phải cắt giảm một số loại thức ăn và một số chất không tốt cho cơ thể. Để đạt được một vị trí có tầm ảnh hưởng lớn trong công ty hoặc trong sự nghiệp đòi hỏi ta phải học cao hơn, thực hiện các dự án khó khăn hơn, và chấp hành những hạn định nghiêm khắc hơn.

Như vậy, trái với cảm tính, một cuộc sống dễ dàng thực sự đến từ việc hi sinh những thú vui nhất thời để hoàn thành những việc khó hơn. Nhưng chân lý mà những người thành công nhận ra, trong khi những người còn lại không hay biết, là những vất vả này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi.

Điều này đưa ta đến Nghịch lý Nỗi đau cho quá trình ra quyết định. Nghịch lý chỉ ra rằng dễ dàng trong ngắn hạn dẫn đến khó khăn về lâu dài, và ngược lại khó khăn trong phút chốc dẫn đến dễ dàng về lâu dài. Nghịch lý ở chỗ những gì ta cho là dễ, nhìn có vẻ dễ, dường như thật đơn giản lại đưa ta đến một cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng. Và ngược lại những điều ta cho là khó, những thách thức có vẻ kinh khủng nhất, những yêu cầu có vẻ ghê gớm nhất lại đưa ta đến một cuộc sống dễ chịu ai ai cũng muốn.

Như vậy, không phải là những người thành công sinh ra đã có tố chất đặc biệt mà chúng ta không có. Sự khác biệt nằm ở chính những tiêu chuẩn họ đề ra khi lựa chọn, vì họ biết cảm xúc chỉ là thứ thoáng qua, chúng không tồn tại lâu. Vậy nên trong khi phần lớn mọi người lựa chọn dựa vào những thôi thúc nhất thời, người thành công sẵn sàng hi sinh vì họ quyết định dựa trên logíc lâu dài. Nhưng qua thời gian, khác biệt tinh vi trong cách lựa chọn của họ sẽ đưa lại kết quả tốt đẹp hơn rất nhiều lần.

Nhận ra rằng người thành công cũng có những thôi thúc và mong muốn giống ta, và họ cũng bị cám dỗ như tất cả những người khác khiến ta thấy vững tâm hơn. Nhưng họ biết (hoặc do linh tính hoặc do đã khép mình vào kỉ luật) rằng về lâu dài, những cân nhắc lý tính mới là điều quan trọng.

Những điều dễ dàng trong ngắn hạn không hề dễ về lâu dài. Những gì khó khăn sẽ không khó mãi. Nhưng ta dành quá nhiều thời gian của cuộc đời mình để cố đơn giản hóa mọi chuyện, lảng tránh những việc khó khăn mà không nhận ra rằng chính hành vi đó khiến vấn đề về sau sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Hiểu và thực hành Nghịch lý Nỗi đau là một trong những điều quan trọng nhất trên con đường đi đến thành công đích thực.

Những điều dễ dàng trong ngắn hạn không hề dễ về lâu dài.

Mỗi ngày ta có hàng ngàn lựa chọn, mỗi lựa chọn đều trải qua quá trình giống hệt thế này. Nghịch lý Nỗi đau chứng minh một cách rõ ràng tại sao thành công và trở thành một người thành công lại phụ thuộc vào sự lựa chọn nhiều hơn hoàn cảnh. Đơn giản như lựa chọn giữa phải và trái, lên và xuống, trắng và đen.

Một điều rất ngạc nhiên là thành công không đến từ những quyết định to tát, mà ngược lại, thành công được tổng hợp từ những quyết định nhỏ, có vẻ như không quan trọng nhưng khi gộp lại đủ sức tạo ra quỹ đạo cho cuộc đời của chúng ta. Cuối cùng thì, thành công cũng chỉ đơn giản như việc chọn giữa đi thang bộ và đi thang máy.

Thành công là vấn đề về lựa chọn chứ không phải của hoàn cảnh.

Bạn thích cái nào hơn?

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một khu thương mại và có một thẻ tín dụng trong tay. Bạn có thể mặc sức vung tiền qua cửa sổ. Ngay lúc ấy thì thích lắm đúng không? Trong vài giờ ngắn ngủi, bạn được sống như một ông hoàng và có được mọi thứ mình muốn. Thế nên đương nhiên là phải vui rồi!

Nghe phi lý ư? Bạn có biết là ở nước Mỹ, cứ chín đứa trẻ 12 tuổi lại có một đứa có thẻ tín dụng trong túi? Bạn có biết là 18 triệu sinh viên Mỹ có thẻ tín dụng, và theo báo cáo của Sallie Mae1, 82% trong số đó không trả được số tiền nợ mà mình đã tiêu hàng tháng?

1 Sallie Mae: tên đầy đủ là SLM Corporation, là Công ty chuyên cho sinh viên vay vốn.

Nếu bạn cứ thỏa sức vung tay ở trung tâm thương mại, điều đó sẽ gây ra hậu quả lâu dài như thế nào? Tốt hay xấu?

Mặt khác, nếu ta bỏ qua vụ mua sắm bạt mạng kia, cương quyết chi tiêu theo kế hoạch và tiết kiệm nhiều hơn số ta tiêu đi, ta sẽ để dành đủ cho những khi thật cần. Ta “mua” được nhiều tự do cho mình hơn về lâu dài.

Nghịch lý Hi sinh áp dụng vào tất cả những khía cạnh khác nhau của đời sống. Nếu ai đã từng ăn kiêng để có thân hình thon thả hơn hoặc cố cải thiện tình hình tài chính của mình thì đều quen thuộc với nghịch lý này. Nhưng ta thường xuyên gạt đi những điều mình đã biết, hành động theo ham muốn nhất thời để rồi sau này lại trả một cái giá đắt hơn.

SUY TÍNH VỀ LÂU DÀI LUÔN CÓ LỢI Trường hợp nghiên cứu:

Jeff Dobyns, Dịch vụ tài chính, Nashville, Tenessee

Có rất nhiều nhà hoạch định kinh tế trên toàn cầu, và đôi khi phân biệt giữa người này với người kia thật khó. Một nhà tư vấn tên là Jeff Dobyns quyết định sẽ thực hiện chiến lược lâu dài, và cuối cùng chỉ qua thời gian ngắn đã rất thành công, gây dựng được văn phòng sản xuất hàng đầu thế giới cho Raymond James, với 1200 chi nhánh trên khắp toàn cầu. Trong một ngành công nghiệp thống trị bởi những người có trên 30 năm kinh nghiệm, Jeff đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách rất ngoạn mục khi mới chinh chiến được 13 năm.

Cũng như những tài năng siêu việt khác, Jeff khá lúng túng khi được hỏi anh đã làm điều gì đặc biệt, bởi vì đối với anh ấy thì chẳng có gì đặc biệt cả.

Anh nói:

Việc bạn phải trả giá trước cho một phần thưởng sẽ đến sau này với tôi hoàn toàn hợp lý. Trong năm đến mười năm đầu của ngành này, bạn cần hi sinh rất nhiều để công việc đi đúng hướng. Nhưng rất không may là ta thường thấy những người trẻ tuổi muốn tập trung nhiều vào sự cân bằng hơn là làm việc cật lực, và đương nhiên họ tự mình kéo dài thời gian biến ước mơ thành hiện thực. “Cố hết sức” trên mọi con đường là cách tốt nhất để thoát khỏi những trở ngại tâm lý ngăn trở tiến trình của chúng ta. Đấy cũng là cách nhanh nhất đưa ta đến nơi mình muốn.

Hơn nữa, làm việc thật chăm chỉ thôi là chưa đủ mà còn phải hi sinh cho những điều đúng đắn. Đã có không biết bao nhiêu lần tôi đưa ra cho khách hàng những lời khuyên làm tổn hại đến lợi ích trước mắt của tôi bởi vì sự thật là một phương cách khác mới phù hợp với họ nhất. Kiểu tư vấn như thế khiến tôi bị đuổi khỏi một vài tổ chức, nhưng lại chính là nền tảng gây dựng nên danh tiếng cho tôi.

Qua thời gian, bạn phát triển được một niềm tin vững vàng và nhận ra nếu làm điều đúng đắn, mọi việc rồi sẽ ổn thỏa. Nhưng nó luôn là một quá trình liên tục, bởi vì khi ta nắm vững được cách hi sinh trong một khía cạnh của đời sống hoặc công việc thì dường như ta lại bắt đầu luyện tập ngay trong một khía cạnh khác.

Nhưng trong mọi khía cạnh, những hi sinh đó sẽ ngày một dễ hơn, cho đến một lúc nó trở thành phản xạ. Một điều khá ngạc nhiên là một thói quen hi sinh khắc khổ sau này lại thành nguồn vui sâu sắc. Ta tự hào khi làm những điều mình cần và coi việc làm những điều có lợi cho khách hàng là ưu tiên. Tôi nghĩ là hầu hết mọi người đều không đánh giá đúng tầm ảnh hưởng của các tác động – tích cực hoặc tiêu cực – khi xét trong khoảng thời gian lâu dài.

Hiệu ứng phức hợp

Ta thường đánh giá thấp những hiệu ứng phức hợp vô hình lên lựa chọn của mình. Lúc trước tôi có nóilà sự trễ nải trong công việc làm mất của mỗi công ty trung bình 10.396 đôla một năm một nhân viên. Tất nhiên con số này là rất lớn, thế nhưng qua một thời gian dài thì con số ấy có giá trị ra sao?

Giả sử thay vì phải trả lương cho người nhân viên lười biếng, công ty dùng số tiền 10.396 đôla trong một năm đó để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thường thường tốc độ tăng trưởng trung bình của một quỹ cổ phiếu tốt là khoảng 12%. Ta sẽ coi như công ty sẽ đầu tư số tiền đó cho quỹ này trong 30 năm. Bạn nghĩ sự trễ nải của một nhân viên quy ra tiền thì giá trị sẽ là bao nhiêu? Tổng cộng là 311.000 đôla. Chỉ một nhân viên thôi đấy!

Bạn có thể nói “Tội nghiệp mấy công ty!”, và đương nhiên bạn nói đúng, nhưng còn người nhân viên kia thì sao? Anh ta phải trả giá thế nào cho những cơ hội bị bỏ qua, sự đình trệ, và cảm giác ì ạch vì không làm được hết tiềm năng của mình? Thế còn những doanh nghiệp nho nhỏ có số vốn eo hẹp thì sao? Và cả những người bán hàng được trả theo phần trăm hoa hồng – hay nói rộng ra là những người được trả công dựa trên kết quả họ đạt được thì sao?

Trong nhiều trường hợp, tổn thất này là thật và nó chảy ra từ chính túi chúng ta. Đấy là số tiền mà ta đáng lẽ có thể dùng để làm giàu, nhưng ta thậm chí không nói về nó vì nó không hiện ra trên sổ tiết kiệm hay kê khai thu nhập của ta. Thật buồn là ta không định giá đúng những thứ mình không phải trả tiền trực tiếp. Nhưng sự thật là sự trì trệ chính là một trong những tổn thất vô hình lớn nhất trong kinh doanh ngày nay.

Trong cuốn Hiệu ứng phức hợp (Compound Effect), tác giả Darren Hardy giải thích nguyên lý này ảnh hưởng lên mọi mặt của cuộc sống như thế nào. “Mỗi đôla bạn tiêu hôm nay có giá trị ít nhất bằng 5 đôla cho một trong 20 năm và 10 đôla trong 30 năm (giả sử mức độ tăng trưởng là 8%)”. Có nghĩa là 5 đôla tiền café cho một ngày đang làm hụt đi 25 đôla trong túi tiền tương lai của bạn.

Nhưng sự thật là sự trì trệ chính là một trong những tổn thất vô hình lớn nhất trong kinh doanh ngày nay.

Tin tốt là nguyên tắc này cũng có mặt lợi. Ví dụ như một khoản đầu tư 1.000 đôla với mức lãi 8% trong 40 năm sẽ đạt giá trị gần 22.000 đôla!

Những con số này chứng minh và định lượng được những tác động liên quan đến Nghịch lý Hi sinh, nhưng không thể nào tính toán được những phí tổn khổng lồ ảnh hưởng lên những khía cạnh không thể đo đếm của đời sống.

Cuộc điện thoại hay lời xin lỗi bạn biết là mình nên nói với một người bạn hay một người thân mà chưa chịu làm – bạn đang phải trả giá bao nhiêu?

Hoặc những vấn đề sức khỏe mà bạn cứ lờ đi và coi như không có gì quan trọng – biết sao không, bạn của tôi, chúng sẽ khiến bạn phải tốn kém gấp bội trong tương lai, cam đoan đấy.

Thế còn điều này thì sao… bạn còn nhớ giấc mơ bạn vẫn ấp ủ cả đời nhưng chưa bao giờ làm gì để hiện thực nó chứ? Nói tôi nghe, điều ấy khiến bạn dàn vặt như thế nào?

Tất cả những điều này đang tước đi niềm vui bạn đáng được hưởng. Những niềm vui ấy đều có thể lấy lại được, chỉ cần có đủ kỉ luật bản thân và chấp hành Nghịch lý về sự Hi sinh

Điều đó bắt đầu từ việc nhận ra hi sinh không hẳn là mất mát, nó chỉ là một khoản trả trước cho tương lai giàu có mà thôi.

Quà tặng đến theo những cách huyền bí

Khi còn nhỏ, tôi rất thích Tuyển tập Thư viện. Tuyển tập này bao gồm một loạt những sách tham khảo mẹ mua cho tôi (một điều rất hay là, sách này được mua từ người sinh viên làm ở Southwestern đã gõ cửa nhà chúng tôi), để giúp tôi học 40 môn khác nhau. Tôi say mê nó suốt cả thời niên thiếu vì tuyển tập có toán, khoa học, và cả người khỏa thân nữa!

Nhưng hi sinh thật ra có nghĩa là gì? Nếu tôi cho bạn 1 đôla, như thế có gọi là hi sinh không? Nếu Bill Gates cho bạn 1 đôla, đó có gọi là hi sinh không?

Mẹ tôi thường bảo, “Rory ạ, quà tặng đến theo những cách rất huyền bí.” Như tôi đã giới thiệu, mẹ tôi là một bà mẹ đơn thân và tình cờ lại bán mĩ phẩm Mary Kay. Điều này có nghĩa là khi còn nhỏ lúc nào xung quanh tôi cũng toàn các bà, các cô thích dạy tôi về nguyên tắc thành công – cũng có nghĩa là tôi biết nhiều về mĩ phẩm hơn ô tô.

Số phận đưa đẩy, khi lớn lên, đi học đại học và bắt đầu làm việc cho Southwestern, tôi lại bán đúng bộ sách đó – Tuyển tập thư viện. Mùa hè đầu tiên của tôi ở Montgomery, Alabama, tôi vẫn nhớ mình dừng xe trước một ngôi nhà nằm sâu tít bên lề đường khuất sau mấy ngôi nhà khác.

Tôi gõ cửa, một bà mẹ đơn thân mảnh dẻ ra mở, bên cạnh bà là một cậu bé năm tuổi vô cùng kháu khỉnh. Mặt cậu lấm lem, và nói hơi ngọng, nhưng đang cười toe toét. Cậu bé thích tập sách lắm, nhưng gia đình này không lấy đâu ra 300 đôla để mua. Mẹ cậu thực sự đã nài nỉ tôi để dành tập sách cho họ, để họ có thời gian dành dụm tiền. Bà muốn tôi quay lại vào cuối mùa hè bởi vì bà đang gắng công dạy con rằng học tập là cách nhanh nhất để thoát nghèo.

Tôi bị cậu bé làm cho mềm lòng, nên tôi nói: “Này cậu bạn nhỏ, anh hứa sẽ để dành cho em tập sách này và anh sẽ quay lại vào cuối hè nếu em cũng hứa sẽ dành dụm tất cả tiền của mình, bỏ sẵn vào phong bì và đợi anh quay lại.”

Cậu bé hào hứng đồng ý ngay.

Mùa hè trôi qua và tôi thực sự quên mất gia đình nhỏ bé đó cho đến khi cần đưa sách cho họ. Khi tôi dừng xe lại, cảnh vật vẫn y như trước, và suýt nữa tôi đã bỏ đi vì chắc mẩm rằng gia đình này chẳng có cách nào kiếm được số tiền ấy cả.

Nhưng do đã hứa với cậu bé, tôi ép mình ra khỏi xe và tiến gần lại ngôi nhà. Cậu bé nói vọng từ trong ra, “Mẹ ơi! Anh bán sách kìa! Anh ý quay lại kìa!”

Cậu chạy vụt ra ngoài, túm tay tôi và kéo vào nhà, bà mẹ đang ngồi trên ghế trong bộ đồ bệnh nhân, và tôi biết ngay tình hình đã tệ hơn rất nhiều.

Nụ cười của cậu bé bỗng chốc biến thành nước mắt khi cậu tiến lại chỗ tôi với chiếc phong bì trong tay. “Em đã để dành tiền cho anh đấy. Em có đủ tiền rồi, nhưng mẹ em lại cần tiền hơn.”

Hóa ra là, với sự trợ giúp của cô chị chín tuổi, cậu bé này đã cắt cỏ, bán nước chanh, thậm chí bán đi một ít thẻ bóng chày của mình, và dành dụm từng đồng một để mua sách, nhưng rồi mẹ cậu bị ốm và kết cục thì bạn biết rồi đấy…

Lúc đó tôi mười tám tuổi, chẳng biết làm gì hơn ngoài việc ôm cậu bé thật chặt rồi bỏ đi. Khi lái xe quanh khu phố ấy, tôi nghĩ về bài học mà cậu bé năm tuổi vừa dạy mình. Đấy là kiểu bài học người ta không còn dạy nhiều ở trường nữa, và trong Tuyển tập Thư Viện cũng không có nốt.

Thế là tôi làm điều mà bạn, hay bất cứ ai khác, cũng sẽ làm. Tôi quay lại ngôi nhà và đặt một bộ sách trên bậu cửa với lời nhắn “Quà tặng đến theo những cách huyền bí.”

Cậu bé dạy cho tôi về bí mật của hi sinh: Người hi sinh sẽ dành được quà tặng – đôi khi bằng những cách ta không hề nghĩ đến.

Hãy mường tượng một bức tranh rõ ràng về những gì bạn muốn cho cuộc đời mình và bạn sẽ thấy việc chịu đựng đau khổ và xung đột, khép mình vào kỉ luật và làm lụng quần quật sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới bạn không bao giờ nghĩ mình sẽ đạt được. Và một thế giới mới sẽ mở ra – thế giới mà bạn có thể có bất cứ điều gì… miễn là bạn quyết tâm theo đuổi nó.

Để xem videos về chương này, vào trang www. takethestairsbook.com/paradoxprinciple

2CAM KẾT

NGUYÊN TẮC TĂNG CƯỜNG

Một người đàn ông tên là Bob đang ở trong nhà vệ sinh, đứng trước bồn tiểu – và bỗng nhiên lâm vào cảnh khó xử. Ông vừa làm rơi đồng 5 đôla vào bồn tiểu. Bob đang nhìn xuống nghĩ xem nên làm gì thì một quý ông khác tên Dave đi vào.

Dave nhìn thấy tờ 5 đôla trong bồn tiểu, thở dài đồng cảm với tình huống trớ trêu, rồi nói, “Ồ, có vẻ khó nghĩ đây. Anh định làm gì?”

Bob nghĩ trong một giây. Nhìn vào bồn tiểu, rồi nhìn Dave. Một tích tắc sau Bob lôi ví ra, lấy một tờ 50 đôla vứt xuống bồn tiểu! Quá choáng váng, Dave kêu lên, “Ối giời ơi, anh làm cái gì đấy? Không thể tin được anh lại làm như thế. 50 đô đấy!”

Bob lại nhìn Dave, cười gằn, và đáp lại, “Ừ đấy, chẳng lẽ anh nghĩ là tôi sẽ thò tay xuống chỉ để nhặt một đồng 5 đô hay sao?”

Một câu chuyện cũ, nhưng nó minh họa được một khả năng quan trọng trong công cuộc rèn luyện kỉ luật bản thân. Tôi gọi đó là Nguyên tắc Tăng cường Cam kết, và nguyên tắc này chỉ ra rằng khi ta càng đầu tư nhiều vào cái gì thì khả năng ta để nó thất bại càng ít đi.

Ta càng đầu tư nhiều vào cái gì thì khả năng ta để nó thất bại càng ít đi.

Bạn có biết những người có rất nhiều tiềm năng nhưng chẳng bao giờ có thể tận dụng hết điều đó để trở thành người dẫn đầu không? Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều cặp vợ chồng đã từng thắm thiết cuối cùng lại li hôn? Đã bao giờ bạn tò mò về việc tại sao một số người chấp nhận chịu trách nhiệm cho quyết định của mình còn một số khác dường như luôn là nạn nhân của hoàn cảnh chưa?

Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó nằm ở cách ta quyết định tại những thời khắc quan trọng nhất của cuộc sống.

Chuỗi cam kết

Cho dù bạn định nghĩa thành công như thế nào thì để đạt được nó bạn cũng cần sử dụng năng lượng – rằng lượng vật lý, chắc chắn rồi – và cả năng lượng cảm xúc nữa, yếu tố này ít khi được đề cập nhưng chính nó là lý do khiến rất nhiều người trong số chúng ta từ bỏ những nỗ lực ý nghĩa nhất.

Như lược đồ phía dưới cho thấy, cam kết về cảm xúc tăng lên khi ta theo đuổi bất cứ hoạt động gì. Nó bắt đầu khá dễ dàng, rồi khó dần và đạt đến cực độ ở một điểm gọi là “điểm then chốt.”

Khoảnh khắc quyết định đó thường xảy ra dưới dạng một khủng hoảng nào đó, là khi ta phải đưa ra quyết định mình sẽ đi tiếp hay quay lại. Đấy là khoảnh khắc bạn vẫn nghe những người thành công nhắc đến khi mọi thứ đều sụp đổ và họ phải đưa ra quyết định – chính là một lựa chọn mà sau này nhìn lại, họ nhận ra đó chính là bước ngoặt của đời mình.

Chúng ta đối mặt với điểm then chốt đó Năng lượng cảm xúc dùng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần trong đời. Có người vượt qua điểm nút đó, có người lại chẳng thể vượt qua.

Năng lượng, cảm xúc dùng để đưa ra quyết định lại thường lớn hơn năng lượng vật lý cần để thực hiện quyết định đó

Tất cả mọi người – dù thành công hay không – đều trải qua những điểm nút then chốt này, và quan trọng hơn, chúng ta đều muốn vượt qua những xáo trộn và bất an trong cảm xúc để trở lại trạng thái bình thường và ổn định càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, mọi sự khác biệt lại đều phụ thuộc vào cách suy nghĩ của ta trong những giây phút quyết định ấy.

Một điều thú vị là năng lượng cảm xúc dùng để đưa ra quyết định lại thường lớn hơn năng lượng vật lý cần để thực hiện quyết định đó. Nói cách khác, một khi đã đến phòng tập thì việc tập thể dục không có gì khó; khó là lúc ngồi trên ghế và tự tranh đấu xem có nên đi hay không, do đó quá trình đấu tranh tâm lý là quan trọng hơn. Cả những người thành công và những người bình thường đều phải vật lộn với những lựa chọn cũng như những điểm nút khó khăn. Có thể phương pháp lựa chọn chỉ khác nhau một chút, nhưng kết quả về lâu dài lại khác một trời một vực. Xét cho cùng thì không có gì hơn ngoài thay đổi một độ trong quan điểm sống.

Lùi bước

Ai cũng có lúc gặp khó khăn, nhưng những người lùi bước tiếp cận vấn đề với thái độ thế này “Tôi chưa chắc về điều này lắm”, “Tôi không chắc công việc này đã lý tưởng”, “Tôi không chắc người này đã phù hợp chưa”, “Tôi không chắc mình có đủ kĩ năng không”, “Tôi không chắc lúc này đã đúng thời điểm chưa”. Luôn nghi ngờ như vậy nên họ cứ trăn trở những câu hỏi: “Mình có nên không?”, “Mình có nên tiếp tục không?”, “Mình có nên cố giải quyết vấn đề này không?”, “Mình có nên thử cái khác không?” “Mình có nên rời bỏ con người này không?”, “Mình có nên đi tìm việc mới không?” Họ cứ chạy quanh và hỏi “nên, nên, nên” nhiều đến nỗi họ trở thành một cái đầu nhồi đầy chữ “nên”.

Kiểu suy nghĩ có vẻ vô hại “Tôi không chắc” và “Tôi có nên không” trong những thời khắc quyết định có thể đẩy ngược cam kết của ta về hướng ngược lại. Ta đi ngược về hướng kia bởi vì ta biết mình có thể quay lại trạng thái tâm lý bình thường nếu trở lại vị trí cũ hoặc nếu ta chuyển sang một trạng thái mới.

Vấn đề của cách xử lý này là sẽ chẳng bao giờ có sự lựa chọn hoàn hảo! Sẽ không có thời điểm hoàn hảo, con người hoàn hảo, hoặc một tình huống hoàn hảo nào để ta làm những điều cần làm. Ta cần chấm dứt việc tốn quá nhiều thời gian để nghĩ ngợi về một quyết định đúng, mà thay vào đó nên dành thời gian để đưa ra lựa chọn rồi làm cho nó đúng.

Ta cần chấm dứt việc tốn quá nhiều thời gian để nghĩ ngợi về một quyết định đúng, mà thay vào đó nên dành thời gian để đưa ra lựa chọn rồi làm cho nó đúng.

Nếu bỏ cuộc ngay khi gặp thử thách và bắt đầu luôn một cái mới – công việc mới, quan hệ mới, kế hoạch tập thể dục mới, dụng cụ mới, nơi ở mới – thì ta bắt đầu lại từ đầu nhưng hầu như sẽ luôn kết thúc ở điểm cũ. Sự việc cứ lặp lại như thế bởi vì ta không chịu thừa nhận rằng cốt lõi vấn đề không nằm ở ngoại cảnh, mà ở chính ta.

Sự thật phũ phàng là phần lớn chúng ta đưa ra các quyết định mà không nhận thức được ảnh hưởng sâu sắc của những quyết định ấy lên cuộc đời mình. Ta không hiểu rằng khi sống bằng một thái độ hời hợt kiểu “Tôi không chắc”, ta liên tục tự bỏ rơi chính mình, lùi bước trong những thời khắc quan trọng nhất, ngay khi thành công chỉ còn cách một tầm tay. Sự do dự đó khiến ta không dám đặt quyết tâm và đẩy ta rơi vào những vòng quay luẩn quẩn.

Có lẽ khám phá lớn nhất trong đời tôi là một cuộc đời bình thường, hay tầm thường, không xuất phát từ một thái độ kém cỏi. Một cuộc đời trung bình là kết quả của một thái độ trung bình. Nó khiến tôi lúc nào cũng “chậm một bước và thiếu một đồng” bởi vì sự tầm thường là sản phẩm phụ mà ta thường không nhận ra của việc luôn hỏi câu “Mình có nên không?”. Nếu bạn đã từng cảm thấy nản lòng vì mãi vẫn cứ là một người không thể tận dụng được những cơ hội lớn, chắc bạn biết tôi muốn nói gì.

Một cuộc đời bình thường, hay tầm thường, không xuất phát từ một thái độ kém cỏi. Một cuộc đời trung bình là kết quả của một thái độ trung bình.

Lao về phía trước

Đó là cách mà những người thành công, và có ý thức kỉ luật tiếp cận ngưỡng quyết định. Có lẽ bạn cũng có thái độ như thế ít nhất với một khía cạnh nào đó trong đời.

Với một người thực sự hết lòng cho một việc nào đó, họ không có đường lùi vì họ không thể chấp nhận được hậu quả của việc bỏ cuộc. Một lúc nào đó, hoặc là do có quá nhiều thứ để mất, hoặc là người đó đã kiên quyết từ lâu là mình sẽ không thể lùi bước dù với bất cứ giá nào.

Như đã đề cập, khi quyết định người này cũng phải vật lộn không khác gì một người bình thường. Nhưng – một chữ “nhưng” rất to – thay vì nói “Tôi chưa chắc chắn lắm” họ nói “Tôi quyết tâm theo đuổi đến cùng”. Sự khác biệt đó có nghĩa là thay vì cứ hỏi mãi “Có nên không?” họ cho phép mình hỏi “Sẽ làm thế nào?”: “Tôi phải làm gì để cải thiện mối quan hệ này?”, “Tôi phải làm gì để giải quyết cho xong việc ấy?”

Một phần rất thú vị của trí não con người là khi ta hỏi “làm thế nào”, sự sáng tạo trong ta cũng được kích hoạt. Như triết gia thế kỉ thứ hai trước Công nguyên Patanjali đã nói: “Tâm trí người vượt qua mọi giới hạn; tâm thức người mở rộng về mọi hướng…

Những xung lực, bản thể, và tài năng vốn ngủ quên bỗng sống dậy, và người sẽ khám phá ra mình tuyệt vời hơn người vẫn tưởng rất nhiều.”

Nói cách khác, khi ta chủ động hỏi “làm thế nào” thay vì lúc nào cũng trăn trở mãi câu hỏi “có nên không”, tiềm thức của ta được thôi thúc, ta sẽ trả lời được những câu hỏi “làm thế nào” đó – và sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn ta vẫn nghĩ.

Patanjali đã nói: “Tâm trí người vượt qua mọi giới hạn; tâm thức người mở rộng về mọi hướng… Những xung lực, bản thể, và tài năng vốn ngủ quên bỗng sống dậy, và người sẽ khám phá ra mình tuyệt vời hơn người vẫn tưởng rất nhiều.”

Thế giới của các giải pháp mở ra khi ta đủ tâm huyết để vượt qua điểm then chốt mang tính quyết định. Đó là lý do rất nhiều nhà diễn giả và những người thông thái nói về việc thành công chỉ ở sau thời điểm bạn muốn bỏ cuộc một tí chút.

Đó là lý do Southwestern luôn dạy chúng tôi rằng “câu trả lời nằm sau cánh cửa tiếp theo”. Đó là lý do hầu như tất cả chúng ta đều gặp phải những điểm then chốt mang tính quyết định trong đời, và chúng ảnh hưởng sâu sắc lên hướng đi của cả phần đời còn lại. Bạn có khả năng lật ngược tình thế trong những khoảnh khắc quan trọng đó – và điều đó có thể xoay chuyển tất cả, bởi vì nếu ta không chủ định chọn một thái độ đúng đắn, điều đó đồng nghĩa với việc ta vô thức chọn một thái độ tồi. Cho dù vô thức, nó vẫn chính là một lựa chọn.

Tạo ra những hậu quả không chấp nhận được

Khi còn nhỏ, tôi và anh Randy chơi bóng bầu dục suốt ngày. Thật ra thì cũng không hẳn là chúng tôi có một quả bóng da, chúng tôi chơi bằng một con mèo Garfield nhồi bông tròn như quả bóng được ai đó cho. Ngoài việc quả bóng mèo này có đôi mắt bằng nhựa cứng có thể cào rách tay bạn khi bị ai đó ném quá mạnh thì đấy là một quả bóng hoàn hảo.

Chúng tôi từng sống ở đằng sau một ngôi nhà có những người đáng sợ khủng khiếp. Không biết hồi nhỏ bạn có chơi trò này không, nhưng lúc đó chúng tôi thường bịa ra với nhau là mấy vị hàng xóm này là một bọn sát nhân bằng rìu. Họ lúc nào cũng mặc quần áo tối màu, chỉ ra ngoài ban đêm và tôi chắc như đinh đóng cột là lúc nào họ cũng nhòm qua khe cửa sổ.

Chúng tôi hay đố nhau : “Em thách anh gõ cửa hoặc bấm chuông nhà đấy.” Tất nhiên là chẳng đứa nào dám làm vì cả hai đều sợ. Cho đến một hôm chúng tôi đang chơi bóng, Randy ném bóng cho tôi, đôi mắt to thô lố của con mèo Garfield trượt khỏi lòng bàn tay tôi và bay vèo qua hàng rào nhà bên.

Cho dù chỉ là trẻ con, nhưng khi Garfield bị rớt sang nhà bên ấy, cuộc bàn bạc của chúng tôi đã chuyển từ “Ta có nên sang đó không?” thành “Làm thế nào để sang đó bây giờ?” Khoảnh khắc đó là một ví dụ tiêu biểu của điểm then chốt. Đấy là khi bạn “ném bóng qua hàng rào” và không có cách nào khác ngoài tìm ra một giải pháp.

Bạn cần ném loại bóng nào qua hàng rào? Làm sao để tăng quyết tâm với một điều bạn biết cần giải quyết xong cho dù không chắc mình có làm được không, hay phải làm như thế nào? Làm sao để tạo ra một hậu quả không thể chấp nhận được để ép mình phải hành động?

Khi Bob đứng trước bồn tiểu và cố nghĩ xem nên làm gì, anh đã tạo ra một hậu quả không chấp nhận được. Mất 5 đôla không đủ đau lòng để khiến Bob thò tay vào bồn tiểu công cộng. Nhưng mất 50 đôla thì có!

Khi tờ 5 đôla nằm dưới bồn tiểu, Bob ở điểm then chốt. Anh mắc kẹt giữa những lựa chọn hóc búa. Gọi là hóc búa bởi vì không có quyết định nào rõ ràng là đúng. Mất 5 đôla thì khó chịu thật, nhưng cho tay vào toilet cũng thế. Khi phải lựa chọn giữa hai điều, câu hỏi bên trong Bob là “Mình có nên không?”, “Mình có nên lấy lại tiền không?”, “Mình có nên thò tay xuống không?” Nghĩa là “Có đáng để làm thế không?” hoặc “Mình có làm được không?”

Tuy nhiên, khi Bob lấy tờ 50 đôla ra và ném xuống bồn tiểu, anh tạo ra một hệ quả không thể chấp nhận được và quyết định bỗng trở nên vô cùng rõ ràng. Đột nhiên câu hỏi đổi từ “Có nên lấy lại tiền không” sang “Làm thế nào lấy lại tiền”. Sự thay đổi trong tư duy làm nên khác biệt.

Có lẽ bạn cũng đã từng trải nghiệm nguyên tắc này trong cuộc sống rồi. Bạn đã bao giờ thuê huấn luyện viên riêng chưa? Tại sao người ta lại thuê huấn luyện viên riêng? Bởi vì nếu bạn không thích đến phòng tập thể dục, bạn sẽ không đi, bởi vì đi hay không cũng chẳng quan trọng gì. Nhưng một khi bạn đã mất 150 đôla cho một buổi tập dù bạn có muốn hay không thì chắc chắn bạn sẽ có mặt!

Đấy cũng là lý do vì sao người ta thuê những người tư vấn riêng như chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi được trả tiền vì kĩ năng và kiến thức của mình, nhưng còn vì việc đó gia tăng hệ quả không thể chấp nhận được của việc không thực hiện những thay đổi mà người ta muốn trong đời.

Bạn có thể sẽ nói “Nhưng Rory ạ, còn những dụng cụ tập đắt tiền tôi đã mua thì sao? Tôi cũng bỏ hàng đống tiền ra và bây giờ thậm chí chẳng sờ đến.” Bạn nói đúng. Sau một thời gian, hệ quả trở nên dễ chấp nhận hơn. Chỉ đơn giản là vì càng về sau thì cảm giác xót xa càng giảm bớt.

Điều này dẫn đến một đặc điểm quan trọng khác của hệ quả không thể chấp nhận được: Nó phải tiếp diễn. Lý do thuê một huấn luyện viên riêng hiệu quả hơn mua dụng cụ tập mới là vì trên lý thuyết, việc trả cho người này không bao giờ kết thúc, trong khi trả tiền cho dụng cụ tập thì có. Hệ quả luôn tiếp diễn thì “cắn đau hơn”.

Đổi từ “Có nên không?” sang “Làm thế nào?” là cách tư duy tạo nên mọi sự khác biệt.

Tương tự như thế, cứ mỗi giây trôi qua, nỗi day dứt do hậu quả để lại cho chúng ta sẽ giảm dần. Nếu Bob bỏ qua tờ 5 đôla rơi xuống bồn tiểu, mỗi giây qua đi khả năng anh quay lại để nhặt nó sẽ giảm dần. Anh sẽ bớt nghĩ đến nó, tầm quan trọng cũng giảm đi, cuối cùng nó sẽ trôi hẳn vào quên lãng. Đó cũng là những điều diễn ra trong mối quan hệ của ta với những mục đích, và những người ta yêu quý; khi không có quyết tâm gắn bó, họ vuột khỏi tay ta lúc nào không biết.

Rất không may, không chỉ là khi Bob bỏ đi, khả năng tìm ra cách giải quyết mới giảm dần, mà ngay cả với mỗi giây anh dành để nghĩ về nó, quyết tâm của anh cũng nhỏ lại. Bởi vì khi nghĩ ngợi, anh dùng cách tư duy “Có nên không ?”, và nếu vẫn trăn trở với câu hỏi đó thì có nghĩa là anh giữ thái độ “Mình vẫn chưa chắc lắm”. Do đó cứ mỗi giây trôi qua, anh lại trượt xa dần khỏi điểm then chốt.

Nếu bạn đang ở một thời khắc quyết định của cuộc đời và thực sự muốn thay đổi, bạn phải hành động ngay bây giờ. Bạn phải tăng khoản cược lên, tăng giá phải trả lên, tăng thời gian và số tiền đầu tư vào bất cứ điều gì có ý nghĩa với bạn. Bởi vì nếu bạn không thay đổi từ “Mình chưa chắc lắm” sang “Mình sẽ theo đuổi đến cùng” thì bạn đang tự buông mình rơi trở lại lối mòn bạn đã quanh quẩn từ trước đến nay.

Bạn nên biết sự do dự thường gây nhiều tổn hại hơn một quyết định sai. Một người bạn tôi tên là Pete Wilson, mục sư tại nhà thờ Cross Point ở Nashville, hay nói là, “Bỏ lỡ cơ hội thường tốn kém hơn việc làm rối tung lên.”

Cam kết vô điều kiện

Tất cả những người đã trưởng thành – hoặc đang trưởng thành – đều biết là cảm xúc, ham muốn và hoàn cảnh luôn thay đổi. Không có gì giữ mãi như cũ. Nếu quyết tâm của ta phụ thuộc vào những tiêu chí mong manh như vậy, ta sẽ có một cuộc đời đầy thăng trầm, lộn xộn, và tóm lại, sống y như một người lúc nào cũng hỏi “Có nên không”.

Ví dụ, khi cưới chúng ta nói: “Anh/em hứa sẽ sống với em/anh trọn đời cho đến khi cái chết chia lìa”, nhưng trong nhiều trường hợp, thật ra ta nói là “Anh/em hứa cho đến khi…”

– Em phát phì

– Anh kiếm được ít tiền hơn

– Em phản bội anh

– Các con lớn lên

– Một trong hai chúng ta yêu người khác

Hoặc “Anh/em hứa miễn là…”

– Chúng ta sống sung túc

– Chuyện chăn gối viên mãn

– Cả hai hạnh phúc

– Mọi mặt đều thuận tiện

Tôi sẽ không giả vờ biết điều nào trong số những gạch đầu dòng trên là chấp nhận được và điều nào không. Tôi chỉ muốn nói là hầu hết chúng ta đều có “điều kiện” khi cam kết. Thường những điều kiện này không được nói ra hay viết ra, nhưng chúng vẫn luôn tồn tại. Bằng chứng nằm trong những cớ ta viện ra khi phá vỡ cam kết. Những cớ ta đưa ra chính là những điều kiện “bất thành văn” vẫn luôn ngầm có mặt.

Tin tốt là cam kết của bạn có thể tồn tại độc lập với những yếu tố luôn biến đổi kia. Nhớ rằng một sự cam kết chỉ đơn giản là tự hỏi mình câu “Làm thế nào?” thay vì “Có nên không?”. Giây phút một người chồng hoặc vợ hỏi câu “Mình nên ở lại hay bỏ đi” là lúc cuộc hôn nhân đó đã lâm vào tình cảnh khó khăn rồi.

Bạn cho phép những điều kiện nào làm yếu đi cam kết đáng lẽ phải vững như kiềng ba chân của mình?

NIỀM TIN KHÔNG CHAO ĐẢO

Trường hợp nghiên cứu: Sue Schick, lĩnh vực y tế, Philadelphia, Pennsylvania

Để một người phụ nữ leo được lên vị trí cao nhất của một tập đoàn tại Mỹ không hề dễ. Nếu tôi nói với bạn rằng trong ban lãnh đạo cao nhất của một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ có một người phụ nữ, quản lý một bộ máy gồm 3000 nhân viên trong mười văn phòng, phục vụ khoảng 1 triệu người trải khắp hai bang thì sao?

Đó chính là điều mà một trong những khách hàng của chúng tôi – Sue Schick, CEO của United Healthcare ở Pennsylvania và Delaware – đã làm. À, và cô ấy thực hiện điều đó trong vòng chưa đến tám năm làm việc với công ty.

United Health Group là một công ty đa dạng chuyên về cải thiện sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong 30 lãnh đạo cấp cao của công ty, sáu người là phụ nữ, bao gồm cả CEO cấp quốc gia là Gail Boudreaux, và Sue là một trong những người mới nhất.

Sue coi thành công trong công việc và đời tư của mình là kết quả của một nguyên tắc cốt lõi: Cam kết. Tuy nhiên, cô không học về giá trị của cam kết từ bất kì phòng họp cấp cao nào cả.

Con trai George của tôi bị khuyết tật bẩm sinh – cháu sinh ra không có tai. Là một người mẹ trẻ, tôi đã rất choáng váng. Nhưng cha tôi đã đóng đinh trong tôi một niềm tin sắt đá là luôn có cách giải quyết cho mọi vấn đề. Chúng tôi quyết tâm tìm cách để George nghe được bình thường. Trong bảy năm tiếp đó, bốn nhà phẫu thuật, hai bệnh viện, và trải qua bảy cuộc phẫu thuật, cuối cùng họ cũng đắp được cho cháu một đôi tai mới và khôi phục chức năng nghe năm cháu tám tuổi.

Thế nên chúng tôi rất đau lòng khi tám năm sau, George lại mất khả năng nghe vì đôi tai mới đắp bị hỏng. Lần này cả bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất nước cũng nói là không có cách nào cứu chữa được cho George. Sau vô vàn những lần đi khám, hàng nghìn đôla chi phí, kiệt quệ về cảm xúc, chúng tôi đã nản lòng.

Nhưng rồi một lần nữa, tôi nhớ lại lời khuyên của bố: Khi con quyết tâm thì sẽ tìm ra cách giải quyết. Gia đình tôi không chấp nhận từ bỏ hi vọng và cương quyết giữ vững niềm tin là chúng tôi sẽ tìm ra cách nào đó chỉ đơn giản vì George không thể sống mà không được nghe. Chúng tôi luôn nói với các bác sĩ rằng: “Cám ơn vì đã dành thời gian cho chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đến nơi khác cho đến khi tìm ra được cách chữa.” Gần một thập kỉ sau, chúng tôi tìm được một chuyên gia, và một lần nữa, người này mang lại điều kì diệu.

Tôi nghĩ, sau khi nghe ý kiến của “các bác sĩ giỏi nhất” trên thế giới, hầu hết mọi người sẽ chấp nhận những chuẩn đoán đó, nhưng chúng tôi cương quyết không. Chúng tôi quyết tâm tìm một lối ra cho dù mất hàng năm trời để đạt được kết quả như mong muốn – và cuối cùng đã tìm được.

Toàn bộ câu chuyện này ghi dấu trong tôi rằng đây chính là cách tôi nên sống – trong gia đình và trong công việc. Bây giờ Geogre đã hồi phục chức năng nghe hoàn toàn. Cháu tốt nghiệp trường đại học Michigan, và đã có công việc đầu tiên.

Đôi khi buông xuôi trước hoàn cảnh rất dễ, nhất là khi phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực. Nhưng với gia đình tôi, chúng tôi biết chỉ cần có đủ kiên cường, đủ sức sáng tạo và tập trung cao độ, thì luôn có phương án giải quyết.

Bạn phải tập trung vào việc tìm kiếm hướng đi đến nỗi không còn tâm trí nào cho những cản trở tầm thường có thể ngăn bước hầu hết mọi người.

Cam kết có điều kiện

Tôi không nói là mọi cam kết đều phải vô điều kiện. Cam kết có điều kiện chẳng có gì sai miễn là những người liên quan hiểu biết thấu đáo về các giới hạn. Cam kết có điều kiện giúp ta linh động hơn trong cuộc sống, và tham gia được vào nhiều hoạt động khác nhau.

Ta vẫn có thể cực kỳ gắn bó ngay cả khi cam kết của ta có một vài điều kiện. Hiểu rõ giới hạn của chính mình cũng là sức mạnh. Nền tảng của một cuộc sống kỉ cương là sống hết mình và làm những ta nói mình sẽ làm. Nếu ta nêu rõ điều kiện từ trước, khi đó ta biết điều kiện của mình là chính đáng và mọi người đều có thể dựa vào đó mà lập kế hoạch cho họ.

Làm hết sức khi còn đương nhiệm

Một trong những câu tôi hay được hỏi nhất, về công việc, tình cảm hoặc những quyết định khác, là: “Rory, làm sao để biết khi nào tôi nên bỏ đi để thử một điều mới?”

Câu trả lời của tôi lúc nào cũng vậy, và rất đơn giản thôi: “Bạn đã làm hết sức trong hoàn cảnh hiện thời chưa?” Nếu câu trả lời là rồi, và bạn thông thạo đến tường tận nghề đó, ví dụ như thế và bạn muốn ngừng lại, thì cứ thoải mái bỏ đi. Nếu câu trả lời là không, thì hãy làm việc cho đến khi bạn đã phát huy hết tiềm năng của mình – rồi hãy xem xét quyết định đó.

Nếu chưa phát huy hết tiềm năng của mình ở vị trí hiện tại, bạn sẽ không thể biết được mình có nên bỏ đi hay không bởi vì bạn chưa trải nghiệm hết tất cả những gì nó có thể mang lại. Nghĩ theo cách khác, quyết định của bạn rất khác sau khi đã chơi hết mình, cố hết sức. Nếu chưa làm thế, thì việc dứt áo ra đi là bất công với chính bạn và những người liên quan khác.

Có một điều thú vị là những người thành công thường thành công ở mọi nơi, trong mọi việc. Ví dụ, chỉ cần có đủ thời gian và được đào tạo, một người buôn bán bất động sản giỏi cũng có thể trở thành một nhà tư vấn tài chính giỏi, cho dù đó không phải năng khiếu bẩm sinh của cô ta. Michael Jordan là một ví dụ tiêu biểu. Bóng rổ là năng khiếu trời cho và có lẽ anh không thể chơi bất cứ môn nào giỏi như bóng rổ, nhưng ý thức kỉ luật và quyết tâm đã giúp anh chơi bóng chày và golf cũng rất cừ.

Điều này là lí do vì sao Vince Lombardi1 từng nói, “Chiến thắng là một thói quen, nhưng bất hạnh thay, thua cuộc cũng thế.” Có những người có thói quen chiến thắng, và mặc dù ta thích nghĩ rằng những người này có năng lực siêu nhiên bí ẩn, sự thật đơn giản hơn thế nhiều: Họ đặt quyết tâm vào bất cứ điều gì họ muốn làm. Nếu bạn hỏi tôi, phần này ấn tượng hơn này – họ có thể đặt quyết tâm và áp dụng ý thức kỉ luật vào bất cứ điều gì họ làm.

1 Vince Lombardi: là huấn luyện viên huyền thoại của bóng bầu dục Mỹ.

Vậy là, ở vị trí hiện tại, bạn luôn phải làm hết sức. Bạn phải làm chủ được ở tất cả mọi việc mình đang làm. Bạn phải làm mọi điều trong khả năng để vươn lên đỉnh cao của trò chơi bạn đang tham gia. Bởi vì nếu không, thì bạn không phải là một người thành công đang tìm kiếm các thách thức mới; bạn sẽ chỉ là một người giữ được cái cam kết có điều kiện đang tìm một môi trường mới, và có lẽ sẽ bắt đầu lại một quá trình tự đánh bại bản thân trong một cuộc chơi chẳng khác gì cuộc chơi cũ đã mang lại nhiều thất bại.

Thành công không phải là vấn đề của hoàn cảnh; mà là vấn đề của lựa chọn. Tìm kiếm một hoàn cảnh mới không giúp bạn thành công, nhưng đưa ra lựa chọn mới sẽ làm được điều đó.

Áp dụng chuỗi cam kết: Lựa chọn quan điểm sống

Có một lần tôi đi Jamaica du lịch cùng vợ. Chúng tôi vừa đáp máy bay thì gặp phải một cơn mưa như trút nước. Tôi phải thừa nhận là ngay lập tức tôi phản ứng vô cùng tiêu cực. Khi vào được taxi thì tôi đã khá bực bội vì kì nghỉ này chắc sẽ bị tan tành bởi điều kiện thời tiết quá thất thường.

Thế là tôi bảo anh lái xe, “Sao mà mưa lắm thế? Mưa thế này thì cả tuần mới tạnh hả anh?” Người đàn ông Jamaica cao, da đen nhìn tôi, cười và nói bằng giọng tiếng Anh lơ lớ “Thưa ông ở Jamaica không có mưa, chỉ có nắng… dạng lỏng thôi, thưa ông.”

Trên đường đến khách sạn, tôi để ý thấy có rất nhiều con lươn giảm tốc ở mọi nơi. Tôi lại bực bội hỏi người lái xe: “Sao ở đây lắm con lươn giảm tốc thế, khó chịu quá đi mất!” Anh ta lại đáp rất hóm hỉnh. “Thưa ông, ở Jamaica chúng tôi không có con lươn giảm tốc, mà chỉ có… cảnh sát đang ngủ, thưa ông.”

Anh giải thích là có rất nhiều trẻ em chết vì tai nạn giao thông do những người lái xe quá nhanh trên đường phố. Để giải quyết vấn nạn này, dân chúng đã hợp sức vận động đặt những con lươn giảm tốc để những người lái xe chạy chậm lại. Từ đó đến nay, dân ở đây gọi chúng là cảnh sát đang ngủ.

Lúc đó, vừa mệt vừa ướt lướt thướt, nóng bức và luộm thuộm, lần đầu tiên tôi nhận ra định nghĩa thực sự của quan điểm là gì. Tôi đã rất may mắn được kèm cặp bởi một trong những nhà diễn thuyết vĩ đại nhất thế giới, tất cả đều nhắc đến tầm quan trọng của quan điểm, nhưng chính là anh lái xe taxi người Jamaica này, trong một cuộc nói chuyện phiếm, đã khiến tôi hiểu ra chân lý.

Quan điểm chỉ đơn giản là cách bạn chọn để nhìn vạn vật. Mưa đối với tôi là nắng dạng lỏng với anh. Con lươn giảm tốc với tôi là khó chịu nhưng lại là dụng cụ bảo hộ với anh. Việc nhận ra hai người có thể nhìn vào cùng một sự vật với nhận định hoàn toàn khác nhau là rất quan trọng. Và bởi vì cách nhìn ảnh hưởng lên cảm nhận và hành động, những lựa chọn này, dù có vẻ nhỏ nhặt, thật ra có quyền năng rất lớn.

Quan điểm chỉ đơn giản là cách bạn chọn để nhìn vạn vật.

Một minh họa khác về tác động của những lựa chọn đơn giản là quyển sách rất thuyết phục của Mac Anderson và Sam Parker có tên 212: Thêm một độ (212: The Extra Degree). Trong sách và một video ngắn đi kèm, các tác giả chứng minh sự thật là ở 211 độ1 thì nước nóng – nhưng ở 212 độ thì nước sôi.

1 Người Mỹ thường dùng độ F khi đo nhiệt độ. 1oF= (1,8xoC) + 32 (ND).

“Khi nước sôi sẽ bốc hơi và hơi nước này có thể dùng để chạy máy hơi nước. Chỉ độ này là đủ để tạo nên tất cả sự khác biệt”, các tác giả nói. Họ còn minh họa tác động của 1 độ thông qua vài ví dụ khác nữa.

Tôi tin rằng 1 độ rất nhỏ, hầu như không đáng kể, gần như không nhận biết được, nhưng nó cũng tạo ra khác biệt như việc lựa chọn hai thái độ “Tôi chưa chắc lắm” và “Tôi sẽ theo đến cùng.” Hay nói chch khác là, giữa câu hỏi “Có nên không?” và câu hỏi “Làm thế nào?”

1 độ khác biệt trong quyết tâm phân cách những người bạn trông cậy được và những người sẽ bỏ bạn giữa cuộc chơi.

Nó cũng quyết định người sẽ chinh phục được thế giới và người sẽ đầu hàng trước thế giới.

Đấy là sự khác biệt giúp một số cá nhân để lại tên tuổi trong sử sách và những người còn lại chỉ là cái bóng nhờ nhờ của tiềm năng không được khai thác hết.

Nó cho ta sức mạnh sống một cuộc đời vận hành bởi những lựa chọn chứ không phải cuộc đời bị điều khiển bởi ngoại cảnh.

Nó khiến ta tạo đà và quyết chí thay vì trở nên bạc nhược trước khó khăn và những nỗi lo vớ vẩn.

Nó quyết định đời ta sẽ là một đường thẳng quyết tâm hay những sự do dự chồng chéo.

Nó tiên đoán ai sẽ kết hôn với lòng quyết tâm và ai sẽ sớm li hôn những giấc mơ của họ.

Nó tạo ra một đường biên phân cách, để rồi cuối cùng trở thành một khoảng cách ngăn giữa những người chiến thắng và kẻ bại trận.

Nó là “nhân tố tối cao” nhất trong việc quyết định đời bạn sẽ là một thành tựu rực rỡ hay chỉ là một mớ bỏ đi.

Cam kết nghe thì khó, và nó khó thật, nhưng nó cần thiết bởi vì chẳng ai bảo khép mình vào khuôn khổ là đơn giản.

Hay đúng là đơn giản thật?…

Để xem video tương ứng với chương này, xin mời vào www.takethestairsbook.com/buyinprinciple


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button