Kinh doanh - đầu tư

Tay Không Gây Dựng Cơ Đồ

tay-khong-gay-dung-co-do-vikrom-kromadit1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vikrom Kromadit

Download sách Tay Không Gây Dựng Cơ Đồ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời tác giả

Năm 2003, nhân dịp sinh nhật lần thứ 50, tôi cho ra đời cuốn sách đầu tay “Hãy làm người tốt”. Kể từ đó đến nay, tất cả các cuốn sách về sau của tôi đi cùng chủ đề này đều bán rất chạy với số lượng tổng cộng lên đến một triệu bản. Đây quả là một “liều thuốc thần” đem lại cho tôi và tất cả những người có đóng góp cho cuốn sách niềm xúc động, hạnh phúc và tự hào, đồng thời là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với tôi trong việc truyền đến bạn đọc những điều bổ ích rút ra từ cuộc sống, sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân tôi trong cả một quãng đời dài trước đó. Có thể xem đây như là một “kim chỉ nam” giúp bạn đọc đạt được mục tiêu trong cuộc sống như ước muốn của mình mà không bị lầm đường lạc lối như tôi.

Khi trang cuối cùng của cuốn sách này hoàn thành, tôi vui mừng khôn tả, không phải chỉ vì mình đã hoàn thành được một công việc bấy lâu nay ấp ủ mà còn vì tôi sẽ có được một “món quà” quý giá để tặng bạn đọc, những người đã quan tâm theo dõi công việc của tôi trong suốt thời gian qua, và đã đáp lại bằng những tình cảm ấm áp qua hàng ngàn bức thư, điện thoại và vô số nụ cười dành cho tôi mỗi khi có dịp gặp mặt. Tôi thật sự xúc động khi Giám đốc Quan hệ Công chúng của Khách sạn Princess đem cuốn sách “Hãy làm người tốt” đến để tôi ký tên. Cuốn sách trông cũ kỹ và nhàu nát vì cô đã truyền tay cho tổng cộng 50 người bạn thay nhau đọc. Điều đó cho thấy cuốn sách nhỏ của tôi đã tỏ ra có ích cho nhiều người và giúp bạn đọc nhận ra giá trị của cuộc sống dựa vào tình yêu thương, sự rộng lượng, sự gắn bó đùm bọc trong gia đình nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu như cuốn “Hãy làm người tốt” tập đầu tiên có thể xem là “kim chỉ nam” cho cuộc đời tôi thì cuốn “Tay không gây dựng cơ đồ”, là “cuốn sổ tay” trên con đường hoạt động kinh doanh ghi chép rất nhiều những bài học mà nhờ đó tôi có được thành công như ngày nay. Tôi tin rằng nếu các bạn đem các nguyên tắc, lối tư duy, cách nhìn và các phương pháp được nêu trong cuốn sách này vận dụng vào công việc tổ chức và quản lý kinh doanh của mình, chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích trong việc cắt giảm chi phí và định hướng kinh doanh hiệu quả hơn.

Sau cùng, tôi xin kính chúc tất cả bạn đọc đạt được những mục tiêu cao cả trong cuộc sống một cách bình an. Tất cả nội dung trong cuốn sách “Tay không gây dựng cơ đồ” này đều là những câu chuyện người thật việc thật mà chính bản thân tôi đã trải qua, do đó điều không thể tránh khỏi là nó có cả cái hay lẫn cái không hay đan xen nhau. Vì vậy tôi thành thật xin lỗi nếu có điều nào đó gây khó chịu cho những người có liên quan. Tôi cũng mong nhận được ý kiến phê bình góp ý của tất cả bạn đọc để bổ sung sửa chữa làm cho cuốn sách hoàn thiện hơn. Nếu thấy cuốn sách này bổ ích, mong bạn hãy truyền tay cho người khác cùng đọc để chia sẻ cùng họ.

Xin cám ơn.

– Vikrom Kromadit

Lời giới thiệu

Tôi biết ông Vikrom Kromadit, Chủ tịch Tập đoàn Amata, Thái Lan, ngay từ đầu thập niên 1990, khi ông sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Lúc đó, tôi đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư (SCCI) – sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi Khu công nghiệp Amata (Việt Nam) thành lập cuối năm 1994 (Liên doanh với Công ty Sonadezi, Đồng Nai), tôi có dịp gặp gỡ ông Vikrom nhiều hơn qua công tác theo dõi và quản lý đầu tư nước ngoài tại phía Nam. Tôi đã theo dõi sát quá trình thành lập và hoạt động của Khu công nghiệp Amata (Việt Nam) cho đến khi tôi nghỉ hưu. Tôi cũng đã có dịp sang thăm các Khu công nghiệp Amata tại Thái Lan.

Tôi đã đọc cuốn tự truyện “Tay không gây dựng cơ đồ” của ông Vikrom Kromadit, do anh Vũ Tiến Phúc (nguyên là cán bộ phiên dịch tiếng Thái Lan của Bộ Ngoại giao Việt Nam) dịch ra tiếng Việt.

Tôi thấy đây là một cuốn sách hay. Bằng các trải nghiệm và những câu chuyện “người thật việc thật”, tác giả nêu lên một chủ đề xuyên suốt là con người thì phải sống có ước mơ, dám ước mơ, và quyết tâm biến ước mơ thành sự thật, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, “còn sống là còn hy vọng”. Ông Vikrom còn nêu ra một thông điệp chung: làm giàu thì ai cũng muốn, nhưng phải làm giàu chính đáng bằng chính khả năng của mình và điều quan trọng là phải sống trung thực, kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm đối với xã hội, nên làm việc từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn, còn nghèo khó và cuối cùng là “tri túc bất nhục” – biết đến đâu thì dừng lại.

Tóm lại, cuốn sách của ông Vikrom Kromadit nêu ra một bài học quý về kinh nghiệm sống có mục đích và làm giàu có đạo lý, đáng để chúng ta tham khảo.

  1. Hồ Chí Minh, 30/10/2009

– Lữ Minh Châu

Nguyên Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Nguyên Phó Chủ nhiệm SCCI, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1: Ông chủ 25 xu

Tôi không biết các doanh nhân thành đạt trên thế giới đã bắt đầu sự nghiệp của họ như thế nào, cần phải học ở trường nào ra, có những kinh nghiệm gì và phải là người được xã hội công nhận đến đâu, và điều quan trọng họ cần có bao nhiêu vốn liếng… riêng đối với tôi, dường như mọi thứ đều bắt đầu từ con số không.

Tôi vốn là một cậu bé quê mùa, thuở nhỏ không được học hành đến nơi đến chốn và trưởng thành tại thủ đô Bangkok. Tôi chưa từng trải qua trường lớp đào tạo nào về kinh doanh, cũng chẳng có kinh nghiệm làm việc trong một tổ chức thương mại chính thức nào, ngoại trừ những gì học được từ công việc của một tiểu thương nhỏ theo kiểu truyền thống tại tỉnh Kanchanaburi, mà nhờ đó tôi biết được cách thức mua đi bán lại kiếm ít đồng lãi còm cõi. Tôi chẳng có đồng vốn nào để đầu tư. Thậm chí, có ngày trong túi quần tôi chỉ còn vỏn vẹn 25 xu, nhưng trong túi áo sơ mi là cả xấp danh thiếp của các chủ hãng xuất nhập khẩu!

Thực ra, tôi cũng chẳng khác gì với phần lớn nam nữ thanh niên lúc bấy giờ, những người có ước mơ, hoài bão và muốn xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp, với nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao và có một địa vị xã hội nhất định. Và, để đạt được mục tiêu đó, điều trước tiên là bạn phải học hành đến nơi đến chốn. Thú thật, trước khi tốt nghiệp cử nhân tại trường Đại học Đài Loan, tôi không hề có ý định trở lại Thái Lan, thậm chí còn muốn định cư ở nước ngoài vì thấy có nhiều cơ hội làm ăn tốt hơn. Ngoài ra, vào thời đó môi trường sống ở nước ngoài cũng tốt hơn ở Thái Lan rất nhiều, đặc biệt là không có chuyện lạm dụng quyền lực và tham nhũng như trong xã hội Thái. Hai tệ nạn này chẳng khác gì những con đỉa đói chuyên hút máu thịt của nhân dân và làm cho đất nước suy kiệt. Chúng là nguyên nhân làm cho tôi cảm thấy khó chịu mỗi khi quay trở lại Bangkok.

Tuổi trẻ thường hăng hái và không muốn ràng buộc với bất cứ điều gì, nên tôi đã nghĩ rằng mình sống ở đâu cũng được, miễn là ở đó mình cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu. Tuy nhiên như đã nói, nấc thang đầu tiên đưa tôi đến với thế giới rộng lớn là việc học hành, càng học cao, như có bằng thạc sĩ tại các trường danh tiếng trên thế giới chẳng hạn, chắc chắn sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để bước vào đời. Ngoài ra, học tập trong môi trường có nhiều người giỏi sẽ kích thích bản thân phải tự điều chỉnh, có nhiều quyết tâm hơn để thi đua với bạn bè xung quanh. Do không phải là người học giỏi bẩm sinh, nên dù đã gửi đơn xin học bổng tại các trường danh tiếng như Berkeley, Yale, MIT hay Stanford… chẳng nơi nào nhận tôi cả, có lẽ vì kết quả học tập của tôi chưa đáp ứng yêu cầu của họ.

Do mê ngành hàng không và ước mơ trở thành phi công từ thời niên thiếu, và vì muốn tránh cạnh tranh quyết liệt trong ngành cơ khí có quá nhiều thí sinh tham gia nên tôi dự định sẽ học tiếp ngành kỹ thuật hàng không tại Đại học Toronto, Canada. Lúc đó chưa có nhiều người quan tâm học ngành này. Nhưng khi nhận được thư của trường trả lời đồng ý tiếp nhận với điều kiện tôi phải tự túc chứ không có học bổng, tôi đã nhụt chí. Năm 1976, học phí mỗi năm vào khoảng 20.000 đô-la Canada, tức khoảng 400.000 bạt Thái, trong khi toàn bộ gia tài của tôi chỉ có 40.000 đô-la Đài Loan, tức chỉ vào khoảng 20.000 bạt mà thôi. Vì không đủ tiền để học tiếp nên tôi đành gác lại việc học, nhưng vẫn tâm niệm sẽ cố gắng tìm việc làm và tiết kiệm cho đến khi có đủ tiền học tiếp.

Tuy nhiên việc kinh doanh tại đất khách quê người không phải là điều đơn giản, nhất là khi bạn không quen biết ai, không có chỗ dựa tài chính và các vấn đề khác. Phần lớn những người tôi quen biết tại Đài Loan đều là bạn học cũ. Đối với bạn hàng, vì chưa quen thân nên tôi không dám đặt vấn đề nhờ họ giúp đỡ. Cái tính không muốn làm phiền ai của tôi có thể là do từ nhỏ tôi làm việc trong nhà theo lệnh của bố. Khi bố ra lệnh tôi chỉ có một việc là làm cho xong mà không được hỏi ý kiến hay nhờ bố giúp đỡ. Điều đó cũng có cái hay là tôi được dạy cách tự mình giải quyết vấn đề, không bỏ dở công việc, bám việc cho đến khi làm xong mới thôi.

Vì không tìm được người đỡ đầu tại Đài Loan, và cũng do có lời ngỏ ý từ một người bạn của bố tôi mời về giúp thành lập nhà máy sản xuất bột giấy tại tỉnh Kanchanaburi nên tôi đã không do dự sắp xếp ngay hành lý trở về Thái Lan, với suy nghĩ lúc đó là sẽ cố gắng làm việc trong vòng hai, ba năm để dành dụm đủ tiền sang Canada học tiếp mà không mảy may chuẩn bị trước tâm thế sẽ gặp phải thất bại sau đó.

Tại Bangkok, lúc đó tôi chỉ có một người thân là bác Hiêng, chị gái của bố tôi, là người tôi quý trọng như mẹ đẻ của mình. Tôi chơi với các anh chị con của bác Hiêng từ nhỏ nên không gặp khó khăn gì trong việc chung sống như thành viên trong gia đình dưới một mái nhà. Nhà bác Hiêng nằm tại dãy phố bốn tầng tại Klong san, Chonburi bên kia sông đối diện với nội thành Bangkok. Tôi được gia đình bác cho ở một mình cả tầng ba, có căn phòng riêng mà tôi xem là một tổ ấm nho nhỏ, gọn gàng sạch sẽ trong một ngôi nhà đầy tình thương yêu và hạnh phúc. Một kỷ niệm đẹp suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên.

Sau đó, tôi còn xin phép dùng căn nhà của bác Hiêng làm trụ sở Công ty V&K Enterprise, Ltd. – tên viết tắt của tôi, Vikrom và cô bạn gái Kelly, người Đài Loan. Vốn đăng ký của công ty chỉ là 250.000 bạt, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25% nhờ số tiền tôi vay của mẹ tôi và chị Tu, con gái của bác tôi, làm nghề bán rau quả tại chợ. Tôi gửi tiền tại chi nhánh ngân hàng Bank of American tại phố Suravông với lãi suất 3%. Hôm đến mở tài khoản, cô nhân viên ngân hàng niềm nở đón tiếp tôi lại còn nói đùa rằng một ngày nào đó cô sẽ đến công ty xin làm một chân nhân viên khiến lòng tôi xốn xang và thầm nghĩ sự nghiệp làm ông chủ của mình sắp tỏa sáng đến nơi.

Để xứng danh ông chủ, tôi cần có danh thiếp. Thế là tôi đặt in thiếp với chức vụ Giám đốc Công ty V&K, với lô-gô hình bông lúa và chiếc xẻng quyện vào nhau, biểu trưng cho ngành kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản và khoáng sản. Lý do tôi chọn ngành này trước hết là vì ít nhiều tôi có làm quen với công việc này khi còn là sinh viên, thứ hai là vì tôi không có nhiều vốn liếng để đầu tư vào ngành khác. Việc làm đại lý xuất nhập khẩu rất thích hợp với hoàn cảnh của tôi lúc đó.

Mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi nhà bác Hiêng, tôi phải “nạp” đầy đủ năng lượng bằng cách ăn thật no để làm việc đến giữa trưa. Món ăn sáng ưa thích nhất của tôi là cơm đĩa, vừa rẻ vừa no lâu hơn ăn hủ tiếu mì.

Tôi dùng phần lớn thời gian trong ngày để tìm kiếm khách hàng bằng cách liên hệ xin tài liệu từ các đại sứ quán, phòng thương mại và các cửa hàng với phương tiện đi lại chủ yếu là đôi chân. Đôi giày tôi đi mòn đế phải đem sửa nhiều lần, đến nỗi người thợ sửa giày lắc đầu ngao ngán vì không thể sửa thêm nữa. Còn chiếc quần tây tôi mặc từ thời sinh viên vẫn còn dùng được mặc dù trông không bảnh bao cho lắm. Mỗi tối khi trở về nhà tôi lao vào bàn ăn ngấu nghiến bất kể thứ gì bác Hiêng dọn sẵn vì đói bụng. Sau đó, tôi giúp bác trai viết thư và ra bưu điện để đánh điện tín gởi cho các khách hàng của bác tôi, gần như tối nào cũng vậy.

Sau đó, tôi còn xin phép dùng căn nhà của bác Hiêng làm trụ sở Công ty V&K Enterprise, Ltd. – tên viết tắt của tôi, Vikrom và cô bạn gái Kelly, người Đài Loan. Vốn đăng ký của công ty chỉ là 250.000 bạt, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25% nhờ số tiền tôi vay của mẹ tôi và chị Tu, con gái của bác tôi, làm nghề bán rau quả tại chợ. Tôi gửi tiền tại chi nhánh ngân hàng Bank of American tại phố Suravông với lãi suất 3%. Hôm đến mở tài khoản, cô nhân viên ngân hàng niềm nở đón tiếp tôi lại còn nói đùa rằng một ngày nào đó cô sẽ đến công ty xin làm một chân nhân viên khiến lòng tôi xốn xang và thầm nghĩ sự nghiệp làm ông chủ của mình sắp tỏa sáng đến nơi.

Để xứng danh ông chủ, tôi cần có danh thiếp. Thế là tôi đặt in thiếp với chức vụ Giám đốc Công ty V&K, với lô-gô hình bông lúa và chiếc xẻng quyện vào nhau, biểu trưng cho ngành kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản và khoáng sản. Lý do tôi chọn ngành này trước hết là vì ít nhiều tôi có làm quen với công việc này khi còn là sinh viên, thứ hai là vì tôi không có nhiều vốn liếng để đầu tư vào ngành khác. Việc làm đại lý xuất nhập khẩu rất thích hợp với hoàn cảnh của tôi lúc đó.

Mỗi buổi sáng trước khi rời khỏi nhà bác Hiêng, tôi phải “nạp” đầy đủ năng lượng bằng cách ăn thật no để làm việc đến giữa trưa. Món ăn sáng ưa thích nhất của tôi là cơm đĩa, vừa rẻ vừa no lâu hơn ăn hủ tiếu mì.

Tôi dùng phần lớn thời gian trong ngày để tìm kiếm khách hàng bằng cách liên hệ xin tài liệu từ các đại sứ quán, phòng thương mại và các cửa hàng với phương tiện đi lại chủ yếu là đôi chân. Đôi giày tôi đi mòn đế phải đem sửa nhiều lần, đến nỗi người thợ sửa giày lắc đầu ngao ngán vì không thể sửa thêm nữa. Còn chiếc quần tây tôi mặc từ thời sinh viên vẫn còn dùng được mặc dù trông không bảnh bao cho lắm. Mỗi tối khi trở về nhà tôi lao vào bàn ăn ngấu nghiến bất kể thứ gì bác Hiêng dọn sẵn vì đói bụng. Sau đó, tôi giúp bác trai viết thư và ra bưu điện để đánh điện tín gởi cho các khách hàng của bác tôi, gần như tối nào cũng vậy.

CHƯƠNG 2: Theo đuổi ước mơ đến cùng

Từ nhỏ, tôi đã là người hay mơ mộng và luôn cảm thấy hạnh phúc với những ước mơ của mình. Tôi nghĩ nuôi ước mơ chẳng nhọc nhằn hay tốn kém gì, mà nó giúp trí tưởng tượng của tôi bay bổng và nảy sinh ra những ý tưởng mới. Tôi tin rằng ước mơ chính là nguồn dinh dưỡng cho sự tiến bộ của loài người.

Thời sinh viên, có ngày tôi ngồi mơ mộng một mình tại một nhà sàn bên cạnh hồ nước trước ký túc xá. Tôi mơ đến một ngày thành đạt, trở nên giàu có, vinh hoa phú quý giống như các lớp đàn anh trong trường đã thành đạt trong sự nghiệp làm công chức hay làm kinh doanh. Tất nhiên việc được học tại một trường đại học danh tiếng ở nước ngoài làm tôi không tránh khỏi cảm giác tự cao, nhìn cái gì cũng cho là chuyện nhỏ. Tôi tự nhủ nếu các lớp đàn anh đều thành đạt mà chẳng mấy khó khăn thì tại sao tôi lại không làm được như thế.

Tôi ngồi đăm chiêu cho đến khi anh Hu Chang Chư, người bạn học cùng phòng đến vỗ vai và nói rằng đừng có mơ mộng nhiều quá mà nên tập trung học cho xong đã. Thật ra tôi chưa bao giờ chểnh mảng học hành mặc dù phải vừa học vừa làm. Tôi chỉ dành thời gian cho việc buôn bán hay tham quan các hội chợ vào những ngày thứ Bảy, Chủ nhật hoặc những kỳ nghỉ hè mà thôi…

Có thể do ước mơ và thiên hướng làm ông chủ đã ngấm sâu vào trong máu nên tôi không bao giờ nghĩ sẽ trở thành người làm công ăn lương. Từ nhỏ đến lớn tôi luôn suy nghĩ phải xây dựng cơ nghiệp cho bản thân bằng đôi bàn tay và cái đầu của mình, giống như các ông chủ thời xưa, mà không mảy may nghĩ xem bản thân thích hợp nhất với công việc gì và nên bắt đầu từ đâu. Có nhiều điều tôi nghĩ rằng mình biết nhưng thực ra tôi chẳng biết gì. Tôi cứ như kẻ mò mẫm trong đêm tối. Nhưng tôi tin vào câu châm ngôn của phương Tây: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường.” (Where there is a will, there is a way).

Tuy nhiên, con đường thành công luôn đầy chông gai. Đôi khi bạn cần phải thay đổi hướng đi, cách nghĩ, phương pháp làm việc, kể cả việc xem xét lại mục tiêu đích thực để khỏi bị lạc đường hay sa chân vào vũng bùn. Nói theo lý thuyết quân sự là bạn cần “thay đổi chiến thuật, nhưng không thay đổi chiến lược”.

Khi bắt tay vào làm kinh doanh một thời gian, tôi mới thấy có nhiều mặt tối hơn là mặt sáng, nếu không muốn nói rằng mọi thứ đều tối om. Các môn lý thuyết mà tôi đã dày công học ở trường và cho rằng mình nắm chắc hóa ra chẳng dùng được, và cái thực tế cần thì chúng tôi chẳng hề được dạy. Mọi thứ đều do tôi tự nghĩ ra, không có công thức hay mô hình nào. Điều quan trọng nữa là “không có đủ vốn dự trữ”. Riêng số tiền không nhiều vay của mẹ và chị họ chỉ đủ cho chi tiêu vặt hàng ngày. Tính tôi không muốn làm phiền ai, kể cả bác Hiêng, tôi cũng không dám mở miệng hỏi vay tiền. Anh Tháy, con trai bác Hiêng, ngoài việc thúc tôi học tiếp ở Đài Loan anh thường khiến tôi nhụt chí bằng cách bàn lui mỗi khi tôi hỏi ý kiến: “Làm thế không được đâu, chẳng có cách nào đâu, khó lắm!”. Mặc dù vậy, anh Tháy vẫn cho tôi vay 8.000 bạt để trả tiền thuê nhà tại Hẻm 20 đường Sukhumvit. Còn nếu tôi hỏi mượn những người cùng quê thì sẽ nhận được câu trả lời đại loại như: “Nếu khôn hồn thì trở về quê gặp bố mày, xin vài chục mẫu đất làm ruộng thế là sống khỏe rồi, đi tìm rắc rối mang vào mình làm gì!”. Nhưng tôi hiểu rõ bố và biết mình sẽ đương đầu với cái gì nếu dám vác mặt về xin bố, đặc biệt khi tôi là người luôn làm cho bố nổi giận.

Tôi không ngờ mọi thứ chỉ dễ dàng khi “tập trận”, còn khi “ra trận” chẳng có điều gì diễn ra như mường tượng của tôi cả. May là tôi có tính gan lì, chịu khó nên thường cố chiến đấu đến cùng. Mỗi khi gặp phải khó khăn trở ngại lớn, tôi không bao giờ đầu hàng, khi thấy vấn đề quá sức chưa thể vượt qua, tôi tạm thời rời trận địa trở về nhà nghỉ ngơi và tìm phương cách, đến hôm sau lại tiếp tục chiến đấu…

Thế rồi cũng đến ngày những hạt mưa rơi xuống cánh đồng khô hạn, khi tôi nhận được một đơn đặt hàng từ Nhật Bản. Đây là đơn đặt mua hàng mây của cửa hàng “Nai Mươn” nằm đối diện nhà lao Klong Prêm mà tôi đã từng gửi mẫu hàng đi khắp nơi. Mặc dù đơn đặt hàng không nhiều và giá trị không cao, chẳng thấm gì so với hàng trăm thư chào hàng tôi đã gửi đi, nhưng nó đã giúp tôi nhìn thấy tia sáng ở cuối đường hầm, dù tia sáng đó vẫn còn leo lét.

Nhưng niềm vui của tôi không kéo dài lâu. Khi đi gặp những người nông dân làm nghề đan mây tre lúc nông nhàn, tôi thấy sản phẩm do họ làm ra rất khó bảo đảm chất lượng, và cả kích thước lẫn hình dáng, theo đúng yêu cầu của người đặt hàng. Hơn nữa, việc giao hàng cũng không bảo đảm cả về số lượng và thời gian theo yêu cầu của khách. Vì vậy cuối cùng tôi mất cả chì lẫn chài, vừa mất hàng vừa mất tiền, mất cả thời gian và khách hàng đầu tiên của mình một cách đáng tiếc.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thứ hai mà tôi gặp rắc rối là vòng đeo tay làm bằng sừng trâu. Việc bảo đảm kích thước vòng đeo tay theo mẫu là rất khó khăn do sừng trâu có kích thước không đồng đều. Hơn nữa khi buôn mặt hàng này, tôi phải đi đi lại lại đến cơ sở sản xuất rất nhiều lần và phải kiên trì thương lượng giá cả theo yêu cầu của người đặt hàng, đến nỗi có lần ông chủ sản xuất nổi ghen vì cho rằng tôi có ý tằng tịu với vợ ông ta. Thái độ của ông ta làm tôi rất bực mình, vì tôi không bao giờ muốn dan díu với những phụ nữ có chồng và tôi luôn luôn tách bạch chuyện tình cảm với kinh doanh. Tuy nhiên sau khi ông ta bớt giận, tôi đã làm rõ đầu đuôi câu chuyện và giải tỏa mọi mối nghi ngờ của ông ta.

Từ sự việc này, tôi đã tự xét lại mình xem có những thái độ và hành vi giao tiếp nào cần phải điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh để tránh rắc rối, hiểu nhầm có thể xảy ra…

Dù hai mặt hàng đầu tiên gặp thất bại nhưng tôi không chùn bước, tiếp tục đi tìm kiếm mặt hàng mới. Tôi tìm chỗ ở mới kết hợp dùng làm văn phòng công ty vì nhà bác Hiêng không tiện lợi để làm việc với khách hàng, hơn nữa việc dùng điện thoại nhà riêng của bác cho công việc kinh doanh cũng rất bất tiện, lại gây tốn kém cho bác ấy. Có lần, tôi đang liên hệ để bán bột khoai mì cho công ty Mitsui của Nhật thì ông Somsak, nhân viên của Mitsui gọi điện đến để kiểm tra. Đây là một thủ tục thông thường trong chuyện làm ăn của người Nhật. Nhưng người nhận điện thoại lại là bác Hiêng. Vì bác không biết gì về việc kinh doanh của tôi nên đã tỏ ra hốt hoảng tưởng rằng tôi đi gây chuyện với ai nên đã lúng túng không biết xử trí ra sao. Thật tội nghiệp cho bác Hiêng. Bác ấy chỉ là một bà nội trợ hiền lành không hề biết kinh doanh là gì.

Để có được một chỗ thích hợp, tôi phải mất gần một tháng lùng sục khắp nơi. Cuối cùng tôi thuê căn nhà của ông bà Pipatkul, ở số 200, Hẻm 20 đường Sukhumvit, với giá thuê nhà mỗi tháng 5.000 bạt, trả trước hai tháng. Số tiền này, như mọi khi, tôi vay của mẹ tôi.

Khi ra riêng, ngoài tiền thuê nhà tôi phải chi nhiều khoản khác như tiền điện, nước, điện thoại, ăn uống và nhiều khoản chi tiêu khác. Khác với khi còn ở miễn phí nhà bác Hiêng, bây giờ mọi thứ tôi đều phải bỏ tiền túi ra nên tôi rất tiết kiệm. Tôi tìm mọi cách để có thể đủ sống và làm việc. Mặc dù mặt tiền tôi treo biển công ty xuất nhập khẩu trông rất hoành tráng, nhưng ở sau nhà tôi là người nội trợ cho chính mình, mỗi ngày chỉ nấu một lần cho cả ba bữa ăn. Buổi sáng và buổi trưa tôi thường ăn cơm, buổi tối tôi cho cơm nguội vào nồi nấu thành cháo, cho thêm ít thịt heo, cà tím và rau thơm theo công thức học được từ bà nội khi tôi còn ở quê. Tuy vậy, mọi bữa tôi đều ăn hết nhẵn, không bỏ sót một hột cơm hay miếng thịt, miếng rau nào.

Còn về công việc kinh doanh của công ty, tôi vừa làm giám đốc, vừa làm nhân viên hành chính kiêm tiếp thị, bán hàng, giao hàng, chạy giấy tờ và cả tạp vụ. Nhưng việc tôi lo nhất lúc đó là nhận điện thoại, vì nhỡ có khách hàng gọi điện đến trong khi tôi ra khỏi nhà hoặc đang bận tay không kịp nhấc máy thì điều đó có nghĩa là tôi sẽ đánh mất khách hàng. Do đó khi ở nhà tôi luôn canh chừng tiếng chuông điện thoại, bất kể đang làm gì, ngay cả đêm khuya tôi cũng kéo dây điện thoại vào tận đầu giường để cố gắng giữ liên lạc 24/24, quyết không để nhỡ bất kỳ cú điện thoại nào. Tôi cho rằng điện thoại là cánh cửa dẫn đến những cơ hội mà tôi sẽ không để nó tuột khỏi tay mình.

Hồi còn ở nhà bác Hiêng, tôi đi rất nhiều nơi để tìm cách xuất khẩu các mặt hàng nông sản, vốn rất phong phú ở Thái Lan. Cách làm của tôi là đi xe đò đến các tỉnh, từ Kanchanaburi nơi tôi sinh ra đến Suphanburi, Lampang và cuối cùng là Chiêngmai để lấy mẫu các loại trái cây và rau quả. Tôi cũng liên hệ với cơ quan xúc tiến thương mại và phòng thương mại. Qua đó tôi có dịp làm quen với ông Thapana Bunnak, người đã cho tôi nhiều thông tin về những khách hàng nước ngoài có khả năng mua hàng của tôi. Tôi cũng để lại tài liệu cho phòng thương mại trong đó nêu rõ những mặt hàng tôi có thể xuất khẩu.

Sau một thời gian đi tìm hiểu các nơi sản xuất hàng nông sản, tôi đi đến quyết định chọn bột sắn làm mặt hàng xuất khẩu. Đây là hàng nông sản được nông dân các tỉnh Chonburi và Rayong sản xuất rất nhiều, gia đình nào cũng trồng và dùng khoảnh sân trước nhà làm sân phơi. Đến tìm hiểu tại các nhà máy làm bột sắn, tôi biết bột sắn và tapioca(1) là một trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan, khối lượng xuất khẩu hàng năm rất lớn. Sau khi tìm hiểu kỹ mặt hàng này, tôi nhanh chóng rời Chonburi trở về Bangkok để tìm khách hàng nước ngoài muốn nhập bột sắn Thái, mục tiêu của tôi là Nhật Bản, nuớc nhập khẩu bột sắn lớn nhất của Thái Lan.

Như tôi đã nói, người Nhật thường tiến hành điều tra xem xét lý lịch của đối tác rất kỹ lưỡng. Kết quả là những công ty mới ra đời, chưa có uy tín thương mại và thành tích xuất khẩu như công ty của tôi sẽ chẳng có cơ hội nào để nhận được đơn đặt hàng từ các công ty Nhật. Và vì vậy, ước mơ của tôi vẫn chỉ là ước mơ…

Lúc đó tôi cảm thấy như đang lái một chiếc xe với bình xăng gần cạn, chắc chắn không thể chạy được xa, hơn nữa lượng “xăng” dự trữ mà tôi nghĩ sẽ vay tiếp của mẹ cũng không còn bao nhiêu nữa. Nhìn lên phía trước, tôi cảm thấy băn khoăn không biết vì sao con đường trước mặt mình có nhiều chông gai, ổ gà, ổ voi đến thế! Dường như chẳng có cơ hội hay con đường kinh doanh nào dành cho tôi cả!

Thực ra, vấn đề có thể chỉ là do mới vào nghề, kém hiểu biết cùng sự thiếu kinh nghiệm kinh doanh khiến tôi không biết nên bắt đầu từ đâu, làm gì trước và làm gì sau. Tệ hơn nữa là tôi không biết mình đang ở đâu và nên làm gì. Tôi cảm thấy mình đang bị cuốn ra biển lớn mà chẳng biết phải xoay trở thế nào, trong khi thời gian cứ vùn vụt trôi qua.

Điều tệ hại nhất là cảm giác chân tay bị trói chặt và chìm dần trong một đống các vấn đề và gánh nặng chi phí tại ngôi nhà mới thuê, chẳng khác gì lái chiếc xe vào ngõ cụt trong đêm mù mịt, không biết sẽ thoát ra như thế nào và phải mất bao lâu…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button