Kinh doanh - đầu tư

Tam Quốc Và Những Bí Quyết Trong Quản Lý Kinh Doanh

tam quoc va nhung bi quyet trong quan ly kinh doanh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Quang Lân

Download sách Tam Quốc Và Những Bí Quyết Trong Quản Lý Kinh Doanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bố mẹ trẻ nào cũng muốn đặt cho con cái một cái tên hay và ý nghĩa. Họ thường trích dẫn kinh điển, hoặc nghĩ làm sao để mỗi cái tên đều có xuất xứ và được coi trọng. Đó là sự gửi gắm, hy vọng của bố mẹ đối với cuộc đời con cái. Con gái tôi ra đời khi tôi học “Kinh thi” nên tôi đã lấy tên cho cháu từ đó.

Kinh thi nói: “Nhân sĩ đô ấy, mặc áo lông cừu màu vàng, hình dáng không bao giờ thay đổi, ăn nói mạch lạc, phẩm hạnh toàn vẹn, làm mọi người phải chú ý”. “Nhân sĩ đô” nghĩa là gì? Mã Thụy Thìn nói: Sắc đẹp có nghĩa là “đô” hoặc “nhân sĩ đô” có thể nói là “người đẹp, đẹp cả người và cả trí tuệ”. Vì vậy tôi đặt tên cho con là “Thành Đô”.

Tôi nghĩ đến tên tỉnh Tứ Xuyên cũng giống tên con tôi. Nơi ấy cũng có một “nhân sĩ đô”, đó là Gia Cát Lượng trong nhà thờ Vũ Hầu Thành Đô, có thể gọi nhân vật truyền kỳ về người đẹp và giàu trí tuệ trong lịch sử Trung Quốc. Dưới ngòi bút của nhà viết tiểu thuyết La Quán Trung, Gia Cát Lượng dùng mưu trí linh hoạt biến những đối thủ đáng gờm (những nhà quân sự thiên tài như Tào Tháo và Chu Du) thành những tên hề, giống như ông đã nắm chắc mọi sự biến đổi của trời đất. Nhưng cũng có nhiều độc giả khắt khe nêu lên những câu hỏi: Tại sao Gia Cát Lượng tài giỏi như vậy và đã sáu lần rời khỏi Kỳ Sơn mà vẫn thất bại liên tiếp? Cuối cùng bị ốm và chết thê thảm ở Ngũ Trượng Nguyên. Kết cục bi thảm “Ra quân chưa đánh thắng mà đã chết xưa nay đã khiến bao anh hùng rơi lệ”. Thắng hay thua trong cuộc đời Gia Cát Lượng có thể thành sự tranh luận lâu dài. Như mà thơ Lục Du đã than: “Chiều tà đường cũ Triệu Gia trang, già mù mang trống đang mải đánh. Đúng sai sau này ai được biết, cả thôi nghe kẻ Thái Trung lang”. Thái Trung lang là bố của tài nữ Thái Văn Cơ, đại văn hào Thái Ung.

Nếu truy đến thời đại chưa có “Tam Quốc diễn nghĩa”, thời kỳ Gia Cát Lượng sống và Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều rồi Đường Tống sau đó, bất kì văn thi như Lý Bạch, Đỗ Phủ “Tỏa sáng vạn trượng”, võ thì như Nhạc Phi “Tận trung báo quốc”, hầu như không có người nào không sùng bái Thừa tướng Gia Cát. Dù ngày nay đã cách xa gần 1.800 năm, qua những sự đánh giá đúng sai, cả thôi nghe kể về trí tuệ , đạo đức, văn chương của Gia Cát Lượng vẫn tỏa lên một sức hấp dẫn như ánh sáng mặt trời vậy.

Tôi đã nhiều năm làm công tác tư vấn quản lý và kinh doanh bán hàng, luôn luôn tôn vinh Gia Cát Lượng là bậc thầy của Trung Hoa cổ đại, coi Nhạc Phi là mẫu mực. Tôi được coi là người mê Tam Quốc nổi tiếng trong các bạn đồng nghiệp, nay được xem là người kể chuyện về sách. Nội dung cuốn sách này dùng quản lý làm cơ sở và sử dụng các tính của Tam Quốc. Nhiều bạn đọc là giám đốc cho rằng, loại Tam Quốc thế này giống như món ăn Tứ Xuyên, gọi là “Cá ninh”, có mùi vị đặc biệt.

Quá trình viết cuốn sách này làm tôi cảm thấy thích thú. Tôi cũng thường ngạc nhiên trước sự cả gan của mình. Sự thể hiện của tôi về quản lý học vẫn còn hạn hẹp, viết không thật tốt về Gia Cát Lượng, một con người hoàn hảo và cũng có thể bị chê. Ngoài ra điều đáng chú ý là, người kể chuyện và viết sách của nhiều thời đại Trung Quốc cũng như tôi đều có khuyết điểm là luôn dùng những lời lẽ gây kinh ngạc. Tôi nghĩ hình tượng Gia Cát Lượng và những người như Hoàng thúc Lưu Bị mà ông ta phò tá, đã trở nên sặc sỡ, kỳ dị trong sự bàn tán của mọi người.

Khi viết cuốn sách này không tránh khỏi sai sót rất mong bạn đọc góp ý và bỏ qua.

THÀNH QUÂN ĐỨC

Khổng Tử nói: “Chí ở trong đạo”. Cái chỗ chí muốn đến, không có nơi xa nào không đến được. Cái chỗ chí muốn vào, không có vật rắn nào không vào được. Chí ở trong đạo, lấy nghĩa làm chủ, sự ham muốn không thể lay chuyển. Vì vậy chí phải có đức, dựa vào nhân, học rộng ở lục nghệ, nó không đánh mất cái thứ tự trước sau của chí, cái luân thường nặng nhẹ của chí. Gốc ngọn có đủ, trong ngoài trao đổi, tri thức ung dung, không hay biết mình đã đi vào cõi thánh hiền vậy.

Thanh. Ung Chính đế, “Đình huấn cách ngôn”

ĐỌC THỬ

BÀI 1 – SỐ PHẬN CHIM ƯNG LƯU LẠC TRONG Ổ GÀ

Sự thành bại của đời người là do cái tâm. Nói nôm na, bất kỳ chàng công tử nhà giàu hay người nghèo khổ; tiểu thị dân hay nhà buôn, nhà công thương giàu có, tất cả đều tự quyết định bước vào đời và giải thích sự thành bại hoặc số phận cuộc đời theo quan điểm của mình. Có một câu nói nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý giáo dục: “Gieo tư tưởng gì thì nhận được hành động ấy, gieo hành động gì thì mang tính cách ấy, gieo tính cách gì thì gặp số phận ấy” (1). Câu nói đó đã giải thích rất rõ mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa tư tưởng và số phận. Chàng thiếu niên Lưu Bị sinh ra trong cảnh đói nghèo với sự trải nghiệm của cuộc đời đã giải thích rõ câu nói kinh điển nổi tiếng trên đây.

Cậu học sinh Lưu Bị sinh ra ở thị xã Trũng Châu tỉnh Hà Bắc. Cha mất sớm, mẹ Lưu Bị ở vậy nuôi con, cuộc sống của họ rất khó khăn vất vả. Một buổi tối mùa đông, khi Lưu Bị còn học năm cuối phổ thông trung học sau khi tan học trở về nhà, cậu thấy mẹ còn ngồi khâu giày vải dưới ánh đèn lờ mờ, Lưu Bị nói: “Mẹ ơi trời đông giá rét, mẹ nên đi ngủ sớm mẹ ạ!”.

Mẹ cậu trả lời: “Mai con thi vào đại học rồi. Mẹ khâu thêm đôi giày vải, có thể bán kiếm thêm hơn mười đồng, góp cho con đóng học phí”.

Lưu Bị ngồi xuống trước mặt mẹ, mũi cay cay, nước mắt bỗng trào ra, cậu thút thít thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con học đại học cần rất nhiều tiền. Nhà ta lại nghèo, chỉ một chút tiền này thì dùng được việc gì? Không hy vọng gì đâu mẹ ạ!”.

Mẹ Lưu Bị vừa nghe đã run lên, hỏi: “Lẽ nào con định quanh quẩn suốt đời trong cái xó nghèo đói này hay sao?”.

Lưu Bị cay đắng nói: “Còn có cách nào nữa mẹ? Phải chăng số phận đã định như vậy?”.

Mẹ Lưu Bị buông kim chỉ xuống, bà nhìn con nói: “Khi mẹ còn nhỏ có học “Tam tự kinh”, còn có thể nhớ một số vấn đề. Con nói rằng số phận đã định, theo con cuối cùng đó là việc từ thuở mới sinh ra hay là thời kỳ cuối của con người? Mẹ kể con nghe câu chuyện này có thể sẽ giúp con trả lời được câu hỏi đó.

Có một quả trứng chim ưng lăn từ tổ chim xuống đống cỏ. Một người nhìn thấy, cho đó là quả trứng gà, nhặt đem về nhà bỏ vào ổ trứng gà. Gà mẹ đang ấp trứng, giống như nhiều trứng khác, quả trứng này cũng được ấp và nở ra. Từ bé chú được xem như một chú gà con và cũng sống như những chú gà con khác. Vì chú có hình dáng kỳ quái nên bị nhiều bạn bè bắt nạt. Chú cảm thấy buồn bã và đau khổ. Một hôm, nó cùng với đàn gà mổ thóc trên sân. Bỗng nhiên bóng một con chim ưng từ núi bay tới, đàn gà hoảng sợ chạy khắp nơi tìm chỗ nấp. Mọi con gà thở phào khi mối đe dọa đã hết.

“Vừa rồi là con chim gì vậy?” chú hỏi

Đám bạn bảo: “Đấy là chim ưng bay cao nhất”.

“Ồ chim ưng ấy giỏi thật, bay rất thoải mái!”. Chú thốt lên sự tán thưởng: “Một ngày kia, ta cũng có thể giống như chim ưng bay vút lên, đẹp biết mấy!”.

“Thật là sự ảo tưởng ngông cuồng!”, bạn bè chú chỉ trích: “Cậu sinh ra chỉ là một con gà, thậm chí chúng mình cảm thấy xấu hổ vì cái dáng xấu xí của cậu, cậu làm sao có thể bay cao như chim ưng được?”.

Bà mẹ kể xong câu chuyện, lại nói: “Con ơi, số phận giống như chim ưng lưu lạc trong ổ gà vậy. Nay con muốn chọn cuộc sống như gà hay như chim ưng bay vút lên cao?”.

Lưu Bị ngờ nghệch hỏi lại mẹ: “Mẹ coi con như chim ưng con lưu lạc trong ổ gà ấy phải không?”.

Mẹ khẳng định: “Quả vậy, con là đời sau của chim ưng, con cần theo đuổi bầu trời xanh, không nên than vãn thảm thiết với vài hạt thóc trước mắt! Mẹ nói cho con biết, ông tằng tổ của con là Lưu Thắng, con của Hán Cảnh Đế, về cội nguồn con thực là hậu duệ của Lưu Bang Hán Cao Tổ, dòng máu hoàng tộc chính thống”.

Lưu Bị vỡ lẽ, kiên quyết thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con đã hiểu ý của mẹ, con nhất định không phụ lòng mong đợi của mẹ!”. Lưu Bị dốc sức học tập, năm sau cậu thi đỗ vào trường Đại học Quản lý Công thương Quốc tế Trường Giang. Nhận được giấy thông báo trúng tuyển, hai mẹ con hết sức mừng rỡ, khóc òa lên sung sướng.

BÀI 2 – TRỜI GIÚP NGƯỜI BIẾT TỰ GIÚP MÌNH

Tên trường Đại học Quản lý Công thương Quốc tế Trường Giang được lấy từ lời mở đầu “Sông Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông” của tác phẩm cổ điển nổi tiếng Trung Quốc “Tam Quốc diễn nghĩa”. Trường này từ xưa đến nay đã từng đào tạo rất nhiều người tài giỏi, là một trường nổi tiếng thế giới. Lưu Bị thi đỗ vào trường đại học này, tiền đồ vẻ vang, khiến mọi người không khỏi suy nghĩ.

Chú của Lưu Bị là Lưu Nguyên Khởi biết rằng Lưu Bị khi trưởng thành sẽ có tiền đồ, ông liền đến nói với chị dâu: “Cuối cùng, cháu đã làm rạng rỡ cho bố nó đã mất. Còn chị, nhiều năm ở vậy, cũng rất khó khăn. Sau này học phí đại học của cháu, em sẽ lo liệu!”. Nhà chú của Lưu Bị có một cửa hiệu, hàng ngày ông nhập hàng để vợ buôn bán nên cũng dành dụm được chút ít.

Lưu Bị và mẹ cảm thấy vừa mừng, vừa ngạc nhiên vì món tiền học phí lớn cuối cùng đã được lo liệu, nhưng ngạc nhiên hơn vì ông chú lâu nay luôn lảng tránh người nghèo, chơi thân với người giàu, rất lạnh nhạt đối với chị dâu và cháu, tại sao nay lại tự nguyện và khẳng khái mở hầu bao giúp đỡ như vậy?

Ông cười khà khà giải thích: “Tục ngữ có câu, trời giúp người biết tự giúp mình. Trời cũng muốn giúp cháu, huống chi là chú!”

“Trời giúp người biết tự giúp mình”. Lưu Bị bỗng giật mình. Từ khi học đại học, cho đến khi tốt nghiệp, mỗi khi gặp trắc trở gì, Lưu Bị thường trầm tư suy nghĩ và hỏi đấng thần linh trên không trung bao la: Giữa tự giúp mình và trời giúp cuối cùng có mối quan hệ gì?

Lưu Bị đã tự đưa ra các câu trả lời như sau:

  1. Người biết tự giúp mình thật sự là người giác ngộ, được người ta kính phục, họ sẽ coi thường và vượt qua mọi khó khăn, khiến mọi người kinh ngạc, giống như có thiên thần giúp đỡ họ vậy.
  2. Người biết tự giúp mình chân chính giống như con đom đóm tỏa sáng trong đêm tối, họ không chỉ soi sáng mình mà còn có thể được người khác tán thưởng. Khi người ta tán thưởng một người, để bày tỏ sự yêu mến người ta thường giúp đỡ người đó, do đó vận may có thể đến.
  3. Người ta tin rằng, một người biết tự giúp mình chân chính, cuối cùng có thể thực hiện thành công mọi việc và những người đã giúp họ có thể cảm thấy vui vẻ.
  4. Nếu người biết tự giúp mình biết đền đáp ân nghĩa, người ta sẽ càng giúp đỡ họ nhiều hơn, họ có thể sống càng thoải mái hơn.

Lưu Bị vận dụng sự hiểu biết trên để thực hiện câu nói triết lý mang nhiều màu sắc thần thoại ấy, tất nhiên trong quá trình học tập cậu cũng gặp không ít trắc trở. Trước tinh thần tự lực tự cường khắc phục khó khăn về kinh tế của cậu, nhà trường đã giúp đỡ về nhiều mặt như giảm học phí, cấp tiền thưởng về thành tích học tập, giúp cậu tìm việc làm để tiếp tục học tập. Bước sang năm thứ tư đại học, ngoái nhìn lại, gánh nặng nghèo khổ đè nặng trên vai cậu như đêm tối đã dần dần tan đi trong ánh sáng ban mai.

BÀI 3 – LÒNG HAM MÊ SẼ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC

Khi mới là sinh viên năm thứ nhất đại học, Lưu Bị đã được thầy Lữ Thực, nhà kinh tế học nổi tiếng giảng bài học thứ ba về cuộc sống. Thầy Lữ Thực mỉm cười bước lên bục giảng, hoan nghênh các bạn học mới. Thầy nói: “Là một thầy giáo, tôi muốn giúp đỡ các bạn theo kiểu thầy giỏi bạn hiền. Còn các bạn có thể thật sự thành tài hay không điều đó còn tùy thuộc ở sự nhận thức, hiểu biết và sự theo đuổi của các bạn”. Thầy bảo các bạn học sinh, sinh viên năm thứ tư đại học không chỉ học kiến thức sách vở, cũng không phải học chỉ để nhận được tấm bằng tốt nghiệp, mà cần có một tầm nhìn, một tư duy logic.

“Có bạn nào đùa nghịch với dế chưa?”. – Thầy đột ngột hỏi. Một sinh viên nam tên là Công Tôn Toán trả lời: “Thưa thầy, em đã từng đùa nghịch với dế, cảm giác rất thú vị”. Một sinh viên nữ tên là Thái Văn Cơ nói: “Thưa thầy, em biết con dế có tên riêng hay gọi là “xúc chức” (dế mèn). Bố em nói, đùa nghịch với loại côn trùng này làm cho con người nhụt chí”.

Thầy Lữ Thực nói: “Có người cho rằng đùa nghịch với dế làm cho con người nhụt chí. Cũng có người cho rằng dế đem lại cho thế giới của chúng ta thú vui trẻ con. Với những thú vui ấy thế giới sẽ trở nên thoải mái và trong lành hơn. Ở đây chúng ta không thảo luận về sự đúng sai của trò đùa nghịch với dế mà nhằm mục đích khác. Thầy sẽ kể cho các em nghe câu chuyện về một nhà côn trùng học và con dế, về nhà buôn, bạn của nhà côn trùng học và đồng tiền kim loại. Thầy mong câu chuyện này có thể gợi ý cho các em…”.

Thầy Lữ Thực vừa kể chuyện vừa có những động tác rất hấp dẫn:

“Có một nhà côn trùng học và một nhà buôn vừa dạo bước vừa tán chuyện trong vườn hoa. Bỗng nhiên nhà côn trùng học dừng bước như đang lắng nghe.

“Sao Thế?”. – Nhà buôn hỏi

Nhà côn trùng học mừng quýnh kêu lên: “Anh có nghe thấy gì không? Có tiếng dế kêu và chắc là một con dế to khỏe”

Người bạn cố sức nghiêng tai nghe hồi lâu rồi đành trả lời: “Tôi chả nghe thấy gì cả!”.

“Cậu chờ một tí”. Nhà côn trùng học vừa nói vừa chạy đến bụi cây lúp xúp gần đấy.

Nhà côn trùng học đã tóm ngay được một con dế rất to. Ông quay trở lại nói với bạn: “Xem này, một con dế cánh lớn, vàng tím, răng trắng, đây có thể là một con dế đại tướng đấy! Tôi nghe không nhầm chứ?”.

“Vâng, bạn không nghe nhầm!”. Nhà buôn hỏi bâng quơ nhà côn trùng học: “Bạn không chỉ nghe tiếng dế mà còn biết được loại dế, nhưng tại sao bạn lại có thể biết được như vậy?”.

Nhà côn trùng đáp: “Dế to kêu ít và chậm, có lúc mấy giờ mới kêu vài ba tiếng. Dế nhỏ kêu dồn dập, kêu cũng rất nhanh. Tiếng kêu của các loại dế đen, dế tím, dế đỏ, dế vàng đều khác nhau, chẳng hạn âm thanh tiếng dế vàng như tiếng kim loại. Mọi tiếng kêu rất khác biệt, thậm chí ngôn ngữ khó nói lên sự khác biệt này, ta cần phải chuyên tâm mới có thể phân biệt được”.

Hai người vừa nói vừa đi ra khỏi vườn hoa, bước lên hè phố ồn ào. Bỗng nhiên nhà buôn dừng lại, cúi xuống nhặt đồng tiền bị rơi dưới đất. Còn nhà côn trùng học vẫn thả bước đi, không hề để ý đến tiếng đồng tiền rơi.

“Câu chuyện này theo các em có ý nghĩa gì?”. Thầy Lữ hỏi. Mọi người đều suy nghĩ, chưa ai trả lời được.

Một lúc, thầy Lữ tự trả lời: “Sự ham mê của nhà côn trùng học là những loài côn trùng, nên ông đã nghe được tiếng dế. Ham mê của nhà buôn là tiền, nên ông ta đã nghe được tiếng rơi của đồng tiền. Câu chuyện này nói rõ, lòng ham mê của anh ở đâu thì của cải của anh ở nơi ấy”.

Thầy Lữ nói tiếp: “Sau khi học xong bốn năm đại học, các em cũng đang theo đuổi của cải của cuộc sống, mong các em hãy suy nghĩ chín chắn, của cải của các em là gì? Dồn sự ham mê của mình vào nơi của cải ấy, các em sẽ thu được của cải, để giúp các em hiểu được đạo lý này, chúng ta sẽ cùng nhau làm một thực nghiệm”.

Thầy Lữ mang ra một hộp giấy lớn đựng đầy cát, vừa giới thiệu với mọi người thầy vừa nói: “Trong hộp cát này trộn lẫn nhiều mạt sắt, thử hỏi các em có thể dùng mắt và ngón tay để chọn mạt sắt được không?”.

Mọi người đều lắc đầu.

“Chúng ta không thể nào dùng mắt và ngón tay để chọn mạt sắt trong đống cát này. Nhưng có một phương tiện có thể giúp chúng ta nhanh chóng tìm mạt sắt trong cát. Mọi người có thể đều nghĩ đến, phương tiện này là nam châm. Thầy Lữ lôi thỏi nam châm từ trong bọc, bỏ vào cát lắc mạnh, các mạt sắt nhanh như mũi tên bám vào thỏi nam châm. Thầy đưa cho các sinh viên xem thỏi nam châm có các mạt sắt bám vào và nói: “Đây là sức hút thần kỳ của nam châm, mắt và tay chúng ta không thể làm được, nhưng nó lại có thể thực hiện rất dễ dàng”.

Cả lớp chăm chú theo dõi những kỳ tích quen thuộc do thầy Lữ biểu diễn. Thầy Lữ nói: “Nếu nói cát trong hộp này giống như quyển sách và đời sống nhiều trắc trở mà khô khan chúng ta thường gặp, thì thỏi nam châm này là lòng ham mê say đắm của chúng ta. Lòng ham mê ở nơi nào, nơi ấy là của cải của các em, nếu các em có lòng ham mê, say sưa học tập thì có thể tìm trong sách, trong đời sống rất nhiều kiến thức bổ ích cho các em, giống như nam châm hút mạt sắt vậy. Nếu không biết ham mê, khác nào các em tìm mãi trong đống cát mà không thể tìm được chút mạt sắt nào. Có phải như vậy không? Nếu lòng ham mê đối với cuộc sống của các em được phát huy thì mỗi ngày đều sẽ có thu hoạch mới, có tích lũy thêm kiến thức mới, gặp những hứng thú mới”.

Thầy Lữ vừa giảng giải vừa để cho sinh viên lần lượt nghịch thỏi nam châm trong cát. Thầy nói đầy tự tin, đĩnh đạc với các bạn sinh viên: “Lòng ham mê ở đâu, của cải của các em ở đấy, sau này các em gặp bất kỳ khó khăn, hoàn cảnh éo le gì, tương lai mù mịt như thế nào, đều cần tin câu nói nổi tiếng chí lí ấy. Bất kỳ lúc nào, ở đâu, nếu các em có lòng ham mê, chân thực, thì sẽ giống như thỏi nam châm, có thể thu hút được tài nguyên có ích, mọi việc sẽ tốt đẹp và đời sống hạnh phúc”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button