Kinh doanh - đầu tư

Những Triệu Phú Thầm Lặng

nhung-trieu-phu-tham-lang1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Rusly Abdullah

Download sách Những Triệu Phú Thầm Lặng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những triệu phú thầm lặng

Theo bạn, những người bán hàng tại các khu chợ nhỏ lẻ, những người buôn rau, hoa quả hay người bán hàng rong đêm có thu nhập khoảng bao nhiêu? Bạn nghĩ họ đang sở hữu nguồn thu nhập rất lớn hay chỉ là “tầng lớp ở đáy xã hội” kiếm sống qua ngày? Phần đông chúng ta đều không thể ngờ được rằng những con người ấy lại đang nắm trong tay những khối tài sản đáng mơ ước nhưng hiếm người biết đến sự giàu có của họ bởi họ không sống một cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, không nổi tiếng hay được báo giới cũng như mọi người ca tụng. Thay vào đó, họ đã phải làm việc chăm chỉ, tích góp từng đồng từ mồ hôi và nước mắt của chính mình.

Họ chính là NHỮNG TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG.

Bằng lối hành văn mang đậm chất Á Đông, không bị sa đà hay ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư duy của phương Tây, tác giả đã đưa bước độc giả đến với những tấm gương, ví dụ điển hình về những con người đang ngày đêm âm thầm lao động không ngừng nghỉ, bươn trải, vượt lên số phận, dù hoàn cảnh có éo le, nghiệt ngã. Mỗi câu chuyện, mỗi mảnh đời trong cuốn sách là những hoàn cảnh hoàn toàn thực tế, được chính tác giả “tận mục sở thị”, ghi chép lại và chuyển đến bạn đọc. Mỗi người họ đều có xuất thân khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm, đó là họ luôn lạc quan, yêu đời, biết phấn đấu đi lên dù gặp phải bất kỳ hoàn cảnh nào. Dưới ngòi bút đầy tính nhân văn của tiến sỹ Rusly Abdullah hay được biết đến với cái tên thân mật Bếp trưởng Li, họ hiện lên như những tấm gương biết vượt khó, những người lao động chân chính, biết sẻ chia với những mảnh đời có cùng cảnh ngộ. Họ đại diện cho một lớp người điển hình không chỉ ở Malaysia mà còn ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua những tấm gương trong cuốn sách, tác giả muốn bạn đọc có được thêm động lực, nghị lực, ý chí vươn lên, vượt lên số phận khó khăn để “đổi đời”.

Mở đầu

“Trở thành một triệu phú thầm lặng còn ý nghĩa hơn là một triệu phú nổi tiếng, gây xôn xao dư luận.”

_ Bếp trưởng Li

Rất nhiều người dân đã chờ đợi một cuốn sách tạo động lực về kinh doanh phản ánh được các giá trị bản địa và dựa trên những thành công vang dội của những doanh nhân trong nước, những người đã thành danh thông qua sự đổi mới và sáng tạo của riêng mình. Những cuốn sách như thế này thực sự cần thiết bởi hiện nay, chúng ta đang bị ngập chìm trong các cuốn sách của phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Do đó, suy nghĩ của chúng ta được lập trình mặc định rằng những phương thức của họ tốt hơn, tới mức gần như chúng ta luôn chọn chúng để tham khảo. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi lối tư duy tiêu cực này và công nhận những giá trị cũng như hình mẫu bản địa của mình.

Trong một khoảng thời gian dài, chúng ta đã mắc phải sai lầm khi cho rằng những ý tưởng và khái niệm phi-phương Tây đều không đáng được xem xét. Chúng ta có xu hướng duy trì quá mức những giá trị này đến độ vô tình tự coi bản thân là hạ đẳng. Ví dụ, ngành công nghiệp điện ảnh và bóng đá của chúng ta không thể cạnh tranh được với những đối thủ nước ngoài ngay cả khi có được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đồ ăn nhanh, Mỹ rõ ràng đã chinh phục tuyệt đối được khẩu vị của người Malaysia.

Thực tế, trên thị trường cũng có những cuốn sách của các tác giả trong nước, nhưng những khái niệm của họ vẫn dựa trên triết lý phương Tây và nội dung trong đó hoàn toàn dựa vào các tính chất cũng như giá trị của phương Tây.

Tôi không có ý kỳ thị phương Tây vì tôi cũng đã tham dự rất nhiều hội thảo cũng như đọc sách phương Tây và tôi đánh giá rất cao những quan điểm tích cực của họ. Tôi không đổ lỗi cho những người phương Tây mà chỉ đơn thuần thể hiện sự bất mãn với xu hướng “sính ngoại” không lành mạnh mà đánh mất các giá trị và sự liêm chính của riêng mình. Kết quả, chúng ta bị thoái hóa, thiếu tự tin và coi thường mọi thứ đến từ chính xã hội của chúng ta.

Những triệu phú thầm lặng

Nỗi ám ảnh về những nhân vật xuất chúng như Bill Gates, Donald Trump, Sony Morita và Walt Disney đã khiến chúng ta bị che mắt trước cuộc tranh đấu của các doanh nhân đầy tham vọng, “kinh doanh ở sân sau”, dọc theo những tuyến đường tấp nập và các chợ đêm với sự kiên cường và mong muốn thành công cháy bỏng.

Họ không quan tâm đến Bill Gates, Henry Ford, hay Donald Trump. Đối với họ, bản thân quan trọng hơn cả. Họ biết điểm mạnh của mình và biết cách bảo vệ cuộc đua và giá trị bản địa.

Trong khi chúng ta đang nỗ lực khám phá những nguyên tắc cơ bản của sự thịnh vượng, thì cùng lúc đó, những người buôn bán nhỏ đã tạo ra tài sản theo những cách thầm lặng và khiêm nhường. Họ là những công dân kiên trì, trở thành triệu phú mà không hề nhận ra điều đó và không ai chú ý đến họ. Vâng, họ là những TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG – những người đã thành công qua việc học hỏi cách những chú rùa đẻ hàng trăm quả trứng, che chở chúng bằng nước mắt và âm thầm rời khỏi tổ. Họ không phải là con gà đẻ duy nhất một quả trứng vàng và gây ồn ào cả làng.

Nhóm người này không mang trong mình sự quyến rũ, quyền lực và sự nổi tiếng, những thứ vốn thường gắn liền với sự giàu có. Ngay cả hàng xóm thậm chí cũng không biết tình trạng kinh tế của họ. Họ không được liệt vào danh sách 100 người giàu nhất Malaysia bởi họ đã thoát khỏi sự chú ý của giới báo chí. Công ty của họ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chỉ xuất hiện trong đăng ký công ty (Registrar of Company – ROC) hoặc đăng ký kinh doanh (Registrar of Business – ROB). Trở thành một triệu phú “không được công nhận” có ý nghĩa hơn nhiều một triệu phú nổi tiếng. Tôi sẽ không nói cho bạn biết lý do, mà để bạn tự đánh giá. Sự thoả mãn khi đạt đến thành công là cảm nhận rất riêng của mỗi người.

Chúng ta ai cũng có ước mơ và những trải nghiệm riêng. Bạn là người biết rõ hơn ai hết về những ước mơ của riêng mình. Hãy hỏi những người thành công, những người nổi tiếng và những người có sức lôi cuốn, cuộc sống của họ tươi đẹp hơn trước hay sau khi họ trở thành triệu phú nổi tiếng. Là những triệu phú thầm lặng, bạn có thể tiếp tục sự nghiệp kinh doanh hàng ngày một cách âm thầm mà không bị ai quấy rầy hay làm phiền. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn về thế giới từ góc độ hoàn toàn khác. Hãy mở to đôi mắt và quan sát thế giới từ những góc nhìn đa chiều. Đừng hạn chế tầm nhìn của chúng ta quanh trình độ học vấn và quan điểm của người phương Tây.

Chúng ta phải tự hổ thẹn khi ăn bánh burger, bít tết và mỳ Ý nhưng lại thua xa những người hàng xóm thầm lặng và khiêm tốn, những người dù chỉ có trình độ học vấn giới hạn, luôn vui vẻ ăn cencaluk (tôm muối) và pekasam (cá muối), nhưng rồi một ngày bất chợt lái chiếc Mercedes Benz đời mới nhất về nhà. Anh ấy thực sự là một TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG!

Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ đáp ứng được “khẩu vị” của các bạn về một cuốn sách truyền động lực giản đơn, đậm chất văn hoá và giá trị bản địa, với lối viết không quá hàn lâm trúc trắc. Đó là lý do tôi tránh sử dụng các biểu đồ, bản kế hoạch và những lý thuyết, khái niệm sáo rỗng và quá học thuật và làm mất đi ý định ban đầu của tôi khi bắt tay vào viết cuốn sách này.

ĐỌC THỬ

1. Ai là những triệu phú thầm lặng?

“Kinh doanh lớn nhưng lợi nhuận thấp thì có nghĩa lý gì?”

“Họ như những chú rùa đẻ hàng trăm quả trứng,

không phô trương mà khóc thầm lặng lẽ với những giọt mồ hôi cực nhọc, vất vả. Không ai nghe thấy rùa cười bao giờ. Trái lại, chúng ta nghe thấy chúng khóc khi đẻ hàng trăm quả trứng.”

 

Ai là những triệu phú thầm lặng?

“Một số người bị mù chữ, vài người chỉ học hết tiểu học còn số khác là những bà mẹ đơn thân, những goá phụ. Công việc kinh doanh của họ không hề ‘hấp dẫn’.”

Đầu tháng 6 năm 2004, trên trang nhất của Utusan Malaysia (tờ nhật báo địa phương bằng tiếng Malay) có bài viết về 30 người gửi tiền ở Tabung Haji (tổ chức tài chính chuyên quản lý những khoản tiền tiết kiệm dành cho những tín đồ hồi giáo hành hương đến Mecca) đã tiết kiệm được hơn 10 triệu RM (đồng ringgit của Malaysia) mỗi người và cũng có 500 người sở hữu hơn 1 triệu RM trong tài khoản.

Bài báo đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ công chúng. Tôi nghe được một độc giả nói:

“Wow… bây giờ ở Malay có nhiều triệu phú quá nhỉ…nhưng họ là ai thế?”

Một người đáp lại:

“Nếu họ có tài khoản trong Tabung Haji…vậy chỉ có thể là người Malay hoặc người theo đạo Hồi…”

Một độc giả khác lên tiếng:

“Hẳn là vậy, nhưng chắc là thuộc dòng dõi đặc biệt. Họ có thể là chủ tập đoàn… sở hữu những công ty lớn… chẳng trách họ có hàng triệu RM.”

Một trong số họ phản đối.

“Chúng ta có thể kết luận rằng những người có những khoản tiết kiệm hơn 10 triệu RM là các chủ tập đoàn, nhưng còn những người với 1 triệu RM thì sao… chắc chắn không phải tất cả bọn họ đều là các chủ tập đoàn lớn?”

Một người khác thắc mắc.

“Để tiết kiệm được 1 triệu RM thì mất bao lâu nhỉ? Hmm… giá mà tôi có từng ấy tiền… tôi cũng có thể trở thành triệu phú.”

Lúc đó, tôi không có ý định bình luận gì bởi tôi cũng đang mơ hồ muốn có câu trả lời. Tuy ngay cả vậy, tôi tin rằng đó không phải là một lời giải thích đơn giản, và dù có là gì đi chăng nữa, câu trả lời cũng không dễ tìm ra chỉ thông qua những phán đoán vô nghĩa trong các tiệm cà phê như thế này được!

Sự thật là Tabung Haji không phải là nơi duy nhất mà các triệu phú gửi tiền. Có rất nhiều những tổ chức tài chính khác như: ngân hàng, công ty bảo hiểm và những người quản lý quỹ tín thác có khách hàng là các triệu phú. Nếu cộng dồn những khoản tiền gửi đó tại Malaysia, con số này có thể lên đến hàng chục ngàn. Nó chắc chắn là một chỉ số ấn tượng cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước này.

Thành tích này không chỉ dành riêng cho những người Malay, vì ngay cả những người nhập cư cũng có thể đạt được đến sự giàu có đó miễn là họ sáng tạo và có khát khao làm việc chăm chỉ. Rất nhiều người nhập cư vào đất nước chúng ta, khi đến chỉ với một tấm áo che thân, đã lặng lẽ kiếm được những khoản tiền triệu nhờ quy luật đó. Họ không giống như một số đồng hương của chúng ta, chỉ “thùng rỗng kêu to”.

Đa số chúng ta đều có xu hướng “há miệng chờ sung”. Rất nhiều người không xây bất cứ thứ gì mà chỉ chực chờ khoản bồi thường lớn từ chính phủ do thu hồi đất để làm dự án.

Trong quãng thời gian làm việc trước đây, với vai trò là nhân viên của ba ngân hàng uy tín, tôi đã có cơ hội chú ý và quan sát những triệu phú này một cách bí mật khi họ đến gửi tiền. Kể từ năm 1982, tôi đã thực hiện những nghiên cứu phi chính thống về hồ sơ của họ và coi những người này là những TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG.

Tôi gọi họ như vậy bởi không giống như sự hào nhoáng và phong cách từ xưa vốn đã gắn liền với hình ảnh những nhà triệu phú, họ rất khiêm nhường và không được nhiều người biết đến. Một số người bị mù chữ, vài người chỉ học hết tiểu học và số còn lại có thể là những bà mẹ đơn thân, những goá phụ. Công việc kinh doanh của họ rất đơn giản – khác xa với những tập đoàn lớn nhưng ngạc nhiên thay, họ có thể tạo ra hàng triệu RM và nhờ đó trở thành những TRIỆU PHÚ.

Họ phần lớn là những người chất phác, thậm chí không bao giờ mơ đến việc trở thành triệu phú vì đương nhiên, đó cũng không phải là mục tiêu của họ. Đối với họ, điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn, đam mê và nỗ lực hết mình với công việc.

Tôi thực sự rất ấn tượng khi họ dù không có những ánh hào quang, quyền lực cũng như vị thế trong xã hội như bao triệu phú khác, nhưng vẫn sở hữu khối tài sản tương tự. Họ hoàn toàn có khả năng mua những chiếc xe sang trọng, những toà nhà cao cấp, ngao du khắp nơi và làm hoặc sở hữu mọi thứ họ muốn.

Rất nhiều người trong số họ vẫn là bạn của tôi ngay cả khi tôi không còn làm việc ở ngân hàng. Thông qua những kinh nghiệm của họ, tôi có thế cảm nhận được tinh thần, sự quyết tâm và thấu hiểu những nguyên tắc đã thúc đẩy họ làm việc và trở nên giàu có. Họ là những người thúc đẩy, tạo động lực để tôi thôi việc và lao vào kinh doanh chợ đêm (pasar malam) trong 4 năm, cho đến khi tôi thành lập Trung tâm đào tạo Đầu bếp Li (Chef Li Training Centre – CLTC) tại Kuala Lumpur.

Trong 4 năm kinh doanh chợ đêm, tôi thấy công việc này sinh lợi rất cao vì thế tôi muốn được chia sẻ với các bạn những bí quyết tự kinh doanh thành công.

… không có kiểu những TRIỆU PHÚ “XỔI”.

Tôi chỉ quan tâm đến những người giàu có nhờ làm việc chăm chỉ, quyết tâm cao và đầy sáng tạo. Họ là những người từng phải bươn trải, nếm đắng cay, thất bại để đi đến thành công và trở thành những triệu phú.

Trong bối cảnh này, bản chất hoặc dạng thức kinh doanh tạo nên thành công của họ không phải là nhân tố mang tính quyết định. Tôi tôn trọng và đánh giá cao mọi loại hình kinh doanh, miễn là nó hợp pháp. Tiềm năng và viễn cảnh của mọi công việc kinh doanh không được xác định bởi dạng thức hay quy mô kinh doanh mà bởi thái độ của con người tạo nên nó.

Thật vô nghĩa khi gọi ai đó là nhà thầu lớn hay chủ sở hữu nhà máy nếu viễn cảnh thành công của họ quá xa xôi và mờ nhạt, nó giống như việc bạn chạy theo một ảo ảnh. Cũng chẳng có ý nghĩa gì khi bạn sở hữu trong tay mọi thứ nhưng lại đang gánh trên vai những khoản nợ cùng vô số vấn đề.

“Kinh doanh lớn nhưng lợi nhuận thấp thì có nghĩa lý gì?”

Chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một người kinh doanh tại chợ đêm hay bán hàng rong, miễn sao chúng ta làm những công việc đó với sự tự tin, niềm kiêu hãnh và thái độ lạc quan. Quan trọng nhất, chúng ta phải yêu thích, tận hưởng những phút giây làm việc và luôn giữ sao cho nhiệt huyết ấy luôn tuôn trào.

Chúng ta kinh doanh mà không cần những khoản vay, bởi dù có đến ngân hàng, họ chắc chắn cũng sẽ từ chối chúng ta. Phần lớn những tổ chức tài chính không thích cấp vốn cho những tiểu thương – ngoại trừ cho những kẻ cho vay nặng lãi. Một phần bởi các ngân hàng không biết và cũng không quan tâm đến thu nhập tiềm năng và khả năng sinh lời của chúng ta.

“Đúng là tôi bán bánh burger và kebab trên phố, nhưng tôi có đến 16 gian hàng và tôi luôn là người tự tay chế biến thịt làm kebab và burger.”

Đó là vài dòng trong câu chuyện của Hamidon mà tôi sẽ đề cập đến trong phần sau. Anh bỏ học từ năm lớp 6 nhưng hiện nay, anh thậm chí còn kiếm được nhiều tiền hơn cả các cử nhân hay tiến sỹ.

Gia đình của Hamidon đã dữ dội phản đối khi nghe tin cậu con trai của mình bỏ học nhưng quyết định và hành động táo bạo đó đã dẫn đến một kết thúc có hậu. Anh rất giàu có và là niềm tự hào của gia đình cũng như cộng đồng nơi anh sinh sống. Hiện anh đang sở hữu một chiếc Mercedes, một cánh đồng dầu cọ bao la, một biệt thự và hàng loạt bất động sản cho thuê khác. Ngoài ra, anh còn sở hữu 4 nhà hàng và 16 gian hàng bán burger và kebab nằm trên phố Penang và phía bắc Perak.

Hamidon là một TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG bởi câu chuyện về thành công của anh không được xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo, tạp chí hay nhắc đến trên sóng phát thanh và truyền hình. Không ai có hứng thú phỏng vấn hoặc biết tới một người như anh, bởi họ không biết anh thực sự là ai!

MỘT TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG đều có những đặc điểm tương đồng sau:

  1. Phần lớn công việc kinh doanh của họ đều mang tính nhỏ lẻ và bản chất không mấy nổi bật. Họ thường có quan hệ rộng và một kinh doanh đa lĩnh vực từ dầu cọ dừa, dứa hay chăn nuôi cá nước ngọt, dê, gà, v.v…
  2. Họ không công khai nguồn thu nhập thực của mình. Thực tế, họ thường lảng tránh những câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
  3. Mặc dù giàu có nhưng họ có cuộc sống bình dị như bao người và không khao khát kiếm tìm danh tiếng.
  4. Họ hiếm khi nhận được các giải thưởng từ chính phủ.
  5. Họ không phải những nhà đầu tư phung phí. Họ luôn cẩn trọng về tiền bạc. Họ sống có kỷ luật trong cuộc sống và rất giản dị khi chi tiêu. Họ không thuộc dạng ưa mạo hiểm và luôn thận trọng trong việc đầu tư, họ chuộng những tài sản thực hơn cổ phiếu. Triết lý kinh doanh của họ rất đơn giản – “Kinh doanh nhỏ, thu lợi lớn thay vì kinh doanh lớn, đạt lợi nhỏ”.

Những TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG tồn tại giữa chúng ta. Họ hầu như không tạo ra dư luận, tranh cãi hay khiêu khích bởi họ đạt được thành công nhờ “hai bàn tay lao động”. Họ không kiếm lợi “trên vai người khác” hay gây tổn hại cho xã hội bằng những hành động vô đạo đức. Họ không hối lộ, kết bè đảng, hoặc tham gia vào những âm mưu phạm pháp.

Họ như những chú rùa đẻ hàng trăm quả trứng, không phô trương mà khóc thầm lặng lẽ với những giọt mồ hôi cực nhọc, vất vả. Không ai nghe thấy rùa cười bao giờ mà trái lại, chúng ta chỉ nghe thấy chúng khóc khi đẻ hàng trăm quả trứng mà thôi.

NHỮNG TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG không giống như NHỮNG TRIỆU PHÚ “XỔI”, những người luôn là hiện thân của hành động tạo sóng trong dư luận, gây ồn ã, khiêu khích và ghen tị − những kẻ huênh hoang tự đắc, giàu lên bằng đồng tiền bất chính hay “nẫng” công sức lao động của người khác.

Điều này đặc biệt đúng với câu chuyện phổ biến về những người trúng số độc đắc hay giàu lên nhanh chóng nhờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Họ là những người chưa bao giờ được cầm trong tay một khoản tiền lớn. Họ và gia đình “gần như phát điên hoặc loạn trí” khi nhận được số tiền “từ trên trời rơi xuống” này. Họ sẽ đi khoe khoang khắp nơi về sự giàu có của mình.

Họ tậu nhà sang, mua xe sành điệu, thay đổi lối sống và cách ăn mặc, và rồi câu chuyện về sự “phất” lên của họ được bàn tán khắp nơi.

Và trong vòng vài năm, tiền tiêu rồi cũng cạn, họ chẳng còn xu nào để đầu tư làm ăn – hành động vốn được coi là có khả năng mang lại cuộc sống ổn định. “Miệng ăn, núi lở”. Những tài sản của họ dần đội nón ra đi, từ “triệu phú” họ trở thành “cựu triệu phú”.

Một kết cục thật đáng buồn và đáng xấu hổ cho những người có bước đi sai lầm. Câu chuyện của họ sẽ lan nhanh và thậm chí trở thành “tấm gương xấu” được dùng để cảnh báo các thế hệ sau về một bài học cuộc sống. Liệu tất cả những điều đó có đáng không?

Hãy trở thành một triệu phú thầm lặng mà ngay cả những hàng xóm sát vách cũng không hề hay biết về “sự sung túc” của bạn. Hãy sống như những người dân thường bất chấp những thành quả và tài sản phi thường. Có lần, tôi đã trò chuyện với một người bạn già Ấn Độ trong một cuộc bầu cử, tôi hỏi ông, “Ông không ứng cử chức nghị sỹ sao, Rajan?”

“Tôi không quan tâm đến chính trường, tôi hài lòng với cuộc sống của tôi, cảm nhận sự tốt đẹp mà nó mang lại theo cách của riêng tôi”, ông ôn tồn đáp lại.

Thực tế, Rajan là một triệu phú. Ông sở hữu 5 cửa hàng, một chiếc ô tô đời mới, sống trong một căn hộ tiện nghi và quan trọng hơn, 15 năm trước, Rajan chỉ là một tài xế lái xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng.

Nhưng ai cũng biết Rajan đã “một tay gây dựng cơ đồ” nhờ lao động miệt mài và nỗ lực hết mình. Ông khiến những kẻ “ăn không ngồi rồi” ghen tị và những người lao động chân chính ngưỡng mộ.

Vì vậy, hãy trở thành triệu phú – những TRIỆU PHÚ THẦM LẶNG. Hãy nghiền ngẫm, suy xét, tìm kiếm, khơi nguồn cảm hứng để thúc đẩy bản thân làm được điều đó.

Bạn có thể trở thành một người bán hàng tại chợ đêm hay một người bán hàng rong, miễn sao bạn làm những công việc đó với sự tự tin, niềm kiêu hãnh và thái độ lạc quan. Quan trọng nhất, bạn phải yêu thích công việc, tận hưởng những phút giây làm việc hăng say và giữ cho nhiệt huyết luôn tuôn chảy.

2. Những bước để trở thành một triệu phú thầm lặng – bước 1

“Đừng trở thành người nhìn mà không thấy.”

“Rất nhiều người Malaysia vẫn luôn sống trong đói nghèo – thất nghiệp, không chỗ ở ổn định, trong khi ngay cả những người tị nạn Campuchia cũng được sống trong những căn hộ tiện nghi và lái những chiếc xe sang trọng. Họ không làm ăn bất chính hay giàu “xổi”. Mà trái lại, họ là những người lao động chăm chỉ và tận tâm, họ làm đủ các công việc để kiếm sống từ bán quần áo, bán kem hay bán hàng rong bên đường. Quan trọng là họ ‘nhìn và thấy’, trong khi đa phần chúng ta ‘nhìn nhưng không thấy’!”

“Tại sao tôi không phải là một triệu phú?”

“Đừng trở thành một trong những người nhìn mà không thấy.”

Năm 1982, khi vẫn đang là một nhân viên ngân hàng thương mại tại Rawang, tôi đã nghe được một câu chuyện rất thú vị từ một nữ khách hàng về việc con trai nuôi của bà di cư từ Malaysia sang Indonesia. Anh ấy tên là Giman. Công việc đầu tiên của anh là nhân công thu lượm trứng trong một trang trại nuôi gà tại Rawang. Anh đã để lại ấn tượng rất tốt đối với ông chủ của mình và ông ấy đã gợi ý cho anh một công việc kinh doanh sinh lời rất lớn – thu mua gà hết lứa để bán làm thịt.

Đó là một trang trại gà rất lớn. Anh bắt đầu công việc kinh doanh cung ứng gà “hết trứng” đến chợ đêm và một số cửa hàng. Công việc tiến triển tốt đến mức anh nghỉ làm tại trang trại, tập trung vào công việc kinh doanh và bắt đầu thu mua thêm gà từ các trang trại khác nữa. Anh mua 2 chiếc xe tải và thuê vài nhân công để hỗ trợ mình. Khách hàng của anh ngày càng đông, từ thung lũng Klang, Hulu Langat cho tới bắc Selangor.

Sau đó, ngoài gà thịt, anh còn được người chủ cũ tạo cơ hội cung cấp trứng gà cho toàn bang Selangor.

Tôi đã bị cuốn hút bởi câu chuyện của bà đến mức hẹn ghé thăm bà để trò chuyện thêm về Giman. Khi tôi tới, bà đã rất hãnh diện cho tôi xem cuốn album ảnh cưới của Giman với cô cháu gái của bà. Trong đó, có một bức Giman chụp bên chiếc BMW mới coóng của mình. Tôi rất ấn tượng với điều đó – từng là một nhân công trại gà, trở thành một ông chủ giàu có, sở hữu cơ ngơi và khối tài sản mà nhiều người như tôi mơ ước.

Đến năm 1986, tôi gặp Diyono Santoso, một người nhập cư Indonesia khác – người sở hữu một câu chuyện thành công còn ấn tượng hơn Giman rất nhiều. Diyono Santoso là một khách hàng của ngân hàng nơi tôi làm việc. Trong câu chuyện giữa chúng tôi, anh nói nửa đùa nửa thật:

“Đa phần mọi người đến đây đều là khách du lịch, đi máy bay và đặt chân lên mảnh đất này trước tiên! Còn tôi đến đây bằng tàu như một người nhập cư bất hợp pháp và tôi “đáp xuống đây bằng đầu”.

“Tại sao lại vậy?” Tôi kinh ngạc hỏi.

“Tôi đã phải lặn dưới biển để bơi vào bờ khi tàu gần cập bến. Các tàu này thường đến gần bờ trước bình minh và chúng tôi được lệnh phải nhảy xuống biển và tự bơi. Ai nấy đều rét run bởi nước biển buổi sáng rất lạnh. Tôi đã đến đây như thế đấy.”

“Đầu tiên, tôi làm việc tại một cánh đồng dầu cọ tại Perak. Sau một năm, tôi vẫn không được trả lương và vì quá tuyệt vọng, nên tôi tới Kuala Lumpur với một vài người bạn,” Diyono tiếp tục kể sau một chút ngập ngừng, “Tôi nghĩ đến mẹ, người đã bán hết đất đai của bà để trang trải cho chuyến đi của tôi đến đây để vực dậy tinh thần. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ không trở lại cho đến khi gây dựng được cơ đồ và chăm lo được cho mẹ.”

Giọng của anh trở lên phấn khích hơn, “Tôi đã lang thang khắp Kuala Lumpur trong gần một tháng để tìm việc nhưng lại sợ bị lừa một lần nữa. Tôi quyết định dành thời gian để đánh giá tình hình trước khi đi bước tiếp theo.” Trong suốt thời gian này, Diyono đã quan sát và đúc kết được 3 điều:

  • Thứ nhất:

“Mọi người ở KL đều có tiền. Có người có nhiều, người có ít, nhưng không ai ‘vô sản’ cả.”

  • Thứ hai:

“Không ai ở KL mặc cả khi mua hàng có giá 1 RM. Những thứ này được coi là đồ rẻ rúm, thậm chí bọn trẻ cũng có thể mua chúng.”

  • Thứ ba:

“Bạn có thể bán bất kỳ thứ gì ở KL, miễn là có thể thuyết phục người mua về sự hữu dụng của chúng.”

Sau đó, Diyono kết luận một cách đầy tự tin, “Vì vậy… dựa trên những quan sát này, tôi nghĩ, bất cứ ai sản xuất được hàng hóa trị giá từ 50 xu đến 1RM đều sẽ dễ dàng tìm được nguồn khách hàng và kiếm lời!”

Tôi chỉ biết ngồi gật gù tán thành và lắng nghe câu chuyện của anh một cách hào hứng.

“Tôi khởi đầu với ý tưởng bán sữa đậu nành và red cendol (một loại đồ uống lạnh với thành phần gồm sữa dừa, si-rô và thạch đỏ).”

“Ồ… vậy anh đã bán ở đâu?” tôi hào hứng hỏi.

“Ban đầu, tôi thuê một điểm bán nhỏ ở gần khu ẩm thực và chỉ bán vào buổi tối. Dù ngày đầu tiên, tôi còn ế khá nhiều hàng nhưng cũng thu về được khoảng 100RM. Tôi bắt đầu tự tin hơn và số lượng hàng bán được cũng tăng dần, nhờ đó tôi thuê điểm bán hàng rộng hơn, bán cả ngày với nhiều loại đồ uống giải khát bình dân hơn; sau 2 năm, tôi có tổng cộng 7 gian hàng. Lúc đó, tôi đã thuê nhân công để quản lý các gian hàng,” Diyono thuật lại kinh nghiệm của anh với giọng điệu rất tự hào.

Vậy với mỗi gian hàng, anh kiếm được 100RM, và 7 gian hàng, số tiền này là 700RM mỗi ngày. 21.000RM mỗi tháng? Thật ấn tượng!

“Tin tôi đi, anh có thể dễ dàng mua được cả cơ ngơi mới dù chỉ bán đồ giải khát ở vỉa hè tại Malay!” Anh kết luận.

Đó là câu chuyện của Diyono Santono, một người Indonesia di cư đến Malay bằng tàu biển lần đầu tiên. Nhưng chỉ trong vòng 3 đến 4 năm, anh đã có thể mua được một cơ ngơi nhờ sức lao động chân chính của bản thân. Sau này, anh đã chuyển nhượng công việc kinh doanh lại cho một người Indonesia di cư khác với giá 100.000RM trước khi anh quay trở lại quê hương. Với những gì tích lũy được cộng với tiền nhượng quyền kinh doanh, anh đã trở về nhà với 400.000RM. Với số vốn này, anh đã thành lập một công ty nhỏ ở Indonesia và trở thành một doanh nhân thành đạt.

Tôi bắt đầu phân tích về thành công một cách nghiêm túc hơn sau khi gặp Diyono. Tôi lấy thành công của anh như một tiêu chuẩn để phấn đấu hơn nữa nhằm mong đạt được những thành tựu trong tương lai nhưng thật đáng buồn, có vẻ như tôi vẫn còn thiếu sót điều gì đó. Liệu có phải “thành công là số phận của anh ấy và anh sinh ra đã được mặc định sẽ thành công?”

Từ khi gặp Giman (1982) đến Diyono (1986) là khoảng thời gian đánh dấu 5 năm làm việc của tôi trong lĩnh vực ngân hàng. Sau 5 năm phấn đấu từ khi ra trường với tấm bằng đại học loại ưu, tôi vẫn chỉ là một nhân viên ngân hàng “quèn” với chưa đến 3.000RM tiền lương một tháng. Tôi vẫn phải ở nhà trả góp, đi xe cũ – không tiết kiệm được gì, đầu tư cũng không. Ngay cả thẻ tín dụng của tôi lúc nào cũng cạn tiền.

Tôi hài lòng với “khu vực an toàn trong cuộc sống” của mình. Tôi kiếm đủ tiền cho những chi tiêu cơ bản của gia đình. Tôi học kinh tế, quản lý và hàng tá kỹ năng khác từ trường đại học nhưng không kiến thức nào trong đó giúp tôi thấu hiểu thế giới rõ ràng và nắm bắt được thời thế và thị trường như Diyono. Cả hai chúng tôi đều quan sát thế giới, nhưng Diyono nhìn thấy, còn tôi thì không.

Tôi chợt nhận ra mình đã mắc hội chứng… “nhìn nhưng không thấy.”

Hội chứng này cũng là một hiện tượng khá phổ biến với nhiều người khác. Rất nhiều người Malay vẫn đang sống trong nghèo đói – thất nghiệp, không chỗ ở ổn định, trong khi đó, ngay cả những người tị nạn từ Campuchia cũng có thể sống trong những căn hộ tiện nghi và lái những chiếc xe sang trọng. Họ không phải là những người làm giàu bất chính hay đang sống dựa trên sức lao động của người khác. Trái lại, họ dựa vào sức lao động của bản thân, làm đủ thứ nghề từ bán quần áo, bán kem dạo hay bán đồ ăn vỉa hè bằng sự tận tâm và khát khao làm giàu. Điều quan trọng nhất là họ “nhìn và thấy”, trong khi đa phần chúng ta “nhìn nhưng không thấy”!

Dù tôi cũng có những ước mơ, như xây dựng một trung tâm đào tạo cho những doanh nhân chẳng hạn, tôi không đủ can đảm và quyết đoán để biến nó thành sự thật. Không giống như Diyono Santono, tôi hoài nghi khả năng của bản thân và để sự hoài nghi ấy ăn mòn quyết tâm của mình. Ngay cả suy nghĩ về việc từ bỏ một công việc thoải mái, ổn định và nhàn hạ ở ngân hàng cũng đã khiến tôi vô cùng hoảng sợ. Trong 5 năm, tôi đã đứng giữa hoài bão, ước mơ và nỗi sợ hãi cũng như lo lắng tột độ. Tôi ghét sự nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng sợ sảy chân thất bại. Đó là lý do tôi vẫn không bao giờ trở thành một triệu phú. Tất cả đều do tôi dám nghĩ nhưng không dám làm, nhìn nhưng không thấy.

Dù tôi cũng có những ước mơ, như xây dựng một trung tâm đào tạo cho những doanh nhân chẳng hạn, tôi không đủ can đảm và quyết đoán để biến nó thành sự thật. Không giống như Diyono Santono, tôi hoài nghi khả năng của bản thân và để sự hoài nghi ấy ăn mòn sự quyết tâm của mình. Ngay cả suy nghĩ về việc từ bỏ một công việc thoải mái, ổn định và nhàn hạ ở ngân hàng cũng đã khiến tôi hoảng sợ tột độ. Trong 5 năm, tôi đã đứng giữa hoài bão, ước mơ và nỗi sợ hãi cũng như lo lắng tột độ. Tôi ghét sự nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng sợ sảy chân thất bại.

3. Để trở thành một triệu phú thầm lặng – bước 2

“Tập trung không chỉ vào những sở thích ngẫu nhiên”

… Rõ ràng, những hoàn cảnh khó khăn có thể thúc đẩy chúng ta đạt được những thành tựu hoặc sự can đảm phi thường. Chúng ta phải chịu áp lực lớn, trả giá cao cho thất bại tiềm năng nhưng phần thưởng nhận về không hề nhỏ…

 

“Tập trung không chỉ vào những sở thích ngẫu nhiên.”

“Bạn đã từng hoặc có thể tự đặt mình vào một tình huống khó khăn buộc phải thành công? Bạn có khao khát cháy bỏng và tự tạo động lực cho bản thân trở thành người chiến thắng hay không?”

Từ những phân tích của bản thân, tôi kết luận rằng yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa thành công của Diyono và những người như anh với tôi gồm:

  • Anh tập trung vào mục tiêu sống của mình
  • Anh có khả năng nhận biết các cơ hội
  • Anh khao khát các cơ hội
  • Anh có những bước đi tích cực để nắm bắt các cơ hội này
  1. Anh tập trung vào mục tiêu sống của mình

Diyono có tư duy tập trung và biết rõ mục tiêu cuộc đời mình. Anh đưa ra lịch trình rất rõ ràng và có trọng tâm – kiếm được thật nhiều tiền để cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình. Với sự tập trung rõ ràng này, anh biết tìm kiếm các cơ hội ở đâu.

Đất nước Malaysia luôn mang đến cho mọi người cơ hội như nhau. Anh đã đến được đây bằng số tiền người mẹ đã bán mảnh đất duy nhất của gia đình để đầu tư cho anh. Bà đã đặt cược “canh bạc” tốn kém này vào cậu con trai mình và nếu Diyono không tận dụng và nhận ra các cơ hội, cuộc sống của anh và cả gia đình sẽ rơi vào bế tắc.

  1. Anh có khả năng nhận biết các cơ hội

Mỗi người đều có khả năng phát hiện ra các cơ hội khác nhau. Khả năng này phần lớn bị ảnh hưởng bởi xã hội, văn hoá, học vấn, nền tảng kinh tế v.v…

Diyono và những người như anh tin rằng Malay là miền đất hứa của các cơ hội. Nhưng nếu không thể nhận ra và tận dụng các cơ hội đó, anh vẫn chỉ là một nhân công bị bóc lột sức lao động ở cánh đồng dầu cọ. Cuộc đời của anh vẫn quanh quẩn trong đói nghèo và số tiền của người mẹ bị phí hoài.

Nhưng Diyono đã nắm bắt được cơ hội nhờ phân tích đặc điểm về lối sống của người dân Malay như sau:

  • “Mọi người ở KL đều có tiền. Có người có nhiều tiền hơn những người khác nhưng không ai ‘vô sản’ cả.”
  • “Không ai ở KL mặc cả khi mua hàng có giá 1 RM. Những thứ này được coi là đồ rẻ rúm, thậm chí bọn trẻ cũng có thể mua chúng.”
  • “Bạn có thể bán bất kỳ thứ gì ở KL, miễn là bạn có thể thuyết phục người mua về sự hữu dụng của chúng.”

Sự quan sát của anh rất chân thực và xác đáng với tình hình kinh tế xã hội địa phương và anh đã coi đó là nền tảng cho ý tưởng kinh doanh của mình.

  1. Anh khao khát những cơ hội

Theo bản năng, trong tình huống căng thẳng tột độ, con người có thể thúc đẩy bản thân vượt ra khỏi những giới hạn và ranh giới thông thường. Đối với Diyono cũng vậy, hoàn cảnh khó khăn đã thúc đẩy ý chí của anh vượt qua những rào cản. Và những khát khao cháy bỏng là bước đệm giúp anh tiến tới thành công lớn hơn.

Chúng ta có được ý chí sắt đá này là do đâu? Hãy tự đánh giá bản thân, xác định hoàn cảnh và năng lực của chính mình với cái nhìn bao quát về vị trí hiện tại của chúng ta. Có phải chúng ta đang tụt hậu so với các đồng nghiệp của mình? Có phải nhiều người trẻ hơn chúng ta, nhưng lại thành công hơn chúng ta. Có phải nhiều bạn đồng trang lứa đang sống một cuộc sống giàu có hơn chúng ta, v.v…

Bằng cách liên tục đặt câu hỏi, chúng ta sẽ có được động lực kích thích bản thân nỗ lực hơn nữa để đạt được thành quả tốt hơn hoặc chí ít là ngang bằng với những người hiện đang thành công hơn chúng ta. Từ đó, đặt ra những cột mốc cao hơn cho cuộc sống của bạn, liên tục đặt câu hỏi và phấn đấu không ngừng.

Ví dụ, bạn đang đi câu với cậu con trai 6 tuổi của bạn. Vì mải câu mà bạn không để ý thấy cậu bé đã leo lên chiếc xuồng buộc cạnh bờ. Dây buộc bị tuột, chiếc xuồng trôi theo dòng nước. Con trai bạn hét lên, “Bố ơi! Bố ơi! Cứu con!”

Bạn làm gì lúc này? Tuyệt vọng. Lo lắng. Chân tay luống cuống. Nhưng rồi, bạn đã định thần lại, lập tức nghĩ cách để cứu con trai mình. Bạn sẽ hành động dũng cảm và không do dự để cứu cậu bé. Vâng… mọi hành động cần thiết. Bạn có thể nhảy xuống để bơi theo chiếc xuồng và kêu cứu hộ.

Vấn đề ở đây là bạn sẽ làm mọi điều với mọi khả năng để cứu thằng bé. Bạn vứt bỏ việc đi câu, và tập trung vào mục tiêu duy nhất là cậu con trai yêu quý của mình!

Vậy có thể thấy, rõ ràng, những hoàn cảnh khó khăn có thể thúc đẩy chúng ta đạt được những thành tựu hoặc sự can đảm phi thường. Chúng ta có thể chịu áp lực lớn phải thành công bởi chúng ta thấy trước cái giá phải trả cho sự thất bại quá cao mà không biết rằng thất bại cao tỷ lệ với thành công lớn.

Bạn, tôi và tất cả chúng ta có thể tự đặt bản thân vào những trạng thái như vậy? Bạn có thể tự thắp ngọn lửa trong con người bạn để thúc đẩy bạn đến với thành công? Nếu không tự làm được, hãy nhờ những người khác giúp bạn.

Khi khao khát thành công, bạn sẽ tìm thấy được ngọn lửa đang bùng cháy trong mình.

“Vậy ta phải làm gì để có được khao khát đó?”

Hãy tìm kiếm các cơ hội. Mọi cơ hội có thể. Mỗi người có một lựa chọn thành công riêng. Với bạn, thành công có thể là trở thành những người có địa vị trong xã hội như giám đốc, trưởng phòng hoặc bộ trưởng. Với tôi, thành công là có một cuộc sống ổn định, công việc kinh doanh thuận lợi. Với những người như Giman, Diyono, thành công là được làm việc chân chính, bằng chính sức lao động của mình để mang lại một cuộc sống thoải mái cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, dù thành công đối với mỗi chúng ta là gì đi chăng nữa, phải luôn khao khát cơ hội, khao khát nhiều nhất có thể, tìm kiếm mọi khả năng và quan trọng nhất là phải luôn hành động theo pháp luật, tôn trọng pháp luật để làm giàu chính đáng.

  1. Anh có những bước đi tích cực để nắm bắt các cơ hội

Các cơ hội đến và đi qua cuộc đời chúng ta với muôn hình vạn trạng. Một số không rõ ràng, trong khi một số khác lại khiến chúng ta hiểu sai hoặc có một ấn tượng sai lầm về bản chất thực sự của nó. Do đó, khả năng đọc và giải mã được những cơ hội đòi hỏi một tài năng phi thường không liên quan gì đến nền tảng học vấn.

Ví dụ, Kosnan, một người bạn của tôi chỉ mới bắt đầu kinh doanh trái cây và dừa trên vỉa hè sau khi được tôi thuyết phục. Trước đó, anh ấy chỉ là một nhân công với mức lương rẻ mạt và không ổn định ở một nông trại cà phê. Thậm chí, tiền lương của anh ấy còn bị cắt khi mất mùa hoặc thị trường cầu ít hơn cung.

Tuy nhiên, sau 3 tháng kinh doanh trái cây, anh ấy đã có mức thu nhập ổn định và khá hơn trước. Thu nhập hàng ngày của anh dao động từ 50 đến 100 RM. Khi biết việc làm này có thể giúp anh ổn định cuộc sống và giàu có hơn xưa, anh quyết định tăng số lượng sản phẩm. Anh bán thêm trái cây theo mùa và cả trái cây nhập như petai (một loại đậu rừng với vị cay nồng đặc trưng và ăn như salad), nấm và nhiều loại hoa quả khác.

Ngoài ra, anh còn bán thêm cả nước ép trái cây, bim bim và một số đồ ăn vặt làm từ hoa quả khác. Gian hàng của anh trở nên phong phú và đông khách với nhiều sản phẩm đồ ăn uống.

Từ ngày phát đạt, anh cũng tự tin hơn. Từ một người kiệm lời, nghèo khó và thường hay ủ rũ, chán nản, anh ấy trở nên cởi mở và vui vẻ hơn.

Kosnan hào hứng nói với tôi, “Nhờ kinh doanh ngoài vỉa hè, tôi được tiếp xúc với nhiều người hơn, kiểu người nào cũng có. Từ dân thường đến các khách VIP đến cả khách nước ngoài, từ vận động viên đến các em học sinh, từ dân lao động đến các nhân viên văn phòng, v.v… Tôi được mở mang đầu óc rất nhiều.”

Tôi đã được chứng kiến một cuộc trao đổi của Kosnan với khách hàng và từ đó càng thêm ngưỡng mộ người bạn của mình. Vào một ngày đẹp trời, khi tôi ghé qua cửa hàng thăm anh, có một chiếc xe tải chở đầy cây dứa mật giống đỗ trước gian hàng của anh để uống nước (phải đến 15.000 cây dứa con). Chiếc xe là của một cơ quan phát triển của Chính phủ. Một trong những viên chức ở đây quen biết Kosnan và thường ghé qua cửa hàng để mua nước giải khát đã phàn nàn rằng số cây giống này là kết quả của một dự án nông nghiệp do một nhóm 5 sinh viên đã tốt nghiệp chưa có việc thực hiện.

Nhưng sau đó, 3 trong số họ xin được việc làm ổn định tại Kuala Lumpur và 2 người còn lại đã thay đổi ý. Vì vậy, số cây giống này không biết trồng đâu cho hết.

“Chúng tôi không biết phải làm gì với tất cả số cây con này?” người lái xe giận dữ phàn nàn. Bọn trẻ, thật thiếu suy nghĩ và thiếu trách nhiệm, chúng bỏ đi và giờ tôi phải xử lý chúng,” ông cáu gắt.

“Liệu tôi có thể nhận số cây giống này không?” Kosnan đề nghị.

“Hmm… anh có đất để trồng chứ?” người viên chức hỏi lại.

“Tôi có một mảnh đất 4 mẫu thưa ông… nhưng đó là đất than bùn nên hiện tại vẫn bỏ hoang vì chưa biết có thể trồng được cây gì ở đó.” Kosnan giải thích.

“Ồ… đất than bùn là đất tốt nhất để trồng dứa đấy,” người lái xe tải hào hứng khẳng định.

“Được thôi… Thật may quá, cậu cho tôi địa chỉ của mảnh đất để tôi cử người đến tận nơi hướng dẫn và hỗ trợ cậu trồng và chăm sóc chúng,” người viên chức đề nghị.

Tuy nhiên, tôi cần thêm một chiếc lều để đặt tạm cây vào trong đó trước khi trồng bởi giống này ưa mát,” Kosnan đề nghị. Tôi sẽ nhờ người mua ngay, anh đừng lo. Sau đó, Kosnan tiếp tục đề nghị, “Bây giờ chúng ta đến đó ngay chứ?”

Kosnan đã được cử đi tham dự một khóa học ngắn hạn về các kĩ thuật trồng dứa 3 ngày sau đó. Anh rất hào hứng với khóa học này. Anh để vợ thay mình quản lý công việc kinh doanh hiện tại còn mình tiếp tục với công việc trồng dứa.

2 năm sau, Kosnan nhận được giải thưởng “Peladang Jaya” (Nông dân xuất sắc) nhờ những đóng góp của mình vào nền nông nghiệp nước nhà. Anh đã rất thành công với dự án trồng dứa mật. Giờ đây, anh không còn là người nhập hoa quả từ các nơi khác để bán mà đã có thể tự cung cấp sản phẩm cho cửa hàng của mình và xuất đi các nơi khác.

Kosnan đã mở rộng thêm các khu vực trồng dứa, mở những khóa học hướng dẫn trồng dứa cho mọi người trên cả nước.

Gian hàng vỉa hè ngày nào của anh giờ đã trở thành một cửa hàng khang trang, hoạt động mạnh và phát triển rất nhanh đem lại cho anh những khoản thu nhập đáng kể hàng tháng.

Để đảm bảo được sự ổn định trong tương lai cho dự án của mình, anh đã mở rộng dự án hơn nữa bằng việc mua thêm một vài mảnh đất than bùn đang bị bỏ hoang.

Giờ đây anh có một cuộc sống khá giả, với rất nhiều ruộng dứa, một vài cửa hàng kinh doanh hoa quả, sở hữu một chiếc xe tải cỡ lớn và một chiếc Pajero gia đình, một biệt thự khang trang và hàng trăm nhân công.

Câu chuyện của Kosnan là một ví dụ điển hình về con đường dẫn đến thành công nhờ sử dụng tối đa khả năng và năng lực của bản thân.

Hãy tưởng tượng mọi việc sẽ ra sao nếu…

  • Kosnan không biết nhiều người và không có quan hệ gì với vị viên chức của một tổ chức nông nghiệp nọ.
  • Kosnan không hứng thú lắng nghe câu chuyện rắc rối của người tài xế.
  • Kosnan không hứng thú với dự án trồng dứa.
  • Kosnan không thấy lạc quan về tính khả thi và thành công của dự án.
  • Kosnan lười biếng và không chủ động.

Kosnan không sở hữu điểm nào trong các điểm tiêu cực ở trên. Ngược lại, anh đã mạnh dạn hành động, chủ động và tự tin vào năng lực của mình.

Để trở thành triệu phú không khó, chỉ cần bạn biết nhận ra, nắm bắt các cơ hội và xây dựng các kế hoạch dài hạn đồng thời đủ đam mê để theo đuổi chúng đến cùng.

Những hoàn cảnh khó khăn có thể thúc đẩy chúng ta đạt được những thành tựu hoặc sự can đảm phi thường.

4. Để trở thành triệu phú thầm lặng – bước 3

“Hãy nhận thức đúng đắn về kinh doanh.”

Hầu hết mọi người đều có những nhận thức sai lầm về kinh doanh, đặc biệt là những người bán hàng hè phố. Theo họ, những người bán hàng tại vỉa hè hay chợ đêm đang làm công việc thấp hèn. Họ được cho là phải làm những công việc này khi không còn lựa chọn nào khác.

Hãy nhận thức đúng đắn về kinh doanh!

“Nếu muốn trở thành một doanh nhân, bạn phải nghĩ, ngủ và mơ như một doanh nhân và phải kết giao với các doanh nhân khác. Bạn không nên kết giao quá nhiều với người câu cá hay thợ săn.”

Câu nói trên là của Steve Philips, một chuyên viên tư vấn quản lý người Anh, được chia sẻ trong một buổi nói chuyện của ông tại Kuala Lumpur trước đây không lâu.

Kinh doanh là một cam kết cần đến một quan điểm phù hợp. Sếp cũ của tôi ở ngân hàng là một người rất sợ “kinh doanh”.

Trong một lần cùng dùng bữa trưa, tôi đã trêu ông bằng cách bông đùa rằng, “Liệu ông có định từ chức để kinh doanh riêng không, Encik Mail?”

Khuôn mặt ông biến sắc, ông nhìn tôi trân trân và nói, “Làm ơn đừng nhắc lại chuyện này nữa Rusly, tôi đang rất hài lòng với những gì mình đang có. Anh biết đấy, tôi không thích mấy trò may rủi. Tôi biết một vài người bạn từng từ chức để kinh doanh nhưng rồi sớm phá sản ngay sau đó. Hiện tại, họ sống chẳng bằng chết.” Ông đã đưa ra một vài ví dụ với thái độ đầy lo lắng.

Tôi thấy Mail đã có cái nhìn hoàn toàn sai lệch về kinh doanh và doanh nhân rằng kinh doanh đồng nghĩa với phá sản, lụi bại nhanh chóng. Với ông, kinh doanh gắn liền với tai họa, người làm kinh doanh rồi sẽ thất bại và nghèo đói. Và đặc biệt, với ông, kinh doanh chỉ là trò may rủi.

Ngược lại, tôi nhận thấy, nếu chúng ta không nghĩ, sống, ngủ và mơ giống như một doanh nhân hoặc kết giao với những người như họ, chúng ta sẽ không bao giờ có được “máu kinh doanh” để từ đó hiểu thấu đáo và trân trọng lối tư duy này.

Vào năm 1997, khi quản lý các gian hàng tại chợ nông sản ở nhiều nơi trong vùng lân cận của Kuala Lumpur, tôi thường tới Taman Melawati vào sáng thứ Bảy, Taman Kosas, Ampang vào sáng Chủ nhật, và Section 17, Petaling Jaya vào sáng thứ Năm để kiểm hàng. Tôi bán cá hun khói, thịt bò và cả cá muối.

Tôi đã vô tình gặp một vài đồng nghiệp ngân hàng và những khách hàng cũ trong suốt thời gian làm việc ở đó. Tôi thấy rõ sự kinh ngạc cùng ánh mắt thương cảm họ dành cho tôi. Họ hẳn đã nghĩ, “Anh ta thật tội nghiệp, bỏ việc và cuối cùng phải đi bán cá muối.”

Một ngày nọ, khi đang làm việc tại Kuala Kubu Bharu, tôi nghe thấy ai đó đang xì xào về mình, “Anh ta từng là một nhân viên ngân hàng… nhưng giờ nhìn xem, chuyện gì đã xảy ra… Anh ta đi bán bánh ngọt chỉ vì muốn trở thành một ‘doanh nhân’.”

Tôi nhận ra một bạn học thời trung học của tôi, cô ta bĩu môi không quên kèm tặng cho tôi ánh mắt dè bỉu rồi nhanh chóng quay đi khi biết tôi nhận ra cô ta. Một kỉ niệm tương tự cũng diễn ra khi tôi bán bánh mỳ và bánh ngọt tại một chợ đêm khác ở Tanjung Malim. Lần này là thư kí cũ của tôi tại ngân hàng cũ. Cô ấy hoảng hốt và lộ rõ vẻ kinh ngạc ngay khi nhìn thấy tôi, “Có chuyện gì xảy ra với anh vậy, Rusly?”

Những câu chuyện của tôi là minh chứng cho thấy hầu hết mọi người đều nhận thức sai lầm về kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh đường phố. Theo họ, những người bán hàng vỉa hè là tầng lớp thấp kém và chỉ phù hợp với những người không còn sự lựa chọn nào khác.

Đó là suy nghĩ vô cùng sai lệch cần thay đổi. Kinh doanh đơn thuần không chỉ được xác định bởi các yếu tố bề ngoài như nguồn vốn, địa điểm (chợ đêm hay siêu thị lớn) mà cả nhiều vấn đề khác. Tôi lựa chọn thu lợi lớn thông qua kinh doanh nhỏ thay vì điều hành một doanh nghiệp lớn nhưng lợi nhuận nhỏ. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, kinh doanh thành công đều cần đến những yếu tố sau:

  1. Sức mạnh nội lực
  2. Các cộng sự có chung chí hướng
  3. Chiến lược thông minh – khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng
  4. Nhạy cảm với môi trường kinh doanh – khả năng bắt nhịp được với sự phát triển hiện tại
  5. Nắm bắt thị hiếu của khách hàng – đổi mới và sáng tạo
  6. Có khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng – cung cấp và duy trì chất lượng dịch vụ
  7. Dũng cảm và linh động để sẵn sàng đổi hướng kinh doanh nếu cần

Bất cứ ai lựa chọn việc kinh doanh tại chợ đêm sở hữu những yếu tố trên đều chắc chắn sẽ thành công. Những người chọn đi trên con đường lớn nhưng thiếu chúng sẽ cầm chắc thất bại.

Sếp, đồng nghiệp cũ và cả bạn trung học của tôi, những người có suy nghĩ bi quan về tôi, hẳn là cũng luôn nghi ngờ và thiếu tự tin về khả năng của bản thân. Họ luôn nghĩ mình không thể làm việc độc lập, không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình nếu từ bỏ công việc hiện tại. Tôi băn khoăn tự hỏi, liệu họ có thể duy trì được tiêu chuẩn sống với lối tư duy đó hay không?

Họ sống phụ thuộc vào người khác trong suốt cả cuộc đời mình từ khi lọt lòng, đến khi học xong đại học, họ dựa vào bố mẹ. Khi đi làm, họ dựa vào công ty từ việc nhận tiền lương hàng tháng, tiền làm thêm giờ, công tác phí, trợ cấp ăn ở và nhiều bổng lộc khác. Tóm lại, họ phụ thuộc vào những người khác để sống. Khi công ty phá sản hoặc không hài lòng với công việc, họ tìm một công ty khác và cái vòng luẩn quẩn của sự phụ thuộc ấy lại tiếp tục.

Thật nực cười khi vẫn có một số người xem việc làm thuê cho người khác cũng là một hình thức “kinh doanh”. Họ nghĩ kinh doanh là được trả tiền để làm thuê cho người khác sao?

Giả sử việc đi làm thuê cũng được coi là một hình thức kinh doanh, thì ở vị trí một nhân viên ngân hàng, anh ta phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Làm việc ở nhà
  • Tạo thu nhập dựa vào sản lượng hoặc năng suất
  • Có thể lựa chọn đi làm hoặc không bất kì lúc nào
  • Thay đổi hệ thống công việc theo ý tưởng
  • Cải tiến hoặc thay đổi nguyên tắc hoạt động theo ý muốn
  • Không phải nhận hay tuân thủ các chỉ đạo của cấp trên

Nếu nhân viên đó không thể đáp ứng được các tiêu chí trên, anh ta vẫn chỉ là một nhân viên “làm thuê” tay vì “làm chủ”.

Để bắt tay vào hoạt động kinh doanh đường phố, bạn cần phải cam kết hoàn toàn với ý tưởng của mình và quên đi việc trước đây bạn là ai, đã từng sống thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp những trở ngại sau:

  • Trở thành trò cười cho bạn bè hay những người thân quen vì những ý tưởng và hành động mà họ cho là “điên rồ”.
  • Bạn có thể hối hận.
  • Bạn có thể thiếu kiên nhẫn, nhạy cảm và cáu kỉnh.
  • Bạn không đạt được kết quả như mong đợi.
  • Chiến lược của bạn có thể thất bại.
  • Bạn có thể gặp khó khăn, trì trệ và vỡ mộng.
  • Bạn có thể cạn nhiệt huyết.

Nếu gặp khó khăn như trên, đừng từ bỏ, thay vào đó hãy nghỉ ngơi, dành thời gian để phân tích tình hình, đánh giá lại những điểm yếu và thiếu sót của bản thân. Hãy tham gia các khóa học hay đọc những quyển sách tạo động lực. Hãy luôn ở gần những người có suy nghĩ tích cực. Trên hết, hãy chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn một cách tốt nhất. Khi cảm thấy ổn hơn, hãy quay trở lại công việc với sự tập trung, sức mạnh và tinh thần mới, bạn chắc chắn sẽ thành công.

Lợi ích khi kinh doanh nhỏ:

  • Vốn đầu tư nhỏ – rủi rỏ nhỏ
  • Không cần đầu tư quá nhiều không gian, bạn chỉ cần một khu vực nhỏ để bày hàng
  • Có thể bán rong
  • Thu tiền mặt
  • Có cơ hội phát triển mối quan hệ lâu dài và gần gũi với khách hàng

Doanh nghiệp không chỉ được xác định bởi các yếu tố bên ngoài như nguồn vốn, địa điểm (chợ đêm hay siêu thị lớn) mà cả những vấn đề khác. Tôi lựa chọn kiếm được lợi nhuận lớn thông qua kinh doanh nhỏ hơn thay vì điều hành một công ty lớn với lợi nhuận tí hon.

5. Để trở thành một triệu phú thầm lặng – bước 4

“Hiểu và thực hành theo triết lý đúng đắn.”

Đừng nên kinh doanh chỉ vì tiền. Hãy đặt mục tiêu là cho bản thân cơ hội trở thành doanh nhân. Và quan trọng nhất là, hãy “làm chủ” bản thân thay vì đi làm thuê cho người khác.

Hãy chiến thắng chính mình bằng khả năng  và năng lực của bản thân.

“Hiểu và thực hành theo triết lý đúng đắn.”

Bạn bè và người thân của tôi đã từng phản đối kịch liệt việc tôi từ bỏ một công việc ổn định để kinh doanh đường phố. Bất cứ khi nào nhắc đến chủ đề này, họ thường đưa ra những ý kiến tiêu cực và luôn có thành kiến với công việc này.

Các bạn cũng vậy. Có nhiều bạn, chỉ cần nghĩ đến việc nên chọn kinh doanh gì cũng đủ đau đầu. Họ nghĩ, “Kinh doanh gì có lãi?”, “Bán ở đâu?”, “Khách hàng là những người như thế nào?”, “Lấy vốn ở đâu?”, “Nếu không có vốn sẽ phải bắt đầu như thế nào?” “Thất bại thì sao?”

Theo tôi, chúng ta không nên lấy tiền làm mục đích cao nhất trong kinh doanh. Nếu tiền là thước đo mức độ thành công thì liệu một người được thừa kế 500.000 RM có được coi là thành công? Hay khoản tiền đền bù mảnh đất của gia đình có phải là thành công? Hẳn các bạn cũng hiểu, đó chỉ là may mắn từ trên trời rơi xuống và nếu các bạn không biết cách nhân số tiền đó lên bằng việc đầu tư hợp lý, rồi một ngày số tiền đó cũng sẽ cạn.

Bởi mục tiêu chính trong kinh doanh không chỉ là kiếm tiền nên không phải lúc nào bạn cũng cần tiền mới có thể kinh doanh. Kinh doanh không dành cho những người có tiền mà dành cho những người có ý tưởng, biết biến những khoản tiền nhỏ thành lớn hơn theo thời gian.

Tôi đã học được một bài học lớn từ bộ phim Money For Nothing (tạm dịch: Tiền không để làm gì). Phim kể về Joy Coyle, một chàng trai thất nghiệp đến từ Philadelphia. Một ngày kia, anh nhặt được một chiếc cặp chứa đầy tiền rơi xuống từ một chiếc xe tải lớn. Theo luật, bất cứ ai nhặt được số tiền lớn hơn 200 đô-la sẽ phải trình báo đến cơ quan chức năng, nếu không sẽ phải chịu lãnh án tù lên tới 5 năm. Joy Coyle đã quyết định giữ lại số tiền đó mặc cho bạn bè can ngăn. Anh đã “đổi đời” nhưng ngay sau đó đã bị bắt tại sân bay khi đi du lịch cùng cô bạn gái.

Câu chuyện trong bộ phim đã mang lại một bài học ý nghĩa: Tiền sẽ trở nên vô nghĩa và kệch cỡm với những người không biết sử dụng, quản lý hay đầu tư nó một cách thỏa đáng.

Đừng nên kinh doanh chỉ vì tiền. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân cơ hội trở thành doanh nhân. Và quan trọng nhất là, hãy “làm chủ” bản thân thay vì đi làm thuê cho người khác. Hãy chiến thắng chính mình bằng khả năng và năng lực của bản thân. Hãy làm việc theo nguyên tắc riêng để quản lý bản thân và hoạch định con đường cho tương lai. Hầu hết những triệu phú thầm lặng mà tôi từng phỏng vấn đều cho biết họ không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành triệu phú ngay từ lần đầu khởi nghiệp.

Câu chuyện của Ah Hong – Nhà triệu phú sân sau

Trở lại những năm 1983, khi còn là nhân viên văn phòng tại ngân hàng, tôi có một khách hàng thường xuyên ngoài 60 tuổi tên là Ah Hong, một người Trung Quốc nhập cư. Một ngày kia, ông đến ngân hàng để vay trả góp mua một cửa hàng hai tầng. Số tiền trả góp hàng tháng cho khoản vay vào khoảng 1.800 RM, có nghĩa rằng thu nhập hàng tháng của ông phải rơi vào khoảng 6.000RM để đủ yêu cầu được vay. Khi tôi yêu cầu được xem bảng lương, ông trả lời, “Tôi không đi làm văn phòng thì lấy đâu ra bảng lương?” Thậm chí ông cũng không có cả bảng khai thuế.

Dù vậy, hồ sơ của ông vẫn được ngân hàng chấp nhận mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Thật ra, đó là khoản vay thứ hai của ông để mua cửa hàng và hồ sơ trả nợ của ông cũng rất đúng kỳ hạn. Ông cũng đăng ký sử dụng cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi đều đặn.

Vậy, ông đã kiếm tiền bằng cách nào? Ông kinh doanh gì khi là một người thất học và sống ở khu New Chinese. Ông cũng không phải là một nhà thầu, một chủ mỏ thiếc hay một nhà kinh doanh bất động sản. Ông chỉ mở một cửa hàng Yong Tau Fu (món rau và đậu phụ nhồi cá băm – một món ăn phổ biến của người dân địa phương).

Cơ sở kinh doanh của ông chỉ là khu sân sau của chính ngôi nhà mình. Ông kinh doanh mà không cần vay thế chấp hay sự hỗ trợ từ chính phủ.

Ông kiếm được từ khoảng 250 đến 400RM mỗi ngày và vào sáng hôm sau, Ah Hong sẽ đến ngân hàng để gửi từ 100 – 250RM vào tài khoản tiết kiệm, số còn lại được sử dụng để mua nguyên liệu cho buổi bán hàng hôm sau.

Theo mặt bằng kinh tế chung tại Malaysia, ông có đủ tiêu chuẩn để trở thành một “người giàu có”. Giờ đây, ông sở hữu hai cửa hàng lớn, một nhà vườn (không tính nhà riêng), có đủ tiền để cho hai con trai đi du học và có một cuộc sống đầy đủ.

Khi tôi dò hỏi về sự giàu có đó, ông đáp lại, “Điều đó hoàn toàn bình thường, chẳng có gì đáng kinh ngạc ở ngôi làng New Chinese này cả. Chúng tôi có tổng cộng 31 đứa trẻ và tất cả chúng đều đang đi du học ở Úc, New Zealand và cả Mỹ… Khắp mọi nơi! Tất cả đều tự túc – chúng tôi không cần nhận trợ cấp gì từ chính phủ cả!”

Tôi hỏi thêm, “Vậy bố mẹ của 31 đứa trẻ mà ông nhắc tới làm nghề gì?”

Ah Hong trả lời, “Cũng giống như tôi… họ kinh doanh ở sân sau! Họ làm bánh bao; đậu phụ; làm bún, bánh phở và nhiều loại đồ ăn thức uống khác!”

“Tại sao các ông lại tự tin về lĩnh vực kinh doanh này đến vậy?” Tôi hỏi kĩ hơn.

Ông trả lời, “Nó dễ làm và cũng dễ bán! Tôi không biết sửa đài hay ôtô… Tôi chỉ biết làm món canh đậu phụ nhồi cá này thôi.” Ông cười lớn.

Ông còn cho biết thêm, “Anh có biết người Trung Quốc chúng tôi vẫn có thể kiếm tiền khi đang ngủ không?”

Tôi ngạc nhiên hỏi, “Không lẽ bọn họ thức trắng?”

“Tất nhiên là không. Làm gì có ai không ngủ mà sống được chứ, nhưng trong khi ngủ, chúng tôi vẫn kiếm ra tiền!”

“Ông làm thế nào vậy?” Tôi hỏi.

“Chúng tôi gửi vào ngân hàng và khi chúng tôi ngủ thì nó vẫn sinh lời đó thôi.”

Chúng ta có thể rút ra bài học quan trọng về câu chuyện của Ah Hong: Hãy nắm rõ yếu tố làm nên thành công của chính bạn. Đối với nhiều người, kinh doanh là lựa chọn thành công duy nhất.

Phần lớn chúng ta thường không dám kinh doanh một phần vì sợ thất bại, một phần vì không biết bắt đầu từ đâu, lựa chọn cơ hội nào. Số khác còn hoài nghi khả năng của bản thân, không biết bán gì, bán như thế nào, lấy vốn ở đâu, không có tài sản để thế chấp ngân hàng… và một nghìn lẻ một câu hỏi khác.

Chúng ta chính là người tự tiêm nhiễm những suy nghĩ tiêu cực đó vào bản thân. Chúng ta hoài nghi, sợ sệt khi nói đến kinh doanh, tự đặt ra cho mình những hạn chế phi lí. Vừa chạm mặt khó khăn, chúng ta đã nản chí, nghĩ rằng mình không có khả năng vượt qua thử thách mà công việc kinh doanh đặt ra. Chúng ta sợ hãi khi được chứng kiến bạn bè hay người quen thân thất bại nặng nề trên con đường đó.

Tất nhiên, chúng ta không thể tránh khỏi việc gặp phải những thử thách và khó khăn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể vượt qua được con đường chông gai để đi tới thành công.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức.” Chúng ta phải tự nhủ rằng “phi thương bất phú” và kinh doanh là con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống. Đừng áp đặt những điều kiện tiên quyết khó khăn cho bản thân mình hay suy nghĩ tiêu cực ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu. Hãy tự tin rằng một mô hình kinh doanh dù nhỏ cũng có thể kiếm bội tiền. Luôn mang trong mình thái độ đúng đắn, ngẩng cao đầu bởi kinh doanh chân chính thật sự là một điều cao quý.

Chúng ta không nên lấy tiền làm mục đích cao nhất trong kinh doanh. Nếu tiền là thước đo mức độ thành công thì liệu một người được thừa kế 500.000 RM có được coi là thành công? Hay khoản tiền đền bù mảnh đất của gia đình có phải là thành công? Hẳn các bạn cũng hiểu, đó chỉ là may mắn từ trên trời rơi xuống và nếu không biết cách nhân số tiền đó lên bằng việc đầu tư hợp lý, rồi một ngày số tiền đó cũng sẽ cạn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button