Kinh doanh - đầu tư

Nguyên Tắc 50 Không Sợ Hãi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : 50 Cent & Robert Greene

Download sách Nguyên Tắc 50 Không Sợ Hãi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt.

Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng – tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc.

Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khí anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southslde Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop.

Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ.

Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính. Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phó nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao.

Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách.

Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa. Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử.

Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn. Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.

ĐỌC THỬ

DỊCH BỆNH SỢ HÃI

Nước Mỹ đã trở thành miền đất của sợ hãi – nỗi sợ hãi chẳng vì một cái gì cụ thể. Nó là một thứ gì đó trong bầu không khí mà chúng ta đã hít thở và hấp thu vào trong người. Và hậu quả dễ lây nhiễm của nó lên chúng ta đã trở thành một dịch bệnh.

Nguồn gốc rõ rệt nhất gây ra nỗi sợ hãi hiện tại của dân Mỹ đến từ giới truyền thông – công cụ mà chúng ta sử dụng ngày càng nhiều hơn với vai trò như tai mắt cho mình để nhìn thế giới rộng lớn. Giới truyền thông dội xuống đầu chúng ta những câu chuyện về các dạng tội phạm mới, về những kẻ khủng bố đang lẩn khuất giữa chúng ta, về những người nhập cư đang đe dọa lối sống của chúng ta, sự suy giảm các giá trị đạo đức, khủng hoảng kinh tế, những mối đe dọa tới sức khỏe từ những nguồn gốc tưởng như vô hại nhất, và vô số viễn cảnh khác nhau về ngày tận thế.

Nhặt riêng ra từng thứ một, những thông tin này đều là phóng đại, và thường chúng ta có thể nhận ra điều đó. Tỷ lệ tội phạm đã giảm xuống liên tục từ nhiều năm qua. Sự suy đồi đạo đức đã trở thành đề tài cho các nhà văn và nhà tư tưởng từ thời Hy Lạp cổ đại, vậy thì tại sao thời đại của chúng ta lại có gì khác biệt? Kể từ cuối những năm 1960 tới nay, đã có nhiều người Mỹ chết vì bị sét đánh, vì những vụ tai nạn xe hơi do loài hươu, hay vì dị ứng với đậu phộng, hơn vì chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trên thực tế, nếu so sánh với những mối nguy hiểm mà cha ông của họ hay những người đang sống tại những nơi khác trên trái đất phải đối mặt, hay những hy sinh mà người Mỹ phải chịu trong Thế chiến thứ II, môi trường mà người Mỹ hiện nay đang sống an toàn và ổn định hơn rất nhiều.

Thế nhưng, một cách tổng thể, chúng ta chẳng thể nào tránh khỏi nhiễm phải ít nhiều nỗi sợ hãi mà giới truyền thông trút xuống đầu mình. Không phải bản thân những bẳn tin đó, mà chính là giọng nói run rẩy đã thông báo chúng, cũng như những hình ảnh được nhấn mạnh và âm nhạc đầy kịch tính. Tất cả chúng trở thành một phần của bức tranh toàn cảnh và tạo ra một cảm giác hoảng hốt, có thể bùng nổ thành một tâm trạng khác trầm trọng hơn khi mối nguy hiểm thực sự xuất hiện. Thay cho hình ảnh của bản thân, chúng ta lại dần cảm thấy mình như những tạo vật yếu ớt trong một môi trường đầy đe dọa và cần được che chở.

Vấn đề đáng quan ngại là ở chỗ sự hiện diện của cảm giác sợ hãi làm méo mó đi cái nhìn về thực tế của chúng ta. Điều thực ra rất nhỏ thường có xu hướng trở nên lớn hơn nhiều trong tâm trí chúng ta, và chúng ta đưa ra quyết định dựa trên những hình ảnh méo mó nảy, gây nên đủ loại hậu quả không mong muốn. Cũng giống như trong tất cả các giai đoạn lịch sử trước đây, chúng ta hiện phải đối mặt với một số mối đe dọa không thể chối cãi. Ngày nay chúng ta có thể xếp mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và cuộc khủng hoảng năng lượng vào nhóm những nguy cơ lớn. Nhưng ngay cả nếu ta nhìn nhận chúng như những mối đe dọa có mức độ nguy hiểm tương đối ngang bằng, thi chủ nghĩa khủng bố vẫn luôn là điều thu hút sự quan tâm của phần lớn các nhà lãnh đạo, nhất là sau sự kiện 11-9. Vì mối đe dọa này hiển hiện một cách rõ ràng hơn, ấn tượng hơn, dễ làm người ta hoảng sợ hơn, mà nó trở nên có vẻ nguy hiểm hơn.

Do cảm xúc này, những nhà lãnh đạo đã tập trung hết tỷ đô la này tới tỷ đô la khác váo cuộc chiến chống khủng bố. Sự mất cân bằng về nguồn lực (cả về tiền bạc và con người) được dồn vào để chống lại sự sợ hãi thay vì đáp ứng nhu cầu về nguồn năng lượng thay thế đã lớn đến mức không thể hiểu nổi. Nhưng những người đang bị nỗi sợ hãi kìm kẹp lại có thứ tự ưu tiên bị bóp méo đi theo đúng cách như vậy. Và sự quan tâm chúng ta dành cho những phần tử khủng bố đã gây ra hệ quả ngoài ý muốn là không ngừng mở rộng sự hiện diện của chúng, cho chúng cơ hội để tự quảng bá, thu hút thành viên mới, và tạo ra sự hỗn loạn mà chúng tận dụng để tồn tại.

Những nỗi sợ hãi này – bị khuấy động lên bởi giới truyền thông và các nhà lãnh đạo chính trị “đã xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ xã hội của chúng ta. Những bậc làm cha làm mẹ chợt cảm thấy con cái họ thật dễ bị tổn thương trước đủ loại đe dọa cả về thể chất và tinh thần; họ bao bọc lấy con mình (những bậc cha mẹ “đi đưa về đón”), cố gắng che chở chúng khỏi mọi nguy cơ, nghịch cảnh hay bất cứ tình huống khó khăn nào có thể hình dung ra được. Nhìn chung, cái tôi của con người ta trở nên nhạy cảm hơn. Việc góp ý với người khác hay thách thức niềm tin của họ, cho dù với cách thức nhẹ nhàng nhất, cũng thường bị nhìn nhận như một hình thức công kích cá nhân, một tình huống khiến cho mọi trao đổi ý kiến lành mạnh đều hầu như bất khả thi. Chúng ta đành phải nhón chân thật khẽ khi đi qua bên cạnh người khác vì sợ sẽ làm họ phật ý.

Một kiểu tế nhị có thể khó nhận thấy hơn nhưng cũng ấn tượng chẳng kém đã dần định hình, trở thành thứ mà ta sẽ gọi là trào lưu Đoan Trang Mới. Sự “đoan trang” này không dính dáng gì đến tình dục mà về quyền lực. Một người theo trào lưu Đoan Trang Mới này thận trọng tránh không thể hiện ra lời ý tưởng của mình một cách quá mạnh mẽ, tỏ ra dửng dưng với quyền lực, làm ra vẻ hờ hững và chểnh mảng một cách thân thiện, dấu thật kỹ mọi biểu hiện về tham vọng, như thể mọi thành công của họ chỉ là chuyện tình cờ mà tới. Ẩn chứa dưới tất cả chúng là nỗi sợ hãi làm phật ý hay trở thành mối đe dọa với ai đó, chỉ vì tỏ ra quá khác biệt.

Thật khó để chúng ta có thể nhìn thấy điều này dù ít hay nhiều. Chúng ta không có khoảng cách để nhìn. Tuy nhiên một phần sự thiếu nhận thức của chúng ta lại là cố ý – chúng ta sợ phải nhìn quá cận cảnh vào xu hướng này, cũng như vào chính chúng ta. Chúng ta thích nghĩ về nỗi sợ hãi như một cảm xúc xuất hiện khi tiếp cận một mối nguy hiểm cụ thể, chứ không phải một thái độ và một cách nhìn làm cho nhận thức của chúng ta về thế giới này bị méo mó đi. Hiểu được hiện tượng này, cũng như bản thân khái niệm nỗi sợ hãi, là bước đầu tiên để vượt qua nó.

THÁI ĐỘ SỢ SỆT

Giờ đã đến lúc tôi cần thiết phải nói lên sự thật, toàn bộ sự thật, một cách thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không cần phải né tránh đối đầu một cách trung thực với thực trạng đất nước của chúng ta hiện tại… Vì vậy, trước hết hãy cho phép tôi khẳng định niềm tin kiên định của tôi rằng điều duy nhất chúng ta phải e sợ là chính bản thân nỗi sợ hãi – nỗi kinh hoàng không tên, không nguyên cớ, không thể lý giải đã làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để biến sự thụt lùi thành một đà đi lên.

FRANKLIN DELANO ROOSEVELT

Từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, tổ tiên của chúng ta đã phải đối mặt với vô vàn nỗi kinh hoàng thường trực luôn ám ảnh đời sống của họ – thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sự chuyên quyền bạo ngược, cũng như sự mê túi khiến cho mức độ của nỗi sợ hãi bị nhân lên gấp bội. Sợ hãi là cảm xúc lâu đời nhất và cũng mạnh mẽ nhất mà nhân loại từng biết đến, một thứ gì đó đã ghi sâu bắt rễ vào trí óc và tiềm thức của chúng ta.

Trong đời sống cá nhân của mỗi người, chúng ta đều phải đối mặt với tổn thương tâm lý lúc chào đời – một khoảnh khắc kinh hoàng. Khi còn là những đứa trẻ sơ sinh, chúng ta phải chịu đựng cảm giác bất lực nặng nề cùng những nỗi sợ hãi mơ hồ. Thời thơ ấu, những nỗi lo âu như thế trở nên ít quan trọng hơn, nhưng để xử trí chúng vẫn chẳng kém khó khăn. Chúng ta biết được mình rồi sẽ phải chết, và điều đó ám ảnh chúng ta với một cảm giác kinh hoàng chúng ta không tài nào rũ bỏ được. Chúng ta hình thành cho mình nỗi sợ hãi khi làm phật ý cha mẹ, sợ bị bỏ rơi, sợ không được yêu thương. Đến tuổi vị thành niên, chúng ta lại hình thành một nỗi sợ hãi sâu sắc nữa mang tính xã hội – sợ không hòa nhập được vào trong nhóm. Đến lúc trưởng thành, những nỗi lo của chúng ta trở nên ít nặng nề hơn nhưng lại nhiều hơn về số lượng – lo kiếm sống, lo giữ gia đình toàn vẹn, lo ốm đau bệnh tật, lo già đi, vân vân và vân vân.

Tất cả động vật đều cảm nhận được sự sợ hãi, nhưng khi nguyên nhân gây ra cảm giác đó biến mất, chúng cũng rũ bỏ luôn nó và tiếp tục sống. Không con vật nào có thể sống sót lâu được trong tự nhiên nếu lúc nào cũng chìm trong cảm giác này. Thế nhưng chúng ta lại không được trang bị khả năng quên lãng như động vật. Lắng sâu bên trong nội tâm chúng ta là ký ức về những lo âu sợ hãi, sẵn sàng sống dậy ngay khi có một thoáng khuấy động dù nhỏ nhất. Nếu chúng ta không tranh đấu chống lại sợ hãi, chúng sẽ có thể trở thành cách thức nhìn nhận cuộc sống của chúng ta, là chiếc thấu kính qua đó chúng ta nhận thức về thế giới.

Sợ hãi là cảm xúc có sức tàn phá khủng khiếp nhất. Nó bóp méo nhận thức của chúng ta về thực tế, khiến chúng ta phóng đại các mái đe dọa hay nhìn thấy những mối đe dọa ngay cả khi không hề có. Người ta đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh xuất phát từ sợ hãi hơn là do bị gây hấn. Sự sợ hãi thường nguy hiểm hơn sự căm ghét, vì cảm xúc thứ hai này không bắt rễ sâu bằng sợ hãi ở bên trong chúng ta, và nhìn chung thường cũng không tồn tại lâu bằng sự sợ hãi. Căm thù có thể mãnh liệt hơn, nhưng sợ hãi lại dai dẳng hơn.

Trên thực tế, chúng ta có thể định nghĩa về loài động vật con người theo một cách khác – nếu chúng ta có thể vượt qua được nỗi sợ hãi đang ẩn chứa bên trong mình, chúng ta trở thành những tạo vật có lý trí, nhận thức. Chúng ta bước qua thời trẻ con để bước vào tuổi trưởng thành, nơi chúng ta có thể phân biệt được giữa thực tế và sự tưởng tượng.

Vượt qua nỗi sợ hãi của chính chúng ta không hề đơn giản. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực vì đây là một quá trình đi ngược lại những gì thuộc về mầm mống đầu tiên của bản chất chúng ta. Nó đòi hỏi phải dành ra khoảng cách nhất định để nhận thức và tự ý thức về mình. Khi chúng ta sống trong một nền văn hóa liên tục nuôi dưỡng sự sợ hãi, quá trình khuất phục nỗi sợ của chính mình lại càng khó khán gấp bội. Một nền văn hóa như vậy đánh trúng vào điểm yếu lớn nhất của chúng ta – sự dễ dàng gục ngã trước cảm giác sợ. Nó làm sâu sắc thêm lớp trầm tích sợ hãi đã tích tụ sẵn trong chúng ta, đến mức có vẻ như là một điều hoàn toàn tự nhiên và binh thường nếu ta luôn cảm thấy một mức độ sợ hãi nào đó. Quan trọng hơn, sẽ rất khó khăn cho chúng ta giải quyết các trở ngại và đương đầu với thực tế trong tình trạng như vậy.

Đây cũng chính là điều Franklin Delano Roosevelt (FDR) nhận ra trong bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng của ông vào năm 1933. Ông bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào một trong những thời điểm đen tói nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc Đại suy thoái đang ở thời điểm tồi tệ nhất, và tâm trạng chung của cả đất nước mỗi ngày một u ám hơn.

Trong bài diễn văn, ông nói ông sẽ không lãng quên những thực tế hiển nhiên như sự suy sụp của nền kinh tế và ông sẽ không rao giảng sự lạc quan một cách ngây thơ. Nhưng ông cầu xin thính giả của mình hãy nhớ rằng đất nước này đã phải đối mặt với những điều còn tồi tệ hơn trong quá khứ, những thời kỳ như giai đoạn Nội chiến. Điều đã giúp họ vượt qua được những khoảnh khắc như vậy là tinh thần tiên phong, sự quyết tâm và kiên định. Đây chính là những gì cần thiết với một người công dân thời đó. Sợ hãi tạo ra viễn cảnh của riêng nó, một viễn cảnh hoàn toàn có thể tự trở thành hiện thực – khi người ta buông xuôi chấp nhận nó, họ sẽ mất đi năng lực và sức bật. Sự thiếu tin tưởng của họ biến thành sức ì khiến cho sự thiếu tin tưởng lại trầm trọng hơn nữa, và cứ như thế lặp đi lặp lại.

Những gì Roosevelt phác ra trong bài diễn văn của ông chính là lằn ranh mong manh ngăn cách giữa thất bại và thành công. Lằn ranh đó chính là thái độ của bạn, thứ có sức mạnh giúp bạn hình thành nên thực tiễn của chính mình. Bạn có thể dễ dàng nhìn nhận một tình huống khó khăn như một cuộc khủng hoảng và một rắc rối, hoặc như một thách thức và một cơ hội để chứng tỏ bản lĩnh, một thay đổi khiến bạn mạnh mẽ, cứng cỏi hơn, hoặc như một đòi hỏi phải hành động tập thể. Bằng cách xem đó là một thách thức, bạn đã chuyển một tình thế tiêu cực thành tích cực chỉ thuần túy bằng một quá trình tâm lý cho phép dẫn tới những hành động tích cực. Trên thực tế, bằng sự lãnh đạo truyền cảm hứng tới người khác, FDR đã giúp đất nước thay đổi cách suy nghĩ và đối đầu với cuộc Đại suy thoái với một tinh thần mạnh mẽ hơn.

Ngày nay con người cũng phải đối diện VÓI một vài thách thức. Thế giới đã trở nên cạnh tranh hơn. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang hiện hữu khắp nơi; nền kinh tế có những điểm yếu không thể chối cãi. Như trong mọi tình hình, yếu tố quyết định sẽ vẫn là thái độ của chúng ta, cách mà chúng ta lựa chọn để nhìn nhận thực tế này. Nếu chúng ta buông xuôi theo những ảo giác của thứ văn hóa sợ hãi, chúng ta sẽ để ý quá mức tới những gì tiêu cực và tạo ra chính những tình trạng bất lợi mà chúng ta e ngại. Nếu chúng ta đi theo hướng ngược lại, nuôi dưỡng cho mình một cách tiếp cận không sợ hãi trước cuộc sống, tấn công mọi thách thức một cách can đảm và mạnh mẽ, khi đó chúng ta sẽ tạo ra một động lực hoàn toán khác biệt. Vào lúc này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần e sợ chính sự sợ hãi.

KIỂU NGƯỜI KHÔNG BIẾT SỢ

Điều đầu tiên mà tôi nhớ về những năm thơ ấu của mình là một ngọn lửa, một ngọn lửa xanh lét đang nhảy nhót trong một chiếc bếp ga ai đó vừa bật lên… Lúc đó tôi mới ba tuổi… tôi cảm thấy sợ, thực sự sợ, lần đầu tiên trong đời mình. Nhưng tôi cũng nhớ về nó như một cuộc phiêu lưu, một kiểu thú vui huyền bí. Tôi nghĩ rằng trải nghiệm đó đã đưa tôi tới một nơi trong tâm trí mình mà tôi chưa từng biết. Có thể là một vùng biên giới mới, một lẳn ranh dẫn đến một nơi mà mọi điều đều khả thi… Cảm giác sợ đó giống như một lời mời gọi, một sự thách thức tiến tới Những thứ mà tôi chưa hề biết đang nằm phía trước. Nó chính là nơi tôi nghĩ triết lý sống của cá nhân mình…đã bắt đầu, với khoảnh khắc ấy…. Trong đầu tôi đã luôn tin tưởng và nghĩ kể từ thời điểm ấy rằng mình cần phải hướng về phía trước, vượt qua sức nóng của ngọn lửa kia.

MILES DAVIS

Có hai cách để xử trí nỗi sợ hãi – thụ động, hoặc chủ động. Nếu theo hướng thụ động, chúng ta tìm cách né tránh tình huống gây lo lắng cho chúng ta. Điều này có thể thể hiện ra bằng việc đình chỉ mọi quyết định trong đó có khả năng chúng ta sẽ làm tổn thương người khác. Có nghĩa là cố gắng thu xếp để mọi sự đều an toàn và dễ chịu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, để không chuyện rắc rối lôi thôi nào có thể chen chân vào. Nếu chọn cách thức này, chúng ta làm thế vì cảm thấy mình thật mong manh sẽ bị tổn thương khi chạm trán với điều chúng ta e sợ. Phiên bản chủ động là điều mà phần lớn chúng ta đều đã trải qua tại một vài thời điểm trong cuộc đời: khi tình huống nguy hiểm hay khó khăn mà chúng ta sợ hãi ập xuống đầu mình. Đó có thể là một trận thiên tai, cái chết của ai đó gần gũi, hay một bước không may trong làm ăn khiến chúng ta mất mát ít nhiều. Thường trong những khoảnh khắc đó chúng ta tìm thấy một sức mạnh nội tại khiến bản thân mình phải ngạc nhiên. Những gì chúng ta sợ hãi hóa ra cũng không đến nỗi quá tệ hại. Chúng ta không thể tránh được chúng và buộc phải tìm ra cách vượt lên trên nỗi sợ hãi nếu không muốn phải chịu những hậu quả nghiêm trọng thực sự. Những khoảnh khắc như thế, thật kỳ lạ, lại có tính trị liệu rất hữu ích, bởi vì cuối cùng chúng ta cũng phải đối mặt với điều gì đó có thực – không phải là một nỗi sợ hãi tưởng tượng. Chúng ta có thể giải tỏa được nỗi sợ này. Vấn đề là ở chỗ những khoảnh khắc như thế thường kéo dài không lâu và cũng không thường xuyên lặp lại. Chúng nhanh chóng mất đi giá trị và chúng ta lại quay về với kịch bản né tránh thụ động.

Khi chúng ta sống trong những điều kiện thoải mái, mục tiêu chủ yếu của chúng ta lúc đó là tìm cách duy trì sự yên ổn mà chúng ta đang có, và chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với những nguy cơ hay mối đe dọa dù nhỏ nhất ảnh hưởng tới trạng thái đó. Chúng ta càng ngày càng thấy khó khăn hơn khi phải chịu đựng cảm giác sợ hãi, vậy là chúng ta yên vị với giải pháp thụ động.

Thế nhưng trong lịch sử đã có những người từng sống trong những hoàn cảnh căng thẳng hơn, vói hiểm họa rình rập họ hầu như mỗi ngày. Những người này buộc phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình theo cách tích cực liên tục hết lần này tới lần khác. Có thể đó là việc lớn lên trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo khổ; đối mặt với cái chết trên chiến trường hay dẫn đầu một đạo quân trong chiến tranh; sống trong những thời kỳ đầy biến động, những cuộc cách mạng; trở thành nhà lãnh đạo trong thời điểm khủng hoảng; phải chịu đựng những mất mát cá nhân và trải qua những hoàn cảnh bi kịch; hay một lần phải cận kề cái chết. Vô số người lớn lên trong những hoàn cảnh đó hay bị đưa đẩy rơi vào chúng đã bị nghịch cảnh nghiền nát tinh thần. Nhưng có một số ít vượt lên trên. Đó là cách lựa chọn tích cực duy nhất của họ – họ buộc phải nhìn thẳng vào nổi sợ hàng ngày của mình và vượt lên trên chúng, hay chấp nhận bị cuốn xuống vực thẳm. Họ dần dà được tôi luyện cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, đến mức dường như trở thành sắt thép.

Hãy hiểu một điều: không có ai sinh ra đã như vậy. Sẽ là phi tự nhiên nếu bạn không cảm nhận được sự sợ hãi. Vượt qua nó là cả một quá trình đòi hỏi nhiều thách thức và thử nghiệm. Điều tạo ra sự khác biệt giữa những người bị chìm xuống dưới và những người vượt lên trên trong nghịch cảnh là sức mạnh lý trí và sự khao khát thành công của họ.

Tại một thời điểm nhất định, vị thế phòng ngự để vượt qua nỗi sợ hãi chuyển hóa thành một vị thế tấn công – một thái độ không biết sợ. Những người ở vị thế đó học được giá trị của việc không chỉ không sợ hãi mà còn tấn công vào cuộc sống một cách can đảm, khẩn trương và một cách tiếp cận không theo quy tắc, tạo dựng ra những mô hình mới thay vì đi theo những lối mòn. Họ nhìn thấy được sức mạnh lớn lao từ đó, và nó nhanh chóng trở thành ý thức thường trực của họ.

Chúng ta tìm thấy mẫu người này trong mọi nền văn hóa, ở mọi thời kỳ lịch sử – từ Socrate và những người theo trường phái Khắc Kỷ (Stoics) cho tới Cornelius Vanderbilt và Abraham Lincoln.

Napoleon Bonaparte là một đại diện kinh điển cho mẫu người không biết sợ. Ông bắt đầu con đường binh nghiệp của mình đúng lúc cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ. Ông đã phải trải qua một trong những giai đoạn hỗn loạn và kinh hoàng nhất của lịch sử. Ông phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy trên chiến trường khi một hình thái chiến tranh mới xuất hiện, cũng như phải vững tay lái vượt qua không biết bao nhiêu âm mưu chính trị, nơi chỉ một bước sai lầm cũng sẽ dẫn tới máy chém, ông vượt qua tất cả những thách thức đó với một tinh thần bắt khuất, đón nhận lấy những sóng gió của thời cuộc cũng như những thay đổi to lớn trong nghệ thuật chiến tranh. Và tại một trong vô vàn chiến dịch của đời mình, ông đá nói lên những lời có thể dùng làm khẩu hiệu cho tất cả những ai không biết sợ.

Vào mùa xuân năm 1800, ông đang chuẩn bị dẫn một đạo quân tiến vào Italy. Các thống chế của ông cảnh báo ông rằng dãy Alps là chướng ngại không thể vượt qua được vào thời gian đó trong năm, đề nghị ông hãy chờ đợi, mặc dù trì hoãn có thể làm mát cơ hội thảnh công. Vị tướng tổng chỉ huy đã trả lời họ: “Với đạo quản của Napoleon, sẽ không có dãy Alps nào hết.” Cưỡi trên lưng một con la, Napoleon đã đích thân dẫn binh lính của mình vượt qua địa hình hiểm trở, vượt qua vô số trở ngại. Chính sức mạnh ý chí của một con người đã đưa họ vượt qua dãy Alps, ập xuống đầu kẻ thù một cách hoàn toàn bất ngờ và đánh bại chúng. Không có dãy Alps hay bất cứ chướng ngại nào khác có thể cản được một con người không biết sợ.

Một con người không hề biết sợ khác là Frederick Douglas, nhà hoạt động vĩ đại cho sự nghiệp bãi bỏ chế độ nô lệ, đồng thời cũng là một nhà văn, người đã chào đời trong cảnh nô lệ ở Maryland năm 1817. Như ông viết sau này, chế độ nô lệ là một hệ thống dựa trên việc tạo ra những cấp độ sợ hãi sâu sắc. Douglas không ngừng buộc mình đi theo hướng ngược lại. Bất chấp những lời đe dọa trừng phạt tàn nhẫn, ông bí mật tự học để biết đọc biết viết. Khi bị phạt roi vì thái độ phản kháng, ông đã đánh trả và nhận ra mình dần ít bị phạt roi hơn. Không có tiền bạc hay quan hệ, ông đã bỏ trốn lên miền bắc năm hai mươi tuổi, ông trở thành một người dẫn đầu phong trào đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, đi khắp nơi trên miền bắc để nói cho công chúng biết sự tàn ác của chế độ nô lệ. Những người theo phong trào này mong muốn ông chỉ dừng lại ở những cuộc diễn thuyết, lặp đi lặp lại những câu chuyện cũ, nhưng Douglas muốn làm nhiều hơn thế và một lần nữa ông lại nổi loạn, ông lập ra tờ báo của riêng mình chống chế độ nô lệ, một hành động chưa từng có của một cựu nô lệ. Tờ báo tiếp tục hoạt động với thành công vang dội.

Trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, Douglas đều bị thử thách bởi những trở ngại rất lớn chống lại ông. Thay vì buông xuôi để nỗi e sợ chế ngự – sợ bị đánh roi, trơ trọi một mình trên đường phố của những thành phố xa lạ, đối mặt với sự giận dữ của những người khác theo phong trào bãi nô – ông đã nâng sự can đảm của mình lên một tầm cao hơn, dấn thân mạnh mẽ hơn theo hướng chủ động tấn công. Sự tự tin đó cho ông sức mạnh để vượt lên trên những sự chống đói quyết liệt và thái độ thù địch của những người xung quanh. Đó là phương thuốc mà tất cả những người không lủi bước trước nỗi sợ hãi đều khám phá ra tại một thời điểm nào đó – sự ăn khớp toàn diện giữa sự tự tin và nghị lực khi phải đối mặt với những hoàn cảnh tiêu cực, thậm chí vô vọng.

Kiểu người lãnh đạo này không chỉ xuất hiện từ trong cảnh bần hàn hay môi trường sống khắc nghiệt. Franklin Delano Roosevelt lớn lên trong một gia đình thượng lưu giàu có. Ở tuổi ba mươi chín ông bị mắc bệnh bại liệt, chứng bệnh đã làm ông bị liệt hoàn toàn từ hông trở xuống. Đây chính là một bước ngoặt trong cuộc đời ông, khi ông phải đối mặt với hạn chế nghiêm trọng về khả năng cử động, và sự nghiệp chính trị của ông có vẻ như chấm hết. Thế nhưng ông đã không chịu để nỗi sợ hãi và thái độ buông xuôi xâm nhập vào tinh thần của mình, ông đi theo hướng ngược lại, tranh đấu hết mức có thể với tình trạng sức khỏe của mình, hỉnh thành nên một tinh thần bất khuất đã giúp ông trở thành vị tổng thống dũng cảm nhất của nước Mỹ. Với những người như vậy, bất cứ lần chạm trán nào với nghịch cảnh hay những giới hạn cũng đều có thể trở thành chiếc lò để tôi luyện tính cách, cho dù vào độ tuổi nào chăng nữa.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button