Kinh doanh - đầu tư

Creating Success: Nghệ Thuật Lên Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả

nghe-thuat-len-ke-hoach-kinh-doanh-hieu-qua-brian-finch1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Brian Finch

Download sách Creating Success: Nghệ Thuật Lên Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đây chính là hai vấn đề cốt lõi quyết định cách thức bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh. Trước khi bắt tay vào việc lập bản kế hoạch, hãy xác định cụ thể đối tượng mà bạn sẽ trình bày cũng như phản ứng mà bạn mong muốn nhận được từ họ. Hiệu quả hơn cả là bạn định nghĩa và mô tả ngắn gọn về đối tượng, đồng thời xác định rõ những vấn đề mà bạn muốn trình bày với họ.

Nếu bạn đang tìm kiếm đầu tư, bạn sẽ phải làm thế nào để nhà đầu tư thấy được khả năng sinh lợi tuyệt vời của dự án với mức độ rủi ro thấp nhất.

Nếu đang tìm kiếm sự phê chuẩn từ tổng công ty, bạn vẫn phải thể hiện khả năng sinh lợi tuyệt vời của dự án đầu tư nhưng cần tập trung vào các vấn đề chiến lược và những điều kiện có thể giúp bạn đạt được sự chấp thuận.

Còn nếu bạn đang lập kế hoạch để xin bảo trợ từ một đơn vị nhà nước, bạn cần phải nghiên cứu trước những thủ tục cần thiết vì nhà chức trách có thể đưa ra những yêu cầu mà bạn phải đáp ứng được thì mới đạt tiêu chuẩn đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư luôn muốn biết liệu kế hoạch của bạn có chắc chắn khả thi hay không, đồng thời họ cũng sẽ quan tâm đến các vấn đề khác như khả năng tạo công ăn việc làm và các quyền lợi xã hội cho người dân địa phương.

Điều quan trọng là luôn lưu ý đến phản ứng của đối tượng mà bạn sẽ trình bày bản kế hoạch, vì điều đó sẽ quyết định nội dung bạn viết. Một khi đã xác định được đối tượng trình bày, bạn sẽ phải luôn nghĩ đến họ trong suốt quá trình lập kế hoạch để sử dụng văn phòng và ngôn ngữ phù hợp. Đừng bao giờ viết một bản kế hoạch dùng chung cho nhiều đối tượng. Thay vào đó, hãy bổ sung những điều chỉnh nho nhỏ để tạo tính rõ ràng, dễ hiểu cho văn bản đối với đối tượng mà bạn sắp trình bày.

 

Ấn tượng ban đầu

 

Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Đừng bỏ lỡ cơ hội đó. Hãy trình bày một văn bản:

  • Có tính thuyết phục;
  • Có hình thức đẹp;
  • Không mắc lỗi chính tả, văn phạm và sai số;
  • Đề cập đủ các vấn đề chính;
  • Chứa đủ các thông tin hỗ trợ cần thiết.

Nếu bạn bị từ chối ngay từ lần đầu tiên, thì bạn vẫn còn nhiều cơ hội cố gắng lần khác; tuy nhiên, những lần sao bao giờ cũng khó khăn hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình để bạn tạo ấn tượng đầu tiên là khoảng 15 giây. Và trong vòng 5 phút, người đối diện đã hình thành một hình ảnh khó thay đổi trong suy nghĩ của họ về bạn. Vì thế, trong trường hợp này, ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng. Bạn có thể có một bản kế hoạch rất tốt, nhưng trước hết, bạn cần phải tạo một ấn tượng tốt rồi mới có cơ hội để chứng minh cho người đối diện thấy đề xuất của bạn hoàn hảo đến mức nào.

 

Bản kế hoạch kinh doanh

là một cầu chuyện

 

một bản kế hoạch kinh doanh chỉ được gọi là hoàn chỉnh khi có đủ ba phần: mở đầu, thân bài và kết luận.

  • Phần mở đầu cần trình bày kế hoạch tổng quát, bao gồm tình hình kinh doanh, những nét phác thảo về công việc kinh doanh, những nét phác thảo về công việc kinh doanh, việc quản lý, thị trường,…
  • Phần thân bài sẽ giải thích điểm đặc biệt của các ý tưởng kinh doanh và yếu tố nổi bật của kế hoạch đề xuất.
  • Phần kết luận gồm những điều cần làm để thực hiện kế hoạch, chỉ ra các rủi ro có thể xảy ra cũng như các giải pháp đi kèm, và nhấn mạnh những giá trị tưởng thưởng.

Nếu bản kế hoạch rời rạc và khó theo dõi, thì cũng giống như một câu chuyện không hấp dẫn, sẽ làm người đọc chán nản. Trong thực tế, chẳng hề có một chuẩn mực lý tưởng về độ dài của bản kế hoạch vì có những kế hoạch kinh doanh tuy ở phạm vi nhỏ lẻ nhưng lại phức tạp và cần phải được giải thích cặn kẽ, trong khi có những kế kinh doanh ở tầm vóc cao hơn thì lại khá đơn giản. Chỉ cần càng ngắn gọn càng tốt. Hãy tưởng tượng người nghe có thể chưa biết gì về việc kinh doanh mà bạn đề xuất hoặc thị trường tiềm năng. Vậy thì bạn hãy làm thế nào để họ vẫn có thể nắm bắt được những ý chính và cảm nhận thú vị với bản kế hoạch đề xuất của bạn.

 

Sử dụng ngôn từ hành động

 

Hãy sử dụng nhiều ngôn từ thể hiện hành động trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Và nên lưu ý sử dụng thể chủ động thay vì bị động. Ví dụ, thay vì nói rằng “Vào năm thứ ba của kế hoạch này, việc kinh doanh của chúng tôi sẽ tăng thêm 20 địa điểm tại 5 quốc gia” thì hãy nói “Theo kế hoạch, vào năm kinh doanh thứ ba, chúng tôi sẽ phát triển thêm 20 địa điểm kinh doanh mới tại 5 quốc gia”. Cần luôn tập trung vào chủ đề: đối tượng, thời gian và cách thức thực hiện.

Đôi lúc bạn cũng cần phải mô tả sự việc, tuy nhiên, đối với một bản kế hoạch kinh doanh thì sự súc tích và những hành động cụ thể sẽ có tác động mạnh mẽ và mang tính thuyết phục nhiều hơn.

Bạn hãy luôn nhớ rằng một bản kế hoạch kinh doanh cần:

  • Viết ngắn gọn và tập trung vào vấn đề chính, tránh lặp đi lặp lại.
  • Chú trọng vào những điểm thật sự quan trọng.
  • Sử dụng những từ thể hiện hành động vì chúng có sức thuyết phục. Hơn nữa, những từ ngữ này giúp bạn tạo ấn tượng tự tin và có chủ đích rõ rệt.
  • Đừng làm người nghe chán nản.

ĐỌC THỬ

Việc đầu tiên cần phải làm là liệt kê và sắp xếp những gì bạn muốn đề cập trong bản kế hoạch. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian cho khâu biên tập lại những vấn đề không thuộc về mặt lô-gíc hoặc trình tự tiến triển sau này.

Bạn nên viết ra những phần nội dung chính thể hiện dưới dạng tiêu đề, chừa chổ trống bên dưới cho phần nội dung chi tiết hoặc danh sách những điều quan trọng cần đề cập đến. Danh sách đó có thể sẽ trở thành những tiêu đề phụ trong bản kế hoạch kinh doanh, nhưng trong một số trường hợp, chúng cũng không cần thiết.

Ví dụ, bạn muốn thành lập một chuỗi cửa hàng sách. Vậy các tiêu đề chính cho bản kế hoạch kinh doanh này có thể là như sau:

  • Bối cảnh thị trường;
  • Sự khác biệt của bạn với các đối thủ cạnh tranh;
  • Đội ngũ quản lý;
  • Kế hoạch hoạt động chi tiết;
  • Những đề xuất;
  • Những tiên liệu về đường phát triển lâu dài;
  • Chiến lược thu lợi nhuận.

Rõ ràng, sách là một thị trường đã định hình và phát triển – một thị trường mà người đọc có thể cho rằng họ là độc giả thường xuyên. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu cụ thể về bối cảnh thị trường nhằm đề ra những chiến lược phù hợp. Sau đó, bạn phải thuyết phục được rằng bạn có thể thâm nhập thành công vào thị trường này nhờ những điểm khác biệt cụ thể. Để nắm chắc phần thắng, bạn cần phải giải thích về sự chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý cũng như cách thức hoạt động của công việc kinh doanh nhằm thể hiện tính sáng tạo riêng. Từ những chi tiết cụ thể đó, hãy trình bày bản kế hoạch kinh doanh của bạn một cách tự tin, trọn vẹn, đầy đủ những nội dung đề xuất, những mục tiêu mong muốn gặt hái, và những cách thức mà nhà đầu tư có thể thu lại lợi nhuận.

Trong phần kế hoạch hoạt động chi tiết, bạn có thể đề cập đến những chủ đề phụ như sau:

  • Đối tượng khách hàng
  • Sản phẩm
  • Nhà cung cấp
  • Hệ thống hoạt động

Đối tượng khách hàng có thể là tầng lớp trí thức, thiếu nhi, những người yêu văn chương,…

Sản phẩm có thể là các chủng loại sách, từ những lại sách phổ biến nhất cho đến các loại văn phòng phẩm đi kèm như băng đĩa, thiệp, giấy gói quà…

Hệ thống các nhà cung cấp rất quan trọng vì nó góp phần tạo nên sự khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh.

Hệ thống hoạt động là điều quan trọng nhất giúp biến ý tưởng thành sự thật, vì thế bạn phải giải thích và bàn kỷ về vấn đề này. Phải làm thế nào để nhà đầu tư tương lai thấy được rằng bạn sẽ áp dụng một hệ thống hoạt động hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm công sức.

Sau khi đã hoàn tất danh sách, bạn hãy kiểm tra lại kỹ càng để tránh bỏ sót yếu tố quan trọng nào đó. Nếu có, hãy bổ sung ngay để bảo đảm mọi chi tiết cần thiết đều đã được đề cập đầy đủ trong bản kế hoạch.

Tùy theo đặc thù của từng công việc kinh doanh, cấu trúc của bản kế hoạch có thể. Nhưng về cơ bản, một bản kế hoạch kinh doanh chung thường bao gồm những phần sau:

  • Tóm tắt dự án
  • Giới thiệu chung
  • Thực trạng kinh doanh
  • Sản phẩm và dịch vụ
  • Phân tích thị trường
  • Cơ chế hoạt động
  • Đội ngũ quản lý
  • Đề xuất kinh doanh
  • Tình trạng tài chính hiện tại và trong tương lai
  • Các rủi ro
  • Kết luận
  • Phụ lục

Trật tự sắp xếp giữa các phần sẽ phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, miễn đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều quan trọng là phải luôn nhớ rằng bạn đang cố gắng kể một câu chuyện rõ ràng và có sức thuyết phục. Bạn có thể kết hợp nhiều phần lại với nhau, ví dụ như sản phẩm và thị trường, hoặc bạn có thể phải bổ sung những đề mục cần thiết khác nằm ngoài danh sách trên nếu thấy cần thiết.

Một số nội dung sẽ phải lặp lại trong các phần. Điều này là chấp nhận được miễn là bạn đừng lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc nản lòng.

 

Sử dụng các phụ lục

 

Bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm rất nhiều minh họa chi tiết để hỗ trợ. Trong trường hợp này, hãy xem thử bạn có cần hướng dẫn địa chỉ tham khảo hoặc mô tả sơ bộ và lập các bảng phụ lục ở phần cuối để tăng tính tin cậy cho nội dung trình bày. Nếu chọn phương pháp lập các bảng phụ lục, cần đảm bảo hướng dẫn chính xác để người đọc có thể dễ dàng tra cứu thêm khi cần. Để tránh sự rối rắm, hãy soạn thảo phần nội dung chính sao cho ngắn gọn, súc tích và độc lập với phần phụ lục.

Đừng bao giờ đưa ra các dữ liệu hoặc bằng chứng chi tiết vào ngay trong phần nội dung chính của bản kế hoạch, vì như thế người đọc sẽ bị phân tán tư tưởng và khó nắm bắt nội dung bạn muốn trình bày. Hãy tóm tắt và giải thích ngắn gọn về các dữ liệu đó và hướng dẫn người đọc nơi tham khảo thêm.

Có hai loại tài liệu mà bạn có thể đưa vào phần phụ lục của một bản kế hoạch: (1) những gì thuyết phục người đọc và (2) bằng chứng cho những gì bạn trình bày. Trong khi loại tài liệu đầu tiên là tối cần thiết thì loại thứ hai sẽ giúp củng cố niềm tin của người đọc vào những gì bạn viết. Bạn nên đưa ra những tài liệu sau phân tham khảo hoặc phụ lục:

  • Bản sao của các loại giấy phép, chứng nhận bản quyền hay tên thương mại;
  • Bản sao các hợp đồng thuê mượn;
  • Các số liệu tài chính chi tiết;
  • Các bản báo cáo nghiên cứu thị trường;
  • Bản sơ yếu lý lịch của những nhân vật chủ chốt;
  • Hình ảnh hỗ trợ có liên quan, ví dụ hình của các đơn vị bán lẻ nếu bạn là nhà kinh doanh bán lẻ, hoặc hình ảnh thiết kế nếu bạn là một công ty chuyên về thiết kế;
  • Các bản mô tả kỹ thuật;
  • Tờ bướm giới thiệu sản phẩm.

Tùy vào từng bản kế hoạch kinh doanh cụ thể, bạn sẽ phải lựa chọn giữa rất nhiều loại tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, bận cần ghi nhớ đó phải là những tài liệu  quan trọng mang tính hỗ trợ cao nhất cho sự thành công của bản kế hoạch.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button