Kinh doanh - đầu tư

Nghệ Thuật Lãnh Đạo Của Người Châu Á

Nghe thuat lanh dao cua nguoi c - Korsak Chairasmisak1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Korsak Chairasmisak

Download sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Của Người Châu Á ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nghệ thuật lãnh đạo của người châu Á trình bày những nguyên tắc quản lý và tài lãnh đạo tuyệt vời của các bậc hiền triết Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan.

Cuốn sách được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của chính tác giả – Khun Korsak Chairasmisak – Chủ tịch thường trực hội đồng điều hành kiêm CEO của công ty TNHH C.P. 7-Eleven Public, Thái Lan. Để điều hành kinh doanh, Khun Korsak đã tích hợp một cách thông minh các quan niệm Á Đông chọn lọc cùng nghệ thuật và khoa học lãnh đạo hiện đại

Đây là một trong những cuốn sách có giá trị hiện nay về quản lý kinh doanh và nghệ thuật lãnh đạo, vì nó được trình bày theo phong cách châu Á.

Khái niệm CEO[1] đã trở nên thân thuộc dù có thể nhiều người còn chưa hiểu kỹ. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chương trình kịch truyền hình về CEO, và sách CEO được bày bán nổi bật trên các giá sách.

Ngày nay ở Mỹ, CEO của các công ty lớn được người dân kính trọng ngang hàng với các thành viên nội các chính phủ. Ở Nhật cũng vậy. Các CEO tầm cỡ như thế thật sự là những cỗ máy của công cuộc phát triển kinh tế.

Ông Korsak Chairasmisak, tác giả cuốn sách này, là một trong số CEO của C.P. Group Thái Lan. Khi mở cuốn sách này, điều gây ấn tượng cho tôi là “mùi nhang khói” của nền văn hóa châu Á, ngọn đèn thờ sáng mãi.

Những cửa hiệu tiện nghi của 7-Eleven với ông Korsak làm CEO, như mẫu hình rất hiện đại với 6 tầng lầu mở cửa bảy ngày thông thường ở Thái Lan, và một trung tâm cũng đã được ra mắt ở Thượng Hải. Ông đã dùng trí khôn và sức mạnh để làm mình nổi bật hơn người khác. Dù là nhà doanh nghiệp hiện đại nổi tiếng phong lưu, là một ngôi sao hiện thời của giới kinh doanh, mà dưới bộ trang phục kiểu Âu, đôi giày da và phong cách thời trang ấy, lại là một nhân cách khác. Cũng như bao bì hàng hóa, bên ngoài có thể giống nhau nhưng tiêu chuẩn và phẩm chất bên trong không hề đồng nhất. Ông Kosak là người say mê văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Ông thông thạo tác phẩm của các nhà hiền triết như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử. Tất cả đều là tâm giao với ông.

Cũng tự nhiên thôi, ông đặc biệt yêu thích môn “Cờ vây” cổ của châu Á. Ông đánh giá “Cờ vây” như đánh giá doanh nghiệp của mình. Thứ làm ông say mê vô tận đó là “Cờ vây” và “Đạo” – chỉ sau kinh doanh. Đạo là cùng nhau hay bổ sung cho nhau. Trong cuốn sách của mình, ông đặc biệt đề cập đến Lão Tử và Trang Tử, hai đại diện cho Đạo giáo và thuyết cai trị bằng vô vi (không là gì, không làm gì), suy nghĩ đúng như thiên nhiên đã giúp ông đạt kết quả lớn hơn trong khi công sức bỏ ra ít hơn. Tuy nhiên, ông là vô vi lẫn hữu vi (là cái gì đó). Ông luôn giữ “công việc cộng đồng” trong trái tim mình. Tôi nghĩ điều ấy giải thích thế giới thần linh của Kosak không chỉ chịu ảnh hưởng của Đạo giáo mà còn cả Khổng giáo. Nét khác biệt trong truyền thống tri thức cổ truyền Trung Quốc là sự hiệp lực giữa Đạo giáo và Khổng giáo. Với Kosak, “Cờ vây” và kinh doanh là sự hiệp lực Khổng – Đạo. Ông biết rằng các học giả Trung Quốc thường vận dụng Khổng giáo trong công việc và đời sống. Nhưng khi gặp khó khăn họ lại dựa vào Đạo giáo để tìm lối đi. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao nền văn hóa của dân tộc Trung Quốc có thể co giãn để thích nghi với hoàn cảnh khác nhau.

Và “Cờ vây” giúp ông tiếp cận với nền văn hóa Trung Quốc. Ông đã bảy lần đại diện cho Thái Lan tại giải quán quân “Cờ vây” quốc tế. Ông còn gắng sức phổ biến “Cờ vây” ở Thái Lan qua truyền hình và báo chí, ông tổ chức giải “Cờ vây” trong các trường đại học ở Thái Lan, mời các kiện tướng “Cờ vây” từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên về huấn luyện.

Ông còn tổ chức một sân chơi khá lớn tại trung tâm Bangkok cho mọi người chơi “Cờ vây”. Nhờ những nỗ lực của ông, Thái Lan ngày nay đã có hơn một triệu kỳ thủ yêu thích “Cờ vây”. Là chủ tịch hội “Cờ vây” Thái Lan, ông được coi như là người cha của “Cờ vây” đất nước này.

Là một doanh nhân luôn nghĩ về sự sống còn và phát triển, ông phải tìm ra cách trụ vững trước nền kinh tế toàn cầu. Nhưng có nhiều yếu tố bất định và ẩn giấu đối với công việc. Chúng ta có thể so sánh tình trạng này với sự thay đổi 361 điểm của bàn “Cờ vây”.

Những ý tưởng điều hành doanh nghiệp của Korsak đã tiến dần đến chiều sâu ẩn giấu của “Cờ vây”. Giữa CEO và “Cờ vây”, Korsak đã không phân biệt. Trong “bạn” có “tôi” và trong “tôi” có “bạn”; dùng “Cờ vây” trong kinh doanh và dùng “Cờ vây” làm ý tưởng điều hành. Cả hai như muối và nước, hòa tan và không thể phân biệt, tạo nên một sản phẩm CEO “Korsak” đặc sắc.

“Cờ vây” có nhiều người hâm mộ giao đấu vì sự đổi mới, giàu trí tưởng tượng, và ẩn chứa một lực đẩy làm nó biến đổi không ngừng. Nhưng “Cờ vây” tương tự sự kiểm tra về tính thích nghi, sự quyết tâm và kiên trì của mỗi con người. Ai nhận ra điều đó thì dễ tìm ra thắng lợi, nhưng thắng lợi thường đến sau biết bao thất bại.

“Cờ vây” là một thế giới rộng lớn. Vai trò của CEO chỉ là một quân cờ trong thế giới ấy, nhưng là vai trò định hướng và tạo nét đặc trưng, sáng tạo ý tưởng và sự giàu có.

Chỉ đến khi người phương Tây cố gắng khám phá các phương pháp phương Đông, thì ở phương Đông mới nhận ra rằng mình đã cố gắng đi theo phương Tây với đôi phần mù quáng. Chỉ khi đã nỗ lực đến kiệt sức, ta nhìn lại và nhận ra rằng mình đã quay về nơi ông cha xưa vẫn đứng, chính xác là nơi mà ta đã gắng thoát ra – Korsak viết như vậy. Trong cuốn sách này, Korsak muốn tạo một khuynh hướng, một phong cách – trở về phương Đông, không chệch hướng khỏi phong cách cổ truyền.

CEO cuối cùng cũng phải về hưu, tôi chỉ muốn lật đến trang cuối cuốn sách này. Gập cuốn sách lại không có nghĩa là kết thúc, như là tình yêu sâu thẳm và sự hiến dâng của Korsak cho nền văn hóa phương Đông. Nó là Đạo “Cờ vây” và là “Đạo Con người” của Korsak.

ĐỌC THỬ

NGƯỜI ĐI SĂN, KẺ ĐÁNH BẠC VÀ CEO

Có bao giờ bạn cảm giác như tôi? Khi đứng bên quầy rượu đối mặt với vô vàn loại rượu ta sẽ rối mắt đến mức khó chọn được loại nào. Chúng dường như cũng giống nhau mà cũng chẳng giống nhau. Khác nhau về nguyên liệu thô, về thương hiệu, thậm chí khác cả vòng đời sản phẩm, tất cả làm nên sự khác biệt về chất lượng và hẳn nhiên khác cả về giá cả.

Tương tự, những người chưng diện bề ngoài với complet, cà vạt có thể thoáng nhìn họ trông giống quan chức, nhưng nghiên cứu kỹ ta sẽ thấy bản chất họ khác nhau, cứ như hàng hóa khi ta cởi bỏ bao bì giống nhau ra mới bộc lộ chất lượng hoàn toàn khác biệt. Đó đúng là chất lượng của cái “cốt lõi bên trong”, khiến những người trông giống quan chức ấy có những số phận khác nhau trong cơn khủng hoảng tài chính đánh vào Thái Lan năm 1997.

Theo tôi, có 3 dạng thương gia:

  1. Người đi săn
  2. Người đánh bạc
  3. CEO

Tôi sẽ phát triển đề tài này:

  1. “Thợ săn” là dạng thương gia có sức cảm nhận hơn người, họ luôn “ngửi” thấy các cơ hội mới. Một “người đi săn” có thể hòa đồng với tầng lớp thượng lưu. Họ ưa sự hòa đồng xã hội vì nó cho họ cơ hội học làm một dự án mới trước hơn những người khác. Họ cũng sẽ cố gắng tiến bước dài trong quan hệ với những người có quyền quyết định để giành lấy những dự án mà họ khao khát cho chính mình.
  2. “Người đánh bạc” thì sẵn sàng đánh cược to nếu giải thưởng cao. Một “người đánh bạc” luôn cầm cái ví để mở, sẵn sàng tung tiền cọc vào hàng hóa hoặc việc kinh doanh mà ông chẳng biết tí gì, chỉ vì ông ta ngẫu nhiên nhìn ra món lợi nhuận kếch sù. Thấy người ta có lợi nhuận khổng lồ bằng việc xây và bán chung cư, ông ta tái người đi vì ghen tị, và trong nháy mắt ông trở thành người phát triển bất động sản mà mãi rất lâu về sau ông ta mới biết công thức đúng về “bê tông gia cường”. Ông ta, theo cách nói khác, là “nhà đầu cơ”, mà con số rất đông những người ấy ta có thể thấy họ hay lui tới các sàn chứng khoán trên toàn thế giới.
  3. Một CEO (Chief Executive Officer) là người có kiến thức uyên thâm về lĩnh vực của mình, ông nhìn tổng quát và chỉ dùng một ngón tay để bắt mạch nhịp đập của doanh nghiệp. Ông hòa mình với các nhà quản lý và nhân viên trong công ty, thấu hiểu trái tim và khối óc của những người dưới quyền. Ông có trách nhiệm đưa công ty đến với thành công, nghĩa là xây dựng công ty không chỉ có lợi nhuận cao mà còn mang lại giá trị lớn cho toàn xã hội.

Xin kể bạn nghe một chuyện ngụ ngôn. Người đi săn nọ bắt được con nai, ông ta nướng ăn cho đến lúc no, ném phần còn lại đi rồi bắt đầu tìm săn thú mới. Phần thịt còn tốt ấy nhanh chóng bị thối rữa hoặc trở thành thức ăn cho lũ kền kền.

Còn đối với người đánh bạc, khi nhìn thấy ai săn được con hươu, bộ não ông ta làm việc hết công suất và đi đến kết luận rằng: vì người thành phố không có mấy cơ hội ăn được thịt rừng, hẳn bán ở đó sẽ được nhiều lợi nhuận. Ông ta mua bằng được thịt hươu dù chẳng biết thị trường thịt hươu ở thành phố ra sao. Điều ông chẳng biết mà lẽ ra phải biết là luật cấm buôn bán thú hoang. Cuối cùng ông không chỉ không bán được hàng mà còn bị “mất cả vốn lẫn lời”.

“CEO có trách nhiệm đưa công ty đến với thành công, nghĩa là xây dựng công ty không chỉ có lợi nhuận cao mà còn là nơi mang giá trị lớn cho toàn xã hội”.

Nếu con hươu ấy trong tay một CEO, ông sẽ phát triển thành hệ thống kế hoạch để sừng và da được cắt riêng và bán như hàng cao cấp, còn thịt thì chế biến (ướp muối, sấy khô hoặc đóng hộp) nhằm cất trữ bán sau.

Người thợ săn tận hưởng thú đi săn. Bắt xong hươu rồi, nhìn thấy lợn lòi, ông lập tức chạy theo bắt lợn lòi mà quên đi rằng mỗi loài thú có đặc điểm riêng và phải bắt theo cách riêng. Cuối cùng người đuổi theo “nạn nhân” mà chẳng có kỹ năng lại biến thành “nạn nhân”. Đôi khi con hươu vừa bắt chưa được nhốt lại an toàn, người thợ săn thoáng thấy bóng con hươu khác đã vội vã đuổi theo. Săn suốt ngày ra về tay trắng, còn con hươu bắt được trước đó thì đã trốn thoát. Kiệt sức và tuyệt vọng là kết cuộc của ông.

Điều dễ nhận ra rằng giới thương gia Thái rất nhiều người có khuynh hướng là kẻ đi săn. Chính phủ “không hoàn toàn dân chủ” dành cho những người đi săn này những lối mở. Họ vui thú đi săn những dự án công cộng và các loại nhượng quyền cho đến lúc thật no đủ mới thôi.

Tuy nhiên mọi điều đã thay đổi. Ngày nay mọi loại thương mại độc quyền đều được theo dõi chặt chẽ vì bị công chúng khinh miệt. Một doanh nhân thành đạt phải có khả năng thích ứng với thay đổi của hoàn cảnh. May thay, trong một tổ chức, hai dạng người, một “người đi săn” và một CEO cùng song song tồn tại, cả hai đều tinh thông. Một tổ chức sẽ thành đạt nếu hai dạng người này hợp tác với nhau. Thường “người đi săn” là người chủ vốn hoặc doanh nghiệp và là người thuê CEO chuyên nghiệp để quản trị công ty của mình. Những cổ đông chính này phải có “tầm nhìn” và óc khái quát để chọn đúng các vị trí nhân viên và người ủy quyền đủ năng lực ra quyết định trao cho họ hoàn thành hiệu quả những nhiệm vụ của mình. Đấy chính là cách mà những người có năng lực vượt trội kia nhận ra được khả năng, thậm chí cả tiềm năng sẵn có, của mọi người.

Mặt khác, trong một vài doanh nghiệp, người chủ tự mình là nhà quản lý chuyên nghiệp. Họ sử dụng thời gian chủ yếu để điều hành kinh doanh. Bởi vậy, họ phải mời những “người đi săn” để mở mang các cơ hội kinh doanh.

Trong thế giới thực tại, xã hội bao hàm rất nhiều loại người. Nhưng vì tương lai, tôi muốn có nhiều CEO chuyên nghiệp hơn, vì họ giúp gia tăng sức mạnh cho các tổ chức và doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp mạnh và bền vững thì càng có cơ hội tốt hơn để đất nước trụ vững trong những cơn khủng hoảng đang xảy ra hôm nay và có thể sẽ xảy ra trong tương lai.

Càng nhiều doanh nghiệp mạnh và bền vững thì càng có cơ hột tốt hơn để đất nước trụ vững trong những cơn khủng hoảng.

Đó chính là nguyên nhân chính tôi viết cuốn sách này!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button