Kinh doanh - đầu tư

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jim Rohn

Download sách Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quản Trị – Kinh Tế

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Tôi có đặc quyền được diện kiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới trong suốt nửa thế kỷ qua; tuy nhiên, không ai trong số họ dạy cho tôi nhiều điều hơn Lý Quang Diệu, vị thủ tướng đầu tiên của Singapore và vẫn là linh hồn dẫn dắt đất nước này. Đúng như một lập luận xưa – con người hoặc nhào nặn các sự kiện hoặc chỉ là bản khai của các sự kiện ấy – không có gì phải nghi ngờ về câu trả lời trong trường hợp của Lý Quang Diệu, một con người có trí tuệ và óc phán đoán ít ai bì kịp.

Cho đến nay vẫn là quốc gia nhỏ bé nhất Đông Nam Á nên dường như số phận của Singapore là trở thành quốc gia khách hàng của những láng giềng hùng mạnh hơn, nếu như trên thực tế nó có thể giữ được vị thế độc lập của mình. Nhưng Lý Quang Diệu nghĩ khác. Tầm nhìn của ông là hướng đến một nhà nước không chỉ tồn tại được mà còn phải có ưu thế nhờ sự vượt trội. Trí tuệ siêu việt, tính kỷ luật và sự khéo léo sẽ thay thế cho các nguồn lực. Ông tập hợp những đồng bào của mình vào một nhiệm vụ mà trước đó họ chưa bao giờ nhận thức được: trước tiên là làm cho thành phố của họ sạch sẽ, sau đó toàn tâm toàn ý vượt qua thái độ thù địch của những người láng giềng và tình trạng chia rẽ sắc tộc bằng những thành tích vượt trội. Singapore ngày nay chính là bằng chứng rõ ràng mà ông mang lại.

Khi Lý Quang Diệu lên nắm quyền, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 400 đô la một năm; còn giờ đây con số này là hơn 50.000 đô la. Ông đã truyền cảm hứng cho cộng đồng dân cư đa ngôn ngữ của mình trở thành một trung tâm tri thức và kỹ thuật của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhờ sự lãnh đạo của ông, một thành phố quy mô trung bình đã trở thành một chủ thể kinh tế và quốc tế quan trọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy các mối quan hệ đa phương ở khu vực Thái Bình Dương.

Suốt chặng đường này, Lý Quang Diệu đã tự mình trở thành một người bạn không thể thiếu của Hoa Kỳ, không chỉ nhờ sức mạnh ông ấy thể hiện mà bằng tư duy tuyệt vời của ông ấy. Phân tích của ông có chất lượng và sâu sắc đến mức những người có địa vị như ông cũng coi việc gặp gỡ ông là một cách để rèn luyện chính mình. Trong suốt ba thế hệ tính đến nay, bất kỳ khi nào Lý Quang Diệu đến Washington, ông đều gặp gỡ rất nhiều người ở vị thế cao nhất trong cộng đồng chính sách đối ngoại và chính phủ Mỹ. Những cuộc thảo luận của ông thường diễn ra trong không khí cởi mở hiếm có, thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc và kinh nghiệm dày dặn. Mọi tổng thống Mỹ từng tiếp xúc với ông đều thấy được lợi ích từ thực tế rằng, đối với các vấn đề quốc tế, ông đã xác định tương lai của đất nước mình gắn với các chế độ dân chủ. Hơn nữa, Lý Quang Diệu có thể nói rõ cho chúng ta về bản chất của thế giới mà chúng ta đang đối diện, đặc biệt là những hiểu biết sâu sắc trong tư duy về khu vực của ông.

Những phân tích của Lý Quang Diệu làm sáng tỏ cả thách thức quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải giải quyết xét về lâu dài: làm cách nào xây dựng được một mối quan hệ hữu cơ và căn bản với châu Á, kể cả Trung Quốc. Không ai có thể dạy chúng ta được nhiều hơn về bản chất và quy mô của nỗ lực này hơn là Lý Quang Diệu. Và như cuốn sách này minh chứng, những hiểu biết sâu sắc của ông còn vượt xa hơn cả mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc; thực tế, chúng bao hàm mọi thách thức của những mối quan hệ quốc tế. Độc giả sẽ không phải mất nhiều thời gian mới khám phá ra được lý do tại sao Lý Quang Diệu không chỉ là một trong những thủ lĩnh có ảnh hưởng mạnh mẽ ở thời đại chúng ta, mà còn là một nhà tư tưởng được thừa nhận nhờ sự nhạy bén chiến lược đặc biệt của ông.

Henry A. Kissinger
New York, tháng 4 năm 2012

Lý Quang Diệu là ai?

Chiến lược gia của các chiến lược gia

Thủ lĩnh của các thủ lĩnh

Bậc thầy của các bậc thầy

Khi Lý Quang Diệu nói, ai lắng nghe?

Các vị Tổng thống
Barack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ
Lý Quang Diệu “là một trong những nhân vật huyền thoại của châu Á trong các thế kỷ 20 và 21. Ông là người giúp khởi động phép màu kinh tế châu Á.” (29/10/2009)

Bill Clinton, Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ
“Cuộc đời phục vụ nhân dân của Lý Quang Diệu thật vĩ đại và có một không hai… Nỗ lực của ông trong vai trò Thủ tướng và nay là Bộ trưởng Cố vấn đã giúp cho hàng triệu người ở Singapore và toàn bộ Đông Nam Á có được cuộc sống thịnh vượng và tốt đẹp hơn. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên di sản xuất chúng của ngài Lý Quang Diệu… Tôi xin cảm ơn các bạn [Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN] vì đã tôn vinh một con người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ.” (27/10/2009)

George H. W. Bush, Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ
“Suốt cuộc đời phục vụ nhân dân của mình, tôi đã gặp rất nhiều nhân vật xuất sắc. Không ai tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn Lý Quang Diệu.” (lời bình cho cuốn My Lifelong Challenge: Singapore’s Bilingual Journey của Lý Quang Diệu, 2011)

Jacques Chirac, Tổng thống Pháp (1995-2007)
“Lý Quang Diệu đã tập hợp quanh mình những bộ óc xuất chúng nhất, biến cải những chuẩn mực đòi hỏi nhiều cố gắng nhất thành một hệ thống chính phủ. Dưới sự lãnh đạo của ông, tính ưu việt của quyền lợi chung, việc đẩy mạnh giáo dục, lao động, tiết kiệm, và khả năng tiên đoán những nhu cầu của quốc gia đã giúp Singapore có được những gì mà tôi gọi là “đi tắt tới thành công.” (lời bình cho cuốn From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 của Lý Quang Diệu, 2000)

F.W. de Klerk, Tổng thống Nam Phi (1989-1994)
“Nhà lãnh đạo gây ấn tượng với tôi nhất có lẽ là Lý Quang Diệu của Singapore… Ông là con người làm thay đổi cả lịch sử… Lý Quang Diệu đưa ra những quyết định đúng đắn cho đất nước mình; ông lựa chọn những giá trị đúng và những chính sách kinh tế đúng để bảo đảm sự phát triển của một xã hội thành công. Ở góc độ này, ông là một họa sĩ vẽ trên tấm toan lớn nhất mà xã hội có thể đưa ra. Ông cũng là một trọng tài sắc sảo của thế giới và đưa ra những nhận xét rất thiết thực và từng trải về tình hình của chúng tôi ở Nam Phi khi tôi gặp ông vào đầu những năm 1990.” (30/3/2012)

ĐỌC THỬ

Lãnh đạo Trung Quốc

Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc
Lý Quang Diệu là “bậc trưởng bối mà chúng tôi kính trọng”: “Cho đến tận hôm nay, ông vẫn làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy quan hệ song phương của chúng ta và tôi hoàn toàn ngưỡng mộ ông. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những đóng góp quan trọng của ông đối với mối quan hệ song phương của chúng ta.” (23/5/2011)

Các nguyên thủ khác
Tony Blair, Thủ tướng Anh (1997-2007)
Lý Quang Diệu là “nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất mà tôi từng gặp gỡ.” (Blair, A Journey: My Political Life, 2010)

John Major, Thủ tướng Anh (1990-1997)
“Lý Quang Diệu có thể được gọi là người cha của Singapore hiện đại. Ông đã khởi động những chính sách được học hỏi trên khắp châu Á và nâng cao vị thế của Singapore. Đó là một di sản trường tồn.” (bình luận về cuốn Conversations with Lee Kwan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation của Tom Plate, 2010)

Margaret Thatcher, Thủ tướng Anh (1979-1990)
“Khi còn đương nhiệm, tôi đọc và phân tích mọi phát biểu của Lý Quang Diệu. Ông ấy có cách thức thâm nhập vào lĩnh vực tuyên truyền và diễn đạt các vấn đề của thời đại chúng ta một cách đặc biệt sáng sủa cũng như có cách giải quyết chúng. Ông ấy chưa bao giờ sai lầm.” (lời bình cho cuốn From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 của Lý Quang Diệu, 2000)

Helmut Schmidt, Thủ tướng Đức (1974-1982)
“Kể từ khi tôi gặp người bạn Lý Quang Diệu, tôi rất ấn tượng với tầm nhìn thẳng thắn và trí tuệ tuyệt vời của ông ấy. Những thành tựu trong đời ông với tư cách một nhà lãnh đạo chính trị và một chính khách thật vĩ đại. Bước tiến kinh tế và xã hội của Singapore hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ khả năng của ông ấy trong việc thiết lập một khuôn khổ chính trị phù hợp cho một nước Singapore đa dạng về đạo đức. Cuốn sách này là một minh chứng nữa về sự sáng suốt và khả năng của ông.” (lời bình cho cuốn My Lifelong Challenge: Singapore’s Bilingual Journey của Lý Quang Diệu, 2011)

Lãnh đạo các tập đoàn và thiết chế kinh tế toàn cầu
Rupert Murdoch, Chủ tịch Tập đoàn News Corporation
“Hơn 40 năm trước, Lý Quang Diệu biến cải một thuộc địa nghèo nàn, tồi tàn thành một đại đô thị hiện đại, giàu có và rực rỡ – nơi đây luôn luôn bị bao vây bởi những thế lực thù địch. Bằng trí tuệ sắc sảo và tuyệt vời, ông là một trong những chính khách được kính trọng và thẳng thắn nhất thế giới. Cuốn sách này là tài liệu bắt buộc với bất kỳ sinh viên nào ở châu Á hiện đại.” (lời bình cho cuốn From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 của Lý Quang Diệu, 2000)

John Chambers, Chủ tịch Cisco Systems
“Có hai thứ cân bằng trong cuộc sống: Internet và giáo dục. Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo thế giới hiểu rõ điều này và sử dụng sức mạnh của Internet để định vị cho sự tồn tại và thành công của Singapore trong một nền kinh tế Internet.” (lời bình cho cuốn From Third World to First: The Singapore Story: 1965-2000 của Lý Quang Diệu, 2000)

Sam Palmisano, Chủ tịch IBM
“Thật tuyệt vời khi được học tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu. Điều này vô cùng đặc biệt với tôi vì một nhân vật tôi rất ngưỡng mộ, và đã học hỏi được nhiều điều từ ông, chính là Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu. Ông đã dạy cho tôi nhiều điều về châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, và có những hiểu biết rất uyên bác.” (1/2/2011)

Rex Tillerson, Chủ tịch Exxon Mobil
“Trong nhiều năm trời, ngài [Lý Quang Diệu] là một người thầy có thiện ý của các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và với cá nhân tôi. Huân chương Ford’s Theatre Lincoln được trao cho những cá nhân… cũng có di sản trường tồn và khí phách như Tổng thống Abraham Lincoln. So với nhân vật được tôn vinh tối nay, rất ít nhà lãnh đạo trong lịch sử hiện đại đáp ứng được những tiêu chí này… Abraham Lincoln từng nói… ‘Thiên tài xuất chúng coi thường mọi con đường chông gai.’ Với người dân Singapore, Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo xuất chúng như vậy, người có một tầm nhìn mạnh bạo cho quốc gia mình. Ngài không dẫn dắt họ đi vào con đường chông gai bằng tư tưởng bảo hộ hẹp hòi mà hướng tới những đại lộ thênh thang của quá trình hội nhập toàn cầu và cạnh tranh kinh tế.” (18/10/2011)

Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (2007-2012)
“Khi biết về Trường Lý Quang Diệu từ rất nhiều năm trước, tôi rất muốn nghĩ ra một cách gì đó để ít nhất cũng ghé thăm nơi này. Tôi không thể nghĩ ra được một lời nào hay hơn dành cho một nhà lãnh đạo đã để lại dấu ấn lớn lao trên thế giới này.” (18/12/2008)

James Wolfensohn, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (1995-2005)
“Tôi từng cố vấn cho ngài Bộ trưởng Cố vấn. Đó là một công việc khó khăn vì tôi phải đến Singapore, và mỗi lần tôi định nói gì đó với ngài Bộ trưởng Cố vấn thì ngài đều ngăn tôi lại và nói với tôi chính điều mà tôi định nói với ngài. Thế là tôi lại quay trở lại Mỹ và rao giảng lời khuyên của ngài. Xin cảm ơn rất nhiều, thưa Bộ trưởng Cố vấn, vì tất cả những gì ngài đã dạy tôi. Tôi cố gắng cho ngài lời khuyên. Nhưng trên thực tế, chính ngài lại dạy tôi.” (10/7/2007)

Muhtar Kent, Chủ tịch Coca-Cola
“Lịch sử sẽ ghi danh một số nhà lãnh đạo đã làm được nhiều việc cho đất nước họ và cho Đông Nam Á giống như ngài Lý Quang Diệu. Là động lực cho tăng trưởng và tiến bộ của ASEAN, ngài Lý Quang Diệu còn giúp cho hàng triệu người trên khắp Đông Nam Á sống trong một môi trường hòa bình và tăng trưởng kinh tế.” (27/10/2009)

David Rothkopf, Chủ tịch Garten Rothkopf
“Như nhiều vị khách khác, quý vị thắc mắc liệu hòn đảo nhỏ bé [Singapore] vốn thậm chí chưa bao giờ tồn tại như một quốc gia thật sự độc lập cho tới năm 1965 này lại trở thành thành phố phát triển nhanh nhất thế giới, liệu người Hy Lạp cổ đại và người sáng lập ra Singapore, ông Lý Quang Diệu, có cùng chung nhau điều gì không khi họ đều nảy ra ý tưởng về các nhà nước-thành phố không… Trong tiến trình nửa thế kỷ dẫn dắt Singapore, ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nếu không nói là đôi khi còn gây tranh cãi nhất thế giới.” (Rothkopf, Power, Inc., 2012)

Các nhà hoạch định chính sách cao cấp

Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (2009 – 2/2013)
“Tôi rất vui được chào đón Bộ trưởng Cố vấn tới đây [Nhà Trắng] ngày hôm nay… Singapore là một đối tác lâu dài và đáng quý về rất nhiều vấn đề quan trọng. Và tôi nghĩ hoàn toàn công bằng khi nói rằng, thưa ngài [Lý Quang Diệu], ngài được rất nhiều người kính phục. Ngài ở đây để đón nhận một giải thưởng quan trọng [Giải thưởng Thành tích Suốt đời của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN] được trao cho thành tích suốt đời, và tôi là một trong số rất nhiều người Mỹ cảm ơn ngài vì sự cống hiến của ngài.” (26/10/2009)

George Shultz, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1982-1989)
“Ngài [Lý Quang Diệu] đã dạy cho tất cả chúng ta rất nhiều điều bằng chính những gì ngài đã làm, những gì ngài nói, [và] cách ngài muốn diễn đạt khi ngài nói gì đó, và tôi xin cảm ơn ngài.” (27/10/2009)

Madeleine Albright, Ngoại trưởng Hoa Kỳ (1997-2001)
“Ông ấy có nhìn nhận chiến lược và hiện đại nhất trong số bất kỳ ai tôi từng gặp gỡ trong cả một thời gian dài.” (30/7/1997)

Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (1977-1981)
“Ông ấy nằm trong số những nhà lãnh đạo thế giới có tri thức nhạy bén nhất… Ông ấy có thể thảo luận rất lâu với sự am hiểu về bất kỳ vấn đề quốc tế nào; ông ấy là nhà quan sát sắc sảo nhất của châu Á; và ông ấy rất thẳng thắn trong việc đem đến cho chúng ta những quan niệm của châu Á về vai trò đang thay đổi của chúng ta tại khu vực đó của thế giới.” (16/9/1977)

Larry Summers, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (2009-2010) và Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ (1999-2001)
“Thật là khó mở lời bàn đến chủ đề quản trị trước khi ngài Lý Quang Diệu lên tiếng.” (15/9/2006)

Robert Rubin, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ (1995-1999)
“Ngài Lý Quang Diệu có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề địa chính trị và văn hóa… Tôi biết đến ngài Bộ trưởng Cao cấp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, khi ngài thể hiện hiểu biết địa chính trị rất sâu của mình cũng như khả năng nắm rõ những vấn đề của khu vực.” (Rubin, In an Uncertain World: Tough Choices from Wall Street to Washington, cùng Jacob Weisberg, 2003)

Joseph Nye, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (1993-1994)
“Ngày nay, [Singapore] là một quốc gia giàu có và thịnh vượng. Nếu phần còn lại của thế giới có thể làm được những gì Singapore đã làm thì thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp và thịnh vượng hơn… Ông ấy là một con người không bao giờ ngừng suy nghĩ, không bao giờ ngừng nhìn về phía trước với tầm nhìn rộng hơn. Các chính khách cao cấp đáng kính của tất cả các châu lục đều dõi theo những quan điểm của ông.” (17/10/2000)

Các nhà bình luận
Nicholas Kristof, nhà báo chuyên mục ý kiến của tờ New York Times
“Các nhà lãnh đạo khác đã tái định hình lại các quốc gia – Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lenin ở Nga, Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc – nhưng không có ai để lại dấu ấn sâu đậm với người dân của mình hơn Lý Quang Diệu… Đây [cuốn From Third World to First] là những hồi ức phong phú, di sản của một con người phi thường, và ở nhiều khía cạnh, cuốn sách này như chính Lý Quang Diệu: khôn ngoan, cẩn trọng, thẳng thắn và đầy kích thích.” (5/11/2000)

David Ignatius, nhà báo chuyên mục ý kiến của tờ Washington Post
“Ông ấy có lẽ là chính trị gia khôn ngoan nhất mà tôi từng phỏng vấn trong hơn 25 năm qua với tư cách là một nhà báo.” (28/9/2002)

Fareed Zakaria, biên tập viên cao cấp của tờ Time
“Lý Quang Diệu tiếp nhận một rẻo đất nhỏ bé ở Đông Nam Á, nơi có được độc lập vào năm 1965 sau một quá trình đấu tranh và thống khổ kéo dài, không hề có tài nguyên và có một dân số đa dạng gồm cả người Hoa, người Malaysia và người Ấn Độ, để biến nó thành một trong những trung tâm kinh tế của thế giới. Để làm được điều này, Lý Quang Diệu đã phải có những chính sách kinh tế khôn ngoan, và cả một chính sách đối ngoại sắc sảo… Rõ ràng ông vẫn là cha đẻ của Singapore. Tôi rất ấn tượng với tầm hiểu biết sâu sắc của ông về thế giới – Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ – dù đã ở tuổi 85.” (21/9/2008)

Lời tựa

Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao hơn cả phần lớn người dân Mỹ. Không chỉ với vai trò một nhà tư tưởng mà còn là người tiên phong hành động, ông rất hiểu vấn đề chuyển đổi.

Trong các vấn đề quốc tế, không có bất kỳ nhân vật nào được cả một thế hệ các nhà lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và thế giới háo hức “săn lùng”, thường xuyên tham khảo ý kiến và chăm chú lắng nghe bằng “nhà hiền triết” của Singapore. Từ Richard Nixon và Henry Kissinger, khi lên kế hoạch “mở cửa với Trung Quốc” năm 1971- 1972, đến các ông chủ Nhà Trắng kể từ đó đến nay, các Tổng thống Mỹ, trong đó có cả Barack Obama, đều dừng chân tại Singapore và chào đón Lý Quang Diệu tới Phòng Bầu dục khi ông sang thăm Hoa Kỳ. Từ Đặng Tiểu Bình, khi vạch ra một cuộc trường chinh quyết liệt tiến tới một nền kinh tế thị trường có khả năng kích thích mức tăng trưởng hai con số suốt ba thập kỷ, cho đến Hồ Cẩm Đào và có lẽ cả Chủ tịch nước kế nhiệm, Tập Cận Bình, đều xem Lý Quang Diệu là nhà cố vấn có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ ở bên ngoài Trung Quốc.

Không chỉ có các cường quốc mà cả những nước nhỏ hơn như Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để bảo đảm sự tồn tại, cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng. Từ Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan, khi trở thành người đứng đầu của một đất nước mới độc lập vốn chưa từng tồn tại, đến Sheikh Khalifa bin Zayed của Các Tiểu vương quốc Ả-rập, đến Paul Kagame của Rwanda, và rất nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng đã tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.

Mục đích của cuốn sách mỏng này không phải để nhìn lại 50 năm qua với những đóng góp nổi bật của Lý Quang Diệu. Thay vào đó, chúng tôi muốn tập trung vào tương lai và những thách thức cụ thể mà Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt trong một phần tư thế kỷ tiếp theo. Chúng tôi đã cố gắng hình dung ra các câu hỏi mà người tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20 tháng 01 năm 2013 nhận thấy là những mối quan tâm cấp thiết nhất, sau đó tóm tắt các câu trả lời trực tiếp của Lý Quang Diệu bằng chính ngôn từ của ông. Chúng tôi tin rằng những câu trả lời này sẽ rất có giá trị, không chỉ với các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ mà cả với giới lãnh đạo doanh nghiệp và xã hội dân sự Hoa Kỳ, những người đang đầu tư những đồng đô la hiếm hoi và thậm chí cả quỹ thời gian còn khan hiếm hơn dựa trên sự kỳ vọng của họ vào các xu hướng quan trọng trong một thế giới rộng lớn. Chúng tôi chân thành cảm ơn Anthony Tan và Yeong Yoon Ying đã tạo điều kiện cho chúng tôi phỏng vấn ngài Lý Quang Diệu.

Mười chương sách tiếp theo bắt đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc, vấn đề mà chắc chắn Lý Quang Diệu hiểu rõ hơn bất kỳ nhà quan sát hay nhà phân tích nào ở bên ngoài Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có thách thức vị thế của Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới hay không? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia đều trả lời câu hỏi trọng tâm này một cách hoang mang và trừu tượng. Bỏ qua những từ ngữ hoa mỹ và thận trọng, Lý Quang Diệu trả lời: “Tất nhiên, nhận thức của người Trung Quốc về vận mệnh là một sức mạnh không cưỡng lại được. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới – và phải được công nhận với tư cách Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây.”

Tiếp đến, chúng tôi phỏng vấn về Hoa Kỳ và mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ sẽ định hình chính trị quốc tế trong thế kỷ 21. Giữa hai cường quốc này, ông Lý nhận thấy có sự đối đầu: “Sẽ có sự tranh giành ảnh hưởng. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là điều không thể tránh khỏi.” Tuy nhiên, ngược với những nhà duy thực bi quan, ông không đánh giá xung đột là điều không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo của hai nước có các quyết định hợp lý.

Các chương sách tiếp theo nói đến Ấn Độ, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, địa chính trị, toàn cầu hóa, dân chủ và các chủ đề khác. Mỗi chương đều mở đầu với các câu hỏi then chốt và sau đó đưa ra một tóm tắt ngắn gọn các câu trả lời của Lý Quang Diệu. Nhiều câu trả lời trong số này sẽ gây tranh cãi vì bẩm sinh Lý Quang Diệu luôn thúc đẩy thực hiện “sự chính xác chính trị” và không bao giờ e ngại tranh luận. Là tác giả và “kiến trúc sư” của quyển sách này, chúng tôi đã cố gắng kiềm chế đưa ra bình luận hay quan điểm của chính mình, vì luôn lưu ý rằng không phải chúng tôi, mà chính các Tổng thống và những cố vấn thân cận nhất của họ mới là những người được lợi nhiều nhất từ những lời khuyên của ông Lý.

Chúng tôi đúc rút những viễn kiến chính và những lập luận trọng tâm của Lý Quang Diệu để người đọc có thể nắm bắt được thật nhanh. Xin chớ nhầm: Chúng tôi tin rằng tất cả những từ ngữ ở các trang sau đây đều đáng đọc nhưng độc giả có thể đưa ra nhận định riêng. Chúng tôi e rằng những ai hy vọng nhanh chóng bứt phá thông qua quyển sách này sẽ nhận thấy chính họ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn họ mong đợi. Những lời nói của Lý Quang Diệu buộc họ phải dừng lại và suy nghĩ về những nhận định của ông ấy, nhưng điều họ thấy kinh ngạc, thậm chí gây nhiễu loạn, nhưng lại luôn có khả năng soi rọi.

Cơ hội bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ lắng nghe Lý Quang Diệu và nghiền ngẫm những bài viết, bài phỏng vấn và phát biểu phong phú của ông làm chúng tôi thỏa mãn hơn mong đợi. Nếu chúng tôi có thể đem đến cho độc giả một chút “hương vị” của bữa tiệc đó thì tức là chúng tôi đã hoàn thành được ước nguyện của chính mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button