Kinh doanh - đầu tư

Làm Giàu Theo Cách Của Bạn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Brian Tracy

Download sách Làm Giàu Theo Cách Của Bạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

“Bạn không đùa đấy chứ? Hãy nắm lấy ngay điều này – Bạn có thể làm gì hoặc bạn có thể mơ ước gì, hãy bắt đầu điều đó. Sự táo bạo hàm chứa cảm hứng, sức mạnh và sự kỳ diệu trong nó. Tốt nhất hãy hành động rồi ý chí sẽ được nung nấu – Hãy bắt đầu, rồi công việc sẽ hoàn tất!”.

– Đoạn mở đầu vở Faust của Goethe , được John Anster dịch

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI

Cám ơn bạn đang đọc cuốn sách này. Sự khác nhau chủ yếu giữa người thành công và người thất bại không mấy khó hiểu: trong mỗi lĩnh vực người thành công là người hướng đến việc thực hiện điều đó, trong khi người thất bại là người chỉ nói suông. Người đạt được thành quả cao là người “thực hiện chính việc đó!” còn những người sống với hy vọng, ao ước, mơ mộng và hối tiếc là những người chỉ đạt được kết quả không đáng kể.

Bằng cách mở quyển sách này, bạn đã tiến bước vào hàng ngũ của một số người biết làm gì trong hoàn cảnh hiện tại, thay vì phần đông người ta vẫn cứ chờ thời cơ xảy đến với họ.

Cuốn sách này được viết với phong cách của người Mỹ, sử dụng các thí dụ và số liệu thống kê ở Mỹ, nhưng các nguyên tắc được trình bày trong sách chỉ là phổ thông.

Có thể áp dụng chúng với một ít cải biến ở bất kỳ nước nào có một nền kinh tế thị trường. Ngày nay Hoa Kỳ có hệ thống kinh tế tự do nhất và có nhiều cơ hội nhất cho người muốn trở nên giàu có hơn bất cứ nước nào trên thế giới.

Năm 2004, theo Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh tế ở Paris, có 19 phần trăm người Mỹ ở độ tuổi từ 18 đến 54 đang lập kế hoạch khởi nghiệp mới – tỷ lệ phần trăm cao nhất trên thế giới. Nhờ vào môi trường hoạt động doanh nghiệp này, có nhiều nhà triệu phú và nhà tỷ phú tự tay lập lên sự nghiệp ở Mỹ nhiều hơn bất cứ nước nào khác. Vì thế chúng ta sẽ bắt đầu đề cập từ nước này.

BẮT ĐẦU TỪ BÀN TAY TRẮNG

Khi tôi lớn lên, tiền bạc của gia đình tôi chẳng có bao nhiêu. Cha tôi không có việc làm ổn định, còn mẹ tôi với việc nội trợ chỉ biết mỗi việc dọn bữa ăn cho bốn anh em chúng tôi. Chúng tôi lớn lên nhờ vào mì ống và pho mát, mặc quần áo của hội từ thiện và cứu tế của quân đội. Từ khi được 10 tuổi, tôi đã biết tự kiếm tiền nhờ vào việc làm vườn và làm các việc lặt vặt cho các nhà hàng xóm lân cận.

Khi được 15 tuổi, tôi bắt đầu tìm hiểu cái được gọi là các bí quyết thành công tài chính. Như nhiều thanh niên, mục đích của tôi là trở thành một nhà triệu phú trước khi tôi 30 tuổi. Tuy nhiên, dù có đôi lần tôi đã thành công, nhưng lúc ấy tôi đã quá tuổi 30 và gần như bị phá sản lúc tôi 20 tuổi. Thậm chí tôi chưa tốt nghiệp trung học, ngoài việc có khả năng buôn bán, tôi chẳng có chút kỹ năng thực tế nào.

Đó là khoảng thời gian mà tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về hoàn cảnh của mình và làm sao để tạo được một sự tiến bộ nhỏ trong 10 năm nữa. Nhiều người bạn của tôi đang làm ăn khá tốt, lập gia đình có con, sống trong các ngôi nhà xinh xắn và làm ra tiền. Nhưng về phương diện tài chính thì tôi chẳng đi đến đâu.

Mối lo lắng về tiền bạc lần đầu tiên đã thực sự dồn tôi vào tình thế rối tung. Sau khi cố thử đủ các cách nhanh chóng làm giàu, cuối cùng tôi mới định thần lại và lập ra một kế hoạch làm giàu thực tế và kế hoạch ấy đã được thực hiện. Không biết bao lần tôi đã rớt lại phía sau và các lần phải tạm chịu thất bại, tôi đã học được nhiều bài học đắt giá trong bảy năm kế tiếp, nhưng tôi đã vượt qua được mốc bên kia với số tài sản thực hơn một triệu đô la. Theo đúng lý thì điều gì tôi đã làm được, bạn cũng có thể làm được.

BẠN CÓ THỂ LÀM GIÀU

Mục đích biên soạn cuốn sách này nhằm thuyết phục bạn tin rằng dù hiện nay tình hình tài chính của bạn ở mức độ nào, bạn cũng có thể trở nên giàu có qua quá trình làm việc của cuộc đời bạn. Nếu bạn bắt đầu chưa quá trễ, làm việc khá chăm chỉ và làm một số điều tôi đề nghị, thậm chí bạn có thể trở thành một triệu phú. Thật may là các phương pháp, các kỹ thuật và các chiến lược này đã có tác dụng đối với tôi và vô số các người khác. Chẳng lý nào bạn lại không thể đạt được mơ ước như người Mỹ, nếu bạn sẵn sàng bỏ thời gian học cách để đạt được điều đó.

Vào năm 1900, có khoảng 5 ngàn nhà triệu phú ở Hoa Kỳ và ở thời điểm đó số tiền một triệu đô la có giá trị hơn bây giờ nhiều. Năm 1980, khi tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài này, có khoảng 1,5 triệu nhà triệu phú. Vào năm 2000, hơn 7 triệu người Mỹ có giá trị tài sản thực hơn một triệu đô la. Ngoài ra, ngày nay có các nhà triệu phú có hàng chục, hàng trăm triệu đô la và hơn 300 nhà tỷ phú. Các con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào các năm sau.

Hầu hết các nhà triệu phú này và ngay cả các nhà tỷ phú Mỹ đều ở thế hệ thứ nhất. Họ là những người tự tay lập lên sự nghiệp và đều bắt đầu từ bàn tay trắng. Mỗi đồng xu họ kiếm được bằng cách vận dụng chính tài năng và năng lực của họ để tìm ra cơ hội hoặc tạo ra nó. Người ta ước tính là cứ 4 phút thì có một người trở thành triệu phú ở một nơi nào đó trên đất Mỹ. Mục đích của bạn là cần phải trở thành một trong số những người đó.

Các nhà triệu phú tự lập này đã làm gì thì bạn cũng có thể làm được như vậy. Hãy tin rằng không ai tốt hơn bạn và không ai khôn khéo hơn bạn. Các năm qua tôi đã có dịp gặp rất nhiều nhà triệu phú và những người giàu có hàng nhiều triệu đô la, ngay cả một số nhà tỷ phú. Điều đáng nói về phần đông những người này là họ chẳng có gì phi thường cả. Họ là những người làm việc chăm chỉ và luôn luôn trung thực, dám mạo hiểm, tỏ ra thông thạo về các lĩnh vực họ đã chọn và không chịu bỏ cuộc khi gặp tình thế gay cấn, vì đó là chuyện vẫn thường xảy ra.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIÀU VÀ NGHÈO

Người giàu không khác bạn và tôi lắm. Chỉ có điều là họ dùng tài năng trời ban cho nhiều hơn và thực hiện công việc theo cách khác so với phần đông người khác.

Điều phát hiện đáng ngạc nhiên là: Nếu bạn làm những gì những người giàu có, thành công khác làm hết lần này đến lần khác thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được cùng kết quả như họ. Sự thành công tài chính không phải là phép lạ, cũng không dựa vào sự may mắn. Đơn giản nó là sự tác động theo luật nhân quả. Nếu bạn bắt đầu gieo nhân thì bạn sẽ gặt được quả.

Trong sách này, bạn sẽ tìm hiểu cách để bắt đầu dù bạn ở đâu, thậm chí bị dấn sâu trong nợ nần để đạt được sự sung túc về tài chính. Đã làm việc với hàng ngàn người trở thành triệu phú ở khắp thế giới, tôi tin chắc các cá nhân thật sự muốn trở nên giàu có qua quá trình làm việc của cuộc đời họ, nếu họ cứ thực hiện các công việc chính đáng mãi rồi cũng đến lúc họ đạt được các kết quả mong muốn.

MỘT ẤN TƯỢNG THUYẾT PHỤC

Vài năm trước đây, tôi đã trải qua một kinh nghiệm hết sức ấn tượng. Tôi đang nói chuyện với khoảng 1.200 thính giả về sự thành công. Tôi nói với họ là bất cứ ai đều có thể thành công nếu họ chỉ cần dứt khoát làm công việc bằng một cách nào đó. Lúc giải lao, khoảng 30 người cả nam lẫn nữ ăn diện thanh lịch vây quanh lấy tôi hỏi chuyện và chia sẻ chuyện riêng của họ. Lúc ấy, một thanh niên đầu óc chậm chạp ngồi ở chỗ khán giả, rẽ vội qua đám đông. Anh ta nói rất lớn, “Ông Tracy, ông Tracy, tôi cũng thành công được chứ?”.

Tôi hơi lùi lại, đứng nhìn anh ta, còn tất cả những người ở đấy để ý nghe xem tôi trả lời anh ta như thế nào. Tôi chẳng biết phải nói với anh ta thế nào. Đầu tôi rối lên. Sự tin tưởng và lời nói vừa nãy của tôi là “Bất cứ ai đều có thể thành công” đang bị thử thách. May mà anh ta lại nói tiếp. Anh ta nói, “Ông Tracy, tôi sống ở nhà tập thể. Chúng tôi sửa chữa đồ đạc. Mỗi tháng tôi mua một trái phiếu tiết kiệm một trăm đô la. Nếu tôi tiếp tục làm điều đó, liệu tôi cũng thành công chứ?”

SỰ THẦN DIỆU CỦA LÃI KÉP

Tình cờ mà tôi đã nghiên cứu xem một người phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mới có được tiền bạc sung túc. Tôi biết một người đã tiết kiệm mỗi tháng $100 từ khi 21 tuổi cho tới lúc 65 tuổi và tiền lãi trung bình ông kiếm được là 10% số tiền gửi tiết kiệm trong suốt khoảng thời gian đó, đến khi về hưu ông sẽ có hơn một triệu đô la. Đột nhiên tôi nhận ra là chàng thanh niên ấy, sống ở nhà tập thể, sửa đồ đạc, chẳng có lợi thế gì hoặc cơ hội nào, thực sự có thể trở nên giàu có. Nếu anh ta tiếp tục gửi tiết kiệm mỗi tháng $100, thì lúc về hưu anh ta sẽ giàu hơn 95 phần trăm dân số Mỹ.

Cuối cùng anh ta sẽ vượt trội hơn hầu hết các bác sĩ, nha sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kỹ sư, người kinh doanh, các chủ doanh nghiệp nhỏ, giám đốc điều hành công ty và những người kinh doanh ngành giải trí. Điều duy nhất anh ta phải làm là tiết kiệm mỗi tháng 100 đô la và lúc về hưu anh ta sẽ hoàn toàn không phải lo lắng gì về tiền bạc. Nếu anh ta tự buộc được mình mỗi tháng phải tiết kiệm, thì sức mạnh của lãi kép sẽ làm phần việc còn lại. Ai cũng có thể làm được điều đó.

BẠN CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC ĐIỀU BẠN CẦN HỌC

Kiếm tiền là kỹ năng cơ bản. Phải nắm được kiến thức và thực hành cho thành thạo, nhưng vì nhiều năm qua có hàng trăm ngàn và thậm chí hàng triệu người nam có, nữ có đã học cách kiếm tiền, nên rõ ràng người ta có thể học được kỹ năng ấy. Thật ra, nếu bạn biết điều khiển một chiếc ô tô, dùng được điện thoại di động, sử dụng máy tính hoặc làm nhiều công việc thông thường khác trong cuộc sống hằng ngày, thì dứt khoát bạn có đủ trí thông minh và năng lực để kiếm được toàn bộ số tiền bạn muốn.

Trong những trang kế tiếp, tôi sẽ trình bày với bạn cách làm sao để đạt được tình trạng tiền bạc sung túc và thậm chí trở nên giàu có bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó là tùy vào cách thực hiện của bạn và bạn hãy tiếp tục thực hiện cho đến khi bạn có được các kết quả như mong muốn. Chẳng có giới hạn nào trừ những thứ bạn đặt vào khả năng sáng tạo của mình.

“Hãy xem những thứ… bạn muốn như đã là của bạn. Hãy nghĩ chúng như là của bạn, như thuộc về bạn, như đã thuộc quyền sở hữu của bạn”.

ĐỌC THỬ

HỌC CÁCH LÀM GIÀU

“Khi những khao khát của bạn đủ mạnh, dường như bạn sẽ có được những sức mạnh phi thường để đạt được chúng”.

Napoleon Hill

Nếu ai đó với năng lực hạn chế có thể trở thành giàu có, thì tại sao lại có quá ít người trở nên giàu? Mặc dù chúng tôi sống trong một nước giàu có nhất trên thế giới, nơi mà đa số người ta kiếm tiền và tận dụng vận may trong suốt cuộc đời làm việc của họ, nhưng tại sao phần đông người ta cuối cùng lại phải sống phụ thuộc vào quỹ an sinh xã hội, lương hưu và thân nhân lúc họ thôi việc?

Nếu một người kiếm được 25.000 đôla mỗi năm, chỉ cần tiết kiệm 2.500 đôla mỗi năm, bằng 10% thu nhập của người ấy và cẩn thận đầu tư số tiền ấy để kiếm được 10% tiền lãi kép trong suốt cuộc đời làm việc của người ấy – từ năm 21 tuổi tới 65 tuổi (44 năm) – Số tiền gửi tiết kiệm đó sẽ tăng dần lên tới 1.794.762 đôla nhờ vào sự thần diệu của lãi kép.

Nếu một chàng thanh niên đầu óc chậm chạp không có một lợi thế gì trên đời có thể trở nên giàu có (xem Lời giới thiệu ) và một người kiếm được 25.000 đôla một năm, tiết kiệm 10% thu nhập của anh ấy mà có thể trở thành một triệu phú hoặc người có tiền hàng nhiều triệu thì bất cứ ai có đủ khát vọng đến như thế cũng có thể trở thành giàu có.

TẠI SAO NGƯỜI TA KHÔNG TRỞ THÀNH GIÀU CÓ

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao người ta không trở thành giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tôi nhận xét tại sao người ta không trở thành giàu có.

Nơi xuất thân?

Trước hết, lý do hàng đầu là sự giàu có chưa bao giờ nảy sinh trong đầu họ. Một người bình thường lớn lên trong một gia đình mà người ấy chưa hề gặp hoặc quen biết một người nào giàu có, người ấy chỉ biết đi học và quan hệ xã hội với những người bình thường khác. Rồi cùng làm việc với những người chẳng giàu có gì và chơi chung với những người cũng bình thường như người ấy thì người ấy sẽ chẳng sao có được thần tượng về sự giàu có. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn trong suốt giai đoạn ban đầu cuộc đời của mình cho tới lúc 20 tuổi, bạn có thể lớn lên và trở thành một người hoàn toàn trưởng thành trong xã hội mà khát vọng làm giàu chưa lần lóe lên trong ý nghĩ của bạn thì khả năng có thể trở thành giàu có đối với bạn cũng như với bất cứ ai sẽ ít có thể xảy ra.

Đây là lý do tại sao những người lớn lên trong gia đình cha mẹ giàu có sẽ có nhiều khả năng trở thành giàu khi ở tuổi trưởng thành hơn những trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ không giàu có. Sự thành đạt giàu có là một phần thế giới quan của trẻ trong gia đình có cha mẹ giàu có.

Bởi vậy lý do đầu tiên tại sao người ta không trở thành giàu có là vì khát vọng đó chưa bao giờ lóe lên trong suy nghĩ của họ. Và tất nhiên, nếu họ chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ đó, thì họ sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào để điều đó trở thành hiện thực.

Đưa ra quyết định!

Một lý do khác cũng làm cho người ta không trở nên giàu có là họ chưa bao giờ quyết định thực hiện khát vọng làm giàu. Dù cho một người đọc một cuốn sách chỉ cách làm giàu, tham dự một cuộc hội thảo kinh doanh hoặc cộng tác với những người thành công về mặt tài chính, nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi cho đến lúc nào người ấy đưa ra quyết định để thực hiện một việc nào khác. Dù khát vọng làm giàu lóe lên trong ý nghĩ là có thể trở thành giàu nếu người ấy chỉ cần nhất định làm việc gì đó theo một cách của riêng mình, nhưng lại không quyết định thực hiện bước đi đầu tiên thì cuối cùng người ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu bạn liên tục làm việc gì bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ liên tục có được thứ bạn luôn luôn có.

Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn người ta không đưa ra quyết định để thực hiện đến thành công. Họ chẳng bao giờ quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Họ chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có. Họ ước mong, hy vọng và cầu trời cho mình làm được nhiều tiền, nhưng chưa bao giờ họ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!”. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để trở thành người có tiền bạc sung túc.

Có lẽ để đến ngày mai

Sự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Người ta luôn luôn có đủ lý do để không bắt đầu thực hiện những điều họ biết cần phải làm để có được tiền bạc sung túc. Họ luôn luôn nghĩ là thời điểm chưa đúng lúc hoặc thời cơ chưa chín muồi. Các điều kiện làm ăn trong ngành kinh doanh của họ chưa tin cậy được hoặc chưa chắc đã tốt lắm. Thị trường không đúng như ý muốn. Họ có thể gặp rủi ro hoặc chẳng có gì bảo đảm. Có lẽ phải để đến năm sau.

Dường như luôn luôn có lý do để chần chừ. Do đó họ tiếp tục thoái thác thực hiện, cứ hết tháng này tới tháng khác, rồi năm tháng trôi qua cho đến khi điều đó đã quá muộn.

Dù nó đã lóe lên trong ý nghĩ của người ấy là mình có thể trở thành giàu có và đã quyết định phải thay đổi, nhưng sự trì hoãn sẽ đẩy tất cả kế hoạch của người ấy vào tương lai bất định. Sự chần chừ là kẻ trộm thời gian và cuộc sống.

Cái giá phải trả

Điều mà các nhà kinh tế học muốn nói đến là không nhịn nổi các đòi hỏi thỏa mãn là một lý do khác làm người ta khi về hưu lâm vào cảnh túng thiếu. Phần đông người ta không thể cưỡng lại việc chi tiêu mọi đồng xu họ kiếm được và bất cứ những gì họ có thể vay mượn hoặc mua thiếu. Nếu bạn không nhịn được các đòi hỏi thỏa mãn và buộc mình phải cố nhịn chi tiêu mọi khoản bạn kiếm được, bạn không thể trở thành giàu có. Nếu bạn không có thói quen căn cơ trong cuộc sống thì bạn sẽ không thể đạt tới chỗ tiền bạc sung túc. Như W. Clement Stone, người sáng lập Công Ty Bảo Hiểm Tổng Hợp của Mỹ và là một trong những người giàu nhất thế giới, nói “Nếu bạn không tiết kiệm được tiền bạc, thì bạn không có được mầm mống của sự giàu có trong người”.

Nhìn xa trông rộng

Lý do cuối cùng làm người ta lâm vào cảnh nghèo túng khi thôi việc, có lẽ cũng không kém quan trọng hơn tất cả các lý do vừa nói đến. Đó là thiếu khả năng nhìn xa trông rộng . Một cuộc nghiên cứu kéo dài trong thập niên 1950 và được xuất bản thành sách vào năm 1964 với tên là Thành Phố Không Phải Thiên Đường, tiến sĩ Edward Banfield thuộc trường đại học Harvard đã nghiên cứu các lý do về khả năng biến đổi kinh tế xã hội nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Ông muốn biết bạn có thể tiên đoán xem một cá nhân hoặc một gia đình sẽ thăng tiến đến một hoặc nhiều nhóm giai cấp kinh tế xã hội như thế nào và liệu họ có giàu có hơn ở thế hệ kế tiếp so với thế hệ hiện tại của họ hay không.

Banfield đã nghiên cứu và so sánh các kết quả ông phát hiện được dựa vào tài liệu giải thích phổ biến nhất về sự thành công kinh tế ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Điều đó có phải do trình độ học vấn không? Không phải vậy, thực ra nhiều người có trình độ học vấn khá lại không mấy thành đạt về kinh tế. Có phải là khả năng trí tuệ không? Không phải. Có nhiều người rất thông minh nhưng lại nghèo và kiếm sống không được. Có phải họ xuất thân từ gia đình khá giả không? Không phải. Nhiều người được sinh ra từ gia đình giàu có nhưng khi trưởng thành lại nghèo, trong khi nhiều người học hành không tới đâu lại trở nên rất thành công. Có phải họ có thế lực trong xã hội không? Có phải họ sống ở một nước có nền công nghiệp phát triển không? Có phải họ may mắn không? Những nhân tố nào có thể tiên đoán chắc chắn vào thời gian nào đó một người sẽ thăng tiến về mặt kinh tế?

Kế hoạch cho tương lai

Cuộc nghiên cứu của Banfield đưa ông đi đến chỉ một nhân tố mà ông có thể kết luận chính xác về khả năng dự đoán sẽ thành công ở Hoa Kỳ hơn bất cứ nhân tố nào khác là biết nhìn xa trông rộng, cụ thể là “Khoảng thời gian bạn nhận định cho kế hoạch hoạt động hằng ngày và các quyết định quan trọng trong cuộc đời.” Khả năng nhìn xa trông rộng muốn nói đến kế hoạch cho tương lai bạn đề ra ở chừng mực nào khi quyết định hiện tại bạn sẽ làm gì và chưa làm gì.

Một thí dụ về khả năng nhìn xa trông rộng là một thói quen thường thấy ở các gia đình thuộc giai cấp thượng lưu ở Anh là đăng ký cho con cái vào học ở trường Oxford hoặc Cambridge ngay khi trẻ mới sanh, mặc dù các đứa trẻ này mãi đến khi 18 hoặc 19 tuổi mới học ở các trường này. Sự suy nghĩ trong một thời gian dài như thế khiến cho các phụ huynh phải mở tài khoản tiết kiệm cho con mình để chắc chắn chúng sẽ được học ở các trường đại học danh giá sau khi chúng tốt nghiệp trung học.

Việc tiết kiệm và đặt kế hoạch cho tương lai là khả năng nhìn xa trông rộng thực tế. Một cặp vợ chồng trẻ mỗi tháng bắt đầu dành dụm $50 cho ngân quỹ giáo dục để đứa con mới sanh của họ có thể vào trường cao đẳng hoặc đại học họ mong đợi là khả năng nhìn xa trông rộng của một cặp vợ chồng. Họ sẵn sàng hy sinh trong một thời gian ngắn để đảm bảo có được các kết quả và thành quả mỹ mãn hơn trong một thời gian dài. Người biết nhìn xa trông rộng hầu như luôn thăng tiến về mặt kinh tế trong quá trình hoạt động của đời họ.

Cái giá phải trả trước

Một người tốt nghiệp trung học, tiếp tục học đại học y khoa để lấy bằng bác sĩ y khoa (M.D.) ở Mỹ sẽ phải bền chí trải qua việc thực tập nội trú và làm bác sĩ nội trú rồi sau 10 hoặc hơn 10 năm đào tạo mới trở thành bác sĩ được phép hành nghề, cũng phải có khả năng nhìn xa trông rộng. Muốn được phép hành nghề bác sĩ, anh ta phải hy sinh và phải chịu nhịn các nhu cầu thỏa mãn suốt nhiều năm trời để có được thanh thế, địa vị xã hội và có được cuộc sống sung sướng. Suốt 10 tới 12 năm trời làm việc và học hành là cách đầu tư vào sự nghiệp cho cuộc đời sau này của anh ta. Khả năng nhìn xa trông rộng của anh ta cũng bảo đảm cho cả cuộc sống sung sướng cũng như việc học hành tốt hơn cho con cái và nhiều cơ hội hơn cho chúng. Con của anh ta rất có thể sẽ cưới được con nhà danh giá và sẽ có khát vọng làm giàu để có cuộc sống thật tươi đẹp.

Thời gian để trở thành một bác sĩ tương lai phải đầu tư khoảng hơn 10 năm ăn học để bắt đầu sự nghiệp có thể kéo dài cả đời người trong một hoặc hai thế hệ, từ 50 tới 70 năm. Bằng trực giác tôi cảm thấy là một bác sĩ, một người phải dành ra nhiều năm ăn học như vậy để anh ta có thể trở thành người mà chúng ta và gia đình chúng ta phải cần đến khi cần được chăm sóc sức khỏe và anh ta là người giành được sự quý trọng của mọi người. Hiểu rõ được giá trị của việc biết nghĩ xa như vậy có thể là lý do tại sao các bác sĩ gia đình thường đứng hàng đầu khi tiến hành các cuộc khảo sát về người đáng được kính trọng nhất trong xã hội ở Mỹ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button