Kinh doanh - đầu tư

Kinh Tế Học Hài Hước

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Steven D. Levitt

Download sách Kinh Tế Học Hài Hước ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Thời thơ ấu, chúng ta thường đặt ra vô số câu hỏi về thế giới xung quanh mình. Tại sao sấm chớp lại xuất hiện lúc mưa giông? Tại sao trái đất quay? Tại sao đôi lúc chiến tranh lại xảy ra? Tại sao có người giàu người nghèo? Tại sao và tại sao…

Các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” sẽ biến mất dần khi trưởng thành. Lúc này, những thắc mắc của chúng ta bớt tính tò mò và trở nên thực dụng hơn. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về công việc, tiền lương, lãi suất, bất động sản, chứng khoán và những câu chuyện trà dư tửu hậu khác.

Tuy nhiên, vẫn có những người tiếp tục theo đuổi các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” về thế giới xung quanh mình. Họ trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên viên công nghệ hoặc nghệ sĩ.

Steven D. Levitt tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1989 và trở thành một nhà kinh tế học nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Anh nhận giải thưởng John Bates Clark vào năm 2003, khi mới 36 tuổi.Cũng giống như nhiều nhà kinh tế học khác, Levitt luôn đặt câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” về thế giới xung quanh. Nhưng khác với số đông, anh chỉ tò mò về những thứ thú vị mà phần nhiều trong đó đều rất “quái” và ngộ nghĩnh. Là một nhà kinh tế học sắc sảo và uyên bác, Levitt luôn tìm cách thỏa mãn trí tò mò về thế giới xung quanh. Anh đã sử dụng các công cụ kinh tế và phương pháp luận của một nhà khoa học để trả lời các câu hỏi kỳ quặc về sự vận hành của cuộc sống hay các hiện tượng xã hội nổi bật. Levitt tò mò về sự sụt giảm bất ngờ của tỷ lệ tội phạm ở New York (theo dự báo lẽ ra nó phải tăng lên), về thế giới của những tay buôn ma túy đường phố, về mối liên hệ giữa cái tên và số phận khi trưởng thành của đứa trẻ. Bằng con mắt và trí tuệ của một kinh tế gia xuất sắc, Levitt hé mở cho chúng ta thấy những khía cạnh bất ngờ, hài hước đằng sau tất cả mọi thứ, giống như tên của cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay.

Kinh tế học sinh sau đẻ muộn so với các ngành khoa học cơ bản khác. Nhưng như để bù lại khiếm khuyết về tuổi đời, kinh tế học đã trỗi dậy mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX và trong suốt thế kỷ XX, trở thành một ngành khoa học có nền tảng vững mạnh có thể giải quyết các câu hỏi lớn không chỉ về động cơ và quá trình vận hành của nền kinh tế mà còn về hành vi của từng cá nhân trong cuộc sống thường ngày. Những nền tảng mà Levitt dựa vào để giải đáp các thắc mắc của mình là dữ liệu thực tế, luật “nhân quả” trong kinh tế lượng và chứng cứ thực tế.

Kinh tế học hài hước (Freakonomics) ra đời từ những câu hỏi kỳ quặc và những câu trả lời bất ngờ, nhưng đầy thú vị và cực kỳ thuyết phục của Steven Levitt. Độc giả có thể rất ghét, hoặc rất thích cuốn sách này cũng chính vì cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề táo bạo nhưng vẫn tuân theo đúng chuẩn mực khoa học của Levitt. Kinh tế học hài hước chứng tỏ rằng bộ môn kinh tế học không hề khô khan chút nào, mà ngược lại rất đáng lưu ý. Thậm chí, sau khi đọc xong cuốn sách, bạn có thể sẽ quyết tâm nghiên cứu kinh tế học để có thể trả lời những thắc mắc của chính mình về thế giới xung quanh: Tại sao những tay chơi ở vũ trường New Century chỉ vì lời qua tiếng lại mà bắn nhau, để rồi kẻ chết kẻ đi tù? Tại sao các thị xã trung tâm (tỉnh lị) của các thành phố ven biển nước ta lại luôn cách nhau 150-200 km? Tại sao thị trường bất động sản ở Hà Nội lại phức tạp hơn ở thành phố Hồ Chí Minh? Cơ chế vận hành của hệ thống ghi số đề hay cá độ bóng đá phi pháp như thế nào?

Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là ấn phẩm tái bản mà Alpha Books đã tiến hành sửa chữa, cập nhật từ những bài báo, lời nhận xét về Kinh tế học hài hước của các tạp chí uy tín như Harvard Business Review, Washington Post, The New York Times; và các học giả như Malcom Gladwell, Kurt Andersen. Ngoài ra, nó còn bổ sung thêm phần hỏi đáp và trao đổi với các tác giả rất hài hước.

Tôi trân trọng giới thiệu đến các bạn Kinh tế học hài hước và hy vọng cuốn sách này sẽ không chỉ truyền cảm hứng cho bạn tìm hiểu về kinh tế học và các phương pháp luận của nó, mà còn giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về phương thức vận hành của cuộc sống và xã hội muôn màu muôn vẻ.

ĐỌC THỬ

MỞ ĐẦU: MẶT KHUẤT CỦA MỌI ĐIỀU

Bất kỳ ai sống tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 1990 có quan tâm đôi chút tới các bản tin tối hay nhật báo đều có thể được thông cảm nếu họ cảm thấy quá hoảng sợ.

Thủ phạm chính là tình trạng tội phạm. Tội phạm không ngừng gia tăng − biểu đồ về tội phạm tại bất kỳ thành phố nào của Mỹ trong những thập kỷ gần đây đều biểu thị độ dốc đi lên − và đồ thị đó như báo trước ngày tàn của thế giới vậy. Tử vong do súng đạn, có chủ đích hay vì nhiều lý do khác, đã trở nên ngày càng phổ biến. Cũng nhức nhối như nạn cướp bóc, phá hoại ô tô, trộm cắp và hiếp dâm, tội phạm đã trở thành một nỗi khiếp sợ thường trực. Mọi thứ dường như sẽ ngày càng tồi tệ. Tệ đi rất nhiều. Tất cả các chuyên gia đều nói vậy.

Nguyên nhân là do một kẻ được coi là tội phạm siêu hạng. Cùng một lúc, hắn có mặt tại khắp mọi nơi. Xuất hiện trên bìa các tờ tuần báo với cái nhìn trừng trừng. Nghênh ngang xuất hiện trêncác báo cáo của chính phủ. Hắn có dáng khẳng khiu, một thanh niên sống trong thành phố lớn với một khẩu súng rẻ tiền trong tay và trái tim trống rỗng, chỉ chất chứa bạo lực. Chúng ta cũng biết rằng có hàng ngàn kẻ như vậy ngoài xã hội, một thế hệ những kẻ giết người luôn muốn đẩy nước Mỹ vào tình trạng hỗn loạn cực điểm.

Năm 1995, một chuyên gia tội phạm học là James Alan Fox đã viết một bản báo cáo gửi tới vị Tổng chưởng lý của Mỹ liệt kê rất chi tiết xu hướng gia tăng các vụ án mạng do vị thành niên gây ra. Fox đã đưa ra cả viễn cảnh lạc quan và bi quan. Với viễn cảnh lạc quan nhất, ông tin rằng tỷ lệ án mạng do trẻ vị thành niên gây ra sẽ tăng 15% trong thập niên tới; còn với viễn cảnh bi quan, tỷ lệ này sẽ tăng gấp đôi. Theo như ông phát biểu, “Làn sóng tội phạm sắp tới sẽ cực kỳ nhức nhối” và “đến mức nó sẽ khiến chúng ta nhìn lại năm 1995 giống như những ngày tươi đẹp xa xưa”.

Các nhà nghiên cứu tội phạm học, các nhà khoa học chính trị và cả các nhà dự báo trong những lĩnh vực khác đã dự đoán một tương lai cũng khủng khiếp như vậy, đó cũng là ý kiến của Tổng thống Clinton. Ông phát biểu: “Chúng ta đều biết nước Mỹ cần khoảng sáu năm để thay đổi hoàn toàn tình trạng tội phạm vị thành niên, hoặc nước Mỹ sẽ phải chung sống với sự hỗn loạn. Và con cháu chúng ta sẽ không thể chứng kiến những cơ hội tuyệt vời của nền kinh tế toàn cầu; chúng sẽ chỉ cố gắng để bảo vệ tính mạng của mọi người ở những thành phố này”. Những đồng tiền quý giá sẽ chỉ được dành cho việc chống tội phạm.

Nhưng sau đó, thay vì gia tăng liên tục, liên tục và liên tục, tội phạm bắt đầu suy giảm. Giảm, giảm và ngày càng giảm nhiều hơn. Tội phạm giảm một cách đáng kinh ngạc trên một số khía cạnh. Tội phạm giảm sút tại khắp mọi nơi và mọi loại tội phạm đều giảm trên khắp mọi miền nước Mỹ. Tội phạm giảm liên lục và ngày càng giảm sau từng năm. Mà điều này hoàn toàn không được dự báo trước − nhất là không phải do những chuyên gia, từng dự báo về những diễn biến ngược lại.

Sự thể hoàn toàn đảo lộn đến mức đáng kinh ngạc. Tỷ lệ sát nhân vị thành niên, thay vì tăng 100% hay thậm chí chỉ 15% như James Alan Fox đã cảnh báo, đã giảm hơn 50% trong vòng 5 năm. Năm 2000, tỷ lệ án mạng trên toàn nước Mỹ đã giảm xuống tới mức thấp nhất trong vòng 35 năm qua. Tỷ lệ các loại phạm tội khác, từ hành hung tới cướp ô tô, cũng giảm tương tự như vậy.

Mặc dù các chuyên gia đã không thể dự báo về tình trạng tội phạm giảm sút − mà thực tế đó diễn ra ngay cả khi họ đang đưa ra những dự báo nghiêm trọng về tình trạng tội phạm − thì nay họ lại vội vàng giải thích hiện tượng này. Hầu hết những giả thuyết của họ đều có vẻ hoàn toàn hợp lý. Các chuyên gia cho rằng đó chính là do nền kinh tế đang phát triển của những năm 1990 đã góp phần giảm bớt tội phạm. Họ cho rằng đó chính là do sự tăng cường của luật kiểm soát súng; đó là do các chiến lược cải tổ ngành cảnh sát được triển khai tại thành phố New York, nơi các vụ án mạng đã giảm từ 2.245 vụ trong năm 1990 xuống còn 596 vụ trong năm 2003.

Các giả thuyết này không chỉ hợp lý; chúng còn mang tính khích lệ khi đã gắn sự suy giảm tội phạm với những sáng kiến cụ thể và mới đây của xã hội. Nếu nguyên nhân chính là do việc kiểm soát súng chặt chẽ hơn và số lượng cảnh sát tăng lên đã đẩy lui nạn tội phạm, thì sức mạnh để chế ngự nạn tội phạm thật sự nằm trong tầm tay của chúng ta. Và nếu vậy trong thời gian tới, lạy Chúa, bọn tội phạm sẽ khốn đốn.

Các giả thuyết đều có lý lẽ riêng của chúng, có vẻ như chẳng có sai sót gì từ lời giải thích của các chuyên gia, tới diễn giải của báo chí và nhận thức của người dân. Tóm lại, chúng đã trở thành nhận thức thông thường.

Duy chỉ có một vấn đề: các giả thuyết đó không đúng.

Có một yếu tố khác đóng vai trò chính trong việc đẩy lui nạn tội phạm trong thập niên 1990. Yếu tố đó đã hình thành từ hơn 20 năm trước và liên quan tới một phụ nữ trẻ tuổi ở Dallas có tên là Norma McCorvey.

Cũng giống như một con bướm độc xuất hiện tại một lục địa và cuối cùng lại gây ra thảm họa tại một lục địa khác, Norma McCorvey đã thay đổi đột ngột tiến trình của các sự kiện mà không hề có chủ ý. Tất cả những điều cô ta muốn chỉ là việc phá thai. Đó là một phụ nữ 21 tuổi, nghèo, thất học, không nghề nghiệp, nghiện rượu và ma túy; đã cho hai đứa con làm con nuôi người khác và lúc đó, cái năm 1970 ấy, người phụ nữ này phát hiện mình lại có thai. Nhưng tại Texas, cũng như các bang khác (ngoại trừ một vài bang) ở Mỹ thì việc phá thai bị coi là bất hợp pháp. Vấn đề của McCorvey đã được nhiều nhân vật có quyền lực hơn hẳn người phụ nữ này ủng hộ. Những nhân vật đó đã đưa người phụ nữ này trở thành nguyên đơn trong một vụ đòi hợp pháp hóa việc phá thai. Bị đơn là Henry Wade, luật sư tại Hạt Dallas.Cuối cùng vụ án đã được tống đạt lên Toà án Tối cao Mỹ, tất nhiên lúc đó McCorvey đã được đặt tên giả là cô Jane Roe. Ngày 22 tháng Một năm 1973, toà án đã tuyên bố cô Roe thắng kiện, cho phép hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Vào thời gian đó, tất nhiên là đã quá muộn để McCorvey (dưới cái tên là Roe) phá thai. Và người phụ nữ này đã sinh con và nuôi con tới khi lại cho con làm con nuôi. (Những năm sau đó người phụ nữ này đãphủ nhận trách nhiệm của mình đối với việc phá thai được hợp pháp hóa và trở thành một người hoạt động xã hội).

Vậy vụ việc của Roe có vai trò gì trong đợt giảm làn sóng tội phạm mạnh mẽ nhất trong lịch sử?

Nói tới tội phạm, hóa ra không phải mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng. Hay thậm chí là gần bình đẳng. Hàng thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy một đứa trẻ được sinh ra trong môi trường gia đình có hoàn cảnh bất ổn sẽ có nguy cơ trở thành tội phạm cao hơn những đứa trẻ khác. Và hàng triệu phụ nữ phá thai theo trào lưu của Roe − những phụ nữ nghèo, sống đơn thân, những bà mẹ tuổi vị thành niên (mà với họ, việc phá thai bất hợp pháp là quá tốn kém và khó khăn) − sẽ là những hình mẫu của sự bất ổn. Con cái họ, nếu như được sinh ra, sẽ có nguy cơ rất cao trở thành tội phạm hơn mức trung bình. Nhưng sau vụ kiện của Roe, những đứa trẻ đó đã không được sinh ra. Nguyên nhân này gây ra một tác động sâu sắc và lâu dài dẫn tới kết quả: nhiều năm sau đó, do những đứa trẻ không được sinh ra đã không còn cơ hội bước vào thời kỳ phạm tội của chúng, nên tỷ lệ tội phạm đã giảm mạnh.

Không phải do việc kiểm soát súng, hay do nền kinh tế thịnh vượng, hay các chiến lược kiểm soát mới đã cản bước làn sóng tội phạm tại Mỹ. Ngoài những yếu tố khác, thì còn một nguyên nhân quan trọng là do số lượng người có nguy cơ trở thành tội phạm đã giảm sút đột ngột.

Giờ đây, khi là các chuyên gia nghiên cứu hiện tượng suy giảm tội phạm (trước đó là các chuyên gia nghiên cứu tội phạm) thêu dệt các giả thuyết của họ trước báo chí, đã bao nhiêu lần họ viện dẫn việc phá thai được hợp pháp hóa là một nguyên nhân của hiện tượng suy giảm làn sóng tội phạm?

Chưa bao giờ.

Có một sự pha trộn tinh tế giữa thương mại và tình thân hữu: bạn thuê người môi giới bất động sản để rao bán ngôi nhà của mình.

Người môi giới bất động sản sẽ nâng mức độ hấp dẫn của ngôi nhà lên, chụp vài kiểu ảnh, định mức giá, soạn một mẩu quảng cáo thật cuốn hút, xăng xái giới thiệu về ngôi nhà, thương lượng giá cả, và theo dõi đàm phán tới khi kết thúc vụ mua bán. Chắc chắn là có rất nhiều việc cần làm, nhưng người môi giới sẽ thu được một khoản hoa hồng hấp dẫn. Khi bán được căn nhà với giá 300.000 đô-la, người môi giới sẽ thu được một khoản phí 6% là 18.000 đô-la. Mười tám ngàn đô-la Mỹ. Hẳn là bạn sẽ tự nói với mình: đó là một khoản tiền lớn. Nhưng bạn cũng cần tự nói với mình rằng bản thân bạn chưa bao giờ có thể bán được một căn nhà với giá 300.000 đô-la. Người môi giới lại biết cách bán được với giá đó − vậy đây có phải là cụm từ được người môi giới sử dụng?− “Tối đa hóa giá trị căn nhà”. Người môi giới đã bán căn nhà của bạn với giá cao nhất, đúng vậy không?

Thật vậy sao?

Người môi giới bất động sản là một kiểu chuyên gia khác với một nhà tội phạm học, nhưng vẫn thực sự là một chuyên gia. Đó là vì người môi giới am hiểu lĩnh vực của họ hơn một người bình thường và họ đang thay mặt bạn để tiến hành việc mua bán. Người môi giới nắm được thông tin chính xác hơn về giá trị của căn nhà, hiện trạng thị trường nhà đất, và thậm chí là kiểu tư duy của người mua nhà. Bạn phụ thuộc vào người môi giới đó vì họ nắm những thông tin này. Đây chính là lý do tại sao bạn cần thuê chuyên gia. Vì thế giới ngày càng phát triển chuyên môn hóa hơn, vô số chuyên gia như trên đã tự làm cho mình trở nên vô cùng cần thiết.Bác sỹ, luật sư, nhà thầu, người mua bán cổ phiếu chứng khoán, công nhân sửa chữa ô tô, người buôn bán cầm đồ, chuyên viên kế hoạch tài chính: tất cả những nhân vật đó đều có lợi thế to lớn về thông tin. Họ dùng lợi thế của họ để giúp đỡ bạn − người sẽ thuê họ − để mang lại cái bạn cần với mức giá tốt nhất.

Thật vậy sao?

Thật thú vị biết bao nếu có thể nghĩ như vậy. Nhưng các chuyên gia cũng là con người, và con người đều bị thúc đẩy bởi các động cơ. Do đó, nếu giả dụ có chuyên gia nào lừa bịp bạn thì mức độ giả dối còn phụ thuộc vào động cơ nào thúc đẩy chuyên gia đó. Đôi khi động cơ của chuyên gia cũng vì quyền lợi của bạn. Ví dụ: một nghiên cứu đối với các công nhân sửa chữa ô tô ở California cho thấy họ thường bỏ qua những phiếu thanh toán sửa chữa nhỏ bằng cách cho kiểm tra các ô tô bị hỏng bộ phận tỏa nhiệt − lý do là các công nhân sửa chữa sẽ được làm công việc đó nhiều lần. Nhưng trong một trường hợp khác, động cơ của chuyên gia có thể đi ngược với quyền lợi của bạn. Một nghiên cứu y học đã cho thấy nhiều bác sỹ sản khoa tại những khu vực có tỷ lệ sinh đẻ đang giảm thường thực hiện nhiều ca mổ đẻ hơn là tại các khu vực đang có tỷ lệ sinh sản tăng − điều này cho thấy, khi công việc ngày càng khó khăn, các bác sỹ sẽ cố gắng tìm cách có thêm những thủ tục tốn kém hơn cho bệnh nhân.

Đó là một ví dụ đáng suy ngẫm về vấn nạn các chuyên gia lạm dụng vị trí của mình và lợi dụng người khác để chứng tỏ vị trí đó. Cách tốt nhất để biết được là đánh giá mức độ mà một chuyên gia nào đó đối xử với bạn và mức độ mà chuyên gia đó thực hiện với cùng một dịch vụ tương tự nhưng là cho bản thân anh ta. Thật không may là bác sỹ phẫu thuật không tự phẫu thuật cho mình; hồ sơ bệnh án của anh ta cũng không được công khai; cũng như anh công nhân sửa chữa ô tô không tự sửa xe ô tô của mình.

Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản là công việc được công khai và những người môi giới bất động sản thường tự bán cả nhà của họ. Một bản tập hợp số liệu gần đây cho thấy trong số gần 100.000 căn nhà tại khu ngoại ô Chicago có tới 3.000 căn thuộc sở hữu của những người môi giới bất động sản.

Trước khi đi sâu vào các số liệu, có một câu hỏi được nêu ra: đâu là động cơ của người môi giới bất động sản khi họ bán căn nhà của chính họ? Thật đơn giản: để có được một giá bán tốt nhất. Có lẽ đây cũng là động cơ của bạn khi rao bán căn nhà của mình. Và do vậy, động cơ của bạn và động cơ của người môi giới bất động sản dường như có thể song hành. Sau cùng thì tiền hoa hồng của người môi giới sẽ dựa trên giá bán của căn nhà.

Nhưng khi tính tới động cơ thì việc chia tiền hoa hồng cũng khá phức tạp. Thứ nhất, 6% hoa hồng sẽ được chia giữa người môi giới của bên mua với người môi giới của bên bán. Mỗi người môi giới sẽ chuyển lại phần của họ cho hãng của mình. Nghĩa là chỉ có 1,5% của giá mua là vào thẳng túi của người môi giới.

Vì vậy, trong vụ mua bán căn nhà trị giá 300.000 đô-la của bạn phần tiền hoa hồng 18.000 đô-la, số tiền thuộc về người môi giới sẽ là 4.500 đô-la. Khoản tiền đó không hề nhỏ, bạn sẽ nói vậy. Nhưng sẽ thế nào nếu thực ra giá trị của căn nhà đó còn cao hơn 300.000 đô-la? Sẽ thế nào nếu như chỉ thêm chút công sức, kiên nhẫn, và vài mẩu quảng cáo, người môi giới đó đã có thể bán căn nhà với giá 310.000 đô-la? Sau khi trả tiền hoa hồng, bạn có thểbỏ túi được thêm 9.400 đô-la. Nhưng phần tiền hoa hồng thêm cho người môi giới chỉ là 1,5% của số tiền 10.000 đô-la tính thêm, nghĩa là chỉ có 150 đô-la. Nếu bạn có được 9.400 đô-la trong khi người môi giới chỉ kiếm được thêm 150 đô-la, vậy rốt cuộc có lẽ động cơ của anh ta không còn song hành với bạn nữa. (Nhất là khi người môi giới đó phải chi trả tiền quảng cáo và làm mọi công việc). Vậy liệu người môi giới có sẵn lòng bỏ thêm thời gian, tiền bạc và công sức chỉ để kiếm thêm 150 đô-la?

Một cách để tìm ra là so sánh sự khác nhau giữa các số liệu mua bán nhà đất thuộc về những người môi giới bất động sản và các căn nhà họ nhận bán cho khách hàng của họ. Xem xét các số liệu mua bán hơn 100.000 căn nhà tại Chicago và kiểm soát tất cả các số liệu biến đổi như địa điểm, tuổi đời, chất lượng của căn nhà, thẩm mỹ và các yếu tố khác − rõ ràng là người môi giới bất động sản thường giữ căn nhà của mình trên thị trường trung bình dài hơn mười ngày và bán căn nhà đó cao hơn 3%, hay là 10.000 đô-la cho mỗi căn nhà trị giá 300.000 đô-la. Khi người môi giới bán căn nhà của mình, người đó sẽ giữ nó cho tới khi bán được giá tốt nhất; Khi người môi giới bán căn nhà của bạn, người đó sẽ bán ngay nó khi được mức giá kha khá. Giống như người buôn cổ phiếu, người môi giới bất động sản luôn muốn bán được nhà và bán thật nhanh chóng. Tại sao lại không? Phần được chia thêm của người môi giới − 150 đô-la − là quá ít ỏi để tạo động cơ cho người môi giới đó.

Một sự thật trong số những sự thật chính trị được coi là chân thực hơn cả: Tiền bạc mua lá phiếu cử tri. ArnoldSchwarzenegger(1), Michael Bloomberg(2), Jon Corzine(3) − những nhân vật này chính là những ví dụ điển hình và ấn tượng trong thời gian gần đây. (Tạm gác lại các trường hợp ngoại lệ như Howard Dean, Steve Forbes, Michael Huffington, và đặc biệt là Thomas Golisano, người đã tham gia ba cuộc bầu cử thống đốc bang tại New York, đã chi 93 triệu đô-la của cá nhân và lần lượt chỉ giành được có 4%, 8% và 14% phiếu bầu). Hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng tiền bạc có ảnh hưởng thái quá tới các cuộc bầu cử và số tiền chi cho các cuộc vận động chính trị là quá lớn.

Quả thực các số liệu bầu cử chứng tỏ đúng là ứng cử viên nào chi nhiều tiền hơn cho các cuộc vận động bầu cử thường sẽ giành thắng lợi. Nhưng tiền bạc có phải là nguyên nhân dẫn đến chiến thắng?

Có vẻ như khá hợp lý khi nghĩ theo cách như vậy, cũng giống như sự hợp lý khi nghĩ rằng nền kinh tế phát triển mạnh trong những năm 1990 đã giúp giảm bớt tội phạm. Nhưng hai sự việc tương quan với nhau không có nghĩa là sự việc này dẫn tới sự việc kia. Sự tương quan đơn giản chỉ có nghĩa là có một mối quan hệ tồn tại giữa hai nhân tố − có thể gọi chúng là X và Y − nhưng mối quan hệ đó không nói lên điều gì về chiều hướng của quan hệ đó. Có thể là X dẫn tới Y; cũng có thể là Y dẫn tới X; và cũng có thể cả X và Y đều do một nhân tố khác dẫn tới − nhân tố Z.

Hãy suy nghĩ về mối tương quan này: Ở những thành phố xảy ra nhiều án mạng thường cũng có rất nhiều cảnh sát. Bây giờ cần xét mối tương quan cảnh sát − án mạng tại hai thành phố lớn. Denver và Washington D.C., cả hai thành phố có dân số bằng nhau, nhưng Washington có số cảnh sát nhiều hơn gấp gần ba lần so với Denver, và thành phố này cũng có số vụ án mạng nhiều hơn gấp tám lần thành phố Denver. Tuy nhiên, chỉ trừ khi anh có nhiều thông tin hơn, nếu không rất khó nói cái gì dẫn đến cái gì. Người nào đó thiếu biết có thể xem xét những con số này và kết luận rằng do số cảnh sát dôi dư tại Washington đã dẫn đến số vụ án mạng nhiều hơn đó. Cách suy nghĩ thiển cận đã tồn tại từ rất lâu đó thường gây ra cách hành xử cũng thiển cận. Hãy nhớ lại câu chuyện dân gian xưa về một Nga Hoàng khi biết rằng địa phương bị bệnh tật hoành hành nhiều nhất trong vương quốc của mình cũng chính là địa phương có nhiều bác sỹ nhất. Giải pháp của ông ta là gì? Ông ta đã ngay lập tức ra lệnh giết hết các bác sỹ.

Bây giờ quay trở lại với vấn đề chi phí cho các cuộc vận động bầu cử: để tìm ra mối quan hệ giữa tiền bạc và bầu cử, cần tìm hiểu về động cơ đóng góp tài chính cho cuộc vận động. Hãy coi bạn là người có thể sẽ đóng góp 1.000 đô-la cho một ứng cử viên. Khả năng ở đây là bạn sẽ góp tiền vào một trong hai trường hợp: một là cho cuộc chạy đua nước rút và bạn nghĩ tiền bạc sẽ tác động tới kết quả; hoặc là cho một cuộc vận động trong đó ứng cử viên đó chắc chắn là người thắng cuộc và bạn muốn được hưởng lợi từ vinh quang đó hoặc sẽ được nhận đôi chút ân huệ trong tương lai. Ứng cử viên khác, người mà bạn không ủng hộ tiền bạc sẽ bị coi chắc chắn là thất bại. (Chỉ cần hỏi các ứng cử viên tổng thống triển vọng, những người đã gây chấn động Iowa và NewHampshire)(4). Và như vậy, các ứng cử viên dẫn đầu và ứng cử viên đương nhiệm có thể kêu gọi tiền đóng góp nhiều hơn những ứng cử viên khác. Vậy còn việc chi tiêu những khoản tiền này? Những ứng cử viên đương nhiệm và ứng cử viên dẫn đầu có nhiều tiền hơn, nhưng họ chỉ tiêu nhiều tiền khi mà lâm vào thế có nguy cơ thất bại; hoặc khi cuộc vận động sau đó có thể thành cuộc đấu cam go, hay khi một đối thủ đáng gờm hơn xuất hiện?

Bây giờ hãy hình dung hai ứng cử viên, một người có tố chất thu hút mọi người còn người kia thì không. Ứng cử viên có năng lực thu hút vận động được nhiều tiền hơn và giành thắng lợi dễ dàng. Nhưng có phải tiền bạc đã đem lại chiến thắng, hay là do khả năng lôi cuốn đã đem lại nhiều phiếu bầu và cả tiền bạc cho ứng cử viên đó?

Đây là câu hỏi quan trọng nhưng rất khó trả lời. Cuối cùng thì chẳng dễ gì định lượng được sự lôi cuốn đối với cử tri. Vậy có thể định lượng bằng cách nào?

Thực sự là không thể, ngoại trừ một trường hợp đặc biệt. Mấu chốt là đánh giá một ứng cử viên chống lại… chính anh ta. Nghĩa là, ứng cử viên A ngày hôm nay cũng giống như ứng cử viên A của hai hay bốn năm tới. Tương tự với ứng cử viên B. Nếu như chỉ ứng cử viên A chạy đua với ứng cử viên B trong hai cuộc bầu cử liên tiếp nhưng trong mỗi cuộc bầu cử lại chi các khoản tiền khác nhau. Thế thì khi khả năng lôi cuốn của các ứng cử viên không mấy thay đổi, chúng ta có thể đo lường được tác động của tiền bạc.

Quả thực như đã được biết, hai ứng cử viên luôn cùng chạy đua trong các cuộc bầu cử liên tiếp trong gần một ngàn cuộc chạy đua giành các ghế trong Quốc hội Mỹ kể từ năm 1972. Những con số đã nói gì về các trường hợp đó?

Đây là một bất ngờ: số tiền mà các ứng cử viên đã chi cho vận động bầu cử hầu như không có ý nghĩa gì. Một ứng cử viên thắng cuộc có thể cắt giảm một nửa số tiền chi tiêu và chỉ mất đi 1% số phiếu bầu. Trong khi đó, một ứng cử viên thua kém nếu tăng gấp đôi số tiền đó cũng chỉ có thể hy vọng có thêm 1% số phiếu bầu mà thôi. Vấn đề thật sự đối với một chính trị gia không phải là tiêu bao nhiêu tiền; vấn đề nằm ở chỗ ông ta là ai. (Điều tương tự có thể được đề cập và sẽ tiếp tục được đề cập trong Chương 5 − về các bậc cha mẹ). Một số chính trị gia có tố chất thu hút các cử tri trong khi một số khác lại không có tố chất đó, và không có khoản tiền nào có thể thay đổi được nhiều khả năng này. (Các ông Dean(5), Forbes, Huffington(6) và Golisano tất nhiên đều đã hiểu được điều này).

Ngoài ra, còn một mặt khác của vấn đề tranh cử − có thật sự là số tiền chi cho các cuộc vận động bầu cử vô cùng lớn? Trong mỗi cuộc tranh cử điển hình hàng năm bao gồm cả vận động bầu cử tổng thống, nghị sỹ Thượng viện và Hạ viện Mỹ, đã có khoảng một tỷ đô-la được chi. Số tiền này có vẻ như là một khoản rất lớn, trừ khi bạn để tâm so sánh chúng với những thứ dường như ít quan trọng hơn những cuộc bầu cử dân chủ.

Số tiền mà người Mỹ chi cho kẹo cao su cũng tương đương như vậy.

Cuốn sách này không đề cập tới giá cả của kẹo cao su, chi phí cho chiến dịch tranh cử, nhà môi giới bất động sản thiếu trung thực, hoặc ảnh hưởng của việc phá thai hợp pháp đến tỷ lệ tội phạm giảm. Đúng là nó có nhắc đến các chủ đề đó và còn nhiều chủ đề nữa, từ nghệ thuật làm cha mẹ cho đến cơ cấu gian lận, từ cấu trúc nội bộ của Đảng 3K đến tình trạng phân biệt chủng tộc trong trò chơi truyền hình The Weakest Link. Mục đích của cuốn sách này là lột bỏ một vài lớp vỏ bên ngoài của cuộc sống hiện đại để xem điều gì ẩn giấu bên trong. Con người thường đặt ra hàng loạt câu hỏi, một số vô thưởng vô phạt, nhưng số khác lại đề cập tới những vấn đề sống còn. Những câu trả lời nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thực chất rất rõ ràng và chính xác. Chúng ta sẽ tìm kiếm những đáp án này từ dữ kiện − dưới dạng điểm thi của học sinh tiểu học, danh sách thống kê tội phạm ở New York, hay số liệu doanh thu của một tay buôn bán ma túy. (Thường thì chúng ta tận dụng được những dữ kiện vô tình bị bỏ quên, ví dụ như vệt trắng mà máy bay để lại trên trời cao). Nếu việc phát biểu hoặc lý thuyết hóa một chủ đề theo quan điểm truyền thống mang lại hiệu quả, thì khi thay đổi chúng bằng các dữ kiện chân thực, chúng ta sẽ hình thành một nhận thức mới, đáng ngạc nhiên.

Người ta có thể lý luận rằng đạo đức học thể hiện cách mà người ta muốn thế giới vận hành − trong khi kinh tế học lại cho thấy cách mà thế giới thật sự vận hành. Kinh tế học, trên hết, là một khoa học đo lường. Nó bao gồm một tập hợp các công cụ cực kỳ hiệu quả và mềm dẻo có thể đánh giá một cách đáng tin cậy một mớ bùng nhùng thông tin, để xác định tác động của bất kỳ nhân tố nào, hay ngay cả tác động tổng thể. Rút cục, “kinh tế học” chính là: một mớ bùng nhùng thông tin về chỗ làm, bất động sản, ngân hàng và đầu tư. Nhưng các công cụ của kinh tế học cũng có thể được áp dụng một cách đơn giản vào các chủ đề thú vị hơn.

Do vậy, cuốn sách này được viết từ thế giới quan rất đặc thù, dựa trên một vài ý tưởng cơ bản sau:

Động cơ là hòn đá tảng của cuộc sống hiện đại. Biện pháp thấu hiểu hoặc khám phá chúng là chìa khóa đúng đắn để giải quyết mọi câu đố, từ tội ác bạo lực cho đến gian lận thể thao và hẹn hò qua mạng.

Nhận thức thông thường thường sai. Tội ác không bùng phát vào những năm 1990, chỉ có tiền thì không đủ để thắng cử, và − ngạc nhiên chưa − uống tám ly nước một ngày chưa bao giờ cho thấy có lợi ích gì đối với sức khỏe của bạn. Nhận thức thông thường thường được con người tạo nên và rất khó chứng minh chúng là đúng, thế nhưng chúng vẫn cứ được tạo nên như vậy.

Những ảnh hưởng lớn lao thường có nguồn gốc sâu xa, đôi khi khá tinh tế, xa xôi. Đáp án của câu đố không phải lúc nào cũng ở ngay trước mặt bạn. Cô Norma McCorvey còn có ảnh hưởng đến tội phạm ở mức độ lớn hơn nhiều so với sức mạnh tổng hợp của việc kiểm soát súng, kết hợp với nền kinh tế phát triển và những chiến lược chính trị cách tân. Chúng ta sẽ thấy sự thể cũng tương tự đối với một người có tên gọi Oscar Danilo Brandon, biệt danh Johnny Appleseed of Crack.

“Chuyên gia” − dù là chuyên gia tội phạm học hay chuyên gia bất động sản − sử dụng lợi thế thông tin của họ để phục vụ lợi ích của chính họ. Tuy nhiên, họ có thể thua trong chính trò chơi của mình. Và đối mặt với Internet, lợi thế thông tin của họ đang thu hẹp lại từng ngày − bằng chứng là giá của quan tài và bảo hiểm nhân thọ, cùng với những thứ khác, ngày càng giảm.

Biết rõ phải đo lường cái gì và đo lường như thế nào sẽ giúp biến một thế giới phức tạp trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn biết cách xem xét dữ kiện, bạn sẽ giải được những câu đố tưởng chừng như không có lời giải. Lý do là bởi không có quyền lực tuyệt đối nào của những con số có thể phủi đi tầng tầng lớp lớp nhầm lẫn và mâu thuẫn.

Như thế, mục tiêu của cuốn sách này là khám phá khía cạnh ẩn giấu của… tất cả mọi thứ. Thỉnh thoảng việc này cũng khá nhàm chán. Đôi khi nó giống như chúng ta đang nghiên cứu thế giới bằng cách nhìn xuyên qua lòng một cọng rơm, hoặc đang soi vào tấm gương nhà cười; nhưng ý tưởng ở đây là nghiên cứu các tình huống khác nhau và phân tích chúng theo một cách hiếm gặp. Xét theo một vài khía cạnh, đây là một khái niệm kỳ lạ đối với một cuốn sách. Phần lớn sách vở đưa ra một chủ đề, quả quyết mô tả chủ đề bằng một hai câu và sau đó, kể nguyên một câu chuyện về nó: lịch sử của muối; tính dễ tan vỡ của nền dân chủ; sử dụng đúng dấu câu. Cuốn sách này không mang một chủ đề thống nhất nào cả. Chúng tôi đã thử cân nhắc trong khoảng sáu phút, xem có viết một cuốn sách xoay quanh một chủ đề không − lý thuyết và thực hành kinh tế vi mô, hoặc bất kỳ thứ gì tương tự? − nhưng sau đó chọn cách tiếp cận theo kiểu “săn tìm kho báu”. Đúng vậy, cách tiếp cận này sử dụng các công cụ phân tích tốt nhất mà kinh tế học cung cấp, nhưng cũng cho phép chúng ta chạy theo bất kỳ sự tò mò kỳ quặc nào nảy ra trong chúng ta. Vì thế, lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi là: Freakonomics − Kinh tế học hài hước. Những câu chuyện được đề cập trong cuốn sách này không phải lúc nào cũng được nhắc đến trong Econ, nhưng có thể mọi chuyện sẽ thay đổi. Bởi vì khoa học kinh tế trước hết là một bộ công cụ, để giải quyết vấn đề, nên không có vấn đề nào, dù là kỳ lạ, lại không thể nằm trong phạm vi nghiên cứu của nó.

Nên nhớ rằng Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học cổ điển, trước tiên và trên hết là một triết gia. Ông cố gắng trở thành nhà lý luận học, và khi cố gắng để làm như vậy, ông trở thành một nhà kinh tế học. Khi ông xuất bản cuốn Học thuyết về quan điểm đạo đức vào năm 1759, chủ nghĩa tư bản hiện đại vừa mới manh nha. Smith bị mê hoặc bởi sức mạnh của lực lượng mới này; nhưng ông không chỉ quan tâm đến những con số. Ông còn quan tâm đến khía cạnh con người, khi mà một lực lượng kinh tế, trên một quy mô rộng lớn, khiến cho cá nhân thay đổi tư duy và hành vi trong những tình huống cụ thể. Động cơ nào khiến một người đi lừa đảo hoặc ăn cắp, trong khi những người khác lại không? Làm sao mà lựa chọn có vẻ vô hại của một cá nhân, dù là tốt hay xấu, lại ảnh hưởng đến rất nhiều những người khác? Vào thời Smith, nguyên nhân và hậu quả bắt đầu được lý giải rõ ràng hơn; động cơ được khuếch đại hàng chục lần. Sức hấp dẫn và kích động của những thay đổi đó tràn ngập trong công chúng thời đó cũng hệt như sức hấp dẫn và kích động của cuộc sống hiện đại đối với chúng ta ngày nay.

Thực chất chủ đề của Smith là mâu thuẫn giữa tham vọng cá nhân và quy tắc xã hội. Nhà lịch sử kinh tế Robert Heilbroner, tác giả cuốn Các Triết gia Thế giới, đã tự hỏi làm thế nào mà Smith có thể phân tách hành vi của con người, một tạo vật vị kỷ, với mặt phẳng luân lý mà người đó hiện diện. “Smith cho rằng câu trả lời nằm trong khả năng mà chúng ta có thể đặt mình vào vị trí một người thứ ba, một người quan sát vô tư,” Heilbroner viết, “và bằng cách đó tạo ra ý niệm của đối tượng… giá trị của tình thế.”

Hãy hình dung có ba hoặc hai người háo hức đi khám phá giá trị chung của những đối tượng trong một tình huống thú vị. Sự khám phá đó thường khởi đầu bằng cách đặt những câu hỏi đơn giản chưa từng được đặt ra, chẳng hạn: Giáo viên tiểu học và võ sĩ Sumo có điểm gì chung?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button