Kinh doanh - đầu tư

Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Kinh te hoc danh cho dai chung - Alphabook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một cách nhìn nhận khác vê kinh tê học

Bàn đến kinh tế học là nói đến nỗ lực đi tìm lời giải thích hành vi của các chủ thế trong nền kinh tế. Đó có thể là người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chính phủ, hay đối tác nước ngoài… Đặc thù của kinh tế học là lời giải thích đó nhằm vào cách tìm kiếm tối đa hóa mục tiêu của chủ thể (tối đa hóa sự tiện ích, phúc lợi, hay giảm chi phí, tăng lợi nhuận,…) trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Với nghĩa đó, nhiều người xem kinh tế học chỉ như một môn khoa học xã hội “chật hẹp”.

Kế từ khi kinh tế học thực sựốược coi là khoa học, tức là có giả định, giả thuyết, lý thuyết và kiểm định thực nghiệm (có thể là bằng các công cụ toán kinh tế), thì vấn đề lại có vẻ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Không ít người cho rằng kinh tế học đã trờ nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học chương trình thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại học Quốc gia Australia, ông thầy dạy kinh tế học vi mô năm nào cũng ra một câu hỏi thi cho sinh viên là: Tại sao giả định hành vi (luôn là) thuần lý của chủ thể lại cực kỳ quan trọng và có thể chấp nhận được? Tôi đã cố gắng trả lời, song đến bây giờ tôi cũng không biết là mình đã trả lời đúng đến đâu. Có lẽ bản thân ông thầy dạy chúng tôi chắc cũng không có được câu trả lời hoàn hảo(?).

Cuốn sách Kinh tế học dành cho đại chủng đưa chúng ta tới một cách nhìn nhận khác về kinh tế học. Có thể nhiều người cho đây là một cuốn sách phổ cập giới thiệu về các nguyên lý kinh tế học. Tôi nghĩ không hẳn như vậy. Đúng hơn, đây là cuốn sách đem lại cho bạn mối liên hệ gần gũi, bình dị, song cũng rất lý trí, giữa các nguyên lý kinh tế cơ bản và dòng chảy sôi động của cuộc sống đang diễn ra. Các khái niệm, thuật ngữ tưởng chừng rất khô khan như chi phí – lợi ích, hiệu quả, chi phí cơ hội, cạnh tranh, rủi ro, ngẫu nhiên,… được hòa quyện trong biết bao chuyện thường nhật, từ việc mua soda cam và xăng, tình bạn, tình ái, đến chứng khoán, xét xử, tranh cử tống thống, ngụy biện chính sách và cà triết lý về dân chủ…

Đọc cuốn sách của giáo sư Landsburg cũng giống như thường thức một bữa trưa từ tốn, nhẹ nhàng, thú vị vậy. Rất nhiều món ăn “các câu hỏi” được bày ra. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, cá nhân “chỉ kiếm lợi cho riêng mình” lại có thể bị dẫn dắt bởi “một bàn tay vô hình” dẫn đến kết cục đẹp là sự thịnh vượng chung của xã hội? Tại sao “các loại thuế đều xấu”? Tại sao đối với các nhà kinh tế, “chính sách là một sai lầm, nhưng lại là một sai lầm ‘thơm ngon”?… Hứng thú đến bất ngờ vì chúng ta được nếm trải rất nhiều lý giải hợp lý cho những điều tưởng chừng vô lý và cả những điều vô lý trong những hành vi dường như rất có lý. Và để rồi chúng ta sẽ phần nào hiếu được vì sao thị trường cũng

“tinh vi”, “diệu kỳ” không kém thiên nhiên và còn hơn nữa, sự tinh vi đó “thường xuyên giành được những chiến công mà ngay cả thiên nhiên cũng không dám thử”.

Kinh tế học tranh luận về cái hợp lý và bất hợp lý, và chính vì vậy, chân lý luôn là điều đế ngỏ. Nếu đã biết thường thức bữa trưa, tại sao chúng ta không suy tư, nhâm nhi thêm tách trà hay cà phê. Biết đâu, chúng ta lại có lời lý giải hay hơn, hợp lý hơn cho rất nhiều câu hỏi mà cuốn sách (và cả cuộc sống) đặt ra. Và khi đó, chúng ta hiểu hơn hành vi ứng xử của con người, như tác giả đã viết: “Hiểu biết không xa tôn trọng là bao”.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho tất cà những ai muốn nắm bắt các nguyên lý kinh tế học cơ bản, muốn vận dụng chúng vì một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn cho mình, người thân và xã hội.

Lời giới thiệu

Vào tháng 11 năm 1974, không lâu sau khi tôi đặt chân tới trường Đại học Chicago để bắt đầu chương trình cao học, tờ Wall Street Journal xuất bản một danh sách về “Các cách bắt nạt một nhà kinh tế”. Danh sách này do John Tracy McGrath soạn ra và ông này đặt ra một loạt những câu hỏi đơn giản tới bẽ mặt về cuộc sống hàng ngày mà ông nghĩ rằng các nhà kinh tế học học không thế trà lời được: Tại sao một bao thuốc mua ở máy tự động lại đắt hơn một bao thuốc mua ờ quầy tạp phẩm? Tại sao mức tiền đặt cược tại các trường đua không thế tăng theo hệ số nhỏ hơn 20 xu? Tại sao soda cam đắt hơn xăng tới bốn lần?

Bữa tối hôm đó, bạn tôi và tôi – tất cả đều là học viên cao học năm đầu – với kiến thức ít ỏi về kinh tế – đã cười thỏa thích khi nghe McGrath nêu ra những câu hỏi tưởng chừng quá dễ trả lời.

Hôm nay, với gần 20 năm kinh nghiệm đã    tích    lũy được, tôi

nghĩ rằng tất cả các câu hòi    của McGrath    vừa    khó    lại vừa khiến

người ta bị mê hoặc. Như những gì tôi còn nhớ thỉ những câu trả lời mà chúng tôi nhanh chóng đưa ra trong bữa tối hôm đó không có gì hơn là né tránh việc xem xét nghiêm túc những câu hòi trên. Tôi tin rằng chúng tôi đã bàn luận qua loa hầu hết những câu hỏi đó bằng cách viện đến cụm từ “cung và cầu”, như thể chúng có ý nghĩa ghê gớm lắm. Dù chúng tôi cho nó là thế nào đi nữa thì chắc rằng đó là tất cả những gì về kinh tế học.

Còn đây là những suy nghĩ hiện giờ của tôi về kinh tế học. Đầu tiên, đó là việc quan sát thế    giới với trí tò    mò    đích    thực và thừa

nhận rằng thế giới chứa đầy    những bí ần.    Thứ    hai,    đó là việc cố

gắng làm sáng tò một cách nhất quán những bí ẩn với những quan điểm chung là cách ứng xử của con người thường chỉ nhằm phục vụ một mục đích nhất định. Đôi lúc bản thân những bí ẩn đó – như những câu hỏi của McGrath – lại rất khó giải thích, vì vậy chúng ta rèn luyện bằng cách cố gắng làm sáng tò những bí ẩn tương tự trong thế giới hư cấu mà ta tạo ra và gọi chúng là các kiểu mẫu. Nếu mục đích chỉ nhằm hiểu được tại sao soda cam đắt hơn xăng thì chúng ta có thể bắt đầu bằng việc nghĩ về một thế giới nơi mà những thứ duy nhất người ta mua bao giờ cũng chỉ là soda cam và xăng. Nếu mục đích chỉ nhằm hiếu được tại sao một số cử tri cứ nhất nhất phản đối việc cấy Silicon đế nâng ngực thì chúng ta có thế bắt đầu nghĩ về một thế giới nơi mà giới mày râu chọn bạn đời theo tiêu chuẩn duy nhất là kích cỡ của đôi gò bồng đảo.

Chúng ta nghĩ về các kiểu mẫu không chỉ bởi chúng có tính thực tế, mà bời suy nghĩ về các kiểu mẫu là bài khởi động hữu ích cho quá trình suy nghĩ về thế giới chúng ta đang sống. Mục đích của chúng ta luôn là nhằm hiếu được chính thế giới của chúng ta. Bước đầu tiên đế hướng tới sự hiếu biết – và là bước mà chúng ta chưa biết đến khi chúng ta mới bước chân vào học cao học – đó là việc thừa nhận thực tế rằng hiếu được thế giới là một điều không hề dễ dàng.

Cuốn sách này là bản tóm tắt những bài luận về việc nhà kinh tế học suy nghĩ như thế nào trước những vấn đề còn chưa sáng tò. Nó nói về những điều bí ần đối với chúng ta, tại sao chúng ta nhăn trán trước chúng, và chúng ta giải mã những ẩn số ấy như thế nào. Cuốn sách đưa ra một số bí ần mà tôi nghĩ rằng đã được làm sáng tò trong khi một số khác thì vẫn chưa có lời giải đáp. Có rất nhiều lý do chính đáng để học kinh tế, nhưng lý do mà tôi luôn cố gắng nhẩn mạnh trong cuốn sách này là, kinh tế học là một công cụ đế làm sáng tỏ những bí ẩn, và việc làm sáng tỏ những bí ẩn lại hết sức thú vị.

Gần 10 năm trở lại đây, tôi có được đặc quyền tuyệt vời là ăn trưa mỗi ngày với một nhóm các nhà kinh tế học lỗi lạc có tài năng phi thường – những người chưa từng thất bại trong việc truyền cảm hứng cho tôi bằng sự sẳc sảo, khí chất độc đáo và khả năng tạo ra những điều kỳ diệu. Hầu như mỗi ngày đều có một ai đó ngồi xuống bàn ăn cùng với một điều huyền bí mới để làm sáng tò, hàng tá những lời giải kiệt xuất và độc đáo được nêu lên, hàng tá lý do phản đối được tung ra và chỉ đôi khi bị bác bỏ. Chúng tôi làm điều đó tuyệt nhiên chỉ vì niềm yêu thích.

Cuốn sách này là một ghi chép phong phú về những gì tôi học được sau mỗi bữa ăn trưa. Tôi đảm bảo rằng một vài ý tường là của chính tôi, nhưng tôi không biết chắc chắn chúng là những ý tưởng nào nữa. Rất nhiều ý tưởng khác tôi có được từ Mark Bils, John Boyd, Lauren Feinstone, Marvin Goodfriend, Bruce Hansen, Hanan Jacoby, Jim Kahn, Ken McLaughlin, Alan stockman và biết bao khuôn mặt khác đã đến và đi trong suốt những năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã đưa tôi đi cùng họ trong chuyến khám phá đầy lý thú đó.

Cuốn sách này cũng được dành tặng cho Bonnie Buonomo, quản lý nhà hàng, người đã giúp tạo ra một bầu không khí lý tưởng nhất đế nhóm chúng tôi thảo luận; và dành cho quán Tivoli Coffee ở Rochester, nơi đã thách thức các quy luật kinh tế, cho phép tôi được ngồi lì ở đó soạn bản thảo này mà chỉ tính tiền một ly cà phê mỗi ngày.

LỜI NHẮN CHO CÁC CHƯƠNG

Các chương tiếp theo đưa ra ví dụ tiêu biếu về cách nhìn thế giới qua lăng kính của các nhà kinh tế học. Bạn đọc có thể đọc theo trình tự các phần. Một vài chương có lấy ý tưởng từ những chương trước đó, nhưng các yếu tố tham khảo này không bao giờ là yếu tố chủ yếu của dòng sự kiện.

Các ý tưởng được trình bày trong cuốn sách này có mong muốn đưa ra quan điếm đúng đắn tiêu biếu của các nhà kinh tế học chính thống. Tất nhiên, không thể tránh khỏi sự bất đồng ở một số điểm cụ thể, và một nhà kinh tế học nào đó chắc chắn cũng không tán đồng với những gì tôi trình bày. Nhưng tôi tin rằng hầu hết các nhà kinh tế học đọc cuốn sách này sẽ đồng ý rằng nó phản ánh quan điếm chung của họ.

Bạn đọc hiểu biết sẽ nhận thấy cuốn sách này áp dụng các lập luận kinh tế vào phạm trù rộng trong cách ứng xử của con người (và đôi lúc của thế giới khách quan). Xin bạn đọc cũng lưu ý rằng khi một câu hòi liên quan tới phạm vi ứng dụng của một nguyên lý kinh tế được đưa ra, thì tác giả vẫn luôn thích rủi ro và mắc lỗi theo hướng ôm đồm thái quá. Tôi tin rằng các quy luật kinh tế mang tính toàn cầu; chúng không kỳ thị chủng tộc hay giới tính, vì thế tôi tự tin rằng không quý bạn đọc nào nhầm lẫn cách sử dụng lặp đi lặp lại của các đại từ như “anh ấy”, “anh ta” và “của anh ấy” với các đại từ chuyên dành riêng cho phái mạnh theo cách viết và phát âm tương tự.

ĐỌC THỬ

Chương 1. Sức mạnh của thưởng phạt

Dây đai an toàn nguy hiểm như thê nào?

Phần lớn các kiến thức kinh tế có thể được tóm gọn trong những dòng sau: “Con người sẽ phản ứng trước thưởng phạt”. Phần còn lại chỉ là những lời dẫn giải.

“Con người sẽ phản ứng trước thường phạt” nghe đủ vô thưởng vô phạt đế hầu hết mọi người đều có thể thừa nhận sự đúng đắn của nó với tư cách là một nguyên lý phổ biến. Thứ làm nên sự khác biệt của nhà kinh tế học là sự kiên trì trong việc xem xét nghiêm túc nguyên lý này tại bất cứ thời điếm nào.

Tôi vẫn còn nhớ cảnh chờ đợi nửa tiếng đồng hồ đế mua một can xăng với mức giá được chính quyền liên bang bảo hộ vào cuối những năm 1970. Hầu như tất cả các nhà kinh tế học đều đồng tình rằng nếu giá xăng được phép tăng tự do thì người ta sẽ mua ít hơn. Nhưng giới phi kinh tế học thì tin vào điều ngược lại. Các nhà kinh tế học đã đúng: Khi sự bảo hộ giá được dỡ bỏ, những dãy hàng dài chờ mua xăng cũng biến mất.

Niềm tin của nhà kinh tế học vào sức mạnh của thưởng phạt rất có ích cho anh ta, và anh ta tin tưởng tuyệt đối vào nó như tin vào một hướng dẫn viên khi đang ở một nơi xa lạ vậy. Năm 1965, Ralph Nader xuất bản cuốn Unsafe at Any Speed, một cuốn sách kêu gọi sự chú ý tới các yếu tố thiết kế khác nhau khiến ô tô trở nên nguy hiếm hơn mức cần thiết. Chính phủ liên bang nhanh chóng phản ứng lại bằng cách đưa ra một loạt quy định về an toàn cho xe ô tô, bắt buộc sử dụng dây đai an toàn, bảng đồng hồ có đệm, vô lăng gập lại được, hệ thống phanh đôi và kính chắn gió chống thấm.

Ngay cả trước khi các quy định này có hiệu lực, bất cứ nhà kinh tế học nào cũng có thể tiên đoán được một trong những hậu quả của chúng: Con số tai nạn do ô tô gây ra tăng lên nhanh chóng. Nguyên do là, tính mạng như “ngàn cân treo sợi tóc” trong một tai nạn chính là động cơ thúc đẩy người ta lái xe cẩn thận hơn. Nhưng nếu người lái xe thắt dây an toàn và bảng đồng hồ trước mặt được lót đệm thì họ sẽ gặp ít nguy hiểm hơn. vì người ta sẽ phản ứng trước những kích thích mang tính tích cực, nên sẽ lái xe sẽ ẩu hơn. Kết quả là nhiều tai nạn xảy ra hơn.

Nguyên lý mà tôi đang áp dụng cũng chính là nguyên lý tiên đoán sự biến mất của hàng dài chờ mua xăng. Khi giá xăng còn thấp, người ta chọn mua nhiều xăng hơn. Khi giá của các tai nạn (ví dụ, xác suất thương vong hay giá thuốc men chữa trị được phỏng đoán) thấp, người ta sẽ chọn việc có nhiều tai nạn hơn.

Bạn có thể phản bác rằng tai nạn, không giống như xăng, không mang nghĩa “tốt” để người ta chọn mua. Nhưng “tốc độ” và “cầu thả” là thứ hàng hóa mà dường như người ta luôn mong muốn có được. Việc lựa chọn lái xe nhanh hơn hay cẩu thả hơn cũng giống như việc lựa chọn có thêm nhiều tai nạn hơn, ít nhất là về mặt xác suất.

Một câu hỏi thú vị vẫn luôn đeo bám: Tác động thực sự của sự kiện đó lớn tới mức nào? Đã có thêm bao nhiêu tai nạn xảy ra do các quy định về an toàn từ những năm 1960? Đây là cách đặt câu hỏi thu hút sự chú ý: Các luật định có xu hướng làm giảm số lượng tử vong của các tài xế bằng cách tăng khả năng sống sót sau các vụ tai nạn. Cũng như vậy, các luật định có xu hướng làm tăng số lượng tử vong của các tài xế bằng cách khuyến khích thái độ lái xe ẩu. Tác động nào sẽ lớn hơn? Tác động thực của các luật định là nhằm giảm hay tăng số lượng tử vong?

Không thể giải đáp được câu hòi này chỉ bằng logic thuần túy.

Chúng ta phải nhìn vào con số thực tế. Vào giữa những năm 1970, Sam Peltzman thuộc trường Đại học Chicago đã thực hiện điều đó. Ông nhận thấy rằng hai tác động trên tương đương nhau, và vì thế, chúng tự loại trừ lẫn nhau. Số lượng tai nạn tăng lên và số lượng tử vong trong mỗi tai nạn giảm xuống, nhưng về cơ bản, tống số lượng tài xế tử vong không hề thay đổi. Một tác động phụ rất thú vị là số lượng người đi bộ thương vong lại tăng lên; suy cho cùng, người đi bộ không được lợi ích gì từ các bảng đồng hồ có đệm.

Tôi khám phá ra rằng khi tôi nói với giới phi kinh tế học về những kết quả Peltzrnan thu được, họ không thế tin được rằng người ta lái xe ẩu hơn chỉ đơn giản là vì ô tô của họ an toàn hơn. Còn các nhà kinh tế học – những người đã học cách tôn trọng nguyên lý “người ta sẽ phản ứng trước thường phạt” – thì không vấp phải khó khăn trên.

Nếu bạn khó có thế tin rằng người ta lái xe ẩu hơn khi ô tô của họ an toàn hơn, thì bạn hãy xem xét trường hợp người ta lái xe cẩn thận hơn khi ô tô của họ nguy hiểm hơn. Đương nhiên, đó chỉ là cách diễn đạt khác của cùng một luận điểm, nhưng với cách diễn đạt này, người ta dễ tin vào luận điểm đó hơn. Nếu dây đai an toàn được tháo khỏi xe của bạn, chẳng phải bạn sẽ chú ý hơn khi lái xe hay sao? Hãy nâng quan sát này lên một mức độ cao hơn. Nhà kinh tế học người Mỹ Armen Alchian thuộc trường Đại học California tại Los Angeles đã gợi ý một cách giúp giảm thiểu tỷ lệ tai nạn: Hãy yêu cầu lắp thêm một mũi tên ngay trên vô lăng ô tô, đầu nhọn chĩa thẳng vào tim của tài xế. Alchian tự tin dự đoán rằng tình trạng cho xe chạy quá sát phía sau một xe khác sẽ giảm đáng kể.

Chẳng có ý nghĩa gì khi liều mạng một cách dại dột để rồi nhận lấy nhiều rủi ro hơn khi bạn có một bảng đồng hồ có đệm. Lái ẩu thì phải trả giá, nhưng nó cũng mang lại những niềm vui cho kẻ ngồi sau vô lăng. Bạn đến đích nhanh hơn, và bạn thường diễn rất nhiều trò vui trên đường. “Lái xe ẩu” có nhiều kiểu: Lái xe trong những tình huống nguy hiểm, đế tâm trí treo ngược cành cây, hay tạm thời chuyển sự tập trung vào đường đi sang việc tìm băng cát-sét. Bất cứ hành động nào cũng có thể khiến chuyến đi của bạn trở nên thú vị hơn, và bất cứ hoạt động nào cũng xứng đáng là yếu tố làm tăng rủi ro tai nạn lên một chút.

Đôi lúc người ta bị lôi cuốn vào việc phản ứng rằng không điều gì – hay ít nhất là những gì tôi kể trên – đáng là một yếu tố rủi ro gây tử vong. Các nhà kinh tế học cảm thấy khó chịu trước phản bác này, vì cả những người phản bác lẫn những người khác đều thực sự tin vào điều này. Hàng ngày, tất cả mọi người đang mạo hiểm mạng sống chỉ vì những lợi ích nhỏ mọn. Việc lái xe tới cửa hàng để mua một tờ báo chứa đựng nguy cơ hiến nhiên và có thể phòng tránh bằng cách ờ nhà, nhưng người ta vẫn lái xe tới cửa hàng. Chúng ta không cần phải hỏi liệu niềm vui bé nhỏ ấy có đáng đánh đổi với bất cứ rủi ro nào không, bời câu trả lời hiển nhiên là có. Câu hỏi hay hơn phải là niềm vui ấy đáng giá từng nào rủi ro như thế nào. Sẽ là hoàn toàn có lý khi nói: “Tôi sẽ tìm băng cát-sét trong khi lái xe nếu điều đó dẫn tới một trong một triệu nguy cơ tử vong”. Đó là lý do tại sao nhiều người tìm băng cát-sét khi xe chạy với vận tốc 25 dặm/giờ hơn là với vận tốc 70 dặm/giờ.

Quan sát của Peltzman cho thấy hành vi lái xe đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi môi trường xung quanh tài xế. Điều này tạo cơ hội cho một số tài xế gây ảnh hưởng tới hành vi của các tài xế khác. Những tấm biển hiệu có hình trẻ em trên xe nhan nhản khắp nơi là một ví dụ. Những biến hiệu này vốn có chủ ý nhắc nhở các tài xế khác rằng họ nên cẩn thận hơn khi lái xe. Tôi biết rằng nhiều tài xế cảm thấy mình bị xúc phạm bởi những biến báo này ám chỉ rằng họ chưa thật sự cẩn thận khi lái xe. Các nhà kinh tế học sẽ không mấy cảm thông với cảm giác này, vì họ biết rằng không ai từng lái xe thật sự cẩn thận (bạn có lắp một bộ phanh mới mỗi lần đi siêu thị không?), và sự cẩn trọng của đa số các tài xế thay đối rõ rệt cùng với môi trường xung quanh họ. Thật ra chẳng vị tài xế nào muốn gây thương tích cho hành khách trên các ô tô khác; rất nhiều tài xế còn ăn năn day dứt khi họ đụng phải ô tô có trẻ em ở trên. Nhóm những tài xế đó sẽ chọn cách lái xe cấn thận hơn khi được cảnh báo về sự hiện diện của trẻ em và sẽ cảm kích hơn khi được cảnh báo về điều đó.

Một cách ngẫu nhiên, đây lại là gợi ý cho một đề tài nghiên cứu thú vị. Các nhà kinh tế học cho rằng rất nhiều tài xế sẽ cẩn trọng hơn trước sự xuất hiện của biển hiệu trẻ em trên xe. Công trình này nhằm mục đích tìm hiểu xem sự cẩn trọng sẽ thay đối như thế nào bằng cách theo dồi tỷ lệ tai nạn của các xe có và không có biển hiệu này. Đáng tiếc là tỷ lệ tai nạn lại có thể là chỉ dẫn sai lệch vì ít nhất ba lý do sau. Thứ nhất, các bậc phụ huynh – những người có treo biển hiệu này trên xe – có lẽ là những người lái xe cẩn thận hơn bình thường; họ ít gặp tai nạn hơn chỉ vì họ là những tài xế đặc biệt cẩn thận, chứ không phải vì tác động của biến báo này như đối với những tài xế khác. Thứ hai (và mở ra một thành kiến theo hướng đối lập), các bậc phụ huynh kia – những người có treo biển hiệu – biết rằng biển báo này sẽ khiến các tài xế khác cẩn trọng, và vỉ thế họ tự cho phép bản thân được lơ là một chút. Điều này dẫn tới việc họ gặp nhiều tai nạn hơn và ít nhất triệt tiêu phần nào những tác động của việc các tài xế khác lái xe cẩn thận hơn. Thứ ba, nếu biển hiệu trẻ em trên xe thực sự có hiệu quả thì chẳng gì có thể cản các cặp vợ chồng không con treo biển này. Nếu các tài xế có ý thức về trò lừa gạt phổ biến này, thì họ sẽ có xu hướng kiềm chế những phản ứng tự nhiên.

Điều này có nghĩa là những số liệu thống kê thô sơ về tai nạn không thế nói lên được phản ứng của các tài xế sẽ như thế nào trước biển hiệu trẻ em trên xe. Vấn đề ở đây là phải tìm ra kỹ thuật thống kê thông minh đế đưa ra tất cả những hiệu chỉnh cần thiết, ờ đây tôi không đề xuất một giải pháp cho vấn đề này, nhưng tôi trình bày trường hợp này như một ví dụ về những khó khăn tiêu biểu trong nghiên cứu kinh tể thực nghiệm. Rất nhiều công trình nghiên cứu kinh tế xoay quanh việc tìm ra những giải pháp sáng tạo cho những khó khăn này.

Sau khi bàn tán ngoài lề về những thử thách của nghiên cứu thực nghiệm, tôi xin được quay lại chủ đề chính: sức mạnh của thưởng phạt. Mong muốn thứ hai của nhà kinh tế học là lý giải sức mạnh đó. Liệu việc sáng chế ra các biện pháp tránh thai có giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn không? Chưa chắc – phát minh này chỉ làm giảm “cái giá” của quan hệ tình dục (mà việc có thai ngoài ý muốn là một phần trong cái giá đó), và do đó, xui khiến người ta quan hệ nhiều hơn. Tỷ lệ phần trăm quan hệ tình dục dẫn tới có thai giảm xuống, nhưng số lượng người quan hệ tình dục lại tăng lên, và con số những người có thai ngoài ý muốn có thế tăng hoặc giảm. Liệu ô tô tiết kiệm năng lượng có giúp giảm mức độ tiêu thụ xăng của chúng ta không? Chưa chắc – một chiếc xe tiết kiệm năng lượng chỉ làm giảm “cái giá” của việc lái xe, và người ta sẽ chọn việc lái xe nhiều hơn. Thuốc lá có hàm lượng hắc ín thấp có lẽ lại khiến tỳ lệ ung thư phối tăng lên. Chất béo tống hợp có lượng calo thấp có thể lại làm tăng số cân nặng trung bình của người Mỹ.

Luật tội phạm là một yếu tố quan trọng có thế cho biết người ta phản ứng với thường phạt như thế nào. Những hình phạt nặng có thể ngăn chặn hành vi tội ác đến mức độ nào? Một trường hợp đáng chú ý là tội tử hình. Các tổ chức chính phủ và các học giả hàn lâm đã dày công nghiên cứu tác động trừng phạt của án tử hình. Thông thường, những nghiên cứu của họ không hơn gì ngoài việc khảo sát tỷ lệ giết người tại các bang có và không có án tử hình. Các nhà kinh tế học đều chỉ trích gay gắt những nghiên cứu này bởi chúng đã thất bại khi giải thích các yếu tố quan trọng khác giúp ích cho việc xác định tỷ lệ giết người. (Họ thậm chí còn thất bại trong việc giải thích cách án tử hình được thực thi nghiêm ngặt, cho dù mỗi bang có nét khác biệt đáng kể.) Mặt khác, tống hợp của những kỹ thuật thống kê đã hoàn thiện được biết tới với cái tên toán kình fi? được thiết kế chính nhằm đong đếm sức mạnh của thưởng phạt. Điều này khiến cho việc áp dụng toán kinh tế vào khảo sát tác động của án tử hình là lẽ tự nhiên. Người tiên phong trong nỗ lực này là Giáo sư Isaac Ehrlich thuộc trường Đại học Buffalo, công trình nghiên cứu của ông đã được xuất bản vào năm 1975. Những phân tích công phu của ông dẫn tới một kết luận ấn tượng: Trong những năm 1960, tính bình quân, mỗi một án tử hình được thực thi tại Mỹ đã giúp ngăn ngừa khoảng 8 vụ giết người.

Phương pháp phân tích của Ehrlich đã bị các nhà kinh tế học khác chỉ trích gay gắt. Hầu hết những lời chỉ trích đều tập trung vào những câu hỏi mang tính chuyên môn trong kỹ thuật thống kê. Những câu hòi như thế không phải là không quan trọng. Nhưng có một sự đồng tình phố biến trong giới chuyên gia kinh tế rằng thể loại nghiên cứu thực nghiệm mà Ehrlich tiến hành có khả năng lý giải những sự thật nặng ký v’ê tác: động của án tử hình.

Vào năm 1983, Giáo sư Edward Learner thuộc trường Đại học California, Los Angeles đã cho đăng một bài báo thú vị mang tên “Nào, hãy lôi những trò bịp ra khỏi toán kinh tế”. Trong đó, ông cảnh báo rằng những định kiến của nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đáng kể tới các kết quả của ông. Learner sử dụng án tử hình làm ví dụ. ông trình bày một phép thử nghiệm toán kinh tế đơn giản, khi mức chênh lệch nghiêng về phía ủng hộ án tử hình, có thế thấy rằng mỗi một án tử hình được thực thi giúp ngăn ngừa tới 13 vụ giết người. Cùng một phép thử nghiệm như thế, nhưng với mức chênh lệch nghiêng về phía chống án tử hình, thì có thể thấy mỗi một án tử hình được thực thi thực chất lại gây ra thêm 3 vụ giết người. Thực tế, trừ phi ai đó đi sâu vào việc tạo ra độ chênh lệch phản đối án tử hình, còn thì hầu hết các nghiên cứu toán kinh tế cho thấy tác động ngăn ngừa đáng kể của án tử hình. Kẻ sát nhân cũng phản ứng trước thưởng phạt.

Làm sao có thế như vậy? Chẳng phải rất nhiều tên sát nhân đam mê giết người hoặc hành động vô thức hay sao? Có lẽ là như vậy. Nhưng có hai phản IVôi như sau. Thứ nhất, các kết quả của Ehrlich cho thấy mỗi án tử hình được thực thi giúp ngăn ngừa 8 vụ giết người; chứ không nói rõ 8 vụ giết người nào được ngăn ngừa. Chỉ cần tên sát nhân được ngăn chặn, thì có nghĩa là án tử hình chính là sự ngăn chặn. Phản hồi thứ hai là: Tại sao chúng ta nên hy vọng rằng những kẻ sát nhân khát máu lại không phản ứng trước thưởng phạt? Chúng ta có thể tưởng tượng hình ảnh một người căm ghét vợ mình tới mức trong hoàn cảnh thông thường có thể làm hại vợ nếu anh ta nghĩ rằng anh ta có 90% cơ hội thoát khỏi vòng lao lý. Khi đó, có lẽ trong giây phút nóng giận, anh ta sẽ mất hết lý trí đến nỗi sẵn sàng giết vợ thậm chí ngay cả khi chỉ có 20% cơ hội thoát tội. Như vậy trong giây phút nóng giận, việc nhận thức cơ hội thoát tội của mình là 15% hay 25% chẳng có ý nghĩa gì đối với anh ta cả.

(Tôi cũng xin được trình bày phản hồi thứ ba khá hấp dẫn. Ehrlich không bịa ra con số 8; ông rút ra con số này thông qua việc phân tích dữ liệu công phu. Hoài nghi cũng là điều dễ hiếu, nhưng hoài nghi nghiêm túc cần đi kèm với việc xem xét nghiên cứu bằng quan điểm khách quan và vạch ra bước nào trong lý luận, nếu có, là đáng ngờ.)

Có những bằng chứng cho thấy người ta phản ứng mạnh mẽ trước thường phạt thậm chí cả trong những trường hợp chúng ta thường không cho rằng hành vi của họ là hợp lý. Rõ ràng là bằng thực nghiệm, các nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng, khi bạn đưa cho một người một cốc cà phê nóng bỏng, thường thì anh ta sẽ làm rơi chiếc cốc nếu anh ta biết được đó là cái cốc rẻ tiền, nhưng anh ta sẽ cố nắm lấy nó nếu anh ta tin rằng đó là cái cốc đắt tiền.

Quả thật, phản ứng trước thưởng phạt có thế là một hành vi tự nhiên giống như bất cứ hành vi bản năng nào. Trong một loạt thí nghiệm được thực hiện tại trường Đại học Texas A&M, các nhà nghiên cứu đã cho phép chuột và chim bồ câu có thể “mua” các loại thức ăn và đồ uống khác nhau bằng cách đấy các đòn bẩy khác nhau. Mỗi mặt hàng có một giá cụ thể, chẳng hạn như 3 rân đẩy cho một giọt xá xị hay 10 lần cho một mẩu pho mát. Các con vật này được nhận “lương” tương ứng với một số rân đầy nhất định hàng ngày; sau khi chúng “tiêu” hết lương, các đòn bẩy sẽ ngừng hoạt động. Trong một vài phiên bản khác của thí nghiệm, các con vật có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Chúng nhận thêm số rân đấy với cùng giá tiền sau mỗi nhiệm vụ chúng thực thi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chuột và chim bồ câu phản ứng tương ứng trước những thay đổi của giá cả, những thay đổi của thu nhập, và những thay đối của mức lương. Khi giá bia tăng, chúng mua ít bia hơn. Khi lương tăng lên, chúng làm việc hăng say hơn – trừ phi thu nhập của chúng đã rất cao, trong trường hợp đó, chúng chọn việc hường thụ nhiều hơn. Đó cũng chính là những phản ứng mà các nhà kinh tế học mong chờ và quan sát từ loài người chúng ta.

Thưởng phạt cũng có tác động. Kho tàng lịch sử kinh tế chứa đựng hàng nghìn nghiên cứu thực nghiệm kiếm chứng cho mệnh đề này, và chưa từng có nghiên cứu nào có thể bác bỏ mệnh đề này một cách thuyết phục. Các nhà kinh tế học vẫn luôn kiếm chứng mệnh đề này (trong khi có lẽ vẫn thầm hy vọng sẽ được vang danh trong việc là người đầu tiên bác bỏ nó) và mãi mãi mở rộng phạm vi ứng dụng của nó. Trong khi chúng ta thường nghĩ rằng chỉ người tiêu dùng mới phản ứng trước giá thịt, thì giờ chúng ta nghiên cứu việc tài xế phản ứng trước dây đai an toàn, kẻ giết người phản ứng trước án tử hình, chuột và bồ câu phản ứng trước tiền lương, vốn và dao động giá. Các nhà kinh tế học đã nghiên cứu cách thức người ta lựa chọn bạn đời, kích cỡ hộ gia đình và mức độ tham gia vào tôn giáo, và liệu có nên duy trì tục ăn thịt người hay không. (Xu hướng này phổ biến đến mức tạp chí Journal of Political Economy đã cho đăng một bài châm biếm tính kinh tế của việc đánh răng, trong đó “dự đoán” rằng con người dành chính xác là một nửa thời gian lúc thức vào việc đánh răng. “Không mô hình xã hội học nào”, tác giả kiêu hãnh nói, “có thể chấp nhận một kết luận chính xác đến vậy”.) Dù có nhiều biến thể khác nhau, song một chủ đề chính luôn xuyên suốt: Thường phạt có tác động.

Chương 2. Những câu đô hỢp lý

Tại sao Rolling Stones “cháy” vé?

Kinh tế học khởi đầu với giả định rằng tất cả những hành vi của con người đều hợp lý. Tất nhiên, giả định này không phải lúc nào cũng đúng; đa số chúng ta có thể nghĩ ngay tới những ngoại lệ trong chính gia đình mình.

Nhưng sự chính xác của các giả định không bao giờ là điều kiện tiên quyết cho các thắc mắc khoa học. Hãy hỏi một nhà vật lý học xem quả bóng bowling sẽ chạm đất trong vòng bao lâu nếu bạn thả nó từ mái nhà xuống, ông ta sẽ vui vẻ giả sử rằng nhà bạn ở trong môi trường chân không, sau đó sẽ tiếp tục tính toán đế đưa ra một câu trả lời chuẩn xác. Hãy yêu cầu một kỹ sư dự đoán hướng lăn của một quả bóng billard sau khi được đánh từ một góc nhất định. Anh ta sẽ giả sử rằng yếu tố ma sát không tồn tại, và độ chính xác trong dự đoán của anh này sẽ khiến bạn không thể thất vọng. Hãy đề nghị một nhà kinh tế học dự đoán những tác động của hiện tượng tăng thuế xăng dầu. ông ta sẽ giả định rằng tất cà mọi người đều có lý và sau đó sẽ cung cấp cho bạn một câu trả lời khá chính xác.

Các giả định được kiếm chứng không dựa vào sự thật theo nghĩa đen mà còn dựa vào chất lượng những hệ quả của chúng. Theo tiêu chuẩn này, sự hợp lý có thành tích khá vẻ vang. Nó ngụ ý rằng con người thường phản ứng trước thưởng phạt, một định đề với rất nhiều dẫn chứng. Nó ngụ ý rằng người ta luôn sẵn sàng trả thêm tiền cho một hộp ngũ cốc 26 ounce hơn là một hộp 11 ounce, rằng những công nhân trình độ cao thường kiếm được nhiều tiền hơn những công nhân không có chuyên môn, rằng những người yêu cuộc sống sẽ chẳng bao giờ nhảy xuống từ Cầu Cổng Vàng, và rằng những em bé bị đói sẽ khóc đế thông báo cho

cha mẹ về nhu cầu của chúng. Tất cả những điều này luôn đúng.

Khi chúng ta giả định rằng con người thường rất lý trí, thì rõ ràng chúng ta chẳng hề giả định chút nào về sờ thích của họ. De gustibus non est disputandum – không thể đo đếm được sờ thích -là một trong những khẩu hiệu của các nhà kinh tế học. Có một số lượng đáng kinh ngạc những độc giả yêu thích thơ của Rod McKuen hơn thơ của William Butler Yeats. Chúng ta không có ý nói họ thiếu sáng suốt. Một số người yêu thích thơ của McKuen có thể vẫn mua tuyển tập thơ của Yeats nhưng không hề có ý định đọc nó, mà chỉ bởi trông nó khá đẹp khi đặt trên bàn café hay nhằm tạo ấn tượng trước đám bạn bè rằng họ có tâm hồn tinh tế. Chúng ta vẫn không có ý nói họ thiếu sáng suốt. Khi chúng ta khẳng định rằng con người thường rất lý trí, thì có nghĩa chúng ta chỉ khẳng định một điều: Rằng nhìn chung, người ước ao được đọc thơ của Rod McKuen, người không hề quan tâm đến việc chồng sách trên bàn trông thế nào, và người chẳng có lý do chính đáng nào để mua tuyển tập thơ của Yeats sẽ không tìm mua tuyển tập thơ của Yeats. Và điều này đúng trong đa số trường hợp.

Tương tự, khi một người trả 1 đô-la cho một tấm vé số với cơ hội trúng 5 triệu đô-la là 1 trên 10 triệu thì chúng ta không thấy bằng chứng nào chứng tỏ đây là một hành động bất hợp lý. Và nếu anh em sinh đôi của người này quyết định không mua vé số, chúng ta cũng không thấy đó là một hành động bất hợp lý. Mỗi người có một quan điểm khác nhau về sự rủi ro, và vì thế mà hành vi của họ cũng khác nhau. Nếu người chơi xổ số quyết định chơi ờ mức giải thưởng trị giá 5 triệu đô-la thay vì mức giải thưởng 8 triệu đô-la với cơ hội trúng giải như nhau nhưng trị giá giải thưởng cao hơn thì chúng ta cho rằng anh này đang hành động một cách bất hợp lý. Chúng ta cho rằng những hành vi như thế này là rất hiếm hoi.

Dù vậy, rất nhiều hành vỉ như thế của con người trên danh nghĩa vẫn bị coi là bất hợp lý. Khi một nhân vật danh tiếng xác nhận chất lượng cho một sản phẩm được quảng cáo, thì doanh thu bán hàng tăng lên nhanh chóng cho dù lời xác nhận chẳng hề chuyển tải chút thông tin nào về chất lượng sản phẩm. Có thể dễ dàng đoán được rằng những buổi trình diễn nhạc rock sẽ bán hết sạch vé trước đêm nhạc hàng tuần, và vẫn sẽ “cháy” vé ngay cả khi ban tổ chức tăng giá vé, nhưng giá vé đã không hề tăng. Doanh thu bảo hiếm động đất tăng vùn vụt sau một trận động đất, cho dù xác suất xảy ra động đất trong tương lai có lẽ chẳng khác gì so với trước đó. Người ta vẫn dành thời gian đi bỏ phiếu đế bầu tổng thống, cho dù chẳng có khả năng rõ ràng nào rằng một phiếu bầu sẽ có ảnh hường tới kết quả bầu cử cả.

Chúng ta nên phản ứng thế nào trước những hiện tượng như thế? Một phản ứng rõ ràng rất hợp lý là: “ồ, thường thì con người sẽ cư xử hợp lý, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Kinh tế học có khả năng tác động đến một số hành vi nhất định, nhưng không phải tất cả. vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ”.

Một phản ứng khác là cố duy trì ảo tưởng rằng tất cả mọi người đều hành động một cách hợp lý trong mọi lúc, và khăng khăng tìm kiếm những lý giải hợp lý, cho dù chúng có kỳ quặc thế nào đi chăng nữa, đế minh chứng cho những hành vi rõ ràng là rất bất hợp lý đó.

Chúng ta thường chọn cách phản ứng thứ hai.

Tại sao vậy?

Hãy tường tượng một nhà vật lý học am hiểu tường tận định luật vạn vật hấp dẫn và tin rằng nó đã rất gần với chân lý nền tảng. Một hôm, ông bắt gặp quả bóng khí heli đầu tiên, một trở ngại rành rành cho cái định luật ông vốn thuộc nằm lòng. Có hai phản ứng mở ra trước mắt ông. ông ta có thế nói: “À, định luật vạn vật hấp dẫn thường là đúng, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được; và đây là một ngoại lệ”. Hoặc ông có thể nói: “Đế tôi xem có cách nào giải thích hiện tượng lạ lùng này mà không phải từ bỏ định luật căn bản nhất trong ngành vật lý hay không”. Nếu ông ta chọn cách phản ứng thứ hai, và nếu ông ta đủ thông minh, thì rốt cuộc ông ta cũng sẽ khám phá ra những chất nhẹ hơn không khí và nhận ra rằng cách thức hoạt động của chúng hoàn toàn tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn hiện hành. Trong quá trình nghiên cứu, ông ta sẽ không những hiếu biết về quả bóng khí heli mà còn hiểu sâu về hơn cách thức hoạt động của định luật vạn vật hấp dẫn.

Giờ thì những ngoại lệ trong định luật vạn vật hấp dẫn là điều hoàn toàn có thể; và rằng một ngày nào đó nhà vật lý học của chúng ta sẽ bắt gặp chúng. Nếu ông ta cứ khăng khăng đi tìm một lý giải hoàn hảo mà không phải từ bỏ những lý thuyết mà bản thân tin tưởng thì ông ta sẽ thất bại. Nếu những thất bại này đủ nhiều, thì các học thuyết mới sẽ xuất hiện để thay thế cho các học thuyết hiện hành. Tuy nhiên, cách hành động sáng suốt, ít nhất là ngay lúc đầu, là tìm hiếu xem thực tế đáng ngạc nhiên này có tò ra tương thích với những lý thuyết hiện hành hay không. Bản thân sự cố gắng này chính là bước chuẩn bị tinh thần tốt cho nhà khoa học, và đôi lúc dẫn tới những thành công bất ngờ. Hơn nữa, nếu chúng ta vội vàng từ bò những lý thuyết thành công nhất của mình, thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ chẳng còn gì đế nghiên cứu nữa.

Vì vậy, các nhà kinh tế học dành phần lớn thời gian thách đố nhau tìm ra những lý giải hợp lý cho các hành vi có vẻ vô lý. Khi hai hoặc nhiều nhà kinh tế học cùng ngồi ăn trưa, thì có khả năng lớn là một trong những câu đố khó hiếu này sẽ được đưa ra trong cuộc thảo luận. Chính tôi đã tham dự vô số những bữa trưa ấy và

xin được chia sẻ một vài ví dụ.

Những buổi biểu diễn nhạc rock có sự tham gia của các ngôi sao tên tuổi thường bán hết vé từ rất sớm. Chắc bất cứ ai cũng đã từng xem tin tức và thấy cảnh các thiếu niên cắm trại bên ngoài rạp, có khi trong nhiều ngày, chỉ để xếp hàng chờ mua vé. Nếu ban tổ chức tăng giá vé, có thể hàng dài người chờ mua vé sẽ ngắn lại, nhưng chắc chắn là đêm nhạc vẫn sẽ bán hết vé. Vậy tại sao ban tổ chức không tăng giá vé?

Trong suốt 15 năm qua, tôi đã cố gắng giải câu đố trên có lẽ tới vài chục lần. Gợi ý phổ biến nhất là những hàng dài chờ mua vé xuất hiện trên bản tin buổi tối chính là một hình thức quảng cáo miễn phí, tạo hình ảnh tốt đẹp về ban nhạc trong mắt công chúng và kéo dài sự thịnh hành của ban nhạc. Ban tổ chức không muốn đánh đổi lợi ích lâu dài của hình thức quảng cáo này với lợi ích trước mắt của việc tăng giá vé. Bản thân tôi thấy điều này không hợp lý cho lắm. Theo tôi thì việc bán hết sạch vé với cái giá 100 đô-la lại có giá trị quảng cáo lớn. Tại sao hàng dài chờ mua vé lại có giá trị quảng cáo cao hơn giá vé cao?

Ây thế mà, cho tới gần đây, tôi vẫn chưa thấy được lời giải thích nào khả dĩ hơn. Cho tới năm ngoái, câu trả lời đến từ một người bạn có tên Ken McLaughlin của tôi: các bạn tuổi teen sau khi đi nghe nhạc thường tiếp tục mua đìa nhạc, áo phông và những sản phẩm liên quan khác. Những người trưởng thành thì không. Vì vậy, ban tổ chức thường hướng đến những khán giả tuổi teen hơn. và cách níu giữ khán giả tuổi teen là đưa ra mức giá vé thấp và chỉ việc ngồi chờ chúng xếp hàng dài mua vé; những người trưởng thành sẽ chẳng cắm trại qua đêm đế chờ xem Rolling Stones biếu diễn.

Câu chuyện này nghe có vẻ thật đối với tôi và cung cấp lý giải hợp lý về hành vi của ban tổ chức. Đáng tiếc, tôi nghĩ rằng nó không thể giải thích được những hiện tượng tương tự như: Các buổi biểu diễn ở nhà hát Broadway vẫn chắc chắn “cháy” vé mà chẳng cần phải tăng giá, giống như những bộ phim bom tấn trong tuần trình chiếu đầu tiên hoặc thứ hai. Liệu một vài biến thể khác của cùng câu chuyện này thì thế nào? Tôi không biết nữa.

Việc tìm kiếm một lý thuyết như của McLaughlin là mục tiêu của trò chơi mà chúng ta đang chơi. Ngoài ra còn một mục tiêu nữa. Các quy luật bất thành văn chỉ rõ rằng lý thuyết phải đi kèm với một dự đoán to tát. Vê nguyên tắc, dự đoán này có thể dùng để chứng minh lý thuyết đó. Trong trường hợp này, chúng ta dự đoán rằng giá vé thấp và hàng dài mua vé dành cho các ngôi sao bán được nhiều (Tía và áo phông; giá cao và hàng mua vé ngắn đối với trường hợp ngược lại. Tôi không biết dự đoán này đã được chứng minh hay chưa, nhưng tôi rất hào hứng muốn học hỏi.

Câu đố tiếp theo của tôi là về bảo chứng chất lượng sản phẩm. Không khó để hiếu được tại sao người ta lại có thể bị thu hút bởi các bộ phim được hai nhà phê bình phim Siskel và Ebert bảo chứng, những người mà nghề nghiệp phụ thuộc vào chính danh tiếng của họ. Điều này giải thích tại sao lời bình của họ được đăng tải rầm rộ trên các trang quảng cáo.

Nhưng việc các sản phẩm được bảo chứng bởi những ngôi sao chẳng hề có chút chuyên môn nhất định nào và rõ ràng là được trả tiền để làm việc này cũng là điều hết sức thông thường. Các nữ diễn viên nổi tiếng bảo chứng cho các câu lạc bộ sức khỏe; cựu chính trị gia bảo chứng cho hành lý; và gần đây tại Massachusetts, một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel đã bảo chứng cho bánh xe gắn máy. Người ta hưởng ứng các quảng cáo này, và doanh thu tăng lên.

Khi biết rằng nhà sản xuất ra chiếc túi du lịch của bạn đã phải trả hàng chục nghìn đô-la đế thuê một nhân vật nổi tiếng quảng cáo cho sản phẩm của họ trên ti vi, điều đó có đem lại thông tin hữu ích nào cho bạn không? Liệu lựa chọn hành lý dựa vào tiêu chuẩn này có hợp lý không?

Tôi xin được đề xuất câu trả lời. Có rất nhiều nhà sản xuất hành lý, và họ theo đuổi những công thức dẫn tới thành công khác nhau. Một số người chọn cách “đánh nhanh thắng nhanh”, tung ra những sản phẩm với giá thành rẻ và dự định rút khỏi thị trường khi nhiều người tiêu dùng biết đến chất lượng kém của hành lý. Những người khác lại sử dụng chiến thuật lâu dài: Sản xuất hàng chất lượng cao, để thị trường biết đến tên tuổi của họ, và gặt hái thành quả về sau. Những người thuộc nhóm thứ hai muốn đảm bảo rằng người tiêu dùng biết đến tên tuổi của mình.

Có một cách để doanh nghiệp đạt được điều này là đăng tải rộng rãi một cam kết để đảm bảo sự tồn tại liên tục của họ: Họ gửi 500 nghìn đô-la trong tài khoản ngân hàng và được phép nhận lại 100 nghìn đô-la /77ơ/năm trong vòng 5 năm; nhưng nếu doanh nghiệp này thua lỗ trong thời gian đó thì chủ sở hữu sẽ phải từ bò khoản tiền cam kết đó. Chỉ những công ty theo đuổi chất lượng mới sẵn sàng chấp nhận những cam kết như thế. Và những người tiêu dùng với lối suy nghĩ lý trí sẽ chuộng mua sản phẩm của các doanh nghiệp này.

Việc mời một ngôi sao bảo chứng cho sản phẩm cũng giống như đăng tải một cam kết. Doanh nghiệp bỏ ra một lượng vốn đầu tư lớn ban đầu và gặt hái thành quả trong thời gian dài. Doanh nghiệp nào có ý định rút khỏi thị trường trong vòng một năm sẽ không đầu tư như thế. Khi tôi thấy một ngôi sao bảo chứng cho một sản phẩm, tôi biết rằng công ty đó đủ tự tin vào chất lượng sản phẩm và mong trụ lại trên thị trường.

Lý thuyết này cũng mang lại dự đoán có thế kiếm chứng được: Sự bảo chứng của các ngôi sao thường thấy ở những sản phẩm có

chất lượng chưa thể hiện ngay lập tức.

Có thể dùng lập luận tương tự để giải thích tại sao các tòa nhà ngân hàng thường có sàn lát đá cẩm thạch và các cột có kiến trúc kiểu Hy Lạp, đặc biệt là các tòa nhà được xây dựng trước thời có bảo hiểm ký gửi liên bang. Hãy tưởng tượng một kẻ lừa đảo xuyên quốc gia di chuyến từ vùng này sang vùng khác đế thành lập các ngân hàng và rồi cuỗm hết sạch tiền sau vài tháng. Không giống như công ty Wells Fargo với ý định trụ lại trong ngành lâu dài, kẻ lừa đảo kia không thể xây một tòa nhà hoành tráng như vậy tại mỗi nơi hắn đi qua. Nếu giữ nguyên các yếu tố khác, người tiêu dùng với suy nghĩ lý trí sẽ chọn ngân hàng có lối kiến trúc đẹp hơn – và một công ty Wells Fargo sẽ đầu tư vào diện mạo hoành tráng đế thể hiện sự bền vững của họ.

Điều này giải thích tại sao các ngân hàng có kiến trúc hoành tráng hơn các cửa hàng bách hóa. Biết rằng tuần sau nhân viên ngân hàng của bạn vẫn còn ở đó quan trọng hơn rất nhiều so với biết rằng cửa hàng bách hóa vẫn tồn tại.

Đây là một câu hỏi vốn được yêu thích: Tại sao rất nhiều mặt hàng được bán với giá 2,99 đô-la và rất ít mặt hàng có giá 3 đô-la? Người ta thường gán hiện tượng này với một dạng của suy nghĩ bất hợp lý rằng người tiêu dùng chỉ chú ý tới số đầu tiên của mác giá và bị cuốn vào suy nghĩ rằng 2,99 đô-la là “khoảng 2 đô-la” thay vì “khoảng 3 đô-la”. Thực tế, cách lý giải này hiển nhiên tới mức rất nhiều nhà kinh tế học tin vào nó. Theo những gì tôi biết, có thể là họ đúng. Có lẽ một ngày nào đó, một sự phân tích tỉ mỉ về những hành vỉ như thế sẽ tạo cơ sở cho kinh tế học thay đối, mà trong đó chúng ta giả sử rằng người ta không còn suy nghĩ hợp lý theo những cách có hệ thống nhất định. Nhưng trước khi chúng ta loại trừ các cơ sở lý luận này, sẽ là hữu ích nếu chúng ta xem xét một vài ví dụ khác.

Có ít nhất một lựa chọn hấp dẫn khác. Hiện tượng “định mức giá 99 xu” dường như trở nên phổ biến vào thế kỷ XIX, chỉ một thời gian ngắn sau sự ra đời của máy tính tiền. Máy tính tiền là một phát minh nối trội; nó không những thực hiện được các phép toán đơn giản mà còn lưtJ lại được cả số tiền bán hàng mỗi ngày. Điều này rất ý nghĩa nếu bạn lo ngại về nguy cơ gian lận của nhân viên. Bạn có thể kiểm tra vào cuối ngày và biết được số lượng tiền mặt cần có trong ngăn kéo.

Có một vấn đề nhò với chiếc máy tính tiền: Chúng thực ra không ghi lại mỗi lần bán hàng; chúng chỉ ghi lại số tiền bán hàng. Nếu một khách hàng mua mặt hàng với giá 1 đô-la và đưa cho nhân viên thu ngân tờ 1 đô-la, nhân viên có thế lờ đi việc ghi lại số tiền bán hàng này, đút tờ 1 đô-la vào túi và chẳng ai biết được điều này cả.

Mặt khác, khi khách hàng mua một mặt hàng có giá 99 xu và đưa cho nhân viên thu ngân tờ 1 đô-la, nhân viên này sẽ phải hoàn trả tiền thừa. Điều này buộc nhân viên phải mở ngăn kéo đựng tiền, và anh ta không thể làm điều này mà không ghi lại số tiền bán hàng hoá đó. Cách định giá 99 xu buộc nhân viên bán hàng phải ghi lại số tiền bán hàng và đảm bảo tính trung thực của họ.

vẫn còn một vài vấn đề. Nhân viên thu ngân có thế hoàn trả tiền thừa bằng tiền của mình hoặc ghi lại số tiền bán hàng sai lệch. Nhưng khách hàng đứng chờ nhận tiền thừa có thể nhận ra những biểu hiện khác thường này và thông báo với ban quản lý.

Vấn đề thực sự của cách lý giải này là nó đã bỏ qua sự tồn tại của thuế doanh thu. Tại một bang đánh 7% thuế doanh thu, sự khác biệt giữa 99 xu và 1 đô-la trên thẻ ghi giá tiền cũng là sự khác biệt giữa 1,06 đô-la và 1,07 đô-la tại quầy thu tiền; khả năng cần tiền trả lại là tương đương nhau trong hai trường hợp. Liệu có thể là tại những bang với lượng thuế doanh thu khác nhau, chênh lệch giá cả chỉ là một penny, vì thế mà giá hiến thị tại quầy thu tiền không cân bằng nhau giữa các bang hay không? ít nhất đây là dự đoán có thể kiếm chứng được. Một điều nữa là: Cách định mức giá 99 xu không nên trờ thành hiện tượng thông dụng tại các cửa hàng nơi chủ cửa hàng cũng đồng thời là người vận hành máy tính tiền.

Rất nhiều nền nông nghiệp thuở sơ khai mang những nét đặc trưng kỳ lạ. Có rất ít lô đất lớn, mà thay vào đó, mỗi nông dân sở hữu một vài khoảnh đất nhỏ nằm rải rác trong làng. (Mô hình này hiện hữu trong thời Trung cổ tại Anh và ngày nay vẫn tồn tại ở các vùng thuộc Thế giới thứ ba.) Các nhà sử học từ lâu đã tranh cãi về lý do của sự rải rác này, và họ tin rằng đây là nguồn gốc của sự thiếu hiệu quả. Có lẽ nó bắt nguồn từ hiện tượng thừa kế và kết hôn: Trong mỗi thế hệ, khoảnh đất của từng gia đình được chia nhỏ hơn nữa cho thế hệ thừa kế, vì thế mà các khoảnh đất ngày càng trờ nên nhò hơn; việc kết hôn của các thế hệ sau lại hội tụ những khoảnh đất nhò nằm rải rác khắp nơi vào một gia đình. Cách giải thích này bị chỉ trích vì nó dường như giả định một dạng suy nghĩ bất hợp lý: Tại sao dân làng không trao đối các khoảnh đất với nhau đế hợp nhất tài sản của mình?

Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của nhà kinh tế học và sử học Don McCloskey, người có khả năng giải thích tài tình các chủ đề kinh tế không ai sánh kịp. Thay vì hòi: “Các tổ chức xã hội nào gây ra hành vi bất hợp lý như vậy?”, McCloskey lại đặt câu hỏi: “Tại sao hành vi này lại bất hợp lý?”. Những nghiên cứu kỹ lưỡng giúp ông kết luận rằng đây là hành vi hợp lý bời nó là một dạng bảo hiểm. Một nông dân chỉ có một khoảnh đất lớn sẽ có nguy cơ bị phá sản hoàn toàn nếu lụt lội xảy ra. Bằng việc rải rác các khu đất, người nông dân chịu hy sinh một lượng thu nhập tiềm năng để đổi lấy sự đảm bảo rằng mình sẽ không bị trắng tay khi thiên tai xảy ra. Hành vi này thậm chí chẳng có gì đặc biệt. Bất cứ chủ gia đình hiện đại có mua bảo hiểm và cẩn thận nào cũng sẽ làm điều tương tự.

Một cách để kiểm chứng lý thuyết của McCloskey là hỏi xem liệu “phí” bảo hiếm (chính là lượng sản phẩm hy sinh bằng việc rải rác đất) có tương xứng với lượng bảo hiếm “được mua” hay không, dùng đó làm thước đo cho cái giá người ta sẵn lòng trả trong các thị trường bảo hiểm chính thống hơn. với tiêu chuẩn như thế, lý thuyết này vẫn đáp ứng được.

Mặt khác, một chỉ trích hà khắc nữa là: Nếu người dân Trung cổ muốn có bảo hiếm, tại sao họ không mua và bán các hợp đồng bảo hiểm như chúng ta ngày nay? Theo cá nhân tôi thì câu hòi này cũng tương tự như việc hỏi tại sao họ không lưu giữ số liệu kinh doanh trong máy tính cá nhân. Câu trả lời đơn giản là chưa ai biết cách làm điều đó. Việc xây dựng một hợp đồng bảo hiểm đòi hòi ít nhất một chút trí óc, cũng như chế tạo một máy tính. Nhưng có những người cho rằng lý thuyết của McCloskey sẽ không hoàn thiện cho tới khi nào phản biện này được trả lời. Và họ hoàn toàn có lý khi đòi hỏi chúng ta trả lời câu hỏi đó. Các lý thuyết cần được kiểm chứng trong bất cứ trường hợp nào.

Có rất nhiều câu hỏi. Tại sao giới kinh doanh lại ưa chuộng những người ăn vận đẹp đến mức có những cuốn sách bestseller về cách “phục sức để thành công”? Tôi ngờ rằng ăn mặc hợp thời trang và hấp dẫn là một cái tài mà những người bận quần Jeans, áo phông trong chúng ta có xu hướng coi nhẹ. Người ăn vận đẹp phải sáng tạo nhưng không đi quá giới hạn thời trang; việc biết về các giới hạn đòi hỏi sự sắc bén và để mắt tới các xu hướng biến tấu. Những đặc điểm này có giá trị cao trong rất nhiều trường hợp, và sẽ là rất có lý nếu các công ty tuyển dụng những nhân viên thể hiện rõ đặc điếm này.

Tại sao đàn ông dành ít tiền vào dịch vụ y tế hơn phụ nữ? Có lẽ là vì đàn ông có nguy cơ tử vong do các nguyên nhân tai nạn nhiều hơn phụ nữ. Giá trị của việc bảo vệ bản thân trước bệnh ung thư giảm đi nếu xác suất bị xe đâm của bạn cao. vì thế, việc đàn ông mua ít sản phẩm phòng ngừa hơn phụ nữ là điều có lý.

Khi hai người ờ chung một phòng khách sạn tại Anh, họ thường trả gấp đôi mức giá của phòng đơn; ờ Mỹ họ thường trả ít hơn như vậy. Điều gì tạo nên sự khác biệt này? Người không phải là nhà kinh tế học có thể sẽ thỏa mãn với câu trả lời dựa vào yếu tố truyền thống. Nhà kinh tế học muốn biết tại sao cấu trúc giá này có lý và đem lại lợi nhuận tối đa. Nếu độc giả nào có bất cứ gợi ý gì, tôi sẽ rất vui được lắng nghe.

Có lẽ độc giả đó cũng có thể cho tôi biết tại sao người ta đặt cược vào đội tuyển họ yêu thích. Bằng cách đặt cược vào đối thủ của đội tuyến yêu thích, bạn sẽ đảm bảo cho bản thân kết quả khá tốt cho dù trận đấu có ti số thế nào đi nữa. Trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, chúng ta chọn bảo hiếm, nhưng trong đặt cược thể thao chúng ta lại cho tất cả trứng vào một rổ. Điều gì lý giải sự khác biệt này?

Các nhà kinh tế học nhăn trán trước nhiều điều người khác cho là hiển nhiên. Tôi không hiểu tại sao người ta lại đi bò phiếu. Năm 1992, có tới một trăm triệu người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Tôi cá là không ai trong số một trăm triệu người đó ngây thơ đến mức tin rằng anh ta đang bỏ lá phiếu quyết định khiển cuộc bầu cử lâm vào nguy cơ có số phiếu ngang bằng. Sẽ là đúng khi kế tới chiến thắng sát nút với 300 nghìn phiếu bầu của John F. Kennedy trước Richard M. Nixon vào năm 1960, nhưng 300 nghìn khác với 1 phiếu bầu – ngay cả bằng những tiêu chuẩn chính xác trong kinh tế học. Cũng sẽ là hoàn toàn hợp lý khi đưa ra quan sát là “nếu ai cũng nghĩ như vậy và ngồi nhà thì lá phiếu của tôi sẽ trở nên quan trọng”, quan sát này có độ đúng đắn và không phù hợp như nhận định là nếu điểm bỏ phiếu là tàu vũ trụ, thì cử tri có thể bay tới mặt trăng. Những cử tri còn lại không ngồi nhà. Sự lựa chọn duy nhất mà từng cử tri phải đối mặt là liệu có bỏ phiếu hay không, trong hoàn cảnh là hàng chục triệu cử tri khác cũng bỏ phiếu. Với nguy cơ gây sốc cho giáo viên môn giáo dục công dân lớp 9 của bạn, tôi có cơ sở đảm bảo chắc chắn với bạn rằng nếu bạn ngồi nhà vào năm 1996, sự lười biếng của bạn sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới kết quả. Vậy thì tại sao người ta lại đi bỏ phiếu? Tôi không biết nữa.

Tôi không chắc là tại sao người ta tặng nhau quà mua từ các cửa hàng thay vì tiền mặt, món quà không bao giờ bị sai kích cỡ hay màu sắc. Một số người nói rằng chúng ta tặng quà vì nó cho thấy việc chúng ta dành thời gian đi mua. Nhưng chúng ta có thể đạt được điều tương tự bằng cách tặng số tiền tương ứng với thời gian mua sắm của chúng ta, nó cho thấy chúng ta dành thời gian đó để kiếm tiền.

Một người bạn của tôi tên là David Friedman gợi ý rằng chúng ta tặng quà vì lý do hoàn toàn đối ngược – vì chúng ta muốn thông báo rằng chúng ta không dành thời gian đi mua quà. Nếu tôi thực sự quan tâm tới bạn, có lẽ tôi sẽ biết về sờ thích của bạn đủ để có thời gian dễ dàng chọn món quà hợp ý. Nếu tôi quan tâm tới bạn ít hơn, việc tìm món quà hợp ý sẽ là một bài toán khó. Vì bạn biết thời gian mua sắm của tôi khá hạn hẹp cho nên việc tôi có thể tìm được một cái gì đó thích đáng cho thấy là tôi có quan tâm đến bạn. Tôi thích ý tưởng này.

Tôi không biết tại sao người ta để lại tiền boa nhưng giấu tên tại các nhà hàng, và việc tôi đế lại tiền boa cũng không hề làm vơi đi sự tò mò của tôi về việc này.

Khi chúng ta đặt câu hỏi về các hoạt động như bò phiếu hay tặng quà hay đế lại tiền boa nhưng giấu tên, chúng ta không hề có ý định phê phán chúng. Mà là ngược lại: Giả định của chúng ta là với bất cứ điều gì người ta làm, họ có lý do thuyết phục cho việc làm đó. Nếu chúng ta, những nhà kinh tế học, không tìm được lý do của họ thì chính chúng ta lại có thêm một câu đố mới đế giải.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button