Kinh doanh - đầu tư

Kinh Nghiệm Vàng Và Chiến Lược Kinh Doanh Trong Cuộc Sống Hiện Đại

Kinh nghiem vang va chien luoc kinh doanh trong cuoc song hien dai - Nguyen Truong An1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Trường An

Download sách Kinh Nghiệm Vàng Và Chiến Lược Kinh Doanh Trong Cuộc Sống Hiện Đại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. KHẢ NĂNG BÁN HÀNG VÀ MARKETING

Tài bán hàng và marketing sản phẩm là 2 kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ ai muốn khởi nghiệp phải có.

Để kinh doanh có lãi, công ty của bạn phải có khách hàng và để lôi kéo được khách hàng đến với công ty, bạn phải có khả năng lăng xê, giới thiệu doanh nghiệp của mình và phải biết cách đàm phán để ký kết hợp đồng.

Ngay khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh, bạn đã phải nghĩ đến việc làm sao thu hút được khách hàng mục tiêu và những khách hàng tiềm năng có thể sẽ tiêu dùng sản phẩm của công ty. Để làm được điều này, bạn phải hiểu sâu sắc về marketing, về cách sử dụng những công cụ trong phạm vi giới hạn ngân quỹ cho phép. Ngoài ra, năng khiếu hiểu được những gì người khác cần và khả năng lắng nghe nhu cầu của họ cũng là một lợi thế. Đặc biệt nếu bạn sở hữu các kỹ năng viết và giao tiếp, bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi khi bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các kỹ năng này tỏ ra rất quan trọng nếu bạn là một nhà doanh nghiệp độc lập, không hợp tác kinh doanh với ai. Kỹ năng giao tiếp và khả năng viết lách sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giới thiệu với khách hàng về công ty, viết các tài liệu quảng cáo hay viết các báo cáo thường niên về công ty.

2. CÁC KIẾN THỨC VỀ TÀI CHÍNH

Một kỹ năng cũng rất quan trọng đối với một nhà doanh nghiệp là khả năng quản lý tốt đồng tiền. Đó chính là khả năng mở rộng số vốn ít ỏi mà bạn có ban đầu, biết chi tiền cho những gì thật sự cần thiết và biết tận dụng những trang thiết bị, các nguồn cung cấp hiện có. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng định giá cho các sản phẩm dịch vụ của công ty một cách hợp lý nhất để có thể có lãi.

Thành công trong kinh doanh không chỉ giới hạn đối với những ai có được nhiều vốn đầu tư ngay từ đầu. Nếu biết cách quản lý tài chính tốt thì bạn vẫn có thể vượt qua mọi khó khăn để đi tới đỉnh cao của vinh quang. Do đó, trước khi chi tiêu một khoản nào đó, hãy nghĩ tới những lợi ích nó có thể mang lại.

3. KHẢ NĂNG BIẾT TỰ PHÁT HUY VÀ LUÔN TỰ VƯƠN LÊN

Khi đã là một nhà doanh nghiệp điều hành công ty của riêng mình, bạn sẽ phải tự mình làm tất cả, từ việc huy động vốn cho công ty, phát triển sản phẩm đến quyết định những phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu, quyết định các chiến lược phát triển cho công ty… Để làm tốt những việc này, bạn phải luôn tỉnh táo và không bao giờ được nản chí, có thế bạn mới biết được khi nào thì mình nên dừng lại, khi nào thì nên bắt đầu thay đổi.

Các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người luôn chủ động trong mọi việc, có mục đích rõ ràng, đầy tự tin vào bản thân và luôn đầy ắp những ý tưởng. Quan trọng hơn, họ luôn sẵn sàng tập trung sức lực và làm việc chăm chỉ, cẩn thận để đưa công ty tới thành công. Một tố chất nữa không thể thiếu là khả năng tự hâm nóng mình, khả năng tìm được động lực và không bao giờ chán nản trong công việc.

4. KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

Khả năng lập kế hoạch và kiểm soát thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho những ai đang kinh doanh tại nhà. Bạn phải biết được khi nào thì nên bắt đầu công việc, khi nào thì nên dừng công việc đang làm để chuyển sang công việc khác và khi nào thì nên chấm dứt mọi việc để trở về với vai trò người mẹ, người cha, người vợ, người chồng. Điều quan trọng là không bao giờ được để công việc xen vào cuộc sống gia đình bạn.

Ngoài ra, khả năng quản lý thời gian còn thể hiện ở khả năng lập kế hoạch làm việc cho từng ngày, khả năng hoàn thành công việc theo đúng thời hạn và khả năng thích ứng được với nhiều công việc.

5. KỸ NĂNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Các giám đốc khi mới khởi nghiệp không phải ai cũng có điều kiện thuê thư ký, trợ lý mà thường phải tự làm mọi việc. Do đó, ngoài các kỹ năng về quản lý, marketing và lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, bạn cũng cần có khả năng quản lý về mặt hành chính. Khả năng này bao gồm việc lưu trữ các biên lai, kê khai thuế thu nhập, in ấn hoá đơn, thu hồi nợ và quản lý lợi nhuận thu được.

Thành lập công ty không hề là một chuyện đơn giản ngay cả khi bạn có đầy đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng và phẩm chất cơ bản nói trên không đảm bảo cho sự thành công của bạn, nhưng ít nhất cũng sẽ giúp làm giảm bớt những khó khăn bạn có thể gặp phải khi khởi nghiệp.

6. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Những nhà lãnh đạo tài giỏi luôn rất thực tế, họ luôn biết điểm mạnh, điểm yếu của mình đồng thời rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định về vấn đề nào đó.

Phần lớn những người lãnh đạo đều mong muốn được nhìn nhận như một người đáng tin cậy và điều đó tốn không ít thời gian cũng như công sức của họ trong cả một quá trình cùng làm việc.

ĐỌC THỬ

NHỮNG TÍNH CÁCH CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP THÀNH ĐẠT

Một cuộc nghiên cứu quy mô do nhóm “Hệ thống quản lý quốc tế “tiến hành ở một số nước trên khắp thế giới đã xác định 10 tính cách cá nhân cơ bản của một chủ doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa chủ doanh nghiệp không thành đạt và chủ doanh nghiệp thành đạt (Nguồn thông tin: Tài liệu của khoá học dành cho những người khởi sự doanh nghiệp CEFE).

10 tính cách thành công được tóm tắt lại trong 3 lĩnh vực:

– Đạt được suy nghĩ:

Tìm kiếm cơ hội

Kiên trì

Cam kết thực hiện đúng hợp đồng

Đáp ứng chất lượng và hiệu quả

– Chấp nhận rủi ro:

Khả năng lập kế hoạch

Xây dựng mục tiêu

Giám sát và lập kế hoạch một cách có hệ thống

Tìm kiếm thông tin

– Khả năng quyền lực:

Có khả năng thuyết phục và có mạng lưới công việc

Tự tin

Đạt được suy nghĩ:

Tìm kiếm cơ hội

Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới, động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, suy nghĩ theo các cách khác nhau để tìm ra cách giải quyết, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin kinh doanh, nhân sự có kinh nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tài chính, . . .

Kiên trì

Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không coi từ bỏ sau thất bại lần đầu là cách giải quyết vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công việc. Tiếp tục giữ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu.

Cam kết thực hiện theo hợp đồng

Chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc cho khách hàng. Giúp công nhân để hoàn thành công việc. Thể hiện những quan tâm làm hài lòng khách hàng.

Đáp ứng chất lượng và hiệu quả:

Chấp nhận rủi ro

Có khả năng chấp nhận những gì mà mình cho là những rủi ro vừa phải. Nên có một biện pháp thích ứng cho những tình huống có yếu tố rủi ro. Tính toán rủi ro trong các quyết định kinh doanh.

Xây dựng mục tiêu

Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước mắt. Xây dựng các mục tiêu lâu dài một cách tương đối rõ ràng.

Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống

Phát triển và sử dụng hợp lý từng bước các kế hoạch để đạt được mục đích. Đánh giá các kế hoạch hành động khác có thể dùng để thay thế. Giám sát tiến trình và chuyển sang các chiến lược dự phòng khi cần thiết để đạt được mục đích.

Tìm kiếm thông tin

Đích thân tìm kiếm thông tin về các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các quan hệ hoặc mạng thông tin để thu thập thông tin có lợi.

Khả năng quyền lực

Phát triển và sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc cẩn thận để tác động hoặc thuyết phục người khác. Sử dụng quan hệ kinh doanh và cá nhân để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của bạn.

Tự tin

Hiểu và tin tưởng chắc chắn vào bản thân và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử thách.

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP

Chủ doanh nghiệp thành đạt sẽ quản lý doanh nghiệp của họ theo các mục tiêu lâu dài. Có 4 trách nhiệm chính theo lẽ thông thường để lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi không có ý định răn dạy ở điểm này. Nhưng trong thực tế, một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội thì luôn có thiên hướng thành công lâu dài.

Trách nhiệm đối với khách hàng của bạn

Chào bán sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng. Phải trung thực với khách hàng của bạn, đảm bảo có các dịch vụ sau bán hàng, có khả năng bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và bảo đảm mối quan hệ lâu dài với khách hàng .

Trách nhiệm với nhân viên của bạn

Những người làm việc tốt có thể là tài sản tốt nhất trong doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tăng cường sự đóng góp của người lao động bằng cách chăm sóc họ tốt hơn và đảm bảo sự bền vững cho gia đình của họ. Động cơ của người lao động là có việc làm đảm bảo, được đào tạo tay nghề trong công việc và được trả đầy đủ tiền công xứng đáng.

Trách nhiệm đối với xã hội

Xã hội phụ thuộc vào nền tảng kinh tế để nâng cao mức sống. Điều đó còn phụ thuộc vào sự đóng góp của bạn. Sự đóng góp đó sẽ cung cấp tài chính cho các trường học, nơi con cái bạn được giáo dục đầy đủ, cho các bệnh viện nơi chăm sóc sức khoẻ gia đình bạn, cho giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, hệ thống cấp nước sạch và sự đảm bảo an ninh xã hội cho gia đình của bạn.

Trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên không có khả năng tự bổ sung.

Tất cả những gì chúng ta phá huỷ, tất cả những gì mà chúng ta lãng phí do thiếu hiểu biết hoặc không hiểu biết đã làm mất đi hàng trăm năm hoặc sẽ là mãi mãi. Mỗi một cây xanh góp thêm dưỡng khí cho chúng ta thở và trong bầu khí quyển mà thế hệ mai sau sẽ cùng hít thở.

CHỦ DOANH NGHIỆP – GIAI THOẠI VÀ THỰC TẾ

Giai thoại: “Chủ doanh nghiệp là thiên bẩm – chứ không phải được chế tạo ra”.

Trong thực tế: Việc có các tính cách của một chủ doanh nghiệp không phải là điều cốt yếu để bạn trở thành chủ doanh nghiệp. Bởi vì, một là: bạn có thể không biết rằng bạn có những phẩm chất đó và trước tiên là cần phát hiện ra chúng; hai là: nhà doanh nghiệp có thể được hoàn thiện tốt hơn do có sự nghiên cứu, phát triển các kỹ năng kinh doanh của họ và do cả kinh nghiệm làm việc mà có.

Giai thoại: “Chủ doanh nghiệp là người đánh bạc” Trong thực tế: Chủ doanh nghiệp không phải là người đánh bạc và thường không chấp nhận rủi ro cao trong ý thức. Các chủ doanh nghiệp thành công đã tính toán sự rủi ro và cố gắng để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong bất kỳ lúc nào họ có thể.

Giai thoại: “Bắt đầu doanh nghiệp của chính bạn là cam kết sự nguy hiểm và rủi ro đó là khuynh hướng để thất bại”.

Trong thực tế: Đúng, Kinh doanh có thể là đóng cửa, các con số thống kê cho thấy về việc đóng cửa các doanh nghiệp vè gặp các thất bại khác nhau ở bất cứ một nước nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tịa Đức, tỉ lệ các doanh nghiệp đóng cửa hiện nay của các nhà hàng mới mở chiếm 80% trong năm đầu. Thêm vào đó các nhà phân tích Dun & Bradstreet’s có các nghiên cứu trong năm 1995 đưa ra một con số trong 800.000 những người khởi sự doanh nghiệp nhỏ (ở Mỹ) đã cho thấy 70% vẫn còn kinh doanh sau 8,5 năm. Chỉ có 1 trong 7 là đóng cửa doanh nghiệp của họ, thậm chí là thất bại – được phép không phải noppj nghĩa vụ. Trong những doanh nghiệp thất bại, 85% được phép làm như vậy trong 5 năm đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là 85% tất cả các doanh nghiệp nhỏ là thất bại! Đúng, các con số này được thống kê lại ở Mỹ. – Rất nhiều chủ doanh nghiệp đã thực sự thất bại 2 lần hoặc nhiều lần và sau đó họ đã rất thành công.

Giai thoại: “Chủ doanh nghiệp nói chung có mức đào tạo thấp”.

Trong thực tế: Hầu hết mức đào tạo chung của chủ doanh nghiệp trong kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp tư nhân là phải có bằng tốt nghiệp cử nhân.

Giai thoại: “Tiền là yếu tố cơ bản để đạt được sự thành công”.

Trong thực tế: Tiền trở thành khía cạnh ít quan trọng nhất trong việc khởi sự một doanh nghiệp mới. Nếu những mặt khác được khai thác thích hợp và năng khiếu kinh doanh được tận dụng đúng chỗ thì tiền chỉ có thể được xem như là một yếu tố đứng sau. Mặt khác, tiền cũng sẽ không bảo vệ được bạn khi bạn thất bại trong kinh doanh.

Giai thoại: “Khởi sự một doanh nghiệp chỉ dành cho những người trẻ tuổi và đầy sinh lực”.

Trong thực tế: Đương nhiên tuổi trẻ và sinh lực có thể giúp bạn, nhưng tuổi tác không phải là hàng rào ngăn cản việc khởi sự một doanh nghiệp của chính mình. Giới hạn tuổi đặc trưng cho việc khởi sự một doanh nghiệp có thể từ 25 đến 50 tuổi ở Châu Á, cũng có khi là sau khi nghỉ hưu.

Giai thoại: “Tốt hơn cả, bạn sẽ là một chủ doanh nghiệp độc lập, duy nhất – và bạn cũng chính là ông chủ của bạn”.

Trong thực tế: Điều này sẽ thích hợp đối với một doanh nghiệp nhỏ. Khi kinh doanh phát triển thì đồng thời sẽ có nhiều phức tạp nảy sinh, lúc đó bạn cần phải thể hiện rõ trách nhiệm – nếu tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm với khả năng tập trung vốn lớn mà thành công thì sẽ là kết quả hợp tác của nhiều người. Theo các phân tích tâm lý kinh doanh, nên lựa chọn các đối tác kinh doanh có những tính cách trái ngược với bạn.

Dù sao đi nữa, một chủ doanh nghiệp không thực sự lúc nào cũng là ông chủ của anh, chị ta và không thể luôn luôn độc lập được. Bởi vì còn có khách hàng, các nhà cung cấp, những người cho vay tiền, những người làm công, vợ chồng, gia đình, những người hàng xóm, các quan chức chính quyền quan liêu…

Giai thoại : “Các chủ doanh nghiệp có nhiều lo lắng – Một giá cho cá nhân, quá đắt phải trả”

Trong thực tế: Điều này là đúng vì họ chịu nhiều sức ép và sự căng thẳng. Tuy nhiên, là một chủ doanh nghiệp không nhất thiết phải quá căng thẳng hơn những đòi hỏi của công việc. Phần lớn chủ doanh nghiệp say mê với những gì họ làm, họ phát triển những suy nghĩ một cách linh hoạt và đổi mới theo yêu cầu.

Giai thoại: “Các chủ doanh nghiệp là những người tìm kiếm quyền lực và tiền bạc”.

Trong thực tế: Trong khi có nhiều chủ doanh nghiệp bị cuốn theo cách này, thì phần lớn các chủ doanh nghiệp thành công và luôn có ý thức phát triển lại có động cơ hoàn toàn ngược lại. Họ nỗ lực vì trách nhiệm, mục tiêu và các kết quả hơn là đi tìm kiếm quyền lực và tiền bạc.

Các chủ doanh nghiệp thành đạt bao giờ cũng có xu hướng suy nghĩ về mối quan hệ kinh doanh lâu dài và chiếm ưu thế trước khi nghĩ đến những lợi nhuận kiếm tiền trước mắt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button