Kinh doanh - đầu tư

Kinh Doanh Trực Tuyến

97861. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Download sách Kinh Doanh Trực Tuyến ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khác với kinh doanh truyền thống đòi hỏi một lượng vốn lớn và nguồn lực khổng lồ để xâm nhập thị trường và cạnh tranh để tồn tại, một Facebook bé nhỏ thoắt vươn vai thành người khổng lồ từ căn buồng ký túc xá của những chàng sinh viên không có gì ngoài đam mê và hoài bão. Kỷ nguyên công nghệ số đang tạo ra những sân chơi với cơ hội công bằng hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Có một website, một blog hay thậm chí là một gian hàng trực tuyến và một mô hình kinh doanh tốt, bạn đã có thể bán hàng. Để tồn tại và phát triển mạnh mẽ cũng như nắm bắt được những cơ hội này, việc sử dụng các công cụ số một cách hiệu quả chính là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp nhỏ.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay không giới thiệu các công cụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách rời rạc và mô tả những tính năng kỹ thuật phức tạp. Nó gợi ý cho bạn cách sử dụng một cách dễ dàng, linh hoạt và sáng tạo các công cụ trực tuyến trong mọi hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp theo bức tranh khởi nghiệp và xây dựng một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc ứng dụng các công cụ trực tuyến cho xác định sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu thị trường đến việc xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Cuốn sách cũng giải quyết những băn khoăn thực tiễn của doanh nghiệp về việc sử dụng và ý nghĩa thực hiện các công cụ này thông qua 15 chuyên đề về những công cụ và kiến thức phổ biến nhất.

Bằng việc giới thiệu những địa chỉ quan trọng và thiết yếu cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 15 phụ lục, cuốn sách hy vọng mang lại những thông tin bổ ích cho hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Và trên hết, chúng tôi tin tưởng rằng công cụ sẽ chỉ là công cụ nếu bạn không sáng tạo trong vận hành và sử dụng chúng. Với sức trẻ và sự linh hoạt sáng tạo vốn có, những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể tận dụng những công cụ này để tạo dựng vị thế cạnh tranh mạnh mẽ và bình đẳng hơn trên thị trường.

Bạn đang vận hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có nhiều ý tưởng và đầy quyết tâm kinh doanh? Tất nhiên, giống như mọi công ty vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, bạn cũng gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề tài chính, đối tác cho đến thị trường… Bạn cần những công cụ để hỗ trợ trong suốt quá trình trưởng thành đầy gian nan. Chúng ta sẽ bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như chuẩn bị bán một sản phẩm mới. Bạn có thể là người tiên phong trên thị trường hoặc bán một sản phẩm đang có, điều dễ hiểu là bạn phải trải qua những bước có tính chất hơi “lý thuyết” theo cách nhìn của bạn, nhưng bạn cần giấy và bút để viết ra, chính xác bạn muốn bán cái gì hoặc cung cấp dịch vụ gì. Không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng, những bước ban đầu xác định sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác, nhóm khách hàng cần nhắm đến và tiến hành các bước nghiên cứu thị trường một cách bài bản là những bước đi thành công đầu tiên. Những bước này bạn không nên bỏ qua và càng không nên coi thường vì nó sẽ giúp bạn hướng những nỗ lực kinh doanh của mình một cách tập trung và truyền đi những thông điệp rõ ràng. Sau khi có một sản phẩm, dịch vụ và xác định được khách hàng mục tiêu, nắm được thông tin về các đối thủ cạnh tranh, bạn cần một kế hoạch kinh doanh tốt để xem mình sẽ tiến hành từng bước như thế nào.

Tiếp đến, bạn sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bạn với khách hàng tiềm năng và tiến hành các hoạt động marketing.

Khi có những khách hàng tiềm năng tìm đến, bạn cần xây dựng quan hệ với họ và những nhân tố quan trọng hỗ trợ bạn củng cố niềm tin với khách hàng chính là hình ảnh thương hiệu của bạn, của doanh nghiệp bạn và văn hóa doanh nghiệp dù mới đang chỉ manh nha hình thành.

Khi đã bán được hàng, việc quản lý những mối quan hệ để bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn, khiến khách hàng tiếp tục mua sản phẩm dịch vụ của bạn và trở thành người bán hàng cho bạn trở thành một trong những vấn đề quan trọng không kém so với marketing để tìm kiếm khách hàng mới.

Hãy mở rộng thị trường bằng việc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới, tìm kiếm và tiếp cận đối tác mới nhằm phát triển công việc kinh doanh. Ở giai đoạn này, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước.

Đến khi công ty bắt đầu phát triển, việc sử dụng và tìm kiếm nhân sự trở thành một vấn đề khá đau đầu với các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng thiếu thốn nhân sự cấp trung và cấp cao. Vì vậy, việc chuẩn bị xây dựng một đội ngũ mạnh cho phát triển hoạt động kinh doanh của bạn cần được tiến hành sớm.

ĐỌC THỬ

Chương 1BỨC TRANH KINH DOANH VÀ KHỞI NGHIỆP

Bạn đang vận hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có nhiều ý tưởng và đầy quyết tâm kinh doanh? Tất nhiên, giống như mọi công ty vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế, bạn cũng gặp rất nhiều khó khăn từ vấn đề tài chính, đối tác cho đến thị trường… Bạn cần những công cụ để hỗ trợ trong suốt quá trình trưởng thành đầy gian nan. Chúng ta sẽ bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như chuẩn bị bán một sản phẩm mới. Bạn có thể là người tiên phong trên thị trường hoặc bán một sản phẩm đang có, điều dễ hiểu là bạn phải trải qua những bước có tính chất hơi “lý thuyết” theo cách nhìn của bạn, nhưng bạn cần giấy và bút để viết ra, chính xác bạn muốn bán cái gì hoặc cung cấp dịch vụ gì. Không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng, những bước ban đầu xác định sản phẩm/dịch vụ một cách chính xác, nhóm khách hàng cần nhắm đến và tiến hành các bước nghiên cứu thị trường một cách bài bản là những bước đi thành công đầu tiên. Những bước này bạn không nên bỏ qua và càng không nên coi thường vì nó sẽ giúp bạn hướng những nỗ lực kinh doanh của mình một cách tập trung và truyền đi những thông điệp rõ ràng. Sau khi có một sản phẩm, dịch vụ và xác định được khách hàng mục tiêu, nắm được thông tin về các đối thủ cạnh tranh, bạn cần một kế hoạch kinh doanh tốt để xem mình sẽ tiến hành từng bước như thế nào.

Tiếp đến, bạn sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bạn với khách hàng tiềm năng và tiến hành các hoạt động marketing.

Khi có những khách hàng tiềm năng tìm đến, bạn cần xây dựng quan hệ với họ và những nhân tố quan trọng hỗ trợ bạn củng cố niềm tin với khách hàng chính là hình ảnh thương hiệu của bạn, của doanh nghiệp bạn và văn hóa doanh nghiệp dù mới đang chỉ manh nha hình thành.

Khi đã bán được hàng, việc quản lý những mối quan hệ để bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn, khiến khách hàng tiếp tục mua sản phẩm dịch vụ của bạn và trở thành người bán hàng cho bạn trở thành một trong những vấn đề quan trọng không kém so với marketing để tìm kiếm khách hàng mới.

Hãy mở rộng thị trường bằng việc nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới, tìm kiếm và tiếp cận đối tác mới nhằm phát triển công việc kinh doanh. Ở giai đoạn này, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước.

Đến khi công ty bắt đầu phát triển, việc sử dụng và tìm kiếm nhân sự trở thành một vấn đề khá đau đầu với các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng thiếu thốn nhân sự cấp trung và cấp cao. Vì vậy, việc chuẩn bị xây dựng một đội ngũ mạnh cho phát triển hoạt động kinh doanh của bạn cần được tiến hành sớm.

Trong thời gian ngắn ban đầu, khi dữ liệu và thông tin trong doanh nghiệp còn ít, việc quản lý thông tin trong nội bộ doanh nghiệp tỏ ra khá đơn giản. Nhưng đến khi bạn phát triển mạnh hơn, làm thế nào để luồng thông tin trôi chảy trong doanh nghiệp, làm sao để lưu giữ thông tin và kiến thức của các nhân viên giỏi đồng thời cho họ cơ hội học hỏi nhiều hơn? Làm sao để nhân viên mới vào tự nghiên cứu và tự hoạt động được… là vấn đề không nhỏ. Việc xây dựng văn hóa chia sẻ thông tin kèm theo một hệ thống thông tin được thiết kế cơ bản và sẵn sàng cho mở rộng cũng như hình thành một văn hóa sáng tạo của công ty cần được tính đến ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty.

Cuốn sách này sẽ đi theo từng mảng trong bức tranh kinh doanh, khởi nghiệp của bạn để cùng bạn khám phá xem các công cụ của kỷ nguyên Internet hỗ trợ được gì cho bạn. Chúng tôi muốn cùng bạn khám phá ra rằng, cùng với sự sáng tạo không mệt mỏi, ngay cả với những công cụ đơn giản nhất, bạn cũng có thể tận dụng triệt để các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và nhân công lao động.

Chương 2XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM/DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

1

. Tìm hiểu về sản phẩm bạn định bán

Việc tìm hiểu một cách khoa học về sản phẩm/dịch vụ mà bạn định cung cấp sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi sau đây để tránh gặp phải những rủi ro sau này do thiếu hiểu biết:

– Trên thị trường đã có đối thủ nào cung ứng sản phẩm/dịch vụ này chưa?

– Sản phẩm/dịch vụ nào cùng loại, hoặc tương tự đang có mặt trên thị trường?

– Sản phẩm/dịch vụ tương tự đã có trên thị trường là phục vụ nhóm đối tượng nào?

– Đâu là cơ hội cho sản phẩm của bạn?

Công cụ giúp bạn tìm hiểu dễ dàng nhất chính là Google, Yahoo hoặc Bing. Do đặc tính phổ biến nhất của Google, bạn nên sử dụng công cụ này:

ƒ Bước 1: Google.com.vn hay Google.com

Có thể bạn đã biết, Google.com giúp bạn cho ra những kết quả tiếng Anh tốt nhất, còn Google.com.vn sẽ là một công cụ tốt hơn nếu bạn bán hàng ở thị trường Việt Nam (vì Google.com.vn sẽ ưu tiên cho ra các kết quả bằng tiếng Việt và những trang web từ Việt Nam), vì thế bạn sẽ có thông tin chính xác hơn. Tương tự, nếu bạn nhắm vào sản phẩm/dịch vụ này trên thị trường Pháp hoặc các nước nói tiếng Pháp (ví dụ cung cấp tour du lịch cho du khách Pháp), thì chắc chắn Google.fr lại là lựa chọn tốt hơn Vì vậy, khi tra Google, hãy kiểm tra xem đó là Google.com.vn hay Google.com hay Google cho từng ngôn ngữ riêng khác nhau.

Bước 2: Gõ gì vào ô tìm kiếm?

Những từ khóa chung chung thường sẽ không cho bạn được nhiều giá trị khi cần tìm hiểu về sản phẩm mình định bán. Ví dụ, bạn định bán các sản phẩm thời trang, nếu chỉ gõ “thời trang”, bạn sẽ bị ngập trong vô khối các thông tin và bị lạc hướng.

Hãy bắt đầu từ một vài từ khóa mô tả sản phẩm bạn định bán, ví dụ: “thời trang cho trẻ em”.

Để tìm cụ thể chính xác những trang đang cung cấp nội dung này (có thể là đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp tiềm năng hoặc có thể là một bài báo viết về chủ đề này), bạn nên cho từ khóa vào dấu ngoặc kép: “thời trang trẻ em”.

Để giới hạn phạm vi tìm kiếm tiếp, bạn có thể thêm các dấu “+”, ví dụ:

– Bạn chỉ định bán hàng ở Hà Nội thì các cụm từ để tìm kiếm sẽ là: “thời trang trẻ em” + “Hà Nội”.

– Bạn chỉ bán hàng ở Tp. Hồ Chí Minh, và sản phẩm của bạn là ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng thì câu tìm kiếm sẽ là “ô tô nhập khẩu” + “secondhand” hoặc “ô tô nhập khẩu” + “qua sử dụng” + “Tp. Hồ Chí Minh”…

Việc dùng một hoặc nhiều từ khóa tốt sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn rất nhiều.

LƯU Ý

– Ghi chú lại những từ đã tìm kiếm và một vài kết quả bạn tìm kiếm được (những nhận định của bạn từ việc tìm kiếm này ví dụ: “tiềm năng” hoặc “có thể hình thành ý tưởng mới”…)

– Thử nhiều từ đồng nghĩa khác nhau cho những sản phẩm tương tự nhau để bạn chắc chắn là không bỏ qua những cách gọi khác nhau cho cùng sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: Từ đồng nghĩa với “sản phẩm chăm sóc da” là “sản phẩm dưỡng da”, “mỹ phẩm chăm sóc da”…

– Ghi lại những liên kết (đường link) hữu ích để đỡ mất thời gian tìm kiếm lại bằng cách sử dụng Bookmark (nếu bạn dùng trình duyệt Firefox), Bookmark this page nếu bạn dùng trình duyệt Chrome và Favorite (nếu bạn dùng trình duyệt Internet Explorer). (Tham khảo thêm Chuyên đề 7).

– Nên cho những đường link này vào một thư mục có tên chung, ví dụ: THOI TRANG TRE EM để lưu giữ chúng phòng khi bạn cần tham khảo những nội dung khác (ví dụ: Nghiên cứu thị trường, cập nhật về đối thủ cạnh tranh, tham khảo khi xây dựng web…).

2. Lựa chọn từ khóa mô tả chính xác cho sản phẩm, dịch vụ của bạn

Kết quả tìm kiếm sẽ cho bạn cái nhìn sơ bộ về những gì đang có trên thị trường. Bước tiếp theo, phải gọi được đúng tên sản phẩm bạn sẽ bán. Đây chính là bước khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của bạn trên thị trường. Bạn sẽ vẽ được một miếng bánh riêng biệt, không giống những gì đang có trên thị trường và biến nó thành đặc điểm nổi trội cho sản phẩm của bạn. Ví dụ: Bạn nhận ra rằng trên thị trường có rất nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng chưa có nhà cung cấp nào giao đồ tận nơi. Vì vậy, bạn có thể có lợi thế độc quyền và tiên phong trong nhóm mặt hàng “đặc sản” “giao tận nơi”.

Lưu ý, sau khi đã chọn được sản phẩm, dịch vụ, phải tìm cách mô tả sản phẩm của bạn. Sẽ rất khó để truyền đi một thông điệp nếu bạn không thể nói được mình bán cái gì trong khoảng dưới 7 từ.

Tiêu chí để lựa chọn những từ mô tả sản phẩm, dịch vụ bao gồm:

– Dễ hiểu (truyền tải đúng, đủ ý tưởng của bạn)

– Ngắn gọn (ít hơn 7 từ)

– Súc tích (đảm bảo người nghe có thể nhớ ngay được và nói lại được cho người khác)

– Nhiều người sử dụng (để người dùng dễ tìm thấy bạn trên các công cụ tìm kiếm) hoặc có tiềm năng thu hút sự chú ý của nhiều người.

Cũng nên thử lặp lại các bước trên để tìm kiếm và kiểm tra xem liệu mọi người có dùng từ, cụm từ bạn đang nghĩ tới không. Nếu quá ít người tra từ đó (bạn có thể kiểm định điều này qua số lượng kết quả tìm kiếm xuất hiện trên Google) thì cơ hội bán được hàng của bạn sẽ không cao và mất rất nhiều thời gian để gây dựng một ý niệm về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Có thể sản phẩm dịch vụ của bạn chưa từng xuất hiện trên thị trường và người tiêu dùng hoàn toàn chưa biết cũng như chưa tìm kiếm về nó, vậy hãy tìm hiểu những từ đồng nghĩa, đồng dạng hoặc những sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế.

Việc lựa chọn từ khóa này cũng giúp bạn dần chuẩn hóa những thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, từ khóa trên website, blog và các công cụ trực tuyến khác.

Cách hình thành từ khóa chuẩn chính là ghép những đặc tính của sản phẩm lại với nhau hoặc ghép tên sản phẩm + đối tượng nhắm tới và (hoặc) + từ ngữ khách hàng tiềm năng của bạn hay dùng, muốn dùng và (hoặc) + từ ngữ mô tả đặc tính của sản phẩm.

Bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều cách thức gọi mới và học hỏi từ những người đã thành công trước đó trên mạng bằng những từ khóa gây sự chú ý trên thị trường.

Ví dụ:

Nếu bạn nhắm đến khách hàng tuổi “teen” (thanh thiếu niên), từ khóa bạn chọn nên là:

– Thời trang cho teen, thời trang cá tính, hàng độc

Nếu bạn bán những mặt hàng mang tính thời vụ, từ khóa bạn nên chọn: “thời trang du xuân” + “mẫu mới” đi kèm theo đó là những từ có tính chất định hướng như: “bộ sưu tập thời trang đông xuân” 2011 hay “xu hướng thời trang”, “thời trang xuân hè 2012”…

3. Xác định sản phẩm thay thế

Những sản phẩm/dịch vụ thay thế là những sản phẩm/dịch vụ có một số tính năng, đặc điểm tương đồng với sản phẩm của bạn trong một số hoàn cảnh nào đó, sản phẩm/dịch vụ thay thế sẽ là lựa chọn của khách hàng khi sản phẩm/dịch vụ của bạn không đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù sản phẩm/dịch vụ thay thế không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn, nhưng cũng cho bạn một ý niệm nhất định về tổng thể thị trường phục vụ một nhu cầu mà bạn đang chuẩn bị đáp ứng.

Ví dụ: Bạn chọn mua máy in riêng cho doanh nghiệp hay chọn một đại lý in ấn sản phẩm thường xuyên. Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định và hoàn toàn có thể thay thế nhau.

Việc xác định sản phẩm thay thế, thị trường của những sản phẩm này và đối tượng đang tìm kiếm/cân nhắc sử dụng các sản phẩm này có thể là đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn và nhà cung cấp những sản phẩm/dịch vụ thay thế này đôi khi lại trở thành đối tác tiềm năng của bạn. Vậy hãy lặp lại những bước tìm kiếm như trên để hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thị trường của bạn về sản phẩm thay thế.

4. Xác định khách hàng

Có một sản phẩm không đồng nghĩa với việc đã xác định rõ được nhóm khách hàng tiềm năng và những người đưa ra quyết định mua hàng thực sự. Với một nguồn lực quảng bá và bán hàng hạn chế, bạn rất khó thành công nếu xác định nhóm khách hàng mục tiêu hoặc phạm vi thị trường quá rộng, chung chung như: Toàn bộ thanh niên Việt Nam hoặc giới trẻ thành thị hoặc trẻ em dưới 6 tuổi… Ngoài ra, đội ngũ kinh doanh của bạn cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm chính xác các khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, yêu cầu quan trọng nhất quyết định khả năng thành công trong bán hàng và xây dựng thương hiệu của bạn chính là phải nắm bắt chính xác khách hàng tiềm năng và người ra quyết định mua hàng thực sự.

Ở đây, chúng ta nói đến người quyết định mua hàng bởi vì có rất nhiều mặt hàng mà người sử dụng sản phẩm không đồng nghĩa với người ra quyết định. Ví dụ: Bạn bán hàng thời trang cho trẻ thì các em bé là người sử dụng còn người ra quyết định lại là cha mẹ các em.

Trên thực tế, bạn nên vẽ chân dung khách hàng của mình trước, sau đó sử dụng các công cụ trực tuyến để hỗ trợ kiểm định những phỏng đoán của mình.

Bạn cũng có thể sử dụng tờ mô tả chân dung khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân (Phụ lục 1.1) hoặc đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp (Phụ lục 1.2) để điền vào những thông tin mà bạn thấy trong suốt quá trình tìm kiếm.

Ví dụ, nếu bán Iphone đã qua sử dụng, bạn khó có thể nói rằng bạn bán cho giới trẻ, thanh niên thành phố lớn nói chung mà nên xác định:

– Họ thuộc tầm từ 18-35 tuổi

– Có thể đã có thu nhập riêng

– Sống ở những thành phố lớn

– Yêu thích công nghệ

– Thích giao lưu và kết bạn

– Thời gian lướt mạng và nghe nhạc nhiều

Hay nếu bán hàng thời trang đồng phục công sở, cũng không thể xác định là nhắm vào các khách hàng là doanh nghiệp nói chung mà bạn nên xác định rõ:

– Những doanh nghiệp có quy mô như thế nào sẽ có nhu cầu đồng phục?

– Doanh thu hàng năm trên bao nhiêu để chi trả cho may đồng phục?

– Hoạt động ở những thành phố lớn hay địa phương khác?

– Thuộc ngành phải tương tác nhiều với khách hàng (ví dụ ngân hàng, chứng khoán, bảo vệ)

Sau khi phỏng đoán sơ bộ, ví dụ nếu bạn bán Iphone, bạn hãy sử dụng Google để tìm kiếm xem ở đâu người ta trao đổi về sản phẩm của bạn nhiều nhất. Chúng ta hãy bắt đầu từ các diễn đàn, các mạng xã hội vì ở đây sẽ tập hợp những người cùng quan tâm đến một chủ đề là Iphone và xem ngay kết quả đầu tiên bắt gặp, ví dụ: http://www.tinhte.vn (Hình 1). Nghiên cứu sơ bộ về diễn đàn này, có thể thấy, ở đây tập hợp những thành viên không phân biệt về lứa tuổi nhưng thường là sinh viên, người đi làm, đặc biệt họ cùng có một sở thích, vấn đề quan tâm chung là công nghệ mới.

Nếu bạn bán hàng cho doanh nghiệp, bạn nên bắt đầu từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. Danh sách khách hàng của họ có thể là một gợi ý tốt để bạn hình dung ra quy mô và đặc tính của nhóm khách hàng tiềm năng.

Một cách tiếp cận khác là các mạng xã hội. Lý do là những người phát triển sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp, trưởng phòng, phó phòng trong doanh nghiệp thường tham gia các mạng xã hội này. Họ không chỉ là người nắm rõ nhu cầu của doanh nghiệp mà còn trao đổi nhiều nhất về những vấn đề đó. Tìm hiểu về công ty của họ cũng sẽ giúp bạn hình thành một chiến lược tiếp cận các doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng. Ví dụ: Bạn bán phần mềm quản lý nhân sự, hãy tìm trên mạng xã hội những người làm Giám đốc Nhân sự hoặc Trưởng phòng Nhân sự và trao đổi với họ về nhu cầu của doanh nghiệp. Phản hồi của họ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những doanh nghiệp có thể mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Lợi ích kép của việc tìm kiếm trên Google còn là bạn có thể tìm thấy những bài viết cập nhật của các báo về xu hướng sản phẩm, nhờ đó bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về thị trường hiện tại của sản phẩm và thông tin về đối thủ cạnh tranh (hoặc nhà cung cấp sản phẩm thay thế) để phục vụ cho phần nghiên cứu thị trường.

Tìm hiểu càng sâu bạn càng có cái nhìn rõ ràng hơn về chân dung khách hàng tiềm năng và có thể bạn sẽ còn khám phá ra những nhóm khách hàng tiềm năng khác nữa mà trước kia bạn chưa hình dung đến.

Sau khi tìm hiểu, bạn sẽ có một bản mô tả khách hàng tiềm năng hoặc nhóm khách hàng tiềm năng (theo mẫu ở phụ lục 1) giúp doanh nghiệp của bạn có những định hướng rõ ràng hơn trong kinh doanh.

Chúng ta có thể tóm gọn chương Xác định sản phẩm/dịch vụ và khách hàng mục tiêu bằng những ghi nhớ sau đây về sự hỗ trợ của các công cụ trực tuyến:

Nghiên cứu thị trường là bước đi quan trọng sau những gì bạn đã tiến hành sơ bộ về sản phẩm và khách hàng. Tuy nhiên, bạn còn cần biết nhiều hơn những thông tin trên. Bạn cần có cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp dịch vụ thay thế (hoặc bổ trợ cho bạn). Nhiều người hiểu nhầm rằng hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ diễn ra khi lập kế hoạch kinh doanh hoặc để thu hút sự quan tâm của một nhà đầu tư tiềm năng nào đó. Nhận định như vậy sẽ khiến bạn thất bại bất kỳ lúc nào vì thị trường luôn biến động. Bởi vậy, hãy xác định và luôn ghi nhớ rằng nghiên cứu thị trường phải là hoạt động thường xuyên của bạn. Những công cụ trực tuyến sau đây sẽ giúp bạn thực hiện những công việc nêu trên.

Chương 3NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1. Tìm kiếm website có liên quan

Việc tìm kiếm và nghiên cứu khoảng 10 website có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán và lưu lại đường link của chúng lại bằng Bookmark (Tham khảo Chuyên đề 7) cho bạn biết nhiều hơn chứ không chỉ là thông tin hình ảnh sản phẩm trên website. Những website này cho biết về:

– Những sản phẩm/dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường

– Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp

– Cách thức bán hàng của những nhà cung cấp (bán trực tuyến hay chỉ giới thiệu sản phẩm dịch vụ…)

– Hình thức thanh toán

– Sản phẩm dịch vụ bổ trợ

– Địa bàn hoạt động

– Giá sản phẩm và chi phí cho dịch vụ bổ trợ

– Văn hóa doanh nghiệp và đặc điểm sơ bộ của thương hiệu đối thủ cạnh tranh.

Tất nhiên, việc nghiên cứu các website này kỹ hơn có thể làm cơ sở giúp bạn tham khảo khi xây dựng website của riêng mình. (Tham khảo Chương 5 và Chuyên đề 2)

Đừng quên kiểm tra lại những website này thường xuyên (tối thiểu 2 lần/tháng) để cập nhật tình hình đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường.

Không nên bỏ qua các sàn giao dịch có đăng nhiều thông tin sản phẩm liên quan đến sản phẩm của bạn, ở đó bạn sẽ thấy danh sách hàng loạt các doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm tương tự như bạn. (Tham khảo Phụ lục 5, 6)

Bạn nên làm bảng thống kê cơ bản về những thông tin trực tuyến mà bạn thu thập được.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh rõ ràng không dừng lại ở nghiên cứu website. Website và việc tìm kiếm mang lại cho bạn một bức tranh rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. Tuy vậy, để nghiên cứu sâu hơn về họ, để học tập hoặc vượt qua họ, bạn cần nhiều thông tin và thời gian hơn.

Để nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, ngoài việc nghiên cứu website để có thông tin về quy mô doanh thu, quy mô nhân sự, địa bàn hoạt động của họ, bạn cần rất nhiều thông tin liên quan:

– Họ đang sử dụng những công cụ marketing nào?

– Khách hàng đang nói gì về họ?

– Ưu và nhược điểm sản phẩm của họ?

– Khách hàng mục tiêu của họ…

Vì vậy, các tiêu chí tìm kiếm của bạn phải rất linh hoạt.

– Tìm theo công cụ được sử dụng: Tên mạng xã hội/sàn giao dịch/blog + tên công ty/ cá nhân. Cách tìm này cho phép bạn biết được hoạt động của công ty/cá nhân đó trên các mạng xã hội/sàn giao dịch/blog đó. Ví dụ: Trong ô tìm kiếm của google, bạn gõ: Facebook: Công ty ABC. Kết quả sẽ cho ra trang thành viên của công ty đó trên mạng xã hội cần tìm hoặc những mẩu quảng cáo mà công ty đó đã đăng. Điều này cũng được áp dụng cho các blog, các trang báo… Tìm kiếm theo cú pháp này khá tỉ mỉ và mất thời gian, vì vậy bạn nên chú trọng vào một vài công cụ mạng xã hội, blog hoặc diễn đàn phổ biến.

– Tìm kiếm chính xác: “công ty TNHH ABC” hoặc “công ty ABC” việc tra cứu thông thường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về sự hiện diện của đối thủ cạnh tranh/thông tin sản phẩm dịch vụ trực tuyến, ví dụ báo điện tử nào đã viết về họ, diễn đàn nào đang nói về họ, khách hàng đang nói gì về họ và cả các mạng xã hội, các trang web… có nhắc đến họ. Số lượng kết quả của Google về chủ đề công ty này cũng là một thông số thú vị cho thấy sự xuất hiện của thương hiệu đối thủ cạnh tranh trên mạng.

Bạn cũng nên làm bản thống kê những thông tin chi tiết mà bạn cho là cần thiết để hiểu về đối thủ cạnh tranh và hữu ích cho quá trình lên kế hoạch kinh doanh hoặc hoàn thiện sản phẩm của bạn.

Lập bản cập nhật tình hình của đối thủ cạnh tranh

Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần xây dựng bản cập nhật tình hình của đối thủ cạnh tranh. Đây có thể coi là công cụ giúp bạn xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng để cạnh tranh tốt hơn hoặc học từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. (Tham khảo thêm Chuyên đề 5)

– Giá của sản phẩm (của đối thủ cạnh tranh)

– Nhu cầu tuyển dụng

– Tình hình phát triển thị trường

– Số lượng sản phẩm, dịch vụ

– Website

– Dịch vụ cung cấp cho khách hàng

– Theo dõi thông tin trên các phương tiện khác.

3. Thông tin, xu hướng, dung lượng và biến động của thị trường

Để nắm được xu hướng thị trường một cách sơ bộ, ngoài việc tra những từ khóa như “xu hướng thị trường ” + “xuất khẩu gỗ” (và không quên kiểm tra ngày tháng của bài viết để chắc chắn bạn đọc đượC những thông tin mới nhất), bạn có thể kiểm tra bằng việc nắm những thông tin vĩ mô từ những tờ báo chuyên ngành và các sàn giao dịch.

Ví dụ: Bạn kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, hãy chuẩn bị cho mình khoảng 5 địa chỉ website, cổng thông tin hữu ích nhất để cập nhật thông tin từ chúng mỗi ngày, ví dụ từ mục vi tính của Vnexpress.net, tin công nghệ trên Vneconomy.vn, trang tin tức của Pcworld, trang tin tức riêng về IT itgatevn.com.vn và echip.com.vn.

Cách cập nhật thông tin nhanh gọn nhất là sử dụng RSS của chính các trang web đó và đưa những đường link này về website hoặc blog của công ty bạn. (Hình 2)

Hình 2: Mô tả tính năng RSS trên báo mạng.

Nguồn: http://www.vnexpress.net

Chính bạn phải là người vào blog thường xuyên để theo dõi tin mới nhất và cập nhật nhất về trang của mình. Ngoài ra, việc tạo những đường link về những trang hữu ích có những từ khóa liên quan đến ngành của bạn sẽ rất hữu ích cho việc trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm (Tham khảo mục blog của Chương 5).

Tương tự như vậy, bạn có thể theo dõi các biến động về giá thành của các sản phẩm bổ trợ hoặc sản phẩm đầu vào cho bạn. Đôi khi các ý tưởng mới sẽ nảy sinh từ đây.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch cho người nước ngoài đến Việt Nam, bạn cần cập nhật tình hình tổ chức các sự kiện

1000 năm Thăng Long – Hà Nội liên tục từ các tờ báo, blog, kể cả những thay đổi trong lịch tổ chức sự kiện để cập nhật như một phần giá trị gia tăng cho khách hàng của bạn.

Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, website các hiệp hội và danh bạ các kênh hỗ trợ xuất khẩu cần phải được cập nhật thường xuyên. (Tham khảo Phụ lục 2, 3 để có thêm thông tin).

Với sự giúp đỡ của các công cụ trực tuyến, bạn có thể tìm thấy các số liệu thống kê và tính toán về dung lượng thị trường một cách tương đối. Ví dụ: Dân số quanh nơi bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ; tổng số lượng sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Để có những thông số chính xác hơn, bạn phải kết hợp các công cụ trực tuyến này với những công cụ ngoại tuyến khác như khảo sát bằng điện thoại, khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc tiếp cận với nguồn thông kê chi tiết không được công bố trên mạng hoặc sử dụng các công ty nghiên cứu thị trường để có nguồn số liệu tốt nhất.

4. Định vị bản thân hay xác định yếu tố khác biệt

Mục đích của tất cả việc nghiên cứu thị trường là có cái nhìn tổng quan về thị trường và xác định được vị trí của bạn trên thị trường đó. Sau khi vẽ một bức tranh hoàn thiện về thị trường, bạn sẽ xác định được mình ở đâu trên thị trường.

Về định vị thương hiệu

– Là người tiên phong (người đầu tiên cung cấp sản phẩm/dịch vụ trên thị trường)

– Là người đi sau đối thủ cạnh tranh

– Là người phát triển thị trường ngách.

Định vị sản phẩm

• Về giá

– Cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh

– Thấp hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh

– Bằng giá của đối thủ cạnh tranh nhưng dịch vụ tốt hơn

• Về chất lượng sản phẩm

– Tốt nhất, cao cấp trên thị trường – phục vụ phân khúc giá cao

– Chất lượng vừa phải, chi phí hợp lý – phục vụ phân khúc giá trung bình

– Tính năng phục vụ nhu cầu cơ bản, chất lượng tương đối, chi phí thấp – phục vụ phân khúc giá thấp.

Sau khi thành lập được bản định vị công ty và sản phẩm dịch vụ, bạn hãy công khai thông tin này với nhân viên, đặc biệt là nhân viên kinh doanh và nhân viên marketing để họ có thể chủ động với công việc bán hàng và truyền thông tới khách hàng.

5. Nghiên cứu thị trường bằng khảo sát trực tuyến

Trong quá trình tìm kiếm thông tin thị trường, bạn sẽ định hình được một thị trường của riêng mình, có thể là một thị trường ngách chưa hề có nhà cung cấp nào, cũng có thể là một thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng cầu còn lớn hơn cung rất nhiều. Để thử nghiệm thị trường và nắm được khách hàng tiềm năng đang cần gì, bạn có thể tiến hành một khảo sát trực tuyến để xem khách hàng tiềm năng nghĩ gì về sản phẩm dịch vụ của bạn và phương thức cải tiến. Rất nhiều giải pháp cho bạn do có rất nhiều nhà cung cấp các giải pháp khảo sát trực tuyến miễn phí như SurveyMonkey. (Hình 3)

Hình 3: Ví dụ một công cụ khảo sát trực tuyến miễn phí.

Nguồn: http://www.surveymonkey.com

Với SurveyMonkey, chỉ cần đăng ký thành viên và qua 3 bước là bạn và khởi tạo khảo sát của bạn miễn phí. Bạn cũng có thể tích hợp khảo sát này với Facebook và các ứng dụng khác. Bạn có thể trả thêm phí để được hưởng nhiều tiện ích hơn từ ứng dụng của SurveyMonkey như có nhiều hơn 1 báo cáo về kết quả khảo sát, không giới hạn các câu hỏi, và sử dụng nhiều hơn các mẫu khảo sát có sẵn được thiết kế. (Hình 4)

Hình 4: Các bước tạo khảo sát với Surveymonkey.com.

Nguồn: http://www.surveymonkey.com

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể chủ động sử dụng Google Docs và form (Mẫu) trong Google Docs để tạo ra những khảo sát điều tra theo cách riêng của mình và nắm bắt thông tin trả lời hoàn toàn miễn phí. Form là một dạng mẫu dựa trên cấu trúc của một file Excel. Mọi kết quả tổng hợp các câu trả lời đều được sắp xếp theo thứ tự các câu hỏi. Google Form cũng cho bạn thống kê số lượng lượt trả lời, sử dụng những đoạn mã (code) để đưa khảo sát vào website và các trang khác. (Hình 5)

Bạn có thể sử dụng chính tài khoản Gmail, chọn Docs, chọn Create new (Tạo), chọn Form (Mẫu). Với giao diện thiết kế đơn giản và các thể loại câu hỏi đa dạng, bạn có thể thiết kế một mẫu khảo sát đơn giản, có đường link và gửi cho bạn bè, những người có trong danh sách bạn bè hoặc công khai để mọi người có thể cùng làm khảo sát. (Hình 6)

Để xem hình thức của khảo sát, bạn chọn Go to live form (Đi đến biểu mẫu đang mở), để xem báo cáo tình hình trả lời, bạn chọn Show summarry of responses (Hiển thị bản tóm tắt câu trả lời) (Hình 7); để đưa khảo sát vào một trang web, bạn chọn Embed form in a webpage (Nhúng biểu mẫu vào một trang web) và để gửi form dưới dạng email cho những đối tượng phản hồi tiềm năng, bạn chọn Send form (Gửi biểu mẫu). Giới hạn cho mỗi lần gửi là 50 người. Bạn nên công khai khảo sát của mình bằng đường link trên website hoặc trên blog, Yahoo Messenger để thu nhận thêm các câu trả lời nhằm gia tăng tính thuyết phục cho cuộc điều tra của mình.

Hình 8 là hình ảnh kết quả báo cáo phản hồi đối với một khảo sát thí dụ.

Như vậy, ngay cả với những công cụ đơn giản và miễn phí, bạn cũng có thể tiến hành những khảo sát thị trường nhằm củng cố thêm những giả định của mình về nhu cầu thị trường và có cái nhìn thực tế hơn về những gì mình cần làm trong kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là cơ sở vững chắc khi bạn thuyết phục nhà đầu tư về tính khả thi của dự án.

Bạn có thể quên tất cả những gì đã đọc trong chương này, nhưng hãy ghi nhớ, nghiên cứu thị trường sử dụng các công cụ trực tuyến giúp bạn trả lời chính xác câu Hỏi: Bạn đang ở đâu?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button