Kinh doanh - đầu tư

Khôn Ngoan Không Lại Với Giời


Khon ngoan khong lai voi gioi - Leonard Mlodinow1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK KHÔN NGOAN KHÔNG LẠI VỚI GIỜI

Tác giả : Leonard Mlodinow

Download sách Khôn Ngoan Không Lại Với Giời ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Sự may rủi chi phối cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Nhiều khi chúng ta có vẻ không bao giờ thắc mắc hay băn khoăn về những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong cuộc sống, rằng tại sao bạn của chúng ta đạt được điểm 10 trong môn Toán thời Phổ Thông hay xa hơn là trường hợp một người có thể “mang cả Las Vegas về nhà”. Câu trả lời thường chỉ là: Có thể anh ta học giỏi, có thể anh ta may mắn. Và có những lúc, sự tình cờ luôn gắn liền với sự may rủi trong cách suy nghĩ của mỗi người. Bởi vì:

Bộ não của chúng ta, cho dù có nạp được vào bao nhiêu kiến thức đi chăng nữa, cũng vô cùng kém cỏi trong việc giải thích những sự kiện mang tính ngẫu nhiên và xác suất. Khi phải đối mặt với các tình huống đòi hỏi phải có khả năng nắm bắt trực quan các sự kiện mang tính tỷ lệ, ngay cả các nhà khoa học hay toán học lừng danh nhất cũng cảm thấy lúng túng.

Giả sử, bạn muốn tính toán xác suất khi tung một đồng xu, bạn có thể nhận được câu trả lời xác đáng từ nhà toán học vĩ đại thế kỷ XVIII, Jean Le Rond d’Alembert, đó là: có ba khả năng, 0, 1 hoặc 2 ngửa. Vậy tỷ lệ cho các trường hợp tương tự là 1 ăn 3. Nhưng Leonard Mlodinow lại có cách diễn giải khác.

Trong cuốn sách bạn đang cầm trên tay, ông cho rằng trên thực tế, phải có bốn khả năng, đó là: ngửa-ngửa, ngửa-sấp, sấp ngửa và sấp-sấp. Như vậy, xác suất sẽ là, 25% cho 0 và 2, 50% cho 1. Mlodinow kết luận rằng, bất cứ ai tham gia cá cược tung đồng xu sẽ bị lột sạch nếu cứ ngang bướng tin vào lý thuyết của d’Alembert.

Ví dụ trên chỉ là một trong rất nhiều những ví dụ được Leonard Mlodinow đưa ra để giải thích cho chúng ta thấy cách mà những hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, thay đổi cũng như xác suất có thể ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nguyên nhân vì sao chúng ta lại hiểu sai ý nghĩa của mọi thứ, từ một cuộc trò chuyện bình thường cho tới những trở ngại tài chính lớn. Bằng ngôn ngữ đơn giản và sống động, Mlodinow đã chỉ ra một loạt những sự việc thường nhật mà mỗi người trong chúng ta ai cũng bắt gặp trên thực tế lại không đáng tin cậy như chúng ta vẫn nghĩ, chẳng hạn như tiêu chuẩn đánh giá các loại rượu, các cuộc thăm dò chính trị hay hệ thống cho điểm tại các trường học, v.v… Dưới ngòi bút của ông, người đọc có điều kiện nhìn nhận bản chất thực của sự thay đổi và vén bức màn tâm lý ảo ảnh đang che khuất tâm trí chúng ta cũng như khiến chúng ta đánh giá sai thế giới xung quanh. Mlodinow cũng mang đến một cái nhìn tươi mới hơn về ý nghĩa thực sự ẩn giấu đằng sau mỗi sự việc cũng như cách thức đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên bản chất thực sự của vấn đề. Từ lớp học tới phòng xử án, từ thị trường tài chính cho tới các siêu thị, từ phòng khám đa khoa tới phòng Bầu dục, những kiến thức mà Mlodinow mang đến cho chúng ta chắc chắn sẽ vô cũng hấp dẫn, tuyệt diệu và đầy cảm hứng.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả một trong mười tác phẩm được xếp vào loại Bestseller theo bình chọn hàng năm của tạp chí New York Times: The Drunkard’s Walk (Bước đi ngẫu nhiên của kẻ say). Với mục tiêu đưa cuốn sách tiếp cận nhiều đối tượng độc giả cũng như để gần gũi, phù hợp với tư duy người Việt, Alpha Books đặt tên tiếng Việt cho cuốn sách là Khôn ngoan không lại với Giời. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ nhận được sự quan tâm của độc giả.

ĐỌC THỬ

Quan sát qua lăng kính ngẫu nhiên

Tôi nhớ khi còn niên thiếu, bản thân đã từng ngắm ngọn lửa vàng nhảy múa tự nhiên trên các thân sáp trắng của những cây nến Sabbath. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ để cảm nhận được sự lãng mạn trong ánh nến, nhưng tôi vẫn thấy điều đó thật diệu kỳ – bởi ngọn lửa mang lại những hình ảnh thật lung linh. Chúng biến đổi và định hình, bập bùng, dường như không theo một quy luật cụ thể nào. Tôi tin rằng, hẳn phải có một ý nghĩa hay lý do ẩn chứa sau ánh lửa đó – những khuôn mẫu mà các nhà khoa học có thể đoán trước và giải thích bằng những phương trình toán học. Cha tôi từng nói: “Cuộc đời không như vậy, đôi khi ta không thể đoán trước những việc xảy ra.” Ông kể cho tôi nghe về lần ông lấy trộm một ổ bánh mì trong tiệm bánh tại Buchenwald, trại tập trung của Đức quốc xã nơi ông bị giam giữ và bỏ đói. Người làm bánh yêu cầu mật vụ Đức quốc xã tập hợp mọi đối tượng có khả năng phạm tội và xếp những người bị tình nghi này thành hàng. “Ai đã ăn trộm ổ bánh mì?” người làm bánh hỏi. Thấy không ai trả lời, hắn ra lệnh cho lính đánh những người bị tình nghi, từng người một cho đến khi hoặc tất cả chết hết hoặc ai đó thú nhận. Cha tôi đã tiến lên để che cho những người khác. Ông không cố biến mình thành anh hùng, ông nói với tôi ông làm vậy vì ông đã nghĩ rằng dù sao thì mình cũng sẽ bị bắn. Nhưng thay vì giết, người làm bánh giao cho cha tôi một công việc béo bở – phụ tá cho hắn ta. “Một sự việc tình cờ” cha tôi nói, “Chuyện này chẳng liên quan gì đến con, nhưng nếu nó xảy ra theo hướng khác, thì có lẽ con đã không ra đời.” Sau đó, tôi chợt nảy ra ý nghĩ tôi phải cám ơn Hitler cho sự tồn tại của mình, vì những người Đức đã giết vợ và hai đứa con nhỏ của cha tôi, xóa đi cuộc đời trước của ông. Và, nếu như không có cuộc chiến đó, cha tôi đã không bao giờ nhập cư tới New York, không bao giờ gặp mẹ tôi, cũng là một người tị nạn, và không bao giờ sinh ra tôi và hai em trai.

Cha tôi hiếm khi nói về chiến tranh. Tôi không nhận ra điều ấy cho tới mấy năm sau này, chiến tranh hiện ra rõ ràng mỗi khi cha chia sẻ những kỷ niệm khó khăn của mình. Ông đã không nói nhiều bởi cha chỉ muốn tôi biết về các trải nghiệm của ông hơn là muốn giảng giải bài học về cuộc đời. Chiến tranh là một tình huống cực kỳ khẩn cấp, nhưng vai trò của sự ngẫu nhiên trong cuộc sống chúng ta không dựa vào các thái cực khẩn cấp. Cuộc sống của chúng ta phần lớn, cũng giống như ánh nến, được tán không ngừng theo những hướng mới bởi vô số các sự kiện ngẫu nhiên, từ đó tạo nên số phận của chúng ta theo cách ta phản ứng. Do vậy, cuộc đời vừa khó đoán trước, vừa khó định nghĩa. Cũng giống như khi nhìn vào một vết mực loang trong bài kiểm tra tâm lý Rorschach, bạn có thể nhìn thấy Madonna và tôi, một chú rái mỏ vịt, các thông tin chúng ta tiếp xúc trong kinh doanh, luật, y tế, thể thao, truyền thông, hoặc phiếu thành tích học tập lớp ba của con bạn cũng có thể được hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên, hiểu đúng vai trò của sự ngẫu nhiên trong một sự kiện không giống như định nghĩa một vết mực Rorschach; luôn tồn tại song song những cách đúng cũng như những cách sai để thực hiện điều đó.

Chúng ta thường sử dụng trực giác để đưa ra các đánh giá và lựa chọn khi gặp phải những tình huống không chắc chắn. Quá trình xử lý này đã đem lại những lợi thế vượt trội khi chúng ta phải xác định xem liệu con hổ đang cười bởi nó béo và vui vẻ hay vì nó đang đói và nhìn ta như thể ta là bữa kế tiếp. Nhưng trong thế giới hiện đại, thế cân bằng đã khác, ngày nay quá trình xử lý trực giác của con người đã xuất hiện những hạn chế. Khi chúng ta sử dụng lối suy nghĩ thông thường đối với các con hổ ngày nay, có lẽ chúng ta sẽ đưa ra các quyết định chưa phải là tối ưu hoặc thậm chí phi lý. Kết luận này không gây ngạc nhiên cho những người hiểu rõ về quá trình xử lý thông tin không chắc chắn của não bộ: rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ gần gũi giữa các bộ phận của não bộ có nhiệm vụ đánh giá các tình huống ngẫu nhiên và những bộ phận chi phối đặc trưng của con người, cái được coi là nguồn gốc cơ bản của sự phi lý – cảm xúc của chúng ta. Ví dụ, phương pháp cộng hưởng từ chức năng chỉ ra những rủi ro và phần thưởng được đánh giá bởi các bộ phận của hệ thống dopaminergic, một quy trình tưởng thưởng trong não quan trọng đối với các quá trình cảm xúc và thúc đẩy. Các hình ảnh cũng cho thấy hạch hạnh nhân, nơi xử lý cảm xúc ở não bộ, đặc biệt là sự sợ hãi, được kích hoạt khi chúng ta ra quyết định trong tình huống không chắc chắn.

Các cơ chế phân tích tình huống có sự ngẫu nhiên thực sự là sản phẩm phức tạp từ các nhân tố tiến hóa, cấu trúc não bộ, kinh nghiệm cá nhân, tri thức và cảm xúc. Trên thực tế, phản ứng của con người đối với sự không chắc chắn phức tạp đến mức đôi khi các cấu tạo khác biệt trong não dẫn tới những kết luận khác nhau và dường như phải đấu tranh để xác định kết luận trội hơn. Ví dụ, nếu cứ bốn lần ăn tôm thì ba lần mặt bạn bị sưng gấp năm lần bình thường, bán cầu não trái “lôgic” của bạn sẽ cố gắng tìm ra một khuôn mẫu. Bán cầu não phải “trực giác” của bạn, ngược lại, chỉ đơn giản nói “hãy tránh xa những con tôm”. Ít nhất đó là điều mà các nhà nghiên cứu tìm được sau các thử nghiệm ít đau đớn hơn. Thí nghiệm có tên là đoán xác suất. Thay vì sử dụng tôm và chất histamine, đối tượng được sử dụng lần này là các quân bài và ngọn đèn có hai màu xanh và đỏ. Những vật này được sắp xếp sao cho màu xuất hiện với các xác suất khác nhau nhưng phải theo quy luật nhất định. Ví dụ, màu đỏ xuất hiện hai lần liên tiếp với mật độ của màu xanh cũng vậy, kiểu như đỏ – đỏ – xanh – đỏ – xanh – đỏ – đỏ – xanh – xanh – đỏ – đỏ – đỏ… Sau khi quan sát, nhiệm vụ của người chơi là đoán xem màu tiếp theo xuất hiện sẽ là xanh hay đỏ. Trò chơi này có hai chiến lược cơ bản. Một là, luôn đoán màu tiếp theo sẽ là màu bạn thấy xuất hiện thường xuyên nhất. Đó là cách làm thường thấy ở chuột và các loại động vật không phải con người. Nếu chọn chiến lược này, bạn chắc chắn sẽ đúng ở một mức cụ thể nhưng đồng thời bạn cũng đang thừa nhận rằng mình sẽ không thể làm tốt hơn. Ví dụ, nếu màu xanh xuất hiện 75% tổng thời gian và bạn quyết định đoán là màu xanh, bạn sẽ có 75% cơ hội đoán đúng. Chiến lược khác là “kết hợp” tỷ lệ đoán màu xanh và màu đỏ với tỷ lệ màu xanh và màu đỏ bạn quan sát được trước đây. Nếu màu xanh và màu đỏ xuất hiện theo một quy luật nhất định, bạn có thể tìm ra quy luật, chiến lược này giúp bạn đoán đúng hoàn toàn. Nhưng nếu các màu xuất hiện ngẫu nhiên, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn chiến lược đầu tiên. Trong trường hợp màu xanh xuất hiện ngẫu nhiên 75% tổng thời gian, chiến lược thứ hai sẽ giúp ta đoán đúng 6/10 lần.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button