Kinh doanh - đầu tư

Khơi Nguồn Sáng Tạo

Khoi nguon sang tao - Jack Foster1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jack Foster

Download sách Khơi Nguồn Sáng Tạo ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong cuốn sách trước của tôi, cuốn Một nửa của 13 là 8, tôi đã sử dụng định nghĩa về ý tưởng của James Webb Young: “Ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ.”

Với tôi, định nghĩa đó thật rộng mở. Nó cho thấy ý tưởng chẳng phải điều gì kỳ bí, chỉ những người thông minh tuyệt đỉnh mới nghĩ ra, mà những người bình thường cũng có thể tạo ra ý tưởng mỗi ngày, đơn giản chỉ nhờ vào việc kết hợp những điều họ đã biết.

Tôi cũng vạch ra quá trình năm bước để giải quyết một vấn đề và tạo ra ý tưởng gồm: (1) nhận định vấn đề, (2) tập hợp thông tin, (3) tìm kiếm ý tưởng, (4) tạm quên lãng, và (5) hiện thực hóa ý tưởng. Chính nó đã tháo gỡ những bí ẩn và sự lo âu ra khỏi quá trình sáng tạo ý tưởng.

Nhưng tôi đã xác định trước với độc giả rằng để có được ý tưởng, trước hết, họ phải tạo điều kiện cho tư duy phát triển, bằng cách tăng cường hiểu biết, hình dung trước những mục tiêu, tin tưởng vào bản năng trẻ thơ bên trong, lật lại những suy nghĩ của chính mình, sử dụng hết sự can đảm mà mình có, học cách kết hợp các yếu tố, và có lẽ quan trọng nhất là, tạo ra niềm vui và trở thành một người luôn tìm kiếm ý tưởng.

Trong cuộc sống, những phương pháp nuôi dưỡng trí tuệ này gần như là tất cả những gì chúng ta cần phải trang bị cho bản thân.

Nhưng nếu bạn đang làm chủ hay điều hành một doanh nghiệp, nếu bạn là một nhà quản lý hay một điều phối viên, một vị giám đốc, một người giám sát hay một trưởng phòng, nếu bạn huấn luyện, dạy dỗ hay tư vấn cho ai đó – tóm lại, nếu bạn giữ bất kỳ cương vị lãnh đạo nào, ở bất cứ đâu, bạn có thể sử dụng chính vị trí của mình để khơi nguồn sáng tạo cho những người làm việc cùng bạn. Bằng cách nào? Đơn giản là giúp họ thực hiện hai việc quan trọng nhất để nuôi dưỡng trí tuệ: thấy vui vẻ và luôn tìm kiếm ý tưởng.

Đó chính là chủ đề của cuốn sách này. Khác với cuốn Một nửa của 13 là 8, cuốn sách bạn đang cầm trên tay không nói về việc làm sao để bạn tìm ra ý tưởng, cũng không phải về cách lãnh đạo, dẫn dắt hay quản lý, giám sát những người làm việc cùng bạn tốt hơn. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách giúp họ trở thành những nhân viên tuyệt vời bằng cách giải phóng sức sáng tạo trong họ.

Tại sao điều này lại quan trọng?

Thật khó để nói hết tầm quan trọng của sự sáng tạo nơi công sở, của việc có trong tay những nhân viên luôn đầy ắp ý tưởng và các sáng kiến giải quyết vấn đề. Nathan Mhyrvold, cựu Giám đốc Kỹ thuật ở Microsoft từng nói rằng, một nhân viên xuất chúng đáng giá gấp 1.000 lần một nhân viên hạng trung. Lý do ư? Chính bởi chất lượng những ý tưởng của anh ta.

Bởi ý tưởng là bánh xe của sự phát triển. Chúng điều khiển nền kinh tế, xây dựng các doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm.

Còn những nhân viên xuất sắc thì luôn đưa ra những ý tưởng tuyệt vời.

Điều gì làm nên sự khác biệt của cuốn sách này?

Phòng sáng tạo của một hãng quảng cáo không giống bất cứ tổ chức nào trên thế giới. Nó được tạo ra với một mục đích duy nhất – tạo ra những ý tưởng khả thi cho các vấn đề khác nhau của những công ty thuộc đủ các lĩnh vực.

Cuốn sách này đưa ra những bài học đã được đúc rút từ các Phòng sáng tạo như vậy, những bài học về cách tạo ra một môi trường khuyến khích sáng tạo và giúp mọi người luôn bùng nổ ý tưởng.

Cuốn sách cũng tiết lộ những phương pháp cho cá nhân, cho tổ chức và các giải pháp chiến lược mà bạn có thể thực hiện để giúp giải phóng sức sáng tạo của mọi người, khiến cho ý tưởng ngập tràn trong công ty bạn nhiều chưa từng có.

Phần I. Thế Nào Là Khơi Nguồn Sáng Tạo?

Tôi dành nửa đời mình làm việc trong ngành quảng cáo. Một nửa thời gian đó, tôi điều hành Phòng sáng tạo của các hãng quảng cáo và nửa còn lại là Phòng sáng tạo của các công ty khác.

Có lần, tôi kể cho một khách hàng nghe về những khó khăn khi điều hành các phòng ban như vậy. Phòng ban này vốn là tập hợp của những quan điểm phá cách và tư tưởng tự do; của những nhà tư tưởng độc đáo, những người bác bỏ giáo điều và cưỡng lại uy quyền; và thế mạnh của họ là khám phá những giải pháp hoàn toàn mới mẻ cho nhiều vấn đề khác nhau theo yêu cầu.

Vị khách đó nghĩ ngợi một lúc rồi kết luận: “Điều hành một Phòng sáng tạo là một việc bất khả thi. Bất cứ nỗ lực nào để hướng dẫn, lãnh đạo hay điều hành những kẻ như vậy chỉ là vô ích. Họ sẽ luôn chống đối hoặc là sẽ ngồi im thin thít.”

Có thể ông ta nói đúng.

Nhưng đó là vì chúng ta đã sử dụng những từ ngữ sai. “Hướng dẫn” hay “lãnh đạo” hoặc “điều hành” đều không mô tả đúng những gì tôi và đồng nghiệp của tôi đã làm.

Chúng tôi không hề hướng dẫn, lãnh đạo hay điều hành nhân viên của mình. Chúng tôi chỉ khơi nguồn sáng tạo cho họ.

Chúng tôi không phải là người lãnh đạo. Chúng tôi là những người khơi nguồn sáng tạo.

Và chúng tôi không sử dụng nghệ thuật lãnh đạo mà là nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo.

Nhà văn, họa  sĩ người Mỹ Henry Miller từng nói: “Không ai đủ vĩ đại hay thông thái để mỗi chúng ta phải dâng hiến cuộc đời mình cho họ. Cách duy nhất khiến một người lãnh đạo được chúng ta là phục hồi niềm tin vào bản năng lãnh đạo trong mỗi người.”

Người lãnh đạo thì khích lệ, hướng dẫn, điều hành, chỉ dẫn và lãnh đạo. Người khơi nguồn sáng tạo thì khôi phục niềm tin trong mỗi người.

Người lãnh đạo thì lãnh đạo người khác. Còn người khơi nguồn sáng tạo thì đánh thức khả năng sáng tạo trong mọi người.

Nói ngắn gọn, nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo vượt xa cả nghệ thuật lãnh đạo, bởi người khơi nguồn sáng tạo không chỉ đạo người khác tạo ra ý tưởng. Họ khôi phục niềm tin vào khả năng lãnh đạo bên trong mỗi người.

Một khách hàng khác của tôi lại khăng khăng rằng Phòng sáng tạo không phải là mô hình phổ biến, cho nên bất cứ bài học nào ở đây về nghệ thuật lãnh đạo (Lúc đó tôi chưa đưa ra từ “khơi nguồn sáng tạo”) không thể áp dụng cho các nhóm hay tổ chức khác.

ĐỌC THỬ

Phần I. Thế Nào Là Khơi Nguồn Sáng Tạo?

Tôi dành nửa đời mình làm việc trong ngành quảng cáo. Một nửa thời gian đó, tôi điều hành Phòng sáng tạo của các hãng quảng cáo và nửa còn lại là Phòng sáng tạo của các công ty khác.

Có lần, tôi kể cho một khách hàng nghe về những khó khăn khi điều hành các phòng ban như vậy. Phòng ban này vốn là tập hợp của những quan điểm phá cách và tư tưởng tự do; của những nhà tư tưởng độc đáo, những người bác bỏ giáo điều và cưỡng lại uy quyền; và thế mạnh của họ là khám phá những giải pháp hoàn toàn mới mẻ cho nhiều vấn đề khác nhau theo yêu cầu.

Vị khách đó nghĩ ngợi một lúc rồi kết luận: “Điều hành một Phòng sáng tạo là một việc bất khả thi. Bất cứ nỗ lực nào để hướng dẫn, lãnh đạo hay điều hành những kẻ như vậy chỉ là vô ích. Họ sẽ luôn chống đối hoặc là sẽ ngồi im thin thít.”

Có thể ông ta nói đúng.

Nhưng đó là vì chúng ta đã sử dụng những từ ngữ sai. “Hướng dẫn” hay “lãnh đạo” hoặc “điều hành” đều không mô tả đúng những gì tôi và đồng nghiệp của tôi đã làm.

Chúng tôi không hề hướng dẫn, lãnh đạo hay điều hành nhân viên của mình. Chúng tôi chỉ khơi nguồn sáng tạo cho họ.

Chúng tôi không phải là người lãnh đạo. Chúng tôi là những người khơi nguồn sáng tạo.

Và chúng tôi không sử dụng nghệ thuật lãnh đạo mà là nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo.

Nhà văn, họa  sĩ người Mỹ Henry Miller từng nói: “Không ai đủ vĩ đại hay thông thái để mỗi chúng ta phải dâng hiến cuộc đời mình cho họ. Cách duy nhất khiến một người lãnh đạo được chúng ta là phục hồi niềm tin vào bản năng lãnh đạo trong mỗi người.”

Người lãnh đạo thì khích lệ, hướng dẫn, điều hành, chỉ dẫn và lãnh đạo. Người khơi nguồn sáng tạo thì khôi phục niềm tin trong mỗi người.

Người lãnh đạo thì lãnh đạo người khác. Còn người khơi nguồn sáng tạo thì đánh thức khả năng sáng tạo trong mọi người.

Nói ngắn gọn, nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo vượt xa cả nghệ thuật lãnh đạo, bởi người khơi nguồn sáng tạo không chỉ đạo người khác tạo ra ý tưởng. Họ khôi phục niềm tin vào khả năng lãnh đạo bên trong mỗi người.

Một khách hàng khác của tôi lại khăng khăng rằng Phòng sáng tạo không phải là mô hình phổ biến, cho nên bất cứ bài học nào ở đây về nghệ thuật lãnh đạo (Lúc đó tôi chưa đưa ra từ “khơi nguồn sáng tạo”) không thể áp dụng cho các nhóm hay tổ chức khác.

Thật vớ vẩn!

Những người sáng tạo trong một hãng quảng cáo chẳng đòi hỏi bằng sáng tạo ý tưởng. Mỗi ngày, những người làm việc cùng bạn có thể nghĩ ra hàng tá ý tưởng, từ việc làm sao để hoàn thành công việc sớm hơn đến làm sao để kéo dài giờ ăn trưa, từ làm sao để chuyển hàng nhanh hơn đến việc làm sao để viết ghi chú công việc tốt hơn; từ việc làm sao để biến một buổi gặp gỡ bán hàng trở nên sôi nổi hơn đến làm thế nào để đẩy nhanh một dòng sản phẩm.

Vậy nên, chúng ta biết rằng tất cả họ đều có thể nghĩ ra ý tưởng. Và nếu bạn muốn họ nghĩ ra nhiều ý tưởng hay hơn nữa, những tư duy độc đáo, cách tiếp cận đột phá và những giải pháp mới mẻ hơn nữa, có vẻ như một Phòng sáng tạo của hãng quảng cáo sẽ không còn là mô hình ngớ ngẩn mà chỉ những tay ngờ nghệch mới làm theo.

Phải ngược lại mới đúng: Đó là mô hình chuẩn mực cho tổ chức của bạn, và những bài học rút ra từ đó chính là kim chỉ nam cho bạn.

Dưới đây là những gì tôi đã học được, và một số kết luận tôi rút ra qua ba mươi lăm năm kinh nghiệm làm việc trong các hãng quảng cáo về nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo.

Phần II. Làm Sao Để Trở Thành Người Khơi Nguồn Sáng Tạo?

1. Giúp mọi người nghĩ tốt hơn về mình

Có ba lý do khiến cho việc giúp đỡ người khác nghĩ tốt hơn về bản thân trở nên cần thiết.

Thứ nhất, hình ảnh một người nghĩ về mình là yếu tố quan trọng duy nhất tạo nên thành công của họ.

Cá tính của họ, hành động của họ, cách họ hòa nhập với người khác, cách họ thể hiện bản thân trong công việc, cảm xúc của họ, niềm tin của họ, sự cống hiến của họ, khát vọng của họ, thậm chí cả tài năng và năng lực của họ, tất thảy đều phụ thuộc vào cách họ hình dung về bản thân.

Con người luôn hành xử theo hình ảnh mà họ tưởng tượng về bản thân.

Nếu họ nghĩ mình là kẻ thất bại, rất có thể họ sẽ thất bại.

Nếu họ nghĩ mình là người thành công, rất có thể họ sẽ thành công.

Hơn nữa, nếu họ nghĩ mình là người sáng tạo, là người đột phá về ý tưởng, rất có thể họ sẽ trở nên sáng tạo, và đột phá về ý tưởng.

Nhà thơ La Mã cổ đại Virgil đã nói: “Người ta có thể làm được mọi thứ, vì họ nghĩ rằng họ có thể làm được.” Và chân lý cơ bản về sức mạnh của hình ảnh bản thân này không chỉ đúng ở đất nước Hy Lạp 2000 năm trước mà vẫn còn giá trị trong kinh doanh ngày nay.

Nhà tâm lý học Walter Dill Scott từng viết: “Thành công hay thất bại trong kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thái độ chứ không phải năng lực.”

Nói cách khác, thái độ là yếu tố quan trọng nhất.

Sự khác biệt giữa những người luôn bùng nổ ý tưởng và những người kém sáng tạo thực ra chẳng liên quan gì đến khả năng sáng tạo bẩm sinh. Tất cả chỉ do niềm tin vào bản thân, rằng họ cũng có thể tạo ra các ý tưởng.

Những người tin rằng mình làm được thì sẽ làm được. Những người tin rằng mình không làm được thì sẽ không làm được.

Điều này chỉ đơn giản như vậy và không còn gì phải thắc mắc thêm nữa.

Nếu bạn vẫn nghi ngờ điều đó, hãy thử tự hỏi bản thân xem, tại sao quá nhiều người tưởng như rất tài năng lại thất bại, và tại sao quá nhiều người tưởng như bất tài vô dụng lại thành công.

Vấn đề không phải ở việc họ là ai. Vấn đề ở chỗ họ nghĩ mình là ai.

Nguyên nhân thứ hai, là thứ mà William James đã từng gọi là “phát kiến vĩ đại nhất của thế hệ tôi”. Đó là gì?

“Con người có thể thay đổi cuộc sống của họ chỉ bằng cách thay đổi thái độ.”

Hoặc như cách diễn đạt của triết gia Pháp Jean Paul Sartre: “Mỗi con người chẳng là gì khác ngoài những gì tự bản thân họ tạo nên.”

Việc này cũng không cần phải tranh cãi nữa.

Vậy mà biết bao vị lãnh đạo vẫn không chịu hiểu điều này. Và một khi họ còn cố thủ, họ sẽ chẳng bao giờ trở thành người khơi nguồn sáng tạo được.

Bất chấp những bằng chứng mà các bậc phụ huynh, các vị mục sư, bác sỹ, các nhà hiền triết, nhà tâm lý, các thầy, cô giáo và các chuyên gia trị liệu, cùng hàng trăm cuốn sách viết về thay đổi bản thân đưa ra, họ vẫn cứ chối từ ý niệm rằng hình ảnh bản thân của cùng một người có thể thay đổi.

Họ thừa nhận rằng “Lòng người phản ánh con người”. Thế nhưng dường như họ vẫn cứ nghĩ rằng, cho dù một người có nghĩ thế nào về bản thân đi nữa, anh ta vẫn là anh ta mà thôi.

Sai hoàn toàn. Anh ta sẽ trở thành con người khác.

Hoặc có lẽ họ nghĩ rằng anh ta không thể hình dung khác về bản thân được, rằng cách anh ta nghĩ ngày hôm nay sẽ mãi mãi không đổi.

Họ đã nhầm. Anh ta hoàn toàn có thể nghĩ khác đi.

Ngày nay, tất cả mọi người đều công nhận rằng trí tuệ có thể thay đổi cách vận hành của cả cơ thể. Bằng chứng thì quá đơn giản và không thể kể hết.

Những kẻ nghiện ma túy có thể hút giả dược mà không thấy những triệu chứng tái  nghiện, những người bị dị ứng hắt hơi cả khi nhìn thấy hoa nhựa, những đứa trẻ không có tình thương chậm phát triển về thể chất, các bệnh nhân đã được thôi miên có thể trải qua cuộc phẫu thuật mà không cần tiêm thuốc giảm đau, con người có thể tự hạ huyết áp và nhịp tim bằng quyết tâm, bệnh nhân ung thư có thể tự thuyên giảm bệnh, những người bại liệt hoàn toàn khỏi bệnh sau khi hành hương tới Lourdes … Những ví dụ như thế nhiều vô kể.

Nhưng việc chấp nhận ý niệm rằng tâm trí có thể thay đổi cả một con người là một bước nhảy lớn, một bước nhảy khổng lồ, thậm chí có thể nói là bước nhảy vọt vĩ đại.

Tất cả những gì tôi muốn bạn chấp nhận chỉ là một bước nhảy nhỏ xíu thôi, đó là: tâm trí có thể thay đổi tâm trí.

Thực tế, nếu bạn trở thành một người khơi nguồn sáng tạo, bạn nhất định phải chấp nhận rằng những người làm việc cùng bạn có thể và cần phải thay đổi.

Bằng không, bạn sẽ chịu thảm cảnh khi lãnh đạo một công ty trì trệ, không thể nào phát triển, một công ty mà cuối cùng sẽ trở lại vạch xuất phát ở đáy vực.

Nguyên nhân thứ ba là, ở vị trí người khơi nguồn sáng tạo, bạn có thể giúp những người khác thay đổi thái độ của họ.

Thực ra, đây là nhiệm vụ hàng đầu của bạn –

Giúp mọi người nghĩ tốt hơn về bản thân

Giúp họ nâng cao hình ảnh bản thân.

Bạn nên thực hiện điều đó không phải bằng cách ra lệnh mà là tái tạo, không phải định hướng mà là giải phóng, không phải lãnh đạo mà bằng cách châm ngòi cho sáng tạo.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện khi tôi còn làm việc tại Foote, Cone & Belding, ở Los Angeles, với tư cách nhân viên viết quảng cáo. Tôi có một người đồng nghiệp tên là Glenn. Anh ta lớn tuổi hơn tôi, có một trái tim nồng ấm và khi dồn hết tâm sức làm việc anh ta là một cây bút cừ khôi. Nhưng rất tiếc anh ta đã đánh mất điều đó. Anh ta say xỉn tối ngày và không làm được việc gì. Những ý tưởng quảng cáo của anh ta chẳng có gì mới mẻ, câu từ thì lê thê và rời rạc.

Tôi rời hãng quảng cáo đó cùng khoảng thời gian mà John O’Toole, một huyền thoại trong làng quảng cáo chuyển đến làm Giám đốc Sáng tạo của công ty. Hai năm sau, John được thăng chức làm Giám đốc Sáng tạo của Foote Cone ở Chicago và tôi quay trở lại, thay thế vị trí của ông ở Los Angeles. Tôi thấy rằng Glenn vẫn còn ở đó. Nhưng, thật bất ngờ, đó là một Glenn cực kỳ xuất chúng, không còn là anh chàng bê tha ngày nào. Ngay từ ngày đầu tiên tôi giữ vị trí Giám đốc Sáng tạo, anh ta đã đưa ra những ý tưởng tuyệt vời, viết lách rất tốt, và không uống một giọt rượu nào.

Tôi gọi điện cho John và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra.

Ông nói: “Chà, tôi biết Glenn là một cây bút cừ. Anh ta chỉ mất tự tin thôi. Vậy nên tôi nói với anh ta rằng tôi nghĩ anh ta là cây bút tuyệt vời nhất tôi từng biết, rồi hỏi xem anh ta có thể biên tập lại những gì tôi đã viết không. Tất cả các mẫu quảng cáo, các bản ghi nhớ, các đề nghị hợp tác, thư từ, tôi đều đưa cho Glenn xem trước tiên và nhờ anh ta giúp tôi sửa lại chúng. Anh ta lấy lại phong độ trước kia chỉ sau một tháng.”

John đã phục hồi, giải phóng và khơi nguồn sáng tạo.

Một khi bạn chấp nhận rằng đó là nhiệm vụ của một người khơi nguồn sáng tạo, nó sẽ khiến công việc của bạn tỏa sáng – những người bạn tuyển dụng, môi trường làm việc mà bạn tạo ra, những đường lối mà bạn hoạch định, cách bạn hướng dẫn người khác, cách bạn tạo dựng công ty, những hệ thống, quy trình, cách bạn đối xử với mọi người, chương trình đào tạo của bạn, những khách hàng tiềm năng, mục tiêu sản phẩm và dịch vụ của bạn. Tất cả mọi thứ.

Công ty cũng chỉ là một phương tiện để bạn đạt được mục đích của mình.

Rốt cuộc, bản thân công ty không có những mục tiêu riêng. Nó chỉ là hình ảnh phản chiếu của chính bạn và những người cùng xây dựng và điều hành nó. Mục tiêu của công ty chính là mục tiêu của bạn.

Một khi đã chấp nhận rằng mục tiêu hàng đầu của bạn là giúp mọi người nghĩ tốt hơn về bản thân mình, để truyền cảm hứng, giải phóng và tái tạo – bạn cần phải chấp nhận rằng mục tiêu hàng đầu của công ty không thể là kiếm nhiều tiền hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn, công việc tốt hơn, hay dịch vụ tốt hơn.

Hãy coi mục tiêu hàng đầu của công ty là mục tiêu hàng đầu của bạn, đó là: giúp mọi người nghĩ tốt hơn về bản thân và tạo ra một môi trường kích thích, giải phóng và bùng nổ ý tưởng.

Một khi mục tiêu này được đưa lên hàng đầu, các mục tiêu truyền thống khác như dịch vụ tốt hơn, kiếm tiền nhiều hơn và sản phẩm tốt hơn cũng sẽ tự nhiên mà đến. Bởi khi bạn đạt được mục tiêu, những người làm việc cùng bạn sẽ sáng tạo ra nhiều ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, sẽ làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thế thì, chắc hẳn bạn đang tự hỏi: phải làm gì để tạo ra được môi trường làm việc như thế?

2. Tạo môi trường làm việc vui vẻ

Nếu bạn muốn mọi người nghĩ tốt hơn về bản thân, môi trường làm việc cần trở nên thân thiện thay vì thù địch, cởi mở thay vì khép kín, khuyến khích thay vì làm nản lòng, thoải mái thay vì cứng nhắc, hòa đồng thay vì chia rẽ – tất cả những thứ mà các cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo và sử dụng quyền lực tán thành.

Nhưng không dừng lại ở đó.

Nếu bạn muốn ý tưởng đơm hoa kết trái, công ty bạn phải vui vẻ.

“Hãy khiến cho mọi người ở công ty thật vui vẻ. Khi không vui vẻ, họ chẳng bao giờ tạo ra được quảng cáo nào thú vị cả. Hãy để tiếng cười xóa đi sự khô khan. Hãy khuyến khích sự phấn chấn,” “cha đẻ của ngành quảng cáo” David Ogilvy đã khuyên như vậy.

Lời khuyên này không chỉ dành cho các công ty quảng cáo và các sản phẩm quảng cáo, mà còn dành cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, với bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào. Bạn có thể thấy một sự thật là: 

Trong công việc, những người cảm thấy vui vẻ sẽ luôn làm tốt hơn.

Thomas J. Peters – nhà tư tưởng về kinh doanh có ảnh hưởng bậc nhất trong thời đại chúng ta cũng từng nói: “Điều kiện tiên quyết của bất cứ ngành kinh doanh nào là không được tẻ nhạt hay chán ngắt. Nó phải vui vẻ. Nếu không, có nghĩa là bạn đang lãng phí đời mình.”

Phải nói rằng cả Ogilvy lẫn Peters, chẳng ai băn khoăn xem điều gì quan trọng hơn – hoàn thành tốt công việc hay vui vẻ. Họ luôn để vui vẻ đứng hàng đầu.

“Nếu bạn hỏi mục đích hàng đầu của công ty chúng tôi là gì,” Ogilvy nói, “tôi sẽ trả lời rằng : đó không phải là việc tạo ra lợi nhuận tối đa cho các cổ đông mà là điều hành công ty sao cho tất cả nhân viên đều cảm thấy hạnh phúc. Tất cả mọi thứ khác đều theo đó mà sinh ra, từ sản phẩm tốt cho tới dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo.”

Kinh nghiệm của tôi cũng mách bảo những điều tương tự như Ogilvy nói. Người ta làm việc tốt vì họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, chứ không phải điều ngược lại.

Ai cũng phải công nhận rằng dù họ có ý thức được việc hoàn thành nhiệm vụ, cảm thấy hài lòng và mãn nguyện với thành quả đạt được đi nữa; nhưng với những cây bút và Giám đốc Mỹ thuật trong các hãng quảng cáo tôi từng làm việc, những cảm giác đó chẳng đảm bảo sẽ giúp họ gánh vác được nhiệm vụ tiếp theo hoặc tiếp theo nữa.

Nhưng niềm vui lại làm được điều đó.

Cũng giống như sự nhiệt tình, niềm vui rất dễ lan tỏa và tạo ra hiệu ứng bóng tuyết, liên tục tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn trong toàn công ty.

Điều này đã được kiểm chứng từ những ngày đầu lập nghiệp của tôi.

Khi tôi mới bước chân vào ngành quảng cáo, những người viết quảng cáo và Giám đốc Mỹ thuật đều ăn mặc theo kiểu của các nhân viên công sở – đàn ông thì đóng bộ com-lê cà vạt, còn phụ nữ thì váy đầm hoặc bộ đồ công sở.

Nhưng vào cuối thập niên 1960, mọi chuyện đã thay đổi. Mọi người chuyển sang mặc áo len dài tay, quần jeans, áo phông và đi giày thể thao. Ngày đó, tôi đang điều hành một Phòng sáng tạo. Có một phóng viên tờ báo Los Angeles đã hỏi tôi nghĩ gì khi mọi người đi làm với trang phục như thế.

Tôi trả lời: “Dù họ có mặc đồ ngủ đi làm thì tôi cũng chẳng bận tâm, miễn là họ làm việc tốt.”

Quả đúng như dự đoán. Một ngày sau khi bài phỏng vấn đó được đưa lên mặt báo, cả phòng tôi đi làm trong bộ đồ ngủ. Chuyện này thật vui nhộn hết sức! Cả văn phòng rộn ràng trong niềm vui và tiếng cười.

Quan trọng hơn thế, ngày hôm đó và cả những tuần lễ sau, chúng tôi làm việc hiệu quả hơn lúc nào hết. Mọi người đều hứng khởi và công việc trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều.

Thêm một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh về mối quan hệ nhân quả này: Niềm vui đến trước, hiệu quả công việc sẽ theo sau. Niềm vui sẽ giải phóng sự sáng tạo. Đó là một hạt giống gieo mầm cho ý tưởng.

Thực tế, điều quan trọng nhất với một người khơi nguồn sáng tạo là tạo ra một môi trường như thế, nơi mọi người cảm thấy phấn chấn mỗi ngày làm việc, nơi ấm áp tình bạn bè, tình đồng nghiệp, nơi mọi người dồn sức cho công việc của mình bằng tất cả sự hăng hái và tự tin, nơi mọi người yêu quý nhau, nơi họ thấy mình là một người cộng sự chứ không phải một nhân viên chịu lép vế. Tóm lại, đó là nơi làm việc thật vui vẻ.

Khi bạn tạo được môi trường đó, công việc sẽ không còn trì trệ nữa mà tiến triển rất dễ dàng, tự nhiên, kết quả thu được cũng rất tuyệt vời, nhờ những giải pháp mới mẻ và thông minh hơn, dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Trong cuốn 301 Ways to Have Fun at Work (Tạm dịch: 301 cách để có được niềm vui nơi công sở), Dave Hemsath và Leslie Yerkes cũng đồng tình với quan điểm này của tôi. Họ khẳng định: “Chúng tôi tin rằng niềm vui nơi công sở chính là yếu tố quan trọng bậc nhất để tạo nên một tổ chức hiệu quả và thành công. Chúng tôi nhận ra mối liên hệ trực tiếp giữa niềm vui nơi công sở với sự sáng tạo, năng suất, tinh thần, sự thỏa mãn, sự tâm huyết của nhân viên với chất lượng của dịch vụ khách hàng và rất nhiều yếu tố khác để làm nên sự thành bại của một doanh nghiệp.”

Triết gia Alan Watts cũng cho rằng: “Đừng tạo ra sự khác biệt giữa làm việc và vui chơi. Cũng đừng để một phút phải nghĩ rằng bạn phải hoàn toàn nghiêm túc trong công việc.”

***

Tiếp theo, tôi sẽ đưa ra một số gợi ý giúp những người làm việc cùng bạn tin vào chính mình và bạn tạo ra môi trường làm việc khuyến khích niềm tin đó – giúp họ có nhiều ý tưởng tốt hơn nữa.

Hãy cứ bỏ qua những gợi ý nào có vẻ không có lý hoặc không phù hợp với bạn.

Hãy là một người khơi nguồn sáng tạo theo cách riêng, không bắt chước ai cả. Hãy làm theo trực giác của bạn mách bảo chứ đừng theo ai khác.

Đó là bởi:

Thứ nhất, nếu bạn không thoải mái khi làm việc gì, nếu công việc với bạn không dễ dàng và tự nhiên, bạn sẽ không thể làm tốt việc đó. Và nếu bạn không làm tốt, có lẽ những lời khuyên ấy sẽ không còn tác dụng nữa, dù cho nó hữu ích đến mấy.

Thứ hai, khi bạn làm theo cách của người khác và thành công, bạn sẽ không bao giờ biết liệu mình có thể thành công nếu làm theo cách của mình hay không. Và nếu bạn thất bại cũng thế. Đó là tình cảnh thua trắng mọi bề.

Trái lại, khi bạn làm theo cách của mình thì bất chấp bạn thành công hay thất bại, bạn cũng là người chiến thắng, bởi bạn đã biết rằng chính mình làm nên sự thành bại đó.

Phần III. Mười Sáu Điều Cá Nhân Bạn Có Thể Làm

1. Theo đuổi nguyên tắc vàng

Nguyên tắc này lớn hơn cả một bài học về đạo đức hay một chỉ dẫn để hòa hợp với mọi người. Đó là nguyên lý cốt lõi của nghệ thuật khơi nguồn sáng tạo.

Tất cả những người làm việc cùng bạn đã làm tốt công việc của mình đều tin rằng họ có thể làm tốt hơn, thậm chí tốt hơn rất nhiều.

Thực tế, hầu hết mọi người đều mong ước được điều hành công ty hay ít nhất là một vài phòng ban trong công ty, bạn cũng thế khi ở vị trí như họ.

Hầu hết mọi người đều mong sao có thể nghĩ ra một sáng kiến tiếp thêm sinh lực hay thậm chí tạo nên một cuộc cách mạng trong cả công ty, cũng giống bạn khi làm ở vị trí như họ.

Ngày đó bạn muốn được đối xử ra sao thì bây giờ, họ cũng muốn được đối xử như thế.

Bạn không muốn bị đối xử như kẻ hầu người hạ, một kẻ theo đuôi hay một kẻ không có chính kiến chỉ biết răm rắp tuân lệnh. Họ cũng thế thôi.

Thay vào đó, bạn muốn được đối xử như với con người bạn sẽ đạt được. Bạn muốn sếp nhìn thấy tiềm năng ẩn chứa trong bạn.

Họ cũng vậy. Bạn nghĩ về bản thân tốt đẹp chừng nào, họ cũng nghĩ như thế.

Bạn phải giúp những người làm việc cùng bạn tin vào tài năng của mình. Nếu họ không tin, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được thành công.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn mọi người có thể bùng nổ sáng tạo và hăng say với công việc, bạn không thể đối xử với họ như với một lũ sên, mà phải như với những người căng tràn ý tưởng.

Goethe từng viết rằng: “Khi ta đối xử với người khác như con người họ đang có, chúng ta làm họ trở nên tệ hơn hiện tại. Khi ta đối xử với họ như con người họ có thể có, chúng ta sẽ khiến họ trở thành người như vậy.” 

2. Quan tâm đến đồng nghiệp

Đừng phân biệt những người làm việc cùng bạn là công nhân hay người giúp việc, trợ lý hay người học việc, cấp dưới hay cấp trên. Họ đều là người. Và nếu bạn nhìn họ dưới khía cạnh con người – những con người đặc biệt, độc đáo và quan trọng, họ sẽ nhận ra điều đó và đáp lại bằng lòng tin dành cho bạn, giúp đỡ và chấp thuận những đề nghị của bạn, thậm chí, bỏ qua cả những sai lầm ngớ ngẩn của bạn nữa.

Có một thực tế là, nếu mọi người tin rằng bạn đang làm mọi việc vì quyền lợi tối đa của họ, họ sẽ ủng hộ những hành động của bạn, dù thực tế không phải vậy.

Nhưng nếu họ không tin bạn làm việc vì lợi ích của họ, họ sẽ chẳng buồn ủng hộ, cho dù những điều bạn làm thật sự vì quyền lợi của họ đi chăng nữa.

Bạn không thể giả dối những điều này được, cho dù bạn có là diễn viên cừ khôi nhất, huống hồ bạn còn chẳng phải! Mỗi hành động của bạn đều phải xuất phát từ trái tim. Bạn cần phải thực sự quan tâm đến những người xung quanh. Bạn cần thực lòng yêu mến họ. Nếu bạn không làm được, đừng nghĩ tới chuyện trở thành một người khơi nguồn sáng tạo vì bạn sẽ lãng phí cả đời để xây dựng nên một thứ trước sau gì cũng thất bại.

Vậy nhưng một số vị lãnh đạo cho rằng cần phải giữ khoảng cách nhất định với “đội quân” của mình, vì việc thân mật sẽ làm giảm sự uy nghiêm và giới hạn khả năng lãnh đạo.

Thật vớ vẩn!

Không thể xa rời nhân viên của mình như vậy được. Chẳng ai chịu làm kẻ ngốc mà nghe theo một người xa lạ. Khi đã có khoảng cách thì khó lòng truyền cảm hứng cho ai được, kể cả cho những tên ngốc. Kể cả khi những kẻ điều hành xa lạ thành công thì đó cũng không phải thành quả có được nhờ tài năng và công sức của họ. 

Rốt cuộc, bạn có muốn làm việc với một kẻ chẳng quan tâm gì đến mình không?

Thế thì tại sao bạn nghĩ người khác muốn?

Người khơi nguồn sáng tạo cần mở toang những cánh cửa và đập tan những bức tường ngăn cách. Họ quan tâm tới nhân viên của mình. Chắc chắn, mọi người sẽ nhận ra được sự quan tâm đó và sẵn sàng cống hiến hết mình.

Những người lãnh đạo ngồi trên chiếc ghế cao, trốn trong văn phòng riêng, chẳng hòa nhập cũng chẳng tìm hiểu ai và cố gắng bảo vệ mình bằng tấm chắn quyền lực không thể là người khơi nguồn sáng tạo, thậm chí cũng chẳng phải nhà lãnh đạo. Họ chỉ là những người điều hành đơn thuần.

Một người bạn của tôi làm việc cho một hãng quảng cáo rất lớn ở New York kể cho tôi câu chuyện thế này.

“Phòng Sáng tạo của chúng tôi có hơn một trăm người viết quảng cáo và Giám đốc Mỹ thuật khi tay Giám đốc Sáng tạo bị sa thải. Hàng tá người trong số chúng tôi muốn ứng cử vào vị trí đó, không ít người thừa năng lực, nhưng người ta lại tuyển dụng bên ngoài và chọn một cô nàng từ một hãng nổi tiếng ở California. Dĩ nhiên, ban đầu chúng tôi chẳng ưa gì cô ta. Thế nhưng cô ấy nhanh chóng chiếm được cảm tình của chúng tôi chỉ bằng một việc rất đơn giản: Ngay ngày đầu tiên làm việc, cô ấy cho người tháo ngay cửa phòng làm việc của mình và bỏ xuống tầng hầm.”

Đó gọi là đập tan những bức tường ngăn cách!

3. Nhớ rằng họ làm việc cùng bạn chứ không phải cho bạn

Bạn cần phải khơi nguồn sáng tạo, không phải bằng quyền lực và sức mạnh từ chức vị của bạn mà bằng quyền lực và sức mạnh của cá tính, của những ý tưởng, tầm nhìn, động lực và lòng nhiệt huyết bạn có.

Hãy để những người làm việc cùng bạn muốn trợ giúp bạn, thay vì buộc phải trợ giúp bạn.

Có một lý do rất thực tế là: Những sản phẩm được tạo ra theo mệnh lệnh chẳng bao giờ có sự tươi mới hay vẻ tự nhiên như những sản phẩm tạo ra từ lòng đam mê.

Thực ra, lao động bị ép buộc có thể làm việc chăm chỉ trên mảnh đất họ được giao, nhưng hiếm khi khai phá được những vùng đất mới. Nhiệm vụ của bạn là phải khai phá những vùng đất mới. Để đạt được, cần đến hai điều mà chỉ đam mê mới tạo ra: sự tươi mới và tự nhiên.

4. Họ có thích bạn không?

Quan niệm cũ cho rằng: không cần biết mọi người có yêu mến bạn không, miễn là họ vẫn còn tôn trọng bạn. Quan niệm này đã từng có hiệu quả trong quân đội nhưng trong việc kinh doanh ngày nay, nó không còn chỗ đứng.

Được đồng nghiệp tôn trọng – đó là điều đã mặc định.

Nhưng đừng quên rằng bạn đang cần giành lấy sự yêu mến của mọi người. Lý do đơn giản là làm việc với những người bạn không thích thì chẳng bao giờ vui được.

Khi mọi người không vui, công việc chỉ là công việc đơn thuần, đồng nghĩa với nặng nề và mất cảm hứng.

Thật may mắn vì khiến mọi người thích mình không hề khó.

Điều này dễ dàng có được khi bạn cũng thật lòng yêu quý họ.

Trong sự nghiệp của mình, đã nhiều lần, tôi kiểm chứng được sức mạnh của lòng yêu mến người khác.

Những Phòng Sáng tạo lớn của các hãng quảng cáo thường là sự kết hợp của nhiều nhóm viết quảng cáo và Giám đốc Mỹ thuật. Những nhóm này lại do các Giám đốc Sáng tạo đứng đầu. Trong khoảng một năm, thường xuyên có sự xáo trộn giữa các nhóm khi Giám đốc Mỹ thuật A chuyển từ nhóm X sang nhóm Y, cây viết B chuyển từ nhóm C sang nhóm D, đại khái thế.

Tôi chứng kiến rất nhiều lần cảnh một người viết quảng cáo, Giám đốc Mỹ thuật hoặc nhà sản xuất chuyển từ một nhóm có Giám đốc Mỹ thuật không được yêu mến sang nhóm có người giám đốc được yêu mến hơn. Và kết quả là họ làm việc tốt hơn hẳn.

Vì vậy, đừng nhận xét rằng tôi quá quan trọng hóa việc được yêu mến. Tôi hiểu rõ điều này hơn bạn đấy.

5. Lỗi nhận về mình, khen dành cho người

Với cương vị của người khơi nguồn sáng tạo, bạn sẽ là người bị khiển trách đầu tiên khi công việc đi sai hướng và cũng sẽ là người được khen ngợi đầu tiên khi mọi việc đi đúng hướng.

Trước hết, hãy nhận hết những lời khiển trách.

Vì nói cho cùng đó đúng là lỗi của bạn. Bạn phân công công việc. Bạn lựa chọn người thực hiện. Bạn hướng dẫn họ. Bạn tạo lập hệ thống và quy trình cho họ làm. Bạn xây dựng môi trường làm việc cho họ. Nếu họ làm việc không tốt thì lỗi của bạn cũng nhiều không kém lỗi của họ.

Kể cả trong trường hợp đó không phải lỗi của bạn, việc đổ lỗi cho người khác cũng chẳng có lợi cho ai – cả bạn lẫn những người bạn đổ lỗi. Đó là giải pháp thua trắng.

Nhận lỗi về mình mới là giải pháp toàn thắng.

Hơn nữa, nếu bạn khước từ lời khiển trách, bạn sẽ bị cả cấp trên và cấp dưới có ý nghĩ coi thường. Thế nên, tốt hơn hết là cứ nhận lấy và tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ hai, những lời khen ngợi hãy dành cho người khác.

Nếu bạn không làm vậy, những người làm cùng dự án sẽ chẳng bằng lòng với bạn.

Hơn nữa, càng đẩy những lời khen ngợi sang cho người khác, mọi người sẽ càng nghĩ rằng bạn khiêm tốn, nếu không chịu đẩy chúng đi, mọi người sẽ nghĩ bạn là một kẻ tham lam và ích kỷ.

Hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện:

Năm 1901, bà Anna Edson Taylor trở thành người đầu tiên sống sót khi vượt qua được thác Niagara bằng một chiếc thùng gỗ. 

Và bà ấy đã kể đi kể lại thành tích này.

Bà kể trong các bữa trà, bữa trưa và bữa tối, ở câu lạc bộ chơi bài brit và hội yêu thích khâu vá, ở các buổi gặp mặt chính trị và kinh tế, và cả hội họp. Bà kể với phóng viên các báo và biên tập viên các tạp chí. Nếu có một cái bục diễn thuyết ở bất cứ đâu, bà Taylor sẽ bước lên và lại bắt đầu kể về chuyến đi thách thức thần Chết qua thác nước ấy.

Cuối cùng thì, tờ báo Denver Republican (Đảng viên đảng Cộng hòa Denver) cũ không kiềm chế nổi. Họ đã bày tỏ thái độ trong một bài xã luận: “Theo như chúng tôi thấy, bà Taylor đã chiếm quá nhiều công trạng mà đáng lẽ thuộc về cái thùng.”

Bạn cũng có một cái thùng đấy. Đừng quên khen ngợi nó nhé.

6. Chỉ tuyển những người bạn thích

Đừng bận tâm dù hồ sơ của họ nói gì, họ học ở trường nào, họ có bao nhiêu bằng cấp hay giải thưởng, bằng khen, dù cha mẹ họ, thầy cô giáo của họ, người hướng dẫn, người dạy dỗ họ là ai, cả kinh nghiệm làm việc, các mối quan hệ, các liên minh thương mại của họ ra sao, dù họ giữ chức vụ trước tốt đến mức nào, hiểu biết nhiều đến đâu, hay họ nói chuyện, viết lách, trình bày, thể hiện bản thân tốt thế nào, dù những lời khen tặng và thư giới thiệu dành cho họ có hoa mỹ đến đâu, dù họ rất phù hợp với vị trí bạn đang cần. Nếu bạn không thích họ, không thấy thoải mái và dễ chịu khi tiếp xúc với họ, nếu bạn nghĩ rằng mình không thể đồng hành cùng họ trên hành trình xuyên qua cả đất nước trên chiếc Volkswagen Bọ rùa bé xíu, đừng tuyển họ. 

Nếu bạn cứ tuyển họ, tôi đảm bảo bạn sẽ gặp rắc rối to.

Họ sẽ chẳng đem lại điều gì thú vị cho bạn và những người làm việc cùng. Họ sẽ không làm giàu thêm tình thân giữa mọi người – điều rất cần với những ai làm việc với thứ mỏng manh như ý tưởng.

Thay vào đó, họ thậm chí sẽ phá hỏng môi trường làm việc trong công ty – điều quan trọng hàng đầu bạn cần tạo ra để có ý tưởng tuôn trào.

Nói như vậy không có nghĩa là tất cả những người bạn thích sẽ làm được việc. Tôi chỉ chắc chắc rằng không có người nào bạn không thích lại có thể làm được việc. 

Vậy khi tìm được người bạn thích rồi, bạn phải tìm kiếm ở họ điều gì nữa?

Hãy tìm những người ham hiểu biết, những người thích thú với nhiều thứ, những người có kiến thức rộng hơn là sâu.

Hãy tìm kiếm những người có thể hòa hợp với đồng nghiệp. Hãy luôn tâm niệm rằng trong bất cứ hoạt động nhóm nào, sự hòa hợp còn quan trọng hơn cả tài năng. Vậy nên, hãy cùng một số người trong nhóm phỏng vấn họ (hoặc ít nhất nói chuyện cùng họ). Nếu người trong nhóm không thích người mới, hãy cân nhắc điều này!

Hãy tìm những người sôi nổi, có khiếu hài hước, thích chơi đùa. “Những người nghiêm nghị thường có rất ít ý tưởng,” Paul Valéry viết. “Còn những người nhiều ý tưởng chẳng bao giờ nghiêm nghị cả.”

Hãy tìm kiếm lòng nhiệt huyết. Tìm kiếm niềm kiêu hãnh. Tìm niềm đam mê để lại dấu ấn cho đời. Tìm kiếm sự sẵn sàng trao đi để được nhận lại.

Tìm kiếm những người phá vỡ luật lệ, những người làm bạn sững sờ vì độ táo bạo và độc đáo của ý tưởng.

Tìm kiếm những tâm hồn không bao giờ bằng lòng với hiện tại và sẵn sàng đề xuất, thậm chí là tìm mọi cách phải thay đổi chúng. Bởi vì, cả công việc kinh doanh của bạn lẫn thế giới đều không thể thay đổi bởi những người chỉ biết an phận.

Những người không có tư duy phản biện, những người có suy nghĩ bằng phẳng chứ không gai góc rất hiếm khi tạo được sự sáng tạo đột phá, bởi họ luôn rập khuôn và bắt chước.

Công việc của bạn là khôi phục lại ở họ niềm tin vào năng lực chỉ đạo và khả năng sáng tạo của mình và để cho họ tự dẫn dắt bản thân.

7. Tin tưởng họ

Triết gia Mỹ Emerson từng viết: “Hãy tin tưởng con người, họ sẽ chân thành với bạn. Hãy đặt hết niềm tin vào họ, bạn sẽ thấy họ tuyệt vời thế nào.”

Nếu bạn cứ nghi ngờ họ, họ cũng sẽ bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình. Không gì gây ra thất bại lớn bằng sự nghi ngờ.

Thêm nữa, khi bạn tin vào khả năng hoàn thành tốt công việc mà chính họ cũng không tin mình làm được, họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng họ có thể. Niềm tin của bạn sẽ giúp họ nâng cao hình ảnh về bản thân, từ đó, họ sẽ thể hiện bản thân ở một trình độ mới, cao hơn hẳn.

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cứ giao việc cho họ rồi bỏ đi nơi khác. Bạn cần phải thường xuyên theo sát họ từng bước một.

Bạn cũng đừng quên chia sẻ với họ rằng đó là công việc của họ, không phải của bạn và bạn tin rằng họ sẽ làm tốt.

8. Đánh giá cao nỗ lực của họ

“Sự quý trọng cần thiết với tài năng cũng như ngọn gió Tây rất cần cho các loài hoa. Nó là sự sống, là hơi thở”. Từ năm 1653, linh mục Baltasar Gracian đã nhận ra điều đó.

Nhà đầu tư và thương mại nổi tiếng Charles Schwab cũng viết: “Tôi chưa thấy ai khi được ủng hộ và trân trọng lại không làm việc hiệu quả hơn và nỗ lực cao hơn hẳn so với khi bị chỉ trích, dù ở cương vị cao đến đâu.”

Cầu thủ bóng chày Reggie Jackson thì nói: “Một huấn luyện viên tài năng có những thủ thuật để khiến các cầu thủ nghĩ rằng họ còn giỏi hơn những gì họ nghĩ. Ông ta sẽ khiến bạn có cái nhìn tích cực về bản thân. Ông ta cho bạn biết rằng ông ta tin tưởng bạn. Và một khi bạn biết được bạn giỏi giang chừng nào, bạn sẽ không đời nào chịu bằng lòng với việc thi đấu dưới sức mình.”

“Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng những đứa trẻ thường xuyên được khen ngợi sẽ trở nên thông minh hơn những đứa trẻ hay bị trách mắng. Trong mỗi lời khen ngợi đều có nhân tố của sự sáng tạo.” – Biên tập viên Thomas Dreier đã viết như thế.

Tất cả những người này, và hàng ngàn người khác đã nhận ra một điều rằng: lời khen ngợi làm con người tốt đẹp hơn.

Nhưng một số nhà lãnh đạo lại thấy rằng những lời khen chỉ nên được dành tặng một cách dè dặt, trong vài ba dịp và chỉ khi người được khen cực kỳ xứng đáng, bởi vì quá nhiều lời khen ngợi sẽ khiến chúng không còn hiệu quả nữa. Họ cho rằng mỗi cái ôm hôn sẽ khiến cho cái tiếp theo trở nên kém ý nghĩa, rằng đã là sếp thì không được dễ dãi và nên tiết kiệm lời khen.

Thật vớ vẩn!

Thái độ đó sẽ không bao giờ khuyến khích được mọi người đưa ra ý tưởng.

Chừng nào bạn còn nghĩ lời khen là thứ quá xa xỉ, bạn sẽ không thể khen ngợi nhiều. Mong muốn nhận được những lời khen chân thành, trung thực của mọi người hầu như là không có giới hạn.

Có bao giờ bạn không thích được khen không? Thế thì tại sao bạn nghĩ người khác không thích?

Cũng không có chuyện khen ngợi nhiều sẽ mất đi tác dụng. Con người đều muốn tin vào bản thân mình và những lời khen sẽ đem lại điều đó. Có thể đến một ngày, những người làm việc cùng bạn không còn cần sự trấn an bằng cách này nữa nhưng đừng vì thế mà thôi khen ngợi.

Và việc lời khen đến từ người ít khen ngợi có giá trị nhiều hơn lời khen của người khen ngợi nhiều cũng không đúng.

Cứ coi như một lời khen khó khăn lắm mới đạt được sẽ có động lực lớn hơn một lời khen dễ dàng có được.

Nhưng việc hạn chế lời khen còn mang lại tác động mạnh mẽ hơn thế, bởi điều đó dễ gây tổn thương và buồn rầu. Điều đó khiến mọi người nghĩ rằng thành quả của họ chẳng được ghi nhận, công việc của họ chẳng có ý nghĩa gì và những thứ họ tạo ra cũng không có nghĩa lý. Nó khiến họ cảm thấy không được trân trọng và không được công nhận. Nó mang lại sự bực bội và chán nản.

Tệ hơn cả, điều này làm hạ thấp hình ảnh bản thân họ.

Tóm lại, công việc ưu tiên hàng đầu của một người khơi nguồn sáng tạo là khiến cho mọi người tin vào bản thân. Những người hiếm khi khen ngợi người khác sẽ làm cho mọi người nghi ngờ bản thân mình.

Nói vậy, tôi không bảo bạn phải chạy khắp nơi để ban phát lời khen, tôi chỉ muốn nhắc bạn đừng bao giờ hẹp hòi những lời khen đó.

Hơn nữa, bạn phải tìm ra cách thường xuyên thay đổi lời khen. Và hãy nhớ rằng khen hàng ngày vẫn chẳng có gì là quá nhiều.

Khen ngợi hàng ngày là điều hiển nhiên và không có gì là nhiều đối với John Ball – Giám đốc Đào tạo Dịch vụ Khách hàng của công ty Honda Hoa Kỳ. Mỗi ngày, ông đều tâm niệm rằng: “Ai cũng cần những lời khen và lời cảm ơn dành cho công việc họ làm. Tôi không quên đứng dậy, ra khỏi chỗ ngồi, tắt máy tính, đến đứng hoặc ngồi bên cạnh họ, xem họ làm việc, hỏi về những khó khăn họ gặp phải, tìm hiểu xem họ có cần thêm sự trợ giúp nào nữa không, sẵn sàng giúp đỡ họ và trên hết, nói chuyện với họ bằng tất cả lòng chân thành rằng điều họ làm rất quan trọng, với tôi, với cả công ty và với các khách hàng.”

9. Cho phép họ thất bại

Chẳng cần phải là một thiên tài mới biết dành tặng lời khen ngợi cho người khác khi họ làm tốt công việc. Ngay cả những nhà lãnh đạo tồi nhất cũng đủ thông minh để làm điều đó.

Một người khơi nguồn sáng tạo còn cần tìm cách để khen ngợi cả khi họ thất bại. Bởi đây là hoàn cảnh họ dễ bị tổn thương nhất, là lúc hình ảnh bản thân họ đang xuống dốc nghiêm trọng.

Hãy nhớ rằng, một trong những lý do khiến cho những người đã giỏi trở nên giỏi hơn là niềm tin vào bản thân và vào những ý tưởng của họ. Họ biết nắm bắt cơ hội và nhanh chóng thay đổi chiến lược. Phê bình họ hay không bình luận gì khi họ đánh bóng hỏng đều có tác động tới kết quả của lần đánh bóng tiếp theo. 

Khi họ thất bại, hãy dành lời khen cho những nỗ lực của họ, cho những gì họ đã dũng cảm và gắng sức làm, cho dù kết quả không như ý.

Tôi tin rằng lời khuyên này rất cần cho những vị quản lý già nua, những người quả quyết rằng “đừng bao giờ nhầm lẫn giữa nỗ lực và thành quả.”

Nhưng có mấy thành quả đạt được mà không cần đến nỗ lực? Kinh nghiệm khi làm việc với những con người sáng tạo đã giúp tôi nhận ra: nếu không ghi nhận và khen ngợi nỗ lực của họ, chúng sẽ nhanh chóng héo tàn như những đóa hoa không được tưới nước.

10. Giúp họ đạt được mục tiêu riêng

Người ta kể rằng Napoleon không bao giờ yêu cầu các chiến sĩ của mình phải thắng trận. Thay vì mục tiêu giành thắng lợi, ông hứa hẹn về sự no đủ những khi họ đói, áo ấm những lúc giá lạnh, sự nghỉ ngơi khi họ kiệt sức, một kỳ nghỉ phép khi họ nhớ nhà, ghi nhận khi họ bị lãng quên.

Học tập cách đó, bạn nên tránh rêu rao những mục tiêu chung. Nói rằng “chúng ta sẽ trở thành một trong những công ty lớn nhất trong thành phố” có thể chỉ là mục tiêu bạn muốn, nhưng khi nói “Anh sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng” sẽ đánh trúng những điều họ muốn.

Ít nhất một năm một lần, hãy thảo luận với những người làm việc cùng bạn và tìm hiểu xem họ muốn gì. Sau đó tìm ra phương pháp để cùng họ đạt được những mong muốn, mục tiêu và khát khao đó.

Tôi vẫn nhớ nỗi kinh ngạc của mình khi biết được mong muốn của Giám đốc Mỹ thuật trong một buổi thảo luận. Cô ấy đã tâm sự về điều cô mong muốn nhất, hơn cả được thăng chức, hơn cả những danh hiệu, hơn cả công việc kinh doanh riêng, hơn cả mục tiêu tăng thêm trách nhiệm và quyền hạn hay thành tích, hơn cả các công việc có ý nghĩa hay thời gian nghỉ ngơi.  Đó là có thể chắc chắn rằng khi xe hơi của cô ấy bị hỏng, có ai đó sẽ đến và sửa chữa miễn phí ngay lập tức mà không chút phiền hà.

Sau đó, chúng tôi đã ký một hợp đồng với xưởng sửa chữa trong vùng để có thể được sửa chữa xe 24/24 và luôn có một chiếc xe dự phòng sẵn sàng cho mượn.

Điều đó tiêu tốn của công ty ít hơn nhiều so với việc thăng chức cho cô ấy. Và nó làm cô ấy hạnh phúc hơn cả được thăng chức.

11. Đừng bao giờ nói dối về những điều quan trọng

Ai cũng từng nói dối, ít nhất đôi ba lần. Vài câu nói dối như “Tôi không bận tâm đâu, thật đấy”, hay “Vâng, tôi đã đọc Moby Dick”, “Không, xin lỗi, tối nay chúng tôi bận rồi”, đều là những lời nói dối vô hại.

Nhưng lời nói dối về những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới con người, công việc, sự kiện và gia đình lại chẳng khác gì lũ gián cả: khi người ta thấy một con, họ nghi ngờ sẽ còn có trăm con khác nữa.

Nếu những người làm việc cùng bạn nghi ngờ bạn nói dối một điều gì đó quan trọng với họ, họ sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.

Và nếu họ không tin bạn, họ sẽ không bao giờ trao cả trái tim mình cho bạn.

Nếu bạn không có được trái tim của họ, bạn không thể khơi nguồn sáng tạo trong họ.

Tôi vẫn còn nhớ một vị Giám đốc Sáng tạo của tôi, người liên tục nói dối về thời hạn chúng tôi phải hoàn thành sản phẩm để ra mắt khách hàng. Một lần, tôi và một Giám đốc Mỹ thuật phải hy sinh cả kỳ nghỉ cuối tuần để làm việc cho kịp hoàn thành một chiến dịch vào thứ Ba như lời ông ta nói. Nhưng tới thứ Hai chúng tôi mới biết không phải thứ Ba tuần này mà là tuần sau.

Nói vậy là đủ biết, chúng tôi không đời nào trao trái tim mình cho ông ta cả.

12. Thể hiện lòng nhiệt huyết

Bạn thích làm việc với những người chủ động, sôi nổi, những người thích thú với công việc. Những người làm việc cùng bạn cũng thích như vậy.

Hơn tất cả những dạng cảm xúc khác, lòng nhiệt huyết là thứ dễ lan toả nhất. Ánh sáng mà bạn tỏa ra sẽ giúp người khác rạng rỡ hơn, ngọn lửa bạn thắp lên cũng sẽ bùng cháy trong người khác. Không có nó, vẻ uể oải lại ngự trị.

Một người khơi nguồn sáng tạo đầy nhiệt huyết sẽ đem nhiệt huyết ấy đến với tất cả mọi người. Những khó khăn, phản đối, rào cản, những thất bại trong quá khứ, vấn đề tài chính, các quy định, tư tưởng hủ bại, tiêu cực – tất cả sẽ được lòng nhiệt huyết xóa bỏ hết.

Lòng nhiệt huyết cũng sẽ biến những thứ có vẻ bất khả thi trở thành khả thi.

Có thể kết luận điều này bằng câu nói của Emerson: “Không thể đạt được điều gì vĩ đại mà không có lòng nhiệt huyết.”

13. Nhờ họ giúp đỡ

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là cách để xây dựng mối quan hệ thân thiết, cũng giống như việc cho mượn tiền là cách tốt nhất để phá vỡ mối quan hệ đó.

Lẽ dĩ nhiên là làm việc với bạn bè thì vui hơn rất nhiều so với những người không phải là bạn.

Bạn nhờ người khác giúp đỡ cũng quan trọng không kém gì khen ngợi người khác, giống như cách mà John O’Toole đã khen ngợi Glenn (xem phần II, mục 1). Khi bạn nhờ vả cũng có nghĩa là bạn đang bày tỏ lòng trân trọng với những quan điểm và đánh giá của họ.

Hơn thế nữa, bạn còn giúp họ nâng cao hình ảnh bản thân. Điều bạn đang làm nói với họ rằng bạn tin họ có đủ năng lực để đưa ra định hướng, khai triển và xử lý những vấn đề mà công việc của bạn đòi hỏi.

Dĩ nhiên khi bạn nhờ sự trợ giúp, bạn cũng phải chấp nhận những đề xuất của họ hoặc nếu từ chối thì phải có lý do chính đáng. Nếu không, bạn sẽ làm hỏng hết mục đích của lời đề nghị giúp đỡ ban đầu.

  1. Loại bỏ từ “tôi”

“Tôi” là một từ gây chia rẽ. Nó chia mọi người thành hai nhóm – một bên là bạn, một bên là tất cả những người còn lại. Một người khơi nguồn sáng tạo phải gắn kết mọi người lại với nhau chứ không phải chia rẽ họ ra. Công ty của bạn giống như một quốc gia, nó không thể tồn tại được trong tình trạng chia rẽ.

Từ “tôi” lại càng không chính xác khi sử dụng để tuyên bố chủ sở hữu của những ý tưởng.

Ray Bradbury – tác giả kinh điển của văn học giả tưởng từng nói với tôi rằng: ông không biết trước được lúc nào kiến thức ông đọc được 20 năm về trước sẽ tình cờ “va chạm” với những gì ông đọc ngày hôm qua và tạo thành ý tưởng mới cho một cuốn sách hay một câu chuyện.

Tương tự như vậy, bạn không bao giờ biết được ai là người đã gieo mầm cho ý tưởng nảy nở trong tâm trí bạn. Đó có thể là một lời nhận xét tình cờ của chồng hoặc vợ bạn? Một biển hiệu bạn thấy trên đường đến công sở? Một ý kiến trong cuộc họp? Vẻ mặt của ai đó? Một ký ức từ thời thơ ấu? Một bộ phim? Bài hát? Bài thơ? Bạn mắc nợ hàng triệu người cho mỗi ý tưởng, mỗi giải pháp, mỗi đề xuất của mình.

Hãy học nói từ “chúng ta”. Nó chính xác hơn và có tính gắn kết hơn. Nó cũng làm cho công việc trở nên vui vẻ hơn, bởi vì nó đem lại niềm vui cho người được nhận công trạng và khiến họ có tinh thần trách nhiệm hơn với thành công của công ty.

  1. Giả ngốc

Đặt ra những câu hỏi ngốc nghếch, nói những điều ngớ ngẩn. Hãy cứ ngây ngô. Hãy cứ vô lý. Hãy cứ phi lý. Hãy cứ thiếu thực tế. Hãy cứ đuổi theo những nhiệm vụ khó khăn. Thách thức các giả định. Phá bỏ các quy tắc. Hành động như một đứa trẻ. Chơi đùa. Đón nhận cơ hội. Và mắc sai lầm.

Khi những người làm cùng bạn thấy bạn như thế, họ cũng sẽ không sợ nếu giống như vậy.

Và nếu họ không làm được như vậy, họ sẽ khó lòng tìm thấy những ý tưởng đáng lẽ sẽ tìm thấy.

16. Tự tạo niềm vui

Hãy thả lỏng đi. Hãy thư giãn. Mỉm cười. Cười phá lên. Thích thú với chính mình.

Nếu bản thân bạn còn không vui vẻ, thật khó để khiến những người xung quanh vui vẻ được.

Và nếu họ không vui vẻ, họ sẽ chẳng đời nào tìm thấy những ý tưởng còn đang ẩn giấu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button