Kinh doanh - đầu tư

Jorma Ollila Và Nokia

Jorma Ollila Va Nokia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đặng Tươi & Ngọc Hoàng

Download sách Jorma Ollila Và Nokia ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ollila có ánh nhìn mạnh mẽ và có sức điều khiển người khác nhưng nụ cười của ông thì cởi mở. Nokia có bước đại nhảy vọt trong công cuộc tái cấu trúc nhưng cũng “hở sườn” trong nhiều dịp thi thố. Ollila có bằng chứng về “thuyết thích nghi” rất độc đáo, đó chính là sự lựa chọn duy nhất trong tình trạng hiểm nghèo. Thay vì chờ cơ hội đến với dân tộc mình, ông đã nhanh chân chạy đến với nó – cơ hội GSM. Do đó, phần này của cuốc sách cho thấy “tôi thích thử thách” như ông nói, kiểu mạo hiểm của những người nghĩ lớn, đầy khát vọng trong trách nhiệm.

Nền tảng khác biệt của Jorama Ollila là người đà ông này đã học rất nhiều, thực hành rất nhiều những bài thực hành quốc tế, để rồi trở về quê hương ông đã thực hành một lý thuyết mà ông chưa hề biết trước. Ollila – người làm thuê cho phương Tây đã nói một câu rất xúc động “Nokia là trường đại học của tôi”. “Đại học” luôn luôn là nơi mang sứ mệnh khám phá cái mới, cái chưa biết. Do đó, rủi ro của nó luôn luôn treo trên đầu và bạn phải sẵn sàng học từ thất bại cũng như giơ đầu chịu báng. Những gì ông đã làm trong sự nghiệp cực kỳ thành công của mình thì giống hệt sứ mệnh của một trường đại học. Các lý thuyết xuất phát từ Nokia trong thời kỳ Ollila đã được nghiên cứu chính quy và không chínhq uy, riêng cá nhân ông, các thành quả đã đưa ông đến cả tá chức vụ cao cấp trong các tập đoàn hàng đầu thế giới như Shell, General Motor. Ông là một CEO chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Câu chuyện về một CEO huyền thoại chắc chắn là hữu ích cho công cuộc hình thành thế hệ CEO chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Rùa có thể di chuyển với tốc độ phi thuyền?

Có một chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới, đó là chuyện rùa và thỏ. Trong cuộc đua lừng danh của truyện ngụ ngôn, thỏ đã thua rùa chỉ vì ham chơi, còn rùa đã thắng nhờ vào sự tập trung với tất cả khả năng nặng nề của mình và nhờ vào chính sai lầm của bạn chơi.

Một chuyện ngụ ngôn thấm đẫm tính tư tưởng. Do đó, nó là một bài học luôn luôn đúng trong lý thuyết và lý tưởng. Nhưng nếu thỏ chơi đàng hoàng và tập trung thì sao? Rùa nắm chắc phần thua.

Vậy kẻ ít lợi thế luôn luôn thua?

Câu trả lời từ lịch sử là không hẳn vậy. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu rùa gắn cho mình một vài bánh xe, hoặc sắm một chiếc xe máy hay đại loại lại gắn cho mình một chiếc tên lửa?

Kết quả cuộc đua, khi đó sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của Rùa.

Đó là câu chuyện của Nokia – câu chuyện được mệnh danh là huyền thoại hiện đại của Phần Lan. Chú rùa Nokia đã được gắn một chiếc tên lửa. Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc Việt Nam khám phá câu chuyện về người đã kiến tạo nên chuyến bay vĩ đại của chú rùa Nokia. Đó là Jorma Ollila.

Tại sao phải là Jorma Ollila?

Eljas Repo, tổng biên tập Arvopaperi – tạp chí thị trường chứng khoán hàng đầu Phần Lan gọi Jorma Ollila là “thần thoại Ollila”. Đó là Repo chỉ nhắc lại từ ngữ rất quen thuộc đối với người Phần Lan. Tại sao? Vì chính Ollila đã làm nên hiện tượng Nokia “công ty lớn nhất, giá trị nhất của Phần Lan” như Repo đã viết. Nokia cũng là hiện tượng châu Âu “chứng tỏ rằng người châu Âu có thể dẫn đầu thế giới trong công nghệ cao” như For- tune, của Mỹ, nhận định. Trên quy mô toàn cầu, hiệp hội GSM thế giới đã trao giải thưởng thành tựu trọn đời cho Ollila vì “những cống hiến cho lịch sử phát triển truyền thông di động”. Nếu trong nước, Nokia chiếm 1/5 thu nhập quốc gia thì, trên toàn hành tinh, điện thoại Nokia chiếm mức một phần ba thị trường điện thoại. Đó là tập đoàn đa quốc gia duy nhất của Phần Lan và là nhà doanh nghiệp dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Tất cả diễn ra trong một thời gian cực ngắn, chưa đầy 10 năm – trong đó chỉ cần năm năm để đạt vị trí dẫn đầu thế giới.

Câu chuyện về Ollila và Nokia là một phần câu chuyện Việt Nam đang và sẽ phải viết trong tương lai.

Chúng ta không thật sự giải mã Nokia – với lịch sử 140 năm của nó. Chúng ta chỉ nói về một người, Jorma Ollila, để tìm hiểu tác giả của bí quyết biến một người tí hon trở thành người dẫn đầu thế giới. Một thiên tài thì phải có khả năng tạo ra ước mơ nơi kẻ khác, vì chính họ kích thích trí tưởng tượng vượt giới hạn, xác định những khả năng mới của con người. Và một thiên tài thì phải cống hiến những kinh nghiệm mới mà từ đó những ai đang hy vọng có thể tiếp tục hiện thực hóa ước mơ. Ollila có đủ những điều đó. Đó là lý do nữa để câu chuyện Ollila cần được kể bằng tiếng Việt.

ĐỌC THỬ

Phần I: Mang Internet vào túi áo của từng người

Mùa thu Phần Lan, tuyết đã rơi khắp không gian, đủ lạnh để hình thành lớp băng trên mặt hồ. Nhà nghỉ của gia đình một người đàn ông nọ là một cái cabin nằm thơ mộng bên hồ nước giờ đây có một lớp băng phủ trên đó. Bất ngờ những người con đưa ra một thách thức dành cho ông bố: “Bố có dám bơi trong hồ nước băng giá kia không?”. Người đàn ông vừa bước ra từ phòng xông hơi, ngừng một lát và lao thẳng xuống mặt nước. Mặt hồ dợn sóng làm lay động những tảng băng mỏng. Tuyết rơi lạnh giá.

Đó là Jorma Ollila.

Hãy tưởng tượng, tất cả thông tin trên thế giới bao gồm tiếng nói của con người, hình ảnh, phim, âm nhạc, tin tức và mọi thứ có trên Internet – tất cả đều có thể có trong được trong một thiết bị cỡ nhỏ.

Jorma Ollila miêu tả với phóng viên của Business Week (10.8.1998) những linh cảm của mình về tương lai.

GIA NHẬP VỰC THẲM NOKIA

Năm 1998, Business Week hỏi Jorma Ollila về sự kiện ông được chọn làm CEO cho Nokia – một tập đoàn cồng kềnh với 11 ngành kinh doanh, đang bên bờ vực phá sản.

Stephen Baker: Làm thế nào ông được chọn vào vị trí hàng đầu năm 1992?

Jorma Ollila: Tôi đã rất ngạc nhiên khi được đề bạt vào vị trí đó. Tôi đã không chuẩn bị gì cả.

Stephen Baker: Vậy thì ông đã làm gì đầu tiên?

Jorma Ollila: Khi đó, tôi đã và đang điều hành việc sản xuất (tại công ty con) điện thoại di động. Những kiến thức kinh doanh đã giúp tôi tự tin nói rằng chúng tôi sẽ đưa công ty trở thành doanh nghiệp viễn thông. Tôi đã đi đến kết luận, thậm chí còn kết luận cả trước khi được đề bạt rằng, khi chúng ta làm đúng, thì chúng ta có thể trở thành một tay chơi lớn. Tôi nhớ, tôi đã nói sẽ làm điều này với hội đồng quản trị, một khi tôi trở thành CEO. Và tôi nhìn thấy nhiều gương mặt trong số họ tỏ ra rất cương quyết (đồng ý với ý tưởng đó).

Ollila đã gia nhập Nokia ba năm trước đó, sau khi từ bỏ vị trí cao ở ngân hàng Citibank của Mỹ tại Phần Lan.

Tháng 9.1984, CEO và là chủ tịch hội đồng quản trị Nokia, ngài Kari Kairamo mời nhà tài chính Jorma Ollila của Citibank tham dự một cuộc họp của công ty.

Vài tháng sau, Ollila quyết định rút khỏi nhà tài chính khổng lồ Citibank của phương Tây vào năm 1985 để gia nhập Nokia – một công ty nội địa. Sau ba năm tham gia lãnh đạo Citibank tại Phần Lan với vai trò thành viên hội đồng quản trị, cộng với thời kỳ ở Luân Đôn, Ollila đã làm việc cho Citibank tổng cộng gần 8 năm. Gần trọn một thập niên, thời gian quá đủ để Ollila cần biết cách thức của thị trường phương Tây.

Ở Nokia, ông chỉ giữ vai trò phó chủ tịch một bộ phận về quan hệ quốc tế. Nếu phải so bì danh vọng và địa vị thì rõ ràng ông đã chọn phía kém hơn – một công ty nội địa. Dường như chưa bao giờ ông giải thích cho sự lựa chọn này, một lựa chọn đã làm cho vị thế quốc tế của cá nhân ông giảm bớt. Chỉ có thể đoán rằng, ông đã chọn Nokia vì đơn giản rằng đó là một phần của đất nước của ông.

Lúc này, Nokia có đến 11 phân nhánh được tổ chức thành một khối dồn sức vào bốn lĩnh vực công nghiệp: Điện tử; dây cáp và thiết bị viễn thông; giấy, năng lượng và hóa chất; cao su và vật liệu sàn nhà.

Một năm sau làm quan hệ quốc tế, Ollila được bộ nhiệm vào vị trí phó chủ tịch tài chính cao cấp, vào năm 1986.

Lúc này, Nokia bắt đầu có thêm lĩnh vực máy tính, máy nhắn tin, đồ điện gia dụng và điện thoại di động thế hệ sơ khai nhất. Nhà lãnh đạo Nokia, Kairamo – người mà đến tận ngày nay vẫn có một vị trí được kính trọng trong lòng người Phần Lan – đã làm việc cật lực như thể ông không chịu được tư thế nhỏ nhoi của đất nước ông lúc bấy giờ. Để đạt được con đường điện tử và điện thoại khá mới mẻ, ông thực hiện liên tục những cuộc mua và bán các công ty, sát nhập và liên minh.

Kairamo cũng liên doanh với một công ty nhỏ của Phần Lan chẳng tiếng tăm gì là Mobira chuyên về sản xuất ti-vi. Năm 1979, Nokia và Mobira bắt tay mở một liên doanh sản xuất điện thoại di động – thô sơ, nặng 5kg dùng trong xe hơi.

Đây chính là kỷ nguyên điện tử của Nokia. Điện thoại di động vẫn sơ khai và ít được chú ý trong tập đoàn. Tuy nhiên, ngay với hàng điện tử như ti-vi chẳng hạn, thị trường của Nokia vẫn chưa ra khỏi Tây Âu, chưa phải là tiếng nói hàng đầu của châu Âu.

Nhìn chung, Nokia khi đó là một tập đoàn cồng kềnh với 11 phân nhánh, có khởi sắc ở các phân nhánh điện thoại, cáp và viễn thông. Ollila gia nhập Nokia và rời xa lĩnh vực tài chính để phụ trách công việc quan hệ quốc tế – nơi mà ông đã tranh luận và cho rằng khó khăn của tập đoàn đang nằm ở đó.

Song, chưa đầy một năm sau, tức năm 1986, Ollila được bổ nhiệm trở lại lãnh địa tài chính quen thuộc, với vai trò giám đốc tài chính của Nokia – lĩnh vực rất cần thiết đối với Nokia lúc này. Nói rất cần thiết là bởi vì, lúc này hai cổ đông lớn nhất của Nokia là hai ngân hàng nhà nước hàng đầu Phần Lan, SYP và KOP, cùng với công ty bảo hiểm lớn nhất Phần Lan là Pohjola đang kiểm soát tập đoàn với 40% tổng số cổ phần. Mong muốn của các cổ đông này không phải lúc nào cũng đồng thuận với chiến lược tái trọng tâm của ban giám đốc. Kairamo muốn giảm các lực cản trên cửa ngõ mở ra châu Âu của Nokia. Đó là công việc thực sự khó bên trong hội đồng quản trị. Nokia cần một người biết cách, rất biết cách và tinh tường để vượt qua tình thế đó.

Jorma Ollila là lựa chọn tốt nhất vào lúc đó của Kairamo. Những năm tháng du học và làm thuê trong nghề tài chính cao cấp của Ollila có dịp thi thố.

Ollila đã nhanh chóng mang về cho Nokia nguồn vốn 800 triệu fim (đơn vị tiền tệ của Phần Lan), bằng cách phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán chứ không vay từ chính ngân hàng nào. Bài toán quyết định của Kairamo đã được giải. Tác giả của đáp án đó lúc này đã là một người già dặn kinh nghiệm và từng trải trong cuộc sống, đó là năm 1988 và Ollila ở tuổi 38. Việc làm này có hai giá trị lớn. Một là, nó đảm bảo nguồn vốn để Nokia thực hiện những thương vụ mua lại Standard Elektrik Lorentz, Ericsson Data và Oceanic. Cả ba công ty này giúp Nokia thực hiện cuộc bành trướng trong lĩnh vực điện tử và viễn thông. Hai là, nguồn vốn của Nokia gần như là tăng gấp đôi, bởi trước khi Ollila đem về 800 triệu fim, thì vào năm 1987 tổng số vốn cổ phần trong Nokia cũng chỉ đạt 1 tỉ fim. Ba là, lần đầu tiên Nokia xuất hiện thành công trên sàn giao dịch quốc tế bao gồm Stockholm của Thụy Điển, New York của Mỹ, Luân Đôn của Anh, Paris của Pháp và sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức. Nghĩa là Nokia có mặt tại những trung tâm huy động vốn sầm uất nhất của thế giới tư bản. Cần nhớ lại một chút để thấy rõ giá trị của việc này, là khi đó Nokia chưa có tiếng tăm gì.

Làm thế nào để bán cổ phiếu trên chợ chứng khoán thế giới? Khẩu hiệu được dùng cho chiến dịch này là “Hãy trở thành một người sở hữu châu Âu”. Chiến dịch của Ollila bằng cách bán “sở hữu châu Âu” rõ ràng đã đem lại hiệu quả. Hiệu quả nhiều mặt, từ thị trường đến nội bộ công ty. Một công, đôi ba việc, nhất là đạt được niềm tin của nhân viên – những người Phần Lan bắt đầu khao khát có một vị thế cao hơn trong mắt quốc tế, do Kairamo khơi gợi.

Giữa lúc vừa huy hoàng nhờ với tầm tay đến tận Mỹ, Nokia lại phải nhận một đòn đau đớn: Chủ tịch kiêm CEO Kari Kairamo tự sát tại nhà riêng. Đó là tháng 12.1988. Phần Lan im lìm trong tuyết rơi. Những con phố Espoo trắng xóa. Trụ sở Nokia nằm bên mặt vịnh đóng băng. Cái chết của vị chủ tịch tài năng này dường như không gây nhiều ngạc nhiên trong công ty vì như bạn bè ông đã thấy trước đó ông rơi vào tình trạng căng thẳng. Nhưng đến tận hôm nay, nguyên nhân khiến ông tự kết thúc đời mình vẫn là một bí ẩn. Người ta chỉ có thể đoán rằng, người kỹ sư lâm nghiệp này đã tập trung quá mức để đẩy một tổ hợp kinh doanh kềnh càng về phía trước, với một tầm nhìn rất xa, đầy khát vọng nhưng lại phải thực hiện nó trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu dầu lửa nóng như cái phòng sauna quá mức. Nokia không thể đi nhanh và mạnh hơn như ông muốn.

Jorma Ollila lúc này mới ở tuổi 38, chứng kiến sự ra đi bi thảm của một vị sếp tài năng. Kinh doanh rõ ràng không đơn thuần là chuyện kiếm tiền, nó rõ nét như lòng yêu nước vậy. Dường như, để đi nhanh trên con đường xa, hoài bão và tầm nhìn thôi chưa đủ. Nokia cần một người đủ khả năng để lèo lái nó. Nokia với những cú rơi nhanh trong lĩnh vực điện tử và các ngành công nghiệp nặng theo truyền thống khác đã khiến cho công ty rơi vào cảnh nợ nần. Một công ty bị nợ ngập đầu trên thị trường chứng khoán chính là nguy cơ bị người khác mua, bị thôn tính.

Ngay sau cái chết của Kairamo, Simo S. Vuorileto trở thành người kế nhiệm vào mùa xuân năm 1989. Ông này, tiếp bước người tiền nhiệm xấu số bằng cách làm gọn tập đoàn lại chỉ còn 6 nhóm lĩnh vực, thay vì 11. Đó là điện tử, dữ liệu, điện thoại di động, viễn thông, dây cáp với thiết bị và công nghiệp cơ bản. Ông tiếp tục đi theo con đường của người đi trước là tập trung vào công nghệ cao, loại bỏ ngành cao su, giấy, gỗ sàn khỏi Nokia. Và ông tiếp tục quốc tế hóa Nokia mạnh hơn nữa bằng cách đẩy mạnh vốn mạo hiểm với nhiều công ty, chẳng hạn như Tandy của Mỹ và Matra của Pháp – cả hai đại gia này cùng đồng ý để Nokia sản xuất điện thoại di động cho hai thị trường Mỹ và Pháp. Cũng trong năm 1989, Ollila được bổ nhiệm vào chức vụ khác cao hơn: Phó chủ tịch hội đồng quản trị.

Ngày Vuorileto nhậm chức là mùa xuân ấm áp nhưng những bước đi tiếp theo của ông vẫn chỉ đem lại một mùa đông dài ảm đảm trong kinh doanh. Lãi ròng của Nokia tiếp tục “điêu tàn” trong suốt năm 1989 và tiếp tục “rơi lả tả” như lá phong mùa thu trong năm sau đó. Nokia vàng úa.

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Kairamo đã đưa Nokia thành công về phía Tây Âu, với dài ra Bắc Mỹ và duy trì thị trường liên Xô nhưng kết quả lại ngược lại và cuối cùng là cái chết bí ẩn. Có vẻ như Nokia quá ôm đồm trong một tình thế như vậy. Và tất cả trộn lại với nhau như một mớ bòng bong và nó chờ đợi một ai đó không chỉ nhìn ra trông rộng mà nhất định phải đủ khả năng gỡ mối tơ bòng bong.

OLLILA CHẠM VÀO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Jorma Ollila miêu tả với phóng viên của Business Week (10.8.1998) những linh cảm của mình về tương lai:

Hãy tưởng tượng, tất cả thông tin trên thế giới bao gồm tiếng nói của con người, hình ảnh, phim, âm nhạc, tin tức và mọi thứ có trên Internet – tất cả đều có thể có trong được trong một thiết bị cỡ nhỏ.

Nokia đã chinh phục toàn cầu với trí tưởng tượng đó của một doanh nhân chưa nổi tiếng. Đó cũng là khát vọng của con người trong cách thức giao tiếp với nhau.

Cho đến đầu thập niên 90, nền kinh tế Phần Lan vẫn ì ạch. Kairamo đã chết bí ẩn với sự nghiệp lớn nhưng chưa thành. Tập đoàn Nokia thì đang chết dần.

Một ngày mùa xuân năm 1990, Vuorilehto gọi cho Ollila để hỏi rằng, nhà tài chính của Nokia có muốn chịu trách nhiệm lãnh đạo Nokia Moblie Phones hay không?

Ollila trả lời qua điện thoại:”Ông xem, đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng tôi nghĩ là tôi sẽ làm việc đó. Được đấy!”. Và Ollila “sẽ làm việc đó” chỉ thông qua một cuộc thương lượng trên điện thoại như vậy mà thôi.

Và trong năm 1991, khi nhà tài chính Ollila – người từng thành công lớn trong suốt tám năm ở Citibank – đang loay hoay ở xưởng sản xuất điện thoại, tiếp tục chứng kiến một vực thẳm tài chính khi tập đoàn lỗ đến mức kỷ lục, với 102 triệu đôla Mỹ.

Giữa lúc đó, Jorma Ollila được Vuorilehto gọi lên từ xưởng điện thoại với chỉ một lời thách đố khắc nghiệt:

Anh chỉ có sáu tháng để trả lời nên bán hay giữ lại công việc làm ăn của mặt hàng điện thoại di động đi.

Jorma Ollila chỉ mất bốn tháng để đưa ra câu trả lời:

Chúng ta sẽ không bán công việc kinh doanh này cho ai cả.

Đến nay, không nghi ngờ gì nữa vì thực tế sau đó đã chứng minh, câu nói này đã làm nên số phận của Nokia.

Nhưng một đợt băng giá mới lại tràn đến trên xứ sở sauna. Đó là cuộc khủng hoảng dẫn đến tan rã liên Xô, kéo theo là những thay đổi chính trị ở Đông Âu và biến động tại nước Đức, đầu những năm 1990. Cuộc khủng hoảng lớn nhất sau chiến tranh lạnh này đã làm cho thị trường giống như đợt băng hà phủ suốt thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Phần Lan và các nước Bắc Âu bị kẹt trong thị trường suy thoái đó. Niềm hy vọng của Phần Lan vào Nokia về mô hình đổi mới vừa lóe lên đã gặp ngay thử thách.

Đó là bức tranh lạnh ngắt vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.

Điều gì đã xảy ra cho Phần Lan và Nokia? Khởi đầu, sự tan rã của liên Xô đã làm kinh tế Phần Lan mất gần 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu – chính xác là 25%. Điều này có nghĩa là hàng loạt nhà máy ngưng trệ, hàng chất đống trong kho chưa bán kịp với hệ thống thương mại bị gián đoạn. Bởi vì Nokia là một phần của nền kinh tế Phần Lan thế nên đến lượt nó bị đợt băng giá bao phủ. Nokia chệnh choạng trong hố sâu tài chính, nợ nần.

Đây là lúc Ollila có thể nhìn thấy, cứ trong 100 người thì có 13 người mất việc. Con số cụ thể hơn sẽ cho thấy tốc độ thất nghiệp tăng đến chóng mặt: Đầu năm 1990, khi Ollila bước vào xưởng điện thoại số người mất việc ở nước này là 3%, chỉ bốn năm sau thôi con số thất nghiệp là 16% – gấp năm lần. Và tổng sản phẩm cả nước làm ra sụt xuống 6%. Trên website của Bộ Ngoại giao Phần Lan, các tác giả Tommi Melender và Eljas Repo[1] viết về thời kỳ này: Tổng thu nhập quốc dân giảm sút, số lượng công ty tuyên bố phá sản đạt mức kỷ lục và toàn bộ hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Và rằng “đó là cuộc suy thoái đặc biệt nghiêm trọng trong lịch sử thế giới công nghiệp hóa”. Mặc dù, còn nhiều công ty đưa nền thương mại của mình về phía tây – tức thị trường tư bản và tình hình có đỡ hơn. Trong số đó có Nokia, với chính thị trường điện thoại di động.

Người Phần Lan và người của Nokia giống như vừa từ phòng sauna quá nóng của khủng hoảng dầu lửa lao thẳng xuống cái hồ băng giá của khủng hoảng mới. Không có một khoảng nghỉ nào để thích nghi. Niềm tin về doanh nghiệp vươn lên tầm quốc tế dễ dàng lung lay.

Giống như cách của người lính được huấn luyện để lao thẳng xuống hồ băng giá mà vẫn sinh tồn, Ollila lao thẳng vào lãnh địa mà “tôi không phải là chuyên gia kỹ thuật”. Fortune 1.5.2000 cho biết, khi Ollila tiếp quản công ty con bé nhỏ chuyên về điện thoại, nó đang rệu rã. Chỉ chưa đầy một giờ sau khi nhận nhiệm vụ mới, Ollila đã rời tổng hành dinh để đến thẳng công xưởng tại thị trấn Salo. Việc đầu tiên là ông lắng nghe nhân viên nói. Sự xuống cấp của toàn tập đoàn và bầu không khí ảm đảm của nền kinh tế đè nặng lên nhân viên. Đây là điều đầu tiên vị giám đốc mới toanh nhận thấy đó là vấn đề then chốt. Công việc đầu tiên của ông là thổi vào một luồng sinh khí mới. Nhân viên nhận thấy vị giám đốc 39 tuổi của họ có phong cách rất khác những nhà quản trị Phần Lan. Ông có cái vẻ nhẹ nhàng lịch lãm, mà Justin Fox của Fortune gọi là vẻ sang trọng của vùng trung Biển Bắc, tác phong hướng ngoại và không có vẻ gì là Phần Lan khiến ông không giống các đồng nghiệp trong tập đoàn. Nhưng nhân viên ngạc nhiên vì ông không có vẻ gì là ảm đạm như sự ảm đạm vây quanh nền kinh tế mà ngược lại, ông thổi vào bộ phận nghiên cứu một luồng không khí mới, với quyết định “hãy lao vào hệ tiêu chuẩn kỹ thuật số vừa ra đời tại châu Âu, gọi là GSM”. Một cách thức mạnh mẽ như vậy làm nhiều nhân viên thoát khỏi vòng ủ rũ và tin vào tương lai. Fortune gọi đó là “dấu ấn nghề nghiệp” của Ollila. Còn bản thân ông, người nắm trong tay những tấm bằng danh giá lại nói rằng: “Nokia là trường đại học của tôi”. Mười năm sau, người ta sẽ chứng kiến câu nói này của ông cả trong nghĩa đen của nó – khi Ollila được trao hai bằng tiến sĩ danh dự tại Helsinki.

Như chúng ta có thể nhớ về thời gian trước, điện thoại di động không phải là ưu tiên số một trong chiến lược đặt trọng tâm của Kairamo. Đó là kỷ nguyên trọng tâm điện tử và điện thoại di động chỉ là một trong tất cả mọi thứ đa dạng hóa mà thôi. Lúc này Koski là người đứng đầu công ty con chuyên về điện thoại di động.

Điện thoại thời bấy giờ chắc chắn không giống như ngày nay rồi. Nghĩa là, thế giới chưa có những hệ thống kỹ thuật nền tảng như GSM hay CDMA như bây giờ. Trong nhiều năm, xưởng sản xuất điện thoại di động của Nokia chỉ làm ra những dòng điện thoại có thị trường nhỏ. Tuyệt nhiên không có chiến lược sản phẩm đồng loạt hàng chục ngàn như người khổng lồ Motorola.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button