Kinh doanh - đầu tư

Forex 101

Forex 101 - Valerijus Ovsyanikas1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Valerijus Ovsyanikas

Download sách Forex 101 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu (cho bản tiếng Việt)

Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì kiến thức cơ bản cũng tạo nền tảng giúp chúng ta hiểu được những kiến thức sâu hơn. Với Thị trường Ngoại hối cũng vậy, cuốn sách ” Forex 101 điều cần biết” tuy không giúp bạn trả thành một chuyên gia trên thị trường ngoại hối, song cuốn sách này trình tất cả những chủ đề quan trọng để bạn có được kiến thức cơ bản và đầy tự tin trong lĩnh vực này. Như Tác giả Valerijus Ovsyanikas đã nói ” …cuốn sách này được viết ra nhằm thỏa mãn sự tò mò của những người còn đang lạ lẫm với Thị trường ngoại hối và giúp biến hiểu biết thành lợi nhuận bằng cách lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất…”

Đặc biệt là tại Việt Nam, một thị trường hoàn toàn mới mẻ với kênh tài chính này. Đó chính là lý do AMcenter muốn giới thiệu quyển sách này đến độc giả.

Việc đọc cuốn sách này rất dễ dàng với dạng câu hỏi và đáp nên rất dễ đọc và dễ hiểu. Đối với những độc giả đã có vốn hiểu biết nhất định về Thị trường Ngoại hối thì quyển sách này sẽ bổ sung thêm vào những kiến thức cuả bạn một cách dễ dàng. Đối với những độc giả lần đầu tiên tiếp cận Thị trường Forex sẽ tốt hơn nếu bạn đọc cuốn sách này từ đầu đến cuối để trang bị từ những điều cần thiết nhất.

Và đây là lần đầu tiên, một cuốn sách cung cấp những điều cần thiết nhất về thị trường ngoại hối được xuất bản chính thức tại Việt Nam. Để cuốn sách có thể hoàn thành và đến tay độc giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

  • Đội ngũ biên dịch và biên tập ngày đêm làm việc không ngừng nghỉ nhằm mang quyển sách đến độc giả phiên bản Việt.
  • Đội ngũ thiết kế đã hoàn thiện để phiên bản Việt gần gũi với nguyên gốc tiếng Nga nhất.
  • Quý độc giả đón nhận cuốn sách này đầy nhiệt tình và hào hứng.

Mặc dù Amcenter đã biên tập kỹ lưỡng nhưng không tránh khỏi những sai sót. Mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về email: info@amcenter.vn

ĐỌC THỬ

GIỚI THIỆU

101 – Con số thời thượng

Hiếm có thị trường tài chính nào lại tạo ra nhiều đam mê và lợi nhuận như thị trường Ngoại hối.

– Cornelius Luka

Con số 101

thường được dùng để chỉ những giáo trình và tài liệu dành cho sinh viên năm đầu tại các trường đại học ở Mỹ và Canada. Vì thế nó khiến người ta liên hệ đến tất cả những điều cơ bản nhất dành cho những người mới bắt đầu. Những tựa đề như “101 câu hỏi về…” cũng vì thế mà được áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Trước đây, 100 được người ta cho là con số đẹp, nhưng trong thế kỷ XXI – thế kỷ của marketing ‒ người ta muốn tạo ra thông điệp rằng mình mang đến cho người đọc nhiều thông tin hơn bất kỳ ai khác. Và con số 101 bỗng nhiên lại được ưa chuộng. Trên tinh thần ấy, các chuyên gia bắt đầu sáng tạo ra những con số khác như 102, 103, 1001. Riêng tôi vẫn trung thành với con số 101. Trong cuốn sách này cũng có chừng ấy câu hỏi và trả lời về mọi khía cạnh khác nhau của thị trường Ngoại hối.

Người ta thường nói, câu hỏi của một người khôn ngoan bản thân nó đã chứa đựng một nửa câu trả lời. Những nhà đầu tư mới sẽ khó mà đặt ra được những câu hỏi rõ ràng hay biết trước những kiến thức nào là quan trọng và kiến thức nào có thể bỏ qua. Chính vì vậy mà ở đây tôi sẽ tự đặt ra câu hỏi rồi tự mình trả lời những câu hỏi đó. Hiện nay, đã có rất nhiều cuốn sách viết về các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Vấn đề với người đọc giờ đây không còn là làm thế nào để có được những cuốn sách đó mà là làm thế nào để không bị lạc trong rừng thông tin vô tận, để có được một khung kiến thức tổng thể và rõ nét, rồi sau đó mới tiếp tục bổ sung thêm nhiều chi tiết vào cái khung sẵn có ấy.

Mười năm trước, khi thị trường Ngoại hối bắt đầu trở nên phổ biến hơn với công chúng, nó đã thực sự là khám phá lớn đối với nhiều người. Liệu một người chỉ sở hữu vài nghìn đô-la có thể tiến hành giao dịch như mọi thành phần khác đang tham gia vào thị trường đồng thời vén lên bức màn mờ ảo vẫn che phủ thế giới của các hoạt động trao đổi tiền tệ để tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân? Nguyên lý đơn giản của nó đã làm nhiều người phải xiêu lòng: Bất cứ ai cũng có thể thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ trực tuyến qua mạng và bỏ túi một khoản lời nào đó. Nhưng chính sự đơn giản đó cũng dễ khiến người ta lầm lẫn. Việc một người có thể dễ dàng học cách giao dịch trên thị trường Ngoại hối chỉ trong vòng vài ngày không có nghĩa là anh ta sẽ có thể kiếm lời và thành công nhanh chóng. Bí mật nằm ở chỗ phải có một chiến lược kinh doanh và ra quyết định hợp lý. Kể từ đó đến nay, nhiều thay đổi lớn đã diễn ra (bạn hãy thử hình dung mạng Internet mười năm về trước!). Các điều kiện kinh doanh giờ đây đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho những ai muốn tham gia thị trường. Chỉ duy nhất một điều không hề thay đổi đó là người ta vẫn cần tìm ra một chiến lược kinh doanh tốt và phải luôn luôn học hỏi và hoàn thiện nó.

Nhìn vào tần suất và quy mô của các hoạt động trên thị trường Ngoại hối, người ta mới thấy tiền tự nó sinh sôi như thế nào, bằng cách nào tiền – mạch máu của nền kinh tế hiện đại – có thể chuyển đổi từ dạng công cụ tài chính này sang dạng khác, điều gì đang dẫn dắt những người tham gia thị trường này, và làm thế nào tâm lý thị trường lại có thể tác động đến những dòng tiền thực.

Người phụ nữ đã đến tham dự một buổi hội thảo của tôi về thị trường Ngoại hối. Mục đích của cô là tìm hiểu xem người anh trai của mình đang thực sự tham gia chuyện gì mà trong suốt hai năm qua, anh ta chỉ ngồi say sưa trước ba màn hình máy tính với rất nhiều biểu đồ sặc sỡ và khi cô hỏi đến thì chỉ nhận được câu trả lời duy nhất, “Đừng làm phiền anh!”. Cuối cùng cô cũng khiến anh trai mình phải bật ra hai từ quan trọng nhất “Ngoại hối”. Cô đã sục sạo trên Internet, tìm một người có thể giúp cô, và cuối cùng đã đăng ký tham dự hội thảo của tôi. Điều thú vị nhất là cô đến với tôi vì anh trai cô đã thay đổi rất nhiều trong thời gian hai năm: anh thấy thích môn triết học, bắt đầu đọc rất nhiều loại sách mà trước đây không hề có hứng thú. Anh cũng làm mọi người xung quanh ngạc nhiên với rất nhiều suy nghĩ và khám phá thú vị. Nhưng điều đó thực ra rất bình thường! Bạn sẽ không thể nâng cao kỹ năng, kiểm soát được cảm xúc và cuối cùng là thành công trên thị trường Ngoại hối nếu không có những đánh giá rõ ràng về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu và động lực của bản thân.

Đầu tư thật dễ!

Đầu tư không khó, nhưng cũng chẳng hề đơn giản.

– Warren Buffett

Có thể khi biết rằng thị trường Ngoại hối quốc tế là thị trường lớn nhất trên thế giới, rằng doanh thu của nó vào khoảng 3 tỷ đô-la một ngày (!), và rằng nó hoạt động suốt 24 giờ, bạn sẽ tự hỏi: “Điều đó có ý nghĩa gì với tôi?” hoặc “Nếu thế thì bằng cách nào tôi, người chỉ sở hữu một khoản vốn khiêm tốn, còn xa mới được gọi là triệu phú, lại có thể tham gia vào đó và hy vọng sống sót giữa đàn cá mập là hàng loạt các tổ chức tài chính lớn?” Và nói chung là, liệu có đáng để đầu tư vào đó hay không nếu như tôi phải chịu rủi ro thua lỗ và mất tiền?

Tôi là người lạc quan và tôi muốn nói rằng nó không chỉ là một khoản đầu tư mạo hiểm mà còn có tiềm năng lợi nhuận rất lớn. Nhưng hãy bắt đầu từ một khoản đầu tư nhỏ, hãy cố hiểu những điều tinh vi nhất về thị trường, và rồi bạn sẽ tự nhận ra liệu mình có khả năng trở thành một nhà kinh doanh trên thị trường Ngoại hối hay không. Vậy hãy để tôi mang đến cho các bạn câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất như “Thị trường Ngoại hối hoạt động thế nào?”, “Làm thế nào để có lợi nhuận?”, “Làm thế nào để phân tích và dự báo chiều hướng giá cả?”, “Làm thế nào để xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình?”.

Thoạt nhìn, việc mua và bán có vẻ rất dễ dàng, nhưng thực ra nó là một quy trình phức tạp, từ quyết định tham gia thị trường, theo dõi chiều hướng giá cả đến quyết định rời khỏi thị trường vào thời điểm thích hợp nhất có thể. Thực hiện một trạng thái giao dịch trên thị trường có khi chỉ mất vài phút (đối với giao dịch trong ngày) nhưng cũng có thể mất vài giờ, vài ngày hay vài tuần, có khi vài tháng.

Có rất nhiều chiến lược phân tích và ra quyết định nhưng những phương pháp truyền thống bao gồm:

  • Phân tích cơ bản: là phương pháp phân tích các chỉ số kinh tế vĩ mô và số liệu thống kê.
  • Phân tích kỹ thuật: là phương pháp phân tích các biểu đồ giá với sự hỗ trợ của các chỉ số kĩ thuật khác nhau và các phương pháp toán học và đồ thị.
  • Nghiên cứu tâm lý thị trường: phương pháp này rất cần thiết nhằm giúp một nhà kinh doanh hiểu được diễn biến của thị trường trong khi điều này lại phụ thuộc trước hết vào cách suy nghĩ và hành động của những thành phần khác cũng đang tham gia vào đó.

Trước khi đưa ra một quyết định giao dịch, các nhà kinh doanh thường sử dụng một vài phương pháp phân tích khác nhau để xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình. Chưa và sẽ không bao giờ tồn tại duy nhất một phương pháp đúng đắn, vì vậy mỗi nhà kinh doanh phải tự đánh giá và quyết định xem phương pháp nào phù hợp với lối tư duy của bản thân và có hiệu quả nhất.

Tất cả chúng ta đều là những kẻ phiêu lưu….

Chỉ có những ai dám mạo hiểm đi xa mới biết được mình có thể đi xa đến đâu.

– Ralph Nelson Elliott

Ba người mù cùng bắt gặp một con voi trên đường đi. Một người sờ vào chân voi và nói rằng họ vừa va vào một cái cột lớn. Một người khác chạm vào vòi voi và nói rằng đó chắc chắn là một cái ống. Người thứ ba chạm vào đuôi voi nói đó là một sợi dây thừng. Vậy trong ba người ai đúng?

Chúng ta không thể hiểu biết đầy đủ về sự vật trừ khi “tiếp cận” nó từ mọi phía. Những kẻ non nớt thường vội vã kết luận khi chưa quan sát kỹ lưỡng và điều đó gợi cho tôi nhớ đến câu chuyện của ba người mù mà tôi vừa kể. Nhưng xét cho cùng, sai lầm và những kết luận vội vàng là điều không thể tránh khỏi trong quá trình chinh phục hiểu biết. Ta không nên sợ mình sẽ phạm sai lầm. Quan trọng là điều đó sẽ không kéo dài quá lâu và ta rút ra được những bài học bổ ích từ sai lầm của chính mình.

Chính bản tính tò mò cuối cùng đã đưa nhân loại đến với mê cung của thế giới tài chính. Các bạn có thể nghĩ rằng những người thực dụng, luôn hướng đến mục tiêu kiếm càng nhiều tiền càng tốt, sẽ có lợi thế hơn so với những người khác. Kinh nghiệm của tôi cho thấy điều này không hoàn toàn đúng bởi phần lớn nhà kinh doanh thành công đều là những người biết xây dựng cho mình một triết lý riêng về thị trường và hiểu thị trường vận động ra sao. Họ cố gắng nắm bắt thế giới một cách toàn diện và đầy đủ đồng thời biết biến sự tò mò của con người thành cơ hội kiếm tiền.

Cuốn sách này được viết ra nhằm thỏa mãn sự tò mò của những người còn đang lạ lẫm với thị trường Ngoại hối và giúp biến hiểu biết thành lợi nhuận bằng cách lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thị trường Ngoại hối vốn đa chiều, tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi và đôi khi còn khiến bạn phát khùng lên, tuy nhiên nó cũng rất thú vị và hấp dẫn, y như cuộc sống vậy!

Vậy thì, bạn đọc thân mến, tôi rất lấy làm vinh dự được giới thiệu với bạn về thị trường Ngoại hối theo cách mà tôi biết, sau mười năm kinh nghiệm với rất nhiều thử nghiệm và sai lầm, khám phá và hiểu biết.

[ads2] [div id="myDIV" style=""]

PHẦN 1 Khái niệm và thuật ngữ cơ bản về Thị trường Ngoại hối

1. Thị trường Ngoại hối là gì?

Rất nhiều bạn đọc có thể sẽ bỏ qua câu hỏi này, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra một câu trả lời ngắn gọn để những người mới bắt đầu tham gia thị trường có được những kiến thức cơ bản đầu tiên về nó, còn những ai đã có kinh nghiệm thì cũng có dịp ôn lại một lần nữa.

Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX) là thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, còn được nhắc đến dưới cái tên Thị trường Tiền mặt (Cash Market) hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường Ngoại hối tồn tại bất cứ nơi nào mà ở đó, tiền tệ của một quốc gia này được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Chính chúng ta sẽ vô tình trở thành người tham gia thị trường Ngoại hối nếu như, hãy lấy một ví dụ đơn giản, trong một chuyến đi du lịch nước ngoài, chúng ta đổi tiền tệ của nước mình sang tiền tệ của nước mà chúng ta tới thăm để chi tiêu. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng nếu lấy doanh số hàng ngày của thị trường Ngoại hối chia cho dân số trên Trái đất thì mỗi người trong chúng ta đóng góp khoảng 200 đô-la Mỹ vào con số đó. Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.

Thị trường Ngoại hối như hiện nay hình thành sau một loạt cải cách diễn ra vào năm 1971, sau khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods bị xóa bỏ (hệ thống này được đặt theo tên thị trấn Bretton Woods ở bang New Hamsphire, Mỹ, nơi Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Quốc tế diễn ra vào năm 1944 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tại đây, Hiệp ước Bretton Woods đã được ký kết). Các nước có nền kinh tế phát triển đã duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng cách neo giá trị đồng tiền của mình vào vàng cho đến năm 1971. Đây cũng chính là nguyên tắc cốt lõi của thị trường tiền tệ cho đến thời điểm đó. Sau khi hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ, các nước này chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi, trong đó mỗi đồng tiền đều có tính tự do chuyển đổi và đều có thể được mua bán trên thị trường theo giá cả được xác định dựa vào cung và cầu thực tế đối với đồng tiền đó.

Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do; nó không có một trung tâm giao dịch tập trung hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư cá nhân. Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng, thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (market makers).

Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất trong số các thị trường tài chính, và giá trị này cũng tăng lên rất nhanh: tổng giá trị giao dịch trong một ngày của thị trường Ngoại hối là khoảng 5 tỷ đô- la vào năm 1977, con số này tăng lên 600 tỷ đô-la mười năm sau đó, và chạm mốc 1 nghìn tỷ vào năm 1998. Ngày nay, giá trị này là khoảng 2 đến 3,5 ngàn tỷ đô-la. So sánh con số này với giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu Mỹ ‒ khoảng 300 tỷ đô-la – hay thị trường chứng khoán – khoảng 100 tỷ đô-la – ta sẽ thấy nó lớn tới mức nào. Giá trị giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp năm lần tổng giá trị giao dịch của tất cả các thị trường tài chính khác cộng lại.

Không lâu trước đây, chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn chế đó đã bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet và đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đã phát triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia thị trường.

Thị trường Ngoại hối là thị trường sôi động và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới bởi nó mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nó khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thống khác do “hàng hóa” của nó được luân chuyển rất nhanh còn chi phí giao dịch thì lại rất thấp.

Thị trường Ngoại hối:

  • Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung. Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.
  • Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia thị trường khiến giá trị giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ nào cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.
  • Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Nó cho phép tránh được tình trạng trượt giá và các hạn chế khác trong hoạt động giao dịch hoán đổi tiền tệ.
  • Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.

Thị trường Ngoại hối là một thị trường đặc thù, các giao dịch trong đó đều được xử lý tự động thông qua mạng Internet với sự trợ giúp của một phần mềm đặc biệt. Bởi vậy bạn không nhất thiết phải đóng bộ chỉnh tề, com-lê cà vạt mới được phép giao dịch trên thị trường và uy tín hay đạo đức của bạn trong trường hợp này cũng không giúp ích được gì nhiều. Dù trong cuộc sống thực, bạn có thể cố gắng sửa chữa sai lầm, xóa bỏ những hiểu nhầm hay dàn xếp các vấn đề, nhưng trên thị trường Ngoại hối sẽ không ai thèm quan tâm đến chuyện người đang ngồi trước màn hình và thực hiện giao dịch là ai. Điều này thoạt nghe có vẻ không hay. Nhưng tôi nghĩ đó cũng là một điểm tốt bởi nó là một thị trường tự do và rằng hiểu biết của bạn sẽ được đánh giá đúng với giá trị thực của nó. Lợi nhuận thu được là bằng chứng duy nhất và không thể chối cãi cho thành công của chính bạn. Hãy làm tốt và bạn sẽ không bao giờ bị đánh giá thấp!

Có ba lý do chính khiến người ta tham gia thị trường Ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro tiền tệ và đầu cơ. Nhưng lý do cuối cùng mới là động cơ chính của những người tham gia thị trường, có đến 80-90% các nhà kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ giá. Các đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò là phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường Ngoại hối nói riêng.

Mọi người thường nói rằng kinh doanh Ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro. Vậy thực hư thế nào? Sự thay đổi nhanh chóng của giá cả tại đây không có nghĩa là nó rủi ro hơn các thị trường tài chính khác. Chắc chắn là có nhiều rủi ro hiện hữu trên thị trường Ngoại hối, tuy nhiên nó không phải là không thể tránh được. Bản thân thị trường là trung lập và thua lỗ cũng không phải là thuộc tính của nó. Điều quan trọng nằm ở quyết định mua hay bán của người kinh doanh. Nếu bạn bị chiếc búa đập vào tay thì liệu chiếc búa có đáng trách hay không? Và liệu bạn có ngừng làm việc vì sợ bị búa đập không? Quan trọng là bạn cần nhìn nhận rõ ràng rằng bản thân đầu tư không phải là một rủi ro mà là quá trình quản trị rủi ro. Bạn không được phép lờ đi những rủi ro hiện hữu. Bởi vì trong khi cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể bị thua lỗ nặng nề. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy tính toán khả năng tài chính của mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một quá trình làm việc chăm chỉ chứ không phải một cuộc phiêu lưu thú vị.

2. Thị trường Ngoại hối giao dịch cái gì?

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường duy nhất trong đó tiền vừa là hàng hóa vừa là phương tiện trao đổi. Nó minh họa một cách sống động cho câu nói quen thuộc “Tiền lại đẻ ra tiền”. Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất; tiếp theo là các tài khoản séc và tài khoản vãng lai. Những loại hình tài sản này giúp cho ngân hàng khai thác và sử dụng tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các ngân hàng có thể mua và trao đổi một lượng tiền lớn với nhau mà không cần bất cứ thỏa thuận hay hợp đồng kèm theo nào bởi uy tín giữa các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán là tuyệt đối (chỉ có những ngân hàng đủ độ tin cậy, đủ vốn và việc quản trị rủi ro đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trung ương mới được phép tham gia thị trường). Những ngân hàng này đảm bảo rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện theo thỏa thuận.

Mặt khác, các nhà kinh doanh lại luôn phải chịu những rủi ro tài chính nhất định khi giao dịch mua bán tiền tệ, cho nên người ta có đầy đủ lý do để nói rằng nhà kinh doanh đang kinh doanh RỦI RO và anh ta được đền đáp vì đã gánh chịu những rủi ro đó. Trong thế giới hiện đại, rủi ro là một hàng hóa được ưa chuộng. Cũng giống như ngành kinh doanh bảo hiểm, các nhà môi giới bảo hiểm ký kết hợp đồng với khách hàng của mình (trên thị trường Ngoại hối, các nhà môi giới cũng ký hợp đồng với khách hàng) và sau đó bán những hợp đồng này cho các công ty bảo hiểm lớn (với tính chất giống nghiệp vụ thanh toán bù trừ trên thị trường Ngoại hối). Bởi vậy, các nhà môi giới chính là người mua lấy rủi ro, còn các công ty bảo hiểm lớn, những nhà buôn lớn, thì hoàn toàn kiểm soát được rủi ro đó do số lượng khách hàng mua bảo hiểm là rất lớn.

Giao dịch ký quỹ giúp các nhà kinh doanh có cơ hội dùng đòn bẩy tài chính đối với các giao dịch mua bán tiền tệ của mình, cho phép họ giao dịch bằng số tiền lớn hơn so với số dư thực có trên tài khoản. Tất nhiên việc đó làm tăng thêm rủi ro thua lỗ, nhưng mặt khác, thị trường cũng có những nguyên tắc cho phép nhà kinh doanh hạn chế rủi ro đó bằng cách đóng trạng thái giao dịch của mình vào bất cứ thời điểm nào. Thị trường có tính thanh khoản rất cao và mặc dù các biến động về giá có vẻ lớn khi sử dụng đòn bẩy nhưng cũng không bao giờ vượt quá 2% trong phạm vi một ngày giao dịch.

Những người tham gia thị trường Ngoại hối luôn bán một loại ngoại tệ này để có được một loại ngoại tệ khác. Chẳng hạn, họ bán hoặc mua euro lấy đô-la Mỹ. Để tránh hiểu nhầm về hoạt động trao đổi mà chúng ta thực sự thực hiện, thuật ngữ “đồng tiền định giá” (basic currency) ra đời. Đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền tệ được trao đổi với nhau sẽ là đồng tiền định giá. Ví dụ, đồng tiền định giá của cặp EUR/USD là đồng euro. Chúng ta sẽ mua hoặc bán đồng euro bằng đồng đô-la Mỹ.

Từ trước tới nay, đồng đô-la Mỹ có thể vừa là đồng tiền đứng thứ nhất vừa là đồng tiền đứng thứ hai trong rất nhiều cặp tiền tệ khác nhau. Thường thì đồng tiền đầu tiên trong một cặp tiền tệ sẽ có giá trị lớn hơn tại thời điểm nó bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Vì thế, khi đồng euro ra đời năm 1999, nó đã đứng trước đồng đô-la Mỹ trong cặp EUR/USD do tại thời điểm đó nó có giá cao hơn (một euro tương đương 1,185 đô-la Mỹ). Tỷ giá hối đoái sẽ được gọi là tỷ giá trực tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp tiền tệ là đồng tiền đứng đầu tiên (ví dụ USD/CHF, USD/JPY). Tỷ giá hối đoái sẽ được gọi là tỷ giá gián tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp đó là đồng tiền đứng thứ hai (ví dụ EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD). Đương nhiên, hoạt động hối đoái không chỉ được thực hiện bằng đồng đô-la Mỹ, và tỷ giá hối đoái trong đó không có mặt đồng đô-la Mỹ được gọi là tỷ giá chéo hay tỷ giá ngoại lai. Các tỷ giá ngoại lai có giá trị giao dịch lớn nhất là EUR/GBP, EUR/JPY, EUR/CHF.

3. Những loại tiền tệ cơ bản nào được giao dịch trên thị trường Ngoại hối?

$ Đô-la Mỹ (USD)

Đô-la Mỹ là đồng tiền chính trên thị trường thế giới. Các đồng tiền khác cuối cùng đều được định giá trên cơ sở cặp tiền tệ với đồng đô-la Mỹ. Vai trò và ý nghĩa của đồng đô-la Mỹ thường phát huy mạnh mẽ nhất trong những thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị. Điều này đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng ở châu Á giai đoạn 1997-1998.

Đô-la Mỹ trở thành ngoại tệ chính kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods dựa trên tiêu chuẩn vàng ra đời. Vào thời điểm đó, ¾ lượng vàng dự trữ của thế giới đều tập trung tại Mỹ. Tất cả các đồng tiền đều được định giá bằng đô-la Mỹ, và đến lượt mình, đồng đô-la Mỹ lại được chuyển thành vàng với giá 35 đô-la một ounce. Tỷ giá cố định giữa vàng và đô-la Mỹ được duy trì cho đến năm 1971 khi Mỹ không còn khả năng đảm bảo việc chuyển đổi đồng đô-la của mình thành vàng nữa do khủng hoảng kinh tế. Kể từ đó, tiền tệ cũng trở thành hàng hóa, và chúng có thể được mua bán trên thị trường liên ngân hàng với giá cả bởi thị trường quyết định giống như các loại hàng hóa khác. Giá của chúng do cung và cầu quyết định do thị trường có tính chất mở cửa và tự do. Ngày nay, khoảng 50-61% dự trữ của ngân hàng trung ương các quốc gia là đồng đô-la Mỹ. Đây vừa là phương tiện thanh toán toàn cầu, vừa là một công cụ đầu tư, vừa là tấm lá chắn tiền tệ cho các quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính và chính trị. Sự xuất hiện của đồng euro (đồng tiền chung châu Âu) vào năm 1999 chỉ làm giảm đi đôi chút sức ảnh hưởng của đồng đô-la Mỹ. Liên minh đồng đô-la bao gồm đồng tiền của các quốc gia ở Bắc Mỹ và vùng vịnh Ca-ri-bê. Nó cũng bao gồm cả đồng đô-la Đài Loan, đồng won Hàn Quốc, đô-la Singapore, và đô-la Hồng Kông bởi những đồng tiền này đều gắn chặt với đồng đô-la Mỹ.

Tổng giá trị đồng đô-la Mỹ được đưa vào lưu thông đã đạt 300 tỷ vào năm 1995 và tăng lên 700 tỷ vào đầu năm 2004. Hai phần ba trong số đó đang nằm ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế đó thể hiện tầm quan trọng của đồng đô-la Mỹ với vai trò là ngoại tệ dự trữ. Nó cũng là phương tiện trao đổi tiêu chuẩn tại các thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường vàng và dầu mỏ. Rất nhiều công ty không có mặt trên thị trường Bắc Mỹ nhưng vẫn niêm yết giá các loại hàng hóa và dịch vụ của mình bằng đồng đô-la Mỹ trên thị trường quốc tế. Ví dụ, nhà sản xuất máy bay của châu Âu – Airbus, chỉ sử dụng đồng đô-la Mỹ làm cơ sở để định giá các thiết bị do mình sản xuất.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Samuelson cho rằng chính nhu cầu đối với đồng đô-la Mỹ ở nước ngoài đã cho phép nước này tài trợ thâm hụt thương mại mà không khiến đồng tiền của mình mất giá. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sự ổn định tài chính và tỷ giá đồng đô-la Mỹ trong tương lai.

Hiện nay, đô-la Mỹ đang dần mất đi vai trò và ảnh hưởng trên thế giới do tỷ giá của nó so với nhiều đồng tiền khác đang sụt giảm, đồng thời sức mạnh kinh tế của khu vực đồng đô-la cũng đang suy yếu. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên chấm dứt dùng đồng đô-la Mỹ như đồng tiền duy nhất trong thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia hay không.

Phần lớn các nhà kinh tế học, bao gồm cả cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan, người đã điều hành ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này trong vòng 18 năm, đều cho rằng đồng đô-la Mỹ đang từ bỏ vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới, đó cũng chính là lý do tại sao tỷ giá của nó lại lao dốc mạnh đến vậy. Cùng lúc đó, Trung Quốc, quốc gia có lượng dự trữ Ngoại hối bằng đồng đô-la Mỹ lớn nhất (trên 1,43 nghìn tỷ), đang mong muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình bằng các đồng tiền khác như đồng euro, điều chắc chắn sẽ có tác động ngược trở lại tới tỷ giá đồng đô-la Mỹ.

€ Euro (EUR)

Euro là đồng tiền có tổng giá trị lưu thông lớn thứ hai thế giới. Năm 1979, Liên minh châu Âu cho ra đời Liên minh tiền tệ chung châu Âu, ECU, và đồng ECU ra đời trên cơ sở 12 đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong Liên minh. Hiệp định Maastricht xác định rổ ngoại tệ tương ứng như sau:

ECU = 30,1% đồng Mác Đức (DEM) + 19% đồng Franc Pháp (FRF) + 13% đồng Bảng Anh (GBP) + 10,2% đồng Lia Italia (ITL) + 9,4% đồng Guilder Hà Lan (NGL) + 7,6% đồng Franc Bỉ (BEF) + 5,3% đồng Peseta Tây Ban Nha (ESP) + 2,4% đồng Krone Đan Mạch (DKK) + 2,7% các đồng tiền còn lại.

Euro là đồng tiền độc lập, ra đời vào năm 1999 và thay thế đồng ECU với tỷ giá trao đổi 1:1. Cặp tiền tệ EUR/USD được niêm yết lần đầu tiên với tỷ giá 1,1850 đô-la Mỹ một euro. Các đồng giấy bạc và tiền xu euro ra đời vào năm 2002. Kể từ đó euro chính thức trở thành một loại tiền tệ của thế giới. Khối tiền tệ euro bao gồm khu vực sử dụng đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ và tiền tệ của các nước vùng Scandinavi. Tổng giá trị đồng euro đang lưu thông đã đạt 610 tỷ vào năm 2006, lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua đồng đô-la Mỹ.

Cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đã từng tuyên bố vào tháng Tám năm 2007 rằng đồng euro nên thay thế đồng đô-la trong vai trò ngoại tệ dự trữ, hoặc ít nhất cũng trở thành một lựa chọn khác cho các quốc gia ngoài đồng đô-la Mỹ. Tuy nhiên, thực tế là cho đến cuối năm 2006, 65,7% dự trữ ngoại tệ của thế giới vẫn ở dưới dạng đồng đô-la Mỹ, chỉ có 25,2% là đồng euro.

Sự cách biệt về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đồng euro cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sự ngần ngại của chính phủ các nước này trong việc thực hiện cải cách cơ cấu đã tác động tiêu cực lên sự ổn định của đồng euro.

Yên Nhật (JPY)

Đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ ba về khối lượng giao dịch và tính phổ biến đối với các nhà kinh doanh ngoại hối. Giá trị lưu thông của đồng Yên không nhiều như đồng đô-la Mỹ và euro, nhưng xét về tính thanh khoản thì nó không có đối thủ, một phần do tổng giá trị giao dịch thực tế trong các chu trình trao đổi kinh tế trong khu vực là rất lớn nhưng chủ yếu là nhờ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu khổng lồ. Các keiretsu của Nhật Bản ‒ các tập đoàn tài chính công nghiệp lớn ‒ có ảnh hưởng rất sâu sắc tại quốc gia này.

Chính phủ Nhật Bản đã theo đuổi chính sách lãi suất ngân hàng bằng 0 kể từ năm 1995. Theo đó Ngân hàng Trung ương Nhật Bản luôn giữ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất này đã từng đạt mức thấp 0,15% sau nhiều lần cắt giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh lên 0,25%. Đến năm 2007 nó đã tăng lên 0,5%. Chính sách này dẫn đến một loại hình đầu cơ mới, đầu cơ vào sự chênh lệch lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau (carry trade). Lợi nhuận có được là nhờ sự khác biệt giữa lãi suất cơ bản thấp của đồng Yên và lãi suất cao hơn của các đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh sẽ đi vay đồng Yên để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn như đô-la New Zealand hay đô-la Australia. Sự chênh lệch lãi suất có thể cho lợi nhuận rất lớn sau một thời gian dài.

Tính tổng số, đã có trên một nghìn tỷ Yên Nhật được vay để thực hiện đầu cơ chênh lệch lãi suất trong thời kỳ hoàng kim của hoạt động này. Nó dẫn đến tỷ giá vô cùng thấp của đồng Yên so với các đồng tiền khác. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, tính đến tháng Hai năm 2007, đồng Yên đã bị định giá thấp hơn so với đồng đô-la khoảng 15% và trên 40% so với đồng euro. Đồng Yên trước nay vẫn rất nhạy cảm với biến động của chỉ số chứng khoán Nikkei cũng như biến động trên thị trường bất động sản.

£ Bảng Anh (GBP)

Đồng bảng Anh từng là đồng tiền chính của thế giới cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, khi nó từng bước nhường vai trò này cho đồng đô-la Mỹ. Từ tiếng lóng vẫn thường được sử dụng để chỉ đồng Bảng Anh – cable (có nghĩa là dây cáp) – bắt nguồn từ việc sử dụng điện tín có dây để thực hiện lệnh chuyển tiền trong hoạt động thanh toán và hối đoái vào thời kỳ mà tất cả các đồng tiền đều được quy đổi theo đồng bảng Anh.

Đồng bảng Anh từng là một phần của hệ thống trao đổi tiền tệ châu Âu trong vòng 2 năm 1990-1992 và được gắn chặt với đồng Mác Đức. Điều này đã có những tác động tích cực lên đồng Bảng. Tuy nhiên, tình thế thay đổi vào năm 1992 sau khi Vương quốc Anh bị buộc phải rút khỏi cơ chế tiền tệ châu Âu. Phần lớn các nhà kinh tế học đều cho rằng thời kỳ giá trị đồng Bảng sụt giảm đã có tác động tích cực lên nền kinh tế Vương quốc Anh.

Đồng Bảng Anh đáng ra đã trở thành một phần của đồng tiền chung châu Âu – Euro vào năm 2000, nhưng khi thực hiện trưng cầu dân ý, người dân của quốc gia này đã cực lực phản đối việc đó. Trong suốt thời gian dài, đồng Bảng và đồng euro đã được quy đổi ngang giá, song tình thế đã thay đổi vào năm 2006. Lạm phát gia tăng tại Anh quốc đã buộc Ngân hàng Trung ương của nước này tăng lãi suất cơ bản dẫn đến sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Bảng và đồng euro. Diễn biến này rất có lợi cho đồng Bảng so với đồng euro và đô-la. Giá của đồng Bảng đã chạm mức 2 đô-la lần đầu tiên vào ngày 18 tháng Tư năm 2007, và vào tháng Mười Một năm 2007, nó chạm mức ấn tượng 2,1161 đô-la lần đầu tiên trong vòng 27 năm. Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng trên thị trường bất động sản tại Mỹ năm 2007 đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Anh, điều này có thể thấy rõ nhất qua việc sụt giảm giá trị của đồng Bảng.

Franc Thụy Sỹ (CHF)

Thụy Sỹ là nền kinh tế phát triển duy nhất ở châu Âu không nằm trong Cơ chế đồng tiền chung châu Âu hay Nhóm tám nền kinh tế lớn nhất châu lục này (the Big Eight). Mặc dù quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ không lớn, đồng Franc của nước này vẫn là một trong bốn đồng tiền chính của thế giới, trước hết là bởi hệ thống tài chính ngân hàng đặc thù tại đây.

Trong những giai đoạn bất ổn chính trị, các nhà đầu tư vẫn thường lựa chọn đầu tư vào đồng Franc Thụy Sỹ thay vì đồng euro, mặc dù lãi suất đồng Franc gần như ngang bằng so với lãi suất đồng euro. Cặp EUR/CHF đã duy trì tỷ giá ổn định quanh mức 1,55 từ giữa năm 2003 đến 2006. Nhưng kể từ giữa năm 2006, do những nguyên nhân có liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, đồng Franc đã tăng giá trị rất nhiều so với đồng euro.

Chính vai trò truyền thống của một đồng tiền an toàn, không bị tác động bởi các biến động thị trường đã khiến đồng Franc Thụy Sỹ có độ tin cậy rất cao. Thụy Sỹ cũng là nước luôn có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của châu Âu. Cũng cần lưu ý rằng luật pháp Thụy Sỹ quy định 40% giá trị đồng tiền cần được đảm bảo bằng vàng dự trữ quốc gia mặc dù chế độ bản vị vàng, ra đời từ năm 1920, đã trở nên hoàn toàn vô hiệu vào ngày 1 tháng Năm năm 2000.

4. Những thành phần cơ bản tham gia thị trường Ngoại hối

Các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối. Chức năng của họ là phát hành tiền, quản lý nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia, qua đó đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng khác của ngân hàng trung ương trong một nền kinh tế thị trường là đảm bảo ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát. Trên đây là những lý do giải thích vì sao hành động của một ngân hàng trung ương của bất kỳ quốc gia nào cũng đều thu hút sự chú ý của những người tham gia thị trường Ngoại hối. Ngân hàng trung ương tác động tới thị trường Ngoại hối theo hai cách, trực tiếp thông qua việc can thiệp vào đồng tiền hoặc gián tiếp thông qua xác định lãi suất cơ bản. Ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính sách làm tăng hoặc làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế và các yêu cầu về quản lý; đồng thời, có thể hành động độc lập hoặc hợp tác với các ngân hàng trung ương khác trong khi điều hành chính sách hối đoái hoặc tiến hành can thiệp trực tiếp vào đồng tiền của quốc gia mình. Việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trung ương cung cấp ngoại tệ cho khu vực kinh tế nhà nước hoặc giúp thực hiện các giao dịch đặc thù của bộ máy chính phủ (ví dụ, khi chuyển đổi tiền, bán trái phiếu chính phủ, v.v…), nó cũng mua và bán đồng nội tệ cho các ngân hàng thương mại.

Phương tiện quản lý chủ yếu của ngân hàng trung ương là lãi suất cơ bản. Lãi suất này chính là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại cũng vay tiền của nhau theo lãi suất cơ bản (hoặc gần mức lãi suất này). Sự thay đổi lãi suất cơ bản cho phép điều chỉnh tình hình kinh tế của một quốc gia. Việc giảm lãi suất cơ bản sẽ khuyến khích đầu tư (chi phí đầu tư bằng vốn vay giảm) và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, việc tăng lãi suất cơ bản lại giúp hạ nhiệt lạm phát. Lãi suất cao sẽ hạn chế giá cả tăng cao. Lãi suất cơ bản là phương tiện điều hành kinh tế hiệu quả nhất trong nền kinh tế thị trường.

Có một vài loại lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra, nhưng lãi suất cơ bản là chỉ số quan trọng nhất (Lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm của Fed – Fed’s Fund Rate tại Mỹ; lãi suất REPO tại Liên minh châu Âu).

Việc các ngân hàng trung ương can thiệp trực tiếp vào tỷ giá đồng nội tệ rất hiếm khi xảy ra. Để làm được việc đó với mục đích làm tăng hay giảm giá trị của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương trực tiếp tiến hành mua hoặc bán đồng nội tệ trên thị trường. Ngân hàng trung ương buộc phải làm vậy khi tỷ giá của đồng nội tệ vào thời điểm đó không phù hợp với tình hình kinh tế và nếu để kéo dài có thể gây tác động tiêu cực. Việc can thiệp có thể được tiến hành độc lập bởi một hoặc một vài ngân hàng trung ương kết hợp với nhau. Sự can thiệp đồng thời của nhiều ngân hàng trung ương phản ánh những biến động lớn về kinh tế, sự bất ổn về giá cả, những tin đồn trái ngược và tình trạng đáng lo ngại trên thị trường.

Việc can thiệp thường gây ra sự hoảng loạn và sợ hãi, nhưng đối với những tay chuyên nghiệp thì đây cũng có thể là cơ hội kiếm lời nhanh chóng và ít rủi ro. Các ngân hàng trung ương biết rằng yếu tố chính đảm bảo thành công của một chính sách can thiệp là nó phải nằm ngoài dự đoán (đó là lý do tại sao thông tin về những chính sách can thiệp trong tương lai thường được giấu kín), nhưng nó phải thể hiện tác động đáng kể lên tỷ giá hối đoái ngay sau khi được ban hành.

Một trong những hành động can thiệp lớn nhất trong lịch sử là của ngân hàng trung ương châu Âu vào năm 2000 – 2001 nhằm làm đồng euro tăng giá mạnh trở lại ngay khi nó đạt mức thấp kỉ lục 0,85 euro ăn 1 đô-la. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng phải tìm đến giải pháp can thiệp trực tiếp vào năm 2004 khi cố gắng hạ tỷ giá vốn đang rất cao của đồng Yên Nhật, điều không hề có lợi đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản. Sự can thiệp được tiến hành trong vòng ba tháng kể từ khi đồng tiền này chạm mức 101 Yên ăn 1 đô-la.

Cục dự trữ Liên Bang Mỹ mà thực chất là một ngân hàng tư nhân (chắc nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng kinh ngạc về điều này), là định chế có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường Ngoại hối. Nó thể hiện những nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Mỹ, trong đó khu vực tư nhân luôn nhận được sự hỗ trợ và bảo đảm từ phía chính phủ. Tuy nhiên, sự thực là hoạt động của nó được quy định rất chặt chẽ để trở thành công cụ hữu hiệu của chính phủ và lợi nhuận của nó đều được nộp vào ngân sách quốc gia.

Tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có các chức năng tương tự nhau, tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu cơ chế ra quyết định liên quan đến các loại lãi suất cũng như dự đoán được quan điểm của những người đứng đầu các ngân hàng trung ương, v.v… Chúng ta sẽ cùng khám phá hoạt động của 8 ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất hiện nay.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ

Cục dự trữ Liên bang Mỹ là ngân hàng trung ương có ảnh hưởng lớn nhất thế giới bởi trên 90% các hoạt động ngoại hối đều có liên quan tới các cặp ngoại tệ có đồng đô-la. Ủy ban Các thị trường mở Liên bang (FOMC – Federal Open Markets Committee) bao gồm 5 trong tổng số 12 vị chủ tịch của các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực và 7 thành viên của Hội đồng thống đốc chính là cơ quan quyết định lãi suất của FED. Các cuộc họp của FOMC diễn ra 8 lần một năm theo lịch trình đã được quyết định từ trước. Quyết định về lãi suất và lý do khiến nó được thay đổi hoặc giữ nguyên được công bố sau khi cuộc họp diễn ra. Thường thì lý do lại được coi là quan trọng hơn bản thân quyết định về mức lãi suất vì nó cho phép người ta dự báo những thay đổi trong chính sách của FED trong tương lai cũng như những biến động lãi suất có thể xảy ra.

Mục tiêu chiến lược của Cục dự trữ Liên bang là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả trong dài hạn. Theo luật Ngân hàng trung ương, hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều đó có nghĩa là ngân hàng này phải báo cáo các hoạt động của mình với Hạ viện, một phần của Quốc hội Mỹ, một lần một năm và với Ủy ban Ngân hàng quốc hội hai lần một năm. Tuy nhiên, Hội đồng thống đốc của cơ quan này không thuộc quyền kiểm soát của Quốc hội, và như vậy mối ràng buộc giữa nó và Quốc hội không hề chi phối hoạt động của nó. Ben Bernanke đã thay thế huyền thoại Alan Greenspan vào tháng Một năm 2006 và điều hành Cục dự trữ Liên bang từ đó đến nay. Người đứng đầu Cục dự trữ Liên bang định kỳ báo cáo về tình hình kinh tế của đất nước cho Thượng viện. Sau khi FOMC nhóm họp và quyết định lãi suất của FED được công bố, chính nhân vật này sẽ là người đưa ra báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế cũng như những hành động mà Cục dữ trữ Liên bang có thể sẽ thực hiện liên quan đến quá trình điều hành nền kinh tế. Hệ thống dự trữ Liên bang không sở hữu vàng hay ngoại tệ để đảm bảo cho các khoản vay hay các đợt phát hành tiền giấy của mình. Điều này có nghĩa là đồng đô-la sẽ chỉ có thể được dùng để đổi lấy đồng đô-la mà thôi. Toàn bộ các hoạt động hối đoái còn lại đều dựa trên thực tế là đồng đô-la Mỹ được chấp nhận như đồng tiền cơ bản của thế giới.

Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu, European Central Bank – ECB, được thành lập năm 1998. Ngân hàng Trung ương châu Âu ra đời thay thế cho Cơ quan tiền tệ châu Âu (European Monetary Institute – EMI), tổ chức được thành lập nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu vào năm 1999.

Mục tiêu chung của ECB là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả của khu vực đồng euro bằng cách đảm bảo tỷ lệ lạm phát dưới mức 2%. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu còn có một số đặc thù khác so với Cục dự trữ Liên bang Mỹ. ECB kiểm soát tỷ lệ lạm phát để nó chỉ luôn ở gần mức 2% một năm, ngoài ra nó còn phải đảm bảo rằng đồng euro không trở nên quá mạnh nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu bởi nền kinh tế của rất nhiều nước trong khu vực đồng euro dựa chủ yếu vào hoạt động này.

Các quyết định liên quan tới chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định mức lãi suất cơ bản, nằm trong tay Hội đồng thống đốc và Ban điều hành của ECB. Hội đồng thống đốc bao gồm sáu thành viên trong đó có thống đốc và phó thống đốc. Ban điều hành bao gồm các thành viên trong ban giám đốc và thống đốc của tất cả các ngân hàng trung ương của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Theo thông lệ, bốn trong số sáu thành viên hội đồng thống đốc đều là đại diện của bốn ngân hàng trung ương lớn, bao gồm ngân hàng trung ương Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Các cuộc hội họp diễn ra hai lần mỗi tuần, nhưng thường diễn ra một cách hình thức và không đi đến quyết định nào. Cuộc họp quyết định mức lãi suất cơ bản diễn ra một lần mỗi tháng. Đây là một trong những sự kiện kinh tế quan trọng và thu hút sự chú ý theo dõi của tất cả các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối. Sau khi nó kết thúc, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức, thống đốc ECB khi đó sẽ giải thích cụ thể lý do cơ quan này đưa ra các quyết định về lãi suất, đồng thời dự báo tình hình chung cũng như các xu hướng của nền kinh tế các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

ECB theo đuổi chính sách tiền tệ bảo thủ. Việc lãi suất cơ bản của đồng euro thay đổi rất chậm trong lịch sử của nó đã chứng minh điều đó. Ví dụ, lãi suất cơ bản chỉ thay đổi có bốn lần trong suốt cuộc suy thoái kinh tế diễn ra vào năm 2001, và ECB đã phải hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích từ phía các chuyên gia kinh tế vì việc đó. Cũng cần lưu ý rằng ECB không muốn việc công bố lãi suất cơ bản trở thành sự ngạc nhiên đối với công chúng; ngược lại, nó luôn muốn mọi người hiểu tính chất của những thay đổi trong tương lai trước khi tiến đến việc chính thức công bố những thay đổi này.

Trên 500 tỷ euro dự trữ bao gồm cả dự trữ vàng nằm dưới quyền kiểm soát của ECB. Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Jean-Claude Trichet đã thay thế đại diện của Đức Wim Duisenberg để trở thành Thống đốc đương nhiệm của Ngân hàng trung ương châu Âu kể từ tháng Mười Một năm 2003.

Ngân hàng Anh

Mục tiêu chính của Ngân hàng Anh (Bank of England – BoE) là duy trì sự ổn định và sức mua của đồng nội tệ. Giá cả ổn định và niềm tin vào đồng nội tệ chính là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự ổn định tiền tệ. Sự ổn định giá cả được đảm bảo bởi thực tế là tỷ giá do Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh quyết định, tùy theo mức độ lạm phát và chúng tăng theo các mức do chính phủ đặt ra. Tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được là xấp xỉ 2%.

Ngân hàng Anh được điều hành bởi Hội đồng thống đốc bao gồm một thống đốc, hai phó thống đốc, và 16 giám đốc thành viên. Tất cả đều được bổ nhiệm bằng một Sắc lệnh Hoàng gia sau khi đã được xem xét thông qua. Thống đốc và hai phó thống đốc có nhiệm kỳ 5 năm, và các thành viên khác có nhiệm kỳ 3 năm. Tất cả đều có thể được bổ nhiệm lại nhiều lần sau khi kết thúc một nhiệm kỳ.

Hội đồng thống đốc phải nhóm họp ít nhất một lần một tháng. Việc quản lý hệ thống ngân hàng, trừ các vấn đề về chính sách tiền tệ đều thuộc phạm vi công việc của Hội đồng thống đốc. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Moneytary Policy Committee – MPC) chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ.

Thống đốc ngân hàng Anh đồng thời cũng là người đứng đầu ủy ban này. Các thành viên khác được chọn ra từ những nhà kinh tế học danh tiếng chứ không phải nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm xác định các mức lãi suất chính thức kể từ năm 1997.

Mervyn King hiện là thống đốc Ngân hàng Anh. Quyết định về mức lãi suất cơ bản được đưa ra thông qua việc công bố kết quả bỏ phiếu. Ví dụ, kết quả bỏ phiếu được công bố là 7:2 có nghĩa là 7 thành viên đồng ý thay đổi lãi suất cơ bản còn 2 thành viên còn lại không đồng ý. Kết quả bỏ phiếu cho thấy quan điểm của các thành viên Ủy ban. Sự thay đổi về tỷ lệ các thành viên ủng hộ và phản đối sẽ cho thấy xu hướng của những thay đổi lãi suất trong tương lai. Chính sách quản lý thành công của Ngân hàng trung ương Anh còn được được nhắc đến với cái tên Goldilocks (chỉ mọi thứ đều vừa và đủ ‒ ý nói các chính sách quản lý kinh tế cho phép tăng trưởng đều đặn cùng với tỷ lệ lạm phát thấp và môi trường kinh doanh thuận lợi). Đây chính là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của giai đoạn phát triển kinh tế ổn định bắt đầu từ năm 1993 đến nay – quãng thời gian dài nhất trong hai thế kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh đã bỏ xa các quốc gia thuộc khu vực đồng euro trong suốt mười năm qua và một đồng Bảng mạnh là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản dựa rất nhiều vào xuất khẩu. Việc tỷ giá đồng nội tệ quá cao và vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng là mối quan tâm rất lớn của quốc gia này bởi tác động tiêu cực của nó lên hoạt động xuất khẩu. Đó là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BoJ) lại sử dụng chính sách can thiệp trực tiếp hết lần này đến lần khác để kiềm chế tỷ giá đồng Yên (Ngân hàng này bán đồng yên ra thị trường để thu về đô-la Mỹ và euro). Ngân hàng Nhật Bản cũng thực hiện chính sách can thiệp thông qua các phát ngôn, các quan chức cấp cao của Nhật Bản luôn tuyên bố rằng đồng Yên đang có giá trị quá cao, và những tuyên bố như vậy luôn là dấu hiệu rõ ràng đối với các định chế và cá nhân tham gia thị trường Ngoại hối. Sự can thiệp bằng phát ngôn của các quan chức, dù không đi đôi với hành động nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.

Chừng nào điều lệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản còn ghi rõ rằng nó cần phải đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như toàn bộ hệ thống tài chính, mục tiêu chính của nó vẫn sẽ là giảm lạm phát. Cuộc khủng hoảng bất động sản những năm 1990 đã buộc Ngân hàng này phải cắt giảm lãi suất cơ bản tới mức thấp kỷ lục 0,15%. Đây chính là chính sách thường được gọi là lãi suất bằng 0 mà Ngân hàng Nhật Bản vẫn theo đuổi cho tới nay. Người ta tin rằng Nhật Bản sẽ từ bỏ chính sách lãi suất bằng 0 này ngay khi nền kinh tế Nhật Bản khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng bình thường. Chính sách lãi suất bằng 0 đã tiếp diễn trong 5 năm liên tục, nhưng vào tháng Ba năm 2006, nó tăng lên 0,5%. Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản bao gồm 6 thành viên, không kể Thống đốc Masaaki Shiraka và hai phó Thống đốc, nhóm họp một hoặc hai lần mỗi tháng.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ

Không giống các ngân hàng trung ương khác, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đặt ra một giới hạn trong đó lãi suất cơ bản có thể biến động trong từng trường hợp cụ thể thay vì đưa ra một mức lãi suất cố định. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ theo đuổi chính sách bảo thủ đối với vấn đề tăng lãi suất do nền kinh tế Thụy Sĩ phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu (đồng nội tệ mạnh không có lợi cho các nhà xuất khẩu). Mục tiêu chính thức của ngân hàng này là đảm bảo ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế. Thống đốc Ngân hàng hiện tại là Jean-Pierre Roth. Hội đồng điều hành của Ngân hàng gặp nhau một lần mỗi quý để thảo luận về chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương Canada

Ban giám đốc của Ngân hàng Trung ương Canada, Board of Directors – BoC, bao gồm thống đốc David Dodge và năm phó thống đốc. Các nhân vật này nhóm họp tám lần một năm để thảo luận và đưa ra quyết định liệu có thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương hay không. Năm 1998, ngân hàng này đặt mục tiêu đảm bảo lạm phát ở trong khoảng từ 1 đến 3% đồng thời đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát cao hay thấp hơn mục tiêu đề ra sẽ dẫn tới việc tăng hoặc giảm lãi suất cơ bản.

Ngân hàng dự trữ Australia

Không giống các ngân hàng trung ương khác, mục tiêu của Ngân hàng trung ương Australia, Reserve Bank of Australia – RBA bao gồm nhiều nội dung hơn, đó là đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ, việc làm đầy đủ cho công dân, tăng trưởng kinh tế, và đảm bảo sự thịnh vượng về mặt kinh tế của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu đó, Ngân hàng này kiểm soát tỷ lệ lạm phát trong khoảng 2-3%.

Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ Australia bao gồm thống đốc Ngân hàng Glen Steevens, Phó thống đốc, Bộ trưởng bộ Tài chính (tương đối khác biệt và không phải thông lệ tại các quốc gia khác) và sáu thành viên đại diện cho phe đa số trong Quốc hội do Chính phủ chỉ định. Ủy ban này nhóm họp 11 lần một năm (vào thứ Ba đầu tiên hàng tháng trừ tháng Một).

Ngân hàng dự trữ New Zealand

Không giống các ngân hàng trung ương khác, quyết định về lãi suất cơ bản tại Ngân hàng dự trữ New Zealand do một mình thống đốc đưa ra chứ không phải là quyết định của tập thể. Thống đốc hiện thời của Ngân hàng này là Alan Bollard. Tuy nhiên, bản thân quyết định này được đưa ra sau cuộc họp của Ban điều hành. Cơ quan này nhóm họp 8 lần một năm. Mục tiêu của Ngân hàng là đảm bảo tỷ lệ lạm phát trong giới hạn 1,5%. Đó là lý do vì sao trong suốt thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ngân hàng này buộc phải tăng lãi suất cơ bản lên mức 8,25%. Việc này giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở một mức độ nhất định và cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, tuy nhiên, việc này cũng làm tỷ giá đô-la New Zealand tăng nhanh do sự khác biệt về lãi suất và hoạt động đầu cơ chênh lệch lãi suất.

Rõ ràng, mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là kiềm chế lạm phát ở một giới hạn đã định trước. Nếu nó vượt quá giới hạn, ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất cơ bản lên, còn nếu tỷ lệ lạm phát thấp, điều thường xảy ra vào các thời kỳ kinh tế bị đình trệ, ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất để kích thích đầu tư và phát triển kinh tế.

Các quỹ đầu tư

Rất nhiều tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu và các quỹ đầu tư bảo hiểm rủi ro tham gia vào hoạt động đầu tư và đầu cơ theo nhiều cách khác nhau trên thị trường Ngoại hối. Ví dụ, quỹ Quantum của tỷ phú George Soros là một trong những quỹ đầu tư năng động nhất trên thị trường này. Các tổ chức này cũng bao gồm cả các tập đoàn quốc tế thường đầu tư vào nhiều quốc gia khác nhau bằng cách thành lập chi nhánh, công ty con hay mở rộng sản xuất ra ngoài lãnh thổ một quốc gia, v.v…

Các ngân hàng thương mại

Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại. Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường Ngoại hối là thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Các thành phần tham gia thị trường đều tương tác với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác. Phần lớn các tổ chức thanh toán bù trừ đều là chính các ngân hàng hoặc chi nhánh của chúng. Các ngân hàng quốc tế như Citibank, Barclays Bank, Deutsche Bank, Union Bank of Switzerland và nhiều cái tên khác nữa đều xử lý giao dịch trị giá hàng trăm triệu đô-la mỗi ngày. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch ngoại hối vì lợi nhuận của chính mình. Các nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách của ngân hàng theo dõi các xu hướng của thị trường, đưa ra dự báo và quản lý trạng thái ngoại tệ của ngân hàng mình. Dù các ngân hàng đều có chính sách quản lý rủi ro rất chặt chẽ, họ vẫn tham gia các hoạt động đầu cơ ngoại tệ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button