Kinh doanh - đầu tư

Đường Lối Lãnh Đạo Hp

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : David Packard

Download sách Đường Lối Lãnh Đạo Hp ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu sách

Đường lối lãnh đạo HP là cuốn tự truyện của David Packard, một trong số những người sáng lập ra Tập đoàn HP. Cuốn sách không quá chú trọng đến miêu tả hệ thống hoạt động của công ty nhưng lại đem đến rất nhiều bài học bổ ích cho bạn đọc về phương thức hoạt động hiệu quả của một tổ chức hùng mạnh được hình thành chỉ từ một gara ôtô.

Tác giả khẳng định chìa khóa để dẫn tới thành công của HP chính là coi “con người là yếu tố trung tâm”, luôn quan tâm đến đào tạo nhân sự trong tổ chức, “Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để quan sát, nói chuyện với nhân viên của mình, anh sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nhiều các phương pháp quản lý truyền thống (phương pháp quản lý hành chính hay phương pháp quản lý cơ học)”.

THÔNG TIN KHÁC

Bill Hewlett và David Packard đã sáng lập ra một tập đoàn khổng lồ trên thế giới là HP (Hewlett-Packard).

Dưới đây là một vài phương pháp quản lý trong tổ chức mà người đồng sáng lập David Packard muốn chia sẻ cùng bạn đọc.

“Không có một chính sách quản lý nào mang lại nhiều thành công cho Hewlett-Packard bằng chính sách “Quản lý theo mục tiêu”. Dù thuật ngữ này tương đối mới mẻ đối với việc kinh doanh, nhưng nó đã là một phần cơ bản trong quan điểm quản lý hoạt động của Hewlett-Packard ngay từ những ngày đầu công ty mới thành lập.

Quản lý theo mục tiêu

Quản lý theo mục tiêu, hay còn gọi là MBO, là cách quản lý theo mệnh lệnh. Cách này đề cập tới hệ thống quản lý kiểm soát như của quân đội. Mọi người được chỉ định, và phải làm những công việc cụ thể y như mệnh lệnh mà không cần phải biết đến mục tiêu chung của tổ chức.

Mặt khác, “Quản lý theo mục tiêu” muốn nói tới hệ thống quản lý trong đó các mục tiêu tổng thể được nhấn mạnh và đồng thuận, nó cho phép mọi người làm việc một cách linh hoạt, lựa chọn cách thức tốt nhất để đạt mục tiêu trong phần nhiệm vụ của mình. Trong quản lý, đó chính là nguyên tắc phi tập trung hóa và chính là điều cốt lõi của tự do hoạt động.

(…) Có nhiều bằng chứng từ lịch sử và từ cả những kinh nghiệm kinh doanh ngày nay chứng tỏ rằng công ty nào tạo điều kiện cho cá nhân phát huy sáng kiến thì sẽ hoạt động hiệu quả hơn những công ty hoạt động bằng các chỉ đạo tập thể và kiểm soát chặt chẽ.

Tôi phải chỉ ra rằng, quản lý theo mục tiêu thành công là một cách làm hai chiều. Theo đó, người quản lý ở mọi cấp phải chắc chắn rằng người dưới quyền mình hiểu rõ mục đích, mục tiêu tổng thể của công ty cũng như mục tiêu cụ thể của từng đơn vị hay phòng ban. Do đó, yêu cầu người quản lý tăng cường sự giao tiếp và hiểu biết với công nhân. Ngược lại, công nhân phải có nhiệt tình trong công việc, đưa ra giải pháp mới để giải quyết vấn đề còn tồn tại và cần tích cực tham gia khi họ có điều gì để đóng góp.

Peter Drucker, nhà tư vấn quản lý nổi tiếng đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này trong tờ Harvard Business Review mùa xuân 1993. Drucker bàn về những gì mà anh gọi là “Xã hội hậu tư bản”. Drucker nói rằng trong xã hội mới và môi trường hợp tác, người quản lý “sẽ phải học cách quản lý trong những tình huống mình không có quyền ra lệnh, mình không bị kiểm soát hay đang kiểm soát”. Sau đó, anh chỉ ra rằng, “ở các tổ chức truyền thống (được thành lập trong khoảng 100 năm trở lại), cấu trúc bên trong là sự kết hợp của địa vị và quyền lực. Trong các công ty đang nổi lên ngày nay thì cần phải có sự hiểu biết chung và tinh thần trách nhiệm”. (…)

Quản lý bằng cách đi thị sát xung quanh

Ở Hewlett-Packard, chúng tôi có giải pháp để giúp đỡ nhà quản lý và giám sát nhận biết nhân viên của mình và công việc họ đang làm, đồng thời làm cho họ luôn có mặt và tạo điều kiện cho công nhân dễ tiếp cận với họ. Phương pháp đó được gọi là MBWA – “Quản lý bằng cách đi thị sát xung quanh”. Tôi biết rằng, để sản phẩm có chất lượng, cần thực hiện tỉ mỉ từng chi tiết, và để tất cả mọi người trong công ty đều làm việc tốt, ngoài việc hướng dẫn trên giấy tờ cần phải kêu gọi sự tham gia của mọi cá nhân.

MBWA nghe có vẻ đơn giản nhưng nó lại đòi hỏi một số các yêu cầu và ẩn chứa những điều tế nhị. Cụ thể là không phải nhà quản lý nào cũng cảm thấy dễ dàng và tự nhiên để làm được điều đó. Và nếu phương pháp này bị áp dụng một cách miễn cưỡng, không thường xuyên, nó sẽ không mang lại hiệu quả. MBWA cần phải được áp dụng thường xuyên, thân thiện, cởi mở, không kiểu cách nhưng cần phải có mục đích. Và vì mục đích chính của nó là có được ý kiến và suy nghĩ của mọi người nên nó đòi hỏi phải biết lắng nghe.

Chính sách mở cửa

Cùng với MBWA, một phương pháp khác ở Hewlett-Packard và là nguyên tắc cơ bản của Hewlett-Packard, chính là “chính sách mở cửa”. Giống như MBWA, chính sách này nhằm xây dựng sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau, tạo ra môi trường trong đó mọi người cảm thấy tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, vấn đề và những mối quan tâm.

Chính sách mở cửa khuyến khích công nhân khi có những vấn đề cá nhân hoặc vấn đề liên quan đến công việc, họ có thể bàn bạc với người quản lý phù hợp. Trong đa số trường hợp, người quản lý này thường là người giám sát trực tiếp công nhân. Tuy nhiên, nếu công nhân không cảm thấy thoải mái khi nói với người giám sát thì họ có thể trao đổi với cấp quản lý cao hơn.

(…) Một trách nhiệm quan trọng nữa của người quản lý là khâu lựa chọn và đào tạo những người kế nhiệm có khả năng. Việc kế nhiệm quản lý đặc biệt quan trọng đối với những cấp bậc cao trong công ty, khi người quản lý phải chịu trách nhiệm về các hoạt động phức tạp, phạm vi lớn liên quan tới việc chi tiêu hàng triệu đô la và công sức của hàng ngàn người”.

Theo: Lãnh Đạo

 

Tưởng nhớ Flora Hewlett và Lucile Packard

Sự khích lệ và tham gia tích cực của hai người trong những năm đầu hình thành công ty cũng chính là khởi nguồn cho bước đường phát triển của HP.

ĐỌC THỬ

Phần mở đầu

Mùa thu năm 1930, tôi rời quê nhà ở Puebo – bang Colorado để theo học tại trường Đại học Stanford. Tôi đã gặp một sinh viên cùng học năm thứ nhất, đó là Bill Hewlett.

Hồi đó, nếu một sinh viên dự định theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật, họ có thể chọn thêm môn khoa học và toán học trong chương trình đại cương ở hai năm đầu. Tôi đã quyết định trở thành một kỹ sư điện còn Bill yêu thích ngành y và ngành kỹ thuật, vì thế hai chúng tôi đã học chung nhiều môn trong năm thứ nhất và năm thứ hai. Đến những năm cuối khóa, chúng tôi trở thành bạn thân.

Sau nhiều sự việc (được kể chi tiết ở phần tiếp theo của cuốn sách), Bill, một số người bạn khác và tôi quyết định sau khi tốt nghiệp sẽ bắt đầu một công việc kinh doanh của riêng mình. Chúng tôi thực sự khởi nghiệp vào năm 1938, sau khi ra trường một vài năm.

Trong những năm đầu tiên điều hành công ty Hewlett-Packard, Bill và tôi đã đưa ra một cách thức làm việc, một kiểu quản lý, trong đó có một số nét không giống với cách quản lý hồi đó. Những cách thức này được biết đến với cái tên: đường lối của HP (HP Way).

Cuốn sách là câu chuyện của Bill Hewlett và tôi cùng công ty Hewlett- Packard – công ty mà hai chúng tôi đã dành cả cuộc đời để xây dựng và phát triển.

1. Từ Pueblo tới Stanford

Khi trưởng thành hơn, chúng ta có cơ hội nhìn lại những năm đã qua và nhận thấy có những sự kiện tưởng như không quan trọng, nhưng lại có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành công việc kinh doanh hoặc sự nghiệp của mỗi người.

Trong trường hợp của tôi, có hai sự kiện như vậy. Một sự kiện xảy ra vào mùa hè năm 1929 khi tôi được tới thăm quan trường Đại học Stanford. Chuyến đi đó đã đưa tôi đến quyết định học tại ngôi trường này. Sự kiện thứ hai liên quan đến sự kiện thứ nhất, đó là việc tôi được gặp giáo sư Fred Terman tại trường Stanford. Chính giáo sư Fred đã khơi dậy trong tôi niềm say mê lĩnh vực điện tử và sau này ông đã khuyến khích, giúp đỡ Bill Hewlett và tôi bước vào nghề kinh doanh. Sự quan tâm và niềm tin của ông vào khả năng của chúng tôi, cho dù khi đó chúng tôi còn trẻ và nền kinh tế đang trong giai đoạn đại khủng hoảng, đã mang lại cho chúng tôi sự tự tin và giúp chúng tôi vạch ra đường đi của chính mình…

Tôi sinh năm 1912 tại Pueblo, bang Colorado. Cha tôi là luật sư và mẹ tôi là một giáo viên trung học. Hai người gặp nhau tại trường đại học Colorado và sau khi kết hôn, cha mẹ tôi chuyển đến sống ở Pueblo, nơi là quê nội tôi. Cô em gái Ann Louise của tôi sinh năm 1915.

Năm 1912, Pueblo ít giống với một cộng đồng kiểu trang trại, mà giống một thành phố biên giới phía tây hoặc một thị trấn giáp đường biên giới hơn. Ở đó có một nhà máy thép, vài xưởng đúc nung chảy quặng từ Leadville hay những mỏ khác ở vùng núi đá Rocky Mountains ở phía tây. Miền đất Pueblo rất khắc nghiệt và hung dữ với những công nhân là dân nhập cư, khi có những toán găng-xtơ và rất nhiều nhà chứa, quán rượu. Những cuộc đánh lộn và bắn nhau ngoài đường phố không phải là chuyện lạ.

Chúng tôi sống ở phía bắc thành phố ngay gần thảo nguyên. Tôi có thể đi qua con đường trước nhà để tìm những con thằn lằn nhỏ (nay gần như tuyệt chủng) và những cây hành, cây xương rồng hoang dại – nơi trú ngụ của loài rắn chuông.

Chúng tôi có thể nhìn qua cánh đồng cỏ và thấy đỉnh núi Pikes cách xa khoảng 50 dặm về phía bắc, dãy núi Wet Mountain khoảng chừng 30 dặm về phía tây. Tôi dành hàng giờ để đi dạo một mình trên thảo nguyên, đôi lúc có thêm vài người bạn, cho đến những năm trung học khi việc học tập và các hoạt động ở trường đã chiếm gần hết thời gian của tôi. Từ những tháng ngày dạo chơi trên thảo nguyên, trong tôi đã nhen nhóm tình yêu với thiên nhiên.

Một trong những ký ức của tôi về Pueblo là trận lụt lớn vào năm 1921. Tôi còn nhớ khi đó tôi đang cùng cha đi xuống khu phố buôn bán, ngoài đường bùn ngập sâu đến 4 gang tay. Một cảnh tượng mà tôi vẫn nhớ đó là cảnh một toa xe lửa chở hàng mắc kẹt trong cửa sổ tầng hai của một tòa nhà. Một đội xe tải bốn bánh của quân đội đã chở bùn và gạch vôi đổ nát ra khỏi thành phố, đổ xuống cánh đồng cỏ cách nhà chúng tôi khoảng một dặm về phía bắc. Tôi và một vài đứa trẻ gần đó đã tới đào bới đống bùn đất, hy vọng tìm được vật gì có giá trị. Nhưng tôi chẳng tìm được cái gì hữu dụng cả.

Ngôi nhà của tôi ở Pueblo nằm giữa góc phố 29 và phố High. Nó được xây lùi lại để tạo nên một khoảng sân rộng. Khoảng sân được chia thành hai phần gần bằng nhau và được ngăn bởi một hàng cây tử đinh hương. Phần đằng trước có một cây hồng và một luống hoa mẫu đơn, còn lại là cỏ. Phần đằng sau có vài cây ăn quả, vườn rau và một bể bơi gần khóm hoa dại.

Cha tôi không thích công việc vườn tược, vì thế cả khu vườn đều do mẹ tôi chăm sóc. Từ khi còn nhỏ, tôi đã bắt đầu giúp đỡ mẹ và việc vườn tược trở thành một thú vui trong cả cuộc đời tôi. Tôi cũng thấy đây là một hoạt động giải trí tuyệt vời, bởi vì người ta nhanh chóng quên được những rắc rối trong cuộc sống khi bị cuốn hút vào việc làm vườn. Khi trưởng thành, dù sống ở đâu, tôi cũng có một mảnh vườn và giờ đây khi đã nghỉ hưu, tôi cũng thích dành nhiều thời gian cho công việc vườn tược, và chăn nuôi.

Những thử nghiệm đầu tiên

Khi còn là một cậu bé, tôi đã có năng khiếu về khoa học và toán. Tôi dành hàng giờ để xem cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, nghiên cứu tất cả các mục từ trong phần khoa học tự nhiên. Tôi cũng từng thực hiện thử nghiệm của chính mình. Tôi vẫn nhớ hồi còn rất nhỏ tôi đã có cảm xúc kỳ lạ khi nhìn những bức ảnh đường ray, cầu, động cơ mô tô, máy phát điện và những thiết bị điện hay thiết bị cơ khí khác. Tôi đã thử kích hoạt một số thiết bị này qua các mô hình nhỏ ở sân sau nhà. Anh bạn Lloyd Penrose đã giúp tôi làm các mô hình và thiết bị, rồi chúng tôi trở thành những người bạn tốt. Anh hơn tôi vài tuổi và sống ở khu phố sau nhà tôi. Mẹ và chị gái anh bị bệnh lao nên Lloyd phải làm việc vào các buổi tối để có tiền chữa trị cho họ. Sau đó, do không có đủ tiền để học đại học, Lloyd gia nhập hải quân và chúng tôi vẫn giữ liên lạc trong nhiều năm.

Tôi cũng ham thích nghiên cứu chất nổ. Đám trẻ con chúng tôi có thể làm thuốc súng từ amoni-nitrat thay vì natri-nitrat được sử dụng phổ biến lúc đó. Amoni-nitrat có tác dụng kích hoạt tốt hơn. Chúng tôi cũng chế tạo amoni-iốt bằng cách phân huỳ các tinh thể iốt trong amoniac. Sau đó, chúng tôi tách riêng amoni-iốt bằng giấy lọc và khi chất này khô, nó có thể gây nổ chỉ nhờ một tiếp xúc nhỏ. Cách nhà chúng tôi khoảng một dặm có một xưởng nghiền cát, tại đây người ta đựng bột gây nổ trong các thùng có thể tích 5 ga-lông. Chúng tôi phát hiện thấy trong những thùng rỗng vẫn còn sót khoảng một đến hai thìa bột, đây là nguồn thuốc nổ nữa mà chúng tôi kiếm được.

Chơi chất gây nổ là một trò nguy hiểm. Một lần, khi tôi cầm một ống bằng đồng nhồi thuốc nổ bên trong ở tay trái, đập cho thuốc nhồi chặt trong ống bằng một chiếc búa bên tay phải, và nó đã phát nổ. Khi đó, Lloyd đang ở đó với tôi. Tôi bọc bàn tay đầy máu trong một mảnh vải và tới phòng khám của bác sĩ Wise để khâu lại. Đáng tiếc ông không phải là nhà phẫu thuật giỏi, nên từ hồi đó tôi đã phải mang bàn tay trái xấu xí. Sự việc này đã chấm dứt những thử nghiệm về chất nổ của tôi.

Một ham thích khác của tôi là kỹ thuật vô tuyến. Tôi còn nhớ chiếc đèn chân không đầu tiên của mình. Tôi nối chiếc đèn này với một tụ điện có thể điều chính, một đồng xu và một dây dẫn điện, một pin A, một pin B và một bộ tai nghe trên bàn tại phòng khách. Thật là thú vị bởi vì cả nhà tôi lần lượt được nghe tín hiệu từ trạm phát thanh WHO ở thành phố Des Moines, bang Iowa, cách Pueble 600 dặm. Khi mới 12 tuổi, tôi đã lắp được một bộ nhận bằng ống chân không khá phức tạp. Cũng trong thời gian học tại trường trung học Centennial, tôi là một người điều hành đài phát thanh thành thạo và trở thành thư ký của Câu lạc bộ Radio San Isabel. Chính việc này lại giúp tôi có thể tham dự hội nghị toàn bang về kỹ thuật vô tuyến ở thành phố Denver.

Có một người bạn là Wendell Spear, gia đình cậu làm nghề thuyền chài. Vào mùa hè, gia đình cậu lại dành hai tuần để đánh cá ở khu vực sông Gunnison. Họ đã cho tôi đi theo một vài lần. Vì thế, lúc khoảng 10 tuổi tôi bắt đầu thích đi câu cá hồi. Vào thời gian đó, việc câu cá hồi bị hạn chế ở mức 50 con mỗi ngày. Mỗi người chúng tôi chẳng khó khăn gì khi đạt đến mức giới hạn đó. Tôi vẫn còn nhớ là đã phải đi bộ mệt nhoài hàng cây số để trở về trại với giỏ cá đầy ắp. Gia đình Spear thường mang theo vài thùng gỗ nhỏ để ướp muối cá hồi và bảo quản cho mùa đông. Hàng đêm, chúng tôi treo cá lên để phơi khô và buổi sáng lại xếp cá vào thùng, cứ một lớp cá lại đến một lớp muối cho đến khi thùng đầy. Vào mùa đông, khi mở thùng, chúng tôi khó có thể phân biệt đâu là cá, đâu là muối. Có một cách bảo quản cá tốt hơn đó là đem hun khói, nhưng chẳng ai trong số chúng tôi biết cách làm. Bước vào trung học, tôi đã cùng vài người bạn đi câu cá trong khoảng một, hai tuần dịp hè, nhưng chúng tôi không còn ướp muối những chú cá câu được nữa. Khi tôi 11 tuổi, cha tôi mua cho tôi một chú ngựa nhỏ có tên Laddie. Đó là chú ngựa giống khá lớn và khoẻ mạnh. Vào sáng sớm, tôi thắng yên cho nó, rồi khi tôi ngồi lên yên ngựa, nó nhảy chụm bốn vó và phóng đi. Sau đó, khi cha tôi dùng chổi quất vào đằng sau, chú ngựa đã phi hết tốc lực trên phố 29, hướng về phía bắc nơi có cánh đồng cỏ. Nó thường nhằm đến một vạt cỏ, phi tới và đột ngột dừng lại gặm. Tôi đã nhiều lần bay qua đầu nó và ngã nhào xuống đất. Laddie biết tất cả các mánh khoé, chẳng hạn như chạy tới gần một hàng rào gai để làm xây xát người cưỡi ngựa. Tuy nhiên, cha tôi không muốn tôi bỏ cuộc, vì thế tôi phải thuần hóa chú ngựa này, cuối cùng chúng tôi trở thành những người bạn. Tôi thường cưỡi ngựa tới cánh đồng cỏ để săn bắt. Trong chuyến đi cuối cùng mà tôi còn nhớ, chúng tôi đã phóng thật nhanh và chú ngựa đã sa vào một cái hố trên đồng cỏ. Cả hai chúng tôi ngập trong đất. May mắn là nó không bị gãy chân và tôi cũng vậy. Đó là một cách học cưỡi ngựa thật vất vả, nhưng trong những năm tháng đó, tôi đã đi được nhiều nơi, tới cả những vùng núi hiểm trở.

Trong năm cuối cấp phổ thông cơ sở, tôi bắt đầu học chơi violon. Tôi cũng thích chơi đàn nhưng không luyện tập nhiều bởi vì những hoạt động khác dường như hấp dẫn hơn. Bác Pope, một người bạn của cha tôi, đã dạy tôi chơi violon. Bác thường tới nhà tôi vào các buổi tối Chủ nhật và cùng tôi chơi đàn khoảng một đến hai tiếng đồng hồ. Trong năm đầu tiên ở trường trung học, tôi chơi đàn violon và kèn tuba trong dàn nhạc. Tôi vẫn luôn yêu thích âm nhạc nhưng không bao giờ dành đủ thời gian cho việc tập luyện một nhạc cụ để trở thành một nhạc công giỏi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button