Kinh doanh - đầu tư

Đô-La Hay Lá Nho

Do-la hay la nho - Charles Wheelan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Charles Wheelan

Download sách Đô-La Hay Lá Nho ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Khác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học khác, Naked Economics, được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Đô-la hay là nho?, không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu “gạch đầu dòng” khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút.

Kinh tế học, như Malkiel nhận xét, “khó hơn cả khoa học tự nhiên”. Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, với tất cả những thăng trầm, bí ẩn, và vô số khó khăn đang đặt ra hiện nay, xác nhận điều đó. Ấy vậy mà Wheelan đặt tên cho cuốn sách có mục tiêu giúp mọi người tiếp cận bộ môn khoa học khó khăn đó là “Kinh tế học trần trụi”, tức “Kinh tế học được phơi bày”, “Kinh tế học không bị che giấu”, “Kinh tế học bị lột trần”.

Mục đích của cuốn sách, như vậy, rất rõ ràng: đưa kinh tế học đến với tất cả mọi người theo cách hiệu quả nhất và dễ tiếp cận nhất. Nhưng Wheelan cũng nói rõ: “cuốn sách không phải là kinh tế học cho kẻ ngốc, nó là kinh tế học cho những người thông minh chưa bao giờ nghiên cứu kinh tế học (hoặc chỉ biết mung lung về nó)”. Như vậy, đối tượng độc giả mà cuốn sách này nhắm tới là “mở”, nhưng được hạn định nghiêm túc, căn cứ vào chính tầm quan trọng và tính khoa học của bộ môn được coi là “Khó hơn cả khoa học tự nhiên”.

Cuốn sách của Wheelan bàn về những vấn đề cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn, các nguyên lý về nền kinh tế thị trường. Chúng được giới thiệu thông qua việc mổ xẻ các sự kiện, biến cố hay các vấn đề kinh tế cụ thể, gần như thường nhật, theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Việc mổ xẻ đó làm cho người đọc dễ dàng “hoá giải” những vấn đề thiết thân, gần gũi của cuộc sống nhưng vốn có vẻ phức tạp, khó hiểu nếu tiếp cận theo kiểu hàn lâm. Qua cách tiếp cận của Wheelan, các nguyên lý, nguyên tắc khô khan của kinh tế học thoát khỏi lớp vỏ khái niệm trừu tượng để hoá thân thành những vấn đề của chính đời sống thực tiễn.

Wheelan mang đến cho công chúng sự phân định ranh giới dễ bị xoá nhoà và gây hiểu nhầm giữa việc tối đa hoá lợi ích với hành động mang tính vị kỷ, giữa cái gọi là hành vi trái đạo đức trong kinh doanh với tính “phi luân lý” (chứ không phải là “vô luân” hay “vô đạo đức”) của thị trường, giữa vai trò mang tính chức năng và sự can thiệp hành chính của nhà nước vào nền kinh tế… Trong một cách hiểu rất độc đáo và giàu hình ảnh, Wheelan cho rằng “chính phủ giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật: đó là một công cụ xâm nhập có thể làm cho tình trạng bệnh nhân tốt lên hay xấu đi. Cầm cẩn thận, nó sẽ hỗ trợ đáng kể khả năng chữa bệnh. Nhưng đặt lầm nó vào những bàn tay kém, hoặc cầm quá mạnh, thì ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất, nó cũng có thể vô cùng tai hại”

Những vấn đề được đề cập dường như là sơ thiểu của môn kinh tế học. Nhưng đó cũng chính là những nội dung cơ bản nhất, mang tính nền tảng. Vì có vẻ “sơ thiểu”, chúng dễ bị xem nhẹ và do đó, dễ gây ra sự nhầm lẫn lý luận cùng với những hậu quả thực tiễn tai hại, không đáng có. Wheelan sẽ giúp bạn đọc không mắc sai lầm đó khi tiếp cận kinh tế học.

KINH TẾ HỌC TRẦN TRỤI?

Khác với nhiều cuốn sách nhập môn kinh tế học khác, Naked Economics, được dịch sang tiếng Việt dưới nhan đề Đô-la hay Lá nho?, không phải là cuốn sách liệt kê các khái niệm, thuật ngữ và nguyên lý sơ đẳng của môn kinh tế học theo kiểu “gạch đầu dòng” khô khan và buồn tẻ. Bức chân dung kinh tế học mà Wheelan vẽ ra trong cuốn sách của mình, với tựa đề vừa khêu gợi, vừa thách thức, lại vừa mang tính cổ động, quả thật rất sinh động và đầy sức cuốn hút.

Kinh tế học, như Malkiel nhận xét, “khó hơn cả khoa học tự nhiên”. Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, với tất cả những thăng trầm, bí ẩn và vô số khó khăn đang đặt ra hiện nay, xác nhận điều đó. Ấy vậy mà Wheelan đặt tên cho cuốn sách có mục tiêu giúp mọi người tiếp cận bộ môn khoa học khó khăn đó là “Kinh tế học trần trụi”, tức “kinh tế học được phơi bày”, “kinh tế học không bị che giấu”, “kinh tế học bị lột trần”.

Mục đích của cuốn sách, như vậy, rất rõ ràng: đưa kinh tế học đến với tất cả mọi người theo cách hiệu quả nhất và dễ tiếp cận nhất. Nhưng Wheelan cũng nói rõ: “Cuốn sách không phải là kinh tế học cho kẻ ngốc; nó là kinh tế học cho những người thông minh chưa bao giờ nghiên cứu kinh tế học (hoặc chỉ biết mung lung về nó)”. Như vậy, đối tượng độc giả mà cuốn sách nhắm tới là “mở”, nhưng được hạn định nghiêm túc, căn cứ vào chính tầm quan trọng và tính khoa học của bộ môn được coi là “khó hơn cả khoa học tự nhiên”.

Cuốn sách của Wheelan bàn về những vấn đề gì? Xin thưa: các nguyên lý cơ bản của kinh tế học, hay cụ thể hơn, các nguyên lý về nền kinh tế thị trường. Chúng được giới thiệu thông qua việc mổ xẻ các sự kiện, biến cố hay các vấn đề kinh tế cụ thể, gần như thường nhật, theo một cách đơn giản và dễ hiểu. Việc mổ xẻ đó làm cho người đọc dễ dàng “hóa giải” những vấn đề thiết thân, gần gũi của cuộc sống nhưng vốn có vẻ phức tạp, khó hiểu nếu tiếp cận theo kiểu hàn lâm. Qua cách tiếp cận của Wheelan, các nguyên lý, nguyên tắc khô khan của kinh tế học thoát khỏi lớp vỏ khái niệm trừu tượng để hóa thân thành những vấn đề của chính đời sống thực tiễn.

Wheelan mang đến cho công chúng sự phân định ranh giới dễ bị xóa nhòa và gây hiểu nhầm giữa việc tối đa hóa lợi ích với hành động mang tính vị kỷ; giữa cái gọi là hành vi trái đạo đức trong kinh doanh với tính “phi luân lý” (chứ không phải là “vô luân” hay “vô đạo đức”) của thị trường; giữa vai trò mang tính chức năng và sự can thiệp hành chính của nhà nước vào nền kinh tế, v.v… Trong một cách hiểu rất độc đáo và giàu hình ảnh, Wheelan cho rằng “chính phủ giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật: đó là một công cụ xâm nhập có thể làm cho tình trạng bệnh nhân tốt lên hay xấu đi. Cầm cẩn thận, nó sẽ hỗ trợ đáng kể khả năng chữa bệnh. Nhưng đặt lầm nó vào những bàn tay kém, hoặc cầm quá mạnh, thì ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất, nó cũng có thể vô cùng tai hại”.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1. SỨC MẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG

Ai nuôi sống Paris?

Năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ, Douglas Ivester, người đứng đầu tập đoàn Coca-Cola châu Âu, đã có một quyết định bất ngờ. Ông cử nhóm bán hàng tới Berlin và yêu cầu họ xử lý số Coke ở đây. Coke được phát miễn phí. Thậm chí, các đại diện của Coca-Cola còn vứt cả các chai soda qua những lỗ thủng trên bức tường này. Ivester triệu tập mọi người đi bộ quanh Alexanderplatz ở Đông Berlin khi cuộc biến động xảy ra để tìm hiểu xem có ai nhận ra nhãn hiệu Coke không. “Ở mỗi nơi đi qua, chúng tôi đều hỏi người dân xem họ đang uống gì và họ có thích Coca-Cola không. Nhưng, chúng tôi thậm chí không cần nói ra tên của nó! Chúng tôi chỉ mô tả bằng tay hình dáng chai Coca-Cola và mọi người đều hiểu. Vì thế, chúng tôi đã quyết định đưa thật nhiều Coca-Cola đến đây càng nhanh càng tốt mà không cần biết mình sẽ nhận được bao nhiêu tiền.”

Coca-Cola nhanh chóng thiết lập cơ sở kinh doanh ở Đông Đức, lắp đặt máy ướp lạnh miễn phí tại các cửa hàng. Trong ngắn hạn, việc làm này khá tốn kém vì đồng tiền Đông Đức vẫn mất giá – chúng chỉ là những mẩu giấy lộn đối với các nước khác trên thế giới. Nhưng đây lại là một quyết định kinh doanh rất thông minh, đi trước bất kỳ hoạt động nào của các cơ quan chính phủ. Năm 1995, mức tiêu thụ Coca-Cola bình quân đầu người ở Đông Đức cũ đã tăng lên bằng mức ở Tây Đức, vốn là một thị trường lớn mạnh của Coca-Cola.

Trên một phương diện nào đó, chính bàn tay vô hình của Adam Smith đã chuyển Coca-Cola qua bức tường thành Berlin. Các đại lý bán Coca-Cola không phải là vĩ nhân phục vụ mục đích nhân đạo cao cả khi mang đồ uống cho những người dân Đông Đức mới được giải phóng. Họ cũng không đưa ra một lời tuyên bố táo bạo nào về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Họ chỉ quan tâm đến công việc kinh doanh – mở rộng thị trường toàn cầu, gia tăng lợi nhuận và làm hài lòng các cổ đông. Đây chính là điểm mấu chốt của chủ nghĩa tư bản: Thị trường sắp xếp các động cơ khuyến khích theo một cách nào đó sao cho các cá nhân làm việc vì lợi ích lớn nhất để có được mức sống ngày càng tăng và khá giả cho phần lớn (dù không phải là tất cả) những người dân trong xã hội.

Các nhà kinh tế học đôi khi vẫn hỏi: “Ai nuôi sống Paris?” – một lối nói đầy hoa mỹ ám chỉ đến một loạt những hoạt động tạo đà vận hành cho nền kinh tế hiện đại, xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Luôn có đúng số cá ngừ tươi cần thiết được chuyển từ một tàu đánh cá ở Nam Thái Bình Dương đến một nhà hàng ở Rue de Rivoli. Một người bán dạo có đầy đủ những gì mà khách hàng của anh ta muốn vào mỗi buổi sáng – từ cà phê đến đu đủ tươi – cho dù những sản phẩm này có thể nhập về từ 10 đến 15 nước khác nhau. Tóm lại, trong một nền kinh tế phức tạp, có hàng tỷ giao dịch diễn ra mỗi ngày, và hầu hết đều không có sự tham gia trực tiếp của chính phủ. Và không chỉ có mọi thứ được hoàn thành, cuộc sống của chúng ta cũng theo đó dần trở nên tốt đẹp hơn. Bây giờ, bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể đi mua một chiếc ti vi màu để làm cho ngôi nhà của mình tiện nghi hơn. Điều đáng ngạc nhiên là vào năm 1971, một chiếc ti vi màu 25 inch sẽ có giá trung bình là 174 giờ làm việc của một công nhân. Còn ngày nay, một ti vi màu 25 inch với chất lượng tốt hơn, có nhiều kênh hơn và thu sóng tốt hơn chỉ mất trung bình 23 giờ lương.

Nếu bạn cho rằng một chiếc ti vi rẻ hơn, tốt hơn không phải là giải pháp tốt nhất cho tiến bộ xã hội (tôi thừa nhận đây là một suy nghĩ hợp lý) thì có lẽ bạn sẽ thay đổi bởi thực tế trong suốt thế kỷ XX, tuổi thọ trung bình của người Mỹ tăng từ 47 lên 70, tỷ lệ trẻ em tử vong giảm mạnh 93% và chúng ta đã xóa bỏ hoặc kiểm soát được các căn bệnh như bại liệt, lao phổi, thương hàn và ho gà.

 

Nền kinh tế thị trường của chúng ta đáng được ngợi khen vì sự tiến bộ đó. Có một câu chuyện cũ trước Chiến tranh Lạnh về một quan chức Liên Xô đến thăm một cơ sở sản xuất dược phẩm của Mỹ với những lối đi sáng rực và hàng nghìn phương thuốc xử lý bách bệnh từ hơi thở nặng mùi đến bệnh nấm chân được xếp đều hai bên. Viên quan chức này đã phát biểu: “Rất ấn tượng. Nhưng có chắc mọi cửa hàng đều cung cấp tất cả các loại thuốc này không?”. Câu chuyện nhỏ này thú vị bởi nó bộc lộ sự thiếu hiểu biết về hoạt động của nền kinh tế thị trường. Ở Mỹ, không có bất kỳ một cơ quan trung ương nào quy định loại sản phẩm mà các cửa hàng được phép như ở Liên Xô. Các cửa hàng bán sản phẩm mà người dân muốn mua và ngược lại các công ty chỉ sản xuất những sản phẩm mà các cửa hàng muốn bán. Nền kinh tế Liên Xô không làm được như vậy phần lớn là vì các quan chức chính phủ quan liêu chỉ đạo mọi thứ, từ số lượng bánh xà phòng do một nhà máy ở Irktusk sản xuất cho đến số sinh viên đại học theo học ngành kỹ thuật điện ở Moscow được đào tạo. Cuối cùng, gánh nặng trách nhiệm trên vai quá lớn đã khiến chính phủ không thể thực hiện hiệu quả từng nhiệm vụ.

Tất nhiên, những người đã quá quen với nền kinh tế thị trường cũng không hiểu biết đầy đủ về cơ chế kế hoạch hóa tập trung của chủ nghĩa cộng sản. Gần đây, tôi có tham gia một phái đoàn Illinois đến thăm Cuba. Vì chuyến thăm này đã được Chính phủ Mỹ cho phép nên mỗi thành viên của đoàn đều được phép mua hàng hóa ở Cuba, bao gồm cả thuốc lá, với giá trị 100 đô-la. Lớn lên trong thời đại của những cửa hàng giá rẻ, nên tất cả chúng tôi bắt đầu tìm giá rẻ nhất ở Cohibas để có thể mua được nhiều hàng hóa nhất với số tiền 100 đô-la. Sau nhiều giờ tìm kiếm không có kết quả, chúng tôi khám phá ra toàn bộ guồng máy hoạt động ở đây: Giá thuốc lá mọi nơi đều như nhau. Không có sự cạnh tranh giữa các cửa hàng bởi vì không có lợi nhuận như chúng ta vẫn biết. Tất cả các cửa hàng đều bán thuốc lá và hàng hóa theo mức giá do chính phủ Cuba quy định. Chủ cửa hàng ăn lương của chính phủ và họ không cần quan tâm đến việc họ bán được bao nhiêu điếu thuốc.

Gary Becker đã nhận xét: “Nền kinh tế là nghệ thuật tạo nên phần lớn cuộc sống này.” Kinh tế học đi sâu vào nghiên cứu cách bạn thực hiện điều đó. Mọi nhu yếu phẩm như dầu mỏ, sữa dừa, các sản phẩm làm đẹp, nước sạch, v.v… được cung cấp với số lượng rất hạn chế. Vậy chúng ta phân bổ những hàng hóa này như thế nào? Tại sao Bill Gates có máy bay riêng còn bạn thì không? Bạn có thể trả lời: “Đó là vì ông ta quá giàu”. Nhưng tại sao ông ta giàu? Tại sao ông ta có quyền sử dụng các nguồn lực khan hiếm còn người khác thì không? Có giải pháp nào cho một quốc gia giàu mạnh như Mỹ, nơi mà Alex Rodriquez có thể được trả 250 triệu đô-la để chơi bóng chày, nhưng cũng là nơi mà cứ năm đứa trẻ thì có một đứa trẻ nghèo hoặc có rất nhiều người buộc phải lục lọi để kiếm thức ăn thừa? Gần nhà tôi ở Chicago có cửa hàng Three Dog chỉ bán bánh ngọt và bánh nhồi cho chó. Những người giàu có sẵn sàng trả 16 đô-la để mua bánh sinh nhật cho những chú chó cưng của mình. Trong khi đó, Hiệp hội những người vô gia cư Chicago ước tính, mỗi đêm, thành phố này có tới 15 nghìn người phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Sự bất bình đẳng này thậm chí còn rõ rệt hơn nếu chúng ta nhìn ra ngoài biên giới nước Mỹ. 3/4 người dân ở Chad (một quốc gia ở châu Phi) không có nước sạch để dùng. Ngân hàng Thế giới ước tính, một nửa dân số thế giới sống dưới mức 2 đô-la/ngày. Vậy, tất cả những thực trạng trên diễn ra như thế nào?

Kinh tế học bắt đầu bằng một giả định hết sức quan trọng: Các cá nhân hành động vì muốn làm cho cuộc sống của họ khấm khá hơn. Hay nói chính xác, các cá nhân luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Khái niệm lợi ích ở đây tương tự như khái niệm hạnh phúc, chỉ có điều rộng lớn và bao quát hơn. Tôi hưởng lợi ích khi tiêm phòng thương hàn và trả thuế. Cả hai hoạt động này không làm tôi đặc biệt hạnh phúc nhưng chúng giúp tôi tránh được cái chết vì thương hàn hay bị bỏ tù. Về lâu dài, chúng làm cho cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn. Các nhà kinh tế học không quan tâm quá nhiều đến những thứ đem lại lợi ích cho chúng ta, họ chỉ đơn giản chấp nhận rằng mỗi chúng ta có những “ưu tiên” khác nhau. Tôi thích cà phê, các ngôi nhà cổ, phim cổ điển, chó, đạp xe, v.v… Nhưng những người khác trên thế giới này có thể có những ưu tiên không giống thế.

Tuy nhiên, trên thực tế, ý kiến có vẻ đơn giản cho rằng mỗi cá nhân có những ưu tiên khác nhau này đôi khi lại bị các nhà hoạch định chính sách cấp cao bỏ qua. Ví dụ, người giàu có những ưu tiên khác với người nghèo. Và, ưu tiên của chúng ta có thể thay đổi trong suốt cuộc đời vì chúng ta sẽ trở nên giàu có hơn (chúng ta hy vọng như vậy). Cụm từ “hàng hóa xa xỉ” thật sự mang ý nghĩa chuyên môn đối với các nhà kinh tế học: Đó là những hàng hóa chúng ta sẽ mua nhiều khi chúng ta giàu có hơn, ví dụ như xe ô tô thể thao và rượu vang Pháp. Bên cạnh hai ví dụ trên, còn một ví dụ ít rõ ràng hơn: Mối quan tâm về môi trường cũng là một mặt hàng xa xỉ. Những người Mỹ giàu có sẵn sàng trích phần thu nhập nhiều hơn những người Mỹ nghèo khó cho công tác bảo vệ môi trường. Thực tế này cũng đúng khi xét trên bình diện các quốc gia, các quốc gia giàu có dành nhiều nguồn lực để bảo vệ môi trường hơn các quốc gia nghèo. Lý do rất đơn giản: Chúng ta quan tâm đến số phận của hổ Bengal bởi vì chúng ta có thể làm như vậy. Chúng ta có tất cả, nhà cửa, công việc, nước sạch và cả bánh sinh nhật cho những chú chó cưng.

Đến đây xuất hiện một câu hỏi chính sách phức tạp: Có công bằng không khi ai đó trong chúng ta thoải mái áp đặt ưu tiên của mình lên người dân ở các nước đang phát triển? Theo các nhà kinh tế học, điều đó là không công bằng, mặc dù chúng ta vẫn luôn làm như thế. Khi tôi đọc một câu chuyện trên tờ New York Times về những người dân ở Nam Mỹ đang chặt phá những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh và phá hủy các hệ sinh thái hiếm hoi còn sót lại, tôi đã phẫn nộ đến mức gần như làm đổ cốc Starbuck trên tay. Nhưng tôi không phải là họ. Con cái tôi không bị chết đói hay có nguy cơ bị chết vì sốt rét. Nếu tất cả những điều kinh khủng trên là sự thật và nếu việc phá hủy thiên nhiên hoang dã có thể giúp tôi nuôi sống gia đình và mua một chiếc màn thì tôi sẽ mài sắc chiếc rìu của mình và bắt đầu chặt ngay tức khắc. Tôi sẽ không quan tâm đến việc tôi đã giết bao nhiêu con bướm hay con chồn có đốm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển không quan trọng. Nó rất quan trọng. Có nhiều ví dụ về sự suy thoái môi trường mà về lâu dài sẽ làm cho các nước nghèo thậm chí còn nghèo hơn. Và nếu các nước phát triển hào phóng hơn, thì người dân Brazil có lẽ đã không phải lựa chọn giữa việc chặt phá rừng nhiệt đới với việc mua màn. Vấn đề ở đây rất đơn giản: Việc áp đặt ưu tiên của chúng ta lên các cá nhân có cuộc sống khác với cuộc sống của chúng ta có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Đây sẽ là một điểm quan trọng được đề cập trong cuốn sách này khi chúng ta bàn đến vấn đề toàn cầu hóa và thương mại quốc tế.

Hãy để tôi nói đến một điểm quan trọng khác liên quan đến những ưu tiên của chúng ta: Tối đa hóa lợi ích không đồng nghĩa với hành động ích kỷ. Năm 1999, tờ New York Times đã đăng cáo phó của Oseola McCarty, một người thợ giặt là qua đời ở tuổi 91 ở Hattiesburg, Mississippi. McCarty đã sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, thiếu tiện nghi với một chiếc tivi đen trắng bắt được duy nhất một kênh truyền hình. Song, điều khiến bà McCarty trở thành một trường hợp đặc biệt đó là bà chẳng nghèo chút nào. Bốn năm trước khi chết, bà McCarty đã trao học bổng là 150 nghìn đô-la cho bốn sinh viên nghèo vượt khó của trường Đại học Nam Mississippi, một ngôi trường mà bà chưa bao giờ theo học.

Có phải những gì Oseola McCarty làm đã đi ngược lại quan điểm của kinh tế học không? Có nên đòi lại các giải Nobel cho Stockholm không? Không. Đơn giản chỉ là việc tiết kiệm tiền và trao tặng nó đem lại cho bà McCarty nhiều lợi ích hơn việc dùng số tiền đó để mua một chiếc TV màn hình lớn hay một căn hộ xinh xắn. Tất cả chúng ta luôn có những quyết định tương tự, dù thường là trong phạm vi hẹp hơn. Chúng ta có thể trả thêm một vài xu để mua thịt cá ngừ (đảm bảo sự an toàn cho cá heo) hoặc gửi tiền cho một tổ chức từ thiện nào đó. Cả hai việc này đều đem lại lợi ích cho chúng ta. Hàng năm, người Mỹ dành hơn 200 tỷ đô-la cho các quỹ từ thiện khác nhau. Chúng ta thực hiện các hoạt động nhân đạo. Điều này không đi ngược với giả thuyết cơ bản rằng các cá nhân cố gắng hết sức vì tư lợi cá nhân. Giả thuyết này cũng không ngụ ý rằng, chúng ta luôn có những quyết định hoàn hảo. Chúng ta không làm được điều này, nhưng chúng ta luôn cố gắng ra những quyết định tốt nhất với những thông tin có sẵn vào thời điểm hiện thời.

Vì thế, chỉ sau một vài trang nữa, chúng ta sẽ có một câu trả lời cho câu hỏi mang tính triết học lâu đời và thâm thuý: Tại sao con gà lại chạy qua đường? Bởi vì hành động đó đem lại lợi ích tối đa cho nó.

Hãy nhớ rằng tối đa hóa lợi ích không phải là một vấn đề đơn giản. Cuộc sống luôn phức tạp và thay đổi. Có vô số thứ mà chúng ta có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Thực tế, mọi quyết định chúng ta làm đều đòi hỏi phải có sự đánh đổi nào đó. Chúng ta có thể đánh đổi lợi ích hiện tại để lấy lợi ích tương lai. Ví dụ, bạn có thể rất sung sướng khi nện mạnh lên đầu sếp bằng một mái chèo trong chuyến picnic tổ chức hàng năm của công ty. Nhưng sự bùng nổ đó có lẽ phải đền bù nhiều hơn vì bạn sẽ chẳng thu được lợi ích gì khi mất nhiều năm ngồi tù liên. Nói nghiêm túc hơn, nhiều quyết định quan trọng của chúng ta đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa giá trị tiêu dùng hiện tại với giá trị tiêu dùng tương lai. Chúng ta có thể ăn mì tôm suốt những năm học đại học để đạt được công cụ cải thiện rất nhanh mức sống của chúng ta sau này. Hoặc ngược lại, chúng ta có thể dùng thẻ tín dụng để mua một chiếc tivi màn hình lớn ngày hôm nay dù khoản lãi trên số dư nợ thẻ tín dụng đó sẽ làm giảm số tiền mà chúng ta có thể tiêu dùng trong tương lai.

 

Tương tự, chúng ta cũng cần cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Nếu làm việc chăm chỉ 90 tiếng một tuần, một nhân viên ngân hàng đầu tư sẽ có thu nhập rất cao nhưng lại không có nhiều thời gian để hưởng thụ những hàng hóa có thể mua bằng chính thu nhập đó. Cậu em trai 29 tuổi của tôi là một nhà tư vấn quản lý thành công với mức lương rất cao. Nhưng đổi lại, em tôi làm việc quá nhiều, không theo một giờ giấc cố định nào cả và hầu như chẳng hưởng thụ được gì.

 

Rõ ràng, dù chúng ta kiếm được nhiều tiền nhưng số lượng hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có thể mua được là hữu hạn. Khi bạn mua cuốn sách này, có nghĩa là bạn đã bỏ qua một cuốn sách khác. Trong khi đó, thời gian là một trong những nguồn lực khan hiếm nhất của chúng ta. Ngay lúc này, bạn đang đọc sách thay vì làm việc, chơi đùa với chú chó cưng, nộp đơn theo học trường luật, đi mua tạp phẩm, v.v… Cuộc sống là những sự đánh đổi và kinh tế học cũng vậy.

 

Tóm lại, ra khỏi giường vào buổi sáng và chuẩn bị bữa ăn đòi hỏi bạn phải đưa ra những quyết định phức tạp. Vậy chúng ta nên thu xếp như thế nào? Câu trả lời là mỗi chúng ta hãy cân nhắc kỹ giữa chi phí và lợi ích của những thứ mà chúng ta đang cố gắng thực hiện. Một nhà kinh tế học sẽ nói, chúng ta cố gắng tối đa hóa lợi ích trong điều kiện nguồn lực có sẵn của mình, còn bố tôi sẽ nói, chúng ta cố gắng mua được nhiều hàng hóa nhất với số tiền của mình. Hãy nhớ rằng những thứ đem lại lợi ích cho chúng ta không phải là những hàng hóa hữu hình. Nếu bạn so sánh hai công việc dạy toán tại trường trung học cơ sở và tiếp thị thuốc lá Camel, thì công việc sau chắc chắn sẽ mang lại nhiều tiền hơn trong khi công việc trước chỉ đưa ra “những lợi ích tinh thần” lớn hơn. Đó là một lợi ích hoàn toàn hợp pháp nhưng với chi phí là mức lương thấp hơn.

 

Tương tự, khái niệm chi phí không chỉ dừng lại ở những đồng đô-la và xu mà bạn nhét vào máy đếm tiền. Chi phí thật sự của một món hàng nào đó là những gì bạn phải từ bỏ để có được nó. Chi phí này không chỉ là tiền mặt. Những chiếc vé xem hòa nhạc sẽ không còn là miễn phí nếu bạn phải đứng xếp hàng dưới mưa sáu tiếng đồng hồ để có được chúng. Đi xe buýt 1,5 đô-la không rẻ hơn đi taxi 7 đô-la nếu bạn trễ hẹn với một khách hàng khó tính. Mua hàng tại một cửa hàng giảm giá sẽ tiết kiệm được tiền nhưng thường mất thời gian. Tôi là một nhà văn, tôi nhận tiền từ những gì tôi viết. Tôi có thể lái xe 90 dặm đến một đại lý tại Kenosha, Wisconsin để tiết kiệm 50 đô-la khi mua một đôi giày dạ hội mới. Hoặc tôi có thể đi bộ ở phía trung tâm thành phố và mua giày trong khi tôi đi ra ngoài ăn trưa. Nhưng tôi thường chọn cách sau với tổng chi phí là 225 đô-la, thời gian là 15 phút và đôi khi chịu cả sự quát tháo ầm ĩ từ mẹ tôi (Bà sẽ hỏi liên tục: “Tại sao con không lái xe đến Kenosha để mua hàng giá rẻ?”).

 

Mọi biểu hiện trong hành vi con người đều phản ánh sự thay đổi chi phí. Khi chi phí của một món hàng giảm, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn với chúng ta. Bạn có thể thấy điều này trên đường cầu hoặc khi đi mua hàng sau ngày Giáng sinh – khi mọi người đổ xô đi mua những thứ không cần thiết với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đó vài ngày. Ngược lại, khi chi phí của một món hàng tăng lên, chúng ta sẽ sử dụng nó ít đi. Mọi thứ trong cuộc sống cũng vậy, ngay cả thuốc lá và cocain dạng bột. Theo tính toán của các nhà kinh tế học, giá cocain giảm xuống 10% sẽ khiến số người sử dụng tăng lên khoảng 10%. Tương tự, khi ngành công nghiệp thuốc lá tăng giá mỗi bao thuốc lên 34% theo quy định của các bang, số trẻ vị thành niên hút thuốc đã giảm xuống 1/4, tương đương với khoảng 1,3 triệu người. Tất nhiên, xã hội cũng tăng thêm các chi phí khác mà giá ghi trên bao thuốc không phản ánh được. Đứng bên ngoài một tòa nhà khi nhiệt độ ngoài trời là 170C hiện cũng là một phần của chi phí hút thuốc nơi công sở.

 

Quan điểm chi phí rộng lớn này có thể giải thích cho những hiện tượng xã hội rất quan trọng. Một trong những hiện tượng này là tỷ lệ sinh giảm nhanh ở các nước phát triển. Nuôi một đứa con vào thời điểm hiện nay tốn kém hơn cách đây năm năm. Nguyên nhân không phải vì chi phí ăn uống và may mặc cho đứa trẻ cao hơn trước đây. Trên thực tế, những chi phí này đã giảm, bởi năng suất sản xuất những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm và quần áo đã tăng cao hơn trước rất nhiều. Thực chất, thực trạng trên là do chi phí ban đầu của việc nuôi một đứa trẻ ngày hôm nay là chi phí cho thu nhập khi một cặp vợ chồng, mà thường xuyên là người mẹ, phải ngừng hoặc giảm thời gian làm việc để ở nhà chăm sóc con cái. Bởi vì hiện nay cơ hội trau dồi nghiệp vụ chuyên môn của phụ nữ tốt hơn trước kia nên họ sẽ chịu nhiều tốn kém hơn khi nghỉ làm. Người hàng xóm của tôi trước là một nhà thần kinh học. Khi sinh đứa thứ hai, cô quyết định nghỉ ở nhà. Và rõ ràng, chi phí bỏ việc là rất tốn kém.

 

Trong khi đó, hầu hết những lợi ích kinh tế của việc có một gia đình lớn dường như không còn tồn tại ở các nước công nghiệp. Những đứa bé từ lâu không còn phải phụ giúp bố mẹ các việc vặt trong nông trại hoặc tạo thêm thu nhập cho gia đình (mặc dù khi bé, chúng có thể được dạy cách bán một vại bia từ máy lạnh). Từ lâu, chúng ta cũng không cần có nhiều con cái để đảm bảo rằng sau này, chúng ta sẽ có nơi nương tựa lúc về già. Mặc dù những nhà kinh tế học khắc khổ thừa nhận, chúng ta có được niềm vui lớn khi có con, nhưng có 11 đứa con bây giờ tốn kém hơn trước kia rất nhiều. Các số liệu cũng chứng minh cho luận điểm này: Năm 1905, trung bình mỗi phụ nữ Mỹ có 3,77 đứa con, còn hiện tại, con số này chỉ còn 2,07 (tức, đã giảm 45%).

 

Có một giả định rất thuyết phục khác củng cố cho toàn bộ quan điểm kinh tế học: Các đơn vị kinh doanh – từ một tay bán thịt chó nướng đến một tập đoàn đa quốc gia – đều cố gắng tối đa hóa lợi nhuận (doanh thu có được từ việc bán hàng trừ đi chi phí sản xuất ra nó). Tóm lại, các công ty luôn tìm cách thu được càng nhiều tiền càng tốt. Do đó, chúng tôi có một câu trả lời cho một trong những câu hỏi rất được quan tâm trong cuộc sống: “Tại sao một doanh nhân băng qua đường?” và câu trả lời là: “Bởi vì anh ta có thể tạo ra nhiều tiền hơn khi ở bên kia đường.”

 

Các công ty lấy đầu vào như đất đai, sắt thép, kiến thức, các sân bóng rổ, v.v… và kết hợp chúng với nhau theo cách nào đó để tối đa hóa giá trị. Quá trình này có thể đơn giản như việc bán những chiếc ô rẻ tiền trên một góc phố tấp nập của thành phố New York hay phức tạp như lắp ráp một chiếc trực thăng quân sự trị giá 80 triệu đô-la. Một công ty làm ăn có lãi giống như một bếp trưởng mang về nhà 30 đô-la nguyên liệu thực phẩm và tạo ra bữa ăn trị giá 80 đô la. Bằng tài năng, người bếp trưởng đã tạo ra thứ gì đó đáng giá hơn nhiều chi phí của những nguyên vật liệu mua vào. Thông thường, công việc này không đơn giản chút nào. Các công ty phải quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất ở đâu, sản xuất bao nhiêu là đủ và bán những gì sản xuất ra với giá bao nhiêu – tất cả đều được xét trong những tình huống nhiều biến động mà chính người tiêu dùng cũng đang phải giải quyết.

 

Như thế nào là một câu hỏi rất phức tạp. Một trong những đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thị trường đó là nó hướng các nguồn lực tới nơi được sử dụng có ích nhất. Tại sao Tom Cruise không bán bảo hiểm ô tô? Bởi vì đó sẽ là sự lãng phí tài năng điện ảnh có một không hai của anh ta. Đúng thế, Cruise là một chàng trai có năng khiếu. Có thể, nếu bán bảo hiểm, Cruise sẽ là một nhân viên xuất sắc, bán được nhiều hợp đồng hơn một nhân viên bán hàng thông thường. Nhưng anh ta cũng là một trong số ít người trên thế giới có khả năng thổi hồn cho một bộ phim, kéo hàng triệu khán giả trên khắp thế giới ngồi yên lặng hàng giờ trong rạp chiếu phim. Đó chính là tiền gửi trong ngành kinh doanh phim ảnh Hollywood đầy mạo hiểm. Vì thế, các nhà sản xuất phim sẵn sàng hào phóng trả 20 triệu đô-la để Tom Cruise nhận một vai chính. Các công ty bảo hiểm cũng sẵn sàng trả một người có sức hút công chúng như Cruise mức lương 20 nghìn đô-la. Và Tom sẽ chọn nơi anh ta được trả cao nhất – Hollywood, nơi anh ta có thể tăng nhiều giá trị nhất cho bản thân.

 

Giá cả giống như những chiếc bảng quảng cáo bằng đèn neon khổng lồ làm sáng lên những thông tin quan trọng. Ở phần đầu chương này, chúng ta đã đặt ra câu hỏi “Tại sao một nhà hàng ở Rue de Rivoli tại Paris gần như luôn có đúng số lượng cá ngừ cần thiết?” Tất cả là nhờ giá cả. Khi những khách hàng quen bắt đầu đặt nhiều món khai vị sashimi hơn, chủ nhà hàng sẽ đặt một hợp đồng lớn hơn với người bán cá. Nếu các nhà hàng khác cũng cần nhiều cá ngừ, giá bán buôn sẽ tăng lên. Hay nói cách khác, khi đánh bắt cá ngừ, các ngư dân sẽ thu được nhiều tiền hơn. Ngư dân sẽ nhanh chóng nhận ra cá ngừ đang áp đảo các loại cá khác và họ bắt đầu chuyển sang đánh bắt cá ngừ thay vì cá hồi. Còn những ngư dân đánh bắt cá ngừ từ trước đó sẽ đánh bắt dài ngày hơn hoặc chuyển sang một phương pháp đánh bắt hiệu quả hơn nhưng cũng tốn kém hơn, khiến giá cá ngừ tăng cao hơn. Những ngư dân này không quan tâm đến những bữa ăn tối đang ngày càng đắt đỏ ở Paris, điều họ quan tâm duy nhất là giá bán buôn cá mà thôi.

 

Lại nói về tiền. Tại sao các công ty dược lại lùng sục khắp các khu rừng nhiệt đới để tìm những cây cỏ có đặc tính chữa bệnh hiếm thấy? Bởi vì chúng có thể mang lại cho họ những khoản lợi nhuận khổng lồ. Các loại hoạt động kinh doanh khác diễn ra trên quy mô nhỏ nhưng cũng gây ấn tượng không kém theo cách riêng của chúng. Trước đây, vào mùa hè, tôi thường phụ trách huấn luyện đội bóng rổ Little League gần Cabrini Green. Đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất của Chicago. Một trong những thói quen của đội chúng tôi là đi ăn pizza, và Chester, một cửa hàng nhỏ nằm góc đường giao nhau giữa Division và Sedgewick, là một trong những địa điểm yêu thích của chúng tôi. Cửa hàng này là một bằng chứng cho tính kiên cường và tài tháo vát của ông chủ cửa hàng. (Từ lâu, góc phố này đã bị giải tỏa để làm đường cho một công viên mới theo kế hoạch phát triển của Cabrini Green). Cửa hàng của Chester làm pizza ngon và luôn đông khách. Do đó, nạn trộm cắp thường xuyên diễn ra trong cửa hàng. Nhưng điều đó không khiến những người quản lý Chester lùi bước. Họ lắp loại kính chống đạn như trong ngân hàng. Khách hàng đặt tiền vào một trục quay nhỏ, tiền theo đó được đưa qua một khe hở trên cửa kính. Bánh pizza cũng theo trục quay đó ra ngoài nhưng theo một hướng khác.

 

gọi là hiện tượng “siêu sao”. Sự hơn kém chút ít về tài năng có xu hướng bị đánh giá quá mức khi thị trường trở nên rộng lớn hơn. Trong cuộc cạnh tranh đó, để có được thị phần lớn hơn (và lợi nhuận lớn hơn), người ta chỉ cần giỏi hơn người khác chút ít. Trường hợp của Katie Couric là một ví dụ khác. NBC trả cho cô 60 triệu đô-la trong vòng bốn năm rưỡi để cô tiếp tục dẫn chương trình Today Show. Cô không cần làm tốt hơn gấp 10 hay 20 lần đối thủ cạnh tranh để có mức lương đó, mà chỉ cần làm tốt hơn một chút thôi, và thế là sẽ có hàng triệu khán giả bật kênh NBC vào buổi sáng thay vì xem một kênh khác.- nhà kinh tế học lao động của Đại học Chicago -Cơ hội kiếm lợi nhuận biến các công ty trở thành những con cá mập say mùi máu. Chúng ta tìm kiếm những phương thức mới để kiếm tiền dễ dàng hơn (tạo ra Người sống sót). Nếu thất bại, chúng ta mong ngóng được góp phần vào công việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho một ai đó (bằng cách ấy, tạo ra Đảo Cám dỗ). Trong quá trình này, chúng ta sử dụng giá để đo nhu cầu của người tiêu dùng. Tất nhiên, không phải mọi thị trường đều mở cửa chào đón chúng ta. Khi Michael Jordan ký một hợp đồng trị giá 30 triệu đô-la mỗi năm với Chicago Bulls, tôi nghĩ thầm “Mình cũng muốn chơi bóng rổ cho Chicago Bulls.” Tôi sẽ rất vui với mức giá 28 triệu đô-la hoặc nếu bị ép quá, mức giá 28 nghìn đô-la vẫn rất tuyệt vời. Tuy nhiên, có một số yếu tố ngăn cản tôi tham gia thị trường đó: (1) tôi mới 15 tuổi; (2) tôi chậm chạp; và (3) khi chịu áp lực nặng nề, tôi thường bỏ lỡ cơ hội. Tại sao Michael Jordan được trả 30 triệu đô-la một năm? Bởi vì không ai có thể chơi bóng tốt như anh ta. Tài năng có một không hai của Jordan đã tạo ra rào cản gia nhập đối với những người khác. Michael Jordan cũng là một người hưởng lợi từ những gì mà Sherwin Rosen

 

Nhiều thị trường đặt ra rào cản tự nhiên để ngăn các công ty mới gia nhập. Nấm truffle có giá 500 đô-la/pound bởi vì người ta không thể trồng nấm truffle; chúng chỉ lớn lên ở những vùng hoang vu và phải là do những chú lợn hay chó săn nấm đào lên. Đôi khi, việc gia nhập thị trường cũng phải chịu những rào cản pháp lý. Đừng cố tìm cách bán viagra ở góc phố nào đó nếu bạn không muốn kết thúc cuộc đời trong nhà giam. Nó không phải là ma túy và cũng không bất hợp pháp. Nguyên nhân chỉ là vì Pfizer đã nắm giữ bằng sáng chế sản phẩm – một hình thức chứng nhận độc quyền hợp pháp mà chính phủ cấp cho Pfizer. Các nhà kinh tế học có thể tranh cãi về thời gian có hiệu lực của một bằng sáng chế hay những kiểu phát minh nên được cấp bằng, nhưng hầu hết họ đều đồng ý rằng rào cản gia nhập do một sáng chế tạo ra là động cơ khuyến khích quan trọng để những công ty tiến hành đầu tư phát triển sản phẩm mới. Vì những lý do không rõ ràng, chính trị cũng tạo ra những rào cản gia nhập thị trường. Khi phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào những năm 1980, các nhà sản xuất ô tô Mỹ có hai sự lựa chọn cơ bản: (1) sản xuất những chiếc ô tô tốt hơn, rẻ hơn, tốn ít nhiên liệu hơn; hoặc (2) đầu tư cho những chuyên gia vận động hành lang – những người sẽ thuyết phục quốc hội Mỹ ban hành các sắc thuế và hạn ngạch không cho ô tô Nhật xâm nhập vào thị trường Mỹ.

 

Cũng có một số rào cản khác, phức tạp hơn. Hàng không là ngành có tính cạnh tranh rất thấp. Bạn có thể dễ dàng lập một công ty hàng không mới, nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn sẽ không thể cho máy bay hạ cánh ở bất kỳ nơi nào bạn muốn. Số cửa ra vào trên các sân bay rất hạn chế và thường bị các hãng hàng không lớn kiểm soát. Tại sân bay O’Hare ở Chicago – các hãng hàng không Mỹ kiểm soát đến 80% cửa ra vào. Trong thời đại Internet hiện nay, tác động mạng cũng là một loại rào cản gia nhập lớn. Ý nghĩa cơ bản của tác động mạng là giá trị của một số hàng hóa tăng lên theo số lượng người sử dụng. Tôi không cho rằng Microsoft Word là một phần mềm cực kỳ ấn tượng, nhưng dù sao chăng nữa tôi vẫn cần nó bởi vì hàng ngày tôi phải gửi tài liệu cho những người thích dùng Word (hoặc ít nhất là đang sử dụng Word). Sẽ rất khó khăn để đưa ra một gói xử lý văn bản cạnh tranh với Word – một trong những sân bay lớn nhất và tấp nập nhất thế giới – bất kể gói xử lý này tốt đến đâu hay có giá thấp như thế nào – trong một thế giới, mà hầu hết mọi người vẫn còn đang sử dụng MS Word.

 

Các công ty không chỉ chọn hàng hóa hay dịch vụ để sản xuất mà còn phải lựa chọn cả cách thức sản xuất chúng. Tôi sẽ không bao giờ quên khi bước ra khỏi máy bay ở Kathmandu, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là một đội quân đang ngồi xổm cắt cỏ bằng liềm ở sân bay. Lao động ở Nepal rất rẻ mạt, còn máy xén cỏ lại rất đắt. Nhưng ở Mỹ lại hoàn toàn ngược lại. Đây là lý do chúng ta không nhìn thấy những lao động sử dụng liềm ở Mỹ và các công việc chân tay trước kia hiện đều được cơ khí hóa với sự trợ giúp của máy móc như các máy rút tiền tự động ATM, các trạm xăng tự phục vụ và những bốt điện thoại công cộng. Một trong những giải pháp để tăng lợi nhuận là giảm chi phí sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải sa thải hai mươi nghìn công nhân, hoặc xây dựng một nhà máy ở Việt Nam, chứ không phải ở Colorado.

 

Giống như người tiêu dùng, các công ty cũng phải đối mặt với những lựa chọn bất lợi. Tương tự, nguyên tắc giải quyết vấn đề cũng tương đối đơn giản: Điều gì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty trong dài hạn?

 

Tất cả những điều này đưa chúng ta đến điểm giao nhau giữa nhu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng. Bạn sẽ trả bao nhiêu cho con chó bày trong tủ kính? Phần mở đầu của kinh tế học đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản: giá thị trường. Toàn bộ vấn đề đều liên quan đến cung và cầu. Giá cả sẽ ổn định tại điểm số lượng chó bán ra đáp ứng chính xác số lượng chó mà người tiêu dùng muốn mua. Nếu nhu cầu của người mua cao hơn số lượng chó có sẵn thì giá bán chó sẽ tăng lên. Một số người tiêu dùng quyết định mua chồn sương thay thế, còn một số cửa hàng bán chó sẽ bán nhiều chó hơn. Cuối cùng, cung sẽ đáp ứng cầu. Điều đáng lưu ý là một số thị trường thật sự hoạt động theo đúng quy trình này. Nếu tôi chọn bán một trăm cổ phiếu Microsoft trên thị trường NASDAQ, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận “giá thị trường”. Mức giá này là giá cổ phiếu mà tại đó số người bán cổ phiếu Microsoft trên thị trường ngang bằng với số người mua.

Giá cả sẽ ổn định tại điểm cung đáp ứng cầu…

 

Tuy nhiên, hoạt động của các thị trường đều không hoàn toàn giống như trên lý thuyết. Không có mức “giá thị trường” nào cho sản phẩm dệt may của Gap – một hãng may mặc có tiếng trên thị trường Mỹ. Giống như nhiều công ty khác, Gap có mức độ ảnh hưởng nhất định đến thị trường, hay nói cách khác, Gap có thể kiểm soát mức giá của sản phẩm. Gap có thể bán với giá 9,99 đô-la để nhận lấy lợi nhuận rất nhỏ trên mỗi chiếc áo. Hoặc, nó có thể bán với giá 29,99 đô-la và thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần bù lại doanh số thấp. Nếu làm một phép tính, chúng ta sẽ ngay lập tức tìm ra mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Về cơ bản, Gap sẽ đưa ra một mức giá hợp lý để thu về lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Đến đây, các chuyên gia marketing có thể sai lầm: Họ có thể định giá quá thấp và sản xuất đến đâu, bán hết đến đó; hoặc, họ có thể định giá quá cao và vì thế sẽ có một nhà kho chất đầy sản phẩm tồn.

 

Trên thực tế, các doanh nghiệp còn có một lựa chọn khác. Họ có thể bán cùng một mặt hàng cho các đối tượng khách hàng khác nhau với mức giá khác nhau (với cách gọi hoa mỹ là “sự phân biệt về giá”). Nếu lần tới bạn đi máy bay, hãy thử làm phép thử này: Hãy hỏi người ngồi bên cạnh tiền vé máy bay anh ta mua là bao nhiêu. Mức giá có thể không giống mức giá bạn đã trả; thậm chí, nó cũng không xấp xỉ bằng nhau. Bạn đang ngồi với anh ta trên cùng một chiếc máy bay, đi đến cùng một nơi, ăn cùng một loại thức ăn, nhưng giá mà bạn và người ngồi cùng hàng ghế với bạn đã trả lại khác xa nhau.

 

Thách thức cơ bản đối với ngành công nghiệp hàng không là sự phân biệt giữa doanh nhân sẵn sàng trả một khoản tiền lớn với khách đi du lịch với khả năng tài chính hạn hẹp hơn. Nếu một hãng hàng không không phân biệt giá vé máy bay thì khách hàng sẽ để tiền trên bàn mà không quan tâm mức giá là bao nhiêu. Một doanh nhân có thể sẵn sàng bỏ ra 1.800 đô-la để bay một vòng từ Chicago tới San Francisco, trong khi, một người muốn dự đám cưới của người anh họ sẽ miễn cưỡng trả không quá 250 đô-la. Nếu tính phí quá cao, hãng hàng không sẽ mất toàn bộ khách du lịch. Còn nếu đưa ra giá vé thấp, nó sẽ mất tất cả lợi nhuận mà doanh nhân sẵn sàng trả. Vậy, hãng hàng không phải làm thế nào? Phân biệt doanh nhân với khách đi du lịch và tính giá vé khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng.

 

Các hãng hàng không rất giỏi phân biệt giá. Tại sao vé máy bay của bạn lại giảm mạnh nếu bạn ở qua đêm vào tối thứ 7? Bởi vì tối thứ 7 là khi bạn sẽ đi nhảy tại đám cưới của người anh họ. Khách đi du lịch thường dành ngày nghỉ cuối tuần thư giãn ở nơi họ đến, trong khi doanh nhân hầu như chẳng bao giờ làm như vậy. Mua vé trước hai tuần sẽ rẻ hơn rất, rất nhiều so với mua vé trước khi máy bay cất cánh 11 phút. Những người đi nghỉ thường có kế hoạch trước trong khi doanh nhân thường mua vé vào phút chót. Các hãng hàng không là ví dụ rõ ràng nhất về sự phân biệt đối xử giá, nhưng cứ nhìn xung quanh đi, bạn sẽ bắt đầu thấy hiện tượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhiều người than phiền thuốc cho người và cho chú chó cưng giống nhau nhưng mức giá lại chênh lệch một trời một vực. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Ghế ngồi máy bay cũng vậy. Mọi người sẽ trả tiền mua thuốc cho mình nhiều hơn là trả tiền mua thuốc cho chú chó của họ. Vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, hãng dược phẩm phải tính một giá cho các bệnh nhân hai chân và một giá khác cho những bệnh nhân bốn chân.

 

Sự phân biệt về giá thậm chí còn trở nên phổ biến hơn nhiều khi công nghệ giúp các công ty thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng. Ví dụ, hiện nay, các công ty có thể tính giá khác nhau cho khách hàng đặt hàng qua mạng và khách hàng đặt hàng qua điện thoại. Hoặc, một công ty có thể tính giá khác nhau cho những khách hàng trực tuyến phụ thuộc vào cách thức mua hàng trước đây của họ. Lý thuyết nằm sau những công ty như Priceline (một trang web thanh toán cho các dịch vụ du lịch) đó là mọi khách khàng sẽ trả mức giá khác nhau khi mua một chiếc vé máy bay hay đặt phòng khách sạn. Bài báo có tên How Technology Tailors Price Tags? (Công nghệ làm thay đổi nhãn ghi giá như thế nào?) trên Wall Street Journal đã viết: “Các cửa hàng hoa quả sẽ áp dụng mô hình một giá cho tất cả. Nhưng ngay cả khi đã đề một mức giá, họ vẫn tính một giá khác cho những người mua hàng có phiếu giảm giá và giảm 1/3 giá cho những khách hàng có thẻ khách hàng quen thuộc vì thẻ này cho phép thu thập dữ liệu chi tiết về thói quen mua hàng của khách hàng.”

 

Chúng ta có thể rút ra điều gì từ tất cả những ví dụ trên? Người tiêu dùng cố gắng làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và các công ty cũng cố gắng tối đa hóa lợi nhuận. Tất cả các khái niệm đều đơn giản, nhưng chúng có thể nói cho chúng ta rất nhiều điều về cách thức hoạt động của thế giới này.

 

Nền kinh tế thị trường giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Cách duy nhất để các công ty tạo ra lợi nhuận là bán hàng hóa mà khách hàng muốn mua. Họ tạo ra những sản phẩm mới – từ cà phê đến thuốc kháng sinh cứu người. Hoặc họ làm cho sản phẩm hiện có trở nên rẻ hơn hay tốt hơn. Hình thức cạnh tranh này mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích hết sức có to lớn. Năm 1990, cuộc gọi 3 phút từ New York đến Chicago mất khoảng 5,45 đô-la. Nhưng hiện nay, cước phí giảm xuống, chỉ còn chưa đến 1/4 mức đó. Lợi nhuận là tiền đề để tạo ra những công trình vĩ đại nhất của chúng ta trong cả những lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật và y tế. Bạn đã bao giờ tự hỏi có bao nhiêu nhà lãnh đạo thế giới bay tới Triều Tiên khi họ cần phẫu thuật tim?- Cách duy nhất để các công ty tạo ra lợi nhuận là bán hàng hóa mà khách hàng muốn mua. Họ tạo ra những sản phẩm mới

 

Đồng thời, thị trường nằm ngoài phạm vi luân lý. Không phải là trái đạo đức, mà chỉ đơn giản là phi luân lý. Thị trường tưởng thưởng cho sự khan hiếm vốn không có mối liên hệ với giá trị. Kim cương có giá hàng ngàn đô-la một cara nhưng nước gần như là miễn phí. Nếu không có kim cương, thì cùng lắm chúng ta sẽ chỉ cảm thấy khó chịu; còn nếu không có nước, chúng ta sẽ chết. Thị trường không cung cấp hàng hóa mà chúng ta cần; nó cung cấp hàng hóa mà chúng ta muốn mua. Đây là sự khác biệt quan trọng. Hệ thống y tế của chúng ta không cung cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tại sao vậy? Bởi vì họ không có tiền để trả. Các bác sĩ tài năng nhất của chúng ta cung cấp dịch vụ nâng ngực và xóa nếp nhăn cho các ngôi sao Hollywood. Tại sao? Bởi vì họ có thể trả tiền cho dịch vụ đó. Tại sao các băng đảng tội phạm châu Âu bắt cóc và bán những cô gái trẻ Đông Âu vào các ổ mại dâm ở những nước giàu có hơn? Bởi vì hoạt động này sinh lời. Thị trường này có vẻ đang phát triển; nó là một lực lượng có thế lực lấy sức mạnh từ sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh và thông minh. Bạn hãy nhớ rằng hai trong số những loài thích nghi tốt nhất trên hành tinh này là chuột và gián.

 

Hệ thống của chúng ta sử dụng giá cả để phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Vì chỉ có rất ít thứ có giá trị, nên chức năng cơ bản nhất của bất kỳ hệ thống kinh tế nào là quyết định ai sẽ nhận gì. Ai sẽ có vé đi xem giải vô địch bóng chày Super Bowl? Đó là những người sẵn sàng trả nhiều tiền nhất. Ai sẽ được ngồi ở những vị trí cao nhất trong Hội đồng Xô-viết tối cao? Những cá nhân được Đảng Cộng sản lựa chọn. Giá cả không có ý nghĩa gì trong trường hợp này. Nếu một người bán thịt ở Moscow nhận được một chuyến thịt lợn mới, ông ta sẽ yết giá thịt lợn chính thức của nhà nước. Và dù giá bán thịt đó thấp đến mức có nhiều khách hàng muốn mua sườn lợn, ông ta cũng không thể nâng giá để kiếm thêm tiền. Ông ta chỉ bán sườn lợn cho những người đứng đầu hàng. Những người đứng cuối hàng là những người không may mắn. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đều phân chia hàng hóa, nhưng chúng ta phân chia thông qua giá cả, còn Liên Xô phân chia qua những dòng người đang xếp hàng. (Tất nhiên, điều này sẽ làm xuất hiện thị trường đen: Hoàn toàn có khả năng người bán thịt đã bán thêm sườn lợn bất hợp pháp ra cửa sau của cửa hàng).

 

Bởi vì chúng ta sử dụng giá để phân phối hàng hóa nên hầu hết các thị trường đều có khả năng tự điều chỉnh.Theo định kỳ, nhà lãnh đạo của các quốc gia OPEC sẽ gặp mặt ở một nơi tuyệt đẹp và nhất trí hạn chế sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu. Một vài hệ quả sẽ xảy ra ngay sau đó: (1) giá xăng dầu và khí đốt bắt đầu tăng lên; và (2) các chính trị gia bắt đầu tiến hành ý tưởng can thiệp vào thị trường dầu mỏ. Nhưng giá cả giống như một cơn sốt; chúng vừa là một triệu chứng vừa là một liều thuốc tiềm ẩn. Trong khi các chính trị gia vội vã bước vào Nhà trắng, thì một số hiện tượng trọng yếu khác bắt đầu xảy ra. Chúng ta lái xe ít hơn. Chúng ta cầm tờ hóa đơn nhiên liệu lò sưởi và quyết định xây thêm gác xép. Chúng ta tới gian hàng của Ford, đi qua Expedictions tới Escorts (tên các dòng xe của Ford).

 

Nhiều hiện tượng cũng bắt đầu xảy ra ở bên cung. Các nhà sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC bắt đầu cung cấp nhiều dầu hơn để tận dụng giá cao; còn các nước OPEC bắt đầu gian lận hạn ngạch sản xuất. Các công ty dầu mỏ trong nước bắt đầu khai thác mạnh tay ngay cả khi giá dầu mỏ còn thấp. Trong khi đó, rất nhiều người thông minh bắt đầu làm việc nghiêm túc hơn để tìm và bán các nguồn năng lượng thay thế. Giá xăng dầu và khí đốt bắt đầu giảm khi cung tăng và cầu giảm.

 

Nếu chúng ta ấn định giá cho thị trường, các công ty tư nhân sẽ tìm cách khác để cạnh tranh. Những người tiêu dùng thường nhìn lại “đầy lưu luyến” những ngày đầu đi du lịch máy bay, khi thức ăn ngon hơn, ghế ngồi rộng rãi và mọi người ăn mặc nghiêm chỉnh khi đi máy bay. Đây không chỉ là một cách nói luyến tiếc, chất lượng hàng không đã giảm đi nhanh chóng. Nhưng giá vé máy bay giảm còn nhanh hơn. Trước năm 1978, giá vé máy bay do chính phủ ấn định. Mọi chuyến bay từ Denver tới Chicago đều có giá như nhau, nhưng các hãng hàng không Mỹ vẫn cạnh tranh để thu hút khách. Họ sử dụng chất lượng để phân biệt với các hãng khác. Khi quy định này của ngành công nghiệp hàng không bị bãi bỏ thì giá trở thành đích nhắm đầu tiên cho cuộc cạnh tranh, có lẽ bởi vì đó là những gì người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn cả. Kể từ đó, mọi thứ liên quan đến việc đi máy bay trở nên kém dễ chịu hơn, nhưng giá trung bình, được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm đi gần một nửa.

 

Năm 1995, trên đường tới Nam Phi, tôi bị bất ngờ bởi các trạm xăng dọc đường. Các nhân viên mặc những bộ đồng phục chỉnh tề, đeo nơ con bướm, nhanh nhẹn bơm xăng, kiểm tra dầu, lau chùi kính chắn gió, nhà vệ sinh sạch sẽ – khác xa những thứ kinh khủng mà tôi đã nhìn thấy khi lái xe khắp nước Mỹ. Có điều gì đặc biệt tại một số trạm dịch vụ ở Nam Phi không? Không. Giá dầu do chính phủ quy định. Vì thế, các trạm phục vụ do các công ty tư nhân quản lý đã dùng đến nơ con bướm và nhà vệ sinh sạch sẽ để thu hút khách hàng.

 

Giao dịch thị trường có lợi cho tất cả các bên tham gia. Các công ty hoạt động vì lợi ích cao nhất của họ và người tiêu dùng cũng vậy. Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng có sức mạnh to lớn. Hãy xem ví dụ sau: Khó khăn với những nhà máy bóc lột công nhận nặng nề là do họ không có đủ công nhân. Những công nhân đủ tuổi lao động làm việc tự nguyện trong những cơ sở sản xuất gò bó và lương thấp này. (Tôi không nói đến lao động bị ép buộc hay lao động trẻ em trong trường hợp này). Vì thế, một trong hai trường hợp sau sẽ đúng: hoặc (1) công nhân làm việc ở các nhà máy bóc lột công nhân nặng nề bởi vì đây là lựa chọn việc làm tốt nhất mà họ có; hoặc (2) các công nhân của công ty bóc lột này là những người kém hiểu biết nên họ không biết tận dụng những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn.

 

Hầu hết các lập luận chống lại toàn cầu hóa đều thừa nhận trường hợp thứ hai. Những người chống đối đập cửa sổ ở Seattle đang cố gắng chứng minh rằng những công nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn nếu chúng ta ngăn chặn thương mại quốc tế và đóng cửa các xí nghiệp bóc lột công nhân chỉ để sản xuất được nhiều giày và túi xách hơn cho người tiêu dùng ở các nước phát triển. Nhưng chính xác, điều đó sẽ làm cho các công nhân ở các nước nghèo khá giả hơn bằng cách nào? Nó không tạo ra bất kỳ cơ hội mới nào. Nó chỉ có thể nâng cao phúc lợi xã hội khi công nhân của các nhà máy bóc lột nhận được công việc mới tốt hơn – những cơ hội mà có lẽ họ đã bỏ qua khi làm việc cho một nhà máy bóc lột công nhân thậm tệ. Bạn có biết lần cuối cùng một nhà máy bị đóng cửa ở Mỹ được tung hô như là một tin tốt lành đối với công nhân làm việc ở đó là khi nào không?

 

Theo tiêu chuẩn Châu Âu, các nhà máy bóc lột công nhân là những nơi rất tồi tệ. Đúng vậy, người ta có thể lập luận rằng vì lòng vị tha, Nike nên trả lương cao hơn cho các công nhân nước ngoài. Nhưng đó là dấu hiệu của nghèo đói, chứ không không phải là một nguyên nhân. Mức lương Nike trả cho một công nhân bình thường ở một nhà máy ở Việt Nam là khoảng 600 đô-la một năm. Đây là một số tiền rất ít ỏi. Mức lương này chỉ cao gấp hai lần mức lương trung bình mức thu nhập trung bình của công nhân Việt Nam. Song, các nhà máy bóc lột công nhân này lại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước như Hàn Quốc và Đài Loan và chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn về vấn đề này trong Chương 11.

 

John F. Kennedy có một câu câu nói rất nổi tiếng: “Cuộc sống không công bằng.” Chủ nghĩa tư bản cũng không công bằng ở một mức độ nào đó. Vậy, nó có còn là một hệ thống tuyệt vời không?

 

Theo tôi, nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà dân chủ là ở chính phủ: một lựa chọn nếu không được coi là hoàn hảo thì cũng là khá tốt so với nhiều lựa chọn thay thế tồi tệ. Các thị trường phù hợp với những quan điểm tự do cá nhân của chúng ta. Chúng ta có thể không nhất trí với việc chính phủ quy định chúng ta phải đội mũ bảo hiểm mô tô, nhưng hầu hết chúng ta đều nhất trí rằng nhà nước không phải thảo thành luật chúng ta sống ở đâu, làm gì để sinh sống hoặc làm thế nào để tiêu tiền. Đúng vậy, không có cách nào hợp lý hóa số tiền mà tôi bỏ ra để mua chiếc bánh sinh nhật cho chú chó của mình trong khi số tiền đó có thể dành để tiêm chủng cho hai đến ba em nhỏ ở châu Phi. Nhưng bất kỳ hệ thống nào buộc tôi phải chi tiền mua vắc xin thay vì mua bánh sinh nhật cho chú chó cưng có thể sẽ vấp phải sự phản đối. Các chính phủ Đông Âu của thế kỷ XX kiểm soát nền kinh tế thông qua kiểm soát cuộc sống của người dân. Nhưng họ thường thất bại. Họ đã khiến hơn 100 triệu người dân của mình phải thiệt mạng trong thời bình do đàn áp hoặc do đói kém.

 

Thị trường phù hợp với nhu cầu thiết yếu tất nhiên sẽ thúc đẩy chúng ta đạt đến tiềm năng của mình. Tôi viết cuốn sách này bởi vì tôi yêu việc viết lách. Tôi viết cuốn sách này bởi vì tôi tin rằng kinh tế học sẽ hấp dẫn các độc giả ngoại đạo. Và tôi viết cuốn sách này bởi vì tôi thật sự muốn có một kỳ nghỉ hè tại nhà ở Wisconsin. Chúng ta làm việc chăm chỉ hơn khi chúng ta có lợi từ chính công việc mình làm và làm việc chăm chỉ thường đem lại lợi ích đáng kể cho xã hội.

 

Điều quan trọng nhất đó là chúng ta có thể và nên sử dụng chính phủ để điều chỉnh thị trường theo mọi cách. Trận chiến kinh tế của thế kỷ XX là trận chiến giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản dường như đã chiến thắng. Ngay cả ông anh vợ theo cánh tả của tôi cũng không tin vào nông trại tập thể hay các nhà máy cán thép thuộc sở hữu nhà nước (mặc dù trước đây, anh từng khẳng định anh thích hệ thống chăm sóc sức khỏe được xây dựng theo mô hình Bưu điện Mỹ). Mặt khác, những người hiểu biết có thể phản đối gay gắt vấn đề chính phủ nên chủ động tham gia vào nền kinh tế thị trường khi nào và ra sao hay chúng ta nên cung cấp loại hình an sinh xã hội nào cho những người chịu thiệt thòi. Trong thế kỷ XXI này, các cuộc tranh luận về kinh tế sẽ nghiêng về vấn đề mới: Các thị trường của chúng ta nên được mở cửa ở mức độ nào?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button