Kinh doanh - đầu tư

Đặt Tên Cho Thương Hiệu

dat-ten-cho-thuong-hieu1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jacky Tai

Download sách Đặt Tên Cho Thương Hiệu ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

 

MỌI người thường hỏi tôi tại sao lại sử dụng nhiều thương hiệu của doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng (Business to Custommer) để minh họa cho các nguyên tắc trong xây dựng thương hiệu, mặc dù tôi làm việc cho một đơn vị chuyên xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp phục vụ doanh nghiệp khác (Business to Custommer). Câu trả lời thật đơn giản: các thương hiệu B2C được nhiều người biết đến hơn là các thương hiệu B2B, bởi vì thương hiệu B2C có xu hướng trở thành đặc trưng và đi sâu hơn vào thị trường ngách. Ngay khi bạn đang đứng trong phân đoạn B2B, bạn cũng có thể không biết đến các thương hiệu B2B trong một ngành nghề khác. Tuy vậy, tôi vẫn sử dụng các thương hiệu B2B nổi tiếng. Một số thương hiệu đó đã trở nên phổ biến đến nỗi nhiều người đã “sốc” khi tôi cho biết đó là thương hiệu B2B.

Intel là một ví dụ minh họa cho thương hiệu B2B. Đây là sự thật. Intel bán sản phẩm cho ai? Họ bán cho các công ty khác. Intel không bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, mà họ bán cho nhiều nhà sản xuất máy tính khác nhau. FedEx cũng là một thương hiệu B2B. Một lần nữa, nhiều người lại tròn mắt ngạc nhiên. Ai sử dụng dịch vụ của FedEx? Các doanh nghiệp hay người tiêu dùng? Hầu hết là các doanh nghiệp. Hãy nhớ lại lần sau cùng bạn sử dụng dịch vụ của FedEx, đó là lần bạn gửi các bưu kiện cá nhân hay gửi vì công việc? Tương tự như vậy, Hyflux cũng là một thương hiệu B2B nhưng nó quá nổi tiếng đến nỗi tôi vẫn có thể sử dụng khi thích hợp để minh họa cho các nguyên tắc xây dựng thương hiệu. Caterpillar là một thương hiệu B2B chính cống, họ kinh doanh các thiết bị xây dựng cho các công ty trong lĩnh vực này, nhưng tôi đã sử dụng thương hiệu này để minh họa trong một số chủ đề có liên quan vì nó quá nổi tiếng.

Trong cuốn sách, bạn sẽ nhìn thấy sự hòa quyện giữa các thương hiệu B2B và B2C được sử dụng để minh họa cho các nguyên tắc đặt tên. Thực tế là mặc dù tôi đã tập trung vào công việc xây dựng thương hiệu cho các công ty B2B, nhưng tôi sử dụng nhiều thương hiệu B2C để minh họa cho các nguyên tắc xây dựng thương hiệu, khác biệt hóa và thậm chí là cách thức đặt tên, bởi vì đa số mọi người không nắm bắt nhiều trường hợp B2B. Lấy ví dụ: bạn là một công ty B2B sản xuất kính chắn gió để cung cấp cho nhà sản xuất xe hơi, nghĩa là bạn đã tham gia vào ngành này nhưng bạn vẫn có thể không biết đến những thương hiệu khác B2B khác trong ngành vì bạn không liên hệ hoặc không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.

Là nhà sản xuất kính chắn gió để cung cấp cho các nhà sản xuất xe hơi, có thể bạn chưa từng nghe đến cái tên Getrag, mặc dù đây là một thương hiệu nổi tiếng chuyên về hộp số. Cũng có thể bạn không biết ZF là một thương hiệu lớn về hệ thống tay lái xe hơi. Tương tự, Elbach cũng có thể là cái tên xa lạ đối với bạn, mặc dù đây là đơn vị đầu ngành với các bộ nhíp dùng trong hệ thống giảm xóc của xe hơi. Còn Bilstein và Koni? Cả 2 đều rất nổi tiếng với sản phẩm thiết bị giảm chấn. Bạn cũng có thể chưa từng nghe đến Hella – nhà sản xuất đèn pha nổi tiếng, Marelli – có tên tuổi với hệ thống quản lý động cơ xe, và không biết VDO là thương hiệu lớn với các thiết bị hiển thị.

Đó là lý do tôi sử dụng các thương hiệu mà nhiều người đã biết, để dễ dàng hơn trong việc trình bày các nguyên tắc xây dựng thương hiệu, khác biệt hóa và đặt tên. Thường thường thì điều đó có nghĩa là tôi sẽ sử dụng các thương hiệu B2C. Tuy nhiên, các nguyên tắc xây dựng thương hiệu, khác biệt hóa và đặt tên cũng giống như Toán học. Một cộng với một bằng hai. Các nguyên tắc này đều ứng dụng được với các thương hiệu B2B, B2C và các thương hiệu “hỗn hợp”, trong các công ty làm sản phẩm và dịch vụ, tại Singapore cũng như tại Hoa Kỳ, Timbuktu hay ở Bora Bora.

Đừng quá lo lắng nếu như bạn không nhìn thấy trong cuốn sách này (hoặc trong bất cứ cuốn sách nào khác của tôi) các thương hiệu trong ngành của bạn. Thay vì vậy, hãy tập trung vào những nguyên tắc đặt tên mà tôi sẽ thảo luận dưới đây. Thực ra, nếu bạn không tìm thấy các thương hiệu trong ngành của mình thì đó là điều hay bởi vì cuốn sách này chỉ đề cập đến những thương hiệu được cho là đã lớn mạnh. Có thể là trong ngành của bạn hiện chưa có tên tuổi lớn nào, và như vậy thì chính bạn rất có thể là thương hiệu dẫn đầu. Mặt khác, nếu có quá nhiều thương hiệu lớn trong ngành nghề của bạn được đề cập tại đây và thương hiệu của bạn không nằm trong số đó, thì hẳn bạn đang gặp rắc rối lớn!

Khi đọc cuốn sách này, bạn hãy lưu ý vài điểm sau để có được kết quả tốt nhất từ các nội dung đã viết:

  1. Các nguyên tắc để đặt tên đều sử dụng được bất kể bạn là doanh nghiệp B2B, B2C hay “hỗn hợp”, bạn là người sản xuất sản phẩm hay làm dịch vụ, thương hiệu của bạn là “tồn tại thực sự” hay chỉ có trên thương mại điện tử. Các nguyên tắc vẫn vậy bất kể bạn đến từ quốc gia nào.
  2. Mọi thương hiệu lớn đều khởi nguồn từ tên tuổi nhỏ. Đừng nhìn vào tầm vóc của các thương hiệu hiện nay. Hãy xem họ đã làm những gì khi đặt tên trong lúc còn nhỏ bé. Các quy tắc đặt tên được áp dụng cho các công ty mới khởi nghiệp, các công ty vừa và nhỏ và cả các công ty đa quốc gia.
  3. Vẫn có ngoại lệ dành cho các quy tắc để đặt tên, nhưng rất hiếm. Để cải thiện cơ hội cho việc tạo ra tên tuổi, bạn hãy tuân theo các quy tắc tại đây. Đừng cố gắng làm “người hùng” và đừng trở thành một ngoại lệ để có sự “hoành tráng” bên ngoài và sau đó phải ra đi với lớp vỏ bọc đó.

Tôi cũng được hỏi: liệu rằng có những quy tắc đặc biệt nào để đặt tên cho các công ty theo từng thời kỳ phát triển khác nhau. Câu trả lời là Không. Quy tắc để đặt tên – tương tự như 10 quy tắc xây dựng thương hiệu và 13 quy luật khác biệt hóa đã được trình bày trong các tác phẩm trước đây của tôi – ứng dụng được cho tất cả các doanh nghiệp. Các quy tắc này còn trở nên thiết yếu hơn, bởi vì trong khi bạn có thể vận dụng 13 chiến lược khác biệt hóa trong vài năm hoặc trong vài thập niên mà doanh nghiệp tồn tại thì bạn cần phải có một cái tên đúng ngay từ trước khi bạn khai trương doanh nghiệp của mình – đó là lý do tại sao những cái tên rất khó có thể thay đổi. Nhiều doanh nghiệp đã đánh giá thấp sự khó khăn khi đổi tên và họ cũng xem nhẹ những tốn kém đi kèm, thậm chí còn đổi thành một cái tên xấu hơn.

Tên là vấn đề mà bạn phải xác định đúng ngay từ đầu. Thà làm đúng như vậy, còn hơn là phải chỉnh sửa sau đó. Với sự vận động nhanh của thế giới kinh doanh ngày nay và những động thái trừng phạt bạn nhanh chóng của các đối thủ mỗi khi bạn phạm sai lầm, bạn sẽ người đi sau cùng nếu như không có bước đi đầu tiên đúng đắn.

Cuốn sách này dành tặng cho Wilson, Adeline, Prantik, Elgin, Raine, Eileen, Mervin, Lerisca, Nicholas, Kennie, Sheena, Hui Zhi và Elvira – những đồng nghiệp mà tôi học hỏi và cũng là những đồng chí tin cậy của tôi.

ĐỌC THỬ

TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH CỦA THƯƠNG HIỆU

 

XÂY DỰNG thương hiệu là một quá trình liên tục, không có điểm dừng. Có rất nhiều công cụ để xây dựng thương hiệu và tôi sẽ phải dành thêm vài năm nữa, với vài quyển sách nữa để có thể trình bày về tất cả các công cụ đó. Hiện nay, sứ mạng của chúng tôi – hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp châu Á về nghệ thuật và khoa học xây dựng thương hiệu – đã chuyển sang giai đoạn thứ 3: các chiến lược đặt tên.

Quyển sách này là phần tiếp theo của hành trình từ năm 2007, khi tác phẩm đầu tiên của tôi ra đời: Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu (Transforming Your Business into A Brand), với đồng tác giả là một đồng nghiệp của tôi – Wilson Chew. Tác phẩm này bàn về 10 quy tắc để xây dựng thương hiệu mà những tên tuổi lớn nhất – cấp độ toàn cầu, khu vực hay địa phương – đã được tạo dựng nên. Sau nhiều năm tư vấn, chúng tôi đã bắt đầu nhận ra là Singapore thực sự đang có nhiều công ty tầm cỡ thế giới – đó là những công ty về căn bản là vững vàng, được quản lý tốt, có hiệu quả và có sản phẩm chất lượng cao.

Vấn đề ở đây là Singapore có nhiều công ty đẳng cấp toàn cầu, nhưng lại không có những thương hiệu toàn cầu, điều đó lý giải việc khi so sánh với nhiều công ty đối ứng tại phương Tây hay thậm chí ở Nhật Bản, Hàn Quốc thì các công ty Singapore đều có giá trị thương hiệu tương đối thấp hơn. Nếu tất cả các khía cạnh khác là tương đương nhau thì công ty phương Tây bao giờ cũng có tỷ lệ % của tài sản vô hình cao hơn tỷ lệ này trong một công ty Singapore.

Khi bạn có một thương hiệu mạnh, phần vô hình trong giá trị thương hiệu sẽ tăng thêm. Và khi đã trở thành vô hình thì giá trị thương hiệu không còn mức giới hạn nào nữa. Nếu giá trị của bạn phần lớn dựa vào những tài sản “cứng” – những tài sản hữu hình, cụ thể mà bạn sở hữu – thì sự phát triển của bạn còn có giới hạn. Sở hữu một tài sản vô hình có giá trị quá lớn cũng có thể trở thành nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn các công ty Singapore đều bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của họ, bởi vì họ đã không xây dựng cho mình các thương hiệu mạnh mẽ hơn. Đó chính là điều được các chuyên gia định giá thương hiệu độc lập mà tôi đã cùng làm việc đồng thuận.

Nếu mọi thứ khác là ngang nhau, nhìn chung thì người ta sẽ ưa chuộng các thương hiệu phương Tây hơn là các thương hiệu châu Á. Một cách tổng quát thì người phương Tây thích dùng các thương hiệu phương Tây, và người châu Á cũng vậy. Có phải là sản phẩm của phương Tây tốt hơn xét về chất lượng, sự cải tiến và hiệu quả? Không nhất thiết là như vậy. Nhưng các thương hiệu phương Tây mạnh hơn. Do đó chúng được ưa chuộng hơn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề. Một số thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc đã xâm nhập được vào tâm trí khách hàng toàn cầu sau nhiều năm tích cực cải tiến và xây dựng thương hiệu, nhưng có rất ít công ty Singapore đã thành công như thế này.

Tôi đã trình bày sự khác biệt, nét tương phản giữa hoạt động kinh doanh và thương hiệu trong tác phẩm đầu tiên của mình. Nhiều công ty Singapore – mặc dù là các công ty đẳng cấp thế giới nếu xét theo các khía cạnh vận hành – vẫn chỉ đơn thuần là kinh doanh chứ không phải là thương hiệu, bởi vì họ không sở hữu được một ý tưởng mạnh mẽ trong tâm tưởng của mọi người. Khách hàng mua sản phẩm của các công ty này vì lý do giản đơn là giá rẻ hơn. Thương hiệu là một thứ vô hình, thương hiệu tồn tại như các ý tưởng trong tâm trí khách hàng. Khi thương hiệu của bạn đã gắn kết chặt chẽ với một ý tưởng nào đó thì bạn đã có một thương hiệu mạnh. Nếu không thì bạn chỉ có công việc kinh doanh mà thôi. Thời đại ngày nay, nếu chỉ có việc kinh doanh không thôi thì chưa đủ, vì bất cứ thứ gì bạn chào bán được thì các đối thủ của bạn cũng có thể chào bán. Theo thời gian, những đối thủ này (dù sao cũng có một vài đối thủ) sẽ có thể chào bán sản phẩm dịch vụ đó tốt hơn với giá rẻ hơn. Để tồn tại trong bối cảnh siêu cạnh tranh hiện nay, bạn cần có thương hiệu. Để phát triển bất chấp sự tấn công liên tục của các đối thủ cạnh tranh, bạn cần có một thương hiệu mạnh.

Cuốn Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu được viết bởi vì Wilson và tôi đã nhìn thấy nhiều tiềm năng trong các công ty Singapore. Chúng tôi muốn giúp họ chuyển đổi từ những hoạt động kinh doanh tốt thành những thương hiệu mạnh. Không gì thất vọng cho bằng khi nhìn thấy một công ty tốt hơn nhiều đối thủ nhưng lại kém thế hơn trên thị trường, chỉ vì họ xây dựng thương hiệu cho mình chưa tương xứng. Tôi từng gặp gỡ vài nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon. Tôi cũng trao đổi với John Nesheim – quân sư của những đơn vị mới khởi nghiệp tại thung lũng Silicon – hiểu biết của ông ta dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp mới trong việc tăng vốn. Những người này đều hỏi tôi: “ông có biết các công ty Singapore đang sai lầm điều gì không?”. Tôi trả lời: “Tôi có vài ý, nhưng sao các ông không nói cho tôi biết?”. Và họ đã nói, đại ý là: “Xét về chất lượng, sự cải tiến và trình độ hiểu biết thì nhiều công ty Singapore là tương đương, thậm chí còn vượt qua các công ty Hoa Kỳ; nhưng họ đang có xu hướng thua cuộc trên thương trường – và họ sẽ thua – bởi vì họ thậm chí không có cả những ý tưởng sơ khai nhất để làm marketing cho chính mình. Trong khi những đối thủ Hoa Kỳ lại rất tuyệt vời trong công tác xây dựng thương hiệu, còn các doanh nghiệp Singapore lại kém xa về mục này.”

Điều này “khó nuốt” thật, nhưng tôi phải chấp nhận. Người Mỹ giỏi hơn về mặt này, và một trong các lý do là các công ty Singapore vẫn giữ ý niệm cho rằng nếu sản xuất một cái bẫy chuột (sản phẩm) tốt hơn thì vẫn có thể bắt được nhiều chuột (khách hàng) hơn. Nhưng các “chú chuột” ngày nay rất ý thức về thương hiệu. Những gì mà các công ty cần làm không chỉ là sản xuất ra các bẫy chuột loại tốt, mà còn phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bẫy chuột đó. Thế giới kinh doanh là như vậy. Nhờ vào những tiến bộ công nghệ và quá trình siêu cạnh tranh, khoảng cách chất lượng giữa cái tốt nhất và cái tệ nhất đã bị thu hẹp lại đến mức ngay khi bạn mua một sản phẩm đầu DVD tồi nhất, một điện thoại di động “bèo” nhất, hay một máy ảnh kỹ thuật số, máy giặt, tủ lạnh hay máy vi tính “dỏm” nhất thì tất cả những thứ đó vẫn có thể hoạt động đủ tốt. Sự khác biệt ở đây là gì? Đó là thương hiệu. Tất cả là thương hiệu. Chất lượng là điều sẵn có. Để giành thắng lợi trong bối cảnh hiện nay, bạn không cần phải có chiếc bẫy chuột tốt hơn, mà phải có thương hiệu tốt hơn.

Xây dựng thương hiệu cũng có ý nghĩa chủ đạo là khác biệt hóa. Nếu không có sự khác biệt, bạn phải bán giá rẻ; đây cũng là quy tắc thứ 5 trong cuốn Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu. Thật vậy. Nếu khách hàng của bạn không cảm nhận được bất cứ sự khác biệt nào giữa bạn và các đối thủ, họ sẽ mua từ người bán nào có giá rẻ hơn. Chừng nào giá của bạn vẫn là rẻ hơn thì bạn vẫn còn hoạt động kinh doanh. Nhưng bạn có thể duy trì lợi thế giá rẻ đó đến khi nào?

Ngay cả khi khách hàng muốn mua sản phẩm giá rẻ, họ vẫn có rất nhiều sự lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn muốn mua một chiếc máy bơm giá rẻ cho xưởng sản xuất của bạn, bạn có được rất nhiều chào hàng và bạn sẽ chọn cái nào? Bạn hẳn sẽ chọn sản phẩm nào có thương hiệu tốt hơn. Nếu muốn mua một chiếc xe nâng giá rẻ, bạn cũng có nhiều khả năng chọn lựa và bạn chắc sẽ mua loại nào có sự khác biệt nhất – nghĩa là loại xe nào gây ấn tượng mạnh mẽ hơn vì nó đã được định vị khác biệt. Nếu muốn tìm mua một xe hơi giá rẻ, bạn sẽ tìm đến chiếc nào có biểu tượng ít xấu nhất – nghĩa là thương hiệu mạnh hơn trong số những thương hiệu xe hơi giá rẻ.

Vì tầm quan trọng của sự khác biệt hóa, chúng tôi đã xây dựng quy tắc thứ 5 và mở rộng thành một cuốn sách trình bày chi tiết về 13 chiến lược khác biệt hóa mà bạn có thể sử dụng để tạo dựng sự khác biệt cho thương hiệu của mình, nhằm giành lấy lợi thế cạnh tranh. 13 chiến lược khác biệt hóa đều được ứng dụng trong các dự án thương hiệu mà chúng tôi tham gia, và chúng tôi đã trình bày nhiều tình huống minh họa thành công để dẫn chứng cho các chiến lược này trong thực tế qua tác phẩm Sát thủ Khác biệt hóa – quyển sách thứ 2 của chúng tôi được phát hành năm 2008.

Nhưng tôi không nghĩ là chúng ta đã xong việc. Hành trình còn tiếp tục. Cuốn sách thứ 3 này cũng dựa trên 1 trong 10 quy tắc xây dựng thương hiệu đã trình bày trong tác phẩm Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu, quy tắc số 7: sức mạnh của cái tên. Sở hữu được một cái tên tuyệt vời sẽ là một trong các quyết định quan trọng nhất của công tác xây dựng thương hiệu mà bạn phải làm, tôi sẽ giải thích trong Chương 2. Thật không may, tầm quan trọng của việc đặt tên lại bị đánh giá không đúng mức. Ngay cả trong số những người ý thức được tầm quan trọng của tên thương hiệu vẫn có nhiều người tìm đến những cái tên xấu, vì họ chưa hiểu các nguyên tắc của việc đặt tên. Trong cuốn sách này, tôi sẽ trình bày về 10 nguyên tắc mà bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo từng từ. Bạn nên hiểu rõ các nguyên tắc đó, nếu không thì bạn chỉ có thể tìm được một cái tên tuyệt vời nhờ sự may mắn lớn. Mặc dù sự may mắn cũng có vai trò nhất định trong việc đặt tên – cũng như nó tham gia vào các khía cạnh khác của kinh doanh – nhưng tôi khuyên bạn không nên quá trông chờ vào vận may. Vận may không phải là một đối tác tin cậy trong kinh doanh. Ngoài ra tôi sẽ thảo luận về 12 lỗi thường gặp trong khi đặt tên (Chương 14).

Ngay cả tác phẩm này cũng có sự khác biệt cố ý so với những cuốn khác trên thị trường – không có nhiều tác phẩm bàn về việc đặt tên – bởi vì tôi muốn nghiên cứu sâu hơn vào những khía cạnh quan trọng nhất trong công tác sáng tạo ra tên gọi. Tầm quan trọng của từng nguyên tắc trong tổng số 10 nguyên tắc và những ứng dụng thành công của mỗi nguyên tắc đó được trình bày rất chi tiết.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button