Kinh doanh - đầu tư

Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công

Dam me bi quyet tao thanh cong - Stephen R. Covey & Jennifer Colosimo1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stephen R. Covey & Jennifer Colosimo

Download sách Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Thật tuyệt vời! Quan điểm độc đáo của hai tác giả Covey và Colosimo đã tạo nên một tác phẩm vượt thời gian. Đam mê – Bí quyết tạo thành công mang ý nghĩa sâu sắc, đầy tính thuyết phục bởi nó thôi thúc mỗi người cần xác định cho mình một sự nghiệp đáng để cống hiến và theo đuổi đến cùng! Đây chính là một trong những cuốn sách giàu giá trị thực tiễn cũng như tràn đầy cảm hứng nhất trong thời đại của chúng ta.”

– Rick Smith, tác giả cuốn The Leap:

How 3 Simple Changes Can Propel Your Career from Good to Great

“Tên tuổi của Stephen Covey đã trở thành huyền thoại trong giới kinh doanh. Những lời khuyên của ông luôn đúng trong mọi thời đại và có thể áp dụng cho mọi đối tượng ở bất kỳ ngành nghề nào. Nắm rõ sự thay đổi của thị trường lao động, Covey và Colosimo đề ra phương châm: Muốn tạo được chỗ đứng trong công việc và củng cố vị thế trong xã hội ở những thập kỷ tới, phải xác định rõ đâu là thế mạnh của bản thân và lĩnh vực mình muốn theo đuổi. Đồng thời, hãy luôn phấn đấu trở thành một nhân tố quan trọng và là người giải quyết vấn đề cho các tổ chức. Trong cuốn sách này, mỗi nguyên tắc đầy tính trí tuệ đều được minh họa bằng các câu chuyện sinh động cùng những trải nghiệm của hai tác giả. Qua đó, độc giả sẽ dễ dàng nhận ra, một cuộc sống vẹn toàn đầy ý nghĩa là điều mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện được.”

– Alexandra Levit, tác giả cuốn New Job, New You: A Guide to Reinventing Yourself in a Bright New Career

“Covey và Colosimo không chỉ thay đổi cách suy nghĩ của bạn về công việc, mà các tác giả còn chỉ ra cho bạn những chiến lược thông minh để giành được những cơ hội lớn trong công việc.”

– Keith Ferrazzi, tác giả cuốn Never Eat Alone:

And Other Secrets to Success, One Relationship at a Time

“Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách vô cùng thú vị này, bởi nó sẽ tạo ra lực đẩy cần thiết giúp bạn thay đổi bản thân, vươn tới thành công và xây dựng được sự nghiệp như ý”.

– Robin Ryan, tác giả cuốn 60 Seconds & You’re Hired!

“Đam mê – Bí quyết tạo thành công đưa ra một cách suy nghĩ mới mang tính đột phá về công việc và sự nghiệp của bạn. Những lời khuyên thực tế, phù hợp xu thế xã hội sẽ giúp bạn có được một sự nghiệp tuyệt vời, bền vững, bất chấp bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào và nền kinh tế biến động ra sao.”

– Vince Beaver, Giám đốc bộ phận chuyển đổi doanh nghiệp, NetApp

 

 

Đam mê – Bí quyết tạo thành công

Quyển sách này đề cập đến việc tạo dựng một sự nghiệp tuyệt vời.

Có thể bạn tự nhủ: “Tôi không muốn nói đến chữ sự nghiệp, huống gì đến một sự nghiệp đỉnh cao. Lúc này tôi chỉ cần một công việc. Tôi cần có cái để ăn!”.

Nếu bạn đang tìm việc, chúng tôi sẽ cung cấp những cách thức giúp bạn có được một công việc tuyệt vời. Đây là những bước đi đầu tiên.

Nhưng đến một ngày, mong muốn của bạn không chỉ là có cái để ăn nữa, mà bạn sẽ nhìn lại cuộc đời mình và tự hỏi thời gian qua bản thân đã đóng góp được gì cho xã hội.

Cuốn sách này nói về hiện tại và tương lai. Nó đề cập đến việc làm sao để có được một công việc tuyệt vời và tận hưởng một sự nghiệp vĩ đại trong đời.

Bạn thường hình dung như thế nào về chân dung của một người thành công trong sự nghiệp? Phải chăng bạn nghĩ họ là những người kiếm được rất nhiều tiền, gặt hái được thành công vang dội và là nhân vật tiếng tăm trong giới của họ? Bạn nghĩ gì khi nghe câu trả lời quen thuộc của các sao khi được phỏng vấn trên truyền hình: “Tôi không ngờ vai diễn của mình lại ăn khách như vậy!”. Phải chăng chỉ một vài người được quyền tự hào về công việc của mình?

Bạn có cho rằng công việc hiện tại của mình thật tuyệt vời?

Còn bạn, bạn có cho rằng công việc hiện tại của mình thật tuyệt vời và mong muốn tạo nên một sự nghiệp đỉnh cao? Khi đến tuổi về hưu và nhìn lại toàn bộ sự nghiệp của mình, bạn sẽ đánh giá thế nào? Đó là một sự nghiệp tầm thường hay một sự nghiệp để lại dấu ấn sâu sắc trong đời? Và đâu là cơ sở cho những đánh giá đó?

Và quan trọng hơn, bạn sẽ làm gì để tạo dựng cho mình một sự nghiệp đỉnh cao?

Là đồng tác giả của quyển sách, chúng tôi rất ấn tượng với những câu hỏi thú vị này. Chúng tôi đã cộng tác với nhau trong nhiều năm để tìm câu trả lời cho vấn đề cả hai luôn ấp ủ: Đâu là những yếu tố tạo nên một cuộc sống và sự nghiệp tuyệt vời? Để chứng minh cho những luận điểm được trình bày trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến 2 phần kinh nghiệm khác nhau, trong đó có cả trải nghiệm thực tế của mỗi người. Với những thành quả đã đạt được, kiến thức chuyên môn, cùng các công cụ được chia sẻ trong sách, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ sớm tìm ra lời giải cho câu hỏi của chính mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc hay mong muốn công việc của mình trở nên thú vị hơn, tôi tin chắc quyển sách này sẽ là bạn đồng hành thích hợp của bạn.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1 BẠN SẼ CỐNG HIẾN NHỮNG GÌ?

Khái quát nội dung

  • Làm thế nào để nhận biết thế mạnh của bản thân để dồn hết tài năng và tâm huyết vào công việc?
  • Làm thế nào để tìm ra động lực trong công việc và trở thành người trụ cột trong tổ chức?
  • Làm sao để xác định lĩnh vực bạn muốn cống hiến và xác lập Bản mục tiêu phấn đấu?

NHẬN BIẾT THẾ MẠNH BẢN THÂN

Để xác định xem bản thân có thể cống hiến trong lĩnh vực nào, trước hết, bạn phải nhận biết thế mạnh của chính mình.

Sau đây là một số câu hỏi dành cho bạn:

  • Bạn có cảm thấy uể oải vào đầu giờ và cuối giờ làm việc?
  • Bạn có cảm thấy mình bị đánh giá thấp hoặc không được biết đến trong công việc?
  • Có phải tiền bảo hiểm và các phúc lợi khác là lý do chính khiến bạn duy trì công việc hiện tại?
  • Có phải lúc nào bạn cũng làm ra vẻ mình đang rất bận rộn?
  • Bạn có cho rằng những công việc quen thuộc phải hoàn thành hàng năm là nhàm chán?
  • Bạn có cảm thấy công việc của mình thật vô nghĩa?

Và câu hỏi quan trọng nhất: Khả năng của bạn có vượt trội so với yêu cầu công việc hiện tại?

Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, trường hợp của bạn có thể được xem là một trong những vấn đề “nóng” trong thời đại hiện nay.

Ở đây chúng tôi đang đề cập đến vấn đề tiềm năng vô tận của con người đang bị bỏ phí và công việc hiện tại đã không tạo cơ hội để bạn phát huy khả năng tiềm ẩn của bản thân.

Phần lớn chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm
năng của bản thân trong công việc.
Mỗi cá nhân đều có đủ tài năng và phẩm chất để thực hiện những việc mà chúng ta không ngờ tới.

Nhà tâm lý học nổi tiếng William James đã chỉ ra rằng: “Phần lớn chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của bản thân trong công việc. Mỗi cá nhân đều có đủ tài năng và phẩm chất để thực hiện những việc mà chúng ta không ngờ tới”. Đây có thể là thời điểm thoát ra khỏi cái khung giới hạn đó, thay vì để guồng công việc nhấn chìm bạn.

Mặt khác, khi những đề nghị tiếp tục bị từ chối, bạn có thể bị mất việc làm và cảm thấy mình không còn giá trị.

Trong chương này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết và phát huy thế mạnh của mình, để từ đó có những đóng góp mang dấu ấn riêng. Nếu biết cách phát huy tối đa thế mạnh của bản thân, bạn hoàn toàn có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.

Dưới đây là câu chuyện của một người bạn:

“Mới đây tôi có dịp trò chuyện với một thanh niên chừng 30 tuổi. Vài năm trước, anh đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu. Bằng năng lực của bản thân, anh có quyền chọn cho mình một công việc như ý. Hiện tại, anh đang làm việc cho một công ty về dịch vụ tài chính.

Tôi trao đổi với anh một vài vấn đề như: ‘Chiến lược ưu tiên hàng đầu của công ty anh hiện nay là gì?’. Và anh ấy đã không thể trả lời câu hỏi này.

‘Lần cuối anh gặp và nói chuyện trực tiếp với sếp về vai trò của mình trong việc hoàn thành những vấn đề ưu tiên của tổ chức là khi nào?’. Anh cho biết ngoại trừ lần phỏng vấn tuyển dụng ba năm trước, anh vẫn chưa trực tiếp gặp sếp lần nào khác.

Cuối cùng, tôi hỏi anh ấy: ‘Anh đã làm được gì cho tổ chức của mình?’. Anh suy nghĩ một lát rồi ngập ngừng nói: ‘Năm ngoái, tôi đã giúp công ty tiết kiệm được 500.000 đô-la.’

Tôi hỏi tiếp: ‘Ngoài anh ra, có ai biết về điều đó không?’.

Và anh đáp: ‘Mỗi tuần tôi đều làm báo cáo gửi sếp… nhưng tôi nghĩ là ông ấy đã không đọc đến nó’.

Gương mặt anh lộ rõ vẻ chán nản và tôi có thể hiểu được tình cảnh này. Nguồn năng lượng trong anh ấy đã cạn kiệt, lòng nhiệt tình cũng đã tan biến.

Vì mải hoàn thành những công việc thường ngày, anh ấy đã lãng quên ước mơ của bản thân về những cống hiến lớn lao. Khi bằng lòng với những công việc không xứng tầm, anh ấy đã tự hạ thấp giá trị của bản thân.”

Trong trường hợp này, không thể phủ nhận rằng một phần lỗi là do sự yếu kém của người lãnh đạo, nhưng trong một chừng mực nào đó, nguyên nhân còn do người thanh niên kia đã chấp nhận để điều đó xảy đến với mình.

Anh ấy đã đánh mất giá trị của bản thân.

BẠN LÀ NGƯỜI DUY NHẤT VÀ KHÔNG THỂ THAY THẾ

Nhìn chung, có một nguyên nhân phổ quát lý giải cho tình trạng nhiều người không hài lòng với công việc của mình. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc những người này đã không có được cái nhìn khách quan, toàn diện về chính bản thân họ.

Giá trị con người bạn không nằm ở các biểu hiện bên ngoài mà xuất phát từ các phẩm chất bên trong. Bạn cần biết rằng trong bạn còn rất nhiều khả năng tiềm ẩn. Bạn không phải là một cái máy nhận lệnh từ người khác, mà bản thân có quyền lựa chọn để trở thành người mà mình mong muốn.

Trong chúng ta, rất nhiều người đánh giá giá trị bản thân bằng cách so sánh mình với những người khác.

Một số khác lại lấy vật chất làm tiêu chí xác định giá trị của bản thân hay giá trị của những thành quả họ đạt được.

Các kết quả nghiên cứu trong 30 năm gần đây đều chỉ ra rằng lương bổng không phải là nguyên nhân chính khiến con người phát huy năng lực. Mức lương là thứ mà họ mong chờ, chứ không phải là động lực khích lệ, bởi ai cũng có mong muốn chính đáng là được trả lương tương xứng với công sức lao động. Hơn nữa, một nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: “Nếu một người được hưởng mức lương cao kèm theo chế độ phúc lợi rất tốt lại chán ghét công việc của mình, điều ấy cũng không có gì ngạc nhiên. Nhiều người đã quyết định chọn công việc khác với mức lương thấp hơn và chế độ đãi ngộ không tốt bằng, nhưng công việc đó tạo động lực cho họ phấn đấu… Nhiều người khác lại sử dụng thời gian sau giờ làm việc và trong ngày nghỉ cuối tuần để làm những công việc không cần thù lao với sự nhiệt tình, hăng hái mà họ không có được khi làm việc chính thức. Cái họ cần không phải là vật chất, mà là sự trân trọng”.

Một vài người lại lấy những tiêu chuẩn của người khác làm căn cứ đánh giá bản thân và cứ mải chạy theo cái bóng của người kia. Họ đã đánh mất bản sắc riêng của mình, hay nói cách khác, họ đã “bị đánh cắp đặc điểm nhận dạng”. Do đã đánh mất những giá trị riêng của chính mình nên những người này không còn khả năng tạo ra những cống hiến phi thường.

Charles Handy(1) nhà lý luận quản trị nổi tiếng người Anh, đã chia sẻ: “Chúng ta có thể định nghĩa ‘thành công’ là không thua kém hàng xóm… Nhưng nếu bạn thật sự xem câu trả lời trên là nghiêm túc, điều ấy thật tai hại”.

Không một ai khác có được những thế mạnh, kinh nghiệm và sự khéo léo mà bạn có. Tài năng của bạn là duy nhất và không trùng lặp.

Không người nào giống bạn. Bạn là duy nhất. Không một ai khác có được những thế mạnh, kinh nghiệm và sự khéo léo mà bạn có. Tài năng của bạn là duy nhất và không trùng lặp. Do đó, không một ai khác có những cống hiến giống bạn.

Sau nhiều năm làm việc với các công ty dầu mỏ và nhiều trường đại học khác nhau, Charles Handy vẫn không cảm thấy hài lòng với công việc của mình và ông đi đến kết luận là mình đã chọn nhầm nghề. Sau đó ông liệt kê ra những khả năng đặc biệt, niềm đam mê và quyết định bắt đầu một câu chuyện mới trong sự nghiệp của mình.

Charles kể lại: “Đúng hôm sinh nhật lần thứ 49, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Có thể bạn sẽ nghĩ đây không phải là sự kiện đáng chú ý, nhưng chính ở thời điểm này tôi mơ hồ nhận ra sự vô nghĩa là có thật. Và ngày hôm nay sẽ là ngày đầu tiên thật sự có ý nghĩa trong phần còn lại của đời tôi. Tôi có thể mất việc, nhưng đó là lựa chọn của bản thân. Tất nhiên, tôi không gọi đó là thất nghiệp mà tôi nghĩ rằng mình đang ‘lập danh mục đầu tư’”.

Và Handy thật sự không thất nghiệp, mà đơn giản là ông thay đổi tư duy của mình. Rất nhiều công việc có ý nghĩa quan trọng và các khách hàng đang đợi ông. Đã từ lâu, ông không còn xem mình như một bánh răng trong cỗ máy tổ chức, mà là “người đầu tư thế mạnh của bản thân”. Điều ấy cũng tương tự như việc đầu tư vào cổ phiếu và cổ phần, song trong trường hợp này, vốn của Handy hơi khác thường, bao gồm cả tiềm lực kinh tế và khả năng viết lách thiên bẩm. Từ đó, ông ấy đã viết được 18 quyển sách về quản trị nổi tiếng và có những đóng góp đáng kể trong giới kinh doanh.

Handy chia sẻ về cuộc trò chuyện với một người bạn có thâm niên trong ngành quảng cáo. Bạn của Handy đã 48 tuổi. Lâu nay, ông ấy luôn phàn nàn với Handy rằng trong một ngành công nghiệp luôn đòi hỏi sự đổi mới như quảng cáo, thì những người lớn tuổi như ông khó có thể giữ được chỗ đứng. Nhưng Handy biết rằng trong tương lai sẽ ngày càng hiếm những công việc có sự ổn định lâu dài. Do đó, Handy ủng hộ bạn đi theo con đường đầu tư giống mình.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải rời bỏ công việc hiện tại mới chứng tỏ rằng bạn đã thay đổi tư duy. Thay vì thụ động tuân theo những hướng dẫn trong bản mô tả công việc, sự đổi mới trong tư tưởng được biểu hiện qua việc đánh thức khả năng làm việc thực sự của chính mình.

Giáo sư Richard Florida đã nhận xét: “Nền kinh tế của chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ khá dài trước khi xuất hiện những biến chuyển lớn lao. Tình trạng này tương tự như xu hướng xã hội cuối thế kỷ 19, khi con người rời khỏi ruộng đồng và chuyển đến những thành phố công nghiệp mới, nhưng ở cấp độ cao hơn. Hiện nay, nền kinh tế sản xuất đang dần bị thay thế bởi nền kinh tế của những ý tưởng sáng tạo”. Sự thay đổi này chưa thể dự đoán được, nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì các công ty theo kiểu truyền thống sẽ nhanh chóng biến mất. Trong thời đại tri thức, sự sáng tạo và cống hiến là những vấn đề đáng được quan tâm nhất.

Trong thời đại tri thức, vấn đề người lao động cần đặt ra là: “Tôi nên

cống hiến

những gì?”

Trong thời đại công nghiệp, người ta đơn giản chỉ hỏi: “Bản mô tả công việc của tôi là gì?”. Theo Peter Drucker(2), chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị, thì: “Trong thời đại tri thức, vấn đề người lao động cần đặt ra là: ‘Tôi nên cống hiến những gì?’. Đây chính là tư duy mới trong lịch sử loài người. Trong thời đại cũ, cấp dưới phải thực hiện nhiệm vụ do cấp trên đưa xuống và cho đến những thập kỷ gần đây, tình trạng này vẫn được duy trì. Nhưng ngày nay, sự phát triển của đội ngũ lao động tri thức khiến người ta phải nhanh chóng thay đổi cách nhìn nhận này.

Những khuôn mẫu của thời đại công nghiệp đã hoàn toàn không còn giá trị trong thời đại tri thức. Nếu chỉ biết làm việc một cách thụ động theo bản mô tả công việc có sẵn, bạn không thể thích nghi với thế giới luôn đổi thay từng ngày và sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Tại sao như vậy? Câu trả lời là, ngay khi được viết ra, Bản mô tả công việc đã trở nên lỗi thời. Nếu không thường xuyên thay đổi bản thân để có thể thích ứng được với những thách thức mà tổ chức của bạn phải đối mặt, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Đại sư – triết gia Tinh Vân (Hsing Yun)(3) nhận xét: “Đơn giản là có những thứ ta không thể giữ lại bên mình mãi mãi, dù có cố gắng đến mấy. Trong thời đại ngày nay, mọi thứ sẽ thay đổi, luôn thay đổi và ngay cả những tiền đề giúp bạn có được như ngày hôm nay cũng sẽ biến mất. Vậy tại sao bạn còn cố níu giữ?”(4)

Trong thời đại công nghiệp, bạn chỉ là công cụ của người khác. Trong thời đại tri thức, bạn sẽ là người đem đến giải pháp duy nhất cho những vấn đề trọng yếu.

 

 CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI TRI THỨC
 “Tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình.” “Tôi có những đóng góp quan trọng.”
 “Tôi là người tìm kiếm việc làm.” “Tôi là người giải quyết các vấn đề.”
 “Tôi là một mắt xích trong bộ máy công ty.” “Tôi là con người với những ưu thế nổi trội: tài năng, niềm đam mê, đạo đức.”

Chân dung một người lao động điển hình trong thời đại công nghiệp rất khác biệt so với hình mẫu người lao động trong thời đại tri thức. Đó là sự khác biệt giữa một người thụ động, không đưa ra được sáng kiến nào với một người năng động luôn có trách nhiệm cho tương lai.

Hiện tại, nhiều người vẫn bảo lưu những tư tưởng còn sót lại từ thời đại công nghiệp. Theo đó, một bài báo trên tờ Times of London có đoạn viết: “Nhiều người lao động không cảm thấy thoải mái ở sở làm vì họ dành phần lớn thời gian để giả vờ làm việc. Thái độ đối phó đó khiến họ căng thẳng hơn cả khi phải làm việc quá mức. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự trì trệ của công ty”.

Là công dân trong thời đại tri thức, điều đó có nghĩa là bạn sẽ đem tất cả năng lực của bản thân để đối đầu với những thách thức mang tầm thời đại. Bạn không phải là “một cái máy chỉ biết hoạt động theo bản mô tả công việc”. Một hình mẫu lý tưởng của thời đại tri thức là người có kiến thức, khả năng, biết kiểm soát, biết suy nghĩ, có khả năng sáng tạo với những năng lực tiềm tàng không giới hạn; và bạn có thể tận dụng những thế mạnh đó để tạo nên những cống hiến mang dấu ấn riêng.

TIÊU CHÍ NHẬN BIẾT THẾ MẠNH CỦA BẢN THÂN

Bạn không phải là một cái máy chỉ biết tuân theo bản mô tả công việc.

Vấn đề cốt lõi nhất là bạn phải nhận biết những thế mạnh của mình. Phần cuối của chương này sẽ hướng dẫn bạn khám phá năng lực bản thân. Những thế mạnh này có thể xếp theo 3 phạm trù: tài năng, niềm đam mê và lương tâm.

Tại sao lại chọn những phạm trù này làm tiêu chí đánh giá?

Bởi vì tài năng, đam mê và lương tâm là những yếu tố cấu thành giá trị của bạn. Giá trị của một con người không chỉ giới hạn trong năng lực làm việc. Nếu chỉ biết làm việc, con người chẳng khác nào một cỗ máy. Nếu chỉ hành động theo sở thích và bản năng, con người chẳng khác nào loài vật. Điểm cốt lõi để phân biệt con người với loài vật chính là nhân cách. Chính tiếng nói lương tâm sẽ cho bạn biết bạn cần làm gì để sống có ý nghĩa, trách nhiệm. Tài năng, niềm đam mê, đạo đức là những yếu tố nền tảng hun đúc nên giá trị con người bạn. Nếu không toàn tâm toàn ý trong công việc, bạn sẽ rơi vào tình trạng không có việc làm, chán nản và tự dằn vặt bản thân.

Tài năng, niềm đam mê và lương tâm là những yếu tố nền tảng hun đúc nên giá trị con người bạn.

Các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp thường cho rằng: “Hãy làm những việc mà bạn yêu thích”, nhưng điều này chỉ đúng một phần. Rất có thể công việc mà bạn yêu thích không phải là ngành được xã hội chú trọng và công việc đó lại đi ngược với tiếng nói bên trong của chính bạn. Nếu làm công việc yêu thích, nhất định bạn sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng, một công việc tuyệt vời không nhất thiết phải là công việc bạn “yêu thích”, mà là công việc có ý nghĩa.

Khi ai đó nói rằng: “Hãy phát huy thế mạnh của bạn”, điều đó cũng có nghĩa là “Hãy phát huy tài năng của chính bạn”. Nhưng ngoài tài năng, bạn còn có niềm đam mê, và bạn sẵn lòng làm những công việc mà người khác không thích. Trong quá trình tạo dựng sự nghiệp, ngoài năng lực và lương tâm, niềm đam mê cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ nghiêm túc về những câu hỏi được đặt ra trong mục dưới đây.

Tài năng

Đầu tiên, hãy nghiền ngẫm xem đâu là thế mạnh của bạn.

Tài năng, niềm đam mê và lương tâm là những yếu tố nền tảng hun đúc nên giá trị con người bạn.

 

  • Những kiến thức, tài năng hay kỹ năng đặc biệt nào có thể giúp bạn làm nên sự nghiệp?

Tài năng bao gồm những năng lực xuất sắc nhất của mỗi cá nhân. Trong thời đại công nghiệp, công ty sở hữu tất cả các công cụ và phương tiện sản xuất, tài năng của cá nhân người lao động thường không được coi trọng. Ngày nay, điều đó không còn tồn tại. Trong thời đại tri thức, như Peter Drucker nói, mỗi chúng ta đều sở hữu theo nghĩa đen “các phương tiện sản xuất”. Các loại phương tiện này nằm ở trong bộ não và tại các đầu ngón tay… Trí thông minh đã trở thành một loại tài sản mới. Sự tập trung trí tuệ, khả năng tiếp thu, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế là cánh cổng mới dẫn đến sự thịnh vượng.

Theo Charles Handy, “Đây là một tin tốt lành. Không một thế lực nào có thể ngăn cản con người chiếm lĩnh kho kiến thức vô tận. Theo lý thuyết, bất kể ai cũng có thể trở thành người tài trong một lĩnh vực nào đó, nên bất cứ ai cũng có thể trở nên giàu có và quyền lực. Thật khó có gì có thể ngăn chặn được một công ty nhỏ thâm nhập vào lĩnh vực của Microsoft, như Microsoft đã từng làm với IBM. Khi nắm giữ chìa khóa trí tuệ, thế lực và của cải không còn là điều kiện quá quan trọng chi phối hành động. Đây là một cách rất dễ dàng để thâm nhập thị trường”.

Tài năng có thể được ví như những dấu vân tay. Ai cũng có vân tay, nhưng cả thế giới không bao giờ có hai cái giống nhau. Và tương tự thế, ai cũng có tài năng, nhưng tài năng của bạn là duy nhất.

Trí thông minh đã trở thành một loại tài sản mới. Sự tập trung trí tuệ, khả năng tiếp thu, kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực tế là cánh cổng mới dẫn dến sự thịnh vượng.

Tuy vậy, bạn cũng đừng nhầm lẫn kỹ năng với tài năng. Con người có thể có kỹ năng thực hiện những công việc mà mình không có năng khiếu. Nếu công việc của bạn chỉ đòi hỏi kỹ năng mà không đòi hỏi tài năng, bạn sẽ không bao giờ chứng tỏ được bản lĩnh thật sự của mình.

Có rất nhiều hình thức để kiểm tra năng lực nhằm giúp bạn xác định thế mạnh của mình. Những bài kiểm tra này sẽ chỉ ra một vài công việc phù hợp với bạn, chẳng hạn như, “nhà hoạt động xã hội” hay “người làm công việc sáng tạo”. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn trọng bởi kết quả của những bài kiểm tra này chỉ mang tính tương đối. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ chúng khiến bạn bắt đầu nghĩ rằng bản thân mình chỉ phù hợp với một số ít vai trò cụ thể nào đó, và bạn sẽ tự giới hạn năng lực của bản thân.

Chia sẻ từ Jennifer

Tôi đã từng hướng dẫn một nhóm hướng đạo sinh gồm các em nữ khoảng 12 tuổi tập giúp việc tại một ngân hàng thực phẩm. Tại đây, chúng tôi gặp một nhân viên bảo quản thực phẩm đáng kính. Sau khi ngừng quét nhà một lúc lâu, ông nói với các hướng đạo sinh rằng một ngày nào đó các cô ấy cũng sẽ tìm được công việc có thể làm nên điều khác biệt cho thế giới như ông ấy đã làm. Ông tâm sự rằng ông rất tự hào vì mình đã góp phần “giải quyết nạn đói”. Không chỉ làm tròn vai trò của một nhân viên bảo quản thực phẩm, người đàn ông này còn mang đến cho xã hội những đóng góp của bản thân.

Chia sẻ từ Stephen

Tôi biết một người chỉ huy dàn hợp xướng tên tuổi. Ông ấy từng dạy đồng ca tại các trường công lập, chỉ huy dàn hợp xướng của nhà thờ, chơi đàn organ cho một nhà thờ nổi tiếng ở Los Angeles và có tài sáng tác. Bên cạnh đó, ông cũng rất say mê ngành luật và thành tích học tập của ông tại trường Luật rất ấn tượng. Nhờ vào năng khiếu âm nhạc và kiến thức chuyên môn của một luật sư, hiện ông ấy làm tư vấn pháp lý cho một hãng thu âm tên tuổi trong ngành công nghiệp âm nhạc. Rõ ràng, không bài kiểm tra năng lực nào có thể giúp ông ấy giành được vị trí công việc như hiện nay.

Mặc dù kết quả từ những bài kiểm tra năng lực khiến bạn thích thú và có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng của bản thân, tuy nhiên, hầu hết những cách này là chứng tích còn lại của thời đại công nghiệp. Thực tế cho thấy, nhiều hình thức khác có thể giúp bạn xác định những ưu thế của bản thân, từ đó nhận thức nguồn sức mạnh của chính mình. Nhưng vấn đề cốt lõi nhất là sự thay đổi trong tư duy: thay vì những vai trò mình có thể đảm nhận, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về những việc bản thân muốn cống hiến.

Bạn cũng cần lưu ý rằng: không được đánh đồng giá trị của bản thân với vai trò bạn đảm nhận.

 

  • Trong thời đại công nghiệp, người lao động nói rằng: “Tôi muốn trở thành nhà vi trùng học”. Đây là một vai trò. (Tất nhiên, nếu mong muốn đóng góp cho lĩnh vực này, bạn cần được đào tạo trong ngành vi trùng học, nhưng giá trị con người bạn không chỉ giới hạn trong chức năng của một “nhà vi trùng học”).
  • Trong thời đại tri thức, người lao động nói rằng: “Tò mò là một trong những bản tính của tôi. Tôi cũng kiên trì và chịu khó. Tôi xem phòng thí nghiệm như là nhà mình. Tôi muốn sử dụng tài năng của bản thân để phát triển những giống cây trồng có khả năng chống chọi với các loại bệnh”. Đây là một cống hiến.

Ngay cả những bài kiểm tra năng lực được soạn thảo một cách bài bản nhất cũng không thể giúp bạn xác định khả năng độc đáo của chính mình. Người lao động trí thức ở trên tiếp tục nói rằng, “Tôi lớn lên cùng với cây cỏ. Những đứa trẻ khác yêu thích thể thao hay âm nhạc. Còn tôi, tôi có thể nêu tên khoa học của hàng tá các giống cà chua khác nhau. Tôi có thể cho bạn biết loại cà chua nào dùng để làm nước xốt, loại nào dùng để chế biến hay loại nào có thể ăn sống. Tôi nghĩ mình có đôi chút khác người”.

Mỗi chúng ta đều có một (hay một vài) khả năng đặc biệt, và đây chính là quy luật của tạo hóa. Vậy bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nào?

Ơn Chúa, mỗi người trong chúng ta đều có một vài khả năng đặc biệt nào đó, chẳng hạn như: một người làm vườn luôn thành công trong việc lai tạo ra những giống hoa đẹp, một vận động viên mà từng đường nét trên cơ thể cô ấy đều toát lên vẻ duyên dáng và sức mạnh kỳ lạ, hay một người đàn ông chưa bao giờ mắc lỗi chính ta – người có thể lập tức đánh vần bất cứ từ nào mà ông ấy nghe thấy không một chút do dự.

Mỗi chúng ta đều có một (hay một vài) khả năng đặc biệt, và đây chính là quy luật của tạo hóa. Vậy bạn có năng khiếu trong lĩnh vực nào?

Hãy suy ngẫm về câu hỏi trên.

 

  • Bạn có thể làm điều gì tốt và dễ dàng?
  • Theo đánh giá của mọi người, bạn giỏi nhất trong lĩnh vực nào? (Bất kể là bạn có thích việc đó hay không – chúng ta sẽ bàn đến vấn đề đó sau).
  • Sếp hay những đồng nghiệp nhận định như thế nào về năng lực của bạn?

Richard Kock, nhà tư vấn quản lý, đưa ra lời khuyên như sau: “Điều quan trọng là bạn nên tập trung vào những việc nằm trong khả năng của bản thân. Hầu hết những tác giả của dòng sách tự hoàn thiện bản thân mắc phải sai lầm là họ thường khuyên chúng ta cố gắng chinh phục những thử thách khó khăn… Điều quan trọng là bạn đã thành công, còn thành công lớn hay nhỏ không mang nhiều ý nghĩa. Nguyên tắc 80/20 là rất rõ ràng. Hãy theo đuổi niềm đam mê của bạn”.

Đam mê

Được làm công việc bản thân yêu thích và cũng là sở trường của mình sẽ rất quan trọng, bởi công việc đó cũng là niềm đam mê lớn nhất của bạn. Vậy bạn hãy suy nghĩ thật kỹ để trả lời câu hỏi sau đây:

 

  • Bạn mong muốn được làm việc trong ngành nghề nào?

Đừng bao giờ từ bỏ đam mê. Niềm đam mê mang đến cho bạn cảm giác trọn vẹn. Đó chính là ngọn lửa cháy từ bên trong. Hãy suy nghĩ về khoảng thời gian bạn thật sự đam mê một dự án nào đó và không thể nghĩ về một điều gì khác ngoài nó. Bạn có cần một người giám sát? Chắc chắn là không. Chỉ tưởng tượng ra việc đó thôi cũng đủ khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm.

Tất nhiên, công việc khiến bạn đam mê không nhất thiết phải là sở trường của bạn. Bằng chứng là chúng tôi có một người bạn chưa từng viết sai chính tả bao giờ. Nhưng anh ấy lại không có hứng thú trong việc biên tập hay những công việc liên quan đến viết lách.

Tuy nhiên, bạn thường nhận ra tài năng của mình thông qua những công việc khiến bản thân cảm thấy thích thú. Quay trở về những năm 1940, chúng ta đến với câu chuyện của Julia Child, một phụ nữ trẻ người Mỹ. Theo yêu cầu công việc của chồng, cô cùng anh chuyển đến sống ở Paris. Tại đây, cô tìm thấy niềm đam mê dành cho những món ăn Pháp và khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân.

Khi đặt chân đến Pháp, Julia đã dùng bữa trưa tại một nhà hàng nhỏ ở Rouen. Bữa ăn đầu tiên với hào và cá bơn là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ đối với cô. “Thật tuyệt. Đó là bữa ăn thú vị nhất trong đời tôi”, cô chia sẻ. Julia đã bị mê hoặc bởi nấm, pa-tê, pho-mát, các loại rượu và sự hấp dẫn không thể cưỡng lại của món nước xốt có bơ. Mọi thứ đều làm cho cô ấy cảm thấy thích thú.

Để theo đuổi niềm đam mê, Julia đã đăng ký học tại Le Cordon Bleu, trường đào tạo đầu bếp tốt nhất Paris. “Từ lúc đó, tôi biết các món ăn Pháp là thứ dành cho mình. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao chúng lại ngon đến thế. Các bạn của tôi thì cho rằng, tôi là một người kỳ lạ. Họ không hiểu tại sao tôi có thể yêu thích công việc đi chợ, nấu ăn và phục vụ đến vậy. Vâng, nhưng chính xác là tôi đã làm thế đấy!”, Julia hào hứng tâm sự.

Niềm đam mê mang đến cho bạn cảm giác trọn vẹn. Nó là ngọn lửa cháy từ bên trong.

Julia Child đã dành cả cuộc đời theo đuổi công việc xuất bản sách dạy nấu ăn, ngoài ra, cô còn tham gia dạy cách chế biến những món ăn Pháp truyền thống trên truyền hình. Với tư cách là một người truyền ngọn lửa đam mê, cô đã cống hiến cho những người yêu ẩm thực trên thế giới những món ăn Pháp truyền thống.

Mặc dù mãi đến tuổi trưởng thành Julia Child mới khám phá ra niềm đam mê và năng khiếu thiên bẩm của mình, song những khả năng tiềm ẩn đó vẫn luôn tồn tại và chờ chúng ta khám phá, dù bạn đang ở độ tuổi nào.

Vườn quốc gia Yellowstone nổi tiếng với những mạch nước phun và suối nước nóng. Sâu bên dưới lòng công viên là một “ điểm nóng” của lớp vỏ trái đất, một dòng nham thạch lớn đã đốt nóng những mạch nước ngầm. Những mạch nước ngầm này theo những khe nứt trong lòng đất phun lên trời.

Cũng như dòng suối nước nóng này, niềm đam mê của bạn nhất định sẽ bộc lộ theo một cách nào đó. Từ khi còn là một đứa trẻ, bạn cũng bị thu hút bởi một điều gì đó. Thỉnh thoảng, hãy quan sát những đứa trẻ, bạn sẽ thấy: một cậu bé mải mê chơi bên quả bóng dù chưa đủ sức để nhấc nó lên, có em lại thích vẽ nguệch ngoạc lên những gì xuất hiện trong tầm tay mình, đứa khác thì ngồi yên lặng trong góc của chiếc ghế bành hàng giờ liền để đọc sách, có những em lại cảm thấy thật phấn khích khi nghe đến các loại thức ăn và háo hức muốn biết cách chế biến. Một ngày nào đó, những đứa trẻ này có thể sẽ trở thành huấn luyện viên, họa sĩ, giáo viên hay đầu bếp nếu chúng có thể nhận biết và phát triển thế mạnh cá nhân.

Vì vậy, cần tạo điều kiện để niềm đam mê còn kìm nén trong bạn bộc phát.

Niềm đam mê của bạn nhất định sẽ được bộc lộ bằng cách này hay cách khác.

Sau đây là một vài câu hỏi có thể giúp bạn xác định rõ hơn đâu là lĩnh vực bản thân thật sự đam mê:

 

  • Trong thời gian rảnh, bạn thường làm gì?
  • Việc gì khiến bạn hứng thú? Bạn thích tranh luận về đề tài nào?
  • Bạn thích đọc loại sách nào?
  • Bạn từng có trải nghiệm thú vị nào giống như Julia trong câu chuyện trên không?

Lương tâm

Sau khi đã xác định được niềm đam mê, bước tiếp theo bạn cần lắng nghe lương tâm của chính mình.

Ở đây, việc đề cập đến phạm trù đạo đức có thể khiến một số độc giả ngạc nhiên. Tại sao chúng tôi yêu cầu bạn lắng nghe tiếng nói của lương tâm trong quá trình xây dựng sự nghiệp? Bởi vì lương tâm sẽ cho bạn biết bạn nên làm gì. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ để trả lời những câu hỏi sau đây:

 

  • Trách nhiệm của bạn đối với tổ chức, khách hàng và với đồng nghiệp là gì?

Đây là một câu hỏi rất xác đáng! Câu trả lời sẽ ngay lập tức cho bạn thấy sự hạn hẹp của bản mô tả công việc so với khả năng cống hiến thật sự của bản thân.

Về mặt đạo đức, nếu bạn không dốc hết lòng vì công việc, điều đó có thể chấp nhận được vì bản mô tả công việc hiện tại của mình không yêu cầu điều đó.

Jim Collins, nhà lý luận quản trị danh tiếng, từng phát biểu: “Trong công việc, điểm khác biệt rõ rệt giữa kẻ sai và người đúng đó là người đầu tiên nghĩ mình đang có “một số việc” phải hoàn thành, trong khi người thứ hai ý thức được trách nhiệm trong công việc. Mỗi người trong chúng ta nên tự đặt ra câu hỏi ‘Ta sẽ cống hiến những gì?’ không phải vì yêu cầu công việc, mà vì chính lương tâm của chính mình”.

Tiếng nói của lương tâm sẽ cho bạn biết sứ mạng của bản thân.

“Mỗi người trong chúng ta nên tự đặt ra câu hỏi ‘Ta sẽ cống hiến những gì?’ không phải vì yêu cầu công việc, mà vì lương tâm của chính mình”.

Lương tâm của bạn có thể là động lực cho những cống hiến vĩ đại. Hãy cùng suy ngẫm về bài viết trên blog của một nhân viên 16 tuổi làm việc trong cửa hàng thức ăn nhanh: “Tại cửa hàng nơi tôi làm việc, mục tiêu hàng đầu là làm sao để chế biến thức ăn nhanh nhất. Mọi nhân viên đều phải ghi nhớ điều này, như vậy có nghĩa là bạn được quyền sử dụng lại thực phẩm cũ hay thức ăn đã quá hạn sử dụng. Không ai quan tâm đến sức khỏe của khách hàng, và điều đó khiến tôi đau lòng. Bản thân tôi không cho phép mình làm như vậy. Do muốn đảm bảo chất lượng của món ăn, tôi đã bị phê bình vì làm việc quá chậm. Cuối cùng, không thể chịu đựng tình trạng này thêm nữa, tôi quyết định phải thay đổi. Đã từ lâu, tôi không còn quan tâm đến những lời trách phạt của quản lý. Tôi chỉ biết rằng, bản thân cần phải hành động theo tiếng nói của lương tâm mình”.

Người nhân viên trẻ dũng cảm này đã góp phần thay đổi chất lượng phục vụ khách hàng, và chính tiếng nói của lương tâm đã thôi thúc cô ấy làm điều đó.

Sau cùng, sự nghiệp của bạn sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi bạn đang đi ngược lại với tiếng nói của lương tâm mình. Nếu công việc hiện tại khiến bạn dần đánh mất những phẩm chất tốt đẹp như lòng trung thực, tính lương thiện, bạn nên nhớ rằng sẽ không có một thành công nào có thể khỏa lấp nỗi thất vọng của bạn về chính mình. Mặt khác, khi làm việc đúng theo lương tâm, bất kể đó là công việc gì, bạn sẽ có được sự thanh thản trong tâm hồn và niềm tự hào về bản thân.

Chia sẻ từ Stephen

Ở độ tuổi 50, khi quyết định rời bỏ môi trường làm việc đáng mơ ước của một giáo sư đại học để bắt đầu công việc kinh doanh, tôi đã trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Nếu không phải vì viễn cảnh sẽ có những cống hiến tuyệt vời hơn nữa, tôi không thể nào thuyết phục mình từ bỏ công việc hiện tại. Với tôi, đó là câu hỏi của lương tâm.

Một lần nọ, khi tôi ngồi vào chiếc taxi đậu bên ngoài khách sạn Canadian, người gác cổng đã nói với anh tài xế: “Hãy đưa tiến sĩ Covey ra sân bay”. Nhưng người tài xế đã hiểu nhầm tôi là một bác sĩ và bắt đầu trình bày với tôi tình hình sức khỏe của anh ấy(5). Tôi cố gắng giải thích với người tài xế rằng mình không phải là bác sĩ, nhưng anh ấy không hiểu những gì tôi nói bởi vốn tiếng Anh của anh ấy khá hạn chế. Tôi quyết định im lặng lắng nghe anh ấy.

Người tài xế kể rằng cơ thể anh thường xuyên bị đau nhức, thị lực suy giảm nghiêm trọng. Anh ấy càng nói, tôi càng nhận thấy vấn đề của anh ấy xuất phát từ sự cắn rứt lương tâm. Người tài xế rất hối hận vì đã lừa dối khách hàng.

– Tôi đã ăn gian tiền cước. Nếu cảnh sát phát hiện ra, tôi có thể bị tước bằng lái. Bác sĩ nghĩ sao về chuyện của tôi?

Tôi trả lời:

– Anh có nghĩ nguyên nhân chính khiến sức khỏe của mình suy sụp là do sự dằn vặt của lương tâm không? Trong thâm tâm, anh biết rõ điều gì nên làm mà.

– Nhưng tôi còn phải kiếm sống.

Tôi nói với anh ấy về sự thanh thản trong tâm hồn và sự khôn ngoan khi sống thật với lương tâm.

– Anh đừng bao giờ gian lận, nói dối hoặc ăn cắp, mà hãy luôn tôn trọng mọi người.

– Điều đó thật sự sẽ có ích cho tôi chứ?

– Tôi tin là như vậy.

Khi giúp tôi xuống xe, anh ấy từ chối nhận tiền boa, chỉ ôm chặt lấy tôi và nói:

– Tôi sẽ làm theo lời khuyên của bác sĩ. Tôi đã cảm thấy khá hơn rất nhiều.

Cho dù là tài xế taxi, đầu bếp hay tổng giám đốc, chỉ cần bản thân nỗ lực hết mình, bạn sẽ tạo nên một sự nghiệp tuyệt vời. Bạn sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc sâu sắc khi cống hiến bằng tất cả tài năng với một lương tâm thanh thản.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT THẾ MẠNH BẢN THÂN

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn nhận ra được thế mạnh của mình ở cả ba yếu tố: Tài năng, Đam mê và Lương tâm. Trách nhiệm của bạn là lập nên Bản mục tiêu phấn đấu (nằm ở mục “Cống hiến khả năng tốt nhất của bạn”).

Hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi này, đồng thời tham khảo ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp hay bạn bè.

  1. Tài năng
  • Bạn có thể cống hiến trong những lĩnh vực nào?
  • Bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc nào một cách nhanh chóng?
  • Đâu là những ưu thế nổi trội của bạn so với người khác?
  • Cấp trên hay đồng nghiệp đã nhận xét như thế nào về năng lực của bạn?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button