Kinh doanh - đầu tư

Cuộc Đại Lạm Phát Và Những Hệ Lụy

cuoc-dai-lam-phat-nhung-he-luy1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert J. Samuelson

Download sách Cuộc Đại Lạm Phát Và Những Hệ Lụy ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, có thể nói lạm phát là đề tài luôn dành được sự quan tâm thường xuyên và to lớn từ tất cả mọi người: giới học thuật, các Chính phủ và các cơ quan điều tiết, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, người lao động v.v… Lạm phát gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và theo đó là hành vi kinh tế của tất cả chúng ta. Cuốn sách này nó về chính đề tài luôn nóng bỏng này – lạm phát ở nước Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây chính là một khoảng trống lớn trong lịch sử nước Mỹ. Trong tác phẩm đầy tính thách thức này, theo tác giả Robert J.Samuelson – một phóng viên chuyên mục của Washington Post và Newsweek – cuộc Đại Lạm phát là sai lầm chính sách tệ hại nhất của nước Mỹ trong giai đoạn sau Thế chiến II, đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi chính trị, kinh tế cũng như đời sống hàng ngày tại đất nước này, thế nhưng câu chuyện về nó lại chưa hề được lắng nghe hay quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay, chúng ta lại càng cần phải tìm hiểu cho rõ những gì đã xảy ra vào những năm 1960 và 1970, nếu không muốn lặp lại những sai lầm đã qua!

Từ 1960 đến 1979, lạm phát tại Mỹ đã leo thang từ mức hơn 1% lên gần 14%. Đây là giai đoạn lạm phát trong thời bình lớn nhất tại Mỹ, gây ra những ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống của tất cả mọi người. Những hậu quả trực tiếp của đợt lạm phát này bao gồm việc Ronald Reagan đắc cử Tổng thống năm 1980, sự trì trệ trong mức sống, cùng với niềm tin phổ biến rằng sức mạnh siêu cường của nước Mỹ đang đi vào hồi kết. Tác phẩm Cuộc Đại Lạm phát và những hệ lụy truy tìm căn nguyên của thời kỳ lạm phát bùng nổ lên mức hai chữ số, sự sụt giảm tiếp theo của lạm phát trong giai đoạn suy thoái 1981-1982 do quyết tâm và đường lối của Cục Dự trữ Liên bang (FED), với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Tổng thống Reagan.

Nhưng đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Sự kết thúc của lạm phát cao lại châm ngòi cho những thay đổi về kinh tế và xã hội hiện vẫn đang hiện diện cùng chúng ta ngày hôm nay. Các bong bóng nhà đất và chứng khoán là những hậu quả trực tiếp, ngoài ra còn có những hậu quả khác như doanh nghiệp Mỹ trở nên có năng suất cao hơn, ít bảo vệ người lao động hơn, và toàn cầu hóa được khuyến khích.

Theo tác giả Robert J.Samuelson, chúng ta sẽ không thể hiểu thế giới ngày nay nếu như không hiểu cuộc Đại Lạm phát và những hệ lụy của nó. Chúng ta cũng không thể chuẩn bị tốt cho tương lai nếu không học được những bài học từ thời gian này. Tác phẩm sắc sảo và nhiều thông tin này xứng đáng là một bản tổng kết có giá trị về một sự kiện quan trọng trong thời đại của chúng ta.

ĐỌC THỬ

Lịch sử là những gì mà ta nói đó là lịch sử. Nếu bạn yêu cầu một nhóm các học giả kể tên những mốc quan trọng nhất của câu chuyện về nước Mỹ trong nửa thế kỷ qua thì họ sẽ liệt kê một vài hay toàn bộ những sự kiện sau đây: chiến tranh Việt Nam; phong trào đấu tranh đòi quyền công dân; các cuộc ám sát tổng thống John Kennedy, thượng nghị sĩ Robert Kennedy và mục sư Martin Luther King; cuộc cách mạng giới tính; sự phát minh ra vi mạch máy tính; cuộc bầu cử tổng thống Ronald Reagan năm 1980; kết thúc Chiến tranh lạnh; sự phát minh ra Internet; sự xuất hiện của bệnh AIDS; cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001; và hai cuộc chiến ở Iraq (năm 1991 và 2003). Nhìn ra bên ngoài nước Mỹ, các học giả có thể kể thêm những sự kiện phát triển khác như sự trỗi dậy của Nhật Bản thành một thế lực kinh tế lớn vào thập niên 70 và 80; sự nổi lên của Trung Quốc thoát khỏi lớp vỏ tự cô lập vào thập niên 80; và sự lan tràn của vũ khí hạt nhân (đến Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác). Vậy nhưng trong bất kỳ danh sách nào cũng vắng bóng sự trồi sụt của mức lạm phát hai chữ số ở Mỹ. Điều này quả là một trường hợp sơ suất to tát.

Ngày nay chúng ta đã tiến đến giai đoạn cuối của một chu kỳ kinh tế kéo dài gần nửa thế kỷ bị chi phối bởi lạm phát ở cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Lạm phát lên xuống là một trong những biến động to lớn trong thời đại của chúng ta, cho dù đó là một biến động bị lãng quên nhiều và bị hiểu sai lệch. Từ năm 1960 đến 1979, lạm phát hàng năm ở Mỹ đã tăng từ một mức không đáng kể là 1,4% lên đến 13,3%. Cho đến trước năm 2001, nó đã giảm xuống còn 1,6%, gần bằng mức lạm phát năm 1960. Trong suốt giai đoạn này, việc trồi sụt của lạm phát đã gây ra một tác động mang tính bao quát nhất đối với những thành công và thất bại của nền kinh tế – và còn hơn thế nữa. Sự lên xuống của lạm phát đã định hướng, dù trực tiếp hay gián tiếp, cách người Mỹ cảm nhận về bản thân và xã hội; cách họ bỏ phiếu bầu và bản chất chính trị của họ; cách vận hành của các doanh nghiệp và việc đối xử với các công nhân của doanh nghiệp đó; và cách mà nền kinh tế Mỹ gắn kết với phần còn lại của thế giới. Mặc dù không ai tuyên bố rằng những tác dụng phụ của lạm phát là sức mạnh duy nhất gây ảnh hưởng đối với quốc gia trong những thập kỷ vừa qua, nhưng chúng lại có giá trị hơn nhiều so với nhiều người vẫn nghĩ. – bao gồm hầu hết những nhà sử học, kinh tế học và các nhà báo – Không thể giải mã kỷ nguyên của chúng ta, hay nghĩ một cách hợp lý hơn về tương lai, mà không hiểu thấu về cuộc Đại lạm phát và hậu quả của nó.

Giá cả ổn định mang đến một cảm giác an toàn. Nó giúp xác định một trật tự xã hội và chính trị đáng tin cậy, kiểu như những đường phố an toàn, nước uống trong sạch và nguồn điện ổn định. Người ta chỉ để ý đến tầm quan trọng của nó khi đã đánh mất nó. Và người Mỹ đã hết sức kinh hoàng khi nó mất đi vào những năm 1970. Hầu như trong suốt những năm này, tăng giá rộng khắp trở thành phổ biến, tựa như một cơn mưa dầm chẳng bao giờ tạnh. Đôi khi đó chỉ là cơn mưa tí tách, đôi khi lại ồ ạt như trút nước. Nhưng hầu như lúc nào cũng mưa. Hết tuần này đến tuần khác, người ta không thể biết được chi phí cho rau cải, sinh hoạt thiết yếu, đồ dùng thiết bị, giặt khô, kem đánh răng và bánh pizza. Người ta không thể tiên đoán được liệu lương bổng của họ có thể theo kịp mức tăng giá hay không. Không ai có thể hoạch định được gì, những khoản tiết kiệm thì lại gặp rủi ro và dường như không thể kiểm soát được lạm phát. Giai đoạn lạm phát là một trải nghiệm vỡ mộng và xáo động sâu sắc đã ngấm ngầm gặm nhấm niềm tin của người Mỹ vào tương lai và vào những nhà lãnh đạo của họ.

Hậu quả lạm phát lan rộng khắp nơi. Nếu không có lạm phát hai chữ số, Ronald Reagan hầu như chắc chắn không thể được bầu làm tổng thống vào năm 1980 – và phong trào chính trị bảo thủ mà ông khơi gợi có lẽ sau này mới xuất hiện hay cũng có thể hình dung được rằng sẽ không bao giờ xuất hiện. Không thể chối cãi là lạm phát cao đã làm mất cân bằng nền kinh tế, dẫn đến bốn cuộc suy thoái (vào những năm 1969-70, 1973-75, 1980 và 1981-82) với tính khắc nghiệt càng tăng; mức thất nghiệp hàng tháng đạt tới đỉnh 10,8% vào cuối năm 1982. Lạm phát cao làm chậm đi việc nâng cao những tiêu chuẩn sống, biểu hiện qua mức tăng trưởng năng suất thấp hơn và đó cũng là nguyên nhân làm cho thị trường chứng khoán bị trì trệ – chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones năm 1982 đã không cao hơn năm 1965 – và đưa tới một loạt những khủng hoảng nợ ảnh hưởng đến những nông dân Mỹ, đến ngành công nghiệp tín dụng và đến cả những nước đang phát triển.

Nếu di sản của lạm phát chỉ là như vậy, thì nó chỉ đáng chiếm một chương lớn trong bài tường thuật về hậu thế chiến II của Mỹ. Nhưng nó còn hơn thế nhiều. Lạm phát ở mức rất thấp – hay được gọi là “thiểu phát” (disinflation) – dẫn đến những mức lãi suất thấp hơn, mà điều này lại làm giá cổ phiếu cao hơn và, thật lâu sau đó là giá cả nhà đất cũng cao hơn. Thiểu phát này đã đẩy mạnh sự thịnh vượng trong một phần tư thế kỷ qua. Trong hai thập kỷ sau năm 1982, chu kỳ kinh doanh đã chậm lại nên đất nước chỉ gánh chịu hai cuộc suy thoái tương đối êm dịu (đó là vào những năm 1990-91 và năm 2001), kéo dài tổng cộng mười sáu tháng. Thất nghiệp hàng tháng cao nhất chỉ là 7,8% vào tháng 6/1992. Vì giá trị cổ phiếu và nhà đất tăng lên, người Mỹ thấy mình giàu có hơn và bắt đầu vay nợ hoặc chi tiêu nhiều hơn trong phần thu nhập thường xuyên của họ. Và rồi là một cuộc mua sắm lu bù đã làm mức tiết kiệm giảm xuống. Thâm hụt thương mại – bị khích động bởi cơn đói khát xe hơi, máy tính, đồ chơi, giày dép của người Mỹ – đã tăng vọt. Một cách nghịch lý, sự thịnh vượng kéo dài này cũng góp phần sản sinh tính tự mãn và bất cẩn, cái cuối cùng đạt đến đỉnh điểm là một loại mất cân bằng về kinh tế và tình trạng hỗn loạn tài chính khác, tấn công mạnh mẽ vào nền kinh tế trong năm 2007 và 2008.

Chính cái niềm tin vào phát triển kinh tế dài hạn đã phá hủy sự phát triển kinh tế. Được châm ngòi bởi sự sụt giảm lạm phát và các mức lãi suất, hành trình đi lên của giá cổ phiếu và sau đó là của giá trị nhà đất đã khiến giới đầu cơ hoa mắt. Người ta bắt đầu tin rằng giá cổ phiếu và nhà đất chỉ có thể tăng mà thôi. Một khi cái quan niệm độc hại này được hình thành, thì giá cả tăng đến những mức cao hết sức ngớ ngẩn và nguy hiểm, dẫn đến nổ tung bong bóng cổ phiếu vào năm 2000 và bong bóng nhà đất vào năm 2007. Cho vay mua nhà được mở rộng cho những cá nhân có đảm bảo tín dụng thấp mà lại ít hay thậm chí là không đòi hỏi trả góp trước một phần. Sự suy đoán rằng nhà đất luôn tăng giá đã đem đến một cảm giác an toàn giả tạo cho những người cho vay và hợp lý hóa những tiêu chuẩn về tín dụng mà, với sự nhận thức muộn màng, có vẻ như là thất bại rõ ràng. Khi những khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn này bắt đầu vỡ nợ ở số lượng lớn, việc bùng nổ xây dựng nhà cửa chấm dứt, giá nhà đất giảm, các định chế tài chính – như ngân hàng, các ngân hàng đầu tư – đã chịu những tổn thất to lớn ở chứng khoán thế chấp nhà này, và nền kinh tế đã chạm vào (hay lảo đảo bên bờ của) một cuộc suy thoái khác[1].

Điểm mấu chốt cho câu chuyện của chúng ta là: những vấn đề khó khăn hiện tại của nền kinh tế chính là một hậu quả không được đánh giá đúng mức nữa của lạm phát và sự suy giảm lạm phát sau đó. Nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ về vấn đề nhà đất nằm ở các thực hành cho vay lỏng lẻo; nhưng cái nằm phía sau và là động lực của những thực hành lỏng lẻo này là những kỳ vọng về giá cả bất động sản liên tục tăng lên, được gieo mầm mống trong bối cảnh thiểu phát và mức lãi suất giảm. Vì thế điều này, cùng với nhiều điều khác nữa về hệ thống kinh tế của chúng ta giờ đây được coi là hiển nhiên: Những mối liên hệ với lạm phát vẫn tồn tại ngay trước mắt, nhưng đơn giản là chúng ta từ chối không muốn thấy chúng. Lấy ví dụ, xét thái độ các công ty đối xử với công nhân. Trong những thập kỷ đầu sau Thế chiến II, chính phủ và doanh nghiệp lớn đã ngầm liên kết với nhau. Chính phủ hứa kiểm soát chu kỳ kinh doanh, để giảm thiểu hay loại bỏ hoàn toàn những cuộc suy thoái. Các công ty lớn thì hứa nâng những tiêu chuẩn đời sống lên và đảm bảo về mặt kinh tế cho công nhân – như là công việc ổn định, bảo hiểm y tế đầy đủ và lương hưu chắc chắn.

Nhưng khi lạm phát lấn át sự cam kết của chính phủ trong việc kiểm soát chu kỳ kinh doanh, thì thoả thuận xã hội ngầm đó bị tan vỡ. Thập niên 1980 trở thành một bước ngoặt về hành vi công ty đã bị thay đổi. Nếu các công ty không thể tăng giá sản phẩm, họ phải (và đã làm) cắt giảm chi phí. Cắt giảm nhân viên, “tái cơ cấu” và cho nghỉ hưu sớm trở nên phổ biến hơn và có thể chấp nhận được. “Chủ nghĩa tư bản”, một từ về cơ bản đã biến mất trong ngôn ngữ thường dùng trong những thập kỷ đầu sau chiến tranh, lại quay trở lại trong vốn từ vựng phổ thông. Kết quả là một nghịch lý: Mặc dù toàn bộ nền kinh tế phát triển ổn định hơn sau năm 1982, nhưng cảm giác bất an của từng người lại tăng lên, bởi các công ty ít bị ràng buộc bởi những quy tắc của những thập kỷ đầu sau chiến tranh về việc bảo đảm công việc và bảo vệ công nhân tránh khỏi những thay đổi đột ngột. “Chủ nghĩa tư bản mới” đã phần nào khống chế lạm phát bằng cách tạo ra mối lo lắng nhằm giữ cho tiền lương và giá cả trong tầm kiểm soát. Nó cũng hứng chịu sự bất bình đẳng lớn lao hơn – khoảng cách giữa giàu, nghèo và trung lưu ngày càng tăng.

Hay xét về “toàn cầu hóa” – sự hội nhập dày đặc của các nền kinh tế quốc gia thông qua các dòng lưu chuyển thương mại, tài chính và thông tin. Mặc dù chúng ta không muốn gắn chúng với lạm phát, nhưng chúng ta vẫn phải làm như thế. Nếu nền kinh tế Mỹ vẫn cứ giữ nguyên như những năm 1970, bị bao vây bởi cuộc lạm phát dường như rất khó chữa và những cuộc suy thoái tệ hại chưa từng thấy, thì việc Mỹ ủng hộ toàn cầu hóa một cách đầy tự tin vào thập niên 1980 và 1990 đã không xảy ra. Những nhà lãnh đạo nước Mỹ lẽ ra đã không nỗ lực đạt toàn cầu hóa; và thậm chí nếu như họ có cố gắng đi nữa, thì cũng không ai lắng nghe họ. Sự khôi phục nền kinh tế ổn định và tràn đầy sức sống, xuất phát từ thiểu phát, đã cho phép những nhà lãnh đạo nước Mỹ theo đuổi những chính sách của chủ nghĩa quốc tế. Những động lực đó cũng phả một luồng sinh khí mới vào đồng đôla đưa vai trò của nó lên thành loại tiền tệ toàn cầu quan trọng nhất được sử dụng trong thương mại quốc tế. Việc các công ty và các cá nhân nghĩ rằng họ có thể dựa vào đồng đôla để mua bán hàng hóa cũng như xem đôla là “tài sản dự trữ” đã thúc đẩy cả thương mại lẫn tài chính xuyên quốc gia.

Lạm phát là một ví dụ cho thấy nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến hầu hết mọi thứ khác và người ta không thể phác họa thực tế câu chuyện về nước Mỹ trong nửa thế kỷ qua mà không nhìn nhận vai trò trung tâm của lạm phát. Phần lớn những điều chúng ta xem là bình thường và theo thông lệ thì hoặc là có được do trải nghiệm lạm phát hoặc là bị lạm phát chi phối. Cuộc mua sắm lu bù, sự tái xuất của chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa được tăng cường là ba ví dụ cho điều đó. Nhưng giờ đây chúng ta đang đi đến quãng cuối của giai đoạn này. Chỉ riêng việc chu kỳ kinh tế sắp tới sẽ đem lại cho chúng ta điều gì vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ mà, ở một mặt nào đó, sẽ liên quan đến việc giải quyết những hậu quả của rất nhiều trong vô số tác động của Đại lạm phát. Cuộc mua sắm lu bù đã chấm dứt. Cái gì sẽ thế chỗ nó? Toàn cầu hóa có vẻ như đang đe dọa đến nhiều người Mỹ, nhưng chủ nghĩa tư bản mới cũng đang đe dọa họ vậy. Liệu chúng ta sẽ hướng những nguồn lực này là lợi thế của chúng ta hay lại thấy chính chúng ta bị chúng hạ gục? Liệu chúng ta có thể duy trì việc tăng trưởng và ổn định kinh tế ở những mức có thể chấp nhận được hay không?

Tình trạng hỗn loạn kinh tế hiện tại báo hiệu một kỷ nguyên mới với những mối đe dọa của riêng nó đối với sự ổn định và những tiêu chuẩn sống. Ở phần cuối của quyển sách này, tôi sẽ bàn về một số các mối đe dọa và đưa ra một số đề nghị dùng để đáp lại những mối đe dọa này ra sao. Nhưng một kỷ nguyên mới khó lòng không liên quan đến Đại lạm phát. Ngược lại, lịch sử của nó nắm giữ những bài học quan trọng cho tương lai. Một trong số đó liên quan đến chính lạm phát. Khi quyển sách này được đem đi in, lạm phát đã tăng lên ở một mức không lấy gì làm thoải mái cho lắm là khoảng 5%, do bị kích thích mạnh mẽ bởi giá dầu và thực phẩm cao hơn xuất phát từ các thị trường quốc tế. Không thể nói được liệu nó còn tăng lên nữa hay giảm xuống trong phạm vi không đáng kể từ 0 đến 2% (đây là mức mà hầu hết những nhà kinh tế học đều tin rằng những thay đổi về giá cả nhẹ đến nỗi mà chúng hầu như không ảnh hưởng đến hầu hết người Mỹ hay các doanh nghiệp). Những gì rõ ràng nhất chính là sự tương đồng giữa tình huống khó khăn hiện tại của chúng ta và tình huống đã dẫn tới lạm phát cao hơn vào những năm 1960 và 1970. Lúc bấy giờ, bắt đầu là một “chút xíu” lạm phát dường như không đe dọa lắm; nhưng một chút dẫn đến thêm một chút, và thêm một chút lại dẫn đến nhiều.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button