Kinh doanh - đầu tư

Cuộc Chơi Khởi Nghiệp

Cuoc choi khoi nghiep1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : William H. Draper III

Download sách Cuộc Chơi Khởi Nghiệp ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Thay đổi không chỉ cần thiết cho cuộc sống – thay đổi chính là cuộc sống,” Alvin Toffler, một người theo thuyết vị lai, đã từng kết luận như vậy. Ông tin rằng động lực to lớn thúc đẩy đổi mới chính là công nghệ, sự ra đời tự nhiên của nó cũng khai sinh cho các công nghệ tiên tiến sau đó.

Máy in của Gutenberg, bóng đèn của Edison, điện thoại của Bell là những ví dụ điển hình cho các phát kiến công nghệ thời kỳ đầu, chính những phát minh vĩ đại này đã làm biến đổi hoàn toàn cách sống, học tập và giao tiếp của con người. Sự ra đời của những công nghệ đột phá này khiến các chuẩn mực xã hội trở nên phong phú hơn và các nhân vật có tầm ảnh hưởng xuất hiện nhiều hơn. Như Henry Ford đã từng nói: “Nếu tôi hỏi mọi người muốn gì, họ trả lời rằng họ muốn những con tuấn mã.” Tài năng của Ford đã “lật ngược” hiện trạng thời bấy giờ và sáng tạo ra một loại phương tiện vận chuyển hoàn toàn mới là ví dụ điển hình cho nguồn năng lượng thúc đẩy cỗ máy đổi mới.

Thay đổi về công nghệ không còn quá mới mẻ. Điều mới mẻ chính là tỷ lệ lũy tiến của những tiến bộ công nghệ, kéo theo sự gia tăng các mối liên kết hay còn được gọi là một xã hội toàn cầu.

Lịch sử đã chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa lượng thông tin trung bình mà một người dân được tiếp cận với quá trình phát triển kinh tế ở đất nước mà họ sinh sống. Ngày càng có nhiều người trên thế giới được tiếp cận với những thông tin mới, các công cụ hỗ trợ vượt trội để giúp họ phối hợp, giao tiếp, hình thành ý tưởng và hòa mình vào dòng chảy mạnh mẽ của suối nguồn tri thức. Có khoảng 3 tỷ lượt tìm kiếm thông qua Google mỗi ngày, khoảng 500 triệu người sử dụng Facebook cập nhật khoảng 700 trạng thái (status) mỗi giây; khoảng 190 triệu người sử dụng Twitter cập nhật (tweet) 65 triệu lần mỗi ngày; và kể từ khi ra đời vào năm 2003, 250 tỷ phút gọi nội mạng qua Skype miễn phí đã được thực hiện. Đó là những con số tính trong thời điểm hiện tại và khi bạn đọc cuốn sách này, thì tất cả các số liệu ấy đều đang lũy tiến theo giây.

Vì thế, Google, Facebook, Twitter và Skype đều giống nhau ở một điểm, chúng đều làm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn có một điểm tương đồng rất đặc biệt khác, đó là cả bốn tập đoàn này đều có được sự phát triển như ngày nay, phần lớn nhờ sự “ươm mầm” và “nuôi dưỡng” của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm không tồn tại, rất có thể sẽ không có sự xuất hiện của bất cứ doanh nghiệp nào kể trên.

Đương nhiên, đầu tư mạo hiểm không đơn thuần chỉ là vấn đề tài chính. Đó là niềm đam mê và óc sáng tạo kết nối tầm nhìn đột phá của các doanh nhân say mê hiện thực hóa thành công tầm nhìn ấy. Nó là động lực “phù phép” một doanh nghiệp nhỏ lẻ mới thành lập trở thành một tổ chức có thế lực toàn cầu.

Đầu tư mạo hiểm đã chảy trong huyết mạch của gia đình Draper. Tướng William Draper là một nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ tiên phong – người lập ra công ty cổ phần đầu tư mạo hiểm đầu tiên trên toàn thế giới. Con trai ông, Bill (tác giả của cuốn sách này), người hiện đang có vài trăm thương vụ đầu tư đứng tên mình cũng bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1959 trước khi “đầu tư mạo hiểm” được định nghĩa đầy đủ và hiểu biết đúng đắn. Con trai của Bill, Tim, người sáng lập Tập đoàn Draper Fisher Jurvetson và DFJ Global Network, là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm tài năng nhất hiện nay. Cả ba thế hệ nhà Draper đã đóng góp một phần không thể thiếu trong việc khai tỏ lĩnh vực đầu tư mạo hiểm hấp dẫn này – một hệ sinh thái doanh nghiệp hoàn toàn mới mẻ.

Cho dù bạn vừa mới thành công hay thất bại ở thung lũng Silicon hoặc đơn giản chỉ muốn biết về những thành bại của họ, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cuốn sách hấp dẫn này với các câu chuyện lý thú về ba thế hệ gia đình Draper. Bill thực sự đã làm được một điều tuyệt diệu cho những người đam mê công nghệ và đổi mới như chúng tôi bằng việc ghi chép lại những trải nghiệm của họ. Những câu chuyện của họ xứng đáng được kể lại và được lắng nghe.

ĐỌC THỬ

1: BA THẾ HỆ

Ngày mai sẽ hướng đến những cánh rừng xanh và đồng cỏ bạt ngàn.

– John Milton

Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài câu chuyện của ba thế hệ gia đình Draper để có cái nhìn sâu hơn vào bức tranh nổi bật về đầu tư mạo hiểm và tinh thần doanh nhân. Tuy nhiên, phải nói rằng mục tiêu của tôi ở chương mở đầu này không phải là nói về lịch sử của gia đình Draper. Thay vào đó, tôi mong muốn giúp bạn đọc hiểu thêm về các câu chuyện cũng như những lời khuyên của tôi.

Những bài học từ chiếc máy pha cà phê của Đức

Mọi người thường hỏi tôi rằng liệu các nhà đầu tư mạo hiểm thường “mạo hiểm” bẩm sinh hay do rèn giũa mà thành. Tôi cho rằng cả hai yếu tố đó đều đúng nhưng chủ yếu là do họ “có công mài sắt có ngày nên kim”.

Vào cuối những năm 1920, 10 năm trước khi cha tôi là Tướng William H. Draper Jr., thành lập công ty đầu tư của mình, ông đã là một nhân viên ngân hàng đầu tư Dillon, Read & Co tại Phố Wall. Gần 10 năm kể từ khi kết thúc cuộc khủng hoảng kinh tế ngắn kỳ giai đoạn 1920-1922, thị trường chứng khoán dần phất lên. Đảng Cộng hòa có thiên hướng kinh doanh lên cầm quyền từ năm 1921 và họ đã thu về không ít lợi nhuận. Tinh thần lạc quan lan tỏa khắp nơi. Những kẻ làm ăn dương dương tự mãn nói chuyện phiếm với nhau về “điểm kết của chu hạn kinh doanh” – ám chỉ sẽ không có bất kỳ một cuộc suy thoái kinh tế nào nữa và nền kinh tế chỉ có tăng trưởng mà thôi.

Một ngày năm 1929, trước cuộc khủng hoảng, cha tôi đã bị “con bọ” đầu tư mạo hiểm thời kỳ đầu “chích”. Vào thời điểm đó, ông vừa nhận được một món tiền thưởng lớn, và ông có hai sự lựa chọn. Một là, ông có thể sử dụng số tiền đó để trả tiền cầm cố ngôi nhà mới của gia đình và sau đó nó sẽ thực sự là của chúng tôi. Hai là, ông có thể đầu tư toàn bộ số tiền đó vào một ý tưởng kinh doanh mới mà ông vừa được biết: Một chiếc máy pha cà phê tự động của Đức.

Việc này đã dạy cho chúng tôi một bài học đáng nhớ về đầu tư mạo hiểm: Đừng đầu tư nếu bạn không dám thất bại. Quả thật, “Cái tên nói lên tất cả”, đầu tư mạo hiểm là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tôi không biết cha đã quyết định ra sao nhưng ông có một công ty khác ở Đức và hẳn là cha đã bị chiếc máy pha cà phê tự động đó “mê hoặc”. Những năm 1920 là thập niên mà các sản phẩm tập trung vào khách hàng được giới thiệu trên toàn thế giới – một phần do quá trình điện khí hóa từng bước tại Mỹ – kéo theo cuộc tranh cãi ngày càng gay cấn về thiết bị tiếp theo không thể thiếu đối với cuộc sống. Và tâm điểm của mùa hè năm 1929 – ngành kinh doanh bùng nổ hay đơn giản là ai đó không thể cho phép mình được quyền “sảy tay”.

Vì thế cha đã quyết định mạo hiểm. Ông đã sử dụng toàn bộ khoản tiền thưởng đó đầu tư vào chiếc máy pha cà phê. Nhưng hóa ra đó lại là một quyết định sai lầm. Hai tháng sau, thị trường chứng khoán sụp đổ, khiến khoản đầu tư cũng “không cánh mà bay”. Tài sản thế chấp của gia đình vẫn đè nặng lên mỗi thành viên chúng tôi và trong nhiều năm, Phố Wall không trao thêm bất cứ khoản tiền thưởng nào nữa. Cha tôi đã phải làm việc quần quật ngày đêm để nuôi sống gia đình trong suốt 10 năm sau đó.

Tôi được sinh ra vào năm 1928, vì thế lúc cha ra quyết định đó, tôi vẫn còn được ẵm ngửa. Càng về sau, tôi càng dần ý thức được rằng trong gia đình Draper, tiền bạc rất eo hẹp. Tôi vẫn nhớ như in trong suốt tuổi thơ của tôi, cha luôn trả lại cửa hàng tất cả những món quà Giáng sinh mà mẹ tôi mua tặng ông bởi ông nghĩ gia đình tôi cần tiền hơn là ông cần một món quà. Cha tôi là một người rất chăm chỉ nhưng trong những năm tháng khó khăn đó, ông luôn phải vắt kiệt sức mình khi cố gắng bám trụ với công việc ở ngân hàng đầu tư trong thời kỳ đen tối nhất của nền kinh tế Mỹ. Một trong những việc của ông – có lẽ là đau lòng nhất – đó là đóng cửa một vài văn phòng của Dillon Read ở ngoại ô New York. Tôi nhớ có nhiều thời kỳ cha đã phải làm việc thâu đêm ở văn phòng. Một lần tôi đến văn phòng của cha tại số 38 đường William vào lúc khuya và nhìn thấy một chiếc bàn bằng gỗ có nắp cuộn được sử dụng làm bàn làm việc kiêm luôn chiếc gối ngủ. Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ông đã được đền đáp xứng đáng. Vào năm 1937, ông được đề bạt lên vị trí phó Tổng giám đốc của Ngân hàng Dillon Read và từ đó những gánh nặng về tài chính của gia đình tôi cũng vơi bớt phần nào.

Ngoài ra có một mối đe dọa khác đeo đẳng cha tôi trong suốt thời kỳ này. Ông đã từng là một người lính trong cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất và là thành viên của Lực lượng Dự bị sau chiến tranh. (Mỗi mùa hè, ông đều rời Dillon Read trong một khoảng thời gian nhất định để phục vụ với tư cách một quân nhân dự bị tại doanh trại quân đội ở Plattsburgh, phía Bắc New York.) Sau đó, ông trở thành Tham mưu trưởng của Sư đoàn 77, và giữ chức vụ này từ năm 1936 đến năm 1940. Vào năm 1940, ông được Tướng George Marshall điều động đến Washington để phục vụ toàn thời gian trong Ủy ban Cố vấn phục vụ công tác tuyển quân dưới thời Tổng thống Roosevelt. Cũng chính từ đây, ông bắt đầu cuộc hành trình hơn 20 năm với hàng loạt các công việc liên quan đến sự nghiệp hành chính công và nhiều công việc đáng chú ý khác trong các lĩnh vực tư nhân cả ở Mỹ lẫn các nước trên thế giới. (Những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của cha tôi sẽ thường xuyên xuất hiện trong các chương tiếp theo, bởi chúng là một phần không thể thiếu của cuốn sách.)

Vào năm 1959, cha đã đặt một mốc son trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Cùng với những người bạn là Rowan Gaither và Tướng Fred Anderson, ông thành lập Draper Gaither & Anderson: Công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở khu bờ Tây này và là công ty hợp doanh hữu hạn đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.

Cha là người có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, nhân cách và công việc của tôi. Tại sao câu chuyện về chiếc máy pha cà phê vẫn còn mãi trong tâm trí tôi? Bởi cha đã kể đi kể lại và từ đó rút ra bài học cho tôi. Ông muốn tôi học hỏi thêm từ những rủi ro, bao gồm cả việc dám thử thách để có được những bài học về sự thất bại và cố gắng nỗ lực để tạo nên những điều tốt đẹp.

Nhúng chân xuống bùn

“Đầu tư mạo hiểm ư? Nghe có vẻ rủi ro nhỉ? Nếu là anh, tôi sẽ không bao giờ mạo hiểm như thế.”

Clarence Randall, cựu Chủ tịch Tập đoàn thép Inland, đang ngồi ung dung sau chiếc bàn gỗ tối màu rất lớn đặt trên tầng cao nhất tòa nhà mới xây của Tập đoàn tại Loop, thuộc khu trung tâm thương mại và tài chính Chicago, đã nói với tôi như vậy. Quang cảnh hùng vĩ xung quanh nhìn từ văn phòng đó vào một buổi chiều nắng đẹp tháng Sáu năm 1959 đến giờ vẫn hiển hiện trong tâm trí tôi.

Tôi biết thật khó để thuyết phục Randall đồng ý với quyết định rời Inland của mình lúc đó. Tôi đã có rất nhiều cơ hội và cũng gặt hái được nhiều thành công trong suốt 5 năm qua khi làm việc tại đây. Tôi đã tham gia vào chương trình đào tạo kỹ năng quản lý mang tên “Randall’s Rangers” (Các Kỵ binh của Randall) và nhờ đó đầu quân cho tập đoàn này. Mỗi năm, công ty tuyển dụng thêm 5 đến 6 Ranger là những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu nước Mỹ với hy vọng họ sẽ sớm gia nhập vào đội ngũ quản lý hàng đầu tại Inland. Randall đã đầu tư uy tín của mình và rất nhiều các nguồn lực hiếm có ở Inland để mang về thành công cho chương trình này, ông ấy không rời mắt khỏi chúng tôi trong năm đầu tiên hay những năm tiếp theo ở tập đoàn. Cơ hội đã mở ra trước mắt chúng tôi. Sau khi hoàn thành năm đào tạo đầu tiên, tôi được phân công về phòng kinh doanh và sau đó được giao nhiệm vụ quản lý bộ công việc kinh doanh của toàn khu vực Nam Chicago, được coi là khu vực trọng yếu nhất của tập đoàn. Tôi là một trong tổng số 9 chuyên viên kinh doanh của tập đoàn và tự hào được công ty cung cấp xe và nhà riêng.

Đó thực sự là một trải nghiệm lý thú và đáng nhớ. Vợ tôi, Phyllis đang sống ở gần Công viên Highland trong thời gian đó và hai trong số ba đứa con của tôi chào đời trong khoảng thời gian 5 năm tuyệt vời này ở mảnh đất Chicago. Chúng tôi được nuôi dưỡng bởi những giá trị thuần nhất và tinh thần nỗ lực trong công việc – đặc quyền của mảnh đất miền Trung Tây này. Chicago và miền đất này vẫn chiếm một phần trong trái tim tôi – nơi rất nhiều bạn bè thân thiết, nhất là Cathie và Pitch Johnson sinh sống, và chúng tôi vẫn giữ được những mối liên hệ thân tình cho đến ngày nay.

Tôi gặp Pitch vào ngày đầu tiên đi làm ở Inland, Đông Chicago, Indiana – một thành phố công nghiệp bụi bặm – nơi chúng tôi dành những năm tháng không thể nào quên cùng nhau nuôi sống gia đình nhỏ của mình trong một dự án nhà ở cho công nhân. Pitch lớn lên ở Palo Alto, California và tốt nghiệp cao học Stanford. Chúng tôi đều theo học Trường Kinh doanh Harvard và giống như tôi, cậu ấy cũng đã từng làm việc cho một công ty thép khác trước khi đầu quân cho Inland. Cả hai đều là những người ưa thử thách – cậu ấy là đốc công của bộ phận Open Hearth (Lò ngang) còn tôi thuộc nhóm Ranger. Chúng tôi lúc nào cũng như hình với bóng.

Vậy tại sao tôi lại có ý định rời đi? Cha tôi đã gọi điện cho tôi để nói rằng quỹ đầu tư ông mới thành lập đã được thu xếp ổn thỏa, các giấy tờ tài liệu đã được ký kết xong xuôi và đây là thời gian thích hợp để Draper Gaither & Anderson – công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở miền Tây này – bước ra từ những giấc mơ.

Ngả người về phía trước một cách bí ẩn như thể KGB6 đang nghe lén câu chuyện của chúng tôi, Randall hạ thấp giọng xuống gần như thì thầm vào tai tôi: “Tôi có một người bạn làm kinh doanh tài chính. Cậu ấy đã sống ở Highland và bị phá sản vì đã mạo hiểm đầu tư vào chứng khoán. Cả gia đình cậu ấy phải rời khỏi thành phố này và không bao giờ có được cuộc sống như xưa nữa. Còn cậu có một công việc đảm bảo và tương lai sẽ thuộc nhóm những nhà quản lý hàng đầu ở một công ty lớn. Hãy để cha cậu làm việc mà ông ấy muốn còn cậu tự lo cho mình đi. Hãy ở lại Chicago tiếp tục công việc của mình và chẳng tội gì phải mua vào người những thứ đầy rẫy rủi ro như đầu tư mạo hiểm.”

Nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Trái tim và khối óc của tôi đã ở California. Tôi khéo léo cảm ơn vì sự hào phóng mà ông dành cho mình trong suốt thời gian qua, đồng thời chính thức cắt đứt mối ràng buộc giữa chúng tôi.

Mặc dù vậy, trước khi rời văn phòng của Randall, tôi quyết định hỏi ông một câu hỏi đã khiến tôi day dứt trong nhiều tháng qua: Tại sao Inland vẫn tiếp tục sản xuất thanh ray xe lửa cho ngành đường sắt trong khi cả tập đoàn đều biết rằng việc làm này chỉ mang về thất bại cho Inland? Randall dường như không lấy làm ngạc nhiên trước câu hỏi đó, đã giải thích cho tôi tính đặc thù của ngành đường sắt đối với an ninh quốc gia và sự tồn vong của nền kinh tế nước Mỹ cũng như tầm quan trọng của việc Inland tiếp tục cung cấp thanh ray cho ngành đường sắt bất chấp lợi nhuận.

“Chúng ta cũng có cắt giảm các thanh ray xe lửa”, ông kết luận, dần tăng âm lượng giọng nói của mình. “Đó là tinh thần yêu nước. Miễn là tôi còn có tầm ảnh hưởng ở Inland thì chúng ta vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành đường sắt.”

Clarence Randall không chỉ là một doanh nhân có tư duy đại chúng mà còn là một nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trong một ngành công nghiệp then chốt và ngay sau đó đạt đến giai đoạn thịnh vượng nhất. Đó là thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi đất nước tái thiết cơ sở hạ tầng và đáp ứng những nhu cầu bị trì hoãn lâu ngày của người dân thành phố, nhiều người trong số họ đã hy sinh cho cuộc chiến này. Trái tim Randall đã đặt đúng chỗ, và tôi biết mỗi lời nói của ông với tôi đều ẩn chứa niềm tin tuyệt đối.

Tuy thế, kể từ đó, tôi cũng đoán trước được tình hình. Ngành công nghiệp thép của Mỹ đã không chịu cải tổ hay đổi mới và hoàn toàn được hàng rào thuế quan Mỹ che chắn, bảo hộ trước các cuộc cạnh tranh quốc tế. Aluminum, nhựa và các vật liệu thay thế khác đang dần “lấn đất” của thép. Chứng khoán của Inland vào năm 1959 – một năm sau khi tôi rời công ty – chạm mốc cao nhất từ trước tính đến thời điểm đó: 59 đô-la/cổ phiếu. Nhưng đó cũng chính là phút lóe sáng đầu tiên và duy nhất trước khi bị kéo tụt dốc và chạm đáy đồng thời biến thành miếng mồi để một số công ty khác giành quyền kiểm soát. Đến năm 1998, sau hơn 100 năm làm mưa làm gió trên thị trường, Inland đã bị ArcelorMittal, công ty sản xuất thép lớn nhất trên thế giới khi đó thâu tóm.

Trên đường trở về văn phòng, những mối nguy hiểm và cạm bẫy mà Randall đã phác ra lướt qua trong đầu tôi. Nhưng đến thời điểm đó, tôi biết mình và ông ấy không có chung quan điểm và cách nhìn nhận về thế giới. Khi ông ấy thấy cạm bẫy, tôi thấy cơ hội. Đối với Randall, kinh doanh đầu tư tư nhân – thực tế là bất cứ doanh nghiệp đầu tư nào – có nguy cơ rủi ro rất cao. Đối với tôi, đầu tư mạo hiểm vẫn là lĩnh vực còn non trẻ, mới mẻ và hấp dẫn, đầy rẫy nguy cơ nhưng không thiếu những phần thưởng. Theo quan điểm của Randall thì tôi đã từ bỏ con đường thênh thang là gia nhập vào đội ngũ lãnh đạo – và thậm chí còn có thể trở thành CEO – của một công ty thép được nhà nước bảo hộ và được quản lý tốt nhất nước Mỹ. Theo quan điểm của tôi, con đường đó phía trước còn rất dài, và dường như việc tạo ra một “đại gia đình” các doanh nghiệp mới có ý nghĩa hơn việc chỉ quản lý một tập đoàn già cỗi. Tôi vẫn còn trẻ và biết rằng cho dù ngành đầu tư mạo hiểm không có triển vọng, thì tôi vẫn có thể làm một công việc khác.

Tiếp theo, có lẽ phải kể đến sức quyến rũ của mảnh đất San Francisco. Tôi đã từng nói mình rất yêu Chicago – với nguồn nội lực, kiến trúc, những con người cởi mở và hồn hậu cùng không khí thân thiện và nghiêm túc của mảnh đất này – nhưng San Francisco, trong mắt tôi là một “thành phố trên những ngọn đồi” duyên dáng (thực tế là 7 ngọn đồi). Lần đầu tiên tôi đến với San Francisco là năm 12 tuổi, và khi cố gắng gợi lại miền ký ức của mình về chuyến đi đã rất lâu rồi, thì những kỷ niệm đó cứ ùa về trong tâm trí – hình ảnh một nhà hàng ở bờ biển Barbary hiện ra trước mắt. Thành phố biển xinh đẹp này như đã hớp hồn và cho đến ngày nay những ấn tượng sâu đậm về nó vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tôi.

Triển vọng được làm việc với cha tôi cũng có một sức cuốn hút mãnh liệt. Do tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nên cha thường xuyên phải nhận nhiệm vụ ở Paris và Berlin, rồi ngay sau đó là cương vị Chủ tịch tập đoàn Mexican Light & Power tại Mexico City vì vậy tôi không có nhiều thời gian bên ở cha. Nếu làm việc cho Draper Gaither & Anderson, cha con tôi có thể gặp nhau hàng ngày và tôi sẽ có nhiều cơ hội hiếm có để học hỏi từ một bậc thầy như cha.

Cuối cùng và là điều quan trọng nhất đó là vợ con tôi. Vợ tôi, Phyllis, thực sự xúc động khi sắp được sống gần Đại học Stanford (đến nay, cô ấy vẫn trẻ trung và đam mê khám phá như thế). Cô ấy vui vẻ tán thành lời đề nghị chuyển cả gia đình về nơi có khí hậu nhiệt đới ấm áp hơn và rất háo hức bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới.

Tôi rời văn phòng vào buổi chiều hôm đó, lòng tràn đầy tự tin về sự lựa chọn của mình khi quyết định chuyển đến Palo Alto và giúp một tay gây dựng Draper Gaither & Anderson. Cho dù có cân nhắc quyết định của mình 1 năm hay 100 năm đi chăng nữa, thì tôi cũng không thể đoán được hành trình dài phía trước. Tôi chuẩn bị được chứng kiến “sự chào đời” của thung lũng Silicon và tham gia vào sự phát triển bùng nổ và thần kỳ chưa từng thấy của nó. Tôi có được chỗ đứng của mình khi gia đình “con lai” của tôi được mảnh đất này – chiếc nôi của các lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm và các hoạt động kinh doanh – đón nhận. Nói đến thung lũng Silicon, chúng ta nghĩ ngay đến sự sáng tạo, tính hiệu quả và sự bùng nổ kinh tế – mảnh đất sản sinh ra những tên tuổi như Apple, Hewlett-Packard, Google, Yahoo!, Cisco Systems, Oracle, Genentech, OpenTable, Tesla, Facebook, Twitter và hàng nghìn những công ty vĩ đại khác.

Năm 1950, trung bình thu nhập hàng năm của mỗi hộ gia đình ở Atherton, California – một thành phố nhỏ cách trung tâm San Francisco 45 km về phía Nam, nơi gia đình chúng tôi sinh sống – là 3.857 đô-la. Đến năm 2000, con số này là 200.000 đô-la. Trước khi bắt đầu thiên niên kỷ mới, Atherton là một trong những khu vực thịnh vượng nhất thế giới.

Thung lũng Silicon đã làm được điều đó và chính các nhà đầu tư mạo hiểm đã giúp thung lũng này biến tất cả những điều không thể thành có thể.

Đặt chân đến miền Tây

Đương nhiên, những điều diễn ra trong tương lai không hiển hiện rõ trước mắt tôi và Phyllis trong khi chúng tôi lái chiếc Chevrolet mui trần mới coóng đến Palo Alto – chiếc xe được mua với mục đích chào đón ánh nắng chan hòa của vùng đất California. Đáng tiếc, chúng tôi đã làm hỏng chốt cài mui, thậm chí trước cả khi vượt qua sông Mississippi. Không biết bằng cách nào mà chúng tôi đóng được nó lại và không dám động vào nó cho đến tận khi biết được giá nhà ở Palo Alto và chắc chắn mình có thể đầu tư thoải mái cho chiếc xe.

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình từ Chicago trong tâm trạng rất háo hức và mất 5 ngày để đến được bờ Tây nước Mỹ. Ba nhóc nhà tôi ngồi ở ghế sau vì thế chúng tôi không muốn vội vàng. Hàng ngày trong suốt chuyến đi, chúng tôi rời nhà nghỉ dọc đường vào khoảng 7 giờ sáng, lái xe suốt buổi sáng và tìm nhà nghỉ tiếp theo vào lúc 2 giờ chiều, đồng thời ưu tiên nơi nào có bể bơi. Thật thú vị: Cả gia đình thực hiện một hành trình khám phá đến một vùng đất xinh đẹp và rộng lớn của nước Mỹ mà trước đây chúng tôi chưa bao giờ đặt chân đến.

Khi đến quê hương mới của mình ở Palo Alto – thị trấn của những ngôi trường đại học dường như vẫn còn đang say ngủ với khoảng 25.000 dân – chúng tôi lái xe dọc những con đường rợp bóng cây đến khi tìm được nhà nghỉ Rickey, một điểm dừng chân khang trang do một vài người bạn giới thiệu. Đây là nơi mà phụ huynh của các sinh viên Stanford thường chọn để nghỉ ngơi mỗi lần đến thăm con, là nơi các doanh nhân đi công tác hay khách du lịch dừng chân và là nơi câu lạc bộ Rotary địa phương tụ tập. Quan trọng nhất với chúng tôi là nơi này có bể bơi. Vào một buổi chiều ấm áp những ngày tháng Bảy, gia đình tôi cảm thấy như mình đang được ở thiên đường.

Thời gian đó, Đại học Stanford đã trở thành hơi thở của mảnh đất Palo Alto này. Với lịch sử 50 năm, nó đã trở thành một trường đại học hàng đầu ngang hàng với các trường trong nhóm Ivy League7. Đại học California, Berkeley, cũng là một trường đại học lớn khác ở miền bắc California, nhưng dường như nó còn xa mới đến cầu Vịnh phía đông San Francisco.

Đại học Stanford, thấp thoáng những chiếc xe đạp, một nét rất đặc trưng của ngôi trường này. Khuôn viên trường rộng khoảng 8.180 héc ta, nổi bật với hàng cây số dài những cây cọ, các tòa nhà màu vàng cát đồ sộ với mái kiểu Tây Ban Nha và ấn tượng nhất là một trường đại học kỹ thuật xuất sắc đang phát triển rất mạnh mẽ. Nếu chỉ một người duy nhất được vinh danh trong việc tạo nên thung lũng Silicon này thì người đó chỉ có thể là Fred Terman, phó khoa và sau này là trưởng khoa kỹ thuật của ngôi trường nổi tiếng này. Đương nhiên, thật ngớ ngẩn khi nghĩ thung lũng Silicon được gây dựng nên chỉ nhờ đội ngũ những con người đầy sáng tạo, nhiệt huyết, tài năng và cống hiến hết mình, thế nhưng Terman dường như là một nhân vật hội tụ tất cả các phẩm chất đó. Ông là một trong những người thuyết phục những người còn lại ở Stanford tập trung vào kỹ thuật và đầu tư mọi nguồn lực có thể để tạo dựng nên một Đại học Kỹ thuật Stanford hàng đầu thế giới như hiện nay.

Ngoài ra, vào thời điểm đó, Chủ tịch Whit Griswold của Đại học Yale, người trước đây từng là giáo sư cao học chuyên ngành lịch sử của tôi, đã phá bỏ một trường kỹ thuật khá chất lượng với tư tưởng nền tảng rằng kỹ thuật cũng giống như nha khoa và Yale không phải là một trường thương mại. Liệu New Haven, Connecticut có thể trở thành chiếc nôi của thung lũng Silicon nếu Griswold vẫn là một giáo sư môn lịch sử của tôi trong những năm 1950 thay vì trở thành chủ tịch của trường vào giữa năm học?

Tôi không tin vào điều đó lắm. Có một ấn tượng khác ngoài Đại học Kỹ thuật Stanford thu hút nhiều doanh nhân tiềm năng đến với mảnh đất Palo Alto, California này đó chính là khí hậu. Mặt trời chiếu sáng quanh năm, bầu trời trong xanh, khí hậu khô, độ ẩm thấp vì thế những ngày nóng nhất ở đây cũng vẫn dễ chịu. Ngày nay, hơn 50 năm sau đó, người dân vùng Vịnh này vẫn chết mê loại khí hậu rất đặc trưng của mảnh đất California này.

Draper Gaither & Anderson đã chuẩn bị kỹ càng và việc thành lập công ty ở Palo Alto đã diễn ra suôn sẻ. Công ty luật của Gaither có trụ sở ở San Francisco, Tướng Anderson đóng quân ở căn cứ không quân Travis (bắc California) còn cha tôi khá thông thuộc vùng này bởi ông thường xuyên đi công tác tới đây khi còn làm ở ngân hàng đầu tư Dillon Read với dự án tài trợ xây dựng cầu Vịnh Oakland, San Francisco. Cả ba người đều rất háo hức giúp phó khoa Terman thỏa giấc mơ kết nối những khám phá kỹ thuật vĩ đại của Stanford với các nguồn lực hỗ trợ cũng như nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo ra các dịch vụ và sản phẩm hàng đầu, đưa chúng đến tay người tiêu dùng thông qua các công ty mới khởi nghiệp ở trong hay gần khuôn viên Stanford. Litton Industries, Varian và Hewlett-Packard đều được hệ sinh thái đầu tiên này hỗ trợ.

Vài đêm sau khi chúng tôi đến Palo Alto, Cathie và Pitch Johnson đáp máy bay từ Chicago đến đây và tổ chức một buổi tiệc đáng nhớ để chào đón chúng tôi với khẩu hiệu: “Chào mừng các bạn đến với Palo Alto”. Do Pitch lớn lên trên mảnh đất này nên cậu ấy có rất nhiều bạn bè và nhiệt tình giới thiệu vợ chồng tôi với nhiều người trong số họ. Sáng hôm sau, trong khi Phyllis và bọn trẻ dành thời gian nghỉ ngơi và tham quan trung tâm thành phố, tôi đã bắt tay ngay vào công việc mới của mình một cách đầy háo hức và vui vẻ.

Tướng Fred Anderson và một vài người khác đã chuyển đến văn phòng tạm thời tại đường Addison. Là người đôn hậu, lạc quan và rất tốt bụng, Fred Anderson khác Clarence Randall “bảo thủ” chẳng khác nào Palo Alto cách xa Chicago vậy. Anderson có một sự nghiệp quân sự lẫy lừng với tư cách là Tư lệnh Đơn vị VIII Bomber Command8 trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ Hai và trở thành khuôn mẫu cho vai diễn của Clark Gable trong bộ phim tái hiện lại cuộc chiến, Twelve O’Clock High (tạm dịch: 12 giờ cao điểm). Mặc dù vậy, ông là một người rất giản dị và cởi mở. Ông khiến tôi thấy thoải mái ngay từ những phút đầu gặp mặt khi kể cho tôi các kế hoạch hấp dẫn mà ông đã chuẩn bị cho tất cả chúng tôi và rồi gọi những người khác vào để gặp tôi. Cuối cùng, cả nhóm chúng tôi đã quyết định ra ngoài khoảng sân đầy nắng trước văn phòng và tán gẫu đến tận trưa. Anderson vô cùng sôi nổi và hứng khởi khi “thết đãi” chúng tôi bằng những câu chuyện về các cơ hội cũng như rủi ro cao trong lĩnh vực đầu tư này. Ví dụ, ông kể về một vụ đầu tư gần đây – Raychem, công ty mới được thành lập 2 năm, vào năm 1957. Theo quan điểm của Anderson, Raychem – với sản phẩm màng co nhiệt được cấp bằng sáng chế mới – thích hợp đối với hàng nghìn ứng dụng công nghiệp có sử dụng dây điện bọc nhựa – sẽ đạt được những thành công lớn. Nhưng Anderson lại dành phần lớn thời gian để nói về người sáng lập của Raychem, Paul Cook, người ông tin rằng sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba. Cook, như Anderson khẳng định, chắc chắn là một trong số ít doanh nhân sở hữu tài lãnh đạo cần thiết để biến một ý tưởng vĩ đại trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế.

Như Anderson dự đoán, Raychem đã thực sự gây ra những chấn động lớn trên thị trường. Trong vòng 25 năm sau khi thành lập, doanh nghiệp này đã tăng trưởng trung bình khoảng 25% một năm – một con số đáng kinh ngạc. Tập đoàn Raychem trở thành một trong những nhà sản xuất các chi tiết điện công nghiệp lớn nhất thế giới với hệ thống sản xuất và phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường (R&D) có mặt trên 40 nước trên thế giới với doanh số hàng năm trên 1 tỷ đô-la.

Sau này, tôi cũng được góp sức vào những thành công của Raychem. Một người bạn cũ của Pitch và là bạn mới của tôi, Bill Bowes, lúc đó là cổ đông của Blyth & Co, Blyth đứng ra nhận bao tiêu Raychem và Bill đã động viên tôi đầu tư 1.000 đô-la. Đối với tôi lúc đó, khoản đầu tư này quá lớn nhưng cuối cùng tôi đã chấp nhận đầu tư gấp 10 lần số tiền đó vào thị trường mở này. Mặc dù ngày nay đối với tôi số tiền đó không đáng là bao nhưng tại thời điểm đó, nó bằng tiền lương một năm của tôi.

Có tất cả 5 nhân viên trẻ ở Draper Gaither & Anderson bao gồm cả tôi và chúng tôi đều nhận được mức lương 10.000 đô-la/năm. Đây cũng là mức lương mà tôi nhận được trong năm cuối cùng làm việc tại Inland. Anderson đã hỏi mức lương lúc đó của tôi ở Inland và vì thế cả 5 chúng tôi đều nhận được mức lương như vậy. Một điểm khác biệt nữa đó là đời sống ở Palo Alto không đắt đỏ bằng Chicago vì thế chúng tôi không có kiến nghị gì. Cuối cùng, chúng tôi cũng nhận được tấm vé tham gia vào cuộc chơi hấp dẫn – đầu tư mạo hiểm và được trả mức lương cũng hấp dẫn không kém. Thời gian đó, sau khi đi làm về nhà, tôi không ngừng kể với gia đình mình về công việc mới, những người đồng nghiệp mới của mình và dường như tương lai đang mở ra trước mắt tôi vậy. Phyllis vô cùng phấn khích và đó cũng là cách cả gia đình chúng tôi bắt đầu một cuộc sống mới đầy thú vị ở nơi đây.

Vài ngày sau đó, gia đình tôi chuyển đến một khu nhà nghỉ rẻ hơn – Restwell, thuộc El Camino Real, khu trung tâm thương mại trọng yếu của Palo Alto – và bắt đầu tìm nhà. Không lâu sau đó, chúng tôi tìm được một ngôi nhà trát vữa hai tầng xinh xắn nằm ở góc đường Cowper và Embarcadero; mặc dù đây là căn nhà hiện đại nhất của vợ chồng tôi từ trước đến nay, nhưng điều thực sự gây ấn tượng với Phyllis đó chính là những cây chanh, bơ và hồng quả vàng xung quanh ngôi nhà – một điểm “sang trọng” hiếm có của thành phố đầy gió này.

Bạn bè và những thương vụ làm ăn

Hai trong số ba cổ đông ở Draper Gaither & Anderson mỗi người mời về một cổ đông góp vốn khác và họ đều đồng ý đầu tư 2 triệu đô-la. Bố tôi mời Lazard Frères còn Gaither ký kết hợp tác với gia đình Rockefellers. Anderson đã thuyết phục được một người bạn ở New York và cùng với một số nhà đầu tư khác nữa mang về số vốn lên đến 6 triệu đô-la. (Công ty sẽ sử dụng tiền của mình để đầu tư mạo hiểm với hy vọng thu về lợi nhuận lớn.) Tháng Mười năm 1960, chúng tôi chuyển tới trụ sở mới nằm trên đường Welch trong khuôn viên Đại học Stanford và thỏa thuận một trong những hợp đồng thuê nhà thời hạn 99 năm đầu tiên phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Việc cho thuê đất trong khuôn viên Đại học Stanford có lịch sử thú vị. Vào năm 1885, Leland Stanford đã tặng 8.180 héc ta đất nông nghiệp và trang trại ở Palo Alto để làm khuôn viên của trường đại học được đặt theo tên người con trai đã mất của mình, Leland Stanford Jr. Trong quá trình trao tặng, Stanford đã ghi rõ trong bản thỏa thuận rằng các đời hiệu trưởng của trường sẽ không bao giờ được phép bán bất kỳ một héc ta đất nào. Bởi vì trường chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ – trên thế giới chỉ có Đại học Quốc gia Mát-xcơ-va có khuôn viên lớn hơn – nên các hiệu trưởng đã đưa ra ý tưởng cho thuê đất trong thời hạn 99 năm, nhờ thế trường vẫn giữ được quyền sở hữu đất còn người thuê kiểm soát hiệu quả tài sản của mình. Một trong những trung tâm mua sắm thành công nhất hiện nay cũng thuộc khuôn viên của ngôi trường này và phải đến khách sạn Rosewood mới được xây dựng, Trung tâm Y tế Stanford và con đường Sand Hill huyền thoại – “ngôi nhà” của rất nhiều các công ty đầu tư mạo hiểm quyền lực nhất nước Mỹ, bao gồm Draper Fisher Jurvetson do Tim, con trai tôi thành lập. Ngoài sự phát triển vượt trội này, khoảng 60% đất ở Stanford vẫn là đất “chết” cho đến ngày nay.

Tạp chí BussinessWeek đã đăng một bài báo 2 trang về sự ra đời của Draper Gaither & Anderson. Chúng tôi đúng là công ty duy nhất trong thành phố này tham gia vào cuộc chạy đua đầu tư mạo hiểm và chuẩn bị xuất phát. Trụ sở chính của chúng tôi là ngôi nhà một tầng hiện đại được thiết kế khá độc đáo với các bức tường bằng kính bao quanh để ánh sáng có thể lọt vào mà không cần đèn điện ở tiền sảnh bên ngoài xung quanh mỗi phòng làm việc. Mỗi phòng được mở thông ra một khoảnh sân trong thoáng đãng. Chúng tôi mong muốn công ty của mình sẽ trở thành nguồn hỗ trợ tài chính hữu hiệu đối với các doanh nhân của California và đã nỗ lực để thực hiện gần như hoàn hảo kế hoạch đó.

Tuy nhiên, chúng tôi nhanh chóng gặp phải thất bại đầu tiên và đó là một thất bại thảm hại. Khi bố tôi và Tướng Anderson quyết định cùng thành lập công ty mới, họ đã chọn Rowan Gaither là cổ đông cấp cao thứ ba bởi sự thông minh xuất chúng, những kinh nghiệm phong phú và nhân cách đáng tin cậy của ông. Gaither đã từng là chủ tịch của Ford Foundation; người sáng lập Tập đoàn Rand và cổ đông cao cấp của Cooley, Crowley & Gaither, công ty luật hàng đầu San Francisco.

Một thời gian ngắn sau khi thành lập Draper Gaither & Anderson (DGA), Gaither được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Ông đến Boston để bắt đầu quá trình hóa trị liệu ở bệnh viện Tổng hợp Massachusetts. Trong chuyến công tác đến Boston, tôi vào viện thăm ông. Gaither đã chỉ tay lên ngực mình và nói rằng : “Bill, hãy cảm nhận nó.” Tôi đến gần, đặt bàn tay mình lên ngực ông và thấy một cục u lớn và rắn như hạt lạc.

Ông mỉm cười khó nhọc. “Tôi cá là nó sắp biến tôi thành người thiên cổ rồi.”

Gaither mất vài tháng sau đó, khi mới chỉ 50 tuổi. Theo tôi, nếu Rowan Gaither còn sống, Draper Gaither & Anderson sẽ trở thành một trong những công ty đầu tư mạo hiểm phát triển vĩ đại nhất từ trước đến nay thay vì chỉ trụ được 7 năm. Gaither là một luật sư có tầm nhìn, có tài tổ chức và thận trọng. Ông có sự ấm áp dễ lan tỏa và một tấm lòng đôn hậu. Gaither là sợi dây kết nối bền chặt, một mảnh nam châm hướng tâm gắn kết mọi thành viên của công ty với nhau.

Sau sự ra đi của Gaither, các thành viên của công ty trở lại với công việc một cách khó khăn. Các doanh nhân đầu tiên được tôi đầu tư ở DGA là Thomas Corbin và Elliot Farnsworth, hai kiến trúc sư trẻ tài năng với một ý tưởng hấp dẫn. Reid Dennis – nhân vật sau này trở thành một trong những nhà đầu tư mạo hiểm xuất sắc nhất ở thung lũng này – đã khuyên tôi nên xem xét qua công ty mới này. Tôi vốn đã biết rằng Reid là người có con mắt tinh tường. Ông đã đầu tư vào các công ty tư nhân nhỏ với tư cách Fireman’s Fund Insurance Company (Công ty Bảo hiểm Quỹ của Lính cứu hỏa) trong nhiều năm. Nếu Reid thích ý tưởng nào đó thì nó có thể rất có triển vọng.

Trụ sở chính của Corbin Farnsworth được đặt ngay phía cuối con đường ở Palo Alto, vì thế tôi cũng không mất nhiều thời gian để gặp được hai nhà sáng lập này. Thậm chí trong những ngày đầu tiên, tôi vẫn cho rằng địa điểm lý tưởng để có cuộc gặp mặt đầu tiên là tại trụ sở chính của các doanh nhân này. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến họ làm việc cùng với đội ngũ của họ trong chính đại bản doanh. Theo đó, bạn có thể dễ dàng quan sát doanh nhân này và những đồng nghiệp của anh ta hơn, đặc biệt thông qua cách họ giao tiếp với nhau. Những năm gần đây, tôi không còn áp dụng cách này và các cuộc gặp mặt đầu tiên thường diễn ra tại văn phòng của tôi. Cách này hiệu quả hơn, nhưng nó không hẳn là cách tốt nhất.

“Ngài hãy nằm xuống,” Farnsworth nói.

Tôi nằm dài trên một chiếc bàn trong khi anh ta giả vờ lấy một mái chèo lớn đập vào ngực tôi, vừa làm vừa thuật lại các bước mà anh ta đang mô phỏng. Lúc đó tôi không hề biết rằng mình đang được nhìn chiếc máy khử rung tim đầu tiên – một thiết bị sẽ cứu sống được hàng triệu người trong những năm sau đó. Hai ngày sau, tôi đưa Tướng Anderson tới gặp Farnsworth và ông thực sự ấn tượng với cả các doanh nhân lẫn công ty mới thành lập này. Chúng tôi nhanh chóng đi đến thỏa thuận và tôi ký được hợp đồng đầu tư mạo hiểm đầu tiên. Công ty đã rất thành công; sau đó chúng tôi đã bán Corbin Farnsworth lại cho Smith, Kline & French và thu về một khoản lợi nhuận không nhỏ.

Các đồng nghiệp khác ở DGA cũng rất thú vị và chúng tôi phối hợp rất ăn ý. Crawford Cooley, con trai của một cổ đông ở công ty luật Cooley Godward & Gaither, là một thanh niên hài hước, đạo mạo và có quan hệ rất rộng ở San Francisco này. Cậu ấy đã góp phần trong quá trình sản xuất chiếc ti vi màu đầu tiên ở RCA, dù không phải là một kỹ sư được đào tạo chính quy. Sau này, tôi mới biết việc không ai trong chúng tôi thông thạo về kỹ thuật là một sai lầm. Công nghệ là nền tảng của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp nào có được những chuyên gia kỹ thuật sẽ tạo nên sự khác biệt.

Don Lucas là nhân viên trẻ duy nhất có được thư giới thiệu của của Phố Wall. Cậu ta mới 29 tuổi và đã từng rất thành công ở Smith Barney. Tôi vẫn nhớ rõ câu hỏi đầu tiên mà cậu dành cho chúng tôi: “Thế chúng ta sẽ làm gì nếu 6 triệu đô-la đi tong?” Những nhân viên còn lại của chúng tôi đều rất ngạc nhiên trước câu hỏi đó ít nhất vì hai lý do. Thứ nhất, không giống như Lucas, chúng tôi không thường xuyên được tiếp xúc với những con số lớn như ở Phố Wall hay việc 6 triệu đô-la có thể “đi tong”. Thứ hai, do còn trẻ và đầy nhiệt huyết, chúng tôi tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo của công ty và tin rằng viễn cảnh tươi đẹp đang mở ra trước mắt.

Sau khi DGA tan rã, Lucas tiếp tục sự nghiệp đầu tư của mình và rất nổi tiếng bằng cú “hit” lớn với tư cách nhà đầu tư cho Larry Ellison, người sáng lập Oracle. Ngày nay, Oracle có trụ sở chính ở bờ biển Redwood, một “người hàng xóm” có tầm ảnh hưởng giáp với San Francisco. Chúng ta không thể bỏ lỡ trụ sở chính của tập đoàn Oracle: 12 tòa tháp cao và đồ sộ nằm xung quanh một chiếc hồ nhân tạo. Tập đoàn này thực sự là một ngôi sao của thung lũng Silicon và cung cấp các hệ thống phần mềm cho rất nhiều ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới.

Larry Duerig là một đồng nghiệp giữ vai trò quan trọng khác ở DGA. Ông từng làm việc chung với Tướng Anderson một vài năm ở San Francisco. Duerig là một nhà đầu tư lão làng dày dạn kinh nghiệm, vì thế được trao quyền cổ đông ở DGA. Ông là người có tư duy hiện đại và sự khéo léo trời phú. Larry là một hướng dẫn viên không chính thức, luôn theo dõi và cảnh giác cho 5 nhân viên trẻ chúng tôi không “bị mê hoặc bởi chiếc đồng hồ quả lắc vàng trong tay tên phù thủy có phép thôi miên đang dao động trước mắt” hay là chính các doanh nhân. Tuy nhiên, Duerig nghiện thuốc lá nặng. Khi hứng thú với một vấn đề nào đó, ông sẽ nói nhanh đến mức khiến điếu thuốc lá trong miệng xém gần đến môi. Những tàn thuốc nóng sẽ rơi xuống xung quanh bụng và “đục lỗ” những chiếc áo sơ mi của ông. Larry là một người không bao giờ mất thăng bằng trước những tin xấu và luôn nhạy cảm với những vụ làm ăn sinh lời.

Tom Carey, chàng thanh niên kỳ cục với đôi giày khiêu vũ bọc da kangaroo nhưng lại có một tư duy tài chính nhạy bén, là chuyên viên phân tích của các vụ đầu tư công lẫn tư nhân cho Duerig. Ở chàng thanh niên này có một sự pha trộn kỳ quặc giữa khiếu hài hước đầy miệt thị và sự nhạy cảm tự nhiên. Carey rất hay đùa. Cuối cùng là Bill Symons, kế toán trưởng của chúng tôi – mặc dù lúc đó chức danh này vẫn chưa phổ biến. Symons là một CPA9 được đào tạo chính quy và một trong những công việc quan trọng của cậu ấy là kiểm tra sổ sách của tất cả các công ty mà chúng tôi có ý định đầu tư. Cậu ta là một người khá điềm tĩnh và chính tính cách này đã làm hài lòng các doanh nhân và không bao giờ khiến họ cảm thấy khó chịu khi Symons tiến hành nhiệm vụ điều tra các hoạt động của họ.

Các thương vụ liên tiếp đổ về DGA, và đội ngũ mới nhất của chúng tôi nhận thấy chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn các hoạt động của tôi đều liên quan đến bạn bè của Pitch Johnson và những người bạn của họ. Một số thương vụ tiềm năng khác đến từ các cổ đông, nhân viên và qua giới thiệu. Trong thời gian này, cũng có một cơ hội đặc biệt dành cho tôi và chính Tướng Anderson đã khuyên tôi nên nắm bắt lấy cơ hội hiếm có đó.

“Bill, cậu có muốn đi Hawaii không?”, Anderson hỏi. “Chin Ho là một người đầy tiềm năng và anh ta biết đến chúng ta qua tạp chí BusinessWeek. Chin đang dự định xây dựng một tòa các căn hộ cho thuê ở bờ biển Waikiki.”

“Thực sự đó không phải là dạng căn hộ mà chúng tôi vẫn thường thấy,” Chin sau này nói qua với tôi như vậy trên đường từ sân bay Honolulu trở về. “Chúng là nhà chung cư.”

Tôi vừa đặt chân lên một trong những chiếc máy bay phản lực đầu tiên đến Hawaii. “Nhà chung cư, ý anh là sao?” tôi hỏi.

“À”, anh ta cười khoái trá, “Không có nhiều loại nhà kiểu này. Thực tế thì đây là kế hoạch phát triển nhà chung cư thứ hai trên thế giới. Cái đầu tiên đang được xây dựng ở Arizona và tất cả những thủ tục pháp lý đều đã hoàn thành xong, vì thế chúng tôi chắc chắn rằng, ý tưởng này hoàn toàn khả thi.”

Tòa nhà mới này được đặt tên là Ilikai và được xây dựng ngay bên cạnh khách sạn Hoàng gia Hawaii nằm trên bãi biển Waikiki. Mỗi căn hộ có diện tích khoảng 165m² và có khoảng vài trăm căn như thế. Mỗi căn thuộc quyền sở hữu riêng của từng người nhưng chung ban quản lý, lối vào, sảnh, cầu thang máy, quá trình bảo dưỡng và vận hành với cả tòa nhà. Điểm khác biệt lớn nhất đó là mọi người sẽ mua những căn hộ này thay vì thuê chúng. “Anh sẽ thu về được toàn bộ vốn của DGA ngay lập tức,” Chin nhấn mạnh, “mà không phải chờ có người thuê”.

Tôi nói với Chin rằng điều đó nghe có vẻ hấp dẫn. Chin đưa tôi đến Khách sạn Hoàng gia Hawaii nghỉ ngơi trước khi có một cuộc họp ở văn phòng anh ta vào sáng hôm sau. Sau khi có một chuyến tham quan chóng vánh quanh đảo – tới chi nhánh mới của Ala Moana, trung tâm mua sắm đầu tiên được xây dựng ở Hawaii.

Sau đó, tôi thực sự ấn tượng bởi chuyến đi cùng với Lowell Dillingham, người cao tuổi nhất của một trong 5 gia đình “sở hữu” quần đảo xinh đẹp này. (Một người chỉ cho thuê đất chứ không bán.) Dillingham, Chin và tôi ngồi trên bờ biển vào lúc hoàng hôn và uống mai tais10. Sau đó, họ mời tôi tham dự một bữa tiệc của người bản xứ. Tôi thực sự bị cuốn hút bởi nơi đây giống như một thiên đường. Ngay sau khi trở về nhà, tôi đến Seattle để gặp kiến trúc sư dự án, John Graham Jr., và được xem bản thiết kế mới nhất của cậu ấy cho dự án Seattle Space Needle. Bản thiết kế cho khu nhà Ilikai được phác thảo theo hình chữ Y với hai nhánh chạy ven bờ biển để hầu hết tất cả các phòng của khu chung cư này đều có cửa sổ hướng ra biển.

Tôi thuyết trình về dự án Ilakai cho các cổ đông ở DGA và mọi người đều hứng thú với nó. Mọi chuyện dường như đã ổn thỏa. Tuy nhiên, vào một buổi sáng, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ New York báo tin xấu. “Dick Dilworth muốn nói chuyện trực tiếp với anh,” giọng nữ ở đầu dây bên kia nói.

“Ai cơ?”, tôi hỏi lại. Tôi chưa bao giờ nghe đến ai tên là Dick Dilworth cả.

“Ngài Dilworth là cổ đông của Rockefeller,” giọng nữ đáp, “ông ấy muốn gặp ngài ở New York càng sớm càng tốt.”

Tôi bắt chuyến bay sớm vào ngay ngày hôm sau và lên thẳng tầng cao nhất của trung tâm Rockefeller. Văn phòng của Dilworth thậm chí còn rộng hơn cả phòng của Clarence Randall. Thảm trải cũng như đồ đạc bài trí trong căn phòng vô cùng sang trọng và không khí thật dễ chịu.

Ông ta đùng đùng nổi giận và không hề có ý định mời tôi ngồi xuống. Trong đời mình, tôi cũng đã từng bị la mắng, quát tháo nhưng chưa bao giờ bị mắng mỏ thậm tệ như buổi sáng hôm đó tại văn phòng của J. Richardson Dilworth.

“Chúng tôi có thể mua nhà ở Hawaii,” ông ta nói. “Chúng tôi cũng có thể xây dựng các khách sạn và các căn hộ ở bất cứ đâu trên thế giới này. Chúng tôi không cần anh, một kẻ ngoại đạo đầu tư tiền của chúng tôi vào bất động sản và rồi thu phí, ăn chênh lệch và chuốc về rủi ro. Chúng tôi trở thành cổ đông góp vốn ở DGA vì anh nói với chúng tôi rằng anh sẽ đầu tư vào công nghệ và các doanh nhân làm ăn chính đáng. Chúng tôi không cần anh xuất hiện ở Hawaii. Chúng tôi chỉ cần anh ở Palo Alto – thế là đủ. Bây giờ, hãy ra khỏi đây, và làm việc của anh đi!”

Tôi biết đây không phải là một cuộc khẩu chiến mà mình có thể thắng. Vì thế tôi bước vào và ra khỏi trung tâm Rockefeller chỉ trong vòng 15 phút. Trong một công ty cổ phần như Draper Gaither & Anderson, các cổ đông góp vốn như gia đình Rockefeller không có quyền đưa ra định hướng về việc đầu tư hay từ chối cho các các cổ đông điều hành. Điều này nhằm giúp các cổ đông góp vốn tránh được các rắc rối về thuế và pháp lý. Nó cho phép các cổ đông chính có toàn quyền kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn và quản lý công ty. Nhưng việc một nhân viên trẻ như tôi mang luật pháp ra trong những tình huống như thế này là thiếu khôn ngoan, vì thế tôi vui vẻ trở về nhà vào hôm sau và nhường quyền quyết định cho những người lớn tuổi và có kinh nghiệm hơn.

Không cần phải nói, chúng tôi đã chần chừ trong việc tiếp tục đầu tư vào Ilikai. Lời khuyên từ một cổ đông góp vốn quan trọng, cụ thể là một trong những cổ đông của Rockefeller, bao giờ cũng “nặng ký” hơn những logic kinh doanh thông thường.

Chin Ho không hài lòng, nhất là sau khi nhận được những phản ứng tiêu cực từ DGA đối với dự án. Cuối cùng, đây lại là một vụ đầu tư lớn nhất của DGA trong lịch sử 7 năm hoạt động. Điều đó có nghĩa là Dilworth đã nhầm. Mặc dù tôi đồng tình với quan điểm của ông ấy rằng chúng tôi nên tập trung vào các dự án ở khu vực lân cận – khu vực sau này trở thành một trong những vùng phát triển mạnh mẽ nhất nước Mỹ.

Tóm lại, Ilikai là tòa nhà chọc trời đầu tiên ở bãi biển Waikiki, và trong những năm đầu tiên sau khi xây dựng, nó thống trị vùng trời Honolulu. Ngày nay, Ilikai đã “nhỏ bé” hơn nhiều và nằm lọt thỏm trong những khu phức hợp rộng lớn và đồ sộ ở xung quanh.

Giai đoạn tiếp theo: Draper & Anderson

Vào năm 1962, sau ba năm học về thương mại, tôi quyết định tự tách ra kinh doanh. Đương nhiên tôi rất thích làm việc với cha cũng như với các cổ đông, đồng nghiệp khác, nhưng tôi càng trân trọng và thích thú với kinh nghiệm đầu tiên của mình trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Phương châm của tôi là “mỗi ngày một hợp đồng ở DGA”, và mặc dù đó chỉ là lời nói đùa nhưng trên thực tế, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào các doanh nghiệp còn non trẻ trong suốt 3 năm qua và thời gian trôi qua thật nhanh.

Mặc dù rất thành công khi đầu tư vào công nghệ và thu về được khoản lợi nhuận khiêm tốn dựa trên số vốn ban đầu khoảng 6 triệu đô-la, nhưng đáng tiếc, DGA chỉ hoạt động được trong vòng 7 năm. Như tôi đã đề cập ở phần trước, Rowan Gaither đã qua đời trong những năm đầu tiên khi công ty vừa mới thành lập. Năm 1964, cha tôi cũng trở lại Washington DC sau 5 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm bởi ông quan tâm đến những hậu quả của việc bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Tại Washington, ông bắt đầu thành lập Ủy ban Khủng hoảng Dân số (ngày nay là Ủy ban Quốc tế Hành Động vì Dân số), nó đã trở thành tổ chức nghiên cứu và vận động tích cực tập trung vào các vấn đề liên quan đến tình trạng bùng nổ dân số. Với việc hai trong số ba cổ đông cấp cao đã rời đi, DGA buộc phải đóng cửa khi ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm bắt đầu thăng hoa.

Những thành quả của các doanh nhân trẻ, cũng như những người mà tôi đã gặp gỡ, liên hệ và tiếp xúc khi làm việc ở DGA đã trang bị cho tôi kinh nghiệm vô cùng quý báu – mà tôi không có được ở Inland – để từ đó, tôi áp dụng chúng vào việc cân bằng rủi ro và lợi nhuận trong các thương vụ đầu tư. Dường như tất cả những người đó đều cảm thấy rất thoải mái, tôi biết rằng tôi có thể tự rèn luyện thêm về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và cũng sẽ trở nên thoải mái như họ.

Khi rời DGA vào năm 1962, cả gia tài của tôi là 25.000 đô-la và tôi đã dùng nó đầu tư vào một công ty đầu tư mạo hiểm mới thành lập. Tôi không có tài sản nào khác ngoài ngôi nhà trị giá 40.000 đô-la, trong đó có 20.000 đô-la tài sản thế chấp. Với số vốn ít ỏi, việc thành lập một công ty đầu tư riêng của bản thân chẳng khác nào bắc thang lên trời. Nhưng cũng vào thời gian này, Al Pyott, một đồng nghiệp cũ ở Inland đã gửi cho tôi một bản phô tô “Bộ luật về các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhỏ (SBIC) năm 1958” của Tổng thống Eisenhower. Tôi đã cẩn thận nghiền ngẫm nó và phát hiện ra rằng nếu tôi có 150.000 đô-la và đầu tư vào một “SBIC” thì chính phủ có thể cho tôi vay số tiền lên đến 450.000 đô-la trong vòng 10 năm với mức lãi suất 5% – hay nói cách khác, kinh doanh vay nợ 3-1. Thật tuyệt vời!

Vì thế tôi cần một đối tác – chia sẻ số vốn ban đầu – 75.000 đô-la, còn tôi sẽ phải vay thêm 50.000 đô-la để bù vào 25.000 đô-la mình có. Mặc dù cha tôi không chắc chắn về kế hoạch này của tôi và không muốn tôi rời DGA, nhưng ông đã đề nghị giúp tôi một tay.

Trong quá trình tìm kiếm một cổ đông cho một công ty đầu tư mạo hiểm, điều quan trọng là phải tìm được một mảnh ghép hoàn hảo bổ khuyết cho những thiếu sót của bạn. Nhìn chung, tôi cho rằng chúng ta nên tìm một ai đó có khả năng phán đoán tốt, có kinh nghiệm và thành công trong một lĩnh vực kinh doanh khác, một người thân thiện, gần gũi và có tầm nhìn.

Tôi gọi cho người bạn cũ của mình, Pitch Johnson. Tôi thực sự thích thú với việc Pitch có lợi thế là một kỹ sư tốt nghiệp Stanford. Tôi từng học chuyên ngành lịch sử, và nếu được chọn một cổ đông cùng làm việc với mình, tôi cho rằng người đó nên là một kỹ sư được đào tạo bài bản. Ngoài ra, Pitch là người Palo Alto và bạn bè của anh ấy – những người rất thú vị như Bill Edwards, John Bryan, Reid Dennis và Bill Bowes – đã từng giúp đỡ tôi rất nhiều. Quan trọng nhất, Pitch là người rất thông minh, nhạy cảm, nghiêm túc và tốt bụng. Anh ấy cũng khá hài hước và biết rõ gia đình tôi. Pitch thực sự là một cổ đông lý tưởng.

“Ồ, để tớ suy nghĩ thêm về vụ này đã nhé,” Pitch trả lời tôi qua điện thoại. “Nhưng nghe có vẻ hấp dẫn đấy.”

Tôi gác máy và nói chuyện với Phyllis. “Cậu ấy sẽ đồng ý thôi,” tôi nhủ thầm và vô cùng phấn khích với suy nghĩ đó.

Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau rằng Pitch sẽ đến California để thảo luận thêm về kế hoạch. Vài tuần sau đó, chúng tôi ngồi quây quần quanh bàn ăn nhà tôi, và trong quá trình xem xét các dự án tài chính, chúng tôi càng háo hức hơn. Tôi băn khoăn không biết Pitch có gặp khó khăn trong việc có được 75.000 đô-la tiền mặt để đầu tư hay không.

“Tớ tiết kiệm được 25.000 đô-la tiền lương và một khoản đầu tư vào Cessna Aircraft. Tớ sẽ hỏi mượn ngài Holman thêm 50.000 đô-la xem sao.” Pitch nói.

Eugene Holman, cha dượng của Pitch, là cựu Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Dầu Standard (NJ), sau này đổi tên thành Exxon. Ông Holman đã đồng ý với lời đề nghị của Pitch nhưng không may lại bị đột quỵ một thời gian ngắn sau đó. Công ty của chúng tôi vẫn chưa đi vào hoạt động và khoản vay vẫn chưa được chính thức hóa. Lo lắng và bận tâm đến lời hứa với Pitch, ông Holman gọi thư ký riêng đến bệnh viện và bảo cô ấy, “làm các thủ tục giấy tờ cần thiết cho khoản vay của Pitch và để cậu ấy có thể lấy tiền bất cứ khi nào muốn.” Pitch đã rất cảm động trước hành động đó và thi thoảng vẫn ngậm ngùi nhắc đến câu chuyện của ông Holman cũng như chữ tín ở người cha dượng ấy.

Vài tuần sau đó, tôi lên đường tới Chicago; Pitch và tôi đã ăn tối cùng nhau ở trung tâm thành phố để bàn bạc chi tiết hơn về công ty mới. Mặc dù chúng tôi có quyền ngang nhau nhưng một trong hai phải trở thành giám đốc của SBIC – một công ty cổ phần hơn là công ty đầu tư – và người còn lại giữ chức vụ phó giám đốc. Trước khi tôi nêu lên vấn đề đó thì Pitch đã cất lời và nói rằng anh ấy nghĩ tôi nên đảm nhiệm vị trí giám đốc vì tôi nhiều kinh nghiệm kinh doanh hơn. Vai trò của chúng tôi vẫn là 50-50, có quyền quyết định và xử lý các vấn đề của công ty như nhau với tư cách các cổ đông bình đẳng. Chúng tôi không bao giờ bất đồng ý kiến một cách nghiêm trọng và thường thu xếp ổn thỏa hầu hết mọi việc.

Pitch và tôi thuê văn phòng một phòng của vài người bạn ở công ty bất động sản, nó nằm trên tầng hai của một khu nhà văn phòng hai tầng thuộc khuôn viên Đại học Stanford, đối diện với trụ sở của Draper Gaither & Anderson. Văn phòng của chúng tôi nằm ở số 780 đường Welch. Tôi không thích tên của con đường này lắm vì công việc làm ăn của chúng tôi phụ thuộc vào việc gây dựng danh tiếng nhờ chữ tín và chẳng hề “welching” (chạy làng) hay lươn lẹo chút nào. Bức tường mặt tiền ở văn phòng của chúng tôi được làm toàn bộ bằng kính vì thế các mẹ của bọn trẻ có thể dừng lại ở bên đường, bấm còi, gọi với lên hoặc vẫy tay chào chúng tôi mỗi lần đi ngang qua Welch.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button