Kinh doanh - đầu tư

Cuộc Cách Mạng Nokia

Cuoc cach mang Nokia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dan Steinbock

Download sách Cuộc Cách Mạng Nokia ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Từ nhiều năm nay, thương hiệu Nokia đã không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Điện thoại di động Nokia được mọi tầng lớp sử dụng, từ giới học sinh sinh viên cho tới các nhà quản lý kinh doanh cao cấp. Sản phẩm của Nokia đa dạng và luôn được coi là điện thoại di động mang tính thời trang nhất so với các hãng đối thủ khác. Mặc dù Nokia cũng đi tiên phong trong khai thác các dịch vụ đa phương tiện và các giải pháp cho doanh nghiệp, điện thoại di động vẫn là mũi nhọn của hãng với vị trí dẫn đầu về doanh số bán ra năm 2005. Nokia chiếm lĩnh thị trường di động với chuẩn Hệ thống di động toàn cầu GSM (Global System for Mobile) trong khi ngày một củng cố vị trí của mình trong thị trường điện thoại di động với chuẩn Đa truy cập phân chia theo mã băng rộng WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access).

Năm 2005, thị trường điện thoại di động toàn cầu đạt doanh số 816,6 triệu chiếc, tăng 21% so với năm 2004, trong đó 6 hãng lớn nhất chiếm 79,4% thị phần (theo Gartner, Inc.) với tốc độ tăng trưởng rất ổn định. Nokia có thị phần toàn cầu lớn nhất với 32,5% tổng doanh số bán. Thị phần của hãng tại châu Âu và châu Á lớn gấp đôi hãng đứng thứ hai, và lớn gấp ba tại các thị trường Đông Âu, Trung Đông và châu Phi. Vào quý 4 năm 2005, hơn 1/3 người dùng điện thoại di động trên thế giới đã mua một chiếc Nokia.

Mới đây, Nokia và Siemens đã tuyên bố sáp nhập các đơn vị hạ tầng viễn thông của hai công ty để tạo thành Hệ thống mạng Nokia Siemens, hệ thống mạng sẽ đứng thứ 3 toàn cầu, sau Telefonaktiebolaget LM Ericsson và Lucent-Alcatel, báo hiệu sức ép cạnh tranh ghê gớm trong thị trường cung cấp hạ tầng viễn thông. Tổng thu nhập của hai bộ phận này năm ngoái, 2005, là 19,9 tỷ đô la Mỹ. Người ta hy vọng thực thể mới có trụ sở tại Helsinki này sẽ đáp ứng được nhu cầu của các nhà khai thác dịch vụ muốn phát triển các sản phẩm viễn thông kết hợp nối dây và không dây.

Để có được vị trí tối cao như hiện nay, có lẽ ít người biết được rằng Nokia không khởi đầu từ lĩnh vực công nghệ truyền thông thông tin, và hơn thế nữa, công ty còn gắn chặt với các bước thăng trầm của lịch sử quốc gia Phần Lan. Không thể không kể đến những đóng góp to lớn của các nhà điều hành Nokia với việc áp dụng đúng đắn các chiến lược qua các thời kỳ như chiến lược đa dạng hóa, chiến lược tập trung toàn cầu và chiến lược đi trước công nghệ hướng tới xã hội thông tin di động.

Qua các nghiên cứu tỉ mỉ và công phu của Dan Steinbock, bức màn bí ẩn về hãng điện thoại di động hùng mạnh nhất thế giới đã được hé mở. Là một nhà nghiên cứu về chiến lược và toàn cầu hóa người Mỹ gốc Phần Lan, Dan Steinbock là cây bút thường xuyên của European Business Forum, Telecommunications Policy, INFO, International Journal of Media Management, và Georgetown Journal of International Affairs. Ông cũng là nhà nghiên cứu trong Học viện Viễn thông Thông tin Columbia (Columbia Institute for Tele-Information) và là giáo sư thỉnh giảng của Đại học kinh tế Helsinki (Helsinki School of Economics). Gần đây nhất, ông là giám đốc văn phòng đại diện của Học viện Khoa học Phần Lan (Finland’s Academy of Sciences) tại New York City.

Cùng với “Cuộc cách mạng Nokia”, Alpha Books sẽ ra mắt bạn đọc một cuốn sách khác cũng không kém phần nổi tiếng của Dan Steinbock là cuốn “Cuộc cách mạng di động” (The Mobile Revolution). Hai tác phẩm này sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của tủ sách AlphaBiz mà chúng tôi đang xây dựng, đặc biệt là bộ sách về các tập đoàn công nghệ cao như các cuốn: “Thomas Watson: Con người phi thường và cỗ máy IBM”, “Chế tạo tại Nhật Bản: Akio Morita và Tập đoàn Sony”, “Inside Intel: Câu chuyện về Andy Groves”, “Câu chuyện Google”… với mong muốn cung cấp các bài học kinh nghiệm từ các nhà quản trị tài ba và từ con đường phát triển của những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới cho các độc giả Việt Nam, cho những nhà quản lý, những doanh nhân, những sinh viên và tất cả những người mong ước tìm tòi và có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Qua những tác phẩm này, chúng tôi mong muốn mang lại cho độc giả một tinh thần kinh doanh thực sự vì con người, vì xã hội, và đóng góp chung cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc cho những cuốn sách này.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1. NGUỒN GỐC NOKIA

Ngành Lâm nghiệp là ngành chính trong nền kinh tế Phần Lan từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX và thậm chí cho tới ngày nay, Phần Lan vẫn giữ vị thế là một quốc gia dẫn đầu trên thế giới về lâm nghiệp. Ở các quốc gia dựa vào các yếu tố, những ngành công nghiệp thành công nhất thường có được lợi thế từ các yếu tố sản xuất cơ bản. Trong thời kỳ này, phần lớn các doanh nghiệp của Phần Lan tập trung trong các ngành liên quan chủ yếu đến lâm nghiệp, không đòi hỏi cao về công nghệ trong sản phẩm hoặc trong quy trình sản xuất, cạnh tranh trên cơ sở giá cả. Đặc biệt là công nghệ chủ yếu được nhập từ nước ngoài hơn là công nghệ do người bản xứ phát minh ra. Rất ít các công ty Phần Lan có thể tiếp xúc trực tiếp được với người tiêu dùng cuối cùng. Hầu hết đều phải thông qua các công ty nước ngoài để thâm nhập thị trường thế giới bởi cầu nội địa khiêm tốn. Nền kinh tế Phần Lan vẫn nhạy cảm với các chu kỳ kinh tế thế giới và tỷ giá hối đoái, điều hướng nhu cầu và giá cả liên quan.

Trong giai đoạn này, nền kinh tế chính trị đã cơ cấu tạo ra môi trường cho các chiến lược, sự cạnh tranh và cơ cấu công nghiệp tồn tại trong lòng cộng đồng kinh doanh Phần Lan. Nokia ra đời trong bối cảnh cuộc chiến chống lại việc Nga hóa và giành độc lập. Các sáng lập viên của công ty, đặc biệt là Leo Michelin, đại biểu quốc hội đầu tiên của một nhà nước độc lập còn non trẻ, đã lãnh đạo cuộc chiến giành chủ quyền quốc gia. Bản tuyên ngôn Độc lập của Phần Lan năm 1917 đã châm ngòi cho những cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ, bắt đầu là cuộc nội chiến tàn khốc đã làm mất quyền tự trị tập đoàn của Nokia. Công ty trở thành một thành viên của liên minh ba công ty vào những năm 20 của thế kỷ XX. Với tư cách là một công ty con của một tập đoàn công nghiệp vừa mới ra đời, Nokia đã phải đương đầu với nhiều sự kiện liên tiếp về xã hội, chính trị và kinh tế, trong đó có các sự kiện: the Roaring Twenties, Đại suy thoái, chiến tranh với Liên Xô và những cuộc chiến tranh sau đó.

Sau những thập kỷ náo loạn này, Nokia lại thành công rực rỡ vào cuối những năm 1950. Với chính sách đối ngoại mới mà một nước trung lập khát khao thiết lập được, cuối cùng Phần Lan cũng đã đạt được sự ổn định về chính trị. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên phong phú của đất nước cũng không thể đáp ứng cho nhu cầu lâu dài với thu nhập bình quân đầu người luôn ở mức cao. Một nền kinh tế dựa vào yếu tố đã tạo nên một nền móng quá yếu cho sự phát triển bền vững và lâu dài, vì thế Phần Lan đã phải lựa chọn một bước đi mới cho phát triển kinh tế và Nokia cũng vậy.

Từ ngành Lâm nghiệp đến Công ty Cao su và Cáp

Cho đến những năm 1990, nền kinh tế và công nghiệp của Nokia đã phần nào phản ánh vận mệnh của đất nước Phần Lan. Trong số những công ty Phần Lan, Nokia luôn luôn là công ty đi tiên phong, tiếp nhận đổi mới và chấp nhận rủi ro khởi nguồn từ sự khát khao cháy bỏng và mãnh liệt của công ty.

Nokia ra đời từ một công ty nhỏ trong ngành Lâm nghiệp năm 1865 cùng lúc với sự nở rộ khác thường trong ngành chế biến gỗ đặt Phần Lan lên con đường công nghiệp hóa. Khoảng thời gian từ năm 1865 đến năm 1914, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã sản sinh ra một số ngành công nghiệp sản xuất kết hợp như bột giấy, giấy, cenlulô và gỗ dán. Những ngành công nghiệp này đã dẫn đến sự ra đời các tập đoàn sản xuất sợi dệt, xi-măng và các sản phẩm kim loại. Các công ty Phần Lan lúc này rất tích cực theo đuổi sự nghiệp xuất khẩu nhằm hỗ trợ phần nào cho thị trường tiêu thụ bé nhỏ trong nước, và đến năm 1910, Phần Lan đã có các đối tác thương mại hàng đầu là Đức, tiếp theo là Nga và Anh. Fredrik Idestam, một trong những người sáng lập nên Nokia xuất thân từ thời đại của những kẻ hành nghề thầu khoán, là người có những ý nghĩ rất lạc quan về nền kinh tế và biết nắm bắt những cơ hội của công nghệ mới.

Công cuộc đổi mới của người Đức và Idestam

Sinh năm 1838 trong một gia đình gia giáo, Knut Fredrik Idestam đã từng là sinh viên trường Đại học Helsinki và tốt nghiệp vào năm 1863. Trong quá trình nghiên cứu tại trường đại học, chàng kỹ sư trẻ tuổi này đã có một cuộc gặp tình cờ với ngài Leo Mechelin, người đã có tác động sâu sắc tới lịch sử của Nokia (xem Hình 1-1). Bốn thập kỷ sau cuộc chạm trán giữa hai nhân vật này, Mechelin, đại biểu quốc hội uy tín của Phần Lan, sau này đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến giành độc lập chính trị của đất nước, đã làm tăng tốc cuộc Đại đình công 1905. Nghị viện lập hiến của Mechelin được bổ nhiệm trong thời gian đình công là chính phủ nghị viện đầu tiên của Phần Lan. Thành công của Nokia khó mà có được nếu thiếu sự năng động của Mechelin trong các mối quan hệ chính phủ, các hoạt động chính trị và cấp vốn. Từ những năm 1860 đến 1910, hai người cha đẻ của Nokia, Idestam và Mechelin đã hỗ trợ, bổ sung cho nhau, và là hai trong số những nhà cải cách của thế hệ thương gia mới ở Phần Lan.

Các điều kiện chính trị của Phần Lan là nền tảng quan trọng cho sự phát triển đi lên của Nokia. Kết thúc cuộc chiến Crimean (1853 – 1856), Phần Lan gia nhập nước Nga thông qua những nỗ lực của Nga hoàng Alexander I và lập thành một chính phủ tự trị. Mặc dù truyền thống, luật lệ và hiến pháp vẫn giữ nguyên, Nga hoàng đã thay thế nhà vua người Thuỵ Điển làm quốc chủ của Phần Lan.

Trong những năm 1860, quá trình chính trị và công nghệ có vẻ đã liên kết chặt chẽ với nhau. Tuyến đường sắt đầu tiên của Phần Lan kết nối giữa Helsinki và Hämeenlinna được khởi công năm 1862. Một sắc lệnh về ngôn ngữ cũng đã được Alexander II ban hành năm 1863 đánh dấu bước tiến triển đầu tiên nhằm đưa tiếng Phần Lan thành ngôn ngữ chính thống. Như giấc mộng của Idestam về tương lai vào năm 1863, Nghị viện bốn bang đã triệu tập lần đầu tiên trong vòng hơn nửa thập kỷ và gặp mặt thường xuyên bắt đầu các công việc lập pháp cho Phần Lan. Đất nước đã có được đồng tiền riêng của mình, phát triển kinh tế tăng tốc và thương mại trở nên thông thoáng hơn. Khi Đạo luật cưỡng bách tòng quân (Conscription Act) năm 1878 đem đến cho Phần Lan lực lượng quân đội của chính mình thì đất nước đã gần như trở thành một quốc gia độc lập cho dù trên thực tế là chưa chính thức.

Khác với Mechelin, Idestam không có tham vọng chính trị và giống như người cha của mình, ông đam mê kỹ thuật và công nghiệp kim loại. Vào cuối mùa xuân năm 1863, Idestam đã hoàn thành công việc nghiên cứu của mình và quyết định sang Đức. Vì điều kiện khó khăn về chính trị và những tin đồn về tương lai chiến tranh sắp tới, chút nữa thì Idestam đã bỏ lỡ chuyến đi này, chuyến đi đã đưa ông đến với việc thành lập Nokia. Vào tháng 4 năm 1863, trong một chuyến tham quan phong cảnh và nhà máy của Đức, Idestam đã tới Mägdesprung, nơi ông nghe đồn rằng Wilhelm Ludwig Lüders đã phát minh ra một dây chuyền công nghệ mới để sản xuất bột gỗ dựa trên công trình nghiên cứu của Friedrich G.Keller và Heinrich Völter.

Vào ngày 03/05/1863, Idestam đã tới thăm nhà máy của Lüders và thuyết phục những đồng nghiệp của ông cho xem thử quá trình vận hành máy xay này. Khi họ đang giới thiệu thiết bị sản xuất mới thì Lüders biết được và buộc mọi người phải ngừng lại. Tuy đã dành nhiều năm thiết kế quy trình công nghệ và đã đầu tư nhiều vốn liếng vào chiếc máy mới này nhưng Lüders lại không tỏ ra là một ông chủ lịch thiệp. Ông ta đã không cho Idestam, người bị ông coi là tình báo công nghiệp, thu thập thông tin về công nghệ của mình. Mặc dù chuyến viếng thăm ngắn ngủi của Idestam đã kết thúc nhưng chừng đó cũng đã đủ để ông tin rằng mình có thể tạo ra ở quê hương Phần Lan những gì mắt thấy tai nghe ở Đức.

Những ước mơ táo bạo và đổi mới không ngừng

Phong cảnh duyên hải có một không hai của Phần Lan ở thế kỷ XIX vừa đẹp vừa có tiềm năng to lớn cho ngành công nghiệp. Những công nghệ sản xuất hiện đại, với nhiều ao hồ, ghềnh thác, sông ngòi và những cánh rừng trải dài không ngớt là những nguồn nguyên liệu lý tưởng cung cấp bột giấy để sản xuất giấy viết và các sản phẩm liên quan. Vào ngày 12/5/1865, Idestam đã hình dung ra viễn cảnh của mình khi ông được uỷ quyền cho xây dựng một xưởng máy xay nghiền gỗ, đặt nền móng cho Tập đoàn Nokia trong tương lai. Sau khi ra đời, Nhà máy Nokia thu hút một lực lượng lao động rất lớn, và một thị trấn cùng tên đã phát triển bao quanh nó (xem Hình 1-2).

Trong hơn một thế kỷ, Nokia đã được chèo lái theo những cuộc đổi mới không ngừng với những ước mơ táo bạo, cũng như quyết tâm và cam kết theo đuổi một cách mãnh liệt ở thị trường trong và ngoài nước. Với sự đánh giá cao như thế, Nokia đã trở thành điển hình cá biệt trong các công ty của Phần Lan. Qua nhiều thập kỷ, đã thể hiện ba đặc tính của người sáng lập: bối cảnh cho những quyết định chiến lược và chiến thuật; nỗ lực phi thường để tạo nên sự liên hợp, sự hợp tác có tổ chức và sự tương trợ lẫn nhau. Tất cả những điều kiện ban đầu này không dễ dàng có được chút nào. Vạn sự khởi đầu nan.

 

Bước khởi đầu gian nan

Vào cuối những năm 1960, nhu cầu về giấy ở Phần Lan đã vượt xa mức cung trong nước, thậm chí phải nhập thêm giấy từ Nga và Thuỵ Điển. Những nhà máy giấy trong nước nghi ngờ về các sản phẩm của Nokia vì nó chỉ là một công ty nhỏ và không có sự trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài. Idestam cho rằng để chiếm được thị trường nội địa thì trước hết sản phẩm của mình phải có tiếng trên thị trường quốc tế, vì vậy ông đã tìm kiếm các khách hàng ở châu Âu, đặc biệt là Đan Mạch và Đức. Đây là một chiến lược khôn ngoan: Idestam đã nhận được Huy chương Đồng năm 1867 cho sản phẩm bột giấy tại hội chợ quốc tế Paris và ngay sau đó ông đã bán được sản phẩm sang Anh, Nga và ngay cả ở Phần Lan.

Để duy trì sự tồn tại của công ty, Idestam đã đấu tranh để có được những nguồn cung cấp về tài chính, và cũng như nhiều nhà kinh doanh Phần Lan cùng thời khác, ông cũng phải phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. “Thật là một thời kỳ khốn khó đáng nguyền rủa”. Ông đã viết như vậy cho Mechelin vào năm 1865, trước khi mua nhà máy nghiền bột giấy. “Mọi người đều muốn vay tiền nhưng chẳng có ai có khả năng đáp ứng yêu cầu của họ”. Cuối cùng, Idestam đã phải thuyết phục một nhóm các nhà đầu tư ở Helsinki cho ông vay tiền để có vốn hoạt động cho công ty. Ông cũng được lợi từ cuộc hôn nhân của Mechelin với con gái của ngài Luật sư Thương mại J. H. Lindroos, một người đàn ông giàu có nhất ở Helsinki. Mechelin lúc đó được giữ vị trí thành viên trong Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Phần Lan, điều này đã giúp ông có được những hỗ trợ hơn nữa về tài chính cho công ty còn quá non trẻ này.

Đến lúc này, công ty đã đi vào hoạt động ổn định. Năm 1867, Idestam đã phát hành 41 cổ phiếu, Mechelin mua 10 cổ phiếu, làm tăng lãi suất cho công ty lên hơn 25%. Nhưng do cuộc cải cách tiền tệ và khủng hoảng kinh tế vào năm 1866 cộng với nạn đói vào những năm đó đã hạn chế quá trình mở rộng kinh doanh của công ty. Idestam đã gặp Gebruder Wargunin, một chủ nhà máy ở St. Petersburg tại Hội chợ Paris, ông này đã cung cấp tài chính cho phép Idestam xây dựng một nhà máy xay bột giấy lớn hơn ở gần bờ sông Nokia vào năm 1868. Tuy vậy, Mechelin vẫn là nhà tài chính quan trọng nhất của Nokia, giúp công ty đứng vững trong suốt 2 năm sau đó.

Song, do tìm được rất ít nguồn đầu tư trợ giúp tài chính ở Phần Lan nên Idestam đã tới cả St. Petersburg để tìm thêm nguồn trợ giúp. Cuối cùng Trung tâm Giao dịch Thương mại Lindroos đã đứng ra đảm bảo nguồn tài chính tương lai cho Nokia. Nhờ sự giúp đỡ của Mechelin và Torsten Costiander, Idestam đã được tham gia vào trung tâm này. Trong số 175 cổ phiếu, Idestam nắm giữ 100 và Mechelin 30, như vậy hai người đã kiểm soát gần 75% công ty Nokia. Vào ngày 01/7/1869, Idestam, Carl Gustaf Mannerheim, Carl Enrooth và Alfred Kihlman đã tạo ra một mối quan hệ đối tác giới hạn hơn phạm vi tập đoàn. Điều này đã cho phép Idestam khám phá ra những cơ hội mở rộng quy mô của Nokia. Tháng 02 năm 1871, sau nhiều tháng nghiên cứu làm việc, tiến hành các thủ tục pháp lý, công ty Nokia (tên Phần Lan là Nokia Aktiebolag) đã ra đời trên quê hương của Leo Mechelin.

Từ thời điểm này Idestam đã có đủ khả năng mở rộng hoạt động của mình, ông đã tìm cách chen chân vào các thị trường sôi động ở St. Petersburg, Warsaw, Riga và Luân Đôn. Đầu tiên ông tập trung vào nước Nga, Anh và Pháp, xây dựng mạng lưới đại lý bán hàng ở những nước này. Ông đã bán nhà máy xay bột giấy ở Tampere vào năm 1877 và chuyển tất cả các hoạt động về lãnh địa Nokia và bắt đầu tiến hành mở rộng quy mô. Cho đến năm 1886, ông đã có 3 nhà máy giấy ở đó. Thông qua các phương pháp cải tiến kỹ thuật của mình, Idestam tình cờ có thêm kinh nghiệm của người đi tiên phong. Nhận thức được rằng phương thức sản xuất sẽ dẫn đến những lợi thế chiến lược to lớn, Idestam luôn luôn là người bảo vệ các phát minh kỹ thuật. Khác với Lüders, ông không cho phép người ngoài biết những bí quyết sản xuất của mình. Vào năm 1872, Idestam đã viết “Tôi muốn họ biết rằng, nếu không có sự cho phép của tôi và không có ngoại lệ nào khác thì các vị khách phải được giám sát khi vào tham quan nhà máy xay của Nokia.”

Làm chủ Chuỗi Giá trị Trọn vẹn

Đến những năm 1890, Nokia đã trưởng thành và phát triển đa dạng. Xét trên các hoạt động sản xuất cơ bản, Nokia không khác so với các công ty Phần Lan thời đó, chỉ có duy nhất một điều khác là Nokia luôn luôn chú trọng đến việc phát triển, nâng cấp và cải tiến công nghệ. Từ một nhà máy xay bột giấy nhỏ nay đã phát triển thành một công ty lớn bao gồm một nhà máy nghiền bột giấy quy mô lớn, một nhà máy sản xuất bột giấy, nhà máy giấy và các phương tiện sản xuất công nghiệp khác, thậm chí công ty còn chuyển dần sang cả lĩnh vực điện năng.

Trong quá trình mở rộng công ty, Idestam đã chứng tỏ sự nhiệt huyết cũng như tài năng của ông trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Và điều này đã đem lại cho công ty những lợi nhuận to lớn ở nước ngoài. Ông đã tiến hành một loạt các hoạt động khác nhau nhằm đưa Nokia vượt lên hẳn các công ty sản xuất bột giấy của Phần Lan thời đó. Nhìn lại lịch sử phát triển của Nokia ta có thể thấy sự nổi trội của công ty này về sự đa dạng sản phẩm thông qua một loạt sách quảng cáo xuất hiện trong những năm 1880 (xem Hình 1-3). Theo dòng thời gian, các sản phẩm cao cấp của Nokia đã làm cho thương hiệu Nokia trở nên nổi tiếng. Đó là các sản phẩm như giấy, cao su, các sản phẩm về cáp được hàng triệu khách hàng ưa chuộng trong những năm từ 1890 đến 1930 và tới những năm 1990 là sự đầu tư nhãn hiệu cho điện thoại di động.

Trong khi Nokia nổi tiếng về những đổi mới sản xuất thì việc công ty chú trọng đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cho mục đích lâu dài lại ít được biết đến. Điều khiến Nokia trở nên khác biệt với các công ty thời đó thực chất là ở chỗ nó luôn tập trung làm chủ chuỗi giá trị trọn vẹn: đó là các phân đoạn sản xuất, phát triển sản phẩm mới cho đến bán hàng, tiếp thị, quảng cáo và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Việc đặt thương hiệu cho sản phẩm và làm cho nó nổi tiếng chưa bao giờ được coi như một chức năng quan trọng trong công ty Nokia và chiến lược bảo vệ thương hiệu hiện hành của công ty không chỉ là nỗ lực nhằm bắt chước, tiếp cận với các đối thủ cạnh tranh. Sự đổi mới trong thương hiệu hay bất kỳ một điểm khác biệt nào cho sản phẩm đều là sự thống nhất xuyên suốt của cả dây chuyền và yêu cầu sự tham gia của tất cả thành viên ban lãnh đạo của công ty. Triết lý này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chỉ đạo chiến lược của Nokia nhằm tạo dựng thương hiệu cho chính mình trên thương trường quốc tế.

Hiện thân thứ hai của Nokia: Sự lớn mạnh của một liên minh công nghiệp

Những năm phát triển ban đầu của Nokia là trong môi trường cạnh tranh được đặc trưng bởi sự phát triển của công nghệ và chính trị, song khi chuyển sang thế kỷ mới, môi trường đã khác đi nhiều khi việc mở rộng công ty đồng hành với những rối loạn chính trị ngày càng gia tăng. Dưới quyền cai trị của Alexander III (1881 – 1894) và Nicholas II (1894 – 1917), vòng xoáy chủ nghĩa dân tộc ở Nga càng có ảnh hưởng lớn. Thuộc đế chế Nga, lãnh địa Phần Lan được hưởng những đặc quyền rất lớn, trở thành điểm chạnh lòng cho những người Nga cực đoan trong một thời gian dài. Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đánh dấu sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc Nga và tư tưởng Slavophilic, phản ánh những nỗ lực nhằm hợp nhất Đế chế Nga và chuyển sang giai đoạn rất khó khăn để giành quyền tự trị cho người Phần Lan.

Mặc dù giới lãnh đạo chính trị Phần Lan đã ủng hộ hình thức đấu tranh thụ động, Tổng Tư lệnh Bobrikov, người ủng hộ mạnh mẽ sự Nga hóa, vẫn bị con trai của một thượng nghị sỹ Phần Lan ám sát vào năm 1904, và bắt đầu thời kỳ của chế độ áp bức (1899 – 1905) với kết quả là sự hết thời nắm quyền của quân đội Phần Lan. Chỉ có một giai đoạn hòa bình ngắn ngủi trước thời kỳ áp bức lần thứ hai (1908-1917), trong thời kỳ đó, Phần Lan bắt đầu phát triển chế độ dân chủ. Idestam mất năm 1916 ngay khi Phần Lan sắp bước sang kỷ nguyên độc lập. Ông đã mường tượng tương lai Nokia là một công ty tiên tiến nhất ở Phần Lan. Thậm chí cho tới ngày nay, mục tiêu chiến lược này vẫn rất mạnh mẽ cho dù những dấu vết hữu hình của Idestam ở Nokia chỉ còn rất nhỏ.

Sự chuyển giao nhiệm kỳ của Idestam: Đa dạng hóa sang ngành Điện năng

Khả năng nói tiếng Anh là một điều kiện tiên quyết để được tuyển mộ vào Nokia ngày nay song trong nhiệm kỳ của Idestam, tiếng Đức mới là tiêu chuẩn đầu tiên. Nói bằng ngôn ngữ quốc tế đối với Idestam là rất quan trọng cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài. Đầu tiên, những sản phẩm của Nokia được xuất khẩu sang Nga, sau đó tới Vương quốc Anh và Pháp, và sang Trung Quốc – nước đã trở thành một đối tác thương mại quan trọng vào những năm 1930. Khi Nokia đã có thêm tiếng tăm trên toàn cầu, tổng thu nhập đã tăng gấp ba lần từ 1,2 triệu FIM lên hơn 3,6 triệu, trong khi lợi nhuận ròng tăng gấp đôi từ 173.000 FIM lên 364.000 FIM từ năm 1895 đến 1913 (xem Hình 1-4). Công ty đã thu lợi nhuận từ sự phát triển vững chắc sau Cuộc đại đình công (Great Strike) năm 1905. Trong suốt thời kỳ này, Nokia đã tập trung vào các sản phẩm giấy, cụ thể là bột gỗ, bột giấy, giấy và bảng giấy. Sản lượng bột gỗ tăng gấp đôi từ 2,9 tấn lên 5,9 tấn và sản lượng giấy tăng gấp ba lần từ 2,5 tấn lên 7,3 tấn.

Giữa những năm 1880, con rể Gustaf Fogelholm của Idestam, con trai của một gia đình cải cách theo Đảng Tự do, nối tiếp cương vị lãnh đạo. Vị Chủ tịch Nokia Idestam đã lớn tuổi và suy nghĩ của ông cũng già đi, ông không ủng hộ toàn bộ những ý tưởng của Fogelholm, đặc biệt là những nỗ lực không ngừng nhằm đa dạng hóa sang ngành Điện năng. Chính những sự bất đồng này đã dẫn đến việc Idestam từ chức vào năm 1897, trong khi Mechelin, một người luôn ủng hộ những ý tưởng táo bạo đã thừa kế cương vị chủ tịch. Một nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng gần xưởng máy nghiền, sự việc này đã mang lại cho Nokia một khách hàng mới, Nhà máy Cao su Phần Lan (Finnish Rubber Works – FRW). Giữa năm 1914 đến cuối những năm 1920, sản lượng điện năng của Nokia đã tăng gấp bốn lần; trong Thế chiến thứ Hai, nhu cầu lại giảm xuống gần mức của những năm đầu 1930, nhưng sau chiến tranh nhu cầu đã tăng vọt tới hơn 300 kWh (xem Hình 1-5).

Khi Nokia đang chuyển sang giai đoạn kinh doanh mới, công ty cũng thay đổi tính chất từ một công ty tư nhân thành một công ty công cộng. Với các công ty tư nhân châu Âu, quá trình này là điều khó thực hiện. Thành ngữ có câu: Ông làm ra, con thừa kế và cháu phá hoại. Đó không phải là trường hợp xảy ra với Nokia, nơi mà mục tiêu chiến lược (sự đổi mới không ngừng) được coi trọng hàng đầu, vượt xa những lĩnh vực hoạt động của công ty (lâm nghiệp, cao su và cáp).

Trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ Hai, nền kinh tế Phần Lan đã quen với sự cạnh tranh quốc tế làm khuyến khích các công ty nội bộ mở rộng sang những ngành kinh doanh nội địa khác. Kết quả là, những đại gia lâm nghiệp Phần Lan đã phải chấp nhận giai đoạn đa dạng hóa, song Nokia đã lựa chọn cho mình sự đa dạng hóa sang ngành Điện năng từ trước Thế chiến thứ I và đã rất phát đạt trên thị trường thế giới. Cùng thời gian này, Idestam đã tách mình khỏi công ty, bán phần lớn cổ phần của mình cho cháu trai, cháu của ông lại bán một ít cho Fogelholm và bán một phần lớn cho Carl Gustaf Mannerheim, một quân nhân huyền thoại của Phần Lan, tên của ông gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của Phần Lan.

Phần Lan không trực tiếp tham gia vào Thế chiến thứ thứ Nhất, mặc dù quân đội Nga đã đóng quân trên đất nước này. Năm 1917, Nga đã bị lún sâu vào sự náo loạn của cuộc cách mạng và Phần Lan đã chớp lấy thời cơ để giành độc lập về tay mình. Vào tháng Giêng năm 1918, Phần Lan đã lâm vào một cuộc nội chiến giữa “Quân đỏ” – kẻ muốn sáng lập chủ nghĩa dân tộc Phần Lan, và “Quân trắng” của Chính phủ do Tướng Mannerheim dẫn dắt, nguyên là thành viên ban sáng lập của Nokia. Cuộc nội chiến đã kết thúc với chiến thắng thuộc về “Quân trắng”, quân đội chính phủ Phần Lan, vào tháng 5 năm 1918. Trong thời kỳ nội chiến, Fogelholm làm thủ lĩnh của Quân trắng bên trong Nokia. Sau khi tránh được sự phá hoại của chiến tranh, sau hậu chiến, ông đã từ chức và người kế vị ông là Gunna Bonsdorff, một kỹ sư đồng thời là Giám đốc Kỹ thuật của Nokia.

Khác với hầu hết các công ty lâm nghiệp khác của Phần Lan, Nokia đã không bị tổn hại nhiều do hậu quả của Thế chiến thứ Nhất. Vào những năm đầu Cách mạng Xô Viết, nhu cầu về giấy bùng nổ và trở thành một trong những mảng kinh doanh quan trọng nhất của Nokia trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, với cao trào của cuộc cách mạng Bolshevik, những khó khăn gắn với sự thay đổi thất thường và giá trị đồng rúp hạ xuống đã làm giảm nhu cầu giấy của Liên Xô. Cùng với sự đa dạng hóa vào ngành Điện năng, Nokia đã không phải dựa vào sự lớn mạnh của thị trường vốn thế giới như hầu hết các công ty lâm nghiệp khác của Phần Lan.

Việc đa dạng hóa ngành nghề của Nokia nên được hiểu trong bối cảnh chiến lược nguyên bản toàn diện của công ty. Sự đa dạng hóa này không chỉ xuất phát từ những nỗ lực của công ty nhằm bảo vệ những nguồn thu nhập hiện tại mà còn nhằm tìm ra những nguồn thu nhập mới, đó chính là lời cam kết cho sự đổi mới không ngừng của công ty.

Sự phối hợp trong thương mại lâm nghiệp Phần Lan

Vào những năm 1920, nền kinh tế Phần Lan vẫn còn dựa vào ngành Lâm nghiệp, ngành này đã đóng góp xấp xỉ 90% tổng xuất khẩu và 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Sau cuộc Cách mạng Xô Viết và việc giành được độc lập của Phần Lan, nền công nghiệp giấy của Phần Lan đã đánh mất thị trường Nga. Tuy nhiên, nó lại có thể xâm nhập vào thị trường các nước phương Tây một cách nhanh chóng do những nỗ lực tập trung hóa tiếp thị vào các nhà máy giấy và sản phẩm bột giấy Phần Lan. Để cạnh tranh với thị trường phương Tây rộng lớn, các công ty Phần Lan đã dựa vào sức mạnh hợp tác mạng lưới công ty và sự tập trung hóa. Vào thời gian này, chính phủ Phần Lan đã bảo vệ sự thịnh vượng nền kinh tế bằng cách ban hành các chính sách tài chính bảo thủ và bằng cách tránh thâm hụt lớn trong nước hay khoản nợ nước ngoài.

Đồng thời, xã hội Phần Lan đã chuyển sang một quá trình xã hội hòa hợp hơn, noi gương sự phát triển của các nước Bắc Âu. Tuy nhiên, không như các quốc gia Bắc Âu khác, nền công nghiệp Phần Lan phải đối mặt với những trở ngại của cuộc nội chiến. Người Phần Lan đã bị bỏ lại đằng sau người Thuỵ Điển và Na Uy, những kẻ đã đổi mới việc kinh doanh và công nghệ bởi họ là nước trung lập trong chiến tranh. Hơn nữa, cơ cấu quyền sở hữu của Nokia lại thay đổi thêm một lần nữa. Khi công ty chuyển từ mô hình doanh nghiệp gia đình sang mô hình công ty công cộng thực sự thì Finnish Rubber Works đã giành được quyền đa số trong Nokia.

Công ty Cao su Finnish Rubber Works

Ở Mỹ, “cơn sốt cao su” đầu những năm 1830 đã đột ngột kết thúc theo như cách nó bắt đầu vậy. Rất nhiều nhà đầu tư đã mất hàng triệu đô la, tuy nhiên có một thương gia đã phá sản trong ngành máy móc đến từ Philadelphia, ông Charles Goodyear, vẫn tiếp tục cuộc thử sức với ngành cao su. Phát minh vĩ đại của ông ra đời vào tháng 02 năm 1839 là sự lưu hóa cao su khi Goodyear tạo ra loại cao su chống thấm. Phát minh đó đã cho phép con người có thể sử dụng các sản phẩm cao su trong nhiều điều kiện khác nhau. Năm 1898, Frank Seiberling đã thành lập nên Công ty Goodyear Tire and Rubber và đã mua sắm các thiết bị đầu tiên cho công ty. Một thập kỷ sau, nó trở thành công ty cao su lớn nhất thế giới.

Ở Phần Lan, sự ra đời của các sản phẩm cao su bắt đầu vào những năm cuối thế kỷ XIX. Những sản phẩm đầu tiên này bao gồm giày dép hay áo choàng bằng cao su. Những sản phẩm cao cấp đầu tiên như áo mưa, giày đã nhanh chóng lan rộng từ thành thị đến nông thôn, và những sản phẩm làm từ cao su đã mở rộng ý nghĩa từ một mặt hàng tiêu dùng thành một thị trường kinh doanh. Trong khi đó, sự nghiệp công nghiệp hóa đã thúc đẩy việc sản xuất ra những máy móc, thiết bị hiện đại bao gồm thiết bị bảo quản cao su, thiết bị đốt nóng, hệ thống cung cấp nước, các dụng cụ điện, vòi, ống nhựa và con dấu. Trong nhiều thập kỷ, giày dép cao su là sản phẩm chính của Finnish Rubber Works (xem Hình 1-6a), công ty đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Nhà máy Cao su Liên doanh Nga-Mỹ (Russo-American) tại vùng vịnh Baltic.

Giữa quá trình Nga hóa và cuộc đấu tranh giành độc lập của người Phần Lan, chủ cửa hiệu Carl Henrik Lampen và Kỹ sư J. E. Segerberg đã sáng lập nên Soumen Gummitehdas Osakeyhtiö (the Finnish Rubber Works, FRW) năm 1898. Trong những năm đầu, FRW chìm đắm trong sự hỗn loạn. Công ty này đã thất bại trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình, chất lượng của sản phẩm giày dép đã không làm hài lòng các cổ đông và công việc quản lý cũng thay đổi liên tục. Mặc cho những khó khăn như vậy, việc kinh doanh vẫn cứ tốt đẹp. Vào những tháng ngày của phong trào độc lập, một công ty Phần Lan chỉ có thể tin tưởng vào lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Như những dòng quảng cáo của FRW: “Không sử dụng gì khác ngoài sản phẩm của người Phần Lan… Chỉ đi giày Phần Lan trên đất Phần Lan. Mọi thứ đều được đáp ứng trên khắp đất nước Phần Lan!” Công ty đã phát đạt hơn khi là công ty đầu tiên của Phần Lan ứng dụng phát minh “lưu hóa cao su” của Goodyear.

Với lợi nhuận thu được quá ít giá bán không cao hơn nhiều giá vốn, hai người chủ sở hữu của FRW là Antti Antero và Eduard Polon cần một khối lượng hàng hóa lớn hơn nữa, nhưng việc tăng sản lượng tại trung tâm Helsinki không phải là một giải pháp mang tính thực thi. Ban giám đốc đã gợi ý việc chuyển nhà máy đến vùng nông thôn và những ông chủ đã bắt đầu những cuộc khảo sát, cả về việc hợp tác với Nokia. Khi Antero và Polon khảo sát lại khu vực xung quanh Nokia một cách cẩn thận hơn, họ nhận ra rằng năng lượng cần cho nhà máy của họ có thể được mua với giá cả hợp lý từ Nhà máy Điện Nokia.

Việc chuyển đến Nokia vào năm 1904 thể hiện một sự khởi đầu mới của FRW. Khi công ty tìm cách xoá bỏ sự ám ảnh về những sản phẩm giày dép không làm hài lòng khách hàng trong những ngày đầu, người mua hàng bắt đầu đánh giá chất lượng nổi bật của sản phẩm và hình ảnh quảng cáo giàu tính tưởng tượng của công ty. Chất lượng sản phẩm giày dép của Nokia không những sánh được với sản phẩm của Nga mà việc sử dụng sản phẩm của Phần Lan còn mang lại cho mọi người cảm nghĩ tốt đẹp về nguồn cội của mình. Không may thay, cũng giống như những nhà lãnh đạo khác của Nokia, Polon không thể không giữ quan điểm đối lập với người Nga. Năm 1916, ông bị bắt và bị đày ải ở một khu tập trung của Nga.

Vào tháng 3 năm 1917, cuộc Cách mạng Bolshevik của Lê nin đã kết thúc giai đoạn chính trị khổ cực của Polon, ông trở về Phần Lan để tiếp tục công việc quản lý kinh doanh. Ngoài sản phẩm lốp xe và giày dép, sau đó công ty còn tiếp tục sản xuất dây cao su, thiết bị công nghiệp, áo mưa và các sản phẩm từ cao su khác. Tuy vậy, FRW đã rất phát đạt trong thời kỳ chiến tranh, thậm chí ngày nay nó còn phát triển nhanh hơn và giành được cổ phần chính trong Nokia. Năm 1922, FRW đã mua lại quyền điều khiển chính trong Finnish Cable Works, và đã phải chống chọi với cơn khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Qua những kết quả giành được, công ty cao su đã tìm cách tiếp cận với nhà máy điện và đất đai của công ty cáp cũng như tìm cách khai thác nhu cầu to lớn về cao su của nhà máy sản xuất dây cáp.

Xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm

Đầu những năm 20, lượng sản phẩm giày dép sản xuất ra trong 10 ngày tương đương với lượng sản phẩm sản xuất ra trong cả năm thời kỳ cuối những năm 1890. Quan trọng hơn, chiến lược tạo dựng thương hiệu của FRW đã báo trước tương lai của Nokia. Để đối phó với sự cạnh tranh, bộ phận sản xuất cao su phải chuyển từ việc tập trung vào thị trường thương mại sang thị trường khách hàng, một chiến lược được thấy ở Nokia ngày nay khi nó trở thành công ty đứng đầu toàn cầu về công nghệ điện thoại di động tế bào bằng cách chuyển sự tập trung vào thị trường thương mại sang thị trường khách hàng. Giống như FRW, Nokia dùng quảng cáo để khuyến khích mua hàng của Phần Lan, thậm chí ngay cả khi giá thành hàng nhập ngoại thấp hơn (ban đầu, hàng nhập ngoại bao giờ cũng đắt hơn hàng trong nước).

Năm 1930, FRW bắt đầu tập trung hóa các hoạt động tiếp thị và quảng cáo, đồng thời tuyển dụng Göran Wichmann, nhà quản lý tiếp thị đầu tiên của công ty. Sự tập trung hóa này cho phép công ty tham gia vào những chiến dịch dự báo tương lai truyền thông tiếp thị tích hợp của sáu thập kỷ sau đó. Công ty đã hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo trong việc tạo dựng hình ảnh sản phẩm giày dép cao su và thuê những họa sỹ giỏi nhất ở Phần Lan để vẽ biển quảng cáo cho sản phẩm (xem Hình 1-6b). Đi cùng thời đại, FRW cũng theo xu hướng thời trang đặc biệt là giày dép phụ nữ trong những năm đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1936, phương pháp chiều theo thị hiếu số đông đã được phản ánh rõ nét qua các catalog bán hàng của FRW, chào hàng hơn 250 mẫu giày khác nhau.

Tất cả những sự phát triển này – sự quản lý sắc sảo thị trường khách hàng và thị trường kinh doanh, duy trì một nhãn hiệu rộng khắp, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, gợi lên tinh thần dân tộc nơi khách hàng nhằm đánh bật sản phẩm nhập ngoại, tập trung hóa các hoạt động tiếp thị, dựa trên hình ảnh một cách tinh tế để bán hàng nhanh chóng các sản phẩm mang tính thay đổi theo xu hướng và thời đại, thích nghi theo thị hiếu thời trang và từng bước tiến tới tiếp cận với thị hiếu công chúng – đã tái diễn hàng thập kỷ sau đó, cả trong các sản phẩm công nghệ lẫn bộ phận khách hàng của Nokia. Việc tạo dựng thương hiệu và phân đoạn thị trường của FRW đã có tác động mạnh mẽ đến chiến lược tiếp thị của Nokia vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ XX này.

Sự kiện Roar Twenties có ảnh hưởng rất lớn tới FRW, làm tăng sản xuất giày dép và cao su kỹ thuật. Khi khởi đầu việc sản xuất lốp cao su, công ty cũng mở rộng các mặt hàng qua các sản phẩm núm vú giả, bóng chơi thể thao, tẩy và các sản phẩm cao su cứng khác. Mặc dù Nokia đã đánh mất quyền làm chủ liên hiệp công ty, song cái tên thương mại của công ty nhanh chóng trở thành nền móng chung của các công ty trong liên hiệp, và vào những năm 1920, FRW bắt đầu sử dụng Nokia làm thương hiệu của mình. Tuy nhiên, ngay sau đó, một công ty thứ ba trong ngành công nghiệp năng lượng đã sớm thiết lập nên Nokia trên một lĩnh vực khác.

Công ty Cáp Phần Lan (Finnish Cable Works)

Đến đầu những năm 1910, điện năng đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Năm 1882, Nhà máy Sợi bông Finlayson đã lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đầu tiên ở châu Âu, và công ty điện tư nhân đầu tiên này đã bắt đầu công việc kinh doanh tại Helsinki trong hai năm sau đó, và tiếp đó là tại Berlin. Năm 1911, Arvid Konstantin Wikström đã học cách sản xuất cáp tại Đức, nghiên cứu các công nghệ của Werner Siemens. Một năm sau, người kỹ sư trẻ đó đã sáng lập nên Finnish Ropery Works tại trung tâm Helsinki.

Sự ra đời của Công ty Cáp

Finnish Ropery Works đã mang đến thời cơ công nghiệp mới cho Phần Lan. Nhu cầu về truyền dẫn điện năng, điện toán và mạng điện thoại đã phát triển nhanh chóng. Wikström, một kỹ sư mới hai mươi sáu tuổi đã từng học tập nghiên cứu tại Anh và Đức, đã lập kế hoạch sản xuất cáp có vỏ bọc cách điện phục vụ mục đích chiếu sáng.

Đầu tiên, Wikström đã phải đương đầu với sự cạnh tranh rất khốc liệt vì các nhà nhập khẩu đã có quy định với nhau trong việc cạnh tranh giá. Trớ trêu thay, Wikström còn phải đương đầu với một vần đề còn khó khăn hơn đó là sự bảo vệ cương quyết thuế nhập khẩu, điều đó đã mang lại cơ hội cho những công ty nhập khẩu nước ngoài. Mức lương tại Phần Lan lại thấp hơn ở nước ngoài, vả lại chính sách thuế nhập khẩu vẫn giữ giá nguyên liệu thô ở mức cao trong lúc công ty lại rất cần những nguyên liệu thô từ nước ngoài. Trong khi Wikström vẫn giữ được tinh thần lạc quan của mình thì các cổ đông khác lại tỏ vẻ hoài nghi.

Trong hoàn cảnh đó, Strömberg, nhà kinh doanh điện lớn nhất của Phần Lan, trở thành khách hàng quan trọng của Finnish Ropery Works và đã mua lại công ty vào tháng 7 năm 1916. Một năm sau sự chuyển nhượng này, công ty này cũng đã quay trở lại thị trường dưới cái tên Finnish Cable Works (FCW). Giờ đây, với sức mạnh tài chính, FCW đã sớm tìm được những khách hàng lớn là những công ty đi tiên phong trong nền thương mại Phần Lan. Mặc cho cuộc nội chiến và nền chính trị thiếu bền vững, công ty cũng bước vào một giai đoạn mở rộng đầy kịch tính.

Đầu những năm 1920, FCW trải qua một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Không có khả năng tài chính đáp ứng được sự lớn mạnh của mình, công ty đánh mất hơn 30% cổ phần về tay người Đức. Khi công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật và cách điện, FRW đã giành sự quan tâm lớn đến nó như là một đối thủ nhiều tiềm năng. Thêm nữa, Treugolnik – một công ty cao su quốc tế – lại đang khám phá thị trường Phần Lan. FRW không muốn Treugolnik bước vào thị trường trong nước nên đã mua lại cổ phiếu quan trọng của công ty vào năm 1922. Với việc giành được công ty này, FRW đã loại bỏ được Treugolnik và củng cố lại thị trường Phần Lan.

Bước thăng trầm của thỏa thuận liên kết ba công ty: Tiến vào thời kỳ chiến tranh

Trong những năm đầu thế kỷ XIX, Công ty Giấy và Bột giấy Nokia, Công ty Cáp FCW và Công ty Cao su FRW đã tạo dựng được chỗ đứng và giành vị trí dẫn đầu trong các ngành kinh doanh tương ứng. Bên cạnh đó, các công ty cũng đã tận dụng khai thác thị trường Nga rộng lớn. Vào những năm đầu mới giành độc lập, Phần Lan, cũng giống như các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, đều dựa trên chế độ bảo hộ để hỗ trợ cho các công ty trong nước. FRW cũng như FCW đã để mất thị trường Nga nhưng bù lại họ tìm được những khách hàng mới từ Tây Âu và Mỹ. Thêm vào đó, do thuế nhập khẩu cao đã làm nản lòng những công ty nước ngoài, FRW đã bước chân vào thị trường lốp ô tô vào những năm 30. Trong khi đó, FCW lại rất phát đạt với dự án điện năng Imatra, cho phép công ty có thể vượt qua sự cạnh tranh của các công ty Đức.

Tuy nhiên, khó thể dự đoán trước về các bộ ngành của Phần Lan. Khác với các đối tác nước ngoài của mình, các ngành này không phải luôn ưa thích các nhà sản xuất trong nước. Trong những lĩnh vực công nghiệp định hướng phát triển còn mới, họ thường nhấn mạnh yếu tố cạnh tranh là phương pháp dùng để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp Phần Lan, đồng thời lại cho phép các đối thủ từ nước ngoài tiến vào thị trường trong nước, buộc các công ty trong nước dĩ nhiên không được hưởng sự ưu đãi gì. May mắn thay, sự phát triển của Nokia được đẩy mạnh bởi một chính sách thương mại định hướng xuất khẩu cũng như đẩy mạnh công nghiệp hóa bởi các công ty nhà nước.

Trong kỷ nguyên của ngành lâm nghiệp, cánh cửa để Nokia bước vào thị trường giấy nước Nga được rộng mở thông qua mạng lưới các công ty, khối liên hợp thương mại công nghiệp và những mối kết hợp kinh doanh mà ở đó Nokia luôn đóng vai trò trung tâm. Trong những năm đầu của quốc gia độc lập, các nhà cầm quyền Phần Lan luôn ủng hộ những sự hợp tác và liên minh mang tính chiến lược giữa các công ty để bảo vệ ngành công nghiệp giấy Phần Lan chống lại những tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở nước ngoài cũng như các liên minh của họ. Cạnh tranh và hợp tác được hiểu là không loại trừ lẫn nhau. Thay vào đó, cả hai cùng chung một đối tượng đó là quyền lực tối cao của nền kinh tế. Cạnh tranh sẽ mang lại sự đổi mới và cải tiến trong khi hợp tác sẽ làm tăng cường tính độc lập dân tộc và đặc trưng văn hóa khi cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.

Nokia đóng vai trò một công ty con

Do hậu quả của cuộc nội chiến, Fogelholm đã từ chức Giám đốc Điều hành của Nokia và Gunnar Bonsdorff đã thay thế vị trí này. Vào tháng 8 năm 1919, Ingwald Sourander, một kỹ sư đã từng học tập nghiên cứu ở Đức, Ô-xtrây-li-a, Thuỵ Sỹ và Anh được bổ nhiệm làm giám đốc quản lý Nokia. Những năm 1920 là những năm đầy khó khăn đối với Nokia. Lạm phát luôn ở mức cao, mức thuế tăng và những năm tháng chiến tranh đã đẩy công ty tụt lại phía sau thời cuộc. Đây là thời điểm cần phải nâng cấp và cải tiến các phương tiện trong lúc phải tìm kiếm các khu vực xuất khẩu mới để thay thế cho Liên Xô, nơi mà việc kinh doanh đang trở nên bế tắc.

Một thập kỷ sau, Gustaf Magnus Nordensvan đã thay thế vị trí của Sourander làm Giám đốc Điều hành của Nokia. Ông của Nordensvan đã từng là một trong số những người sáng lập nên Tammerkoski – nhà máy giấy lâu đời nhất của Phần Lan. Khác với những bậc tiền bối của mình, ông ta đã từng học tập và làm việc tại Mỹ vào đầu những năm 1910. Khi trung tâm đổi mới chuyển tới Mỹ, sự quan tâm của những nhà quản lý cấp cao của Nokia cũng hướng sang nước Mỹ. Nordensvan giữ chức vụ này trong khoảng ba thập kỷ, trong thời gian đó, tầm quan trọng của chức vụ và quyền lực được gia tăng qua các thời kỳ phát triển của Nokia và công ty đã trở thành một trong những đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại. Trong quá trình đó, Nordensvan đã phải đương đầu với những thay đổi mang tính chất chu kỳ của thị trường, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường, suy thoái, chiến tranh và lạm phát. Trải qua những năm tháng đấu tranh bền bỉ, sự đa dạng hóa sản phẩm của Nokia là nhằm bảo vệ cho công ty khỏi những biến cố trên. Khi một giai đoạn công nghiệp nào đó chịu tác động của những chu kỳ kinh tế không thuận lợi hoặc môi trường cạnh tranh khốc liệt thì giai đoạn tiếp theo thường được hưởng những thành quả có lợi và những điều kiện môi trường thuận tiện. Sự nghiệp của những vị Giám đốc Điều hành của Nokia đã phản ánh và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Trong nửa đầu thế kỷ XX, những nhà quản lý cao cấp có vốn kiến thức về xử lý gỗ hay năng lượng đều trở thành những nhà lãnh đạo của công ty.

Qua những năm tháng nắm quyền lãnh đạo, Fogelholm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính độc lập của Nokia đối với ban lãnh đạo trong những cuộc họp cổ đông. Với cổ phần của mình trong công ty cũng như của con gái ngài Leo Mechelin, Fogelholm thường phải can thiệp vào mỗi khi FRW cố gắng thâm nhập vào Hội đồng quản trị của Nokia. Cho đến thời kỳ nắm quyền của Nordensvan, mối quan hệ của công ty con (Nokia) và công ty mẹ (FRW) đã bắt đầu mở ra rất suôn sẻ.

Trước khi xảy ra cuộc Đại suy thoái, Nokia phát triển mạnh mẽ với tổng thu nhập vào những năm 20 vượt xa so với thời kỳ của Idestam. Năm 1895, tổng thu nhập lên tới 1,2 triệu FIM trong khi lợi nhuận ròng đạt khoảng 80,000 FIM. Năm 1928, tổng thu nhập tăng vọt lên tới 36 triệu FIM và lợi tức đạt 3,5 triệu FIM. Đầu năm 1929, Nokia bắt đầu nhận thấy tác động của Đại suy thoái, đặc biệt qua việc thị trường giấy của Trung Quốc bị co hẹp. Tiếp sau những năm suy thoái này là một thời kỳ phát triển vững chắc từ năm 1933 đến 1937.

Từ đàm phán sáp nhập đến ba cuộc chiến tranh

Khởi đầu từ những năm 1930, sự kiện kết hợp ba công ty bắt đầu được đưa ra thảo luận trong các cuộc họp ban lãnh đạo. Với việc giữ cổ phần chủ yếu và nắm giữ những phân đoạn thị trường kinh doanh của mình, FRW giành quyền điều khiển cả FCW lẫn Nokia, vậy thì tại sao lại không sáp nhập cả ba? Mỗi công ty đều đang dẫn đầu việc phát triển kinh doanh ở những lĩnh vực công nghiệp tương ứng của riêng mình. Về mặt lý tưởng thì sự liên kết ba công ty sẽ mang lại lợi nhuận cho mọi người, nhưng với ban lãnh đạo thì vẫn đang còn những cuộc tranh cãi. Sau những cuộc tranh luận kéo dài, Lars Wasastjerna, luật sư của FRW, đã cho biết việc sáp nhập không không phù hợp với luật công ty hiện hành. Các kiểm toán viên cũng phản đối kịch liệt những nỗ lực này. Tháng 4 năm 1937, ban lãnh đạo đã bỏ phiếu chống lại ý kiến sát nhập. Thực tế, họ nghi ngờ rằng một sự liên kết giữa các công ty sẽ làm kìm hãm sự phát triển vượt bậc của FRW khi phải gánh cho những công ty kém phát triển hơn. Ý nghĩ này bị ngăn cấm không được lộ ra ngoài nhưng nó lại nổi lên một lần nữa vào những năm 1960 khi Nokia bắt đầu tiến vào lĩnh vực công nghệ.

Sau khi đề xuất về sự liên kết bị bác bỏ, cơn lốc quốc hữu hóa đã càn quét nền công nghiệp, nhưng FRW đã sống sót do nó chịu ít sự tàn phá nhất. Tuy nhiên, việc liên kết ba công ty lại sớm phải đương đầu với một thảm kịch quốc gia đã làm biến đổi bộ mặt công ty một lần nữa. Sau thất bại của cuộc đảo chính của phong trào phe cánh hữu Lapua vào những năm 1930, mọi thái cực chính trị đều đã đánh mất sự hỗ trợ ở Phần Lan. Vào giữa những năm 1930, chính sách đối ngoại của Phần Lan đã chuyển sự quan tâm tới các quốc gia vùng biên giới (Ba Lan và vùng Bantic) sang các nước Bắc Âu. Đồng thời, mối quan hệ giữa Phần Lan và Liên Xô lại được tái thiết tốt đẹp hơn vào những năm 1930 sau cuộc Đại suy thoái trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển mối quan hệ hòa bình hữu nghị này lại kết thúc vào năm 1939.

Trong Thế chiến thứ Hai, Phần Lan phải đương đầu với ba cuộc chiến nối liền nhau: Chiến tranh Mùa đông (1939 – 1940) với Liên Xô; Chiến tranh Tiếp diễn (1941 – 1944), đồng minh với Đức nhằm tái chinh phục và giữ khu bờ Tây; và thứ ba đó là cuộc chiến Lapland (1944 – 1945) chống lại Đức nhằm đẩy quân đội Đức ra khỏi Bắc Phần Lan. Ba cuộc chiến đó đã phá vỡ những trật tự xã hội và chính trị của đất nước. Mặc cho những mất mát rất lớn trong những năm tháng chiến tranh, người dân Phần Lan vẫn duy trì được nền độc lập của mình, tuy nhiên với đất nước Phần Lan và Nokia thì không hẳn là như vậy.

Chính sách thực dụng mới và thương mại Xô Viết

Sau hiệp ước hòa bình Paris năm 1948, Phần Lan chấp nhận một chính sách trung lập thận trọng và thực dụng, giữ lấy bình yên khu vực giáp biên giới với Liên Xô. Chính sách này được biết đến dưới cái tên “Paasikivi-Kekkonen line” lấy tên của hai vị tổng thống lỗi lạc sau Thế chiến thứ Hai là Juho K. Paasikivi và Urho K.Kekkonen.

Sau những năm tháng chiến tranh, các công ty chủ lực của Phần Lan đã sát cánh cùng chính phủ nhằm chi trả hàn gắn chiến tranh cho tới năm 1952. Khi các công ty mở rộng sản xuất, chính phủ phải gánh chịu những rủi ro thương mại liên quan đến những nỗ lực tái thiết bằng cách cung cấp tài chính với lãi thấp, cung cấp nguyên liệu thô, và việc giảm giá trị đồng tiền (markka) Phần Lan hai lần vào năm 1949. Sự tái thiết này trở thành điểm nối tiếp theo của “dự án quốc gia”. Hiệp định thương mại song phương giữa Phần Lan và Liên Xô được thiết lập vào năm 1950.

Phần Lan nước có là nền kinh tế thị trường đầu tiên ký thoả thuận 5 năm về việc trao đổi hàng hóa với Liên Xô. Sáng kiến này kéo dài từ đầu những năm 1950 cho đến tận thời khắc sụp đổ của nền kinh tế Xô Viết vào năm 1990 và đã dẫn dắt người Phần Lan chạy đua với các thủ tục, thể chế Xô Viết; mở đường cho 8 thoả thuận 5 năm liên tiếp. Thương mại với nước ngoài của Phần Lan tăng nhanh chóng từ 15% lên 25% là từ mối quan hệ với Liên Xô. Trong mối quan hệ tốt đẹp này, thị trường đóng vai trò thiết yếu còn chính trị không còn quan trọng nữa. Khi là một quốc gia độc lập, Phần Lan có khoảng 40% trong tổng thu nhập ngoại thương từ Liên Xô. Vào thời đỉnh điểm, chiếm từ 20 đến 25% thương mại của Phần Lan là với Liên Xô. Từ cuối những năm 1940 cho đến đầu những năm 1980, giá trị của nền độc lập chính trị đó chính là quyền của nền kinh tế.

Hàn gắn chiến tranh và sự phát triển của Nokia

Năm 1944, Ngoại trưởng Phần Lan, ông Carl Enckell đã ký thoả thuận hàn gắn chiến tranh với A. A. Zhdanov, người đứng đầu Hội đồng Kiểm soát Đồng minh (Allied Control Commision) tại Phần Lan. Việc này rất có lợi cho Nokia, lúc này công ty đóng vai trò chính là nhà cung cấp cáp cho Liên Xô. Trong những năm tiếp theo, hơn 50% tổng sản lượng của FCW được bán sang Liên Xô. Trong khi nhà máy có thể sản xuất ra hơn 100 dặm cáp mỗi năm thì Liên Xô lại có nhu cầu hơn gấp đôi con số đó. Vào giữa những năm 1940, công ty không thể đặt mua các phương tiện máy móc để mở rộng quy mô sản xuất do sự kiểm soát hối đoái. Cách duy nhất để tăng sản lượng chính là tăng hiệu suất. Chủ đề này còn nổi lên nhiều lần trong lịch sử của Nokia và các công ty con của nó.

Công ty Cáp Phần Lan (FCW) mở rộng sản xuất

Từ những năm 1920 đến những năm 1960, FCW luôn là lực lượng dẫn đầu hậu thuẫn cho sự phát triển của liên minh ba công ty. Từ năm 1948 đến 1962, chỉ số giá trị của loại cáp trần của FCW và thiết bị điện thoại tăng lên gấp đôi, còn chỉ số giá trị của cáp điện tăng lên 3 lần. Trong khi đó cáp điện thoại lại tăng gấp 8 lần (xem Hình 1-7a).

Xuyên suốt những năm tháng chiến tranh và hàn gắn chiến tranh từ năm 1940 đến năm 1948, công ty tăng sản lượng sản phẩm đều đặn, nhưng lại không đầu tư vào lĩnh vực tiếp thị hay bán hàng. Thay vào đó, việc hàn gắn chiến tranh đã làm tăng nhanh các kênh phân phối. Khoảng 300 triệu đô la trong số tiền hàn gắn chiến tranh là dành cho kênh Liên Xô với lượng sản phẩm cáp đóng góp tới 25 triệu đô la (chiếm 8,3%). Cùng thời gian đó, các chính sách thương mại đã kìm hãm thị trường nhập khẩu, điều này cho phép công ty chiếm lĩnh vị trí thống trị trong nước. Đến cuối những năm 1940, sản lượng cáp của FCW đã vượt quá xa nhu cầu trong nước. Những hình thức nhập khẩu được khuyến khích nhằm đảm bảo đủ nhu cầu cho các thị trường quốc tế.

Trong giai đoạn hàn gắn chiến tranh, Liên Xô đã tin tưởng vào khả năng của các công ty Phần Lan. Sau khi tái thiết và sức sản xuất của nhà máy đã tăng lên gấp đôi, mối quan hệ chính trị lúc này đã được chuyển thành quan hệ thương mại. Với việc xuất khẩu cáp sang Liên Xô, tổng thu nhập từ kinh doanh cáp đã vượt quá con số của 2 ngành kinh doanh kia trong liên minh ba công ty Nokia cộng lại (xem Hình 1-7b). Thế nhưng, không có sự thành công nào lại không phải trả giá.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button