Kinh doanh - đầu tư

Cứ Đi Để Lối Thành Đường

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phoenix Ho

Download sách Cứ Đi Để Lối Thành Đường ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                       Xem giá bán

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cứ đi – để lối thành đường là những thao thức, những trải nghiệm sống động, những chia sẻ chân tình, tâm huyết của một người chọn nghề tư vấn hướng nghiệp làm tình yêu và lẽ sống của mình. Điều quan trọng nhất không phải là cố gắng không thay đổi mà chính là tìm ra điểm bất biến trong thế giới mau thay đổi này: đó là hiểu rõ bản thân.

Dù ở bất cứ thời điểm nào, chỉ cần một người hiểu rõ điểm mạnh của mình, biết được điều gì quan trọng nhất với bản thân, hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực quanh mình, tìm hiểu kỹ đặc điểm của thị trường lao động rồi lên kế hoạch phát triển cho nghề nghiệp phù hợp với mình nhất là được. Và khi đã ra quyết định, thì phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với tất cả kết quả, kể cả thất bại. Để rồi nhìn nhận lại bản thân, một lần nữa bắt đầu quy trình hướng nghiệp mới vì quá trình thật sự quan trọng mà bạn cần làm. Kết quả cuối cùng của quyết định nghề nghiệp tốt chính là sự bình an trong tâm hồn.

Việc xã hội ngày càng khắt khe với mọi công việc, ngành nghề đã trở thành vấn đề nan giải mà hầu hết các bạn trẻ đang vô cùng băn khoăn và lo lắng. Chính vì điều đó, các bạn mơ hồ trong định hướng tương lai cũng như chọn cho mình một ngành học phù hợp.

Nhưng các bạn trẻ thân mến, chúng ta không nên quá lo lắng trong định hướng nghề nghiệp, bởi lẽ cuộc sống luôn cho bạn cơ hội để lựa chọn và thể hiện năng lực của mình. Qua cuốn sách Cứ đi – để lối thành đường, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều về con đường huớng nghiệp, cũng như những câu chuyện rất thực tế và đời thường mà chính Phoenix Ho đã trải qua. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được những khó khăn, trắc trở hay niềm vui và hạnh phúc mà chị đã trải nghiệm. Đó cũng chính là con đường sẽ dẫn bạn đi đúng hướng đến những chặng tiếp theo mà bạn chuẩn bị bước tới.

Vậy khó khăn nhất là chặng đường từ khi bắt đầu đến lúc chúng ta tìm ra lối rẽ của riêng mình. Trước khi được là chính mình, bạn phải hòa mình vào môi trường, học hỏi từ xung quanh và lớn mạnh từ từ. Khi đã quen, đã hiểu, đã vững vàng, lúc ấy chẳng ai có thể cản trở bạn tỏa sáng, thể hiện sức mạnh trong khả năng của mình. Vậy thì hãy dùng thời gian và sự kiên trì để chứng minh mình là ai, bạn nhé!

Cuốn sách Cứ đi – để lối thành đường gồm bốn phần chính:

(1) Hướng nghiệp là một hành trình;

(2) Nối liền hai thế hệ;

(3) Hướng nghiệp và tâm an;

(4) Những nghĩ suy.

Ngoài ra, còn có phần phụ lục phân tích về tác dụng hai mặt của phương pháp trắc nghiệm, được minh họa bằng những ca tư vấn cụ thể trong thực tiễn; những chỉ dẫn cần thiết về các bước chọn ngành, chọn trường và mục tiêu nghề nghiệp.

ĐỌC THỬ

TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM CON – NGƯỜI – TÔI – MUỐN – TRỞ – THÀNH

C

ứ đi – để lối thành đường” là những thao thức, những trải nghiệm sống động, là những chia sẻ chân tình, tâm huyết của một người chọn nghề tư vấn hướng nghiệp như là tình yêu, như là lẽ sống của đời mình.

Cuốn sách gồm 4 phần chính: (1) Hướng nghiệp là một hành trình; (2) Nối liền hai thế hệ; (3) Hướng nghiệp và tâm an; (4) Những nghĩ suy. Ngoài ra, còn có phần phụ lục phân tích về tác dụng hai mặt của phương pháp trắc nghiệm, được minh họa bằng những ca tư vấn cụ thể trong thực tiễn; những chỉ dẫn cần thiết về các bước chọn ngành và chọn trường; về mục tiêu nghề nghiệp và đặt thành câu hỏi: Di dân có nên là mục tiêu nghề nghiệp?

Qua lối viết mang màu sắc “đối thoại”, qua ý kiến phản hồi của các đối tượng được tư vấn, cùng những lời tự sự của chính tác giả được viết như trải lòng, người đọc có thể cảm nhận rất rõ: tác giả là người nhiệt thành, tâm huyết, tự tin, am hiểu tâm lý đối tượng, có tâm và có tầm nhìn về chuyện hướng nghiệp. Độc giả cũng có thể dễ dàng cảm nhận được “tình yêu tiếng Việt” rất đáng trân trọng qua cách viết của một người vốn quen tư duy bằng Anh ngữ. Chính vì thế, đọc “Cứ đi – để lối thành đường”, độc giả có thể thu nhặt nhiều nhận xét bổ ích, có dịp suy nghĩ thêm về nhiều vấn đề thú vị được gợi nêu từ kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp cụ thể của tác giả, chẳng hạn như những ám ảnh về “giấc mơ của cha”, những khác biệt về tâm lý, về bối cảnh hướng nghiệp giữa các thế hệ mà tác giả mong muốn đóng vai trò hòa giải, kết nối bằng “nhịp cầu tư vấn hướng nghiệp”. Nhưng có lẽ điều khiến cho cuốn sách có sức hấp dẫn riêng và có khả năng truyền cảm hứng cho người đọc, trước hết nằm ở chính thái độ dấn thân nhiệt thành, ở cách xem công việc tư vấn hướng nghiệp như lẽ sống hay niềm vui sống của tác giả. Đó là sức hấp dẫn, là nét đẹp của một con chim lửa tự đốt mình lên để không chỉ hồi sinh, không chỉ tỏa sáng cho chính mình, mà còn tỏa sáng và sưởi ấm cho những người đang dấn bước trên hành trình khám phá những năng lực, những khát vọng tiềm ẩn của bản thân.

Trong hành trình đó, tác giả tỏ ra rất tự tin khi đồng hành cùng với những bạn trẻ được chị tư vấn. Chị tự tin không phải vì cho rằng mình đã sở hữu được “kho đáp án có sẵn” cho những băn khoăn liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề; cũng không phải vì chị đã rèn được “chiếc chìa khóa vạn năng” cho vấn đề hướng nghiệp, mà vì trong sâu thẳm, chị đã nhận ra: hướng nghiệp là một hành trình tìm kiếm, chọn lựa không ngừng, không phải chỉ chọn lựa một lần, và cũng không có chọn lựa duy nhất đúng. Từ góc độ tâm lý cá nhân, chị đề cao, khuyến khích những chọn lựa phù hợp với nguyện vọng, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách, giúp phát triển nhân cách, giúp mỗi người tự phát hiện được con người mình muốn trở thành, con người biết thích ứng và biết thỏa mãn khi thấy tâm an.

Chị tự biết mình không phải là người gieo hạt vì mỗi người phải tự gieo hạt giống nhân cách mà mình muốn trở thành, nhưng chị tự thấy mình có sứ mệnh hỗ trợ cho các bạn trẻ cách chọn hạt giống.

Dõi theo mạch suy tư mang cảm hứng khơi nguồn cho một “dòng chảy thiện” của Phoenix Ho, tôi rất đồng cảm với những ngữ đoạn vừa mang âm điệu của một người tư vấn lại vừa như lời tự nhủ dành cho bản thân mình:

“Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý ta muốn. Sự công bằng không hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc. Tình yêu thương ta nhận được không phải lúc nào cũng thật sự là tình yêu thương, hoặc không phải lúc nào cũng lành mạnh cho ta. Điều tốt nhất, đó là cả cuộc đời này sẽ chẳng ai có thể bắt ta không thể là ta, không ai bẻ gãy được đôi cánh ước mơ, nghị lực, giá trị sống và bản thể của ta.

Và nếu có những lúc ta phải rơi xuống vực thẳm, hãy kiên nhẫn liếm láp vết thương để từ từ đứng dậy tìm lối ra. Và nếu có những lúc ta phải mất hết tất cả, thì hãy bình tĩnh vì ta vẫn còn bản thân để tiếp tục cất bước. Như chim phụng hoàng lao vào đống lửa để hồi sinh rực rỡ, ta luôn có thể hồi sinh từ những nghịch cảnh trong cuộc sống. Vì ta mãi mãi còn có chính mình.”

Hình như qua cuốn sách của mình, Phoenix Ho còn ngầm chia sẻ một thông điệp khác: Tôi đã sống như cách tôi nghĩ, và tôi đã nghĩ theo cách tôi sống. Và hơn thế, tôi đã thấy tâm an.

Thế còn bạn?

Nhà báo NGUYỄN THANH BÌNH

Phần 1HƯỚNG NGHIỆP LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH

T

ôi luôn nhắc nhở các em và các bậc cha mẹ rằng hướng nghiệp là một cuộc hành trình, tức là những gì các em hiểu và quyết định ở thời điểm hiện tại có thể sẽ khác đi rất nhiều so với thời điểm một năm sau đó. Nếu không thấy được đặc điểm này của hướng nghiệp, các em sẽ bối rối hoang mang vì sự thay đổi của bản thân trong khi cha mẹ trách móc con cái không “kiên định” với quyết định của chúng.

Có hai lý do cho đặc điểm trên. Thứ nhất, thế giới nghề nghiệp thay đổi với tốc độ chóng mặt; theo thống kê trong ngành, gần một nửa số lượng nghề nghiệp hiện tại có thể sẽ biến mất ở 10 năm sau. Cũng theo quá trình vận động, đến thời điểm đó, sẽ có rất nhiều nghề nghiệp mới được tạo ra mà 10 năm trước đó không ai trong chúng ta biết được rằng chúng sẽ xuất hiện.

Thứ hai, các em bây giờ có nhiều chọn lựa hơn các thế hệ trước rất nhiều. Và vì có nhiều chọn lựa, các em sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, trải nghiệm và muốn thử nghiệm ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Điều quan trọng nhất không phải là cố gắng không thay đổi. Điều quan trọng nhất chính là tìm ra điểm bất biến trong thế giới mau thay đổi này: đó là hiểu rõ bản thân. Ở bất cứ thời điểm nào, chỉ cần một người hiểu rõ điểm mạnh của mình, biết được điều gì quan trọng nhất với bản thân, sau đó hiểu rõ những ảnh hưởng tích cực quanh mình, tìm hiểu kỹ đặc điểm của thị trường lao động rồi lên kế hoạch phát triển đối với nghề nghiệp phù hợp với mình nhất là được.

Và khi đã ra quyết định, thì phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với tất cả kết quả, kể cả thất bại. Để rồi nhìn nhận lại bản thân, một lần nữa bắt đầu quy trình hướng nghiệp mới vì thật sự ra điểm tới không quan trọng bằng quá trình. Kết quả cuối cùng của quyết định nghề nghiệp tốt đó là sự bình an trong tâm hồn(*).

(*) Về sự bình an trong tâm hồn, tác giả sẽ trình bày sâu hơn về vấn đề này ở Phần 3 – Hướng nghiệp & Tâm an.

Em chọn ngành gì?

Sẽ có những ngày như hôm nay, khi tôi đùa với bạn đồng nghiệp rằng “there is no full moon this week”(*), vì các ca tư vấn hướng nghiệp tôi gặp trong tuần phần lớn là nhẹ nhàng, đòi hỏi ít thời gian, và sinh viên rời phòng với nét mặt hớn hở vì họ đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề của mình.

(*) There is no full moon this week có nghĩa là tuần này trăng không hề tròn. Trong ngành tâm lý có nhiều người tin rằng hôm nào trăng rằm thì các bệnh nhân tâm lý sẽ bị nặng hơn ngày thường. Do đó, chuyên viên tư vấn thường hay đùa với nhau rằng “Hôm nay trăng tròn à?” mỗi khi gặp ca khó.

Tuần này, câu hỏi tôi thường gặp nhất là “Làm sao em biết được ngành học em chọn phù hợp với em hở cô?”. Và câu hỏi mà tôi sẽ hỏi ngược lại họ luôn là “Vì sao trước đây em chọn nó và vì sao bây giờ em lại lo rằng nó không phù hợp với mình?”. Câu chuyện tiếp theo đó của mỗi người không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có những điểm chung sau:

• Các em và gia đình chọn ngành dựa trên giả định rằng mỗi ngành học sẽ dẫn đến một nghề nghiệp nhất định. Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán sẽ làm nhân viên kế toán hay kiểm toán; sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị sẽ làm công việc quản lý doanh nghiệp; v.v…

• Các em và gia đình quyết định dựa trên mức độ an toàn hay sự hấp dẫn của một nghề nghiệp nào đó ở thời điểm hiện tại. Ví dụ: lĩnh vực kế toán hiện nay có vẻ ổn định và cần nhiều nhân lực; lĩnh vực tài chính hơi có vẻ phiêu lưu và không cần nhiều nhân lực như cách đây 3 năm; lĩnh vực truyền thông nghe tên có vẻ là lạ, do đó hơi phiêu lưu mạo hiểm khi chọn nó; v.v…

Để giúp các em quyết định, tôi thường cùng các em phân tích một bản mô tả công việc đang được đăng trên các trang tuyển dụng, sau đó các em tự đưa ra được kết luận:

• Bản mô tả công việc chủ yếu đòi hỏi những kỹ năng mà ứng cử viên cần có chứ không phải tên ngành mà sinh viên đã được đào tạo. Ví dụ, kỹ năng viết, nói, đọc, và nghe tiếng Anh thông thạo, kỹ năng tổ chức một sự kiện tầm trung, kỹ năng lên kế hoạch và theo dõi những chi tiết trong kế hoạch ấy,…

• Trong bản mô tả công việc, ngoài những kỹ năng chuyên môn mà một sinh viên rèn luyện được trong chương trình học, họ còn bị đòi hỏi rất nhiều các kỹ năng mà sinh viên không được đào tạo trong lớp. Ví dụ, kỹ năng làm việc với áp lực liên tục, kỹ năng thích ứng với môi trường thay đổi nhanh,…

Tiếp theo, tôi trình bày với các em hiện trạng của thị trường tuyển dụng:

• Có rất nhiều công việc mới được tạo ra mỗi ngày. Ngược lại, cũng có rất nhiều công việc biến mất mỗi ngày.

• Không có ai có khả năng dự đoán chính xác được nhu cầu tuyển dụng trong tương lai vì điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của kinh tế toàn cầu, kinh tế vùng, kinh tế quốc gia, tình hình chính trị, những quyết định chiến lược về kinh tế và chính trị ở cấp quốc gia, v.v…

• Điều duy nhất người lao động (các em trong tương lai) có thể nắm chắc là những kỹ năng mà mình rèn luyện, cùng với mạng lưới chuyên nghiệp(*) mà mình xây dựng được trong suốt thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường.

(*) “Mạng lưới chuyên nghiệp” mô tả những người làm việc ở trong hay ngoài ngành nhưng biết đến bạn, biết đến khả năng, sở thích, phong cách làm việc,… của bạn. Càng nhiều người biết đến bạn ở khía cạnh chuyên nghiệp thì cơ hội bạn tìm kiếm công việc làm phù hợp sẽ càng cao. Vì vậy, bắt đầu từ những năm tháng sinh viên, mỗi người phải bắt đầu xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp của mình bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm, tham dự các cuộc thi, v.v…

Vì lý do đó, trước khi quyết định chọn ngành học, sinh viên nên tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn quan tâm, đọc cẩn thận thông tin mô tả học phần của từng môn, nếu có thể thì dự thính một lớp, hoặc trò chuyện với các anh chị lớp trên đang học ngành ấy. Sinh viên nên quyết định dựa trên các yếu tố sau:

• Em thấy hứng thú với những kỹ năng mà em sẽ được đào tạo trong ngành ấy;

• Em tự tin sẽ có khả năng phát triển tốt những kỹ năng ấy;

• Em có thể học tập trong thời gian dài (3, 4 năm) mà không chán ngành ấy.

Sau đó, khi đã chọn ngành học, suốt thời gian học, em phải luôn tự hỏi những kỹ năng nào mình nổi trội nhất, quan sát trong thị trường tuyển dụng xem các công việc nào sẽ cần những kỹ năng mình có và sẽ học được, đánh giá xem mình còn thiếu những kỹ năng nào, và tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ học nào sẽ giúp mình bổ túc những kỹ năng ấy.

Nói ngắn gọn, một ngành học ở trường không quyết định ta sẽ làm công việc gì. Thay vào đó, những kỹ năng ta học được trong và ngoài chương trình học, từ mạng lưới chuyên nghiệp mà ta xây dựng được suốt thời gian học, và tình trạng của thị trường tuyển dụng lúc ta ra trường sẽ quyết định ta làm công việc nào trong tương lai.

Chúc các em vững vàng trong quyết định của mình, và đừng quên rằng kết quả không quan trọng bằng quá trình. Hãy sống thật tốt mỗi ngày trong hiện tại, tương lai sẽ không đáng sợ lắm đâu.

Nghề chọn mình hay Mình chọn nghề?

Gần đây, tôi thường được nghe các em nhắc đến thành ngữ “nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề” khi họ tâm sự về quá trình tìm hiểu ngành nghề để chuẩn bị cho lối đi của riêng mình. Họ kể rằng những anh chị đi trước có người cho họ câu nói ấy, như lời khuyên ngắn gọn rằng thôi đừng lo đừng nghĩ suy nhiều nữa, chọn lựa làm chi vì sau này nghề nó chọn mình chứ mình có chọn được nó đâu.

Khi được hỏi cảm xúc của các bạn trẻ lúc nghe lời khuyên trên, họ chia sẻ rằng rất nản lòng, buồn, và lo lắng. Các bạn trẻ băn khoăn rằng nếu như câu nói ấy đúng, vậy thì những quyết định chọn ngành học, chọn việc làm rồi sẽ ra sao, và liệu chúng còn có ý nghĩa gì không? Chẳng lẽ cứ chọn đại và để đến đâu thì hay đến đó.

Theo tôi, quan điểm “Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề” dựa trên những giả định sau:

• Nghề nghiệp không thay đổi, và mỗi người chỉ có một nghề “đúng” với họ suốt cả đời họ;

• Rất hiếm khi (hay gần như không có) ai có toàn quyền kiểm soát được việc chọn lựa nghề nghiệp họ yêu thích và phù hợp với họ.

Trên thực tế, khi quan sát thị trường tuyển dụng tại Việt Nam, trong khu vực, và thế giới ở thời điểm hiện tại. Chúng ta sẽ thấy rằng:

• Nghề nghiệp là một cuộc hành trình, gồm những công việc nối tiếp nhau, và với rất nhiều người thì họ chỉ biết được công việc phù hợp với mình sau nhiều trải nghiệm, học hỏi, vấp ngã, va chạm,… Trong rất nhiều trường hợp, khởi điểm của họ trong ngành học rất khác với kết quả cuối cùng là nghề nghiệp mà họ thích. Ví dụ, một người học ngành Kinh tế – Ngân hàng nhưng sau nhiều năm làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, vị trí khác nhau, cuối cùng lại thấy mình thích hợp trong công việc Quản lý bộ phận Chăm sóc Khách hàng. Có lẽ vì vậy mà có câu nói trên chăng!?

• Khi một người tìm hiểu để chọn lựa nghề nghiệp, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, mong đợi của cha mẹ, các trào lưu của xã hội, nền kinh tế của quốc gia,… Do đó, sẽ rất đúng ở trường hợp này để nói rằng họ không có quyền kiểm soát được việc chọn lựa nghề nghiệp họ yêu thích và phù hợp với họ. Ví dụ, họ yêu thích học ngành y nhưng điều kiện kinh tế gia đình không cho phép.

Từ hai điểm trên, tôi nghĩ mình nên nhìn về việc lựa chọn nghề nghiệp như thế này:

• Không có lựa chọn nào đúng 100%; thay vào đó, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mỗi người ở thời điểm nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, sau khi đã trải nghiệm, đã thử sức, nếu ta thấy ta không phù hợp, thì chẳng có mất mát gì để ta đi tìm một công việc phù hợp hơn. Sẽ rất vô lý để ép bản thân phải có một đáp án vĩnh viễn cho một câu hỏi rất khó trả lời.

• Mỗi ngày có nhiều công việc mới được tạo ra, với nhiều tên gọi khác nhau, tùy vào nhu cầu của người tuyển dụng. Vì vậy, thay vì tập trung vào “tên nghề”, ta hãy chú tâm đến những kỹ năng mà công việc ấy đòi hỏi, rồi nối chúng với những kỹ năng ta có sẵn. Nếu ta có hơn 70% sự phù hợp, thì ta có thể nộp đơn thử vị trí đó rồi.

• Trước khi đi tìm việc làm mới, hãy cho mình một giai đoạn tĩnh để ngẫm nghĩ, phân tích, nhìn lại bản thân, đánh giá những kỹ năng mình có, hiểu rõ những đòi hỏi của mình về môi trường làm việc, về phong cách lãnh đạo mà mình ưa, về tính cách của sếp và đồng nghiệp mình thích. Sau khi hiểu rồi, hãy bắt đầu đi tìm vị trí mới phù hợp với mình. Đừng chạy trốn khỏi một công việc khủng khiếp để vội vàng lao vào một công việc khủng khiếp không kém chỉ vì nỗi sợ không có việc làm. Giai đoạn tĩnh này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, nhiều hơn so với việc bạn vội vã rải đơn xin việc đến bất cứ nơi nào đang tuyển dụng.

• Trong thời gian còn ở ghế nhà trường, trong chương trình đào tạo nghề, cao đẳng, hay đại học, đừng chỉ chăm chăm vào việc học. Hãy bỏ thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa – cả ở trong lẫn bên ngoài trường, các công việc thiện nguyện, làm thêm để trợ giúp kinh tế gia đình và cũng để có thêm kinh nghiệm, mối quen biết. Khi tham gia, đừng chỉ tham gia để có cái tên trên đơn tìm việc sau này, mà hãy tham gia vì sở thích, vì động lực học hỏi, vì niềm đam mê muốn cho đi. Chỉ khi làm vậy, bạn mới hiểu rõ về mình hơn, xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp tốt, để chuẩn bị cho công việc sau này.

Để kết thúc bài chia sẻ này, tôi nghĩ rằng câu nói “nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề” chẳng đúng cũng chẳng sai, nó hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi người, và cách chúng ta diễn giải, cách chúng ta hiểu nó. Bất cứ lúc nào nghe được một quan điểm khác, hãy thách thức ý tưởng ấy, hãy phân tích xem chúng đến từ đâu, đúng trong trường hợp nào, và có cần thiết để chúng làm ta nản lòng hay không.

Có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn khi biết rằng chọn lựa nghề nghiệp là một cuộc hành trình dài đăng đẵng, có người mất cả đời cũng chưa tìm ra, bản thân tôi thì mất 12 năm dài. Điều quan trọng nhất không phải là kết quả, mà là quá trình khi chúng ta đi tìm nó. Và đôi khi sẽ hay hơn khi mình không thèm “tìm”, cứ sống thôi và từ từ nó sẽ đến.

CHU DU THIÊN HẠ ĐỂ HỌC YÊU MÌNH

(Bài viết của Lead 2012 – Nhóm LIKE)

Xin phép copy lại bài của nhóm LIKE để làm kỷ niệm một chuyến training khá ấn tượng của tôi ở Hà Nội. Vì quá bận nên tôi chưa suy ngẫm và viết ra những cảm xúc ngày ấy. Lưu lại ở đây để nhớ những gương mặt dễ thương, những cá tính là lạ khác nhau, những câu phát biểu rất thông minh, và nhiều thứ khác. Chân thành cám ơn các bạn Lead 2012, cám ơn các bạn Lead 2011, cám ơn Hiệu, Thảo, các em trong ban tổ chức, và cám ơn cuộc đời.

[Phoenix]

Chị Phoenix Hồ để lại cho tôi (và chắc là nhiều người khác) có lẽ là quá nhiều ấn tượng. Có lẽ là cái tên gợi lên cảm tưởng về một loài chim cao quý xinh đẹp, chúa tể các loài chim, hay là đôi giày bệt năng động, hay là gương mặt cười, hay là giọng miền Nam dễ thương, hay là cách chị hòa trộn chuyện tình yêu vào chuyện công việc, hay là nhiều cái khác. Nhưng có lẽ có một thứ trong buổi học hướng nghiệp ngày hôm nay của chị mà sẽ ít người quên, dù là sau ngày hôm nay, sau khóa học này, thậm chí là rất lâu về sau nữa. Đó là tiếng chuông, nói đúng hơn là tiếng mõ mà chị dùng để tập hợp mọi người. Âm thanh đó có vẻ không quá lớn, không quá thanh, không quá vang nên thường bị lẫn vào trong tiếng nói chuyện râm ran, thường không đạt hiệu quả thu hút sự chú ý của mọi người, thường phải vang lên rất lâu rất lâu và phải có sự trợ giúp của nhiều tiếng gọi khác mới kéo được một đám người nửa trẻ con nửa người lớn ra khỏi hào hứng nói chuyện, chia sẻ, thể hiện mình. Lúc mọi người có thể nghe rõ ràng nhất tiếng gõ ấy, chính là khi mọi người đang ngồi trên ghế của mình, tay đặt (có lẽ là) trên giấy và bút của mình, nhắm mắt lại.

Trong một ngày, có rất nhiều lần chúng tôi nhắm mắt lại, đi theo tiếng gõ nhẹ nhàng, bước trở lại quá khứ, hoặc bước vào một vùng không gian mơ hồ nào đó, buông lỏng mọi cảnh giác, lắng nghe cái bản ngã yếu ớt, manh mún, nhen nhúm bên trong thì thào những lời chưa bao giờ dứt, mà đôi khi lại quá nhỏ, khiến chúng ta nghe không ra. Cũng như tiếng gõ kia, khi ta mải mê nói và nói, khi ta vật lộn với cuộc sống, ta không chú ý tới cái tiếng nói như gió thoảng bên tai, cái tiếng nói như buồn ngủ, như kiệt sức, như người dân châu Phi (tại sao lại có châu Phi, là vì bức tranh của chị làm tôi nghĩ tới châu Phi), lúc nào cũng mờ mờ, không rõ, lúc nào cũng uể oải và mệt mỏi, song lại đang vật lộn khổ sở nhất, kiên trì nhất trong quá trình tìm kiếm sự tồn tại của bản thân. Song chỉ cần nhắm mắt tĩnh lặng, lại nghe thấy nó rõ ràng, rành mạch như tiếng chuông từ trong lòng. Cái nhắm mắt hư vô ấy, giống như một cách kỳ diệu đưa tâm hồn đi chu du qua bao nơi, trải nghiệm bao cảm xúc, để cuối cùng ta thấu triệt mình thực ra là ai, mình muốn gì, và mình có thể làm gì. Chắc nhiều người sẽ nghĩ đến những câu thơ từ rất xưa “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió. Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay. Tiếng lích chích chim sâu trong lá. Con chìa vôi vừa hót vừa bay….”.

Có rất nhiều rất nhiều những chi tiết trong bài giảng của chị tôi đã quên, thậm chí có những thứ quên ngay sau khi chị vừa chuyển sang nói phần khác. Cái này không phải do bài giảng chưa hay, hay cách truyền đạt chưa thấu đáo, mà do tôi thường lơ đãng và không chú tâm đến những thứ trước mắt. Nhưng có một thứ khiến tôi nhớ mãi, đó là cách chị hướng chúng tôi vào lựa chọn. Không phải là nên thế này và không nên thế kia. Không phải là đúng và sai, tốt và xấu, mà là làm theo mong muốn thật sự của bản thân mình. Muốn làm sao thì hãy làm như vậy. Nhắm mắt lại, tự hỏi mình, và tự lắng nghe chính mình: rằng mình thích màu xanh hay màu đỏ, thích viết hay đọc. Nhắm mắt bước xuống từng bậc thang. Khi cánh cửa của tâm hồn đột nhiên đóng lại, bạn có thấy chơi vơi, lấp lửng, giống như ngay bước tiếp theo đây mình sẽ hẫng chân, rơi xuống một khoảng không vô định? Chúng tôi đã học được cách tin tưởng người bên cạnh mình, tin tưởng dù không rõ căn cứ, bước chân theo từng lời hướng dẫn của người ta, và cũng học cảm nhận sự tin tưởng của người khác qua bàn tay nắm chặt. Có người dường như không hoàn toàn vui vì sự tin tưởng đó, nhưng tôi tin rằng, niềm tin vào con người không bao giờ hại ta. Nó làm tôi nhớ đến một câu nói từ rất lâu: “Nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm”. Phải, mặc dù không biết trước mắt là gì, không rõ bước tiếp theo sẽ đi đến đâu, nhưng vấn đề là phải đi thì mới đến, phải có dũng khí tiến lên phía trước mới biết kết cục có phải là hoa hồng hay không?

Hãy nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nói tự đáy lòng, và khi nghe thấy rồi, thì dũng cảm đi theo nó. Bởi ai đó từng nói: “Nghịch thủy hành chu, bất tiến tất thoái” – sinh ra và lớn lên trong thời đại phát triển như vũ bão, cũng giống như đi thuyền ngược nước, tiến lên không rõ là về đâu, song nếu không dấn bước chỉ có thể thoái lui mà thôi.

“Tôi là tác giả cuốn sách đời tôi”

Tôi quan sát thấy một đặc điểm mà khá nhiều bạn trẻ mắc phải trong vấn đề hướng nghiệp – đó là họ chưa hiểu rằng hướng nghiệp là một quy trình. Và quy trình này tốn thời gian, sức lực, suy ngẫm, trải nghiệm, hiểu biết, can đảm và trách nhiệm. Quy trình này thường bắt đầu bằng những câu hỏi về bản thân như là mình có khả năng gì, có sở thích gì, sau đó là về nghề nghiệp, nghề nào phù hợp với mình đây, nghề nào sẽ được đón nhận nhiều trong tương lai; cuối cùng là các bước quyết định và hành động, mình theo cha mẹ hay theo mình, mình học ở đâu, học cái gì, học như thế nào.

Quy trình hướng nghiệp bắt đầu từ những câu hỏi, và kết thúc với những quyết định dựa trên thông tin mà mỗi người đã tìm hiểu được. Theo kinh nghiệm của tôi, những trường hợp cần trợ giúp dài hơi nhất trong tư vấn hướng nghiệp luôn có các đặc điểm chung: theo quyết định của người khác, để quyền quyết định cho người khác, đẩy việc chịu trách nhiệm (khi không thành công) cho người khác, và sợ việc đưa ra quyết định. Thường thì các em chỉ dám quyết định khi được cha/mẹ hay cả hai người hỗ trợ cho quyết định ấy, và nếu đã quyết định thì lại muốn thấy kết quả ngay lập tức. Các em chưa hiểu được rằng phát triển hướng nghiệp là một quá trình, và trong suốt quá trình ấy trải nghiệm qua những thăng trầm, thành công, thất bại là một điều không thể thiếu để dẫn đến thành công trong việc tìm kiếm được nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Thật ra, sai lầm là một điều tất yếu trong cuộc sống, và nó mang đến những bài học vô giá. Nhưng sai lầm cũng có nghĩa rằng mỗi người phải trả giá theo cách nào đó, và để vượt qua nó, cần có thời gian và ý chí. Để nói câu “Đó chỉ là sai lầm, và tôi sẽ vượt qua nó” thì luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thực hành câu nói ấy. Hãy kiên nhẫn với bản thân, hãy tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, tìm ra cách giải quyết một cách thấu đáo, và cuối cùng hãy đặt ra một kế hoạch dài hơi với các bước rõ ràng để thực hiện kế hoạch ấy.

Tôi hiểu trong văn hóa của người Việt, giá trị gia đình rất quan trọng. Sự hỗ trợ của cha mẹ về tinh thần và vật chất, sự đòi hỏi phải nghe lời từ cha mẹ, thói quen nghe theo những hướng dẫn của người lớn hơn mình, tất cả là một phần quan trọng trong đời sống các bạn trẻ tại Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ, đến một lúc nào đó, khi việc nghe theo hướng dẫn của cha mẹ cho thấy những kết quả không tích cực, thì các bạn nên bắt đầu “chiến dịch” giành lấy quyền chủ động làm chủ cuộc sống của mình, vạch hướng đi cho bản thân, hay nói cách khác, hãy nghĩ rằng “Tôi là tác giả cuốn sách đời tôi”.

Tôi rất thích câu nói của tác giả J. K. Rowling, rằng đến một ngày nào đó thì việc đổ lỗi cho cha mẹ chúng ta cũng nên hết hạn sử dụng(*). Vì đi theo cách nào thì cuối cùng, chúng ta cũng là những người phải sống cuộc đời của chính mình, còn cha mẹ, dù muốn dù không, cũng chỉ có thể là những người quan sát chúng ta sống đời mình mà thôi. Cha mẹ đâu thể sống thay, hạnh phúc thay, đau thay, làm thay chúng ta được. Để có được sự tôn trọng từ cha mẹ, tốt nhất là chúng ta từ từ cho thấy rằng chúng ta xứng đáng với sự tôn trọng ấy. Hãy chọn những cuộc chiến để đấu tranh: thay vì đòi điện thoại mắc tiền, xe đẹp, có lẽ nên đấu tranh để được tham gia các khóa học hữu ích hay những hoạt động cộng đồng, những hoạt động quốc tế có thể giúp chúng ta trưởng thành và thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng; hãy nhìn lại xem mình đã tham gia các trách nhiệm trong gia đình như thế nào, từ việc trong nhà nhỏ, đến đại gia đình, rồi ra ngoài xã hội; hãy tập biết rõ bản thân muốn gì, vì sao muốn như vậy, và tập giải thích và đề nghị sự chấp nhận của cha mẹ cho cách nghĩ của mình – không phải khăng khăng rằng mình đúng, họ sai, mà chỉ đơn giản là “con có cách nhìn khác” mà thôi; hãy tập cho đi song song với nhận về; hãy tỏ lòng trân trọng những công sức cha mẹ đổ vào vun xới cho gia đình, cho mình, và đừng e ngại bày tỏ tình yêu mình dành cho cha mẹ.

(*) Nguyên bản tiếng Anh: There is an expiry date on blaming your parents for steering you in the wrong direction.

Quan trọng nhất, đừng sống như lục bình trôi, đến đâu hay đến đó. Hãy bắt đầu viết cuốn sách của đời mình sao cho sau này, khi già đi và nhìn lại, các em sẽ thích mỗi trang sách, và hãnh diện về mỗi chặng đường đời cho dù chúng có vui hay buồn, thất bại hay thành công.

Và các em hoàn toàn có thể bắt đầu làm điều đó ngay từ bây giờ, thật đấy.

Viết về khả năng ra quyết định

Trong ngành tư vấn hướng nghiệp, vai trò của nghiên cứu rất quan trọng. Muốn được tin tưởng và có tiếng nói, phải có nghiên cứu làm điểm tựa đằng sau phát biểu của mình. Cũng trong ngành này, người làm công tác nghiên cứu lấy đề tài nghiên cứu từ những người đang hành nghề, như tôi chẳng hạn. Lý do là vì chúng tôi cọ xát với công việc và con người trong công tác hàng ngày, do đó chúng tôi có cơ hội nắm bắt và hiểu những vấn đề mới nhất sớm nhất. Từ những quan sát của chúng tôi, người nghiên cứu sẽ đặt giả thiết rồi đi tìm chứng cứ xác nhận hay phản biện. Sau đó, kết quả nghiên cứu ra đời, và những người hành nghề sẽ dựa vào các kết quả để làm công việc tư vấn tốt hơn, hiệu quả hơn.

Sáu tháng gần đây tôi cứ loay hoay với câu hỏi sau: “Nhóm sinh viên mà tôi đang gặp gỡ và hỗ trợ hiện tại ở Đại học RMIT Việt Nam (sinh ra ở những năm 1995-1999) có đặc điểm gì chung?”. Tôi vẫn nhận ra các em khác những anh chị sinh trước mình vài năm một cách rõ rệt, ví dụ như các em không còn bị cha mẹ ép buộc nhiều (như các lứa trước đây) phải học theo một ngành nào đó, để sau này làm một công việc nào đó. Ví dụ như tính cách các em thoải mái hơn, hoạt bát hơn, vô tư hơn (so với các lứa trước đây). Nhưng những quan sát đó vẫn chưa đủ cho vị trí tư vấn hướng nghiệp của tôi. Tôi cứ có cảm giác như điều tôi tìm kiếm vẫn còn lẩn quất đâu đó, có lẽ vì các em có ít chất liệu để tâm sự hơn, những câu hỏi các em đặt cũng ít trúc trắc hơn. Cũng có thể các em cho tôi cảm giác những vấn đề các em gặp phải khá nhàn nhạt, bàng bạc, vì hình như các em cũng chưa hiểu vấn đề của mình là gì nữa.

Chỉ đến hai tuần gần đây tôi mới nhìn thấy được sợi chỉ xuyên suốt các vấn đề hướng nghiệp của nhóm sinh viên này, đó là khả năng ra quyết định. Các em cực kỳ sợ phải chọn lựa và ra quyết định nghề nghiệp, như học ở đâu, học ngành gì, học nhiều hay ít, có làm thêm hay tham gia hoạt động xã hội không. Có em còn tâm sự thà rằng em bị cha mẹ ép phải học ngành gì còn dễ chịu hơn là cho em quyền tự do quyết định. Bởi vì khi phải ra quyết định, em cảm thấy bị áp lực và thấy sợ hãi.

– Giả thiết đầu tiên của tôi là nhóm bạn trẻ này từ nhỏ đến lớn đã quen với việc được sắp xếp bởi gia đình và nhà trường. Cuộc sống của các em từ năm lớp 1 cho đến năm lớp 12 giống như một chương trình được thiết lập sẵn. Các em học ở trường, khi về nhà học thêm để chuẩn bị cho những kỳ thi vượt cấp. Trong trường, ngoài các môn văn hóa, các em không có nhiều cơ hội tham gia những hoạt động khác như nhạc, họa, thể thao, hội học sinh, hoạt động xã hội, v.v… và v.v… Toàn bộ sức lực và sự chú ý của các em, được nửa khuyến khích nửa ép buộc từ phía gia đình và nhà trường, đổ vào việc học văn hóa. Do đó, các em ít có cơ hội phải ra quyết định cho đời sống hàng ngày, vì phần lớn đã được sắp xếp và quyết giùm em rồi.

– Giả thiết thứ hai của tôi là cha mẹ của nhóm bạn trẻ này là thế hệ sinh ra ở cuối những năm 50 đến đầu những năm 70. Thế hệ này tuy trưởng thành trong thời kỳ hậu chiến nhưng bắt đầu phát triển sự nghiệp ở những năm đất nước Việt Nam mới mở cửa với thế giới bên ngoài sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng (sau 1985). Vì vậy họ vừa có những đặc điểm của thế hệ trước đó, là coi trọng sự an toàn và ổn định trong nghề nghiệp, lại vừa cởi mở hơn, cho phép con cái chọn lựa các ngành học mới. Thêm nữa, vì rất bận rộn mưu sinh, họ gần như rất ít có thời gian gần gũi, theo dõi sự phát triển về tinh thần của con, mà tập trung vào việc kiếm tiền để cải thiện đời sống kinh tế của gia đình. Đối với họ, cho con cái được những giá trị về vật chất rất quan trọng, và đôi khi vì vậy họ quên đi rằng sự nuôi dưỡng về giá trị tinh thần cũng quan trọng không kém cho các em.

– Giả thiết thứ ba của tôi là cha mẹ của nhóm bạn trẻ này, vì cực khổ trong thời kỳ trưởng thành, phải giúp gia đình ra đời bươn chải sớm để mưu sinh, nên đối với con cái của họ, họ ngoài đòi hỏi trách nhiệm học giỏi ra, thì ít có những đòi hỏi khác như làm việc nhà, giúp kinh tế gia đình, phụ cha mẹ trong những lo âu cũng như gánh nặng khác. Họ lo lắng hết tất cả, và khi về nhà, chỉ mong con cái được bình an, bảo bọc, hạnh phúc. Chỉ cần học giỏi và vâng lời, còn lại mọi cái họ không đòi hỏi nhiều.

Dựa trên ba giả thiết trên, tôi kết luận rằng nhóm bạn trẻ mà tôi đang hỗ trợ, vì thiếu cơ hội ra quyết định, làm lỗi, học từ lỗi lầm, cũng như thiếu cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với cuộc đời ngoài lăng kính học tập, tạo cho các em thành thói quen rằng tất cả quyết định quan trọng đều đã được làm sẵn cho mình. Kết quả là khi bước chân vào ngưỡng cửa trường đại học, nơi mà bỗng dưng các em thành người lớn, phải làm tất cả mọi quyết định từ nhỏ đến lớn như học bao nhiêu môn, học ngành gì, nếu không hợp thì đổi ngành gì, kết bạn với ai, tham gia nhóm hoạt động nào. Bên cạnh đó, các em có rất nhiều sự tự do như có thể không vào lớp vì không ai điểm danh, bắt đầu những mối quan hệ sâu hơn bạn bè vì ít bị kiểm soát hơn, tự quản lý thời khóa biểu vì giờ học không như dưới trung học, v.v…

Các bạn trẻ trong nhóm này vừa thích vừa sợ những thay đổi này, vì chưa biết cách cư xử sao cho tốt nhất.

Điều họ lo lắng nhất là những lỗi lầm có thể xảy ra vì quyết định của bản thân. Họ thường dựa vào những lời khuyên của bạn bè, cũng là những người chưa rõ ràng lắm về bản thân, để ra quyết định. Họ làm vậy vì khi có một ai đó giúp mình quyết định, họ vẫn thấy an tâm hơn.

Từ những quan sát trên, tôi nghĩ rằng để hỗ trợ cho nhóm sinh viên ở lứa tuổi này, điều quan trọng là:

1. Hướng dẫn cho các em những kỹ năng liên quan đến việc lập quyết định như kỹ năng suy nghĩ tư duy, kỹ năng suy nghĩ chiến lược, và kỹ năng phân tích vấn đề.

2. Khuyến khích các em tìm hiểu những giá trị quan trọng nhất đối với bản thân, vì khi biết rõ điều gì quan trọng nhất với mình các em sẽ dễ dàng ra quyết định hơn.

3. Cho các em thấy rằng lỗi lầm là một phần tất yếu của cuộc sống và sự phát triển. Khi đã suy nghĩ kỹ, đã phân tích xong, hãy quyết định theo giá trị của mình. Rồi nếu quyết định ấy không phù hợp lắm cho bản thân, thì hãy học hỏi từ kinh nghiệm ấy, để lần sau ra quyết định tốt hơn.

Ghi chú của tác giả: Đây chỉ là những quan sát đầu tiên, và tôi nghĩ chắc phải mất vài năm nữa tôi mới biết những giả thiết của mình có chính xác hay không. Những tháng ngày gần đây, các em thuộc thế hệ sinh ra trong những năm 1988-1992 quay lại tâm sự, trò chuyện, chia sẻ tâm tư và cuộc hành trình của họ. Những gì các em kể tôi nghe chứng thực các giả thiết trước đây của tôi khá chính xác. Mong rằng một ngày không xa tôi có thể bắt đầu làm nghiên cứu về để tài hướng nghiệp cho giới trẻ Việt Nam. Còn bây giờ, tôi chỉ có thể đưa ra những kết luận dựa vào quan sát và trực giác của một người hành nghề, điều mà cá nhân tôi cho rằng không thua nghiên cứu số liệu là bao.

Đoản khúc về Giáo dục và Việc làm

Một – GIÁO DỤC LÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Việc làm sau khi ra trường

Gần đây báo chí trong và ngoài nước hay nhắc đến những thống kê của các trường đại học về khả năng tìm được việc làm trong vòng ba tháng ngay sau khi sinh viên tốt nghiệp, kết thúc quá trình học tập ở trường họ. Đây đang dần là một trong những tiêu chí quan trọng được dùng để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đại học. Tôi nghĩ nó là một trong những công cụ tốt, nhưng cũng không thể không xét đến việc, nếu công cụ này bị dùng sai, thì sẽ đi ngược lại với tầm nhìn của giáo dục hướng nghiệp mất.

Nó có thể được dùng sai như thế nào? Các trường đại học sẽ đua nhau lập ra các chương trình thực tập hay tìm việc cho sinh viên để đặt các em vào các vị trí công việc ngay sau khi ra trường. Như vậy, thống kê trong vòng 3 tháng sẽ rất tốt, có thể đạt được đến 100%. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất ở đây, theo cái nhìn của một người làm tư vấn hướng nghiệp, đó là “Các em có tồn tại được trong công việc ấy lâu dài hay không? Làm cách nào để giúp các em phát triển, học hỏi, yêu thích, và tự quản lý sự phát triển nghề nghiệp của mình sau công việc đầu tiên?”. Nếu chỉ vì con số, thì chúng ta không hề cân nhắc về mặt giáo dục cho sinh viên mình nữa. Chúng ta không còn muốn giúp các em trở thành những công dân tự tin, tự lập, mà chỉ quan tâm sao cho các em có một công việc ngắn hạn, chuyện xảy ra sau đó thì không quan tâm.

Mục tiêu của giáo dục luôn luôn và nên là sự phát triển đường dài – phát triển một con người đến mức có thể tự lập, có đủ khả năng tự lo cho bản thân, tự tìm ra lối đi, tự có quyết định phù hợp nhất với mình. Khi cá nhân phát triển tốt, gia đình sẽ ổn, xã hội sẽ lành mạnh hơn nhiều.

Tiền lương và học phí

Cha mẹ, học trò, và rất nhiều người khác nghĩ rằng số tiền lương mà một sinh viên mới ra trường nhận được phải tỷ lệ thuận với học phí mà các em và gia đình đã bỏ ra cho chương trình đại học. Nhưng trong thực tế, không cần biết bạn học ở trường, bạn trả học phí cao như thế nào, khi bạn đã tìm kiếm các cơ hội việc làm tại Việt Nam, ở trong các vị trí ban đầu dành cho sinh viên mới ra trường, thì bạn phải chấp nhận mức lương của công ty nêu ra. Chất lượng làm việc của một nhân viên phải được chứng minh và công nhận qua sự thể hiện hàng ngày, chứ không phải do tên trường, tên ngành học, hay số tiền bạn đã đóng học phí. Hãy chứng minh bản thân qua những hành động hàng ngày, trong một thời gian dài hơn 6 tháng, bạn nhé, trước khi đòi hỏi được người khác công nhận và đánh giá cao.

Giáo dục luôn là đầu tư đường dài. Các em dù đã tốt nghiệp ở đâu cũng phải đi qua đoạn đường đầu tiên của phát triển nghề nghiệp, nghĩa là bắt đầu từ con số 0 ở một doanh nghiệp/công ty nào đó. Sau một thời gian làm việc, chất lượng của chương trình đại học mà các em đã học sẽ có tác dụng. Đây là lúc các em có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng, và chạy nước rút. Chỉ khi ấy, các em có thể nhảy công ty, nhảy mức lương và từ từ thăng tiến. Đó mới là lúc người ta có thể thấy được chất lượng giáo dục đại học quan trọng như thế nào.

Bản thân tôi và rất nhiều bạn bè học ở Mỹ đã phải mất gần 10 năm mới trả xong nợ học phí cho chính phủ. Đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ lấy lại “vốn” đã bỏ vào học phí đại học chỉ trong vài năm đi làm sau khi mới ra trường. Vì khi đã đi làm, bạn sẽ có những chi tiêu khác, phát triển khác, dự định khác, như học lên thạc sĩ, như học thêm nghề này nghề kia, như bắt đầu kinh doanh, v.v… Nên cha mẹ và các em ơi, nếu đã cho con đi học, thì hãy coi như đó là món quà và sự đầu tư cho con trong tương lai, và đừng mong lấy lại trong vòng vài tháng hay vài năm ngắn ngủi, vì điều đó gần như là không thể.

Hai – TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN

Sáu năm qua, trong suốt thời gian tư vấn hướng nghiệp tại Việt Nam, tôi ngạc nhiên nhận ra rằng những cựu sinh viên gặp khó khăn nhất sau khi đi làm, tìm đến tôi để được hỗ trợ, không phải là các em có điểm trung bình thấp, mà ngược lại, là những sinh viên có điểm trung bình khá cao và khá nổi bật trong thời gian đi học. Lý do là vì những mong đợi của họ dành cho môi trường làm việc rất không thực tế.

Ở ghế nhà trường, các em học rất nhiều lý thuyết, được trao cơ hội làm những bài tập hứng thú, có cơ hội thực hành trong các câu lạc bộ trong và ngoài trường ở những vị trí quan trọng. Do đó, các em quen nắm vai trò lãnh đạo, quen được tôn trọng và lắng nghe, quen được ra ý kiến và được nắm quyền chủ động. Kết quả là, khi vào một doanh nghiệp lớn, phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất, các em không chịu nổi những công việc nho nhỏ căn bản hàng ngày, không chịu được hệ thống nặng nề chán chường của công ty, không chịu được những anh/ chị lớn tuổi hơn, ù lì không thích thay đổi, v.v… và v.v… Và kết quả là các em bỏ việc trong vòng 3 tháng, nhảy qua nơi khác, lại bỏ việc trong vòng 3 tháng, cứ thế và cứ thế,…

Các em quên rằng, khi bước vào một nơi mới, các em cần phải quan sát, học hỏi, khiêm tốn, có thái độ làm việc tốt. Nếu không thể làm việc nhỏ, làm sao có thể làm việc lớn sau này. Nếu chưa hiểu rõ hệ thống, làm sao các em có thể thay đổi nó. Nếu chưa xây dựng được quan hệ với đồng nghiệp, ai sẽ lắng nghe ý kiến của các em đây. Nếu chưa hiểu những khó khăn mà mọi người đang gánh chịu, thì làm sao biết được ý kiến em có thực tế hay không. Sẽ bực bội biết bao khi mọi người cần sự hỗ trợ của em, em lại không làm mà đi nghĩ những kế hoạch cao lớn trên trời dưới biển không thực tế chút nào.

Nếu các em kiên nhẫn, ở lâu chút, hiểu nhiều chút, chịu khó chút, từ từ sẽ có được niềm tin của mọi người xung quanh, hiểu hệ thống, sẽ tìm ra cách làm việc hiệu quả. Nếu khi ấy các em vẫn cảm thấy không phù hợp, thấy nơi này không đáng để đầu tư và phát triển, thì ít ra khi ấy em có thể ra đi một cách vui vẻ, giữ quan hệ với nơi làm việc cũ, cũng như biết được mình thích gì, làm ở đâu, nơi nào tốt hơn cho mình. Lúc ấy, sự rời đi của các em là để phát triển, để chuyển biến, chứ không phải là để bỏ chạy.

Rất ít ai bỏ qua được giai đoạn này, những năm đầu sau đại học, dù em có là người học giỏi nhất trường hay không. Chỉ khi trải qua nó, học từ nó, mới có thể vững vàng hướng về phía trước.

Vì vậy, hãy khiêm tốn, lắng nghe và học hỏi. Khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, mà ngược lại, khiêm tốn chỉ có thể xuất hiện khi một người có đủ tự tin để dám nói với bản thân và với người khác, rằng: “Tôi còn biết ít, tôi muốn học thêm. Tôi đã giỏi, nhưng vẫn muốn học hỏi từ người khác”.

Ba – LỜI NHẮN GỬI

Sinh viên ơi, các em lớn lên ở một thế hệ rất khác với tôi và những người đi trước. Các em được bao quanh bởi công nghệ thông tin, nên chuyện gì xảy ra cũng nhanh cũng gọn. Các em không thích đợi khi internet không kết nối liền. Các em chưa phải đi bộ 5 km cho một quán cà phê mình ưa thích. Các em không cần đợi thật lâu cho một chiếc áo mình muốn mua. Do đó, đợi chờ không phải là từ quan trọng.

Thêm nữa, các em tiếp xúc với mạng xã hội hàng ngày, và được thông tin từ bạn bè, người quen rất nhanh. Do đó, các em đánh mất thói quen tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng hơn, có chiều sâu hơn. Các em dễ bị ảnh hưởng từ những cảm xúc tiêu cực của người khác, để rồi hay vội vàng ra quyết định.

Tôi chỉ mong các em đọc ghi chú này để hiểu rằng, những thành công và giá trị nào trong cuộc sống cũng cần thời gian và sự trải nghiệm. Đừng đòi hỏi kết quả trước khi bỏ ra công lao. Trước khi bỏ học để tìm kiếm sự nghiệp như Bill Gates hay Steve Jobs, hãy tìm hiểu thật kỹ bao nhiêu người làm như họ mà thành công? Và họ phải có những tố chất gì, sống trong hoàn cảnh nào để được thành công như vậy? Trước khi đòi hỏi đãi ngộ và sự thông cảm từ đồng nghiệp ở công ty, hãy tự hỏi mình đã đầu tư vào mối quan hệ chỗ làm, đầu tư vào công việc như thế nào.

Nhưng tôi chưa bao giờ ngừng tin tưởng vào các em, chưa bao giờ ngừng ngưỡng mộ sự nhiệt tình, mạnh mẽ, sức sống của các em, chưa bao giờ ngừng yêu thương các em.

Tôi tin, các em sẽ tìm ra con đường của mình.

Có lẽ cũng phải “hù” các em một chút

Không biết có phải càng lớn tuổi càng khó tính hay không, mà sao dạo này tôi hay lo đứng lo ngồi cho sinh viên của mình (trong RMIT) và không phải của mình (ngoài RMIT) lắm. Bản thân tôi không thích phê bình hay xoáy vào những điểm còn yếu của thế hệ trẻ hơn vì tôi quan điểm rằng chê bai không giúp được gì các em mà chỉ làm họ nản lòng, thoái chí. Nhưng những quan sát gần đây làm tôi lo quá, nên quyết định gióng một tiếng chuông chia sẻ với các em những lo âu của mình. Mong rằng sự “hù dọa” này giúp các em chút nào trong việc chuẩn bị cho tương lai mình một cách thực tế hơn.

ẢO TƯỞNG LÀM GIÀU

Tôi tin chắc ai chịu khó đọc tin tức hay lướt web đều đồng ý rằng gần đây những khóa học về làm giàu tại Việt Nam khá thịnh hành. Đi kèm là những thông tin, câu chuyện trên báo đài về sự thành công của nhà khởi nghiệp trẻ này, nhà khởi nghiệp trẻ khác, v.v…

Điều đáng tiếc là nếu dễ dàng tin vào những khóa học ấy, hoặc muốn lập tức theo gương các bạn trẻ với những câu chuyện khởi nghiệp ấy, các em dễ sa lầy vào những mong muốn gần với ảo tưởng, xa rời thực tế, để rồi dễ nản lòng thoái chí đến nỗi không chịu sống một đời sống thực tế sau này.

Đằng sau những câu chuyện thành công nổi bật tại Việt Nam luôn thấp thoáng bóng dáng một gia đình vững chãi từ tài chính, kiến thức, kinh nghiệm, cho đến mạng lưới chuyên nghiệp. Hãy làm cuộc nghiên cứu bỏ túi đi, các em sẽ thấy những câu chuyện trên báo đài chỉ nói lên phần nổi của sự thành công, mà không hề nói đến những yếu tố quan trọng nhất giúp các bạn trẻ ấy: đó là gia đình của họ. Gia đình đầu tư cho con cái từ những ngày còn bé, trong việc học, trong việc đào tạo, chuẩn bị cho các em rất nhiều thứ cần thiết cho con đường khởi nghiệp của họ. Đừng bao giờ nghĩ rằng “người ấy tự thành công một mình, không cần gia đình họ”. Đó là câu nói ngây thơ vì không có gia đình hỗ trợ trong giáo dục từ nhỏ, chi tiêu hàng ngày trong thời gian mới ra đời, cho đến mạng lưới quan hệ sau này, sự thành công trong kinh doanh của một bạn trẻ tại một nơi mà tất cả đều dựa vào sự quen biết như Việt Nam là điều không tưởng.

Vậy nên, hãy ngừng đọc báo, ngừng share facebook những mẩu chuyện ấy với các lời comments chanh chua hay cảm phục. Thay vào đó, hãy nhìn quanh mình để tìm những câu chuyện thành công gần với hiện trạng của mình nhất, học hỏi từ họ, tìm tòi những yếu tố nào giúp họ đến được ngày hôm nay. Các em sẽ thấy một công thức khá đơn giản: chịu khó làm việc (chịu khó làm chứ không phải chịu khó tưởng tượng đâu nhé), luôn học hỏi, khiêm tốn, thực tế, đi chậm, lựa cơm gắp mắm, không ảo tưởng. Đó có thể đơn giản là một người con trai từ ngoại tỉnh về thành phố học, tốt nghiệp, lăn lộn đi làm chừng 7, 8 năm trong một công ty nhỏ, bên ngoài làm thêm công việc phục vụ quán cà phê, để từ từ thuê mặt bằng mở một quán nhỏ lề đường với thu nhập đủ nuôi mình và gia đình nhưng vẫn không nghỉ công việc toàn phần ở công ty nhỏ kia. Đó có thể là một người con gái vượt khó ráng tốt nghiệp lớp 12 bằng bổ túc văn hóa, thi trầy trật vào được một chương trình đại học của một đại học loại khá, vừa đi dạy thêm vừa đi học để tự lo cho bản thân, chầm chậm chịu khó trau dồi kiến thức, kỹ năng, để rồi khi ra trường từ từ tìm được một công việc toàn phần ở công ty hạng trung, nhưng không bỏ công việc dạy thêm hàng đêm để thêm thu nhập. Hai câu chuyện này so ra khá “tầm thường” với những câu chuyện kia, nhưng nếu so sánh hiện tại của họ với mức khởi đầu, tôi cho rằng câu chuyện thành công của họ đáng được để ý không kém.

Vì vậy, tôi nghĩ các em hãy ngừng đọc những câu chuyện của người khác mà hãy bắt đầu viết câu chuyện của bản thân mình, từng chương từng chương một.

ẢO TƯỞNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Quả thật là Việt Nam đang phát triển rất nhanh, đầu tư nước ngoài ào ạt vào rất nhiều. Quả thật là nhu cầu lao động tại Việt Nam luôn cao, nhân tài luôn được cần trong những năm gần đây và sắp tới. Nhưng điều này không xảy ra mãi mãi, chưa nói rằng nó có thể chấm dứt bất cứ lúc nào.

Hãy đọc bản báo cáo của Ngân hàng thế giới 2014 về thị trường nhân lực Việt Nam để giựt mình nhìn lại mình. Nếu chúng ta không đáp ứng được thị trường đầu tư nước ngoài về vấn đề nhân lực, họ sẽ không ở đây lâu đâu. Chúng ta không phải là quốc gia duy nhất có đủ điều kiện phù hợp với nhu cầu nhân công rẻ của họ.

Nếu họ vẫn ở, hãy nhìn vào những hiệp nghị mà chính phủ Việt Nam liên tục ký gần đây, từ TPP đến Asean, thì sẽ hiểu người lao động Việt sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Câu hỏi là, chúng ta có cạnh tranh nổi không nếu không chuẩn bị từ bây giờ?

Còn nữa, các nước mà sinh viên Việt Nam chọn du học đang dần siết chặt luật lao động của họ. Nước Anh đã ngưng việc cho sinh viên tốt nghiệp cử nhân ở lại làm, mà buộc họ phải quay về nước ngay sau khi tốt nghiệp. Những nước khác cũng sẽ từ từ theo sau. Điều này có nghĩa là gì: sinh viên du học nước ngoài sẽ quay về cạnh tranh trên thị trường lao động nội địa. Vậy thì nếu em đang là sinh viên trong nước, em nên thực sự bắt đầu tự hỏi: “Tôi phải làm gì để chuẩn bị khi ra trường có đủ sức cạnh tranh tìm được một việc làm tốt cho bản thân?”.

GIA ĐÌNH

Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao cha mẹ Việt Nam luôn khó những thứ không cần thiết và dễ những thứ không nên dễ. Ví dụ, họ thật khó khăn trong việc không cho con đi chơi, đi làm thêm, đi gặp bạn bè, tham gia hoạt động ngoại khóa. Họ chỉ muốn con họ ở nhà, ngay dưới ánh mắt của họ, hay ngồi trong lớp học thêm, cho họ yên tâm. Ngược lại, họ thật dễ dàng trong việc cho phép con không làm việc nhà, không yêu cầu con chịu trách nhiệm cho những quyết định của đơn giản hàng ngày, cho phép con mua những vật dụng đắt tiền. Họ la mắng làm con xấu hổ, nhưng ít khi phạt bằng hành động thực tế.

Tôi nghĩ, thay vì “quản” con và “chỉ” cho con nên làm gì từng bước, từng bước, cha mẹ hãy tập cho con biết tự xác định mục tiêu, biết ra quyết định dựa trên những gì trong tầm với của mình, biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình, biết giải quyết vấn đề của riêng mình. Đừng làm giùm con, quyết định giùm con, hay sống giùm con nữa nếu không muốn nó mãi mãi không trưởng thành.

Nói thật, tôi luôn thấy chướng mắt khi nhìn cha mẹ dẫn con đi nộp đơn vào trường đại học, viết đơn cho con, hỏi câu hỏi giùm con, liên lạc thầy cô thay con. Có lẽ 10 năm trước, khi con 8 tuổi, cha mẹ nên từ từ cho con tự làm những thứ nho nhỏ, thì 10 năm sau, khi con 18 tuổi, cha mẹ chỉ cần lắng nghe thông tin từ con, nghe con báo cáo, hỏi con lý do vì sao, rồi hỗ trợ tài chính với những giới hạn mà cả hai điều hiểu. Như vậy sẽ tốt hơn nhiều.

KẾT

Ôi, tôi viết bài này trong hai nỗi sợ, “Sợ mình bị ném đá” và “Sợ mình không được các em thương nữa”. Nhưng tôi xin đính chính, tôi không ngừng yêu quý các em. Tôi chỉ muốn các em thực tế hơn, cố gắng hơn, bớt ảo tưởng hơn, có trách nhiệm hơn, và thôi đừng ngây thơ dựa dẫm vào người khác nữa khi đã 18 tuổi rồi.

Các em ơi, hãy bước vào đời với chân cứng đá mềm, hãy bắt đầu sống và viết câu chuyện của mình đi nhé.

Có những lúc mình nên buông tay trước

Khi viết những dòng này, hiện lên trong trí tôi là hình ảnh một gương mặt còn khá nhiều nét trẻ con, làn da trắng, đôi mắt đen long lanh, và nụ cười nửa e thẹn nửa phá phách.

Đó là một buổi tư vấn khá dài, nhưng không kém phần thú vị. Câu chuyện của em theo các câu hỏi từ từ mở ra, với nhiều thông tin làm chính bản thân em ngạc nhiên: “Ồ, hồi trước tới giờ em không nghĩ theo cách này cô ạ”. Và cảm xúc em càng về cuối càng nhẹ nhàng hơn: “Ủa, vậy là sếp em cũng kiên nhẫn và quan tâm đến em vậy hả cô! Em cứ tưởng… cứ tưởng… sếp muốn đuổi em sớm đó chứ”.

Theo tôi, một chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, thì em đang ở trong một vị trí hoàn toàn không phù hợp với những khả năng thiên phú của em. Em có khả năng ở một lĩnh vực hoàn toàn khác, và đã có nhiều thành quả rất tốt trong lĩnh vực ấy. Nhưng em lại chọn công việc hiện tại. Kết quả là em thường phải cố gắng rất nhiều chỉ để hoàn thành công việc được giao ở mức tạm chấp nhận được. Em mất tự tin. Sếp bực. Đồng nghiệp bị ảnh hưởng. Nhưng ở mặt khác, mọi người đều yêu quý em, thích có sự hiện diện của em trong văn phòng. Đó có lẽ là lý do chính khiến em vẫn còn làm việc tại vị trí này.

Em hoàn toàn đồng ý với phân tích trên, nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là phát hiện đó không làm em quan tâm bằng việc nhận ra rằng sếp em không hề ghét em như em tưởng. Bên cạnh những khoảnh khắc bực bội của sếp khi em làm lỗi, sếp đã cố gắng rất nhiều để giúp em trong cương vị hiện tại, kiên nhẫn với những lỗi chuyên môn của em, và luôn tìm cách hỗ trợ hay khen ngợi em khi có thể. Việc hiểu ra những điều đó đã nhấc khỏi lòng em gánh nặng bao ngày nay, giúp em có quyết định và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hành trình sắp tới.

Em không phải là người trẻ duy nhất tôi gặp có những quyết định nghề nghiệp hoàn toàn dựa trên cảm tính. Họ rời bỏ hay tiếp tục làm ở một vị trí công việc chỉ vì họ rất quý tình cảm đồng nghiệp, đặc biệt là sợi dây liên hệ với sếp trực tiếp. Xin đừng hiểu lầm, ở đây không có chuyện “tình cảm éo le” như trong các phim tình cảm chúng ta hay thấy trên ti-vi đâu nhé. Ở đây hoàn toàn là tình cảm thuần túy giữa người và người, đặc biệt nếu họ có xuất thân từ cùng một trường đại học, có cùng nền tảng văn hóa, có cách suy nghĩ và cách làm việc khá giống nhau.

Trong trường hợp trên, chắc người sếp của bạn trẻ nọ cũng nhức đầu lắm vì khả năng chuyên môn trong công việc của nhân viên mình. Nhưng, bạn ấy cũng là người trẻ, cũng tôn trọng tình cảm giữa mình và nhân viên, cũng coi trọng sự hòa hợp trong văn phòng, nên ráng gồng mình chịu đựng, có khi còn làm việc thay cho em ấy để khỏi bị lỗi.

Ở những trường hợp trên, tôi thẳng thắn chia sẻ cùng các em: “Có lẽ đã đến lúc mình nên buông tay, bước đi em ạ”. Rời bỏ một công việc không có nghĩa là mình phản bội lại đồng nghiệp của mình, không đồng nghĩa với việc mình bỏ rơi họ, không còn là bạn bè họ, càng không có nghĩa là mình là kẻ thua cuộc đâu em. Rời đi một vị trí không phù hợp mình đúng lúc, kèm với sự hiểu biết về bản thân, sẽ giúp mình tìm ra một vị trí thích hợp hơn ở nơi khác, giúp mình phát huy điểm mạnh, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và sếp cũ. Nếu ở quá lâu, mình từ từ cũng sẽ bị đào thải, nhưng lại theo cách mà cả hai bên đều rất buồn.

Tương tự như vậy, nếu đang ở trong vị trí cấp trên của ai đó, và gặp trường hợp như trên, hãy giúp nhân viên của bạn nhận ra điểm mạnh thật sự nằm ở đâu. Nếu có vị trí phù hợp với điểm mạnh của em ấy trong công ty thì có thể giúp em ấy chuyển vào vị trí ấy. Nếu không có, thì hãy thẳng thắn phân tích và cho em ấy cơ hội tìm nơi làm việc khác. Đó mới thật là quan tâm và yêu thương họ. Vì khi giữ họ ở vị trí không phù hợp, bạn chỉ làm cho họ ngày càng mất tự tin, bị khủng hoảng, mà hiệu quả trong đội bạn càng ngày càng xuống thấp.

Tôi mong chờ một ngày nọ, cô bé dễ thương trên sẽ quay về chia sẻ với tôi một câu chuyện hoàn toàn khác – câu chuyện em đã tìm được vị trí thích hợp với mình. Ở thời điểm hiện tại, tôi tin rằng em đang từng bước đi về phía ấy.

Dưới đây là những lá thư cùng những lời tự sự từ các sinh viên hay cựu sinh viên mà tôi đã gặp và tư vấn vào những năm trước. Với sự cho phép của các em ấy, tôi chia sẻ lời tâm sự về những trải nghiệm của họ ở phần này như món quà cho lớp đàn em trẻ hơn với lời nhắn: “Có thể ở lúc hiện tại em đang rối tung rối mù, không biết nên đi về đâu, không biết phải quyết định gì. Nhưng một ngày nào đó mọi việc sẽ ổn. Hãy sống trọn từng giây phút, và khi cần thì ngừng lại, suy ngẫm, so sánh mình với bản thân một năm trước đây, rồi đứng lên đi tiếp, các em nhé”. Rất nhiều khi, người ta thường nghĩ đến thành công như một kết quả tròn trịa, đẹp đẽ. Nhưng nếu ngẫm nghĩ kỹ lại, thì thành công là những gặt hái nhỏ bé hằng ngày, là trải nghiệm hơn là đích đến.

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Phoenix thương, Em tự thấy mình tìm thấy chút đỉnh định hướng trong cuộc sống, nên viết cho chị nè.

Trước tiên, em tóm tắt quá trình từ lúc thôi việc ở công ty headhunter(*) tới giờ nhé. Em nghỉ việc được một tháng thì ba mẹ thuyết phục quay lại làm công việc bán hàng cho công ty gia đình, lúc này đang khó khăn. Đây là lần quay lại thứ ba, nên em đã biết: (1) không thích công việc; (2) ba mẹ là sếp, không thể về nhà là quăng việc ngoài cửa; (3) cô độc trong công ty vì nhân viên giữ kẽ với mình và ngược lại. Biết vậy nhưng em vẫn đồng ý vì: 1) không nỡ từ chối hai cụ; (2) nhìn ba mẹ vui chắc mình ráng được; (3) buôn bán, quảng giao không phải thế mạnh của mình, nhưng là kỹ năng thì có thể học được mà. Trong một năm qua có lúc bổng lúc trầm, nhưng nhìn khái quát thì em thấy mình là gánh nặng hơn là sự giúp đỡ. Em định nghỉ mấy lần, nhưng nghĩ mình nuông chiều bản thân quá, lại nghĩ tới sự thất vọng của ba, nên em ở lại. Thật ra sự hữu ích của em với công ty chỉ là tự đánh lừa bản thân, thứ công ty cần là doanh số thì em không tạo ra được, làm kế hoạch phát triển đầu tư em cũng chịu. Em mệt mỏi với việc làm ba mẹ và bản thân mình thất vọng, với việc không độc lập tài chính và với việc chán ghét bản thân. Tuy nhiên, em không muốn lặp lại việc thay quyết định sai lầm này bằng một quyết định nóng vội khác, nên em đang trong giai đoạn “tĩnh” trước khi tìm công việc mới.

(*) Headhunter: từ dùng để chỉ các công ty làm trung gian tìm người cho công tác tuyển dụng nhân sự, cũng như hỗ trợ tìm việc cho người có nhu cầu tìm việc.

Em rút ra những điều này:

(1) Em không còn kỳ vọng vào một công việc hoàn hảo thỏa mãn tất tần tật đam mê, điểm mạnh, tài chính, giá trị sống,… Nếu tìm được thì coi như may mắn, không thì em chỉ cần đáp ứng được tài chính ổn định, không làm những việc liên quan đến những điểm chưa phải là điểm mạnh của em. Phần còn lại, em gom qua sở thích, hoạt động ngoại khóa.

(2) Công việc có môi trường lành mạnh có thể giúp đỡ người khác; không trực tiếp chịu trách nhiệm tiền bạc; lương không cần cao nhưng ổn định, bảo hiểm; nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật và có nghỉ phép.

(3) Thành thật với bản thân là quan trọng ngang với hiểu bản thân.

(4) You won’t always get what you WANT but if you try sometimes you’ll get what you NEED(*). Đã biết câu này từ lâu nhưng bây giờ em mới thấm chút đỉnh. Từ tri tới hành thiệt không đơn giản ha chị. Em vào headhunter vì muốn một bước chuyển trong sự nghiệp, rốt cuộc cái em được là biết loại việc không hợp, và bất ngờ hơn là có được những người bạn tốt. Đồng nghiệp thường là bè, tìm được bạn trong văn phòng thiệt đáng quý.

(*) Câu này có nghĩa là: Bạn thường không đạt được cái bạn muốn, những đôi khi, nếu chịu cố gắng thì bạn sẽ có được cái bạn cần.

Em vui vì lần này có thể bình tĩnh và từ tốn phân tích sự việc, nhìn nhận công và tội của bản thân. Em mới nghĩ ra tới đây… à, từ từ nghĩ tiếp. Có gì Phoenix góp ý giùm em ha, không thì “lắng nghe” như vầy là quý rồi.

Cảm ơn chị.

CÂU CHUYỆN CỦA TRÂM

Cũng như bao sinh viên khác, năm 2010 tôi rời Đà Lạt đến Sài Gòn bắt đầu những năm tháng đầu tiên của quãng đời đại học, đạt được học bổng toàn phần ở trường RMIT là một vinh hạnh cho tôi nhưng cũng kèm theo vô vàn thử thách. Tôi cảm thấy chênh vênh vì cảm thấy mình quá bé nhỏ giữa Sài Gòn, cảm thấy lạc lõng vì nghĩ rằng mình là đứa duy nhất có gia đình khó khăn trong môi trường nhiều bạn có điều kiện khá giả hơn rất nhiều.

Gia đình tôi chỉ có ba người, ba, mẹ và tôi, mẹ tôi đã nghỉ hưu, ba đang làm công nhân viên cho một công ty cổ phần. Tổng thu nhập lúc đó của gia đình không quá năm triệu, và với số tiền đó, ba mẹ đã tằn tiện, làm thêm các công việc khác để đảm bảo cuộc sống cho tôi ở Sài Gòn. Và vì vậy, tôi xác định mình phải cố gắng thật nhiều. Nhưng những lựa chọn và mục tiêu luôn làm tôi lạc lối và cảm thấy bối rối. Tôi đang học không vì bất cứ mục tiêu nào, không vì lý do gì, không biết mình học để làm gì. Và những lúc lạc lối đó, tôi đều mong muốn tìm được người có thể lắng nghe những băn khoăn của mình và giúp tôi tìm ra con đường và mục tiêu phù hợp.

Trong một lần tình cờ, tôi nhìn thấy thông tin giới thiệu chương trình “Xây Dựng Sự Nghiệp: Tôi là ai?” (“Career Builder: Who I am?”) trên bảng thông báo của trường, tôi quyết định tham gia hội thảo. Thời điểm đó, tôi chưa biết về Phoenix.

Trong suốt quá trình tham gia hội thảo, giọng nói dịu dàng, cách truyền tải thuyết phục và những lời khuyên hết sức tâm lý của người diễn giả đã làm tôi vô cùng ấn tượng. Tôi về nhà và nhớ mãi câu nói của người diễn giả ấy: “Em hãy tự hỏi mình câu hỏi ‘Tôi là ai?’, đó phải là chính con người em, là em, không phải địa vị, ngoại hình hay khả năng; rồi em sẽ tự tìm thấy con đường của chính mình”.

Và tôi bắt đầu tự hỏi mình “Tôi là ai?”. Nhưng cũng như những người trẻ khác, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm sống, chưa đủ trải nghiệm để có thể hiểu được chính mình. Được sự gợi ý của người bạn và được biết người diễn giả đang làm việc tại phòng tư vấn hướng nghiệp của trường, tôi tìm đến phòng này, qua mô tả của tôi, người quản lý phòng đưa tôi đi gặp người diễn giả ấy. Và đó là lần đầu tiên tôi trò chuyện cùng Phoenix. Khác với những gì tôi hình dung, Phoenix không nói nhiều trong buổi trò chuyện đầu tiên đó, Phoenix lắng nghe câu chuyện của tôi, Phoenix phân tích những vấn đề tôi gặp phải, và cho dù tôi biết là tôi trình bày vấn đề theo hướng lòng vòng vì căng thẳng và Phoenix khá bận rộn nhưng chị vẫn kiên nhẫn và chăm chú lắng nghe tôi. Rồi Phoenix chia sẻ về tuổi trẻ của Phoenix, về câu chuyện của những sinh viên khác, tôi như thấy chính mình trong từng câu chuyện.

Những câu chuyện đã truyền cho tôi niềm cảm hứng. Dần dần buổi nói chuyện trở nên gần gũi, Phoenix khuyên tôi nên lắng nghe tiếng nói bên trong (inner voice), lắng nghe chính bản thân mình và tránh tình trạng hoảng loạn, tôi cần học cách tự tin vào bản thân, và tôn trọng sự khác biệt. Chị cũng gợi ý tôi nên tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc với nhiều người hơn để hiểu hơn về bản thân.

Tôi về nhà, tìm đọc những quyển sách và tài liệu Phoenix gợi ý (như “7 Aha! Khơi sáng tinh thần và giải tỏa stress” của Mike George, một số video clip của Thầy Thích Nhất Hạnh) để tìm bình yên nội tâm (inner peace). Tôi cũng bắt đầu tham gia nhiều hoạt động hơn, tiêu biểu, tôi tham gia lớp học kỹ năng mềm Awake Your Power, tham gia tổ chức cuộc thi Thử Thách Marketing, và các hoạt động tình nguyện khác. Đúng như lời Phoenix, càng tham gia nhiều, cống hiến và tiếp xúc với các bạn sinh viên khác tôi càng hiểu rõ chính mình. Tôi nhận thấy mình có điểm mạnh ở khả năng tìm kiếm thông tin, tương tác, lắng nghe và hỗ trợ con người. Tôi xác định mục tiêu cuộc sống của tôi lúc đó là giúp đỡ những bạn sinh viên có cùng những lo lắng và trạng thái lạc lối như tôi đã trải qua. Và vì lý do đó, tôi quyết định tham gia tổ chức sinh viên AIESEC và ứng cử vị trí Phó Chủ tịch cho ủy ban tại RMIT. Trong suốt thời gian làm việc tại tổ chức AIESEC, với công việc chính là hỗ trợ các bạn sinh viên tại RMIT tìm công việc thực tập tại nước ngoài, tôi có dịp được tiếp xúc, hiểu rõ những khó khăn mà các bạn gặp phải và tôi dùng phương pháp mà Phoenix đã giúp tôi để hỗ trợ các bạn. Bên cạnh đó, hiểu rõ giá trị của những lời khuyên của Phoenix, tôi giới thiệu Phoenix cho các bạn sinh viên để các bạn có thể tìm ra con đường cho chính mình. Cũng trong thời gian đó, tôi bắt đầu nhận ra ước mơ của mình là thành lập một trường học dành cho trẻ em không có điều kiện đến trường, và tôi bắt đầu mường tượng con đường đến ước mơ của mình. Tôi muốn tìm một học bổng du học để có thể mở mang trí thức và tầm mắt, tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến để đưa vào ngôi trường của mình. Nhưng trước hết, với sự tư vấn của Phoenix, tôi nhận ra rằng một nền tảng kinh nghiệm nhất định để hiểu rõ về bản thân, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tế là vô cùng cần thiết, và vì thế tôi quyết định tìm kiếm một công việc sau khi ra trường để hoàn thiện bản thân.

Năm 2012, tôi bước vào học kỳ cuối cùng kèm theo những khủng hoảng tiền tốt nghiệp. Tôi sợ rằng mình sẽ không tìm được việc trong nền kinh tế đang khủng hoảng, tôi lo lắng công việc không phù hợp với mình, và một lần nữa, tôi tìm đến Phoenix. Phoenix và tôi lại cùng ngồi với nhau, chị vẽ cho tôi bản đồ sự nghiệp (career map), chị hướng dẫn tôi tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và những công việc mà tôi có thể phù hợp. Chị cũng hỗ trợ tôi cách viết CV và đơn xin việc sao cho hiệu quả và nhấn mạnh vào cá tính bản thân.

Với sự hỗ trợ của Phoenix, tôi đã tìm được công việc mà tôi cho là trong mơ tại thời điểm đó, một công việc với môi trường tốt, chuyên nghiệp của một tập đoàn đa quốc gia. Tôi đã học hỏi được rất nhiều, từ đồng nghiệp, từ quản lý. Nhưng tôi lại quên mất một yếu tố tiên quyết – sự phù hợp của tôi với tính chất công việc và môi trường. Và tôi lại rơi vào trạng thái hoảng loạn. Tôi cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân và tôi không phù hợp với công việc. Tôi không còn tự tin vào bản thân, tôi ép mình phải làm tốt tất cả mọi việc, ngay cả công việc tôi cảm thấy bản năng và giá trị của tôi không phù hợp, tôi buộc tôi phải làm hài lòng tất cả mọi người, ngay cả người tôi không hòa hợp. Tôi tìm kiếm sự hoàn hảo và tôi ép mình phải hoàn hảo trong mọi thứ, và việc đó làm tôi vô cùng căng thẳng. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi đều cảm thấy không có sức lực, tôi không thể tìm được cảm hứng làm việc. Tôi nhận thấy mình không tìm được cân bằng trong cuộc sống.

Tôi nhận ra rằng tôi đã rất thích ngành học của mình – entrepreneurship (ngành khởi nghiệp) vì nó phù hợp với tôi, vì cơ bản đó là tôi, với phóng khoáng trong khuôn khổ, nề nếp trong sáng tạo, với thả mình vào rủi ro để quản lý chính rủi ro đó, với chịu trách nhiệm cùng lúc với nhận thành quả. Tôi sợ bị bó buộc vào một nguyên tắc nhất định, sợ mình bị biến thành một con vít trong một cỗ máy. Và quan trọng nhất là đây không phải con đường có thể dẫn tôi đến ước mơ của mình. Tôi quyết định thay đổi công việc.

Nhưng những quyết định lớn thường không dễ dàng, đặc biệt khi đó là công việc đầu tiên của tôi. Tôi đấu tranh nội tâm rất nhiều, giữa cái đầu và trái tim. Mặc dù ba mẹ tôi ủng hộ mọi quyết định của tôi, nhưng tôi biết cả hai sẽ rất lo lắng cho tôi. Các quản lý ở công ty cố gắng nói chuyện với tôi, thuyết phục tôi, và họ thực sự rất tốt khi đưa ra những cách thức giúp tôi vượt qua khủng hoảng. Nhưng tôi biết tôi không thể phát huy hết tất cả khả năng của mình và điểm mạnh của mình nếu cứ tiếp tục, bởi tôi không cảm thấy hạnh phúc. Tôi phải lựa chọn giữa tiền bạc, địa vị, những bài học với hạnh phúc và sự phù hợp. Nhưng tôi sợ quyết định của mình là sai lầm, tôi sợ đánh đổi, tôi sợ cảm giác bỏ cuộc. Và trong lúc hoảng loạn đó, tôi gọi điện cho Phoenix, chị hướng dẫn tôi cách tĩnh tâm, một lần nữa lắng nghe tiếng nói bên trong, chị nói với tôi rằng, không có quyết định nào là đúng hoặc sai, và tôi nên học cách hiểu bản thân, chấp nhận bản thân. Phoenix khuyến khích và khuyên tôi nên đặt niềm tin vào bản thân. Chị cũng chia sẻ rằng tìm được cân bằng giữa cuộc sống và công việc là vô cùng quan trọng để có được hiệu suất công việc tốt nhất. Cuối cùng, tôi đã quyết định chuyển công việc. Ở công việc lần sau, trước khi quyết định nộp đơn cho bất kỳ công ty nào, tôi đều nghiên cứu kỹ công việc, môi trường làm việc và tính chất công việc, dựa vào khả năng, thế mạnh, sở thích và giá trị của bản thân.

Hiện tại tôi đang làm việc tại Mazars – công ty chuyên về dịch vụ tài chính. Công việc hiện tại của tôi là cùng với quản lý xây dựng và điều hành phòng marketing. Vì là công việc mang tính khởi đầu (start-up) một phòng ban, công việc hoàn toàn phù hợp với ngành học của tôi và ước mơ, tính cách, giá trị. Tôi đã tìm được cảm giác mỗi sáng đều cảm thấy hứng thú khi làm việc, chủ động tìm nguồn lực và kết quả công việc đạt được khá đáng kể. Tôi tìm được niềm tin nơi công việc, và mọi người tin tưởng vào năng lực và hiệu quả công việc. Tôi đã tìm thấy cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống. Tôi có đủ thời gian để phục vụ những sở thích, đam mê khác và những dự định cho ước mơ của tôi. Và tôi luôn muốn cảm ơn ba mẹ, gia đình, thầy cô, bạn bè và những người thân yêu, đặc biệt là Phoenix, nhà tư vấn, người chị, người bạn đồng hành đã luôn bên cạnh tôi trong những lúc khó khăn và hạnh phúc của cuộc sống.

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG KHÁC

Dưới đây là một chia sẻ khác của một sinh viên khác về chặng đường mà em đã trải qua trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cùng tôi. Với sự cho phép của N., tôi chia sẻ lá thư của em ở đây, như một lời nhắc nhở cho bản thân về sự muôn màu muôn vẻ của công việc tôi đang làm. Những lời chân tình của N. cũng sẽ nhắc tôi mỗi ngày rằng mỗi sinh viên đều có nét đặc trưng của họ, hãy kiên nhẫn đồng hành với họ, từ từ họ sẽ tìm ra câu trả lời của riêng mình. Thú thật là lúc học bài học này trong chương trình thạc sĩ tư vấn hướng nghiệp, tôi hiểu nhưng cũng chưa tin lắm đâu. Để rồi ngày qua ngày, tháng qua tháng, tôi nhận ra đó là bài học quý báu nhất từ chương trình ấy.

Người bạn trẻ này quả thật rất đặc biệt. Tôi nhớ lần gặp đầu, em nói rất nhiều và lan man, từ đề tài này qua đề tài khác, với những câu hỏi khá hóc búa. Trong các lần gặp sau, có một đôi lần tôi thấy khó chịu, không phải khó chịu với em, mà khó chịu với những phản ứng em mang lại trong tôi. Khi đã nhận ra sự khó chịu thực chất là mong muốn sửa cách nhìn em, mong muốn cho em câu trả lời, mong muốn em ngừng một thói quen nào đó lại,… tôi làm công việc lắng nghe và hướng dẫn em tốt hơn. Tức là không làm gì nhiều ngoài việc lắng nghe, hỏi em vài câu quan trọng, hướng dẫn em vài bài tập về nhà, và khuyên em nên gặp đồng nghiệp bên phòng tâm lý.

Cám ơn sự hiện diện của em trong những tháng ngày qua. Cám ơn những nỗ lực em bỏ ra trong suốt quá trình ấy. Em nói cám ơn tôi, nhưng em không biết rằng người làm nên sự thay đổi trong em là bản thân mình. Còn tôi, chỉ là chất xúc tác em gặp đúng thời điểm mà thôi. Tôi thường chia sẻ với sinh viên rằng trong tư vấn hướng nghiệp, các em càng đầu tư nhiều thì sẽ càng thu hoạch cao. Và N. là một minh chứng tốt cho điều đó.

Chúc các bạn đọc và thích lá thư này như bản thân tôi.

[Phoenix]

Hi cô! Em cám ơn cô nhiều lắm Phoenix. Lúc em viết tin nhắn cho Phoenix em đã có ý định tranh luận trắng đen với người đó rồi. Nhưng mà giờ em thấy không cần thiết phải vậy nữa vì có nói cũng vậy thôi, không thay đổi được gì. Đó là trải nghiệm từ chính cuộc đời của họ rồi. Trong lúc chờ tin trả lời từ Phoenix, thì em chạy xe đi đâu đó, rồi chọn phương án tạm thời là im lặng. Nhưng mà sau khi đọc tin nhắn của Phoenix, em thấy nếu hạn chế gặp họ được thì cũng nên làm. Còn nếu trong trường hợp không thể né thì chỉ có cách nghĩ là giá trị sống họ chọn khác em để có lý do có thể tôn trọng vui vẻ hợp tác với họ thôi. Em nghĩ vậy đó cô. Em cám ơn cô nhiều nha.

Em để ý thấy trong lúc cô tư vấn cho em hoặc kể cả là bây giờ khi em đã hoàn tất việc tư vấn hướng nghiệp, em thấy khi em hỏi cô hình như là sau đó em cũng có câu trả lời luôn. Đôi khi em chỉ cần một người như vậy thôi đó cô. Một người có thể lắng nghe em. Nghe cái em nói để lắng lòng lại với những gì em không thể nói hoặc không biết diễn tả thể nào. Một người không bỏ sót một câu hỏi nào của người hỏi. Người hỏi sẽ luôn có câu trả lời cho dù nó có chậm nhưng sẽ luôn có. Lúc viết tin nhắn cho cô thì em có thấy status của cô là tin nhắn của cô giờ quá đầy. Em nghĩ chắc tin nhắn của em coi như lạc theo gió luôn, hic. Nghĩ như vậy nhưng em vẫn có niềm tin vào cô. Vì khi tư vấn cho em, khi em mail cho cô về những thắc mắc trong lúc hướng nghiệp, thì cô luôn trả lời dài ngắn tùy câu. Em nhớ có khi chỉ là một cái mặt cười mà cô gởi lại khi em cám ơn cô vào ngày hôm sau. Điều này đối với cô có thể nhỏ thôi hoặc đó là thói quen của cô nhưng chính điều nhỏ này làm cho em cảm thấy được quan tâm.

Em muốn nói với cô mấy lời này sau khi được cô tư vấn rồi nhưng mà thấy rất ngại, cái này cô thông cảm vì đây cũng là một phần của nếp sống nhà em. Khi mà mẹ em mặc dù rất thương yêu em nhưng luôn tìm cách tránh né thể hiện tình cảm ra vì rất ngại. Em biết những lần gặp em cô hay hỏi em xài dầu gội gì thơm vậy N., hay em mặc đồ này đẹp nè N. Em biết cô hỏi như vậy đều có lý do, em nghĩ chắc cô muốn giúp em có cảm giác tự tin từ những điều nhỏ nhặt có thể làm được với bản thân em ngay lúc đó. Biết là vậy nhưng mà em chỉ có thể đáp lại cô bằng lời cảm ơn nhát gừng rồi tìm cách lãng qua bài tập hướng nghiệp cô giao thôi. Mặc dù rất biết ơn cô nhưng mà không hiểu sao lúc đó nói mấy lời này ra với cô khó quá.

Nhưng mà giờ cũng không gặp cô nhiều nên em nói chứ giữ trong lòng chịu không nổi cô ơi, hihi… Với lại em cũng muốn thay đổi vì sau này em cũng muốn con em cảm nhận được tình yêu thương của em qua lời nói. Nên em tập luôn. Sau này có con em cũng muốn dạy con theo phương pháp mới, lúc đó lại làm phiền cô chia sẻ kinh nghiệm với vài cuốn sách hay hay ha cô. Nếu em nhớ không lầm thì cô từng nói làm mẹ là một trải nghiệm thú vị, học làm mẹ là học cả đời.

Tuy cô chuyên về tư vấn hướng nghiệp, nhưng những lúc cô nói tí xíu qua tư vấn tâm lý thật sự có ý nghĩa với em lắm cô. Em nhớ cô từng nói là nên chuẩn bị trước cho cái sắp xảy ra, đừng chờ lúc cần rồi mới chuẩn bị hay hiểu đơn giản là uống trước khi khát thật. Cái này có lúc em làm được lúc không nhưng em rất biết ơn là mình biết cái lý thuyết này. Còn cái bệnh mà nếu cô không nói thì em không nghĩ là mình mắc phải đó là đọc quá nhiều mà quên sống. Em thấy vui khi đọc mấy cuốn sách về đề tài phát triển bản thân. Mở sách – đọc sách – em cảm thấy mình được sống trong đó. Đóng sách – hết được sống trong đó – hết vui. Toa thuốc cô kê cho em là sống đi đừng đọc nữa, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, leo núi và tập viết nhật ký. Nói thật với cô là núi em chưa leo, thiên nhiên xung quanh trường mình hơi vắng, nhưng mà em làm được cái đầu tiên đó cô – Em đang sống dù có chậm nhưng em cảm thấy bình an, hài lòng, biết ơn cái mình đang có. Cô biết không, cảm xúc hiện giờ của em là em cảm thấy sợ một số thứ vì nó hơi lạ với em, nhưng em chấp nhận là em đang sợ. Và em biết nỗi sợ này là do em phải làm những việc mà em chưa làm bao giờ, những việc mà em không giỏi. Em vẫn nhớ mail cuối cô trả lời em là cô tin rằng sau này em sẽ thành công. Em cảm thấy rất vui, những lúc niềm tin lung lay vì những trải nghiệm chưa thành công em lại nghĩ đến câu nói này. Nhiều lúc em ví nó như lời tiên tri vậy đó cô, hihi. Giờ thì em tin vào sức mạnh lời nói lắm cô. Vì đôi khi một lời nói có thể thay đổi cuộc đời một người.

Em biết ơn việc cuộc sống cho em được gặp cô, mặc dù lúc này em cũng chưa biết lý do thật sự tại sao cuộc sống lại không cho em gặp cô sớm hơn mà lại là vào những năm gần đây. Em nghĩ nếu sớm hơn thì tốt biết mấy đó cô. Em sẽ đi nhanh hơn. Em cũng sẽ ít gặp lung lay mâu thuẫn giữa cái em tin là đúng với cái mà mọi người nghĩ là đúng và buộc em phải nghe theo, giữa cái em biết là em muốn làm với cái mà mọi người nghĩ em phải làm để tốt cho em. Thật sự phải đợi rất lâu em mới được gặp cô và những người cùng giá trị với em đó cô. Nhưng cũng may ha cô, cuối cùng thì người ta cần gặp cũng gặp dù có hơi muộn, cô ha.

Một lần nữa cám ơn cô nhiều lắm, Phoenix!

Những lá thư về bước ngoặt

Đây là một câu chuyện khá đặc biệt từ một cựu sinh viên đặc biệt không kém. Sau khi em gửi tôi lá thư này, cuộc đời em gặp một vài biến cố đã thay đổi toàn bộ kế hoạch của em. Em không thể du học như dự định, có nghĩa là ước mơ ấp ủ rất lâu sắp thành hiện thực tan thành mây khói. Cuộc sống sóng gió tưởng chừng có thể lật úp em lại, dìm em vào dòng xoáy của nó, nhưng không – em vững vàng đối phó với những khó khăn ấy một cách tích cực, và trong cuộc hành trình đó tìm ra người bạn đời tri âm cũng như một hướng đi nghề nghiệp khác hoàn toàn phù hợp với bản thân.

Câu chuyện của em là một minh chứng sống cho niềm tin của tôi trong tư vấn hướng nghiệp, “Khi một bạn trẻ hiểu rõ bản thân và giá trị của họ, sẵn sàng có quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của họ, thì dù cuộc đời có đẩy họ đến nơi nào đi nữa, họ cũng sẽ vững vàng lèo lái con thuyền định mệnh và tìm ra một hướng đi mang lại hạnh phúc cho bản thân”.

[Phoenix]

MỘT BỨC THƯ

Dear Phoenix,

Lần đầu tiên em hỏi chị về nghề tư vấn hướng nghiệp mà chị đang làm, là vào tháng 9 năm 2010. Một năm bốn tháng sau đó, em lại viết cho chị lần thứ hai, hỏi về cơ hội việc làm tại RMIT, vị trí Digital Communication Officer. Cả hai lần, em đều viết trong tâm thái hỗn loạn và giằng co, dù lần sau có ít hơn lần trước một chút. Giờ đây, đúng một năm sau email trước, em viết cho chị, một cách mãn nguyện, để thông báo về hành trình mới của mình.

Em đã nộp đơn vào chương trình chứng chỉ chuyên ngành Tâm lý tại Victoria University of Wellington. Hiện em đang nộp đơn xin visa, và nếu không có gì bất trắc, em sẽ nhập học vào tháng 3 này. Em hy vọng chương trình sẽ cho em một nền tảng kiến thức vững chắc, và giúp em hiểu được làm cách nào để giúp người khác, đặc biệt là những bạn trẻ – cũng như chị đang làm đây. Nếu em làm tốt, thậm chí em còn có thể có được học bổng để học lên cao hơn.

Em đã ngẫm nghĩ rất nhiều về con đường mình đã đi trong ba năm vừa qua, và em muốn chia sẻ vài dòng với chị.

Em nhận ra mình chưa từng sống cho bản thân.

Em học trường mà mẹ em khuyên nên học. Em chọn ngành Thương mại thay vì Thiết kế, cũng vì mẹ em khuyên vậy. Em dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh mình, từ truyền thông (ví dụ như một câu chuyện về một người thành đạt nào đó), cho đến bạn bè chung quanh – những người có những khát vọng khác xa em, hay những hội nhóm em thường giao du, hay thậm chí bởi chính những quyển sách em chọn từ những ngày đầu còn non nớt. Em nuôi dưỡng cuộc đời mình bằng những giấc mơ của người khác, bởi vì… chẹp, như vậy dễ hơn nhiều so với việc ngồi lại, nhìn sâu vào chính bên trong con người mình.

Em đã tự huyễn hoặc mình, rằng mình muốn lập một doanh nghiệp và kiếm tiền. Và việc em học những môn này không tệ chút nào đã khiến em cảm thấy thoải mái nhắm mắt đi tiếp, mặc dù chẳng có thứ nào làm em cảm thấy phấn khích cả. Giờ đây khi nhìn lại rõ ràng hơn, em mới thấy khi đó, mình chỉ thích thú việc học được những kiến thức mới, hơn là thực sự muốn làm và áp dụng chúng. Có thể nói, chính những lựa chọn ban đầu của em, dù có nhỏ đến đâu, đã gộp lại và ngăn cản em thấu hiểu bản thân mình. Vậy nên em cho rằng, nếu một người bắt đầu thực sự tìm hiểu bản thân càng sớm chừng nào, thì càng dễ “ngộ” ra chừng nấy.

Còn thêm vấn đề liên quan đến chuyện yêu đương nữa. Em thường cân nhắc đến bạn gái mỗi khi có quyết định quan trọng. Em đã không du học vì em không muốn rời xa họ. Em chọn những việc làm sao cho nở mặt nở mày với gia đình họ và bạn bè chung của cả hai, nhưng không phải cho em. Kết cục là em chẳng đi đến đâu cả.

Em trôi dạt như một khúc gỗ mục (như từng nói với chị).

Chị biết không, gần đây em nhận ra rằng: để chấp nhận bản thân, người ta cần phải có lòng can đảm rất lớn. Can đảm để không thuận theo số đông, để đối mặt với sự thật phũ phàng và những điểm yếu của mình. Can đảm để vượt qua những ý tưởng hay ý kiến của người khác luôn ảnh hưởng lên mình, hay thậm chí để… làm những người mình yêu thương thất vọng.

Em đoán một trong những lý do giúp những người hướng ngoại thường tiến nhanh trong cuộc sống hơn, là vì họ ít nhạy cảm với môi trường và con người chung quanh hơn, và họ không suy nghĩ quá mức. Những người hướng nội thường bị níu lại bởi nhiều yếu tố liên tục “dội bom” dồn dập chung quanh. Đó là một cuộc chiến khó khăn, giữa họ và mọi điều chung quanh.

Và thứ khó khăn nhất trong cuộc chiến này, chính là việc nó diễn ra một cách rất mơ hồ và chậm rãi. Làm sao người ta có thể chiến đấu, khi không nhận thức được rằng nó đang diễn ra? Nó diễn ra khi ta đang ở trong vòng an toàn, thoải mái và dễ chịu. Vì vậy mà mặc dù ta có cảm thấy rằng có gì đó không ổn, ta vẫn không đứng lên. Nó giống như bị chết ngạt từ từ vì ngộ độc CO2 vậy. Ta cảm thấy buồn ngủ, ta quyết định ngả lưng một chút, để rồi không bao giờ dậy nữa.

Cũng giống vậy. Em đã làm việc ba năm trong ngành Digital Marketing, là ngành em cũng có chút hứng thú và nghĩ rằng mình có thể làm tốt. Em đã muốn biến đây thành sự nghiệp của mình luôn. Em làm tốt, chuyển việc một lần, và leo lên đến vị trí chuyên gia ở một công ty tốt, với một mức lương tốt. Em đã có thể ngừng chiến đấu tại đây, và nằm ngủ một giấc.

Nhưng sau khi em cắt đứt với mối quan hệ đầy sóng gió trước, lần đầu tiên trong đời, em cảm thấy mình có thể quyết định bất cứ thứ gì mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai. Em cảm thấy mình hoàn toàn tự chủ cuộc đời. Và em tỉnh dậy.

Em nhận ra rằng dù mình đang làm tốt công việc hiện tại, nhưng em chưa bao giờ có cảm giác viên mãn, hay tự hào về những gì mình làm. Những gì công ty đang làm, đối với em, là vô nghĩa. Lợi nhuận (dĩ nhiên) được đặt lên trước con người. Thậm chí ngay cả khi họ quan tâm đến con người, thì cũng vì mục đích quảng bá hình ảnh, thay vì thực sự vì lòng hảo tâm.

Em nhận ra mình cảm thấy hạnh phúc nhất mỗi khi ngồi xuống lắng nghe người khác, và giúp họ nhẹ nhõm khi tự có câu trả lời (sau một vài “buổi” như vậy với đồng nghiệp). Khi đó em biết mình muốn giúp người khác, một cách trực tiếp, một kèm một, giúp họ suy nghĩ thông suốt, và có thái độ tích cực hơn.

Em quyết định đổi nghề.

Em đã từng bước làm mọi thứ cần thiết để chuẩn bị cho thời khắc này. Điều tuyệt nhất trong quá trình đó, là em đạt được 8.0 IELTS. Đây là một động lực lớn. Em vừa nộp đơn nghỉ việc hôm kia. Và em biết cho dù tình huống xấu nhất là em không đi được, em cũng sẽ bắt đầu lại, tại một tổ chức phi chính phủ, hay một tổ chức giáo dục. Được làm việc, tiếp xúc với thế hệ trẻ hơn, và giúp họ vượt qua những khó khăn mà chính em đã phải trải qua, đem lại cho em niềm vui khôn tả.

Điều cuối cùng mà em nhận ra, đó là ngày nay, “đam mê” được đánh giá quá cao một cách không cần thiết. “Hãy theo đuổi đam mê”, hay “Hãy làm những gì bạn thích” nhan nhản khắp nơi. Em may mắn được sáng mắt khi vô tình đọc được một bài viết nọ trên Harvard Business Review. Bài viết nói rằng ta không nên theo đuổi đam mê. Thay vào đó, hãy nhìn ra ngoài, tìm lấy những vấn đề mà xã hội đang gặp, chọn lấy một cái mà mình thích, và tìm cách giải quyết nó. Đây sẽ là lời khuyên em sẽ luôn dành cho con mình.

Vậy đó. Em vui vì mình có thời gian ngồi lại, suy nghĩ và viết cho chị những dòng này. Thư hơi dài, mong chị thông cảm. Em chỉ muốn viết chi tiết hơn, để chị biết thêm về tâm lý những người như em, từ đó sẽ giúp các bạn trẻ hiệu quả hơn sau này.

Chúc chị và Gấu mọi điều tốt đẹp nhất.

MỘT BỨC THƯ KHÁC

Em vẫn còn đang đi tìm “I’m Feeling Lucky”, nhưng không phải nhờ Google gì đâu.

Phoenix à, Chị dạo này thế nào? Em muốn viết cho chị từ lâu lắm rồi, mà cứ lúc nào ngồi viết là lại có cái gì đó chen ngang ngắt quãng, và cũng vì em có nhiều điều muốn kể chị nghe quá, không biết nên “gom” hết lại như thế nào.

Khóa học Thạc sĩ về Xây dựng thương hiệu của em đã xong được hơn nửa chương trình rồi đó. Em không biết nói sao để chị cảm nhận được, nhưng em thật sự yêu lắm lắm luôn từng chút, từng xíu một những điều em đang được trải nghiệm ở đây. Em đã được học thêm rất nhiều về phát triển thương hiệu, không phải chỉ từ các bài giảng trên lớp và các thầy, mà còn từ các anh chị đang làm trong ngành hướng dẫn, các chuyên gia, các diễn giả, học từ những lần em được đến tham quan các công ty và cùng họ lên ý tưởng cho chính các dự án khách hàng họ đang làm. Em nghĩ nếu em lựa chọn học lĩnh vực nào đó khác, chắc em sẽ không thấy hào hứng thế này đâu. Cảm giác được làm điều mình say mê, thấy rất tuyệt vời, rất thích và bình an Phoenix ạ. Thế nên em thấy… niềm đam mê chưa bao giờ là cái gì đó viển vông, hay bị thổi phồng lên như nhiều người nói. Vấn đề chỉ nằm ở việc một người có đủ dũng cảm để theo đuổi đam mê đến cùng hay không thôi. Em chắc là Phoenix còn nhớ trong lần đầu chị em mình gặp nhau và nói chuyện, em lúc đó thiếu tự tin nhường nào.

“Em nghĩ việc học hiện giờ của em đang khá là tốt, làm việc với những ý tưởng về kế hoạch kinh doanh… nhưng em phải công nhận là không có gì làm em thấy háo hức và tràn đầy cảm hứng như thiết kế đồ họa, mặc dù đây là mảng mà em đã từ bỏ để quyết định theo học một ngành an toàn hơn…. theo cách nghĩ của bố mẹ em. Em phải làm gì bây giờ?”.

Em hay tự nghi ngờ bản thân, nên trước giờ em có xu hướng sẽ làm những gì mà số đông mọi người xung quanh em cho là đúng.

Em nghĩ là ngoại trừ những đứa bạn thân cũng đang cùng cảnh mất định hướng nghề nghiệp, sẽ chẳng ai khác hiểu được nỗi lo của em. Em không chia sẻ được điều này với gia đình, một phần vì em không muốn mọi người lo lắng theo, phần khác vì em nghĩ mọi người cũng không sao giúp em được. Trong mắt gia đình họ hàng, em luôn là một người “biết mình muốn gì và biết mình cần làm gì để đạt được điều đó”. Sự thật là em có rất nhiều suy nghĩ bất an và thiếu tự tin vào bản thân, và vì thế em thường do dự không quyết đoán.

Thế rồi một ngày em đến tham gia lớp học hướng nghiệp của Phoenix và hai chị em mình có thời gian chia sẻ thêm với nhau. Nghĩ lại em vẫn thấy lạ, lúc đó mặc dù chỉ mới biết Phoenix và trò chuyện có vài lần nhưng những điều chị nói dường như có tác động rất mạnh đến em. Có lẽ em tìm thấy trong câu chuyện về hành trình những năm về trước của chị có nhiều điểm tương đồng, rồi thì Phoenix với em có cùng một nhóm tính cách, vì thế nên những gì Phoenix nói với em không còn đơn thuần là những lời khuyên. Và điều đáng nhớ nhất là, lần đầu tiên trong đời em được nghe một người nói rằng em cứ là chính em đi, em không cần phải giống mọi người, không cần phải luôn luôn cố gắng hợp với đám đông, và điều đó là hoàn toàn bình thường, không có gì là “khiếm khuyết” cả. Chỉ một câu nói của chị thôi nhưng đã giúp em hóa giải được rất nhiều vấn đề tơ vò trước giờ của em đó. Em cảm thấy tự tin hơn, thôi không tự dò xét bản thân nữa, em tập trung nhìn nhận những điều là điểm mạnh của mình thay vì cứ đay nghiến những nhược điểm (như chị vẫn hay khuyên chúng em) và theo đuổi những gì bản thân em tin tưởng. Từ đó đến nay, đó đã trở thành cách em dựa vào để đưa ra các quyết định trong cuộc sống của mình.

Mặc dù hiện giờ em còn xa lắm mới đến được những nấc thang cao nhất trong sự nghiệp, nhưng em tự thấy em cũng đã đi được một đoạn đường kha khá rồi nhỉ? Nếu so với em của ngày đó, có phần tăm tối và mất phương hướng, em đã thấy con đường trước mắt mình. Em đã đi hơi lòng vòng một chút rồi mới đến được nơi hai con đường (chiến lược và thiết kế) chập vào làm một; nhưng cũng không sao ha, điều tuyệt nhất là em đã dám bước tới và trải nghiệm, thay vì cứ đứng yên ở vạch xuất phát và tìm cách tưởng tượng ra những việc trong tương lai một cách mơ hồ. Em đã dám gạt nỗi sợ hãi qua một bên (thực ra là nó vẫn lờn vờn quanh em đó, chỉ là không còn bự nữa), theo đuổi điều em thích dù điều đó khá rủi ro và thách thức, nhưng cho đến giờ em chưa bao giờ thấy hối tiếc vì đã làm vậy.

“I’m Feeling Lucky”, nhưng không phải nhờ Google đâu mà chính là nhờ Phoenix đó. Cám ơn chị đã luôn tiếp thêm cho em sự dũng cảm để tin vào bản thân mình và theo đuổi đam mê nhé.

Chị nhớ những lần em đi gặp sinh viên của chị, vì các bạn đó cũng gặp phải vướng mắc về định hướng ngành học như em ngày nào không? Em hy vọng những lần đó em đã giúp được ít nhiều. Nếu có những lần tới đây, em sẽ chia sẻ với các em ấy câu nói này của Steve Jobs.

“Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm. Hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại”…

Yêu chị.

Viết về nghề nghiệp của tôi

Một – Ý NGHĨA

Tôi còn nhớ ngày mình 25 tuổi, trong tôi luôn nung nấu một ước mơ rằng mình sẽ làm được việc gì đó để sự hiện diện của mình trên thế gian này không vô nghĩa. Hiện tại tôi đang làm được việc ấy. Trong công việc hàng ngày, từ những việc nhỏ như thu thập con số, nhập dữ liệu về sinh viên, cho đến việc chuyên môn là tư vấn sinh viên trong hướng nghiệp, đến các trách nhiệm thuộc về chiến lược như họp hành với các bạn đồng nghiệp ở phòng ban khác, tôi đều hình dung được những ảnh hưởng nhất định của mình đến người khác. Và tôi rất thích điều đó.

Tôi còn nhớ một trong những bài tập chúng tôi làm trong chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tư vấn Hướng nghiệp là hãy tưởng tượng ngày mình qua đời, khi người còn sống đến thăm mình, họ sẽ nói gì về mình, họ sẽ nhớ những điều gì về mình. Lúc chúng tôi thảo luận về bài tập ấy, tôi có nói rằng trong văn hóa người Việt, có lẽ không nên dùng nó vì ai cũng sợ nói về cái chết. Nhưng sau những năm làm việc tại Việt Nam, tôi lại thấm thía bài tập ấy, và nó gợi tôi nhớ đến câu nói: “Cọp chết để da, người chết để tiếng”. Dĩ nhiên, mục tiêu của cuộc đời tôi không phải gây dựng những tiếng tăm tốt. Nhưng bài tập ấy giúp tôi nhận ra điều mình muốn để lại nhất cho cuộc đời này là gì. Và từ từ tôi nhận ra, đó là việc chia sẻ những kiến thức mình hiểu rõ một cách dễ hiểu nhất, sao cho nó mang lại thật nhiều bổ ích cho người được nhận. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Hai – TỰ TIN

Khi nói về các lĩnh vực khác như thời trang, thức ăn, khoa học,… tôi sẽ im lặng lắng nghe vì bản thân tôi biết rất ít. Nhưng chỉ cần nói tới đề tài hướng nghiệp thì tôi sẽ không bao giờ hoảng sợ để nhận bất cứ một câu hỏi hóc búa nào từ bất cứ ai. Lý do là vì tôi hiểu rất rõ và rất sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Tôi không dám bảo đảm rằng cái gì mình cũng biết, nhưng tôi sẽ biết cách tìm ra câu trả lời cho những vấn đề mình chưa biết, và tôi sẽ không ngần ngại thừa nhận những thiếu sót của mình. Tôi thích học hỏi liên tục để cập nhật thông tin và trau dồi kỹ năng của bản thân. Và càng học tôi càng khiêm tốn vì sự giỏi giang của những người khác, nhưng không giảm bớt sự tự tin của bản thân. Tôi rất thích cảm giác này.

Ba – YÊU THÍCH

Mỗi khi nói về đề tài “đam mê trong công việc”, các bạn đồng nghiệp thường hay nửa thật nửa đùa, vừa liếc qua bàn làm việc của tôi vừa nói với nhau rằng không phải ai cũng cần đam mê trong nghề nghiệp, và không phải ai cũng may mắn tìm thấy nó. Nhưng tôi biết họ đều đồng ý và tôn trọng niềm yêu thích của tôi với công việc tư vấn hướng nghiệp. Tôi cũng tin rằng bằng cách nào đó, lòng nhiệt huyết của tôi mang lại ảnh hưởng tích cực với họ khi chúng tôi hợp tác với nhau. Tôi nghĩ rằng số người tìm được niềm đam mê trong nghề nghiệp giống như tôi chắc không nhiều lắm nếu tính ra số phần trăm trên tổng dân số. Tôi cũng không có quan điểm rằng phải tìm được nó mới có hạnh phúc. Nhưng tôi vẫn mong con số này tăng lên với thời gian; bởi vì lượng thời gian mỗi người dành cho công việc khá là nhiều, và nếu họ tìm được nghề nghiệp họ yêu, thì họ sẽ hạnh phúc biết bao.

Bốn – KIÊN TRÌ

Tôi nhớ đến những năm tháng trẻ tuổi khi mình làm các công việc lặt vặt, phụ tá, hỗ trợ, tưởng chừng như vô nghĩa, nhưng tất cả những trải nghiệm đó giúp tôi rất nhiều trong công việc hiện tại. Trong những giai đoạn ấy, tôi học được bài học rằng đừng nản chí, đừng tự coi khinh mình, đừng nghĩ rằng mình chẳng bằng ai, rằng mình không quan trọng chút nào. Thỉnh thoảng tôi có so sánh mình với người khác, nhưng sau đó tôi lại thăng bằng trở lại bằng cách tự hỏi mình, tôi muốn điều gì nhất trong cuộc sống, điều gì làm tôi hạnh phúc nhất đây. Và rồi tôi kết luận rằng ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, miễn sao mình làm thật tốt vai trò của mình, một cách chuyên nghiệp, khiêm tốn, học hỏi và luôn tập trung, những điều còn lại (như có ai cảm phục mình không, lương mình cao bao nhiêu so với bạn bè, công ty mình có nhiều người ngưỡng mộ không,…) không quan trọng lắm. Quá trình chuẩn bị của tôi khá dài, và có thể nói đầy chông gai, nhưng tôi nghĩ nếu không có quãng thời gian ấy, chắc tôi không thể làm tốt công việc hiện tại. Quả ngọt không đến một cách tự nhiên; chúng cần thời gian, cần phân bón, cần sự đầu tư, cần sự chăm sóc. Sự thành công trong nghề nghiệp cũng vậy; không có con đường tắt nào cả.

Kết – MỖI NGƯỜI CÓ MỘT CON ĐƯỜNG

Sinh viên thường hay hỏi tôi: “Nếu Phoenix là em, Phoenix sẽ quyết định ra sao”. Tôi nghĩ không ai mà không sợ việc phải ra quyết định, và không ai thích nghĩ về những kết quả xấu nhất có thể xảy ra đối với quyết định ấy, của chính mình. Nhưng cuộc sống là vậy mà.

Nếu ta có thể biết được hết những chuyện sẽ xảy ra, cuộc sống sẽ ra sao nhỉ? Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là nên phân tích thật kỹ những lợi – hại của mỗi quyết định, hiểu rằng không có câu trả lời nào trọn vẹn như ý mình, và sẵn sàng đón nhận hậu quả xấu nhất nếu chúng xảy ra. Nhưng, dù chúng xảy ra, thì nó cũng là quyết định của mình, một phần của cuộc đời mình, là yếu tố tạo nên sự riêng biệt của mình. Chúng ta đều có con đường riêng của mình, hãy mạnh dạn khám phá nó, sống vui với nó, và đừng chăm chăm hối hận về quá khứ vì – ngày hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button