Kinh doanh - đầu tư

Công Thức Tuyệt Mật

Cong thuc tuyet mat1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Frederick L. Allen

Download sách Công Thức Tuyệt Mật ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Coca-Cola và những con số biết nói

  • Nhãn hiệu được 98% dân số thế giới biết đến.
  • Đứng đầu danh sách những thương hiệu hàng đầu thế giới trong 10 năm liên tiếp.
  • Nếu đem chồng tất cả các vỏ chai Coca-Cola từng được sản xuất, chai này lên chai kia thành một cột thẳng tắp thì chiều dài của cột chai này sẽ vươn đến tận mặt trăng và quay trở lại trái đất 323 lần.
  • Nếu thay thế nguồn nước tự nhiên chảy qua ngọn thác Niagara bằng tất cả dung lượng Coca-Cola đã được sản xuất từ trước đến nay với tốc độ bình thường là 670.000lít/giây thì ngọn thác sẽ chảy trong suốt 38 giờ 46 phút mới ngừng.
  • Mỗi giây có khoảng 10450 phần nước ngọt của công ty Coca-Cola được tiêu thụ.

Những con số trên đủ cho thấy thương hiệu Coca-Cola đã chiếm được một vị trí xứng đáng trong tâm trí khách hàng. Nhưng đằng sau thành công của thứ nước nâu sóng sánh ấy là một quá trình dài của những nỗ lực không ngừng.

Tập hợp những thước phim sống động và chân thực, có thể coi Secret Formula (Công thức tuyệt mật) của Frederick Allen là bộ phim đầy đủ và chi tiết nhất về Coca-Cola với rất nhiều những sự kiện và nhân vật đã làm nên thương hiệu Coca-Cola trị giá hàng chục tỉ đô-la như ngày nay. Bạn đọc sẽ được cùng dược sỹ Pemberton mò mẫm dưới phòng tối, giữa ngổn ngang chai lọ pha chế thứ nước nâu sánh; cùng Asa Candler biến Coca-Cola từ một loại thuốc uống thành thứ nước ngọt nổi tiếng; cùng Robert Woodruff đưa Coca-Cola vượt ra ngoài biên giới nước Mỹ, và bắt đầu xây dựng một thương hiệu toàn cầu, v.v… Trong chuyến phiêu lưu này, chúng ta không chỉ từng bước lật mở công thức bí mật đã làm nên một thức uống phổ biến, mà còn khám phá công thức tuyệt mật trong tiếp thị và quảng bá sản phẩm để tạo ra một thương hiệu có sức sống bền bỉ, đã trở thành biểu tượng của văn hóa tiêu dùng Mỹ.

Tác giả Frederick Allen viết trong cuốn sách: “Coca-Cola vẫn thế, một thứ đồ uống đơn giản làm từ đường và nước,” nhưng không dừng lại ở đó, Coca-cola còn là “một cái tên vượt trội trên thị trường, có khả năng khơi gợi các kỷ niệm, khuấy động tinh thần và ảnh hưởng đến tình cảm con người.” Thật vậy, ngày nay Coca-Cola không chỉ là một cái tên bên ngoài mà đã trở thành “một cái gì đó thuộc về bên trong, thuộc về tâm linh,” trở thành một đại diện của “nền văn minh Mỹ”. Công thức tuyệt mật sẽ đưa bạn ngược về dòng lịch sử tập đoàn để khám phá lời giải đáp cho sự vượt trội đó.

Những kinh nghiệm và bài học trong suốt lịch sử phát triển của Coca-Cola thực sự có giá trị đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là kinh nghiệm xây dựng tầm nhìn, chiến lược kinh doanh và marketing sản phẩm. Với mong muốn được chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm và bài học ấy, Alpha Books xin được trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này.

Nỗi ám ảnh màu đỏ

Alexander Makinsky, nhân vật huyền thoại của Tập đoàn Coca-Cola tại Paris, nhanh chóng vấp phải thất bại.

Mùa đông năm 1950, Chính phủ Pháp đe dọa sẽ ban hành lệnh cấm các hoạt động buôn bán của Coca-Cola, hãng nước ngọt có ga hàng đầu của Mỹ. Makinsky, một quý tộc người Nga vốn nổi tiếng với sức lôi cuốn kỳ lạ cùng những mánh khóe tinh vi, nhận nhiệm vụ bảo vệ công ty. Makinsky sinh năm 1900 tại Ba Tư và lớn lên ở thủ đô Baku của Azacbaizan bên bờ biển Caspian. Ông được một vú già người Anh nuôi dưỡng, và nhờ đó, ông có vốn tiếng Anh rất chuẩn. Makinsky từng theo học tại Mat-xcơ-va và Paris. Với một xuất thân như thế, Alex Makinsky là một nhân vật không dễ đối phó. Trước Chiến tranh Thế giới II, ông từng làm việc nhiều năm cho Quỹ Từ thiện Rockefeller trong vai trò gián điệp chính trị tại Pháp, Bồ Đào Nha và Mỹ – điều này cho thấy ông có mối quan hệ mật thiết với giới tình báo Mỹ. Trong chiến tranh, ông tham gia giúp các nhà khoa học trốn khỏi sự chiếm đóng của Đức và chạy tới châu Âu theo một con đường ngầm xuyên qua thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha.

Trong một bữa tiệc tối tại căn hộ của mình ở Paris năm 1946, Makinsky hỏi những người khách tham dự xem ông có nên nhận lời mời trở thành nhà vận động hành lang cao cấp nhất của Tập đoàn Coca-Cola ở nước ngoài không. “Lúc đó, tôi là người duy nhất nói “Không”,” sau này ông hài hước kể lại, “vì vậy tôi nhận công việc đó.”

Và thế là, Makinsky bắt đầu những chuyến công du cho Tập đoàn Coca-Cola tới các điểm nóng ở châu Âu, Trung Đông và Nam Mỹ. Với bộ ria được chăm sóc cẩn thận và những bộ vét được thiết kế riêng cùng cặp kính gọng dày, Makinsky đúng là hiện thân của một con người lịch lãm, từng trải, quen thuộc với các nghi thức ngoại giao không khác gì một bộ trưởng ngoại giao thực thụ. Makinsky tự hào vì mình có quan hệ thân thiết với các nguyên thủ quốc gia. Rất nhiều người trong số đó là bạn của ông. Tại quầy bar sang trọng phía sau khách sạn Ritz bắc ngang qua đường Rue Cambon từ phía văn phòng đại diện của Coca-Cola ở Paris, Makinsky, với điếu xì gà dài trên môi, miệng nhấm nháp ly sâm banh, ngồi tính toán các ý đồ luôn là tâm điểm chú ý của mọi người.

Thông thường, Makinsky không bao giờ e dè khi phải đối mặt với một chính phủ nào đó. Nhưng đây lại là chuyện khác. Một liên minh kỳ lạ giữa những người cộng sản, các nhà sản xuất rượu và những tri thức cấp tiến được hình thành trong một trận chiến nhằm đẩy Coca-Cola ra khỏi thị trường Pháp. Cuộc tấn công của họ mạnh mẽ tới mức khiến Makinsky phải run sợ. Vấn đề không nằm ở bản thân sản phẩm của Coca-Cola. Tính tới thời điểm này, mỗi năm, công ty mới chỉ bán được vài trăm két trên toàn nước Pháp. Thậm chí, một người Pháp bình thường, vốn từ lâu đã quen thuộc với mùi vị rượu Anisette, cà phê mạnh và thuốc lá Gitanes, còn chưa bao giờ nếm thử một cốc “cola”.

Điều gây rắc rối chính là ý tưởng của Coca-Cola. Với biểu tượng màu đỏ thân thuộc và một hình ảnh rất Mỹ, Coke đã trở thành tâm điểm của làn sóng phản đối Mỹ đang lan khắp châu Âu, đặc biệt là Pháp. Makinsky lo ngại rằng Coke đã đe dọa “không chỉ các đối thủ của chúng ta, mà cả đại đa số bộ phận các công dân – những người không muốn bị “Mỹ hóa”, cùng tất cả những ai cho rằng quảng cáo của chúng ta là đại diện cho một “châu Âu bị Mỹ hóa”.”

Đầu tháng 2/1950, năm bộ của chính phủ Pháp bắt tay vào điều tra Tập đoàn Coca-Cola. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi các nhà chức trách hải quan quyết định treo giấy phép nhập khẩu của Coca-Cola, còn cảnh sát buộc tội lừa đảo đối với những nhà sản xuất và đóng chai Coca-Cola ở Paris và thành phố Algiers. Đáng lo ngại nhất là cảnh sát mật bắt đầu theo dõi Makinsy cùng những trợ thủ hàng đầu của ông. Các điều tra viên thuộc Bộ Nội vụ Pháp mở hồ sơ theo dõi họ, và có đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng có người đã đặt máy nghe trộm và ngăn chặn các thư từ liên lạc của công ty. Một trong những luật sư người Paris của công ty, ông Pierre Gide, sợ hãi đến mức phải sử dụng bí danh mỗi khi gọi điện cho công ty.

Đặc biệt đáng sợ là trường hợp của trợ thủ số hai của Makinsky, Alfredo Schvab. Một buổi chiều, khi đang làm việc ở văn phòng, ông nhận được một cuộc điện thoại từ vợ mình. Trước đó, một người tự xưng là Schvab đã gọi điện gặp bà hiệu trưởng trường mà Isabelle, cô con gái 10 tuổi của họ theo học, và xin phép đón cô bé sau khi tan lớp. Nghi ngờ, bà hiệu trưởng bảo Isabelle nấp sau một tấm rèm ở cửa sổ để nhìn trộm khi người đàn ông lái xe tới gần. “Không phải!”, cô bé nói, “Đó không phải là bố em.” Và thế là, trong khi bà hiệu trưởng cùng một giáo viên khác giấu Isabelle bên trong, Schvab vội vàng lao tới trường. Đến nơi, ông kịp nhìn thấy một chiếc xe mui kín lùi lũi quay đầu. Ông ghi lại biển số xe và đem đi trình báo. Một nhân viên trong sở cảnh sát cho ông biết đó là biển số giả do một phần tử bạo động sử dụng.

Trước những biến cố như vậy, Makinsky, vốn là người thường xuyên vui vẻ, đã phải cảnh báo với ban lãnh đạo cấp cao của Coca-Cola rằng công ty đang phải đối mặt với một “nguy cơ nhãn tiền” là sẽ thua cuộc ở Pháp.

Chiều thứ sáu, ngày mồng 2/10/1950, tại thủ phủ Atlanta của bang Georgia, Pope Brock đang xem xét các thông tin xấu mới cập nhật từ nước ngoài.

Trong cương vị luật sư trưởng của Coca-Cola, Brock, lúc này đã 61 tuổi với mái tóc hoa râm, đang gánh trách nhiệm nặng nề là quyết định bước đi tiếp theo của công ty. Ông hiểu rằng thất bại ở Pháp có thể sẽ làm chệch hướng tham vọng trở thành doanh nghiệp toàn cầu của công ty. Những năm sau Chiến tranh Thế giới II, Coke đã mở rộng phạm vi hoạt động tới 76 quốc gia; song, tại đa phần các thị trường này, vị thế của công ty vẫn chưa thật sự vững vàng. Đặc biệt, tại một số nơi, hoạt động của công ty mới chỉ ở giai đoạn phôi thai.

Brock tính ra rằng trong năm trước đó, chưa đến ¼ trong tổng số doanh thu 230 triệu đô-la của công ty đến từ bên ngoài nước Mỹ. Lợi nhuận thu được trên thị trường quốc tế chỉ vẻn vẹn có 3 triệu đô-la. Coke gặp phải sự phản đối dữ dội từ khắp nơi, từ các nhà sản xuất bia, rượu, nước ép trái cây, nước khoáng và các loại nước ngọt khác. Dường như vùng nào cũng có một nền sản xuất nước giải khát riêng với những chủ sản xuất giàu có, có quan hệ tốt với chính quyền và thường gây khó dễ cho Coke tại các phiên tòa cũng như tại các cơ quan cầm quyền khác. Nếu nhóm tư bản đặc quyền ở Pháp cấm vận thành công Coca-Cola, thì bàn cờ domino của Coke sẽ sụp đổ. Thị trường châu Au có thể bị mất trong cả một thế hệ.

Thảm họa cận kề ở Pháp đã khiến các lãnh đạo hàng đầu của Phòng Xuất khẩu Coca-Cola trở nên lo sợ. Brock rất phẫn nộ khi họ đưa ra các thông tin “cảnh báo” và đe dọa rằng đó có thể sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng” nếu công ty tiếp tục các hoạt động của mình.

Giống như rất nhiều nhà điều hành trên phố Plum, Atlanta (trụ sở chính của Coca-Cola), đối với Brock, Phòng Xuất khẩu là một đơn vị độc lập. Những nhân viên xuất khẩu sau khi chuyển tới khu phố đông đúc Manhattan liền bắt đầu thay đổi cung cách cư xử hàng ngày của mình và sau đó vênh vênh tự đắc cho rằng mình thạo đời hơn những kẻ quê mùa. Lớn lên trong đói nghèo ở một ngôi làng nhỏ ở Avalon, bang Georgia, và tự làm việc để trang trải học phí, Brock vốn không ưa gì những kẻ trưởng giả. Và ông thể hiện thái độ khinh thường rõ rệt đối với những đồng nghiệp của mình ở đó. Ông đặc biệt không thích Trưởng phòng Xuất khẩu, Jim Curtis. Tuy là đồng hương với Brock, nhưng Curtis nhanh chóng thích nghi với nhịp sống nhộn nhịp của giới thượng lưu ở Manhattan. Brock hiểu rõ những viễn cảnh không hay có thể xảy ra tại Pháp, nhưng đây không phải là lúc để sợ hãi hay tự bảo vệ bản thân. Đã đến lúc cần phải đưa ra những quyết định táo bạo.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1 : Khuấy trộn

oca-Cola là con đẻ của hai người đàn ông gần như không có điểm gì chung.

Bác sĩ John Smith Pemberton trở nên quen thuộc trên các đường phố Atlanta những năm sau cuộc nội chiến(2) với bộ râu dài, rậm và đôi mắt đen. Tuy là một cựu chiến binh nhưng Pemberton còn là một dược sỹ có sở thích tiến hành các cuộc thí nghiệm. Mùa xuân năm 1886, ông pha 40 gallon nước (xấp xỉ 4,54 lít) với dung dịch carbonate và chế ra một loại chất lỏng có vị ngọt đậm đà, màu đen gọi là nước xi-rô. Thứ nước này sau đó được bày bán ở các cửa hàng nước giải khát và trở nên thành công ở mọi thời đại.

Tuy nhiên, mãi đến sau này, thứ xi-rô đó mới được Frank Mason Robinson, một cựu chiến binh thuộc quân đội liên bang đặt cho cái tên Coca-Cola. Frank Robinson đến Atlanta vào tháng 12/1885, và đã cộng tác với Pemberton. Cả hai đều có ý tưởng đặt tên cho loại đồ uống mới theo tên của hai nguyên liệu làm ra nó là lá cây coca và hạt cây kola. Nhận thấy điệp âm này rất thú vị nên Robinson thay đổi chữ “K” trong Kola thành chữ C để thể hiện sự giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung, với một dấu nối đặt giữa. Ông cũng không thể ngờ rằng, sau này Coca-Cola lại trở thành cái tên nổi tiếng nhất thế giới.

Sau sự kiện đặt tên, người ta cho rằng, mặc dù Pemberton là ông tổ của loại đồ uống này nhưng Robinson mới là cha đẻ của Coca-Cola. Hơn nữa, trong những năm đầu, khi thương hiệu Coca-Cola chưa đủ sức đứng vững và gần như rơi xuống vực thẳm, thì chính Robinson là người vực dậy và phát triển công việc kinh doanh của công ty. Ông vẫn tiếp tục công việc ngay cả khi Pemberton tìm cách lừa gạt, đẩy ông ra khỏi công ty.

Năm 1850, Pemberton trở thành bác sĩ khi ông mua giấy phép hành nghề y tạm thời của Ban giám đốc trường Đại học Southern Botanico-College ở Mocon, Georgia với giá 5 đô-la.

Pemberton theo học tại Đại học Thomsonian do Samuel Thomson, một bác sĩ tin rằng có thể chữa được hầu hết các căn bệnh ở người bằng cách kích thích trạng thái bồn chồn và làm sạch bộ máy tiêu hóa, sáng lập. Theo Thompson, tắm hơi, sử dụng các loại thuốc gây nôn liều cao hay các loại thuốc bào chế từ thảo dược đều là cách chữa bệnh hữu hiệu.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những bác sĩ tốt nghiệp Đại học Thomsonian đều bị coi là những kẻ bất tài, khoác lác dù thời đó, bang Georgia vẫn cho phép các bác sĩ chích máu và kê những loại thuốc như thủy ngân, thuốc phiện và cao làm rộp da. Bản thân Thomson cũng chịu rất nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên, tất cả các môn đệ của ông đều rất giỏi về thực vật học và hóa học. Trường đại học nhỏ bé này, ngành đào tạo dược học tương đối phát triển. Và thật may mắn, Pemberton đã bị cuốn vào hướng nghiên cứu, thí nghiệm chứ không phải hướng hành nghề y.

Từ bỏ sự nghiệp làm bác sĩ, Pemberton dừng chân ở một thị trấn trù phú ven sông ở bang Georgia thuộc Columbus. Năm 1853, ông kết hôn Ann Eliza Clifford Lewist, một cô gái 15 tuổi. Năm 1855, ông mở một cửa hàng bán buôn thuốc và dược liệu.

Trước cuộc nội chiến, Pemberton bộc lộ hai thiên hướng đặc biệt. Sở trường của ông là pha trộn chính xác các tỷ lệ trong phòng tối. Ngoài ra, Pemberton còn có thói quen mượn tiền người khác mà không trả. Cả hai thiên hướng này giao hòa và hỗ trợ cho nhau. Pemberton mơ ước kiếm được thật nhiều tiền từ các phát minh của mình. Ông đáng kính và có sức thuyết phục tới mức thu hút được rất nhiều người cùng tham gia góp cổ phần. Ông thuyết phục thành công vợ và bố vợ là Đại tá Elbert Lewis bỏ ra một khoản tiền khoảng 10 nghìn đô-la. Pemberton thường nghĩ đến một loại thực phẩm nhân tạo được chế biến dựa trên nhu cầu thiết thực của con người. Những lúc đó, ông lại cười nhạo chính mình và rầu rĩ tự nhận: “Chẳng có nhà hóa học nào có thể làm nổi một món ăn pha trộn giữa sữa, trứng, thịt bò bít tết và bột ngô”. Mặc dù vậy, Pemberton không phải là người dễ dàng từ bỏ tham vọng của mình.

Bản tính cứng cỏi của Pemberton được thể hiện rất rõ trong cuộc nội chiến. Ông từng là trung úy trong đội quân Thập tự chinh Georgia số 3 thuộc quân đội miền Nam nhưng ông đã từ bỏ vì không thích ở dưới quyền chỉ huy của người khác. Sau đó, ông tự lập và chỉ huy hai đội quân. Trong một trận đánh ở Colombus, mặc dù bị thương nhưng ông vẫn kiên cường trụ lại bảo vệ một cây cầu.

Sau chiến tranh, ông tiếp tục công việc ở Colombus. Ông bán hạt nhục đậu và hồ tiêu cho Chính phủ. Ngoài ra, ông còn miệt mài với các thí nghiệm pha chế. Ông thường làm việc rất khuya. Đây là thời kỳ hoàng kim của các loại thuốc có nhãn hiệu độc quyền. Vì vậy, Pemberton ngừng bán sản phẩm của người khác và sốt sắng phát triển sản phẩm của chính mình.

Lúc này, miền Nam đang rất cần dược phẩm. Chế độ ăn uống của người dân quá đạm bạc. Họ sống qua ngày bằng những bữa ăn trắng gồm ba món: thịt, bột xay thô và mật đường. Do đó, số lượng người bị suy dinh dưỡng ngày càng tăng. Ở nông thôn, những đầm lầy khô cạn gây nên vô số bệnh tật. Mùa hè kéo dài là nguyên nhân sinh ra các loại côn trùng làm hỏng thức ăn và gây bệnh giun móc cho trẻ em. Nhiều hộ gia đình còn không có nổi nhà vệ sinh. Các cựu chiến binh của quân đội liên minh trở về cùng bệnh tật và những vết thương còn đau âm ỉ. Nhưng vấn đề đáng quan tâm hơn cả là nhiều người muốn tìm cách quên đi cảnh nghèo đói thê thảm đó bằng những chai nhỏ màu nâu đựng đầy rượu và thuốc phiện.

Đây cũng chính là lý do khiến miền Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các loại dược phẩm. Các loại thuốc được quảng cáo rất hấp dẫn. Một nhà thuốc ở Philadelphia đã quảng cáo trên báo chí loại thuốc Stadizer’s Aurantit (giá 1 đô la) có thể chữa được bách bệnh như: gan, mật, chứng khó tiêu, bệnh tiêu hóa, rối loạn đường ruột v.v… Vì vậy, nếu một người mua loại thuốc dành cho thanh niên có triệu chứng lo lắng, bồn chồn, anh ta có thể mua bất kỳ loại thuốc nào.

Nhận thấy đây chính là thời cơ lớn, Pemberton muốn bắt tay thực hiện dự định ngay. Song, ông lại thiếu vốn. Vì vậy, ông lên đường tới Atlanta tìm kiếm nhà đầu tư.

Năm 1870, Pemberton cùng gia đình tham gia lực lượng 21.789 người nỗ lực, chung sức xây dựng lại Atlanta.

Thành phố Atlanta thành lập vào năm 1837 để làm ga đầu mối của công ty đường sắt Western and Atlantic Railroad. Nhưng đến năm 1864, nó bị phá hủy hoàn toàn khi đội quân của tướng Sherham hành quân qua. Sáu năm sau, Atlanta trở thành một thành phố đầy mâu thuẫn: Tuy là một vùng hoang sơ nhưng đầy khát vọng. Một bên là những con đường đất; một bên là thành phố đã kịp thời hoàn thành nhà hát De Give Opera nhân dịp đón diễn viên nổi tiếng Edwin Forest đến thăm và đóng vai Hamlet.

Các thành phố khác ở miền Nam phụ thuộc nhiều vào các mùa vụ. Riêng Atlanta khi sinh ra đã là mảnh đất vang lên âm thanh lách cách của xe lửa và tốc độ phát triển nhanh chóng, gấp gáp của thương mại. Vụ mùa bội thu của Atlanta chính là tiền. Sau sự sụp đổ của nền kinh tế nông nghiệp, các cửa hàng xuất hiện ở khắp làng quê. Atlanta trở thành trung tâm tích trữ và phân phối hàng hóa. Trong thời kỳ này, dường như mọi người dân Atlanta đều là nhà buôn, người bán hàng, người môi giới, v.v… Những người bán rong miền Tây và dân nhập cư hay thành phần cố nông trước kia cũng cố gắng vươn lên trở thành một Rhett Buttler(3) của đời thật.

Biểu tượng cho khát khao giàu có và danh tiếng lớn nhất của thành phố Atlanta là khách sạn Kimball House, được khánh thành ngày 17/10/1870. Khách sạn được xây dựng chủ yếu dựa vào tiền vay mượn, Hanibal I. Kimball, một nhà tư bản tài chính hiếu chiến đã xây khách sạn lớn nhất miền Nam trong khoảng thời gian kỷ lục là 7 tháng. Tòa nhà Kimball House 6 tầng với kiến trúc mái hai mảng và nhiều tháp trang trí là tòa nhà đầu tiên ở Atlanta có thang máy cho khách và hệ thống sưởi ấm trung tâm. Tờ Atlanta Constitution tự hào viết: “Kimball House là dấu hiệu cho thấy sự phát triển chắc chắn và vai trò thương mại quan trọng của chúng ta.” Với những tấm thảm Brussels trị giá 20 nghìn đô-la và đồ đạc làm bằng gỗ óc chó mạ vàng trong mỗi phòng khách, khách sạn Kimball House chính là lời thông báo với toàn thế giới: Atlanta sẵn lòng mở cửa kinh doanh.

Dược sỹ Pemberton cũng có mặt tại thành phố kinh doanh náo nhiệt này. Tại đây, ông tìm được một địa điểm rất đẹp để mở cửa hàng. Những năm tiếp theo, ông mở một loạt nhà thuốc bán buôn và bán lẻ. Ông cũng hợp tác với nhiều nhà đầu tư, những người đã bỏ hàng nghìn đô-la vào việc kinh doanh mặt hàng thuốc độc quyền của ông. Pemberton chế ra nhiều loại thuốc hấp dẫn khách hàng như: thuốc nhuộm tóc Indian Queen Hair (Nữ hoàng Ấn Độ), Gingerine (Thuốc gừng), Triplex Liver Pills (Thuốc chữa bệnh gan) và thuốc bổ máu Compound Extract of Stillingia (Sự hài lòng của Nữ Hoàng) hay Queen’s Delight (Hợp chất chiết xuất từ Stillingia, v.v…

Trong suốt thập niên 1870, vị thế của Pemberton dần được khẳng định. Các phòng thí nghiệm của ông được chính quyền bang Georgia chọn làm nơi kiểm tra các hóa chất dùng trong nông nghiệp. Khi bang thành lập một hội đồng kiểm tra và cấp giấy phép cho các dược sỹ, Pemberton trở thành thành viên của hội đồng. Trong cộng đồng, Pemberton trở thành một nhân vật nổi tiếng và được kính trọng. Một phóng viên đã mô tả ông là “một người tốt bụng, dễ chịu… với bộ râu nam tính và đôi mắt hiền từ”.

Tuy nhiên, một số người từng hợp tác với Pemberton lại cho rằng không nên tin tưởng ông. Năm 1876, A.I. Merrill nộp đơn kiện, buộc tội Pemberton đã bán cho ông ta quyền sản xuất xi-rô trị ho và thuốc bổ máu với giá 6 nghìn đô la (400 đô-la tiền mặt và hai tờ séc 1 nghìn đô-la) cho mỗi loại nhưng lại không chuyển công thức và thành phần cho ông mà đem bán lại cho người khác. Pemberton còn bị nhiều lần kiện khác nữa với những lời buộc tội tương tự.

Dẫu vậy, công việc kinh doanh của Pemberton trong năm 1879 phát đạt đến độ ông quyết định ngừng bán các loại thuốc khác để tập trung vào sản xuất thuốc độc quyền. Sản phẩm tiếp theo chính là thành công lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Đó là một loại thuốc mới với những đặc tính đặc biệt giúp con người minh mẫn hơn, đem lại cảm giác căng tràn sức sống cho cơ thể, và đó chính là cocain.

Trong một bữa ăn trưa vào mùa hè năm 1884, Tổng thống thứ 18 của Mỹ, Ulysses S. Grant bỗng thấy đau buốt ở cổ họng. Đến mùa thu năm đó, ông mới đi khám bác sĩ và biết mình bị ung thư vòm họng, nhưng lúc này đã quá muộn để chạy chữa.

Sau nhiều tháng, tổng thống quyết định chấp nhận sự thật. Tổng thống đồng ý để các bác sĩ công khai tình trạng sức khỏe của mình, thậm chí còn cho phép một số phóng viên vào phòng bệnh.

Người dân Mỹ không biết gì về tình trạng ốm đau của tổng thống, ngoài việc cơn đau đớn khủng khiếp của ông đã thuyên giảm khi dùng một loại thần dược mới là cocoacine, gọi tắt là cocain.

Người cung cấp cocain cho tổng thống là một nhà hóa học và doanh nhân sống ở Paris, Angelo Mariani. Nhờ những đặc tính kỳ diệu của lá cacao, Angelo Mariani đã gây chấn động thế giới trước khi Sigmud Freud(4) viết thuyết Uber Coca và Arthur Conan Doyle tạo ra nhân vật Sherlock Holmes với “dung dịch 7%”.

Trong nhiều thế kỷ, người dân Pê-ru vẫn thường nhai lá coca để tìm cảm giác phấn khích. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, các bác sĩ ở châu Âu mới có thể chiết xuất thành công alkaloid và cocain. Họ cũng phát hiện chất này có thể dùng để gây mê rất hiệu quả trong các ca phẫu thuật. Người tiên phong là bác sĩ Charles Fauvel ở Pari. Fauvel đã giới thiệu thứ thuốc gây mê này với dược sỹ Mariani. Và Mariani là người đầu tiên tìm cách đưa loại thần dược này ra thị trường. Mariani đã pha trộn cocain với rất nhiều chất khác nhau, trong đó có trà và pa-tê. Cuối cùng, thí nghiệm thành công nhất của ông là pha trộn rượu và cocain thành một hợp chất gọi là Vin Mariani. Đầu những năm 1880, nhà máy gạch ngổn ngang trên phố Rue de Charles ở vùng ngoại ô Pari của Mariani trở thành một doanh nghiệp với sản phẩm được bán ra trên toàn thế giới.

Mariani rất thích quảng cáo sản phẩm dựa vào ảnh hưởng của những nhân vật danh tiếng. Tất cả đều ca ngợi Vin Mariani. Mariani đã xuất bản được 14 cuốn sách trích dẫn những lời ca ngợi Vin Mariani của hàng trăm nhà soạn nhạc, nghệ sĩ, ca sĩ, nhà văn và nhiều ngôi sao khác. Họ thật sự nhiệt tình và khen ngợi chân thành. Lời chứng nhận thuyết phục nhất là của nhà điêu khắc người Pháp, Frédéric-Auguste Bartholdi, cha đẻ của bức tượng Nữ thần Tự do. Trong thư gửi Mariani, ông thổ lộ, nếu ông biết và dùng Vin Mariani sớm hơn, có lẽ bức tượng [Nữ thần Tự do] sẽ cao đến hàng trăm mét.

Công thức của Mariani là 1/10 hạt cocain với mỗi ounce và người dùng nên uống 3 lần/ngày, mỗi lần bằng một ly vang đỏ sau bữa ăn. Giả sử một cốc chứa 5 ounce, vậy lượng cocain dùng mỗi ngày là một hạt rưỡi, tức 100 milligram, tương đương với lượng cocain mà mọi người thường hít dưới dạng bột trắng từ thế kỷ trước. Rõ ràng, không có phương pháp khoa học nào để xác định các thành phần tạo nên một loại thần dược. Song, có thể nói chất Vin Mariani đã mở ra một phương pháp tương đối chính xác, đặc biệt là ở nồng độ chuẩn 22o.

Sự phổ biến của thần dược Vin Mariani đã kéo theo nhiều sản phẩm nhái ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Ở Mỹ, Parke Davis & Company tung ra đồ uống Coca-Cordial, ở Atlanta, bác sĩ Pemberton đã cho ra đời thứ rượu coca Pháp mang tên French Wine of Coca.

Pemberton không giấu nguồn gốc của sản phẩm. Công thức sản xuất thứ rượu coca của ông được lấy từ cuốn French Pharmaceutical Codex và các nguồn thông tin khác. Sau đó, ông cũng thừa nhận với một phóng viên về việc đã làm theo gần như toàn bộ “công thức thuốc được ưa chuộng nhất của Pháp”. Tuy nhiên, Pemberton có thay đổi đôi chút bằng cách cho thêm một lượng nhỏ chất chiết xuất từ hạt kola châu Phi.

Pemberton mở một cơ sở mới tại số 59 phố South Broard, trung tâm Atlanta và bắt đầu sản xuất rượu French Wine of Coca trong những chai thủy tinh flin mang đậm phong cách Anh với giá 1 đô-la mỗi chai. Cuối năm 1884, rượu coca Pháp bán rất chạy. Thậm chí, Pemberton còn khẳng định đã bán được 888 chai trong một ngày thứ bảy đáng nhớ của mùa hè năm 1885. Ở tuổi 40, sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng thành công đã nằm trong tầm tay ông.

Để đảm bảo thành công lớn, Pemberton cần tìm thêm nguồn vốn, đối tác và cơ sở mới. Cuối năm 1885, Pemberton chuyển tới ngôi nhà cho thuê ở 107 phố Marietta của Holland. Ông đặt văn phòng, nhà kho và cửa hàng ở tầng một. Các phòng sản xuất ở đằng sau và dưới tầng hầm. Ông cho dựng một cái phễu lớn giữa các tầng, trong đó chứa đầy cát trắng, mịn lấy từ đáy sông Chattahoochee để lọc rượu. Trong tầng hầm có một chiếc ấm đồng có dung tích 40 gallon dùng để nấu và pha chế dược liệu. Dưới kho còn có một chiếc máy đóng chai hiệu Matthews.

Với cách hoạt động đặc biệt và hiệu quả như thế, Pemberton biết giờ đây ông không cần phải đi tìm đối tác mới nữa mà họ sẽ tự tìm đến với ông.

Frank Robinson và David Doe là những cư dân mới của thành phố. Năm 1985, họ đến Atlanta để thành lập một tờ báo in màu, với hy vọng phát triển ngành quảng cáo.

Sau một cuộc gặp gỡ, Robinson, Doe và Pemberton nhanh chóng đi đến thống nhất. Pemberton sản xuất thuốc, còn Robinson và Doe chịu trách nhiệm quảng cáo và phát triển thị trường. Vụ làm ăn hứa hẹn khiến Holland cũng tham gia góp vốn. Holland chuyển nhượng ngôi nhà thành cổ phần đóng góp cho công việc kinh doanh. Tháng 1/1886, Công ty Hóa chất Pemberton bắt đầu đi vào hoạt động.

Robinson đặt cược tất cả tài sản vào vụ làm ăn này. Cùng với Doe, ông đặt một nửa nhà in. Ngoài ra, ông còn thuyết phục anh trai là Charles đầu tư 6.500 đô-la. Bố ông cũng góp 500 đô-la, còn hai người bạn khác góp 6 nghìn đô-la.

Học ngành kế toán, với thói quen kiên nhẫn và chỉn chu của một kế toán viên, Robinson rất khó trở thành chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, ông cũng không trông chờ hay có ý muốn đảm nhiệm vị trí này.

Robinson nỗ lực, tập trung vào việc kinh doanh mới ở Atlanta. Không chỉ phụ trách công việc giấy tờ, ông còn học cách pha chế và nấu rượu cùng Pemberton. Đặc biệt, ông đã khuyến khích Pemberton thử nghiệm tạo ra sản phẩm mới.

Nhiều người thường hiểu lầm Coca-Cola bắt nguồn từ rượu coca Pháp. Ngày 25/11/1885, các cử tri Atlanta thông qua kết quả cuộc trưng cầu dân ý về lệnh cấm bán rượu trong thành phố. Ngày 01/7/1886 lệnh cấm này bắt đầu có hiệu lực. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vì lệnh cấm đó nên Pemberton đã loại bỏ chất rượu ra khỏi rượu coca Pháp và tạo ra một loại nước uống không cồn thay thế chính là Coca-Cola. Ý kiến này có vẻ hợp lý nhưng không phải là sự thật.

Trên thực tế, sự ra đời của Coca-Cola bắt nguồn từ một động cơ vụ lợi hơn thế. Đến năm 1886, suốt mùa hè, tại Atlanta có 5 công ty bán nước sôđa cùng hoạt động. Do đó, các nhà lãnh đạo của công ty dược Pemberton muốn tạo ra một thứ đồ uống có thể bán bằng cốc. Với mức giá 75 xu hay 1 đô-la/chai, ngay cả thị trường của những thứ thuốc được ưa chuộng nhất cũng rất hạn chế, chỉ giới hạn trong những người đang ốm hoặc nghĩ mình đang ốm. Nếu bán bằng cốc, bất cứ ai đang khát đều có thể mua, nhất là trong cái nóng như chảo rang của Atlanta.

Khó khăn đặt ra là phải tìm được một công thức nước uống phù hợp. Từ đầu thế kỷ XIX, các loại đồ uống carbonate và hương hoa quả đã rất phổ biến ở Mỹ. Cuốn dược điển Mỹ U.S Pharmacopoeia năm 1820 cũng hướng dẫn cách làm một loại xi-rô từ cây Thổ phục sinh. Đến thời gian này, nhiều nhãn hiệu đồ uống độc quyền đã được tung ra thị trường: bia Hires, rượu táo Clicquot Club, rượu gừng White Rock và nước uống Moxie nổi tiếng của xứ Boston. Nhưng một loại đồ uống nhẹ có kola vẫn chưa ra đời. Tên gọi chính xác của kola là “Kola acuminata” – một loại cây ở Tây Phi. Khi phát hiện ra công dụng đặc biệt của lá kola, các bác sĩ châu Âu cũng nhận thấy (hay ít nhất cũng tin rằng) có thể tạo nên một loại thuốc kỳ diệu từ hạt kola. Nhưng về mặt kinh tế, hạt kola chỉ thật sự hấp dẫn vào năm 1881 nhờ một dược sỹ London là Thomas Christy. Thomas Christy đã gửi mẫu hạt kola cho các nhà thuốc khắp châu Âu và châu Mỹ với hy vọng tìm cơ hội hợp tác. Những người phát hiện ra hạt kola (thường bị nhầm là quả) bắt đầu khẳng định vai trò của mình.

Tuy nhiên, thành phần tích cực của hạt kola lại là caffeine. Nếu cocain là một loại biệt dược thật sự thì công dụng của caffeine không hơn một cốc trà. Vì vậy, bất chấp niềm tin và những lời quảng cáo, công chúng vẫn không thừa nhận hạt kola có tác dụng chữa bệnh. Nhưng Pemberton vẫn trung thành với niềm tin đó. Mùa xuân năm 1886, ông tiến hành nấu và pha trộn các chất để tạo nên một loại đồ uống nhẹ trong đó hạt kola là thành phần cơ bản. Ông hy vọng loại nước này sẽ cạnh tranh được với trà và cà phê. Ở miền Nam nắng nóng này, một loại nước uống mát thay thế cà phê nóng truyền thống rất có thể sẽ đem lại nhiều lợi nhuận.

Con đường tìm ra công thức pha chế loại nước uống ngon từ chiết xuất caffeine của hạt kola rất gian nan. Dù chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ chiết xuất từ hạt kola, nhưng thứ xi-rô của Pemberton vẫn rất đắng. Ông đã làm rất nhiều thí nghiệm, nhưng đều thất bại. Người tiêu dùng có thể chấp nhận được vị khó chịu của thuốc nhưng không thể chấp nhận được nếu đó là một loại đồ uống.

Sau nhiều tuần, Pemberton quyết định ngừng chiết xuất kola và chuyển sang hướng khác. Ông có một phát hiện quan trọng khi cố gắng chia lượng kola chiết xuất trong nước xi-rô thành những hạt nhỏ và thay thế bằng một lượng nhỏ chất caffeine tổng hợp. Caffeine nguyên chất ở dạng bột trắng, khô thường được lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên như chè, cà phê, kola, coca. Chất caffeine mà Pemberton dùng được chiết xuất bằng cách loại bỏ tinh bột, gồm nhựa và một số thành phần khác, ra khỏi hạt kola.

Chất caffeine tổng hợp đắng hơn nhưng không mạnh như chiết xuất kola. Pemberton nhận thấy có thể dùng đường và một số thành tố khác để làm mất mùi caffeine. Ông bắt đầu nghiên cứu một công thức pha chế tốt hơn, không gây khó chịu cho người uống. Điều này đồng nghĩa với việc ông sắp tìm ra Coca-Cola. Pemberton lại làm việc miệt mài dưới tầng hầm. Ông đổ nước vào ấm, đun sôi, nấu chảy đường và caffeine. Sau đó, ông dùng caramel(5) và tạo nên thứ màu nâu đen đặc trưng cho nước xi-rô.

Nhờ có thêm nước vôi, axit citric, axit phosphoric mà nước xi-rô của Pemberton có độ ngọt vừa phải và vị đặc trưng.

Giải quyết xong vấn đề vị, Pemberton lại trăn trở với vấn đề mùi. Ông đã cho vào nước xi-rô chiết xuất vani, tinh dầu chanh, đậu, thảo dược, dầu hoa cam. Thành phần lạ nhất là tinh dầu quế, chiết xuất từ vỏ cây quế ở châu Á.

Tất nhiên, trong hợp chất còn có cả chiết xuất cocain từ lá coca mà một thế kỷ sau, người ta vẫn chưa tính được hàm lượng chính xác. Cocain cùng với hàm lượng đường và caffeine gấp 4 lần hàm lượng như trong nước Coke ngày nay đã tạo nên một thứ nước uống rất kích thích.

Tháng 4 và cuối tháng 5/1986, Pemberton cử người đi bán sản phẩm mới cho hãng nước sô-đa Willis Venable. Hãng này nằm cách công ty của Pemberton ba dãy nhà, đúng trung tâm Atlanta và nổi tiếng với danh hiệu “Vua sô-đa miền Nam”. Theo lời đồn, Venable đã vô tình bán nước xi-rô mới của Pemberton cùng với nước carbonate. Nhưng sự thật đó chính là kế hoạch của Pemberton. Nhiều năm sau đó, Frank Robinson nhớ lại khi Pemberton hoàn tất việc tạo ra một loại nước xi-rô mới, loại nước này đã được đưa đến cửa hàng của Venable để bán thử và xem phản ứng của khách hàng. Cuối cùng, Robinson cũng có thể thông báo “kết quả có vẻ khả quan”.

Lúc này, người ta bắt đầu nghĩ tới thương hiệu cho sản phẩm. Mỗi thành viên của công ty đề xuất một cái tên. Và cái tên Coca-Cola mà Robinson đưa ra đã được chấp thuận. Chủ nhật ngày 29/5/1886, tờ Atlanta Jounnal đã đăng bài quảng cáo cho loại đồ uống mới này:

Coca-Cola! Mát lạnh, sảng khoái, tăng cường sinh lực! Nước giải khát mới chứa các thành phần chiết xuất từ cây coca và hạt kola. Có bán lại cửa hàng của Willis Venable và Nunnally & Rawson.

Đây là bài quảng cáo đầu tiên của Coca-Cola.

Và chỉ thiếu chút nữa nó đã trở thành quảng cáo cuối cùng của loại đồ uống này.

Pemberton bị ốm và phải nằm dưỡng bệnh, khiến hoạt động của cả công ty trở nên im ắng. Sau một vài tuần đầy hứa hẹn tại Venable, Nunnally & Rawson và một vài cửa hàng bán sô-đa khác, doanh số bán của Coca-Cola giảm, hoạt động quảng cáo thì ngừng hẳn. Suốt cả mùa hè, công ty chỉ bán được 25 gallon nước Coca-Cola với số tiền thu về chưa đến 50 đô-la. Dawid Joe chán nản từ bỏ kinh doanh và rời thành phố. Robinson ở lại. Ông tin Coca-Cola là sản phẩm tốt, có hương vị hấp dẫn và có tác dụng kích thích mạnh. Tất cả chỉ vì còn quá nhiều người chưa biết đến loại nước uống này, vì vậy, cần phải quảng cáo mạnh hơn nữa.

Robinson đã mang đến một cơ hội khác cho Coca-Cola. Ông dành hàng tháng trời để thiết kế nhãn hiệu, tỉ mẩn vẽ từng nét chữ. Ông thuê Frank Ridge, một người thợ chạm khắc làm một phiên bản thương hiệu mềm mại, hoàn chỉnh. Mùa thu năm 1886, ông đặt Công ty Jame P. Harrison làm một con dấu có khắc nhãn hiệu Coca-Cola. Mùa xuân 1887, Robinson làm sống lại cái tên Coca-Cola khi phát vé mời mọi người uống thử, mỗi vé được uống miễn phí hai cốc tại Atlanta. Nhờ có danh bạ điện thoại của thành phố, Robinson dễ dàng gửi vé mời đến các nhân vật quan trọng. Ông còn sắp xếp để Willi Venable phát biểu về Coca-Cola tại cửa hàng Pemberton: “Loại nước uống này có hương vị đặc biệt làm hài lòng quý khách và làm lợi cho chính tôi.” Robinson còn có nhiều ý tưởng quảng cáo rầm rộ khắp Atlanta như: treo 500 biển quảng cáo lên xe ô tô, làm 1.600 áp phích quảng cáo, 45 biển bằng thiếc và áp phích vải treo khắp nơi. Ngày 1/4/1887, Woolfolk Walker trở thành nhân viên bán hàng đầu tiên, đi tìm kiếm các đơn đặt hàng khắp thành phố miền Nam của công ty.

Đầu mùa hè năm đó, Robinson bắt đầu nhận được các đơn hàng từ Atlanta, Columbus, Birmingham, Memphis và nhiều thành phố nhỏ khác ở Georgia với số lượng gần 100 gallon. Dường như thành công đang tìm đến với Coca-Cola.

Ngày 6/6/1887, Pemberton nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu Xi-rô và chiết xuất kola. Ngày 28/6, đăng ký được phê duyệt. Nhưng điều bất thường là tên người độc quyền là Pemberton với tư cách cá nhân chứ không phải công ty.

Sau đó, Pemberton lại ốm và rất cần tiền. Ông quyết định bán Coca-Cola cho Venable. Nhưng Venable cũng vừa cạn tiền.

Đầu tháng 7/1887, Pemberton gọi cho George Lowndes, một người bạn cũ, cũng là một nhà đầu tư và một người bán thuốc. Khi đó, Pemberton đã nằm liệt giường. Ông nói: “Tôi đang ốm, chắc là không thể khỏi được đâu.” Pemberton giải thích dự định của mình và hai người đi đến một thống nhất. Theo đó, Lowndes và Venable sẽ nắm quyền sở hữu 40% thương hiệu Coca-Cola. Đổi lại, Lowndes sẽ cho Pemberton vay 1.200 đô-la không lấy lãi. Ngày 8/7/1887, ba người cùng ký hợp đồng. Như vậy, ban điều hành Coca-Cola có thêm hai người ngoài.

Các thành viên cũ của Công ty Pemberton bị gạt ra khỏi bản hợp đồng đó. Biết chuyện, Robinson cảm thấy như bị đâm lén. Ông quyết tâm đấu tranh giành lại quyền lợi.

Một ngày sau khi Pemberton ký hợp đồng, Robinson và Ed Holland (người cũng bị thiệt hại) tình cờ đi qua tòa án hạt Fulton ở trung tâm Atlanta, nơi bán đấu giá những tài sản bị tịch thu. Holland nhận ra John Candler, một người bạn cũ của gia đình, trong nhóm luật sư ở đó. Holland giới thiệu Candler với Robinson, sau đó Robinson kể lại câu chuyện của mình và nhờ Candler giúp đỡ.

Candler khi đó mới 25 tuổi nhưng đã là một luật sư nổi tiếng trong thành phố. Candler thấy vụ này không có nhiều hi vọng. Ông biết và rất yêu quý bác sĩ Pemberton. Hơn nữa, ông cũng biết danh tiếng của Pemberton trong giới kinh doanh lớn đến mức nào. Tuy nhiên, ông vẫn đồng ý thay mặt Robinson đến gặp Pemberton.

Sau này, Candler kể lại: “Tôi thấy Pemberton nằm trên giường, cởi trần, không đắp chăn. Tôi nhớ rất rõ vợ ông đã tiếp tôi. Rồi sau đó, tôi đi vào và nói cho ông biết ý định của Robinson và Holland.”

Pemberton im lặng lắng nghe. Ông thừa nhận đã bán quyền sở hữu Coca-Cola nhưng khẳng định Robinson và Holland không có một chút quyền sở hữu nào đối với Coca-Cola. Sau đó, ông còn lạnh lùng nói thêm: “Tôi thấy chẳng có gì là bất thường cả. Thậm chí, nếu đúng thế, tôi cũng không biết bây giờ họ còn có thể lấy lại được gì từ tôi.” Candler không bao giờ quên được sự tuyệt vọng trong giọng nói của Pemberton lúc đó.

Vài ngày sau, Candler mời Robinson đến văn phòng và giải thích rằng sẽ không có ích gì nếu cứ tiếp tục đeo đuổi vụ này. Không cần có một vụ kiện, vì sẽ không có gì để giành lại từ một Pemberton đã trắng tay. Candler nói rằng mình từ bỏ không phải vì chi phí của vụ kiện mà đơn giản là nó sẽ không mang lại kết quả gì.

Nhưng Candler vẫn giúp đỡ Robison bằng cách kể lại tình cảnh bi đát của ông với anh trai mình là Asa Candler.

Gia đình Candler là một gia đình nổi tiếng tại Georgia. John là con út trong số 11 người con của gia đình. Cha ông từng là một chủ trang trại, thợ mỏ, nhà buôn ở Villa Rica, cách Atlanta chừng vài dặm (1 dặm ≈ 1,6 km) về phía Tây. Ngôi nhà của họ khá lớn, có thư phòng riêng và có cả đàn dương cầm.

Các anh em của Candler đều thành công trong sự nghiệp. Người con cả Milton từng là thành viên trong cơ quan lập pháp của bang, chỉ huy trong quân đội và sau này trở thành đại biểu quốc hội bốn nhiệm kỳ của Atlanta. Người con trai thứ hai, Ezekiel, đã thực tập luật tại bang Missisipi và sau đó cũng trở thành một đại biểu quốc hội. Người con thứ ba là giám mục ở nhà thờ miền nam Methodist. Còn John phụng sự cho tòa án tối cao bang Georgia.

Asa Griggs Candler, người con thứ tám lại là một ngoại lệ. Ông sinh năm 1851 và sớm say mê y học. Cuộc nội chiến khiến ông phải nghỉ học và đẩy gia đình ông vào cảnh tay trắng, không ruộng đất, của cải. Sau bảy năm học chính thức, đầu những năm 1870, Candler tự học nghề dưới sự hướng dẫn của hai bác sĩ ở Cartersville, Georgia. Rồi sau đó, ông tìm đến Atlanta và hành nghề dược sỹ tại đây.

Khi mới đến Atlanta, Candler rất nghèo. Trong túi ông chỉ có chưa đầy 2 đô-la, cả ngày ông lang thang trên các con phố để kiếm việc. Có thời gian, ông làm phụ ở một cửa hàng của Pemberton tại số 47 phố Peechtree. Sau đó, ông làm việc cùng dược sỹ George J. Howard và nhiều khi phải làm việc đến nửa đêm, khi khách có nhu cầu cấp thiết dù cửa hàng đã đóng cửa.

Candler không muốn gắn bó lâu dài với công việc đó. Giống như Pemberton, ông cũng rất đam mê kinh doanh. Hồi còn nhỏ, ông đã kiếm được tiền nhờ bắt và bán da một con chồn dù bị nó cắn. Sau đó, ông cùng một số người bạn lập hội săn chồn. Ông cũng kiếm được tiền nhờ mua kẹp ghim ở Atlanta và bán lại cho những người ở nông thôn. Tuy nhiên, khác với Pemberton, Candler có đầu óc kinh doanh táo bạo và đã sớm trở nên giàu có ở Atlanta. Howard nhanh chóng để Candler giữ chức thư ký chính. Đến năm 1887, Candler bắt đầu mở công ty riêng và tự điều hành.

Candler không chỉ tính táo bạo trong kinh doanh mà còn cả trong tình yêu. Ông yêu Lucy Elizzabeth, cô con gái của Howard và kết hôn với cô bất chấp sự phản đối kịch liệt của Howard. Howard không đến dự đám cưới của con gái và nhiều tháng sau không nói chuyện với đôi trẻ. Nhưng cuối cùng, ông đã chấp thuận. Mười tháng sau đám cưới, trong một lá thư gửi Candler, ông bày tỏ mong muốn xóa bỏ mọi mâu thuẫn và trở thành bạn bè. Năm 1882, hai người lại làm việc cùng nhau, lần này họ là bạn hàng. Năm 1886, Candler mua lại công ty của bố vợ và trở thành ông chủ duy nhất.

Năm 1887, khi làm quen với Frank Robinson, Candler đang kinh doanh bột mì và có trụ sở chính là một tòa nhà ba tầng đẹp đẽ trên phố Peechtree. Ông giúp Robinson kiếm được một công việc kế toán làm thêm. Công việc này đã giúp Robinson nuôi vợ con trong thời kỳ khốn khó đó.

Giữa tháng 7/1887, Lowndes và Venable ký hợp đồng trả 283,29 đô-la tiền mặt cho Pemberton để đổi lấy quyền sở hữu sáng chế, thành phần, chất liệu quảng cáo, thiết bị, v.v… của Coca-Cola. Họ đã thuê xe chở toàn bộ đồ đạc từ số nhà 107 Marietta về nhà kho rộng gần 300 m2 dưới tầng hầm của nhà thuốc Jacob.

Theo thỏa thuận, Venable sản xuất và bán Coca-Cola tại hãng, còn Lowndes chịu trách nhiệm bán hàng cho các hãng sô-đa, các nhà thuốc khác ở Atlanta và ở khắp miền Nam.

Lowndes nhớ lại: “Tôi nhận được rất nhiều đơn đặt hàng và tôi muốn xem Venable làm ăn ra sao. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy tất cả nguyên vật liệu đều được xếp vào kho. Venable không hề làm gì cả”.

Thực tế, Venable đã bán hết số sản phẩm còn lại của hợp đồng và không định sản xuất thêm. Venable vẫn cho đây là thứ đồ uống đầy hứa hẹn nhưng ông không đủ nhiệt tình và không muốn đầu tư thêm một đồng nào vào kế hoạch đó. Ông muốn rút lui. Cũng bận rộn với việc bán hàng, Lowndes quyết định bán phần sở hữu Coca-Cola của mình. Ông mời chào một số nhà thuốc độc quyền tại Atlanta nhưng họ đều từ chối. Trong nỗi tuyệt vọng, Lowndes đến gặp Woodfolk Walker, nhân viên bán hàng của công ty Pemberton trước đây. Lúc này, Walker đang phải ở một phòng trọ dành cho người nghèo tại số nhà 107 Marettan vì không có tiền. Ông nói với Lowndes: “Coca-Cola ư? Tôi còn không có đủ tiền để mua một con tem. Trong túi tôi giờ không còn đến 1 đô la.”

Lowndes nói: “Thôi được, nếu ông có thể vay 1 nghìn đô-la, tôi sẽ bán cho ông. Số nợ đó ông có thể trả bằng lợi nhuận của công ty sau này.”

Walker thật sự bị hấp dẫn. Thật may mắn là em gái ông, bà M.c.Dozer, vừa mới bán nhà ở Columbus và chuyển về Atlanta. Walker vay được số tiền 1.200 đô-la. Ngày 14/12/1887, ông mua lại 2/3 cổ phần của Coca-Cola từ Lowndes.

Toàn bộ trang thiết bị của Coca-Cola lại trở về nơi bắt đầu trong nhà kho ở tầng hầm của Công ty Pemberton và chờ đợi hoạt động trở lại.

Frank Ronbinson theo dõi bước ngoặt của Coca-Cola và nhận thấy cơ hội mới đã đến.

Suốt mùa đông năm 1888, ông nhiều lần đề cập đến Coca-Cola với Candler. Một ngày, Robinson chỉ tay ra cửa sổ hướng về phía một chiếc xe chất đầy két bia và nói với Candler, một ngày nào đó chiếc xe đó sẽ chất đầy Coca-Cola. Ban đầu, Candler không hào hứng, đơn giản vì dòng sản phẩm của ông không có nước sô-đa. Hơn nữa, mặc dù có tham vọng vươn đến thị trường thuốc độc quyền và đã giành được độc quyền về 3 loại dầu cù là thảo dược, De-lec-Ta-lave và nước vệ sinh Evelasting cologne, nhưng hiện tại, Candler chưa quan tâm nhiều lắm đến loại thuốc độc quyền thứ tư.

Nhưng sau đó, Candler đã đổi ý. Ông mắc chứng đau đầu vì khó tiêu, hậu quả của công việc vất vả và căng thẳng. Khi đến cửa hàng dược Jacob, ông đã uống thử Coca-Cola và cảm thấy khỏe hơn. Chất carbonate kích thích tiêu hóa và chất caffeine giúp ông hết đau đầu. Với ông, điều này thật kỳ diệu.

Vài ngày sau, Candler quyết định đầu tư vào Coca-Cola và nắm quyền điều hành. Ông mua nốt 1/3 số cổ phần còn lại của Pemberton bằng cách xóa số nợ 550 đô-la trước đây cho Pemberton, sau đó, trả 750 đô-la cho Walker và chị gái ông ta để lấy nửa số cổ phần. Với số cổ phần đó trong tay, Candler trở thành cổ đông lớn nhất. Ông quyết định đưa công ty trở về số nhà 107 Marietta. Sau nhiều năm tranh đấu, cuối cùng Robinson đã trở lại vị trí lãnh đạo công ty.

Ngày 16/8/1888, Pemberton mất do viêm đường ruột, thọ 57 tuổi.

Tình cảm và sự yêu mến mà mọi người dành cho Pemberton vẫn còn nguyên vẹn. Những bạn hàng của ông đồng loạt đóng cửa trong thời gian tang lễ để tỏ lòng kính trọng. Họ gặp nhau tại văn phòng của Candler tại số 47 đường Peachtree, cùng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Pemberton và trong cuộc gặp, Candler đã nhắc đến “bản tính hiền hòa và đạo đức cao quý” của Pemberton. Sau đó, Candler cho xe ngựa dạo quanh để thu thập những gì liên quan đến Coca-Cola.

Candler giờ đây trở thành người kinh doanh thuốc giàu nhất Atlanta. Ông luôn bận rộn với khách hàng hoặc chuẩn bị đơn thuốc. Ở tuổi 37, ông đã đạt đến độ “chín” trong sự nghiệp.

Cùng với thành công trong kinh doanh, Candler còn được kính trọng bởi tính liêm khiết và trung thực. Cậu bé nghịch ngợm ngày xưa giờ đã trở thành một người đàn ông mẫu mực: không rượu, không thuốc lá và tham gia tuyên truyền cho các lớp hướng đạo ngày chủ nhật. Mỗi sáng thức dậy, ông đều tự nhắc mình bằng khẩu hiệu của Marcus Aurelus: “Sống xứng đáng là một người đàn ông”. Candler rất chú trọng đến đạo đức và khá khắt khe trong vấn đề này. Đôi mắt ông có ánh nhìn lạnh lùng và giọng nói sang sảng. Con người ông toát lên khí chất của một người lãnh đạo khiến mọi người đều kính trọng.

Candler đưa Frank Robinson vào công việc kinh doanh như một thành viên trong gia đình. Robinson được coi là người quản lý chung của công ty Candler & Company và chịu trách nhiệm pha trộn các loại thuốc dưới tầng hầm.

Nhiệm vụ đầu tiên của công ty chính là cải tiến công thức Coca-Cola. Đầu mùa trước, các hãng bán sô-đa than phiền rằng loại xi-rô này dễ bị hỏng khi lưu giữ. Do thiếu chất bảo quản nên Coca-Cola không có tính ổn định, dễ bị lên men. Hơn nữa, Pemberton đã sử dụng hộp thiếc và bình thủy tinh để đựng Coca-Cola (thiếc thường có phản ứng hóa học với axit phosphoric). Sau nhiều thí nghiệm, Robinson và Candler cho thêm glycerin vào hỗn hợp và phát hiện ra glycerin có tác dụng bảo quản rất tốt và làm cho xi-rô dịu hơn. Từ đó, thành phần của Coca-Cola có thêm chất mới và để trong một vật liệu khác thay thế cho hộp thiếc.

Sau đó, Robinson và Candler bắt đầu nghiên cứu hai thành phần chính là coca và kola. Mỗi thành phần có một vấn đề riêng. Coca liên quan đến một cuộc tranh luận trên khắp nước Mỹ về tác dụng phụ của cocain. Các nhà sản xuất phản bác lại quan điểm cho rằng sử dụng nhiều coca sẽ dẫn đến nghiện. Vài năm sau đó, cuộc tranh cãi này mới lắng xuống, Candler và Robinson nóng lòng muốn quảng cáo tác dụng của Coca đối với sức khỏe. Tuy nhiên, họ không dám liều lĩnh cho thêm chiết xuất coca vào xi-rô mà phải cố gắng giảm tối thiểu.

Vấn đề với kola là vị. Mặc dù Pemberton chỉ dùng một lượng rất nhỏ, nhưng người uống vẫn nhận ra vị đắng của kola và khó chấp nhận. Mặt khác, kola còn là một nguyên liệu rất đắt. Hạt kola khô được bán với giá 20 đô-la mỗi pound (khoảng 0,5kg) tại cảng New York. Vì vậy, buộc phải hạn chế sử dụng hàm lượng kola.

Candler và Robinson rất hào hứng khi tung ra thị trường một loại sản phẩm có thể tạo nên cả một nền công nghiệp đồ uống nhưng chỉ chứa rất ít thành phần ghi trên nhãn mác.

Để bảo đảm bảo bí mật, Candler và Robinson không dùng tên gọi các thành phần có trong công thức pha chế mới, thay vào đó, họ gọi mỗi thành tố là một “Machandise” cộng thêm ký hiệu riêng cho từng loại: Mechandise No.1 là đường, No.2 là Caramel, No.3 là caffeine, No.4 là axit phosphoric, No.5 là hợp chất chiết xuất từ coca và kola, No.6 là glycerin, No.7x là một hợp chất bí mật tổng hợp từ các loại dầu thơm.

Tiếp đó, Candler tiến hành mua số cổ phần còn lại của công ty từ Woofolk Walker và em gái anh ta, Dozier.

Ngày 1/5/1889, mùa sô-đa bắt đầu. Candler cho đăng quảng cáo sản phẩm độc quyền của mình trên tờ Atlanta Journal.

Mọi thứ có vẻ đã ổn định, nhưng Candler vẫn còn trăn trở về việc quảng cáo. Ông không biết nên giới thiệu Coca-Cola là một loại đồ uống hay một loại thuốc. Cuối cùng, ông quyết định chọn cả hai. Và Coca-Cola được quảng cáo vừa “hấp dẫn, sảng khoái” vừa “khiến đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn”.

Candler thường lui tới nhà người quen để quảng bá sản phẩm. Ông là týp người luôn ưa phóng đại. Trong một tờ giới thiệu gửi đến các nhà thuốc, ông quảng cáo loại dầu thơm thảo dược B.B.B như sau: “Nếu bạn có vấn đề về khí huyết, đau mỏi, lo lắng, kém ăn, rối loạn chức năng, chán chường, B.B.B sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe và vui tươi trở lại”.

Coca-Cola cũng được ông quảng cáo tương tự như vậy. Ông cho in tờ quảng cáo trong đó có xác nhận của bác sĩ về tác dụng chữa bệnh của Coca-Cola: mất ngủ, đau thần kinh, đau đầu, suy nhược. Thậm chí, Candler còn hứa hẹn Coca-Cola có thể mang lại tiếng hát, nụ cười thư giãn tinh thần.

Sau nhiều lần được đánh bóng, Coca-Cola trở nên rất nổi tiếng. Candler lại vạch ra một chiến lược kinh doanh mới, mang đến cho khách hàng cơ hội uống thử Coca-Cola. Ông ký hợp đồng với nhiều nhà thuốc, theo đó, các nhà thuốc sẽ cung cấp cho ông danh sách 128 khách hàng “ruột”. Mỗi nhà thuốc sẽ được giao 2 gallon Coca-Cola. Gallon đầu tiên để cho khách hàng uống thử. Gallon thứ hai nếu bán được, nhà thuốc sẽ được hưởng 6,40 đô-la. Còn sau đó, nhà thuốc nào đặt thêm gallon thứ ba, thứ tư… phải trả 2 đô-la/gallon theo giá bán buôn. Kiểu kinh doanh này sẽ phát huy hiệu quả khi Coca Cola thật sự hấp dẫn khách hàng. Chính vì vậy, nó gặp phải sự phản đối của rất nhiều người. Tuy nhiên, Robinson đã ủng hộ việc Candler chấp nhận lỗ ban đầu để phát triển lâu dài. Và kết quả thu được tốt đẹp đến không ngờ.

Mùa hè 1890, mùa thứ hai của Candler. Coca-Cola bắt đầu được ưa thích ở miền Nam. Doanh số bán lên đến 8.855 gallon, gấp bốn lần mùa trước.

Đầu năm 1891, Candler quyết định dừng hẳn việc buôn bán thuốc để tập trung hoàn toàn vào sản xuất thuốc độc quyền.

Candler và Robinson đặt nhà máy ở tòa nhà ba tầng tại số 41/2 phố Decatur. Ở đó không có những hãng lớn và xung quanh chỉ có những cửa hàng đồ cũ và cửa hàng quần áo. Những người làm cho Candler lúc đó gồm có cháu ông là Sam Willard và người trợ lý là George Curtwright. Nhiệm vụ của họ là nấu dầu thơm B.B.B (sản phẩm bán chạy nhất của Candler) từ thứ hai tới thứ sáu, còn thứ bảy thì nấu Coca-Cola.

Công việc khá phức tạp. Willard và Curtwright phá rỡ các hộp gỗ để làm chất đốt cho một lò gạch đang ủ, sau đó, đun sôi nước rồi cho đường, caffeine và caramen. Họ khuấy nồi nước ngọt đang sôi sùng sục và cố giữ cho nó không bị cháy.

Ngày chủ nhật, nước xi rô nguội được đổ thủ công vào các thùng. Sau đó, người ta cho thêm axit photpho, coca, kola, nước thơm và glycerin. Sản phẩm cuối cùng được lắc mạnh và đem ra ngoài tiêu thụ. Frank Robinson là người chịu trách nhiệm giám sát chất lượng. Ông ngửi và nếm cẩn thận từng mẫu được lấy ra sau mỗi mẻ.

Người chịu trách nhiệm phân phối Coca-Cola là Bill, anh trai của Curtwright. Bill vận chuyển bằng xe ngựa kéo.

Mặc dù hoạt động của Coca-Cola còn đơn giản nhưng lượng hàng bán ra tăng liên tục. Ở Atlanta và nhiều thành phố miền Nam khác, các cửa hàng thuốc bắt đầu thu được lợi nhuận từ việc bán Coke. Mùa hè năm 1891, Candler và Robinson bán được 19.831 gallon nước ngọt, gấp đôi so với năm trước. Khi suy ngẫm về thành công, Candler nhận ra mình cần phải có nhiều tiền hơn nữa – một số tiền thật lớn và có lẽ phải cần tới 50 nghìn đô-la tiền mặt để di chuyển nhà máy, mở rộng sản xuất, thuê nhân viên bán hàng (lúc đó, ông chỉ có một nhân viên bán hàng chính thức là George W. Little) cũng như quảng cáo, thử nghiệm, sản xuất và phân phối.

Nhưng Candler không có tiền. Ông cũng không có tài sản thế chấp để vay số tiền lớn như vậy. Do đó, mùa thu năm 1891, ông quyết định cổ phần hóa hãng Coca-Cola để huy động thêm vốn. Kế hoạch của Candler là giữ lại một nửa công ty và bán nửa còn lại cho những thương nhân giàu có ở các thành phố ở miền Bắc và những người này sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm. Năm 1892, công ty bắt đầu phát hành 1 nghìn cổ phiếu với giá 100 đô-la mỗi cổ phiếu và Candler nắm một nửa cổ phần. Ông cho Frank Robinson 10 cổ phần và 490 cổ phần khác được bán cho những thương nhân ở Baltimore, New York, Boston và nhiều thành phố khác.

Nếu mọi việc đều diễn ra đúng kế hoạch, thì Candler sẽ huy động được lượng vốn ban đầu là 490.000 đô-la. Đáng tiếc là Coca-Cola mới chỉ là hiện tượng ở miền Nam, còn ở miền Bắc, nó không được ai biết đến và không ai muốn mạo hiểm. Bởi vậy, chỉ có 75 cổ phần được bán ra và số vốn huy động được chỉ là 7.500 đô-la.

Kế hoạch của Asa Candler rơi vào tình trạng bế tắc. Ông phải tự mình phát triển Coca-Cola.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button