Kinh doanh - đầu tư

Con Đường Đi Đến Thành Công

Con duong di den thanh cong - Nguyen Gia Linh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Gia Linh

Download sách Con Đường Đi Đến Thành Công ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Có thể bạn có chút thiên phú trong kinh doanh, cũng có thể bạn kinh doanh thua lỗ… Cho dù bạn là người như thế nào thì bạn cũng nên hiểu rằng: Sự nghiệp của bạn không phải là do Ông Trời đem đến. Điều quan trọng là nằm ở tố chất con người bạn. Bởi vậy muốn thành công thì bạn phải biết đúc rút kinh nghiệm của những người đi trước thành công.

Thế giới ngày nay là thế giới của cạnh tranh, ai giỏi thì người ấy thắng theo đúng nguyên tắc “kẻ mạnh thì thắng mà kẻ yếu thì bại”. Do đó, ai ai cũng muốn học hỏi thật nhiều những phong cách sống, kinh nghiệm của những người thành đạt.

Xuất phát từ nhu cầu này, cuốn sách “Con đường đi đến thành công” sẽ giúp các bạn tìm hiểu kinh nghiệm sống, làm việc của những người thành công nổi tiếng nhiều và cả nổi tiếng ít trên thế giới. Trong đó không thể thiếu nhân vật chính, một nhà kinh doanh nổi tiếng trong khu vực chúng ta là ngài Lý Gia Thành. Ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, vốn không có địa vị xã hội, không phải là xuất thân từ con nhà giàu có, không được học nhiều nhưng ông đã trở thành một nhà đầu tư, mua bán cổ phiếu, bất động sản lớn trên thế giới. Ông đạt được những kỳ tích như vậy là nhờ có trí thông minh kinh doanh độc đáo, có khả năng phán đoán và chăm chỉ hơn người.

ĐỌC THỬ

Chương 1PHẢI BIẾT ĐẦU TƯ ĐÚNG NƠI ĐÚNG CHỖ

N

ếu không có khả năng quyết đoán thì cả đời người kinh doanh cũng giống như người chèo thuyền độc mộc giữa biển, mãi trôi dạt trong sóng to gió lớn, biển cả mênh mông. Có thể nói ông Lý Gia Thành là người rất giỏi nắm bắt cơ hội. Ông đã phán đoán được cơ hội tốt nhất đang “ẩn giấu” ở nơi đâu bằng chính con mắt của mình. Hơn nữa, ông biết phản ứng nhanh chóng đối với cơ hội ấy”.

Suy nghĩ manh nha đầu tiên mong muốn gây dựng sự nghiệp riêng của ông Lý Gia Thành xuất phát từ phán đoán chính xác về thời thế.

Cuối thế kỷ 20, số đông người dân đại lục đổ sang Hồng Kông bằng đường bộ và đường biển khiến cho dân số Hồng Kông từ 560.000 ngàn người trong thời kỳ quân Nhật chiếm đóng vào thập kỷ 40 đã tăng đến gần 2 triệu người vào năm 1950. Những người dân đại lục đã đem đến cho mảnh đất Hồng Kông nguồn vốn, kỹ thuật, sức lao động dồi dào, đồng thời cũng mở rộng thị trường Hồng Kông.

Ngoài ra, lợi ích trong đại lục bị ảnh hưởng nhiều nên những nhà đầu tư tư bản nước ngoài, ngân hàng, công ty và xí nghiệp của nước ngoài ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu… đã lần lượt chuyển sang Hồng Kông.

Những điều này đã làm lành “vết thương” của Hồng Kông trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng và tình hình khủng hoảng kinh tế của thế giới đầu năm 30 của thế kỷ 20. Nền kinh tế Hồng Kông đã có được động lực khởi động của vốn và sức hỗ trợ của nhân tài, cộng thêm giá thuê lao động rẻ mạt nên đã đem đến cho Hồng Kông đang ngoi ngóp vật lộn một cơ hội “trỗi dậy vươn mình”.

Nhưng lúc ấy tại Hồng Kông có rất nhiều lời đồn đại cho rằng, nhân dịp này Chính phủ Trung Quốc sẽ lấy lại Hồng Kông khiến cho người dân lo lắng khôn cùng.

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai nền kinh tế thế giới đã hồi phục nhanh chóng và bắt đầu phát triển. Tất cả những điều này đều cho thấy nền kinh tế Hồng Kông có đà đi lên đặc biệt.

Ông Lý Gia Thành tin tưởng vào tương lai kinh tế phát triển tốt của Hồng Kông. Ông tin vào khả năng phán đoán của mình: đây là cơ hội tốt nhất để gây dựng sự nghiệp của mình, không nắm lấy được cơ hội ngàn vàng này thì hối hận sẽ muộn.

Ông đã nhất quyết xin từ chức và đứng ra gây dựng sự nghiệp của mình trong hoàn cảnh ấy.

Ông đã chọn ngành nhựa để làm hướng phát triển. Xuất phát từ hai suy nghĩ, một là đã từng làm trong Công ty nhựa nên ông đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất nhựa. Những điều này hoàn toàn có thể coi là tiền vốn gây dựng sự nghiệp của ông.

Sau này nhớ lại những năm tháng làm việc ở Công ty nhựa ông Lý Gia Thành đã nói rất thẳng thắn rằng: “Những năm tháng ấy chính là quãng thời gian rèn luyện tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Nhất là làm nhân viên tiếp thị, tôi đã học được rất nhiều điều và cũng hiểu được rất nhiều chuyện. Ngày hôm nay có trong tay 1 tỷ đô la Hồng Kông thì tôi cũng không thể mua nổi những kinh nghiệm quý báu ấy”.

Thứ hai, nghề nhựa là nghề thịnh nhất trên thế giới lúc ấy, có tương lai phát triển xán lạn. Các sản phẩm nhựa gia công dễ dàng, đầu tư ít vốn, hiệu quả nhanh, rất thích hợp cho những người kinh doanh nhỏ, lẻ. Các nguyên liệu sản xuất nhựa nhập chủ yếu từ Âu, Mỹ, sản phẩm cũng có thể tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất cả ra nước ngoài. Tóm lại thị trường tiêu thụ rất lớn, là một ngành rất tiềm năng.

Tại sao ông Lý Gia Thành lại có sự lựa chọn thông minh, sáng suốt như vậy? Đó là vì ngoài chuyên tâm vào công việc thì lúc nào ông cũng chú ý đến sự thay đổi của thời cuộc. Ông có những am hiểu nhất định về những cơ hội, thách thức của các ngành nghề trong tình hình mới và ông đã biết chuyển hoá sự hiểu biết này thành cách suy nghĩ của mình.

Do vậy, ông mới có được sự phán đoán chính xác trong giây phút quan trọng.

Dù chúng ta làm nhân viên hay tạo dựng sự nghiệp cho mình thì đều cần phải có những nhận thức tỉnh táo về tương lai của ngành nghề mình định làm.

Khi một ngành nghề nào đó mới hưng thịnh thì nghĩa là có tương lai phát triển rất lớn, đòi hỏi phải có quá trình làm lụng gian khổ. Khi ngành nghề này đã trở nên quen thuộc, rất dễ chen chân vào thì tức là tương lai phát triển của nó sẽ có hạn. Khoảng cách mong manh này luôn ẩn giấu rủi ro và cơ hội. Đó cũng chính là nguyên lý tự nhiên, người theo thì sống mà người chống thì chết. Người kinh doanh quan trọng nhất là phải có con mắt nhìn thời thế.

Ai cũng có thể nhận ra được cơ hội đến nhưng không phải ai ai cũng nắm được nó. Người thành công không phải sinh ra đã có khả năng nắm lấy cơ hội, họ nắm được cơ hội vì họ hay để ý, quan sát và biết suy nghĩ hơn những người khác.

Điều quan trọng nhất của kinh doanh chính là nắm lấy cơ hội kinh doanh, dũng cảm đầu tư. Người không nắm được cơ hội đầu tư thì sẽ không thể thành công. Điều này chắc chẳng ai bàn cãi gì đúng không nào. Ông Lý Gia Thành đã làm như thế nào? Trong môi trường đầu tư rất cần đến vấn đề nắm lấy cơ hội đầu tư. Không nên đầu tư khi cơ hội chưa chín muồi và cũng không nên đầu tư khi cơ hội đã quá chín muồi. Nếu như đầu tư khi cơ hội chưa chín muồi thì sẽ gặp nhiều khó khăn, muốn rút khỏi cũng không được, đành phải đau khổ chịu đựng hoàn cảnh quẫn bách. Nhưng nếu môi trường đầu tư đã chín muồi mà không dám đầu tư thì sẽ mất đi cơ hội có lợi nhất. Do vậy, làm thế nào để nắm bắt cơ hội đầu tư tốt nhất là vấn đề đòi hỏi suy nghĩ rất nhiều của nhà đầu tư.

Trong năm 1992, ông Lý Gia Thành đã tiến hành rất nhiều kế hoạch đầu tư ở đại lục. Năm 1993, do nội địa đại lục được đầu tư quá mạnh nên xuất hiện nạn lạm phát tiền tệ, vòng quay chu chuyển của tiền tệ bị thắt chặt. Trước tình hình ấy phải ghìm xu thế phát triển quá mạnh, do vậy nhiều kế hoạch đầu tư của ông Lý Gia Thành, trong đó có cả việc xây dựng quảng trường Phương Đông cũng gặp rất nhiều rắc rối. Thế là có người nói rằng ông Lý Gia Thành bị ấm đầu, cưỡi lên lưng hổ rồi thì rất khó xuống; có người lại nói rằng ông Lý Gia Thành đang chờ cơ hội.

Đúng là điều kiện đầu tư trong nội địa đại lục có lẽ không lý tưởng. Ông Lý Gia Thành là một người rất kín đáo nên nói ông đang chờ cơ hội thì cũng có lý. Nhưng bản thân ông hiểu rõ và cho rằng, điều kiện đầu tư chưa chín muồi thực sự. Chờ thời cơ để đầu tư ở trong nội địa rất cần thiết, thậm chí có rắc rối gì thì cũng phải thử “địch đến thì quân chặn lại và nước dâng lên thì đổ đất lấp”.

Khu vực phố Vương Phủ Tỉnh từ chỗ hoang vắng đã bắt đầu được xây dựng. Theo kế hoạch thì sau khi xây dựng, quảng trường Phương Đông sẽ cao 70m, không chỉ cúi xuống nhìn ngắm được từng viên gạch, viên ngói trong hoàng cung Tử Cấm Thành mà còn phóng tầm mắt nhìn ra toàn cảnh Trung Nam Hải xa xa.

Hồng Kông đã quen xây dựng nhà cao tầng, nếu không cao 100m thì không thể nói gì đó là Plaza. Xây dựng toà nhà chỉ cao có 70m thôi thì đối với nhà doanh nghiệp Hồng Kông – Lý Gia Thành là một việc cỏn con. Tuy nhiên, đây là thủ đô Bắc Kinh, là trái tim của cả đất nước Trung Quốc vĩ đại. Muốn xây một công trình kiến trúc cao như vậy thì lại trở thành vấn đề lớn, gây sự quan tâm chú ý của rất nhiều người.

Nhân dân thành phố Bắc Kinh đã thảo luận rất sôi nổi kế hoạch cải tạo khu phố cổ Vương Phủ Tỉnh. Họ lo rằng, kiến trúc to lớn ấy sẽ phá hỏng cảnh quan nhân văn của thủ đô Bắc Kinh.

Thực ra, những gì mọi người lo lắng đều có cơ sở vì theo yêu cầu của Uỷ ban Quy hoạch Nhà nước về quy hoạch thì Thủ đô Bắc Kinh được lấy Cố Cung làm trung tâm, những kiến trúc xây dựng khác bắt buộc phải phối hợp với cảnh quan bên ngoài Cố Cung. Theo quy định, từ trung tâm Cố Cung phóng tầm mắt ra ngoài 360 độ thì không được nhìn thấy bất cứ một công trình kiến trúc nào, chỉ nhìn thấy tường thành và bầu trời xanh ngăn ngắt. Những nơi cách Cố Cung càng xa thì các công trình xây dựng càng được xây cao hơn.

“Quy hoạch tổng thể thành phố Bắc Kinh” do Quốc Vụ viện phê chuẩn đã xác định rõ ràng: “Những đoạn đường men theo vành đai số hai và phía Tây đường Tiền Môn và đường Tràng An cho phép xây dựng nhà cao tầng với độ cao dưới 30m, khu đặc biệt được khống chế dưới 45m”.

Vậy mà Quảng trường phương Đông nằm trong khu vực độ cao xây dựng dưới 30m lại được thiết kế với độ cao trên 70m, như vậy rõ ràng là không phù hợp với yêu cầu quy hoạch của thành phố.

Ngoài ra, diện tích xây dựng Quảng trường Phương Đông lại vượt gấp 7 lần so với yêu cầu quy hoạch trong thành phố. Như vậy là quảng trường này vừa cao lại vừa to.

Do đó, rất nhiều chuyên gia lên tiếng phản đối, họ đã viết đơn gửi Trung Ương đề nghị điều chỉnh dự án công trình xây dựng quảng trường này theo đúng pháp luật đã ban hành.

Cuối năm 1994, Trung Ương đã triệu tập cuộc họp về công tác kinh tế toàn quốc và lần nữa ra quyết định điều chỉnh mức độ vĩ mô và ngăn chặn nạn lạm phát. Qua đó, đề ra quy mô xây dựng cơ bản, tức là thu nhỏ lợi nhuận của các công trình xây dựng cao cấp, nếu không phù hợp với quy định quốc gia thì sẽ bị yêu cầu đình lại.

Kinh phí đầu tư xây dựng công trình này là 1,2 tỷ đô la Hồng Kông (chưa bao gồm giá đất). Theo quy định nhà nước, những dự án hợp tác đầu tư vượt quá một tỷ đồng cần phải xin phép của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước với danh nghĩa của Uỷ ban Nhân dân thành phố; cần phải gửi những báo cáo nghiên cứu khả thi và những thủ tục cần thiết trước khi chính thức thi công. Nhưng Uỷ ban Nhân dân thành phố vẫn chưa lập dự án thì đã bắt đầu thi công rồi, chứ đừng nói gì là báo cáo khả thi hay là các thủ tục xin phép xây dựng nào khác. Hơn nữa Trung ương cũng đã đồng ý với ý kiến kiến nghị của các chuyên gia là dự án quảng trường Phương Đông đã vi phạm nghiêm trọng những quy định có liên quan về quy hoạch của Nhà nước đối với thành phố. Nên đầu năm 1995, Chính phủ đã ra lệnh đình chỉ xây dựng công trình quảng trường Phương Đông.

Ông Lý Gia Thành hiểu rằng với những đề lớn như thế này thì Chính phủ Trung Quốc sẽ kiên quyết không nhượng bộ nửa bước. Nhưng ông cũng biết là nếu không trái với nguyên tắc thì chẳng có gì không thể thay đổi được. Do vậy, Tập đoàn Trường Thực đã chủ động bàn bạc thay đổi dự án xây dựng với các cơ quan hữu quan của thành phố Bắc Kinh khiến cho dự án này không bị chết từ trong bào thai. Cho dù như vậy sẽ khiến cho kế hoạch xây dựng quảng trường Phương Đông bị tổn thất chút ít thì tuyệt đối bảo đảm không bị lỗ nặng, chỉ có điều là kiếm tiền ít đi một chút mà thôi.

Không lâu sau Tập đoàn Trường Thực đã ra thông cáo cho thấy hoàn toàn chấp hành những quy định có liên quan của Chính phủ Trung Quốc và còn nhấn mạnh:

“Do Quảng trường Phương Đông được xây dựng trên khu vực cải tạo của khu phố cổ thành phố Bắc Kinh nên căn cứ vào những quy định trong Luật Quy hoạch thành phố Bắc Kinh thì những công trình xây dựng ở đây bắt buộc phải tiến hành xây dựng theo quy hoạch, những người sử dụng đất trong khu vực này cần phải tuân theo quy hoạch của thành phố. Tập đoàn Trường Thực cho rằng những điều khoản trong Luật quy hoạch của thành phố rất hợp lý, đồng thời những bộ luật quy hoạch này cũng được áp dụng tại Hồng Kông và nhiều nước phương Tây khác. Bất cứ người nước ngoài nào đến Trung Quốc đầu tư đều phải tuân theo pháp luật của Trung Quốc, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào muốn gây áp lực qua dư luận quốc tế để mình nằm ngoài luật pháp Trung Quốc thì không thoả đáng”.

Thái độ chủ động, tích cực của ông Lý Gia Thành đã thể hiện được tác phong làm việc của ông là quả cảm, biết sửa sai khi mắc lỗi, đồng thời cũng thể hiện sự chín chắn của ông trong lĩnh vực chính trị.

Ngày 11 tháng 3, ông Lý Gia Thành đã tuyên bố với thế giới rằng, Tập đoàn Trường Thực hợp tác rất vui vẻ, tốt đẹp với Uỷ ban Nhân dân thành phố Bắc Kinh, chỉ là sửa đổi một chút phương án xây dựng. Ông đã nhấn mạnh, xây dựng bất cứ công trình nào ở bất cứ nơi đâu thì phải trải qua sự bàn bạc, thoả thuận thì mới đi đến xác định cuối cùng, vấn đề dự án quảng trường phương Đông không có gì “kỳ lạ” cả.

Ngày 12 tháng 3 báo “Liên hợp” đã đăng tin như sau:

“Diện tích đất bị thu nhỏ và thời gian công trình quảng trường Phương Đông bị kéo dài khiến cho tập đoàn Trường Thực bị tổn thất đúng không?”

Ông Lý Gia Thành đã trả lời: “Chỉ có ma mới tổn thất! Diện tích bao nhiêu không quan trọng, giá đất ở nội địa với giá đất Hồng Kông không thể so với nhau được, nếu so sánh thì như là ví trời với đất. Giá đất ở Hồng Kông đắt, nội địa đại lục thì hoàn toàn khác, rẻ hơn nhiều”. Ông cũng nói rằng bây giờ chẳng có gì buồn cả, rỗi thì đi đánh bóng, cần triệu tập họp cổ đông thì họp, rất vui vẻ…”

Ông Lý Gia Thành “vui vẻ” như vậy thì các cổ đông của Tập đoàn Trường Thực đã yên tâm rất nhiều, giá cổ phiếu của Tập đoàn Trường Thực không hề có biến động nhiều.

Tất cả những điều này cho thấy ông Lý Gia Thành đã sớm chuẩn bị với những rắc rối xẩy ra. Ông có đủ nhẫn nại để chờ đợi sự việc có những bước chuyển biến tốt đẹp.

Đến tháng 6 năm 1996, tình hình đã có bước chuyển biến tốt đẹp. Dự án quảng trường Phương Đông đã được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Quốc Vụ viện phê chuẩn. Dự án xây dựng quảng trường trải qua ba chìm bẩy nổi nhưng cũng đi đến thành công. Đến trước ngày 50 năm kỷ niệm Quốc khánh năm 1999, quảng trường Phương Đông đã được tuyên bố hoàn tất toàn bộ.

Với những khó khăn ở trên thì môi trường đầu tư trong nội địa đại lục vẫn chưa được chín muồi thực sự, thoạt đầu ông Lý Gia Thành vẫn chần chừ chưa đầu tư nhiều tiền vào trong nội địa cũng có lý do của mình.

Nhưng, dự án hợp tác giữa ông Lý Gia Thành và thành phố Bắc Kinh đã có những bước phát triển xán lạn, chắc chắn là sẽ có lợi. Tuy rằng dự án hợp tác này chưa được thuận lợi cho lắm nhưng đối với ông thì đó là một thắng lợi cực kỳ to lớn, vì hình như điều kiện đầu tư trong nội địa đã chín muồi, hoặc chớm chín muồi.

Điều kỳ diệu chính là ở chỗ ông Lý Gia Thành đã tiến quân vào trong nội địa khi mà điều kiện đầu tư vừa chín muồi cũng không sớm mà cũng chẳng muộn. Nếu như vào đầu tư sớm quá thì sẽ bị lỗ vốn, còn nếu quá muộn thì sẽ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp. Đây chính là một nghệ thuật đầu tư và ông Lý Gia Thành đã được coi là nhà nghệ thuật của nghề này đấy.

Do đó chúng ta có thể tưởng tượng ngay ra là ông đã đầu tư vào trong nội địa thành công như thế nào, và chúng ta càng khâm phục ông ấy về cách nắm bắt được thời cơ đầu tư một cách tốt nhất.

Trong giới kinh doanh liệu có tồn tại khái niệm “may mắn” hay không? Đã có người nghiên cứu “vận may” của ông Lý Gia Thành và đã phát biểu với báo “Thời đại” ra ngày 29/10/1979 rằng: Ông Lý là cây cầu nối trời, câu nói này có nghĩa là ông có thành công như ngày hôm nay là cũng có duyên với vị thần may mắn.

Năm 1981, ông Lý Gia Thành đã phát biểu ý kiến của mình về vấn đề này như sau: “Trước năm 20 tuổi, 100% thành quả của sự nghiệp phải dựa vào đôi bàn tay cần cù làm ra; nhưng từ năm 20 tuổi đến năm 30 tuổi thì sự nghiệp cũng đã có nền tảng nhỏ, thành công của 10 năm đó thì có đến 90% là dựa vào chăm chỉ làm ăn còn 10% là dựa vào may mắn; sau đó thì tỷ lệ của cơ hội đã được dần tăng lên. Đến ngày nay thì có thể nói là vận may đã chiếm 3 đến 4 phần”.

Năm 1986, ông Lý Gia Thành lại tiếp tục nói về quan điểm này là: “Nói về thành công thì đa số người Trung Quốc đều rất khiêm tốn nói rằng là do may mắn, rất ít có người nói rằng mình thành công là do mình đã làm việc chăm chỉ và có kế hoạch cụ thể. Tôi thấy thành công được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là hoàn toàn dựa vào làm việc cần cù, chăm chỉ, không ngừng vươn lên để có được thành quả; giai đoạn thứ hai tuy có sự xuất hiện của chút ít may mắn, nhưng không phải là nhiều; còn bây giờ thì sao? Tất nhiên là cần phải dựa vào may mắn, nhưng nếu không có điều kiện cá nhân thì may mắn có đến rồi cũng ra đi mà thôi”.

Ngài Hồng Thạc, chuyên gia nghiên cứu Hồng Kông, đã phân tích rằng: “Ông Lý cho rằng sự chăm chỉ của thời kỳ đầu chính là giai đoạn tích luỹ vốn, và cũng là quan niệm của người phương Tây là “thùng vàng đầu tiên”. Nhưng hàng ngày người dân Hồng Kông làm việc đều trên 10 tiếng, mỗi tuần những người làm việc 7 ngày có khoảng 100 ngàn người, tại sao họ làm việc chăm chỉ như vậy mà mấy chục năm liền cũng không hề thành công nhỉ?

Qua đó có thể thấy rằng, ông Lý cho là chăm chỉ chính là nền tảng của thành công, đó cũng là những lời nói khiêm tốn, may mắn cũng chỉ là những ảo giác của con người. Qua quá trình thành công của Lý thì cho thấy, ông ấy có con mắt phán đoán và nhận biết cơ hội. Ông ấy nhìn thấy cơ hội chính là “may mắn” mà mọi người hay nói. Rất nhiều người đã sống cả đời bình thường, nhạt nhẽo. Đó có thể là do họ không biết nhìn cơ hội, hoặc là có nhìn thấy cơ hội thì cũng sợ hãi rút lui, hoặc là khi cơ hội đến thì lại thiếu mất “thùng vàng đầu tiên”. Cũng có người khi cơ hội đến thì mải tính toán thiệt hơn nên đã biến chuyện tốt thành chuyện xấu, làm lỡ mất cơ hội tốt đẹp”.

Những gì ông Hồng Thạc phân tích thật kín kẽ. Chăm chỉ và may mắn đều quan trọng như nhau. Khi mới gây dựng sự nghiệp thì chăm chỉ rất quan trọng để còn tích luỹ vốn liếng. Nhưng điều quan trọng hơn là phải có con mắt phán đoán cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hội.

Các chuyên gia kinh tế Hồng Kông đã bàn luận về sự thành công và thành danh của ông Lý Gia Thành như sau: “Một mặt cố gắng đã khiến cho Công ty Trường Thực trở nên xuất sắc, trong quá trình này cũng bao gồm cả toàn bộ tâm sức và thời gian phù hợp cũng như là nguồn vốn để giúp đỡ công ty phát triển”.

Hồng Kông là một xã hội muốn thành công nhanh và đầy những nhà mạo hiểm. Việc Hội đồng quản trị sử dụng vốn của công ty không phải là tin mới mà biết bỏ tiền ra rồi kiếm tiền về để công ty phát triển hơn mới là tin mới mẻ.

Những nhà đầu tư cổ phiếu và tài chính nhạy bén là người quan sát trước được vấn đề này.

Phẩm hạnh và đạo đức cao thượng cá nhân cộng thêm thành công trong sự nghiệp dần dần biến Lý Gia Thành trở thành một nhân vật thành công trong mắt mọi người.

Người Hồng Kông hễ nhắc đến ông Lý Gia Thành thì luôn tỏ ra tôn trọng, chẳng khác gì với những người giàu có nức tiếng khác.

Qua đó có thể thấy không màng danh lợi cá nhân mà toàn tâm phát triển công ty chính là một trong những nguyên nhân để ông Lý Gia Thành bước lên con đường thành công.

Đúng là khi Công ty đã phát triển thì sếp bao giờ cũng được lợi rất nhiều. Nhưng họ chỉ mong lợi nhỏ, bỏ mối lợi lớn nhưng Lý Gia Thành thì ngược lại, ông đã thả con cá rô để bắt con săn sắt.

Thảo nào mọi người nói tài sản quý báu nhất của Trường Thực là ông Lý Gia Thành. Điều này chẳng có gì lạ cả vì người dân Hồng Kông luôn nhắc đến ông Lý Gia Thành với vẻ sùng bái.

Sự tài giỏi của ông Lý Gia Thành ở hai lĩnh vực, một là ở bất động sản hai là thị trường cổ phiếu.

Lý Gia Thành đã khiêm tốn trả lời nhà báo về những điều tâm đắc trong kinh doanh bất động sản là: “Không thể nói là tâm đắc, chỉ có thể nói là nói cho các bạn biết về cách làm của tôi mà thôi. Tôi sẽ không bao giờ lập tức mua ngay đất đai khi tình hình thị trường cổ phiếu có những bước phát triển tốt đẹp. Từ mua tới bán là lợi nhuận trong chớp mắt, tôi sẽ nhìn toàn thời cuộc, như tình hình nhà cửa ra sao, thu nhập và chi tiêu của người dân trong thành phố như thế nào, và cả tình hình kinh tế thế giới ra sao vì nền kinh tế Hồng Kông cũng sẽ bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và cũng bị ảnh hưởng của không khí chính trị trong nước. Do đó, trước khi quyết định việc lớn tôi luôn suy nghĩ kỹ càng, sẽ bàn bạc với những người có liên quan, nhưng khi tôi đã quyết định điều gì thì sẽ không thay đổi.

Tôi sẽ quán triệt quyết định này. Có thể nói là 99,9% công trình của tôi đã làm được điều này đấy. Tôi sẽ không bao giờ hôm nay nghĩ xây quán rượu thì ngày mai lại nghĩ xây khách sạn, sau đó lại nghĩ xây nhà chung cư. Vì trong thời gian suy nghĩ tôi cũng đã bắt tay vào nghiên cứu. Một khi đã quyết định rồi thì cứ làm theo kế hoạch, trừ khi có tình hình gì đặc biệt xẩy ra. Tôi cũng có biết là có người Hồng Kông đã thay đổi kế hoạch vài lần trên một mảnh đất, như vậy đến mười mấy năm sau mới hoàn thành một dự án, có người thích làm như vậy nhưng tôi thì không thể”.

Ngoài ra, Lý Gia Thành còn là một nhà lãnh đạo của Công ty nên nói thực hiện chính sách này như thế nào.

Lý Gia Thành đã nói: “Là người lãnh đạo của một tập đoàn xí nghiệp lớn, anh nhất định phải xây dựng một cơ sở vững chắc trong nội bộ Công ty. Trước khi tấn công thì cần phải phòng thủ tốt, mỗi khi thực hiện chính sách nào đều phải làm được điều này. Khi tôi bắt tay vào tấn công thì tôi cần phải chắc rằng mình có hơn 100% khả năng. Nói cách khác là, dù đã có đến sức mạnh 100 để hoàn thành sự việc thì tôi cũng sẽ tích trữ được sức mạnh 200 thì mới tấn công, chứ không bao giờ tuỳ tiện đánh ngay.

Điều này cũng đơn giản giống như là khi bơi. Nếu tôi muốn bơi đến bờ thì tôi cần phải chắc rằng mình có đủ khả năng để bơi đến bờ bên kia, và cũng khẳng định mình có khả năng để bơi quay trở lại bờ bên này. Cũng như là tôi bơi đến doi cát trước mặt thì tôi sẽ không nghĩ đến việc bơi đến doi cát ấy để nghỉ ngơi, tôi cần phải chuẩn bị đầy đủ sức lực bơi đến doi cát sau đó lại bơi về bờ thì tôi mới bơi. Trước khi làm việc tôi thường tự rèn luyện mình, phải hiểu bản thân mình kỹ càng thì mới làm.

Những người Trung Quốc kinh doanh cổ xưa thường nhắc nhở: Phải nghĩ đến bán trước khi mua. Đó cũng là cách suy nghĩ của tôi. Khi tôi mua thứ gì đó thì tôi sẽ lên dự định tồi tệ nhất, đó chính là việc tôi phải làm trước 99% những lần làm ăn, chỉ có khoảng 1% thời gian tôi nghĩ đến việc kiếm bao nhiêu tiền.

Vì lúc ấy đa số thực lực đều là giả tạo. Ví dụ bạn giương buồm ra khơi, nếu là gió thuận thì thuyền của bạn sẽ không vấn đề gì nhưng nếu gió ngược hướng thì chắc chắn thuyền của bạn gặp khó khăn.

Do đó, làm chuyện gì tôi cũng phải chuẩn bị đầy đủ rồi mới làm. Làm chuyện gì tôi cũng vậy từ kinh doanh đến xử lý công việc hành ngày. Như dự báo thời tiết báo thời tiết đẹp thì tôi cũng sẽ tự hỏi mình: nếu năm phút sau đài lại báo có bão cấp 10 thì sao nhỉ. Kinh doanh ở mảnh đất Hồng Kông này cần phải chuẩn bị tâm lý như vậy”.

Qua đánh giá của các nhà phân tích và những kinh nghiệm nói trên của ông Lý Gia Thành thì có thể thấy: Người thành công tuyệt đối không chỉ dựa vào tài năng trời phú, trí tuệ hơn người, chăm chỉ cần mẫn, hoặc là cơ hội. Chỉ dựa vào bất cứ nhân tố nào trong ấy thì đều không thể trở thành người thành công được. Một người tài giỏi chính là người biết kết hợp nhuần nhuyễn những nhân tố ấy. Điều quan trọng là phải biết dựa vào khả năng dùng người, thực lực tổng thể và phẩm chất làm người cao thượng.

– Nhiều mưu và giỏi phán đoán:

Trình độ của người nêu quyết sách cao hay thấp được quyết định bởi sự tu dưỡng của họ. Để nâng cao trình độ ra quyết sách của mình thì cần phải liên tục xây dựng những tư tưởng mới, khắc phục lối mòn cũ và những tư tưởng đã thành nếp, cần phải có những kiến thức uyên bác. Tất nhiên người thành công lắm mưu giỏi phán đoán cần phải có khả năng phân tích và phán đoán.

Khả năng phân tích và phán đoán chủ yếu là nhận thức sâu về mối liên hệ nội tại của những sự vật với bản chất phụ thuộc của sự vật cũng như là quy luật phát triển. Người thành công cần phải nắm bắt được khả năng này, như vậy rất có ích cho việc nhìn rõ được bản chất và hiện tượng qua các sự vật phức tạp. Từ đó nắm được mâu thuẫn chủ yếu, vận dụng phương pháp tư duy sáng tạo để tiến hành quy nạp, khái quát, phán đoán, cân nhắc một cách khoa học và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Trong hàng đống công việc bận rộn có thể phân biệt rõ được việc quan trọng và ít quan trọng, việc nào mình làm và việc nào giao cho cấp dưới thì sẽ giúp cho bạn phán đoán được mối quan hệ chính xác, tình hình tài đức của nhân viên và tập thể, thái độ tư tưởng và quan hệ tương hỗ, sau đó tình hình khác nhau, điều động tính tích cực và tính chủ động của họ. Khả năng phán đoán và phân tích còn giúp cho người lãnh đạo tuân theo quy luật phát triển của sự vật dự đoán những thay đổi phát triển của sự vật trong tương lai, qua đó phân tích công ty của mình, công việc mà mình làm và cả vị trí trên bố cục vĩ quan và cả mối quan hệ trào lưu của xã hội. Như vậy sẽ có những quyết sách đúng đắn tương ứng.

Khả năng phân tích và phán đoán của người kinh doanh cao hay thấp, trực tiếp quyết định tố chất khả năng của người ta. Còn trong xã hội ngày nay, thông tin thay đổi suốt ngày, nắm không chắc được thời thế thì những người kinh doanh cần đòi hỏi có những khả năng phân tích, phán đoán cao hơn.

Trong hoạt động thường ngày của những người kinh doanh thì cần phải thường xuyên có những quyết sách, vì vậy những người lãnh đạo luôn đòi hỏi phải có khả năng ra quyết định mạnh hơn, tức là những người kinh doanh quyết định xem khả năng quyết định có hiệu quả nhất.

Thứ nhất chính là đòi hỏi phải có khả năng ra quyết định lựa chọn phương án tốt nhất. Nhưng sự lựa chọn này không chỉ đơn giản là sự lựa chọn đúng hay sai, mà là tiến hành lựa chọn một trong các phương án khác. Các quyết định khoa học cần phải xây dựng trên cơ sở chọn lựa một phương án tốt nhất với nhiều phương án khác nhau. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng so sánh các phương án với nhau.

Hai là đòi hỏi phải có tinh thần mạo hiểm ra quyết định. Tình hình khách quan luôn rối rắm và phức tạp, có một số tình hình còn người không thể phán đoán chính xác 100%. Trong cuộc sống hiện thực, những người kinh doanh luôn có những quyết định không xác định và mạo hiểm. Điều này đòi hỏi người ra quyết định phải dám nghĩ dám định, có tinh thần mạo hiểm, không thể đòi hỏi bình yên toàn vẹn, và tuân theo những gì xưa cũ.

Ba là phải có khả năng quyết định dứt khoát. Quyết định thì không thể lề mề, chậm chễ, nó đòi hỏi phải hoàn thành trong một thời gian, địa điểm có hiệu quả nhất. Nếu không quyết định chính xác thời gian đi qua thì sẽ trở thành phương án sai lầm.

Dám ra quyết định một cách dứt khoát, đúng thời gian là khả năng mà những người kinh doanh cần phải có được. Những người làm kinh doanh cần phải biết dứt khoát, có tư duy nhạy bén thì mới có thể ung dung đối phó với tình huống hay thay đổi và phức tạp. Ai-sen-hao là một trong điển hình trong việc giỏi quyết đoán đúng thời cơ để có được thành công. Xã hội hiện đại là xã hội thông tin, thông tin luôn thay đổi hàng ngày, còn cơ hội thì vừa đến đã vội bỏ đi. Nhất là đối với nền kinh tế thị trường hiện nay thì tình hình thị trường có nhiều đầu mối, càng cần phải có người lãnh đạo hiện đại giỏi nắm bắt cơ hội, có khả năng dứt khoát thì sẽ giành được thành công. Nhưng dứt khoát ra quyết định không có nghĩa là mù quáng xông lên. Phân tích và phán đoán chính xác là điều kiện hàng đầu của ra quyết định dứt khoát.

– Nắm lấy từng giây từng phút là nền tảng của thành công:

Cơ hội luôn luôn đến rất vội vàng và đi cũng vội vàng không kém. Có câu ngạn ngữ đã miêu tả về cơ hội rất hay: “Ông già cơ hội sẽ cho bạn mái tóc của mình, nếu bạn không nắm được thì nắm lần nữa sẽ chỉ thấy cái đầu trọc của ông”. Khi cơ hội đến thì cần phải thay đổi biện pháp và sách lược, tranh thủ từng giây từng phút thì mới có thể nắm bắt được chính xác cơ hội. Vấn đề này rất quan trọng đối với thanh niên vừa chập chững bước lên con đường thành tài.

Nhà tỷ phú, chủ hàng loạt những siêu thị lớn của Mỹ, John Gabus đã nói về kinh nghiệm thành công như sau: “Không nên bỏ qua một cơ hội nào, dù cơ hội đó chỉ là 1%”. Còn nhà văn Tây Ban Nha Swatiser lại cho rằng: “Để tiến tới con đường thành công mà bạn lại “chờ đợi” thì tức là bạn đã đi vào con đường “không bao giờ” đi đến thành công”. Trong quá trình đeo đuổi sự nghiệp bạn chỉ có sao nhãng một chút, đứng quan sát từ xa, không tiến lên phía trước thì có thể lúc ấy cơ hội đang đi qua bạn.

Cơ hội đúng là một thiên sứ xinh đẹp nhưng tính tình khó chiều, thiên sứ bỗng nhiên đến bên bạn nếu bạn không để ý thì thiên sứ sẽ bỏ bạn đi ngay cho dù bạn đau khổ, than thở thế nào cũng kệ và cơ hội sẽ không bao giờ quay trở lại. Có nhiều người sau khi đánh mất cơ hội thì mới giẫm chân than thở mình là kẻ bất hạnh. Còn có nhiều người hiểu được rằng cơ hội trôi qua rất nhanh nên đã nắm bắt cơ hội kịp thời. Như vậy thì họ đã mở được cánh cửa tiến tới thành công, làm được những việc mà mình hòng mong muốn.

Cũng chính vì cơ hội giống như bông hoa lửa tan biến nhanh chóng nên một khi nó mất đi thì muốn có lại thật vô cùng khó khăn. Do đó, với một cá nhân, một tập thể thì thời cơ ra quyết định đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tại Mỹ thì Công ty máy tính Intel vì chưa nắm bắt được thời cơ nên đã khiến cho thị trường rộng lớn bị Công ty phần mềm IBM chiếm lĩnh mất, đã khiến họ bị tổn thất nặng nề.

Năm 1984, Công ty Intel đã đưa ra máy tính nhãn hiệu mới, lúc đó là hàng bán chạy nhất. Nhưng Công ty không muốn bán hệ thống thao tác phần mềm cho các nhà kinh doanh nên không thể tiêu thụ rộng rãi được. Trong lúc ấy Công ty phần mềm Microsoft của tỷ phú Bill Gates đã khai thác được hệ thống “Windows” sử dụng cho máy tính của Công ty IBM và cho phép khách hàng mua lại bản quyền hệ thống thao tác này nên đã dành được thành công và chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Phần mềm “Windows” đã nổi danh từ ấy. Còn kỹ thuật phần mềm của Công ty Intel ra muộn vào tháng 9 năm 1994 không được những nhà kinh doanh chú ý nên đành phải nhượng lại thị trường cho Công ty IBM.

Tuy nhiên, bạn không được than thân trách phận, chìm đắm trong những suy luận tiêu cực khi cơ hội thực sự đi qua mặt. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức được cơ hội sẽ không thể đến liên tục, để nhỡ một lần cơ hội thì hối hận cũng đã muộn. Thà rằng lúc ấy bình tĩnh lại, tích cực tập trung sức mạnh và chờ đợi, nắm bắt lấy cơ hội khác. Tuy cơ hội ngày hôm qua sẽ trôi qua mãi mãi, nhưng cơ hội mới, hy vọng mới cũng sẽ có dịp đến với bạn. Bạn cần phải biết rằng, mùa xuân đi qua thì sẽ đến mùa hè, mặt trời xuống núi thì còn có ánh trăng. Chỉ cần bạn không bao giờ vứt bỏ cố gắng thì cơ hội cũng sẽ giơ tay chào bạn.

Có vị hoàng đế của La Mã sau lần thắng trận đầu tiên thì đã có người hỏi: “Nếu có cơ hội thì ngài có muốn tấn công lần thứ hai không?” “Gì cơ?” Vị hoàng đế này đã hét lên “Cơ hội ư? Ta là người tạo ra cơ hội!”

Quan trọng nhất trên thế giới này chính là những người có thể tạo ra được cơ hội.

Thời cơ tuy là sức mạnh của thế giới tự nhiên vượt qua cả khả năng của con người, nhưng con người đứng trước cơ hội thì không được bị động, tiêu cực. Những người làm việc thành công là vì họ biết yên lặng chờ đợi cơ hội đến không hề buồn bực hay là ấm ức. Điều quan trọng là phải biết tích cực, chủ động nắm lấy cơ hội, sáng tạo ra cơ hội.

Thực ra trước khi xuất hiện chủ động trước mặt mọi người thì cơ hội hoàn toàn có thể tạo ra được. Ông Beigien đã nói: “Những cơ hội mà người thông minh tạo ra luôn nhiều hơn những cơ hội mà họ tìm thấy được. Tuy là im lặng chờ đợi mùa xuân đến nhưng lúc nào cũng sẵn sàng mài sắc tinh thần hăng say”. Khi con người chờ đợi cơ hội thì không thể vứt bỏ công sức đã tích lũy mà cần phải liên tục xem xét tình hình để tìm cho mình một cơ hội may mắn phát triển có lợi cho bản thân.

Kẻ mạnh luôn có thể tạo ra cơ hội và thường xuyên có duyên với cơ hội và có thể phát triển sự nghiệp nhanh chóng bằng đôi cánh của cơ hội.

Con người không chỉ cần nắm bắt cơ hội mà cần phải tìm nhiều cách để sáng tạo ra cơ hội. Những người đi đến thành công tuyệt đối không phải là những vị khách tham quan tiêu diêu tự tại, không phải chịu đựng bất cứ một áp lực nào, mà là người tích cực lao vào làm việc, tìm kiếm cơ hội. Người biết tạo ra cơ hội và dang rộng đôi tay đón lấy cơ hội thì là người có hy vọng thành công nhiều nhất. Tích cực tạo ra cơ hội cũng chính là thái độ nhân sinh cần có của con người trong cuộc sống hiện đại.

Cơ hội là một nguồn vốn quan trọng của xã hội. Sự xuất hiện của nó luôn đòi hỏi phải có điều kiện khắt khe, và rất khó nắm bắt. Bạn muốn nắm được cơ hội thì cần phải làm việc chăm chỉ, cần phải trả giá đắt. Đó chính là đòi hỏi phải có một thực lực hùng hậu. Cơ hội cũng rất tình nghĩa, bạn quan tâm đến nó thì nó cũng sẽ quan tâm đến bạn, đề đáp bạn một cách xứng đáng. Nhưng cơ hội tuyệt nhiên không dễ dàng gì đặt chân đến cửa nhà bạn, những người thiếu chủ động, lười nhác thì tuyệt đối sẽ không bao giờ được nó thiên vị, báo đáp. Cơ hội đều bình đẳng với mọi người. Khi cơ hội đến thì nó sẽ hiện ra rõ ràng với những người có chuẩn bị, và nó sẽ ra đi đối với những người không hề có chuẩn bị gì.

Cơ hội không phải là quà tặng không của ông trời, nó chính là kết quả của chủ động sáng tạo và tích cực sáng tạo. Cơ hội quý báu và rất hiếm có, nó rất dễ mất đi. Nó sẽ không bao giờ nhiệt tình đến với bạn nếu bạn là người lạnh nhạt, thờ ơ với cơ hội. Người chủ động xuất kích thì sẽ dễ dàng có được cơ hội, còn những người ngồi mát ăn bát vàng thì sẽ chẳng bao giờ có duyên với cơ hội. Đó chính là nguyên tắc rất phổ biến. Nếu bạn luôn chủ động, nhiệt tình hơn hẳn những người khác thì cơ hội sẽ đến với bạn nhanh chóng.

Cơ hội luôn thích những người chăm chỉ tấn công, tính cách thích thách thức, nó thích được đền đáp cho những con người như vậy. Do đó, trước mặt cơ hội cần phải dũng cảm tiến lên, phát huy được khả năng lớn nhất của mình. Chỉ khi dũng cảm chiến thắng những khó khăn xem chừng khó khuất phục này thì mới có thể để cơ hội phát huy được vai trò tốt nhất. Một số người luôn cho rằng khó khăn rất khó có thể khắc phục, khiến cho cơ hội đến tay rồi mà cũng không lợi dụng đầy đủ, khiến cho cơ hội trong tay mà trôi tuột mất.

Trong quá trình nhân tài trưởng thành, cần phải chú trọng “sản xuất” với “kinh doanh”.

Nắm lấy cơ hội là từng bước tiến hành trong quá trình tích luỹ ưu thế. Qua kinh nghiệm của nhiều người thành công thì họ đều là những người thông minh biết tạo ra cơ hội và tận dụng cơ hội triệt để. Thoạt đầu họ là những người chăm chỉ, cần mẫn tích luỹ và mặt khác tìm kiếm các cơ hội. Khi họ đã có được kiến thức, khả năng ở mức độ nào đó thì cơ hội sẽ đến thôi. Khi họ đã tận dụng thực lực và cơ hội để giành được thành tích thì cơ hội sẽ được nâng cao kể cả về chất và lượng, rất tiện cho việc phát triển những cơ hội mới.

Sáng tạo cơ hội cần phải có tinh thần chăm chỉ, cần phải có sự nhẫn nại và nghị lực, khi bạn đã xác định được rõ ràng phương hướng phấn đấu và có niềm tin kiên định và luôn luôn sẵn sàng “tiếp nhận” cơ hội thì bạn sẽ thường xuyên có được những cơ hội mới mẻ.

Có điều kiện tốt và môi trường có lợi chính là cơ hội, nhưng nhiều khi điều kiện bất lợi cũng là một loại cơ hội. Bạn cũng cần phải coi bất hạnh là một loại cơ hội, đó chính là quan niệm nhân sinh tích cực. Rất nhiều người đã áp dụng quan niệm này khi nhìn nhận sự khó khăn và đã mở rộng con đường thành công của mình.

– Giỏi nắm bắt cơ hội, hành động dứt khoát:

Trong thế giới kinh doanh đầy rẫy sự cạnh tranh thì nắm bắt cơ hội chính là nhân tố để thành công. Các bạn cũng đã biết là thành công đến rất nhanh nhưng đi cũng rất nhanh, bạn không có khả năng quyết đoán, nhạy bén thì rất khó có thể nắm bắt được cơ hội. Cái gọi là khả năng quyết đoán và nhạy bén chính là trong quá trình cạnh tranh cần phải quan tâm chú ý đến từng sự thay đổi nhỏ bé của đối thủ và phân tích bản chất của sự thay đổi ấy là gì, đồng thời phán đoán hướng phát triển của sự vật ra sao và cuối cùng là ra những quyết định quyết đoán, nhạy bén khiến cho mình là người nắm bắt được cơ hội và giành được thành công.

Philiper Amore là người sáng lập ra Công ty Amore. Ông là người có đầu óc nhạy bén và biết nhìn xa trông rộng. Do đó, dưới sự lãnh đạo của ông thì Công ty Amore đã thành công rực rỡ sau khi đã đi qua quãng đường gập ghềnh.

Ông Philiper Amore nổi tiếng là vì đã nghĩ đến việc đóng thịt vào hộp, với sự sáng tạo này thì ông đã sản xuất và tiêu thụ được số lượng lớn thịt. Nhưng con đường đi đến thành công của ông ấy vô cùng khó khăn, và cũng đã trải qua những lúc thất bại đến đau đớn. Điểm nổi bật trong kinh doanh thành công của ông chính là biết chú ý đến các đối thủ, ông đã biết quan sát thật nhạy bén mọi thông tin mà mọi người cùng biết nhưng lại không để ý, những thông tin này luôn có ảnh hưởng tới thị trường, ông đã phán đoán chính xác biến động của tình hình, chớp lấy thời cơ và nhanh chóng quyết đoán, dốc toàn sức lực vào hành động để dành được thắng lợi và đi đến thành công. Ông đã bắt tay hành động khi người khác vẫn chưa hiểu gì, ông đã chúc mừng thành công khi người khác định làm.

Trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ các loại thịt thực phẩm thì ông đã phán đoán chính xác được sự thay đổi cũng như tình hình biến động của thị trường thông qua những động thái và thông tin nhỏ bé bị mọi người quên lãng, từ đó ông nắm bắt được cơ hội và nhanh chóng áp dụng các biện pháp hành động. Như vậy trong thời gian ngắn ông đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ mà bình thường không ai tưởng tượng nổi.

Trong cuối thời kỳ cuộc chiến tranh Nam Bắc, do chiến tranh nên giao thông đi đến các miền gặp nhiều khó khăn, giá cả các thực phẩm từ thịt và các loại thịt rất đắt, nhưng bất cứ người kinh doanh nào trong lĩnh vực thịt đều biết rằng đó chỉ là tạm thời. Đã nhìn thấy sự thất bại của quân đội miền Nam nên cuộc chiến tranh chỉ kết thúc trong nay mai mà thôi. Chỉ cần cuộc chiến tranh kết thúc thì giá cả thị trường thịt sẽ nhanh chóng hạ sốt. Với những người kinh doanh thông minh thì sự biến động của giá cả lần ấy chắc chắn sẽ có những sự thay đổi lớn và đó sẽ là cơ hội kiếm tiền rất tốt. Trong khó khăn này thì cần phải phán đoán được chính xác thời gian kết thúc cuộc chiến tranh này là bao giờ.

Ông Amore cũng không phải là ngoại lệ, ông theo dõi rất sát sao từng biến đổi của tình hình, hàng ngày ông nghiên cứu rất nhiều báo chí và không bỏ qua bất cứ một thông tin nhỏ nhặt nào, ông rất muốn suy đoán chính sách được sự thất bại của quân đội miền Nam ra sao và sẽ kéo dài được bao nhiêu thời gian.

Một hôm, một thông tin nhỏ bé đã làm ông phải chú ý. Thông tin nói rằng, một người phục vụ cho doanh trại của tướng Lee thấy có trẻ con cầm rất nhiều tiền, hỏi xem có chỗ nào mua được bánh và kẹo, bố của những đứa trẻ này là quân của tướng Lee, chúng trả lời đã mấy ngày hôm nay không có bánh mì ăn, bố toàn đưa thịt ngựa về thôi, khó nuốt lắm.

Tình hình hậu cần của quân đội phương Nam đang gặp khó khăn, chẳng có ăn cũng chẳng có mặc là tình hình lúc đấy ai cũng biết, còn việc phát triển đến mức lính của tướng Lee phải giết thịt ngựa ăn thì chứng tỏ quân đội phương Nam đã lâm vào tình thế tuyệt vọng. Ông Amore đoán cuộc chiến tranh Nam Bắc này sắp sửa kết thúc, đây chính là cơ hội tốt nhất, và ông đã nhanh chóng ký hợp đồng tiêu thụ thịt lợn với các chợ miền Đông.

Hợp đồng đã ghi rõ, ông Amore sẽ bán hàng tấn thịt cho các chợ miền Đông với giá thấp, nhưng thời gian giao hàng sẽ được kéo dài trong vài ngày. Các nhà buôn thịt lợn miền Đông cứ tưởng rằng mua thịt lợn với giá rẻ như vậy thì lợi quá còn gì. Nhưng vài ngày sau, quân đội miền Nam đầu hàng quân miền Bắc, cuộc chiến tranh Nam Bắc kết thúc, thị trường có sự biến động lớn, giá các loại thịt giảm đến chóng mặt. Trong lần buôn bán này ông Amore đã kiếm được 1 triệu USD.

Còn một việc nữa thể hiện rõ ông Amore đã có can đảm và mưu lược trong kinh doanh. Sự việc này xảy ra vào mùa xuân năm 1875, ông đã nhìn thấy một thông tin nhỏ ở góc tờ báo, hàng đám súc vật ở một nông trại Mexico đã phát hiện thấy nhiều ổ bệnh, chính quyền và những người có liên quan cho đó là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh.

Ông Amore cho rằng, nếu tin này là đúng thì ông sẽ quyết không bỏ lỡ cơ hội kiếm được nhiều tiền. Nhưng, dù rất gấp nhưng ông vẫn kiểm tra lại việc đàn súc vật có đúng là bị mắc bệnh truyền nhiễm hay không? Ông Amore đã nhận rõ rằng, nếu như súc vật ở Mexico mắc phải căn bệnh này thật thì những vùng sẽ bị ảnh hưởng là những vùng gần với Mexico là bang California và bang Texas, mà hai vùng này lại là hai vùng cung cấp các loại thịt cho cả nước. Theo luật pháp nước Mỹ, nếu như súc vật ở hai bang California và bang Texas bị nhiễm bệnh truyền nhiễm thì Chính phủ Mỹ sẽ cấm súc vật và các loại thịt của hai bang này rời khỏi khu vực của bang để tránh lây lan bệnh tật trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Chính vì vấn đề này mà đã khiến cho thịt trường thịt ở nước Mỹ khan hiếm, giá thịt tăng cao.

Ông Amore đã gọi điện cho bác sỹ riêng của mình, bác sỹ chẳng hiểu gì cả cũng vội vàng đến chỗ ông đang ăn ở ngoài ngoại ô thành phố. Ai ngờ là ông Amore đã nhờ bác sỹ đi Mexico kiểm tra giúp thông tin có phải là súc vật ở đấy mắc bệnh hay không. Cuối cùng bác sỹ cũng đồng ý vì những lời thuyết phục của ông Amore.

Theo thông tin chính xác mà bác sỹ thông báo, ông Amore đã dứt khoát dốc toàn bộ sức lực để hành động. Ông đã gom và dốc hết toàn bộ số vốn có trong tay để mua rất nhiều thịt bò và thịt lợn ở hai bang Califocnia, Texas, sau đó tập trung nhân lực để chuyển thịt khỏi khu vực của hai bang sang các bang của miền Đông để tránh bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đúng là sự việc xẩy ra không ngoài dự kiến của ông Amore, bệnh dịch của súc vật đã lan đến khu vực của hai bang này, Chính phủ Mỹ tập tức ra lệnh cấp các loại thịt chế phẩm và súc vật rời khỏi hai bang. Giá thịt và các sản phẩm làm từ thịt trên thị trường nước Mỹ bỗng tăng đột ngột.

Trước khi lệnh này được bãi bỏ ở hai bang vài tháng thì ông đã kiếm được khoản lợi nhuận là 9 triệu USD. Bạn thấy đấy, kế hoạch và quyết định của ông Amore đã thành công vang dội.

Đó chính là mưu lược kinh doanh của ông Amore. Nguyên nhân khiến cho ông Amore thành công chính là: Quan tâm tỷ mỷ tới mọi thứ, kịp thời phát hiện và nắm lấy từng cơ hội thoáng qua, quyết định dứt khoát, nhanh chóng dốc toàn sức lực hành động.

– Nắm lấy cơ hội phù hợp với mình:

Có một nhà kinh doanh, anh sớm được thừa kế nghề kinh doanh cha truyền con nối, nhưng anh lại thiếu sự sáng suốt trong nghề kinh doanh vàng bạc. Được mấy năm sau thì anh đã làm thua lỗ hết sạch cửa hàng vàng bạc của bố mẹ.

Anh luôn cho rằng mình không thiếu tài năng kinh doanh, mà là nghề kinh doanh vàng bạc đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật cao, quá nhiều rủi ro. Do đó, anh đã quyết định chuyển sang kinh doanh quần áo. Anh cho rằng, buôn bán quần áo chỉ cần một thời gian ngắn là chu chuyển được tiền, và cũng không cần quá nhiều kiến thức chuyên môn nên đã làm thì chắc chắn sẽ thành công. Vậy là anh ấy đã bán hết chỗ tài sản ít ỏi còn lại, mở một cửa hàng bán quần áo. Ba năm trôi qua, cửa hàng bán quần áo của anh đã không còn vốn để nhập hàng mới về, số quần áo còn lại cũng giống như những cửa hàng bên cạnh, giá cả lại quá cao nên chẳng ai buồn hỏi. Cuối cùng thì anh ấy đã thất bại. Anh ấy nhận ra rằnh mình không hợp với thị trường quần áo thay đổi mốt quá nhanh này. Khi anh ấy cho rằng một loại mẫu mới vừa thịnh hành thì cần phải huy động vốn ngay để nhập hàng, nhưng lúc ấy thì những cửa hàng khác đã bắt đầu thải loại mốt này rồi, anh ấy luôn là người chạy theo sau mà thôi.

Anh ấy liền bán cửa hàng quần áo này, và sử dụng số tiền vốn còn thừa ấy để mở một nhà hàng. Anh nghĩ, với kiểu kinh doanh đơn giản này thì anh sẽ chẳng bị lỗ nữa rồi. Anh thuê vài đầu bếp, thực khách thì ăn đến đâu thì trả đến đấy nên không cần nhiều vốn lưu động. Nhưng anh ấy đã nhầm hoàn toàn. Anh đã phải mở to mắt để nhìn những nhà hàng bên cạnh khách ra vào tấp nập, còn nhà hàng của mình thì vắng ngơ vắng ngắt. Cuối cùng, vài đầu bếp anh thuê về cũng chạy sang làm thuê cho nhà hàng bên cạnh, chỉ chừa lại có một mình anh cô đơn, đáng thương.

Sau này, anh lại thử chuyển sang kinh doanh mỹ phẩm, rồi kinh doanh đồng hồ, kinh doanh in ấn… nhưng tất cả đều thất bại ê chề.

Đến lúc này thì người đàn ông này đã 52 tuổi. Từ lúc bố ông để lại cho ông cửa hàng vàng bạc cho đến ngày hôm nay thì toàn bộ những năm tháng quý báu đều đã bị thất bại đeo đuổi. Hai bên tóc mai đã bắt đầu điểm bạc, ông tin rằng mình không có tài năng kinh doanh.

Ông đã tính toán lại hết gia sản của mình, toàn bộ số tiền còn lại chỉ có thể mua được một nấm mộ cách xa thành phố.

Ông đã tuyệt vọng hoàn toàn, mình không có khả năng để làm giàu nên đành mua nấm mồ dành cho mình vậy, đợi đến ngày quy tiên thì cũng coi là có nơi trú ngụ.

Mảnh đất này nằm ở vùng hoang vắng cách thành phố 5 cây số. Những người có tiền và kể cả những người nghèo không thèm mua mảnh đất này làm nấm mộ.

Nhưng một kỳ tích đã diễn ra, đó chính là vào ngày thứ 15 ông ấy hoàn tất mọi thủ tục quyền sử dụng mảnh đất nấm mộ ấy thì thành phố đã công bố quy hoạch xây dựng đường cao tốc vành đai quanh thành phố, nấm mộ của ông nằm đúng ở trong thành phố và gần ngay một ngã tư. Trong một đêm mà giá đất hai bên đường đã tăng gấp bội, giá nấm mộ ông mua đã tăng gấp mấy lần. Ông nằm mơ cũng không nghĩ rằng mình đã phát tài chỉ dựa vào mảnh đất mộ này.

Ông bỗng nhiên bừng tỉnh và tự hỏi tại sao mình không kinh doanh bất động sản nhỉ? Nói là làm ngay, ông bán ngay mảnh đất làm mộ ấy và mua một số mảnh đất mà ông cho rằng sẽ có khả năng tăng giá. Chỉ có 5 năm thôi mà ông đã trở thành một người kinh doanh bất động sản lớn nhất trong thành phố.

Bài học của nhà kinh doanh này đúng là những lời gợi mở sâu sắc đối với mỗi người chúng ta. Một cơ hội nhỏ nhoi cũng thay đổi số phận của một con người. Nhiều khi, cơ hội chờ đợi chúng ta ở phía trước, điều quan trọng là chúng ta phải nhẫn nại chờ đợi và tìm tòi.

Cả đời nhà kinh doanh này có rất nhiều cơ hội, nhưng chỉ có cơ hội cuối cùng mới là cơ hội của ông, ông đã nắm lấy cơ hội này và từ đó đã thành công.

Một nhà kinh doanh người Nhật Bản đã đưa vợ mới cưới của mình đi du lịch Philippin. Một hôm họ đang đi dạo chơi trong thành phố đông đúc thì thấy một thứ được mọi người rất thích. Thứ này giá rất rẻ, đắt nhất cũng chỉ 1 USD một đôi. Về anh đã phát hiện ra và thích vô cùng. Cô đã bảo với chồng mua rất nhiều mang về Nhật Bản. Về đến nhà cô liền đem món đồ này tặng cho bạn bè thân thiết, sau này một số người biết được cũng đến tận nhà đòi tặng và còn hỏi cô đã mua ở đâu để mua tặng bạn bè. Nhưng tìm khắp cả nước Nhật Bản cũng không thể thấy món đồ nào như vậy.

Đó là những con tôm rất bình thường ở vùng biển nhiệt đới, từ nhỏ chui vào trong hòn đá sau đó lớn lên không thể ra và đã sống suốt đời trong tảng đá.

Nhà kinh doanh người Nhật này thấy mọi người thích món đồ này quá liền đáp máy bay đi Philippin để nhập những con tôm này vào Nhật Bản. Về đến Nhật Bản anh đã cho đóng gói rất cẩn thận món quà này. Những người mua luôn cho rằng loài tôm này sẽ đem lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng mới cưới. Dù họ không cưới thì họ cũng sẽ mua một đôi tặng cho bạn bè mới cưới của mình. Thật không ngờ là những con tôm này đã cung không đủ cầu. Món đồ chỉ mua có 1 USD mà lại bán được với giá 270USD.

Nhà kinh doanh Nhật Bản này thành công là vì mạnh dạn sáng tạo những ý tưởng mới mẻ. Anh đã nắm được đặc trưng của hàng hoá với chủ đề chính là tình yêu nên rất hợp với nhu cầu mong muốn hạnh phúc của người tiêu dùng.

Rất nhiều khách du lịch đến Philipin tham quan và cũng rất nhiều người đã từng nhìn thấy con tôm này. Nhà kinh doanh Nhật Bản thành công không phải là sự phát hiện độc đáo mà là anh đã tìm thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội ấy.

Chúng ta thường xuyên gặp những việc như vậy, rất nhiều cơ hội đã đi qua chúng ta. Nếu bạn không nắm bắt được cơ hội thì không phải là cơ hội của bạn; nếu bạn nắm bắt được cơ hội nhưng không giỏi chuyển hoá nó thành giàu có thì cũng không phải là cơ hội của bạn. Chỉ khi bạn nắm được cơ hội và chuyển hoá cơ hội thành giàu có của mình thì đó mới là cơ hội có ích và là cơ hội của bạn thực sự.

– Sống có tâm thì sẽ nắm bắt được cơ hội:

Những người vĩ đại, những người gây dựng sự nghiệp luôn có ánh mắt nhạy bén, đầu óc chuẩn bị sẵn sàng nên luôn kịp thời đánh giá được tình hình, nắm bắt cơ hội và giành được thành công. “Hàng hoá” là con đẻ của chủ nghĩa tư bản, từ khi xã hội chủ nghĩa tư bản sinh ra đến nay thì có rất nhiều người đã nằm trong hàng ngũ này. Do đã quen với những gì nhìn thấy nên chẳng có ai chú ý đặc biệt đến nó. Nhưng Mác đã nắm chặt được nó và bỏ hết cả thời gian và sức lực của một đời người để nghiên cứu, giải phẫu nó, từ đó đã vén lên bức màn bí mật của xã hội chủ nghĩa tư bản. Ông đã viết ra tác phẩm nổi tiếng là “Tư bản luận”.

Hàn Quốc là một trong “bốn con rồng nhỏ” ở khu vực châu Á đã giữ được tốc độ phát triển nhanh qua hơn 20 năm nay. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, tình hình cạnh tranh quốc tế khốc liệt thì Hàn Quốc đã xem xét được thời thế và nắm được những “tuyệt chiêu” để chiến thắng. Khi mở rộng thị trường quốc tế thì các Công ty lớn của Hàn Quốc đều tiến hành với biện pháp “Đã biết trên núi có cọp nhưng vẫn quyết lên núi để bắt cọp”. Có người nói rằng, quốc tế tiến hành o bế kinh tế với nước nào hoặc khu vực nào thì các Công ty Hàn Quốc cũng sẽ vươn vòi bạch tuộc đến đó cho bằng được, dũng khí mạo hiểm của các nhà kinh doanh Hàn Quốc thật đáng khâm phục.

Các nước phương Tây ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi với lý do đấu tranh chống hoạt động khủng bố nên đã tiến hành o bế kinh tế lâu dài với Libya. Các nhà kinh doanh phương Tây đều cho rằng kinh doanh ở đất nước này là lành ít dữ nhiều, tránh đi là hơn hết. Còn Công ty Deawoo thì không nghĩ vậy, họ đã ký hợp đồng xây dựng trị giá khoảng 3,5 tỷ USD với các cơ quan hữu quan của Libya, khiến cho những nhà kinh doanh khác phải thèm nhỏ nước dãi. Trước kia một số nước phương Tây cũng tiến hành phong toả kinh tế với Việt Nam nhưng Công ty của Hàn Quốc vẫn vào và đã tiến hành làm ăn với các Công ty của Việt Nam với kiểu hàng đổi hàng, họ mang ti vi màu vào đổi cao su thiên nhiên. Công ty Deawoo còn vươn cả vòi bạch tuộc của mình đến miền Bắc Triều Tiên.

Tại sao những Công ty lớn lại mạo hiểm như vậy, kinh doanh những gì mà người khác không kinh doanh? Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Deawoo ông Kim Tee Chung đã nói: “Tôi đến nơi nào đều ngửi thấy mùi của đồng tiền, càng là nơi không an toàn thì càng có được nhiều lợi nhuận”. Ông đã giải thích rằng: “Tôi không bao giờ mạo hiểm một cách mù quáng”. Ví dụ như Công ty Deawoo ký hợp đồng tại Libya thì cũng nhấn mạnh với Chính quyền ở đó biết rằng: Đây là dự án người khác không muốn làm, vì giá thầu quá cao, lại còn phải dự trù một khoản trong dự án để làm vốn tránh cho bên chủ thầu gặp phải tình huống ngoài ý muốn. Chính quyền Libya không có sự lựa chọn nào nhiều đành phải đáp ứng theo yêu cầu của Công ty Deawoo. Hơn nữa trong nhiều lúc, về góc độ kiếm tiền thì nhìn có vẻ đó không phải là nơi an toàn, nhưng thực tế thì lại rất an toàn, có mạo hiểm thì sẽ có cơ hội.

Qua đó có thể thấy rằng, cơ hội tồn tại song song với cơ hội, chỉ có những người dũng cảm với mạo hiểm thì mới có thể nắm bắt được cơ hội để giành được thành công. Còn đối với những người nhát gan thì dù cơ hội có đến trước mặt thì cũng không dám tiến lên nắm lấy, đành phải đứng nhìn cơ hội tan biến trước mắt.

Tư duy của con người cần phải tích cực tìm kiếm cơ hội, và cũng cần phải mạnh dạn khẳng định mình tìm thấy được cơ hội. Khi ấy cần phải nắm lấy cơ hội và lập tức hành động thì mới có thể biến cơ hội thành hiện thực.

– Nắm bắt các thông tin:

Người không có vốn thì gây dựng sự nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nói như vậy không có nghĩa là không có lối thoát. Không có vốn thì làm thế nào để phát triển sự nghiệp, điều quan trọng là bạn có thể động não, sử dụng trí tuệ của mình hay không.

Một trận đấu bóng lớn diễn ra trong sân vận động, ba chàng thanh niên đã bán những chiếc áo phông có in tên của cầu thủ bóng đá nổi tiếng trước trận đấu với giá 10 đồng 1 chiếc, mọi người tranh nhau mua còn chẳng có hàng để bán. Bạn có biết họ mua giá gốc là bao nhiêu không? Chỉ mất có 2 đồng 1 chiếc. Chỉ trong nửa ngày mà họ đã bán được 5 ngàn chiếc áo phông này đấy, vốn từ 10.000 đồng đã lên đến 50.000 đồng.

Lúc nào cũng phải để ý xem quanh mình có gì kinh doanh được hay không và nắm lấy cơ hội. Bạn bắt tay làm càng nhanh thì càng tốt. Khi có vấn đề gì bất thường thì cần phải nghĩ ngay đến việc kiếm tiền, đó chính là tố chất cần có ở những nhà kinh doanh.

Để cho kinh doanh vuột khỏi tay mình không phải là tính cách của những nhà kinh doanh.

Không có vốn hoặc thiếu vốn thì cũng vẫn có thể gây dựng được sự nghiệp. Điều quan trọng là bạn có biết kinh doanh từ không vốn, hoặc vốn ít để thành giàu có hay không.

Trong giới kinh doanh, nếu như bạn nhận được lời mời của chủ nhân thì cần phải đến sớm đúng mức, tận dụng một khoảng thời gian đến sớm để nói chuyện với những người khách khác hoặc là người nhà. Đây là việc rất thú vị, đồng thời qua những buổi tiệc tùng như vậy là lúc tốt nhất để tận dụng thời gian làm quen với nhau. Nếu trong làm ăn buôn bán có thể quan hệ với nhau thật khăng khít thì trò chuyện vui vẻ trước khi ăn cơm là những giây phút vô cùng quan trọng. Trong bầu không khí thoải mái như vậy thì bạn sẽ vô tình biết được một số bí mật kinh doanh trên thương trường. Rất nhiều ý tưởng kinh doanh chỉ xuất hiện nhất thời nên khó có thể biết phải làm thế nào, nhưng những lúc này lại giải quyết rất thuận lợi.

Tại sao lại phải chú trọng đến việc mời khách đi ăn nhỉ? Vì khi ăn uống thì chẳng ai còn tâm trí đâu mà đề phòng nhau, rất dễ để lộ bản tính thật của mình. Mượn bữa ăn có thể tăng thêm sự hiểu biết về nhau và hai bên có thể nói chuyện với nhau thật thoải mái, thành thật. Như vậy thì hai bên sẽ tin tưởng nhau hơn. Trong các bữa ăn nhiều khi cũng trở thành lúc, thành nơi ký kết những hợp đồng vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn cần phải học cách tận dụng những bữa ăn, lấy bàn ăn làm chiến trường chiến thắng đối thủ.

Ngồi ăn cùng nhau cũng là cách bạn nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng.

Trò chuyện với mọi người sẽ có được sự giàu có ngoài sức tưởng tượng của bạn. Trò chuyện với mọi người cũng như là đã mở ra được nguồn cung cấp thông tin tình báo quan trọng. Trong mỗi ngành nghề của mình thì mọi người đều có những tư liệu hiếm có và kinh nghiệm quý báu. Chỉ cần bạn biết chuyển hoá cái của người ta thành cái của mình thì bạn sẽ có một lượng thông tin vô cùng phong phú. Trong rất nhiều thông tin tình báo chắc chắn sẽ có những cách kinh doanh quan trọng. Nếu bạn nắm bắt được thì khác gì như cá gặp nước sẽ rất tốt. Nếu bạn có thể tận dụng được những điều đó một cách chính xác thì sự nghiệp của bạn sẽ vững chắc, mạnh mẽ như được tiếp thêm luồng sức sống.

Trên thương trường thường hình thành một số tổ chức đoàn thể, thực tế thì được hình thành như vậy là vì lợi ích chung nào đó. Một khi mọi người ngồi với nhau thì sẽ tự nhiên nói đến nhà nào đã gây dựng sự nghiệp bằng cách gì, hiện nay thị trường đang sốt cái gì, và sau này sẽ sốt gì… Nếu cho những chủ đề này thành gió thoảng qua tai thì sẽ mất đi cơ hội có ích, tích cực nhất với bạn.

Bây giờ là thời đại tin tức, tin tức chính là tiền bạc. Tin tức của một người luôn luôn có hạn, cần phải phát triển qua tập thể, nếu bạn chỉ vùi đầu vào kinh doanh thì rất khó có thể trụ vững được trong thế giới cạnh tranh. Khi giỏi tập hợp những thông tin thì cần phải giỏi tận dụng những tin tức này. Nếu không tin tức vẫn chỉ là tin tức, vẫn không thể chuyển hoá thành giàu có, tài sản.

Mọi người thường nói, người khôn ăn nói nửa chừng để cho người dại nửa mừng nửa lo. Bạn cần phải nói ít và nghe nhiều vì bây giờ là thời đại tin tức mà.

Những người kinh doanh luôn quan tâm đến tin tức. Thu thập các tin tức trên thương trường là việc rất khó, nhiều khi các Công ty lớn cần phải sử dụng nhiều nhân viên và kinh phí để chuyên làm công việc thu thập tin tức. Giới kinh doanh áp dụng cách thu thập tin tức thông qua các buổi tụ tập, tăng cường tình đoàn kết giữa bạn bè. Trong đó điểm quan trọng nhất là trao đổi tin tức với nhau.

Thương trường chính là chiến trường, ai nói hết những gì mình biết thì tức là một kẻ ngốc. Do đó các nhà kinh doanh luôn quan niệm rằng:

“Tuy có vui vẻ đến mấy thì cũng chỉ nên nói ít và nghe nhiều, đừng để lại dấu vết gì thì đó mới là người thông minh. Không khí tán gẫu dễ chịu là liều thuốc không thể thiếu trong quan hệ xã giao, nhưng nếu trong lúc nói chuyện để lộ mất bí mật kinh doanh của mình thì đó sẽ là những điều gợi mở quan trọng đối với người khác. Do đó bất cứ tin tức tình báo có ích nào đều sẽ không bao giờ bị người nghe thông minh bỏ sót. Bí mật kinh doanh chỉ được nói ra với điều kiện trao đổi. Nhiều khi dù có điều kiện thì cũng không được dễ dàng nói ra, mà cần phải im lặng kìm nén để dành đến giây phút cuối cùng. Đó chính là người kinh doanh giỏi giang, chín chắn.

Chương 2Ở ĐÂU CÓ NHIỀU RỦI RO THÌ Ở ĐÓ CÓ NHIỀU LỢI NHUẬN

N

gười Trung Quốc không thích mạo hiểm, không thích kích động, và cũng không thích thách thức. Còn thương trường lại luôn là nơi chứa đầy thách thức, kích động và mạo hiểm. Làm sao bây giờ? Sự tài ba của các nhà kinh doanh thành công là biết nhìn nhận thời cuộc, và có thể giảm rủi ro đến mức tối thiểu. Nơi nào cũng đầy rẫy khó khăn, vất vả, chỉ cần bạn dũng cảm làm người gây dựng sự nghiệp thì mới có thể đi đến đỉnh cao của huy hoàng.

Ông Lý Gia Thành đã nói cho giới truyền thông đại chúng biết về bí quyết làm giàu trong 60 năm của ông: “Nếu hàng năm tiết kiệm 10.000 đồng trong ngân hàng thì mấy chục năm sau con số tích luỹ của bạn cũng chỉ là mấy chục nghìn mà thôi. Còn nếu như bạn dám đầu tư số tiền ấy vào những lĩnh vực nhiều rủi ro thì mấy chục năm sau số tiền này sẽ lên đến hàng tỷ”. Ông ấy đã nói cho chúng ta biết một lý luận rất đơn giản rằng, rủi ro càng nhiều thì càng dễ thành công.

– Rủi ro càng nhiều, lợi nhuận càng lớn:

Người đầu tư kinh doanh cần phải dám chịu những rủi ro lớn, đây chính là con đường quan trọng để đầu tư thành công. Do vậy, là một người đầu tư kinh doanh nên tránh ky bo tài sản mà thiếu dũng cảm kinh doanh. Chỉ cần khắc phục nỗi lo sợ bình thường này của con người thì mới có thể giành được thành công.

Giả sử có hai tình huống:

Một là: cho bạn 30 đồng, sau đó cho bạn tung đồng tiền xu. Nếu mặt phải lên trên thì bạn sẽ thắng được 9 đồng, ngược lại thì bạn sẽ thua 9 đồng. Như vậy thì bạn có ném không?

Hai là: Bạn chỉ có được 30 đồng hoặc là vẫn phải tung tiền xu để có nhiều tiền hơn: mặt phải lên trên thì bạn được 39 đồng, ngược lại thì bạn chỉ được 21 đồng. Như vậy bạn có tung hay không?

Thực tế cho thấy, cơ hội của hai tình huống này đều như nhau:

Hoặc là không tung và như vậy chỉ có được 39 đồng, hoặc là thử vận may xem sao. Có được 39 đồng hay là 21 đồng đều có 50% cơ hội như nhau cả thôi. Nhưng theo kết quả nghiên cứu có liên quan cho thấy, trong tình huống một thì có đến 70% người bằng lòng đánh cược, còn trong tình huống thứ hai thì chỉ có 43% người bằng lòng. Nói tóm lại, khi mọi người cho rằng mình đang kiếm được rất nhiều tiền-vốn hoặc là cách kiếm tiền như đánh bạc, thì họ càng muốn mạo hiểm, nhưng họ lại quên rằng: 1 đồng ở đâu đến thì đều là 1 đồng tiền mà thôi. Do vậy, mọi người thường muốn mạo hiểm khi đối mặt với chút ít tiền bạc, còn một khi đối mặt với quá nhiều tiền bạc thì họ lại không muốn mạo hiểm. Nhưng thực tế cho thấy cũng chính vì tâm lý sợ mạo hiểm mà những người dám mạo hiểm kinh doanh thì sự nghiệp càng phát triển.

– Rủi ro đầu tư càng lớn thì càng cần phải lựa chọn cẩn thận:

(1) Đầu tư chính là một hành vi kinh doanh, đều có thể kiếm tiềm giống như những hành vi kinh doanh khác, có thể sẽ lãi nhưng cũng có thể sẽ lỗ, những người muốn đầu tư cần phải thận trọng khi lựa chọn, phải suy nghĩ kỹ càng rồi mới đầu tư.

(2) Thông thường, đầu tư là hoạt động kinh doanh của người có tiền. “Có tiền kiếm tiền thật dễ, nhưng không tiền thì kiếm tiền thật khó” Câu nói hình tượng này đã nói rõ, trong lĩnh vực lưu thông thì nền kinh tế thị trường không thể cho mỗi một người có cơ hội bình đẳng như nhau, đặc biệt là trong hoạt động thương mại. Nền kinh tế thị trường đem đến cho mọi người cơ hội bằng sự xê dịch của số tài sản và vốn của họ, người có càng nhiều vốn và tài sản thì càng có nhiều cơ hội hơn, và sẽ kiếm được nhiều tiền và giàu có hơn.

(3) Khi đầu tư mọi người đều dễ dàng mắc sai lầm chung. Như những người đầu tư thường quên mất những cơ hội tiềm tàng có trong lĩnh vực đầu tư giá trị: Công ty thoát khỏi cảnh phá sản; giá thị trường cổ phiếu vẫn chưa phản ánh được Công ty trong tương lai cũng như là sự mua bán tốt đẹp cổ phiếu, người đầu tư thường kiếm lợi qua mua bán cổ phiếu, khi hàng hoá bị rớt giá thì chuyển sang cổ phiếu. Vì với nhiều người biết cách kinh doanh thì họ cho rằng làm như vậy vừa kiếm được lợi nhuận ổn định và an toàn.

(4) Khi lên kế hoạch đầu tư cần phải suy nghĩ đến những nhân tố lạm phát tiền tệ, quay vòng vốn, vì những nhân tố này sẽ khiến cho đồng tiền của bạn rớt giá, giảm bớt sức mua vốn có. Do đó khi bạn lên kế hoạch tài chính thì cần phải tính toán mức kim nghạch cần thiết, tốt nhất là phải tính toán kỹ theo từng nhân tố này.

– Nắm lấy mục tiêu và đầu tư chính xác:

Mục tiêu đầu tư và ý đồ của nhà kinh doanh luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi mục tiêu đầu tư hoàn toàn thống nhất với ý đồ kinh doanh thì sự lựa chọn đầu tư về cơ bản là chính xác. Ví dụ, bạn sẽ thấy bữa ăn 28 đồng/1 suất với bữa ăn tự chọn không hạn chế 32 đồng/1 người thì cái nào kinh tế hơn? Vấn đề ở đây chính là bỏ tiền ra ăn cơm và giải quyết dạ dầy đói là hoàn toàn thống nhất, nếu là một loại đầu tư thì phương hướng chẳng có gì sai.

Tất nhiên, phương thức đầu tư cũng được quyết định bởi mức độ đói bụng của bạn. Nhưng sẽ có một số người mù quáng chọn lựa bữa ăn tự chọn được ăn tuỳ thích mà không suy nghĩ đến nhu cầu thực sự của mình là gì. Họ đã gộp ăn no với thưởng thức ẩm thực vào làm một.

Do đó, với người đầu tư thì cần phải đảm bảo những gì bạn mua đều là những thứ bạn cần, thậm chí là cao hơn một mức và cần phải đảm bảo là bạn sẽ không mua bất cứ thứ gì mà bạn không cần. Một khi bạn nắm chắc được nguyên tắc đầu tư tài chính này thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng mình đầu tư lãng phí.

Vị tướng Ngô Khởi của nhà Ngụy trong thời Chiến quốc đã nói: “Ba quân tổn thất cũng chỉ vì tướng cầm quân chần chừ, do dự”. Những vị tướng được lưu truyền trong sử sách luôn là những người nhiều mưu, giỏi phán đoán, nếu có mưu mà không biết phán đoán thì cũng có nghĩa là vô mưu. Do đó, dám quyết tâm sống chết một trận đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng sự nghiệp đầy rẫy mạo hiểm.

Nhựa của công ty Trường Giang chiếm vị trí vững chắc trên thị trường châu Âu. Năm 1958, vốn doanh nghiệp của Công ty Trường Giang đạt 10 triệu đô la Hồng Kông, lợi nhuận đạt 1 triệu đô la Hồng Kông.

Nhựa chính là mặt hàng để ông Lý Gia Thành kiếm tiền và cũng đã giành được danh hiệu “Ông vua của ngành nhựa”.

Năm ấy ông Lý Gia Thành vừa tròn 30 tuổi, đúng là tam thập nhi lập như là các cụ ngày xưa đã nói.

Giữ vững vị trí ổn định ở thị trường châu Âu, ông Lý Gia Thành liền chuyển hướng tiến quân vào thị trường Bắc Mỹ.

Ông Lý Gia Thành đã tiến hành tuyên truyền mạnh mẽ vào thị trường mới. Ông đã thiết kế và cho in mầu những quyển sách giới thiệu sản phẩm thật đẹp và gửi đến địa chỉ của các Công ty kinh doanh của Bắc Mỹ qua tìm hiểu các cơ quan liên quan của Chính quyền Hồng Kông, cũng như là qua giới kinh doanh.

Một Công ty kinh doanh hàng gia dụng lớn nhất ở Bắc Mỹ có chi nhánh ở Mỹ, Canada đã đồng ý đến Hồng Kông thăm và khảo sát tình hình.

Ông Lý Gia Thành đã dứt khoát lên khẩu hiệu: Cần phải dốc toàn tâm sức để bắt tay hợp tác được với Công ty này.

Qua kinh nghiệm nhiều năm với các Công ty bán sỉ của các nước châu Âu, ông Lý Gia Thành đã đưa ra quyết định khiến mọi người kinh ngạc ngay tại cuộc họp Hội đồng quản trị: Trong vòng một tuần cần phải mở rộng qui mô sản xuất nhựa đạt đến mức làm cho các nhà kinh doanh nước ngoài phải hài lòng!

Đó đúng là tinh thần dũng cảm quyết đoán đáng trân trọng.

Đây chính là mạo hiểm vội vã duy nhất trong cả cuộc đời ông Lý Gia Thành. Ông đã dứt khoát như vậy dường như là đã đánh cược với sự nghiệp kinh doanh trong bao nhiêu năm qua.

Cả đời ông Lý Gia Thành luôn làm việc với tác phong ổn định, cẩn thận, nhưng lần này thì ông không còn sự lựa chọn nào khác. Vì ông phải đứng trước sự lựa chọn một là bỏ mặc tất cả và hai là phải dốc sức chiến đấu để có tất cả.

Không thể tưởng tượng được là trong một tuần sẽ hoàn thành được quy mô sản xuất mới sẽ khó khăn như thế nào. Trước hết cần phải thuê nhà xưởng đạt tiêu chuẩn rộng khoảng 10 ngàn thước vuông, dỡ nhà xưởng cũ rồi chuyển những thiết bị cũ còn sử dụng được đến nhà xưởng mới, trang bị thêm thiết bị mới, cải tạo nhà xưởng và lắp đặt thiết bị, tuyển thêm công nhân và bồi dưỡng, đào tạo… sau hàng loạt những công việc này thì Xưởng sản xuất mới chính thức được vận hành.

Ông Lý Gia Thành cũng như toàn thể công nhân viên của Công ty đã cùng cố gắng quyết chiến không quản ngày đêm trong sáu hôm. Mỗi ngày họ chỉ ngủ từ 3 đến 4 tiếng mà thôi.

Tuy rất bận rộn nhưng không hề bị rối tung, ông chỉ huy và điều phối công việc đâu ra đấy. Điều đó ông đã bộc lộ được tài năng tổ chức của một người kinh doanh tài giỏi.

Sang ngày thứ bẩy, khách hàng của Công ty bên Bắc Mỹ đã đáp máy bay đến Hồng Kông. Khi ấy chiếc máy cuối cùng của Công ty Trường Thực được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Ông Lý Gia Thành không còn thời gian để uống ngụm nước trà liền lập tức lái xe đến ngay Sân bay Kow Lons để đón khách.

Tác phong làm việc của người Mỹ thật thoáng và dễ chịu, ông ấy đã đề nghị ông Lý Gia Thành đưa mình rời khỏi sân bay đến ngay Xưởng sản xuất tham quan.

Vị khách đã đi tham quan dây chuyền sản xuất và phòng trưng bày sản phẩm xong thì khen ngợi hết lời xí nghiệp sản xuất của ông Lý Gia Thành tiên tiến không kém gì các Xí nghiệp sản xuất của Âu Mỹ.

Hơn nữa báo giá của ông Lý còn thấp hơn một nửa so với giá của các Công ty Âu Mỹ, người Mỹ này đã nói với ông Lý rằng: “OK. Bây giờ chúng ta có thể ký hợp đồng với nhau rồi đấy”.

Công ty của Mỹ đã trở thành một trong những khách hàng lớn của Công ty Trường Giang, đơn đặt hàng hàng năm của Công ty lên đến hàng triệu đôla. Qua Công ty này thì ông Lý Gia Thành đã được các ngân hàng thương nghiệp của Canađa tin cậy và cũng là tiền đề để tạo mối quan hệ làm ăn sau này. Từ đó ông cũng đã “bắc cầu” được ra thị trường Bắc Mỹ.

Nhựa đã mang đến cho ông Lý Gia Thành hàng tỷ đô la Hồng Kông tiền lợi nhuận, Công ty Trường Giang cũng trở thành một trong những Công ty sản xuất nhựa lớn nhất trên thế giới. Lý Gia Thành được đặt tên là ông vua của ngành nhựa, ông đạt được mục đích này là không chỉ dựa vào toàn bộ mảnh đất Hồng Kông mà còn dựa vào ngành nhựa của toàn thế giới.

Người làm lên việc lớn có lòng dũng cảm dám làm dám chịu, đó chính là khí phách của những người anh hùng. Thực sự là như vậy, không có dũng khí này thì ai cũng không thể mở được cánh cửa thành công. Người kinh doanh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Ông Lý Gia Thành đúng là một anh hùng thực sự. Có một việc nói rõ được tính cách anh hùng trong kinh doanh của ông Lý là dự án xây dựng tàu điện ngầm.

Dự án xây dụng tàu điện ngầm hồi ấy là một trong những công trình công cộng lớn nhất trong lịch sử. Cả công trình dự tính phải làm trong 8 năm thì mới hoàn tất và hết khoảng 20,5 tỷ đô la Hồng Kông. Giai đoạn đầu xây dựng dài khoảng 15,6 km, tổng cộng là 15 bến, kinh phí đầu tư khoảng 5,65 tỷ đô la Hồng Kông.

Nguồn vốn xây dựng chính là do Chính phủ Hồng Kông đứng ra đảm bảo vay lãi dài hạn của các ngân hàng khác nhau; Công ty tàu điện ngầm sẽ tập trung thu mua cổ phiếu của thị trường chứng khoán, Công ty tàu điện ngầm sẽ kết hợp với Công ty bất động sản để chia lãi cổ phiếu.

Bến Trung Hoàn và bến Kim Chung là những bến lớn có lưu lượng khách qua lại nhiều, quan trọng của tàu điện ngầm. Bến Trung Hoàn là điểm kết thúc của đoạn tàu điện ngầm đầu, nằm ở khu vực ngân hàng phồn hoa nhất toàn Hồng Kông; bến Kim Chung là bến đầu tiên đi xuyên suốt dưới lòng biển, là trạm trung chuyển của đường phía đông của đảo Hồng Kông, bên cạnh còn có có Cơ quan của Chính phủ, Toà án tối cao, Tổng bộ Hải quân, Tổng bộ Cảnh sát, Hội Chữ thập đỏ, Viện Bảo tàng…

Có người nói rằng, hai bến Trung Hoàn và Kim Chung giống như là hai chân của một con gà, xây dựng được bến này thì chắc chắn sẽ kiếm được rất nhiều lợi nhuận.

Ông Lý Gia Thành cũng rung động trước khoản lợi nhuận lớn này lắm chứ, nhưng không chỉ chú ý đến khoản lợi nhuận khổng lồ mà còn chú trọng đến danh dự của Công ty Trường Thực. Với mọi người Công ty Trường Thực chỉ là một Công ty bất động sản chuyên mua bán, xây dựng những khu đất, ngôi nhà nằm ở vùng nông thôn, thành thị xa xôi, hẻo lánh. Trong thời buổi tấc đất tấc vàng thì Công ty Trường Thực không có tấc đất cắm dùi trong những khu vực náo nhiệt, đầy những ngôi nhà cao ngất trời.

Ông Lý Gia Thành đã bước chân vào nghề kinh doanh bất động sản 20 năm trời, đã xây dựng rất nhiều công trình và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, ông thấy rằng đã đến lúc phải thay đổi hình tượng của Công ty, cần phải tiến quân vào trung tâm của Hồng Kông.

Vào cuối năm 1976, có tin Công ty tàu điện ngầm của Hồng Kông mời thầu xây dựng bến tàu điện ngầm. Lúc ấy các nhà kinh doanh đã bàn bạc rất sôi động về tin nóng hổi này.

Đầu năm 1977, thông tin này được sáng tỏ, ngày 14 tháng 1 Công ty tàu điện ngầm chính thức mời thầu, địa điểm xây dựng chính là địa chỉ cũ của Tổng cục Bưu chính. Tổng cục Bưu chính được dỡ bỏ thì sẽ xây dựng nhà ga tàu điện ngầm chính ở đó.

Đêm tĩnh mịch, cái rét buốt lòng người, ông Lý Gia Thành đi dạo trong khu nhà ở Vịnh nước sâu, ông chẳng còn lòng dạ nào để ngắm hoa thưởng nguyệt mà đang chìm sâu trong suy nghĩ. Tin mời thầu xây dựng nhà ga tàu điện ngầm đã khiến ông mất ăn mất ngủ mấy đêm liền.

Trước kia ông rất ít mang công việc về nhà làm. Ông có thói quen làm việc ngay tại Văn phòng, dù có muộn thì vẫn vậy. Còn ở nhà ngoài học tiếng Anh, xem báo chí thì ông luôn gần gũi trò chuyện với vợ và con trai. Ông cố gắng sống cho vui vẻ, thanh thản, không nghĩ đến công việc để ngủ cho ngon giấc và có đủ tinh thần và sức lực cho ngày làm việc hôm sau. Nếu hôm nào ông mang giấy tờ về nhà làm việc thì nhất định đó là một việc vô cùng quan trọng.

Việc đấu thầu xây dựng nhà ga tàu điện ngầm được ông coi là một việc vô cùng quan trọng. Chắc chắn tham gia đấu thầu sẽ có rất nhiều các Công ty xây dựng, nhà đất giàu tiềm lực kinh tế. Nhưng rốt cuộc quyền xây dựng sẽ thuộc về ai thì chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Công ty Trường Thực tham gia cạnh tranh đấu thầu sẽ nắm chắc bao nhiêu phần thắng? Đúng là vô vọng, hay là thôi không tham gia đấu thầu vậy. Trước kia, Chính phủ đã nhiều lần đấu thầu đất ở khu vực trung tâm, nhưng giá đất ở đó rất cao, mỗi ngày tăng một giá, 1m2 đã lên hơn 10 ngàn đô la Hồng Kông, là giá đất đắt nhất trên thế giới. Một mảnh đất cũng phải tốn đến hàng trăm triệu hay 1 tỷ đô la Hồng Kông, không có tiền thì khỏi phải tham gia đấu giá làm gì.

Không dám tham gia không có nghĩa là không dám mơ ước, ông Lý Gia Thành từ lâu đã mơ ước được vươn vòi bạch tuộc đến khu Trung tâm ấy từ lâu.

Ông Lý Gia Thành vững tin bước đến bên đồi của Vịnh nước sâu, trước mắt là biển mênh mông. Tim ông dường như cũng đập rộn như sóng biển, ông dường như đã nhìn thấy hai ngôi nhà trọc trời được xây dựng ở nhà ga tàu điện ngầm. Ông Lý Gia Thành khao khát được nếm mùi thách thức và vui lòng tham gia cuộc cạnh tranh khốc liệt.

“Khỏi cần phải chần chừ gì nữa, cạnh tranh chính là chiến đấu hết sức mình, chính là đấu trí và đấu lòng dũng cảm. Nếu như không có lòng dũng cảm này thì còn nói gì đến việc đứng vững trên thương trường, vượt lên tất cả được”.

Ông luôn tâm niệm: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.

Ông biết rằng sẽ có nhiều Công ty lớn tham gia đấu thầu, nên Công ty Trường Thực tham gia đấu thầu tức là trở thành đối thủ của những Công ty lớn này. Sức ép thật nặng nề.

Trước hết ông đã đáp ứng được nhu cầu tiền mặt gấp của Công ty tàu điện ngầm, và kinh phí xây dựng toà nhà. Toà nhà được xây xong sẽ bán hết và lợi nhuận chia đôi giữa Công ty tàu điện ngầm và Công ty Trường Thực, đồng thời còn phá lệ là Công ty tàu điện ngầm chiếm 51%, còn Công ty Trường Thực chiếm 49%.

Khoản tiền này đối với Công ty Trường Thực là một gánh nặng. Ông Lý Gia Thành quyết định chuẩn bị sẵn sàng và mạo hiểm một phen.

Mùa đông năm 1976, Công ty Trường Thực phát hành cổ phiếu mới và tập trung vốn khoảng 1,1 trăm triệu đô la Hồng Kông, vay nợ ngân hàng khoảng 2 trăm triệu đô la Hồng Kông, cộng thêm được lợi nhuận của năm thì ông Lý Gia Thành đã điều động được khoảng 4 trăm triệu đô la Hồng Kông.

Ngày 14 tháng 1 năm 1977, Công ty tàu điện ngầm Hồng Kông đã chính thức tuyên bố: Công khai đấu thầu mảnh đất cũ của Tổng cục Bưu chính.

Các Công ty tham gia đấu thầu lần lượt tiếp xúc với Công ty tàu điện ngầm, thăm dò ý đồ của Công ty tàu điện ngầm, chuẩn bị hồ sơ đấu thầu để nộp theo đúng thời hạn.

Đấu thầu công khai là để cho các Công ty được cạnh tranh bình đẳng với nhau, tham gia đấu thầu có khoảng 30 Công ty. Ngày 5 tháng 4 năm 1977 các báo của Hồng Kông đã chính thức công bố Công ty Trường Thực đã trúng thầu.

Theo tiết lộ của Công ty tàu điện ngầm thì nguyên nhân chủ yếu Công ty Trường Thực trúng thầu là vì có khoản ưu đãi khác thường, hấp dẫn, phần cơ hội kiếm lợi nhuận cho Công ty tàu điện ngầm.

Dư luận cho rằng việc Công ty Trường Thực trúng thầu là cột mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của Công ty.

Ông Lý Gia Thành có những quyết định đầu tư như vậy đấy, một mặt là ổn định, ổn định vững chắc đến độ làm cho mọi người nghi ngờ là quá bảo thủ, mặt khác cũng rất dũng cảm tiến lên.

Trên thế giới này không thiếu những nhà đầu tư không ổn định, vì vậy chỉ cần cẩn thận một chút, bảo thủ một chút là được; và cũng có không ít những người đầu tư không dũng cảm, vì vậy cần phải dũng cảm hơn, không nên quá suy tính đến hậu quả là được. Khó khăn chính là phải hội tụ cả hai điều kiện này, cần phải giữ cho hai điều kiện này cân bằng. Chính về điểm này nên phong cách đầu tư của ông Lý Gia Thành rất đáng để cho chúng ta học tập.

Quả cà chua bề ngoài đỏ đẹp, mọng nhưng lá của nó có mùi rất khó chịu nên thoạt đầu mọi người cứ nghĩ rằng quả cà chua có độc nên liệt quả cà chua vào danh sách những quả cấm ăn. Nghe nói có một hoạ sỹ người Pháp bỗng nảy ra ý tưởng điên rồ là muốn nếm mùi vị quả cà chua xinh đẹp ra sao. Trước khi ăn ông ăn mặc thật đẹp chuẩn bị như là sắp đi vào cõi chết. Ông ăn một quả thấy rất ngon liền ăn tiếp vài quả nữa rồi lên giường đi ngủ đợi thần chết đến. Ai ngờ, đợi mãi, đợi mãi mà vẫn bình yên vô sự, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Từ đó mọi người mới dám ăn cà chua. Nếu không có nhà hoạ sỹ dũng cảm đi đầu thì đến ngày nay có lẽ chúng ta vẫn chưa dám ăn cà chua, và càng không thể biết được mùi vị ngon của nó.

Trên thương trường cũng vậy, cũng cần đến tinh thần dũng cảm nếm mùi vị quả cà chua, đó chính là tinh thần mạo hiểm. Thực ra, tinh thần mạo hiểm chính là tinh thần dũng cảm gánh vác trách nhiệm, dũng cảm hy sinh thân mình; đó là tinh thần dũng cảm sáng tạo, tìm tòi, tiến lên phía trước; đó là tinh thần dũng cảm trải qua thử thách và không sợ thất bại.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta biết con người có những nhận thức hạn hẹp đối với sự vật khách quan. Còn trong thực tiễn thì sẽ không thể tránh khỏi những sự việc xảy ra ngoài ý muốn, đặc biệt là trong những việc mà chưa ai làm bao giờ thì càng khó có thể nắm chắc được 100%. Do vậy luôn luôn tồn tại dù ít, dù nhiều những rủi ro, mạo hiểm.

Tóm lại, làm một nhà kinh doanh thì cần phải có tinh thần dũng cảm đối đầu với mạo hiểm, nếu không thì không thể trở thành nhà kinh doanh thành công.

Những nhà kinh doanh thành công luôn có tinh thần mạo hiểm như vậy, họ dũng cảm chấp nhận những trận thách thức đầy mạo hiểm, nhưng chính những thách thức này đã là nguồn động lực để họ sáng tạo tất cả.

Những người lãnh đạo Công ty gang thép thủ đô trong những năm đầu của thập kỷ 80 là người có tinh thần mạo hiểm. Họ đã mạnh dạn cải tạo lò luyện của Nhật của những năm đầu thập niên 40 thành lò luyện kim 37. Chính sự mạnh dạn này đã làm cho cả thế giới phải chấn động. Họ đã sử dụng lò luyện 37 thành công vang dội. Bạn thấy đấy nếu họ sợ hãi không dám mạo hiểm thì liệu có thành công hay không?

Công ty chế tạo máy bay lớn nhất thế giới, Công ty máy bay Boing cũng đã nhiều lần mạo hiểm như vậy đấy. Nhờ vậy mà Công ty ngày càng lớn mạnh.

Vào những năm 60 Công ty đã mạnh dạn chế tạo loại máy bay boing 727 với lượng khách là 131 người. Đến năm 1965, Công ty đã bước mạnh dạn hơn là chế tạo máy bay 747. Các Công ty khác đành phải đứng nhìn Công ty Boing vượt qua. Thực ra những năm 70 do kinh doanh bị đình trệ nên Công ty đã phải giảm 60% nhân công. Nhưng Công ty Boing hiểu rằng nếu chỉ dừng ở đó, yên phận với những gì đã có thì sẽ chẳng có ích gì để phát triển Công ty. Do vậy, Công ty đã từng bước mạnh dạn và đã gây dựng được sự nghiệp như ngày hôm nay.

Người thành công là người hiểu được thành công thực sự không phải có được ngay từ khi bắt đầu, mà cần phải kiên trì thì cuối cùng mới đạt được mục đích. Cần phải ghi nhớ trong đầu mỗi lần nhảy qua một hàng rào thì tức là đã bớt được một hàng rào đến điểm cuối cùng.

Khi giao dịch với người khác bạn có thể đa nghi một chút. Nói chung là đa nghi hơn một chút còn tốt hơn là chẳng có chút đa nghi nào. Khi bạn định làm một việc gì mạo hiểm thì bạn phải lên dự kiến xấu nhất, hơn nữa, một khi tình hình xấu xảy ra thì bạn cần phải để một con đường thoát thân cho mình.

Những người gây dựng sự nghiệp sẽ thành công nhiều hơn trong thời kỳ tình hình kinh tế không được khởi sắc chứ không phải là trong giai đoạn kinh tế phát triển tốt. Nguyên nhân chính là họ không lạc quan quá, không ôm những hoài bão không sát với thực tế, luôn có tư tưởng chuẩn bị với khó khăn, thất bại.

Các nhà doanh nghiệp cần phải tính toán cẩn thận mọi bước đi của mình xem có khả năng thành công hay không. Nếu bước đi của bạn không có khả năng thành công thì bạn đừng có mạo hiểm, trừ khi bạn lạc quan đối mặt với tất cả.

Bạn càng quen thay đổi thì càng vui lòng chấp nhận mạo hiểm, hơn nữa càng thu được nhiều lợi ích qua đó.

Mạo hiểm có kế hoạch và mạo hiểm theo kiểu đánh bạc là hai loại mạo hiểm khác nhau. Muốn thành công thì bạn cần mạo hiểm có kế hoạch, chúng ta cần đối mặt với hiện thực, và đánh giá chính xác với mọi thứ. Mạo hiểm này khác với mạo hiểm theo kiểu đánh bạc là dù mạo hiểm có thất bại thì cũng biết được bước sau sẽ làm gì.

Rủi ro cũng có nghĩa là có cơ hội thành công, nhưng cũng có khả năng thất bại, nếu không thì đâu có gọi là rủi ro. Giới kinh doanh ngày nay thay đổi đến chóng mặt, đôi khi bị thất bại là điều khó tránh khỏi, thất bại trong mạo hiểm lại gặp càng nhiều. Một lần thành công thực ra chỉ là kết quả của nhiều lần nếm mùi thất bại. Một lần mà thành công dù không phải là thần thoại nhưng cũng được coi là thứ quý hiếm trên thương trường.

Những người dũng cảm mạo hiểm chịu rủi ro không muốn nghĩ về những khái niệm liên quan đến thất bại. Nên dù có thất bại thì họ cũng xem là một lần nhỡ, đó cũng là nấc thang đi đến thành công.

Thành công chỉ là kết quả, điều quan trọng là phải biết đúc rút kinh nghiệm qua lần thành công ấy. Nhìn chung, tất cả đều là tích cực, một lần thất bại sẽ là một lần rèn luyện tích cực, trở thành nguồn của cải giàu có của chúng ta.

Nói là: “Sống được là nhờ vào lòng can đảm, chết đói là vì nhát gan” chưa hẳn đã đúng hoàn toàn nhưng cũng có phần hợp lý của nó. Nhiều nhà kinh doanh do nhát gan, không dám làm gì nên rốt cuộc thì chỉ ôm mơ ước làm giàu chứ suốt đời không thể bước đến ngưỡng cửa giàu có.

Trên thế giới này sợ rằng có rất ít người can tâm tình nguyện chủ động chấp nhận rủi ro. Vì, rủi ro thường là một kíp nổ của thất bại, rủi ro có thể khiến cho con người thất bại, thậm chí là khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt. Về nguyện vọng chủ quan mà nói thì chẳng có ai mong muốn mình liên quan đến rủi ro, mạo hiểm. Nhưng bất cứ sự vật nào cũng có tính hai mặt của nó, rủi ro cũng không phải là ngoại lệ. Trong thực tiễn thị trường thì đều có khả năng thất bại, mạo hiểm càng nhiều thì khả năng thất bại càng lớn. Nhưng rủi ro cũng có nghĩa là có những khoản lợi nhuận kếch xù. Rất nhiều người sợ rủi ro nên đã từ chối tham gia, vì vậy cũng giảm được bớt đối thủ cạnh tranh, do đó có thể nói rằng những lĩnh vực rủi ro càng nhiều thì lợi nhuận càng cao. Rủi ro càng nhiều lợi nhuận càng lớn, dám mạo hiểm là một phẩm chất quan trọng của nhà kinh doanh thành công.

Những nhà kinh doanh mạnh dạn luôn nắm bắt được thời cơ kinh doanh qua mạo hiểm. Qua đó họ đã kinh doanh thành công. Kinh doanh không thể không có khả năng rủi ro, chỉ cần nhìn nhận, phân tích tình thế kỹ lưỡng, dũng cảm kinh doanh thì có thể hoá giải rủi ro thành cơ hội kinh doanh.

Đánh bạc chỉ là dạng đầu cơ thuần tuý, còn mạo hiểm trên thương trường thì khác. Mạo hiểm cần phải có trí thông minh và lòng dũng cảm, phân tích rõ được thực lực của mình, nhìn nhận được tình thế trước mắt. Dũng cảm mạo hiểm, nắm bắt được cơ hội trước mắt thì bạn đã thành công rồi đấy.

Tinh thần mạo hiểm là tinh thần dũng cảm gánh vác trách nhiệm, dũng cảm hy sinh thân mình; đó là dũng cảm sáng tạo, tiến bước.

Trong hoàn cảnh không xác định được thì tinh thần mạo hiểm của con người chính là nguồn của cải quý báu nhất. Lý luận của quản lý học cho rằng: Cách tốt nhất khắc phục thông tin không xác định, không hoàn thiện là trong tổ chức cần phải có nhà chiến lược với tinh thần mạo hiểm.

Đa số những nhà kinh doanh đều đòi hỏi công nhân viên của mình phải có tinh thần mạo hiểm, tích cực, nhưng họ lại không hiểu rằng: là một người kinh doanh thì phẩm chất cần có đầu tiên là phải có tinh thần này. Vì nhiệm vụ chính của người kinh doanh là cần phải ra những quyết định quan trọng, quyết định này có thành công hay không thì cần phải mạo hiểm, sáng tạo cái mới. Hơn nữa, tinh thần mạo hiểm của nhà kinh doanh là nguồn động lực mạnh nhất khích lệ công nhân viên tích cực sáng tạo cái mới, động lực này là nguồn động lực phát triển Công ty, thúc đẩy công ty thích ứng với xã hội, tạo ra những thành tựu huy hoàng.

Trên thương trường đầy rẫy cạnh tranh, thách thức. Một Công ty nếu muốn cạnh tranh được trên thương trường thì cần phải có tinh thần mạo hiểm. Hiện nay có người cho rằng, nguyên nhân thành công chủ yếu chính là mạo hiểm, làm người thì cần phải học cách nhìn thẳng vào ý nghĩa của mạo hiểm, và coi đó là điều kiện cần thiết để làm giàu.

Đi cùng với mạo hiểm thì không thể thiếu rủi ro. Nhất là hiện nay thương trường như chiến trường thì đâu đâu cũng có mạo hiểm và rủi ro, bản thân kinh doanh đối với những nhà kinh doanh là một loại thách thức muốn chiến thắng người khác và giành được thắng lợi. Vì vậy, một là phải ngắm trúng hai là mạnh dạn hành động đã trở thành kinh nghiệm của những nhà kinh doanh thành công.

Các nhà kinh doanh cho rằng, có tinh thần mạo hiểm hay không thì thực tế đó là biểu hiện của sự hấp dẫn nhân cách và khả năng suy nghĩ. Đúng vậy, là người kinh doanh chỉ cần phải lao đầu vào công việc với tinh thần mạo hiểm, sáng tạo cái mới thì nhân viên của bạn sẽ thấy được sự cố gắng của bạn. Cho dù sáng tạo của bạn thất bại thì bạn cũng không nên bực bội, vì con đường dẫn đến thành công luôn đầy chông gai, chỉ cần bạn dũng cảm tiến lên phía trước thì bạn đã đến gần thành công. May mắn luôn đến với những người dũng cảm vật lộn với cuộc sống. Mạo hiểm là một sự dũng cảm và hấp dẫn được thể hiện ở một con người. Kinh nghiệm cho chúng ta biết: Mạo hiểm luôn đi song hành với thu hoạch.

Colombo không đi thám hiểm hàng hải thì liệu có phát hiện ra đại lục mới hay không? Dac-win không tự mình tìm tòi, thu thập tư liệu thì có “Thuyết tiến hoá” không? Thị trường cổ phiếu lên xuống khó lường, không dám hành động thì liệu có làm giàu được không? Đúng là trong rủi ro luôn có những cơ hội tốt, trong nguy hiểm luôn có những mối lợi hay, muốn thành công vang dội thì cần phải dũng cảm mạo hiểm. Là nhà kinh doanh vừa phải có tham vọng làm giàu vừa phải dám dũng cảm. Như vậy thì làm sao không thể thực hiện được mục tiêu vĩ đại cơ chứ? Rủi ro và cơ hội luôn gắn bó với nhau, trong giờ phút quan trọng mà nắm bắt được cơ hội thì chắc chắn sẽ thành công. Nếu bạn luôn muốn thành công mà lại sợ mạo hiểm thì xin lỗi nhé, thành công sẽ lần lượt đi qua bạn mà không dừng lại, bạn hãy cứ dậm chân tại chỗ mà chờ đợi!

Thà bị thất bại vì thử nếm trải còn hơn là thất bại mà chẳng trải qua thử thách gì, thất bại vì không chiến đấu cũng giống như là vận động viên bỏ quyền thi đấu, đó là hành vi nhu nhược. Là nhà kinh doanh thành công cần phải có nghị lực kiên định và cả lòng dũng cảm sánh vai với thất bại xem sao. Tất nhiên, mạo hiểm không có nghĩa là làm càn, nó không chỉ đòi hỏi dũng cảm mạo hiểm mà cũng cần đến sự giúp đỡ của cấp dưới. Không thể chỉ dựa vào cảm giác và may mắn mà cần phải nắm chắc mọi thông tin, tư liệu. Chỉ dựa vào linh cảm, dũng cảm mạo hiểm và kết hợp với kiến thức thì là mạo hiểm thông minh.

Nền kinh tế nước Pháp sau đại chiến thế giới lần thứ hai đã khôi phục đà phát triển nhanh chóng, hàng loạt phụ nữ đã thoát khỏi cái lồng gia đình để hoà nhập vào trong cuộc sống xã hội, chi phí cho cả xã hội châu Âu tăng nhiều. Pierrerre Car-din đã nắm bắt nhạy bén được cơ hội này, nhất quyết giương cao khẩu hiệu “May quần áo cho mọi người”, chú trọng thiết kế cho những người tiêu dùng bình thường làm cho rất nhiều phụ nữ và đàn ông có thể mua được.

Không lâu sau Pierre còn đưa ra hàng loạt những bộ quần áo đẹp, chất liệu vừa phải. Những bộ trang phục đẹp giá vừa phải đã được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cửa hàng thời trang của Pierre ngày nào cũng đông khách hơn so với những cửa hàng khác.

“May quần áo cho mọi người” là một kế kỳ diệu để chiến thắng trên thương trường, còn đối với ngành thời trang thì là một cuộc cách mạng có tính sáng tạo.

Tính sáng tạo của Pierre đã làm cho nhiều đồng nghiệp bảo thủ, đố kỵ tức giận, họ đã lên án ông là kẻ phản bội, và đã liên kết dồn ông ra khỏi giới thời trang Pari.

Đứng trước những thiên kiến của thế tục, thói đố kỵ của đồng nghiệp, ông Pierre không hề run sợ khuất phục, mà là mình làm gì kệ mình, tận dụng hết kế sách tuyệt diệu này tới kế sách tuyệt diệu khác, đã tấn công và chiếm lĩnh hết trận địa này đến trận địa khác của thế giới thời trang.

Trước kia, thời trang nước Pháp được coi là thời trang của phụ nữ, không hề có đất dành cho thời trang của đàn ông. Đó là truyền thống đã được duy trì trong lịch sử thời trang của hàng trăm năm ở nước Pháp, không ai có thể thay đổi được. Nhưng ông Pierre không hề tin vào điều này. Sau khi ông đã tiến hành thành công “may quần áo cho mọi người” thì đã dấy lên phong trào mốt dành cho đàn ông, trong tủ quần áo do phụ nữ làm chủ lâu nay thì đã bắt đầu xuất hiện những trang phục của đàn ông với nét đẹp nam tính.

Người kinh doanh không chỉ cần dựa vào khả năng sáng tạo của trí tưởng tượng phong phú mà còn phải biết khuyến khích, cổ vũ nhân viên phát huy năng lượng tư duy hình tượng để lao động sáng tạo.

Dương Thuyết là công nhân hợp đồng của một xí nghiệp tại Thượng Hải, một lần anh vô tình phát hiện bán hạt dưa sẽ kiếm được nhiều tiền nên anh liền bắt tay buôn bán ngay. Anh về quê nhà tranh thủ ngày chủ nhật đến những vùng lân cận xem xét. Những vùng lân cận trồng rất nhiều hoa hướng dương, giá sản xuất không cao. Anh nghĩ rằng huyện quanh quê mình chỉ có khoảng 60 ngàn người, một năm sẽ bán được 25 ngàn cân hạt dưa, trừ đi nguyên liệu, chi phí gia công thì hàng năm kiếm được 20 ngàn tệ.

Theo tính toán, anh liền chuẩn bị ngay, mua một chảo lớn và một ít hạt hướng dương về làm thử. Qua nhiều lần thử nghiệm thì anh đã rang ra được loại hạt hướng dương vừa giòn, vừa thơm. Anh nghĩ phải tranh thủ tiêu thụ vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Anh liền thuê người rang hạt dưa và qua Tết nguyên đán anh đã bán được 20 tấn hạt dưa, kiếm được khoản tiền kếch xù.

Hạt hướng dương Long Kiều của anh Dương Thuyết đã nổi tiếng khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Anh không vội dừng bước, nhân lúc đang bán chạy liền rang ra loại hạt dưa có 5 mùi. Anh rất thích xem những tác phẩm quân sự của Mao Trạch Đông và anh đã vận dụng được những gì đã học vào trong quản lý kinh tế. Anh đã kinh doanh theo kiểu “Nông thôn ôm lấy thành phố”. Trước hết là chiếm lĩnh thị trường nông thôn, các cửa hàng tư nhân, cửa hàng quốc doanh, sau đó thì ngẩng cao đầu bước vào thành phố. Anh đưa sản phẩm tiêu thụ ở vùng Giang Tô, Chiết Giang, sau đó thì ổn định thị trường ở Thượng Hải. Trong khi ổn định thị trường thì anh cũng rất quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là khai thác các loại sản phẩm mới. Hiện nay đã có đến 30 loại hạt rang khô ngoài hạt hướng dương ra. Sản lượng hàng năm từ 350 tấn đã tăng đến hơn 3000 ngàn tấn.

Anh Dương Thuyết đã tổng kết câu chuyện kinh doanh của mình như sau: “Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì cần phải có dũng cảm đi trước mọi người, độc lập một mình mới có thể nổi bật hơn hẳn”.

Khi đầu tư, ai cũng mong tiền của mình được đầu tư vào những nơi yên ổn nhất, tốt nhất là được đầu tư vào những nơi “một vốn bốn lời”. Chúng ta có thể hiểu được suy nghĩ này lắm chứ, mọi người ai ai cũng hy vọng được “an toàn”. Thế nhưng nơi an toàn thì chắc chắn sẽ có nhiều người, nơi có nhiều người thì tất phải có cạnh tranh khốc liệt, mà nơi cạnh tranh khốc liệt thì làm sao có thể được bình yên mà ngồi để “tiền sinh ra tiền” cơ chứ? Do vậy, người có tư duy nhạy bén trong lúc đầu tư gây dựng sự nghiệp thì thường đầu tư tiền vào những nơi mọi người không dám hoặc là không muốn đầu tư.

Tại Malaixia có một ngọn núi tên là Urakalia. Đỉnh núi có chỗ ngắm cảnh cách mặt biển 1.800m tên là Shanba. Nơi này cách thành phố 52km, khí hậu, phong cảnh thật tuyệt vời, rất phù hợp để xây dựng khu nghỉ mát. Ngay cả Thủ tướng của Malaixia cũng đã đến nơi này khảo sát dự định xây dựng Khách sạn du lịch. Nhưng khó khăn nhất là xây khách sạn ở khu vực núi cao như vậy thì phải đầu tư rất lớn. Cuối cùng Chính phủ Malaixia đành phải huỷ bỏ kế hoạch đầu tư này.

Không lâu sau một nhà kinh doanh Malaixia gốc Hoa tên là Lâm Quốc Đông đến nơi này và nhận thấy nơi này cách mặt biển cao, khí hậu thoáng mát, phong cảnh đẹp, rất hợp cho việc xây khách sạn. Tất nhiên, ông Lâm cũng nhìn thấy được đầu tư vào đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì đây toàn là đồi núi, đường bằng phẳng ít nên cần phải sửa đường thì mới nói đến chuyện phát triển tiếp. Việc sửa đường ở nơi này giống như là dán tiền lên mặt đường, rất tốn kém. Ông Lâm hiểu tại sao Chính phủ Malaixia không muốn, có thể nói rằng là không dám đầu tư vào nơi này.

Ông Lâm quyết định đầu tư vào nơi này, vì ông đã biết nhìn xa hơn những người khác. Theo ông, nếu như xây dựng ở đây một khu nghỉ mát thì sau này sẽ thu được rất nhiều lãi. Ông đã quyết định đầu tư vào nơi này bằng toàn bộ gia sản của mình. Mấy tháng sau ông liền xin phép Chính phủ cho đầu tư xây dựng khu nghỉ mát trên đỉnh núi.

Năm 1965, ông bắt đầu sự nghiệp gay go và cũng là huy hoàng nhất trong cuộc đời. Ông mua 12.000 mẫu Anh ở trên đỉnh núi để xây dựng. Mọi người bàn tán xôn xao cho ông là điên rồ, có người còn nói rằng thà ông ném tiền xuống dưới biển còn nhanh và gọn hơn là ném tiền vào nơi này.

Trước những lời gièm pha như vậy ông Lâm không hề lùi bước. Ông đã khắc phục muôn vàn khó khăn và cuối cùng đã xây dựng được một con đường men từ chân núi lên đến đỉnh. Con đường mà mọi người cho rằng chứa đầy sự đầu tư rủi ro đã trở thành một con đường để ông đi đến sự giàu có vô hạn. Ông Lâm đã thành công, khoản đầu tư này cũng đã thành công và ông đã trở thành một người giàu có nhất tại Malaixia. Những người trước kia châm chọc, nghi ngờ ông thì nay đều nhìn ông bằng ánh mắt khâm phục. Nguyên nhân chính để ông Lâm thành công chính là ông có con mắt và lòng dũng cảm hơn người. Ông đã đầu tư tiền vào chỗ mà mọi người sợ đầu tư để từ đó kiếm được khoản lãi kếch xù.

Tuy nhiên có người lại nói rằng, họ toàn là những nhà kinh doanh làm ăn lớn, học theo làm sao được. Nói như vậy cũng có lý, nhưng thực tế thì chưa hẳn đã đúng hoàn toàn. Cho dù bạn kinh doanh lớn hay bé thì con đường kinh doanh đều như nhau cả thôi. Bạn thấy rằng nơi đầu tư tưởng là an toàn ấy nhưng thực chất đó là nơi chứa đầy nguy hiểm. Đầu tư quá dễ dàng thì làm sao có thể làm giàu được. Nơi nguy hiểm nhìn thì nguy hiểm, nhưng đó là là những khó khăn về điều kiện khách quan, hoặc là do tư duy của con người cho rằng đó là nguy hiểm, nhưng ở những nơi đó lại giảm được một sự nguy hiểm lớn nhất là đối thủ cạnh tranh. Do đó, khi đầu tư vào những nơi này thì bạn sẽ thường xuyên gặp được vị thần may mắn.

Trong thập kỷ 40 của thế kỷ 20, nhà thiết kế thời trang của nước Pháp là Pierre Cardin đã chen chân được vào làng thời trang nổi tiếng trên thế giới là khắt nghiệt này. Hồi đó, thời trang chỉ là những món hàng xa xỉ dành cho những nhà quý tộc giàu có, nhưng ông Pierre lại khác, ông đã mạnh dạn áp dụng kiểu kinh doanh thời trang đến toàn thể người tiêu dùng nên được mọi ưa chuộng và rất thành công.

Nếu một người hài lòng với hiện tại, dừng bước không tiến lên thì có phải là người có tiền đồ xán lạn hay không? Hoàn toàn là không vì nếu bạn không có dũng cảm tiến lên thì thật đáng thương. Còn ông Pierre thì không như vậy, trong thế giới thời trang Paris ông vẫn có niềm tin mãnh liệt từ lúc có thành công nhỏ bé đến lúc dành được thành công vang đội. Điều đó chứng tỏ ông có lòng dũng cảm thật đáng khâm phục.

Khi ông áp dụng kinh doanh thời trang đến mọi người tiêu dùng, mọi tầng lớp thì đã bị giới thời trang Pari phản đối kịch liệt. Ông không hề thay đổi ý định, vẫn kiên trì mục tiêu. Năm 1950, ông đã đã dốc hết vốn tích luỹ của mình để thành lập Công ty thời trang Pierre Cardin. Ông cũng đã kinh doanh rất thành công bằng lòng dũng cảm và trí tuệ của mình. Bạn thấy đấy, dù ông đã giành được thành công thì ông vẫn kiên trì vượt qua mọi trở ngại để tiến lên phái trước, đó chính là bằng chứng cho lòng dũng cảm của ông. Tất cả mọi cuộc thử thách phải có lòng dũng cảm thì mới đáng tin cậy. Nếu như ông Pierre không tự tin thì không thể có một hãng thời trang tên là Pierre Cardin nổi tiếng khắp thế giới như hiện nay.

Ông đạt đến được đỉnh cao của thành công chính là biết mục tiêu của mình là gì, đồng thời biết thực hiện mục tiêu bằng chính lòng dũng cảm của mình. Lòng dũng cảm ở đâu ra? Điều này đòi hỏi phải có trí tuệ, quyết đoán. Bạn có được đầy đủ những điều kiện này thì mới đột phá được. Không phải là chỉ cần lòng dũng cảm là đủ, mà cần phải có sự kết hợp giữa các khả năng như quan sát, phân tích, dự đoán nhạy bén để hình thành trí thông minh siêu việt để cổ vũ lòng dũng cảm tiến lên phía trước.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button