Kinh doanh - đầu tư

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế

Cac Khai Niem Co Ban Ve Kinh Te - Nhieu tac gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KINH TẾ HỌC

Trong các sách giáo khoa nhập môn kinh tế học, ta có thể tìm thấy cách định nghĩa truyền thống như sau:

“Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách phân bổ một cách hiệu quả nhất những nguồn lực khan hiếm cho những mục tiêu phải lựa chọn khác nhau”.

Khi một nhà kinh tế đề cập đến “các nguồn lực khan hiếm”, không nhất thiết đó phải là những gì hiếm có, chẳng hạn như kim cương, mà là những nguồn lực có số lượng hạn chế và có chi phí. Do đó, nguồn lực khan hiếm bao gồm tất cả những gì được sử dụng để sản xuất ra bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào. Các nhà kinh tế thường chia nguồn lực làm ba loại: vốn, lao động và đất đai.

Khi nói đến sự phân bổ hiệu quả, nhà kinh tế muốn nói về một số lượng định mức hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ một tập hợp các nhập lượng có chi phí thấp nhất.

Sau cùng, “các mục tiêu phải lựa chọn khác nhau ” đơn giản là do con người không thể có hàng hóa và dịch vụ với số lượng vô hạn, vì vậy họ phải chọn thứ này hay thứ khác.

Vì vậy, kinh tế học đôi khi còn được xem là “nghiên cứu về sự chọn lựa”. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes đã đưa ra một định nghĩa rất xác thực:” .. kinh tế học là một cách tư duy…”

Định nghĩa này nói lên một thực tế là các nhà kinh tế sử dụng những mô hình đơn giản hóa đời thực một cách hợp lý. Thực tại rất phức tạp, ta không thể nào xét đến tất cả các mối quan hệ tương tác kinh tế cùng một lúc. Trong một vấn đề nhất định nào đó, những mối tương tác kinh tế này có thể quan trọng, còn những mối tương tác kinh tế khác có thể không. Việc đơn giản hóa một cách hợp lý giúp các nhà kinh tế tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của vấn đề đó.

Nếu những định nghĩa kinh tế học trên là đúng, kinh tế học thực sự là một môn học có ảnh hưởng lớn. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chứng minh thực tế này.

2. CÁC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ

Kình tế học là môn học bao quát hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Mỗi một hoạt động sau đây đều là một quyết định kinh tế: Bạn chọn nơi ăn trưa, người cha tiết kiệm tiền để con gái học đại học, một công ty thuê thêm công nhân, một lao động di cư từ nông thôn lên thành phố, hay việc chính phủ quyết định giảm giá tỉ giá hối đoái.

Cá nhân các nhà kinh tế thường hướng sự quan tâm vào các quyết định kinh tế cụ thể và trở thành những chuyên gia kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phân nhánh cơ bản trong các chuyên ngành kinh tế là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

Kinh tế học vi mô chú trọng đến những lựa chọn của mỗi tác nhân kinh tế cùng với động thái về giá và lượng của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trên thị trường. Một người tiêu dùng, một công nhân, một công ty đều là những tác nhân kinh tế đơn lẻ. Thị trường xoài là một chủ đề của kinh tế học vi mô và thị trường lao động cũng vậy. Ngoại thương cũng tương tự vì các công cụ kinh tế học vi mô thường được dùng để phân tích những chọn lựa đối mặt với từng quốc gia trên thị trường thế giới.

Kinh tế học vĩ mô xét hành vi của nền kinh tế theo cấp độ tổng gộp. Các nhà kinh tế vĩ mô nghiên cứu về những vấn đề quan trọng như tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát, mức thất nghiệp quốc gia và tỉ giá.

Đa số các nhà kinh tế có chuyên ngành hẹp hơn là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Các chuyên ngành phổ biến gồm có Phát triển Kinh tế, Ngoại thương, Tài chính Quốc tế, Kinh tế Lao động, Tài chính Công, Khu vực Tài chính và Ngân hàng, Kinh tế Giáo dục, Kinh tế Môi trường, Kinh tế Y tế. Ngoài ra còn có các môn học liên quan như Kế toán và Phân tích Tài chính, Marketing và Thẩm định Dự án.

Các sinh viên học kinh tế luôn bắt đầu với những nguyên lý của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhằm thiết lập nền tảng cho việc học sâu hơn về các lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính vì thế, trong những bài viết tiếp theo chúng tối sẽ tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của vi mô và vĩ mô. Trên nền tảng đó chúng ta sẽ sẵn sàng để đi sâu vào những lĩnh vực chuyên ngành khác.

3. BÀN TAY VÔ HÌNH

Các nhà kinh tế định nghĩa hiệu quả theo cách khác với những kỹ sư. Nếu bếp lò A tiêu thụ ít năng lượng hơn trong khi cho nhiệt lượng tương đương với bếp lò B, một kỹ sư sẽ coi là bếp lò A hiệu quả hơn. Nhưng nhà kinh tế lại nói bếp lò hiệu quả là bếp tạo ra một lượng nhiệt với một chi phí thấp hơn. Kinh tế học gọi các hàng hóa và dịch vụ được dùng để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ khác là nguồn lực, các nguồn lực này cần được hướng đến những khu vực mà ở đó chúng được xã hội đánh giá cao nhất.

Nhiều người ở thành phố Hồ chí Minh ăn sáng tại các quán cà phê hay quầy phở. Họ phân bố sức lao động của mình vào chỗ có giá trị nhất cho họ – thay vì tốn thời gian đi chợ, nấu ăn, rửa dọn, họ có thể làm việc sớm hơn (hay ngủ muộn hơn) bằng cách để cho người khác chuẩn bị bữa sáng cho họ. Xã hội ghi nhận giá trị của thức ăn nhanh gọn, ngon với giá vừa phải. Các nguồn lực chảy vào ngành này, vỉa hè tràn ngập các quán ăn.

Hệ thống hoạt động như thế nào? Dường như các hoạt động thị trường sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa vào kế hoạch. Chắc chắn có con người can thiệp vẫn tốt hơn để các hoạt động của người mua và người bán tự diễn ra một cách hỗn loạn. Nhưng đây chính là nét đẹp của kinh tế học về thị trường và là thiên tài của Adam Smith, người đã nhận thấy thị trường thực ra hoàn toàn không hỗn loạn mà được dẫn dắt bởi một “bàn tay vô hình” Theo Smith thì người ta bán hàng trên phố không phải do động cơ của trái tim hào hiệp, mà là lợi ích trong việc mang lại hàng hóa và cơ hội cho bản thân họ và gia đình. Chính ‘‘bàn tay vô hình ” làm cho nguồn lực chảy vào các hoạt động mà ở đó chúng có giá trị cao nhất, từ đó nâng cao “sự giàu mạnh của quốc gia”.

ĐỌC THỬ

4. CHI PHÍ CƠ HỘI

Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, được định nghĩa là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua.

Một ví dụ thú vị về chi phí cơ hội là tự kinh doanh. Bạn muốn thành lập một công ty phần mềm, bạn phải thuê văn phòng, tuyển lập trình viên và sau đó bán phần mềm. Sau một năm, chi phí trực tiếp là:

Thuê văn phòng : 12.000 đô-la Mỹ

Lương : 24.000 đô-la

Các chi phí tiện ích : 10.000 đô-la Tổng chi phí trong năm là 46.000 đô-la. Giả sử doanh số phần mềm là 48.000 đô-la, bạn sẽ rất vui vì lợi nhuận là 2.000 đô-la!

Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán tính theo cách này không đo lường chính xác sự thành công của bạn. Giả sử bạn có thể làm việc cho một ngân hàng quốc tế và kiếm được 8.000 đô-la. Vậy cơ hội kiếm được 8.000 đô-la bị bỏ qua chính là chi phí cơ hội, theo đó bạn đã mất đi một khoản lợi kinh tế là 6.000 đô-la.

Một ví dụ khác, một trường đại học muốn mở rộng cơ sở trên mảnh đất của trường ở một thành phố lớn. Một cán bộ trường cho rằng vì đất đã có sẵn nên “không phải tốn chi phí”. Thật ra, mảnh đất trên vẫn có chi phí vì có thể được sử dụng vào mục đích khác. Nhà trường có thể bán mảnh đất này đi và dùng tiền để xây cơ sở trên một mảnh đất rẻ tiền hơn. Khái niệm chi phí cơ hội cũng rất hữu ích khi nói đến hoạt động của Chính phủ. Nếu một Chính phủ trợ giá cho các ngành, chi phí cơ hội chính là giá trị sử dụng khoản tiền này cho mục tiêu thay thế tốt nhất, chẳng hạn giáo dục và y tế.

Những bài viết tiếp theo sẽ bàn về cơ chế xác định giá của thị trường, đảm bảo sao cho nguồn lực được sử dụng một cách tốt nhất.

5. THỊ TRƯỜNG: CUNG VÀ CẦU

Kinh tế học vi mô thường được gọi là lý thuyết về giá vì môn này tập trung vào cơ chế xác định giá hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Trong kinh tế vi mô, thị trường không phải là một địa điểm diễn ra trao đổi, mà chủ yếu nói lên mối quan hệ tương tác giữa cung và cầu.

Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.

Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng và lượng cung của mặt hàng đó, trong điều kiện các biến số khác không đổi. Lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà nhà sản xuất sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Qui luật cung nêu lên mối quan hệ trực tiếp giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, nhà sản xuất tăng lượng cung ứng.

Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất. Bài viết tiếp theo sẽ mô tả cơ chế điều chỉnh của thị trường để đạt mức cân bằng.

6. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Khi giá trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất. Chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung được gọi là dư cầu hay thiếu hụt hàng hóa. Khi một mặt hàng bị thiếu hụt, những người tiêu dùng nào đánh giá mặt hàng đó cao nhất sẽ trả giá cao hơn cho người bán. Khi giá tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cung và người tiêu dùng sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cầu. Một khi lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì sẽ không còn áp lực tăng giá. Sự cân bằng lúc này đã được thiết lập.

Nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ thấp hơn lượng cung của nhà sản xuất. Lúc này chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu được gọi là dư cung hay dư thừa hàng hóa. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh bằng cách chào bán với giá thấp hơn cho người tiêu dùng. Khi giá giảm, người tiêu dùng sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng cầu và nhà sản xuất sẽ đáp lại bằng cách giảm lượng cung. Khi giá giảm xuống mức vừa đủ để lượng cung và lượng cầu bằng nhau thì cân bằng thị trường được thiết lập.

Khi phân tích, chúng ta giả định các mối quan hệ cung và cầu là cố định trong khi các biến số khác như thu nhập của người tiêu dùng, giá các loại hàng hóa khác, giá của nhập lượng là không đổi (theo giả định ceteris paribus,). Bài viết kỳ sau sẽ bàn về phản ứng của cung, cầu và cân bằng thị trường khi các biến số này thay đổi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button