Kinh doanh - đầu tư

Biết Người, Dùng Người, Quản Người

biet-nguoi-dung-nguoi-quan-nguoi-ta-ngoc-ai1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tạ Ngọc Ái

Download sách Biết Người, Dùng Người, Quản Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

BIẾT NGƯỜI, DÙNG NGƯỜI, QUẢN NGƯỜI là cuốn sách thuộc tủ sách kiến thức xã hội giới thiệu những bí quyết để hiểu biết về con người, đối sách sử dụng người và phương sách quản lý con người một cách khoa học thực tiễn và hiệu quả.

Với nội dung phong phú, văn phong giản dị, dễ hiểu, giàu tính thông tin tri thức, cuốn sách sẽ giúp bạn:

– Phương pháp hiểu thấu: tư chất, năng lực, nhân cách của một con người;

– Từ đó có đối sách ứng xử và dùng người đúng việc, đúng cách, đúng chỗ;

– Cuối cùng là phương pháp quản lý con người, đây chính là vấn đề quan trọng để nâng cao tố chất, uy tín, năng lực của người lãnh đạo quản lý.

Từ khi có loài người, hiểu người đã trở thành một khả năng sinh tồn của con người. Vòng đời xoay chuyển, năm tháng vội vã trôi đi mang theo bao nhiêu kí ức, nhưng những người mà chúng ta đã tìm hiểu thì luôn sống mãi, như mới hôm qua. Tháng năm đã tôi luyện cho chúng ta một đôi mắt tinh tường, giỏi nhìn người, giúp chúng ta nhìn được từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, nhìn gần biết được nhân tâm, nhìn xa biết được nhân khí, giúp chúng ta hiểu được cấp trên để bảo vệ mình, để phát triển, hiểu được cấp dưới để có được nhân tài, để dùng cho người tốt. Kinh nghiệm mách bảo chúng ta rằng “Đường xa biết sức ngựa, ngày dài hiểu lòng người” và “Vàng thật không sợ lửa, lúc gian nguy gặp chân tình”. Hiểu người là một môn học lớn mà ta học mãi không hết và dùng mãi cũng không cạn.

Phương pháp hiểu người (thuật nhìn người) trong phần này cho chúng ta biết: Muốn hiểu được người trước hết phải hiểu được mình, muốn hiểu người phải đoán được lòng người; hiểu người một chốc lát, dùng được trong lúc cấp bách, hiểu người cả cuộc đời, dùng được mãi mãi.

Cuốn sách cho bạn biết những phương pháp quan trọng để nhận biết người, phải nhanh trí, tỉnh táo khi dùng người. Phải nhận biết được cấp trên, cấp dưới, nhận biết từ dáng vẻ bên ngoài, đến nội tâm bên trong, nhận biết người từ xa đến gần; nhận biết người theo thế lực, theo thời cuộc, nhận biết người lúc nhỏ, nhận biết người lúc lớn, nhận biết người lúc thiện, nhận biết người lúc ác. Mọi người trong thiên hạ học được cách biết người này có thể thấy rõ hết mọi chuyện, việc biết người sẽ thông đồng bén giọt.

Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Dùng người, nếu lấy mình làm thước đo, lấy người làm gương, biết mình để làm tốt công việc của mình, biết người để dùng người cho tốt thì sẽ luôn giữ được thế thượng phong.

Dù là người có khả năng nhìn xa nghìn dặm cũng không nhìn được lông mi của chính mình. Đây quả là “khổ vì không nhìn thấy mình, không hiểu được mình”. Còn người thực sự hiểu mình thì vừa có khả năng tự nhìn thấy mình, lại vừa có khả năng kiềm chế được mình.

Bính Nguyên là người Đông Hán vốn uống được rất nhiều rượu, nhưng từ khi đi du học, trong vòng 8 – 9 năm ông không hề uống một giọt rượu nào. Ông cõng trên lưng một hòm sách, bôn ba khắp nơi tầm sư học đạo, ông tôn Hàn Tử Trợ (người Trần Lưu), Trần Trung Cung (người Dĩnh Xuyên), Phạm Mạnh Bác (người Nhữ Nam), Lô Tử Bình (người Trác Quân) làm thầy. Lúc thầy trò chia tay, mọi người cứ ngỡ Bính Nguyên không uống rượu nên ép ông ăn nhiều thức ăn, nhưng Bính Nguyên nói “Tôi vốn uống được rất nhiều rượu, nhưng chỉ vì rượu mà sao nhãng chuyện học hành nên đã bỏ rượu, còn hôm nay chia tay cùng thầy bạn, lại thấy mọi người vất vả đến tiễn biệt, Bính Nguyên tôi cũng nên uống vài chén để tỏ lòng biết ơn”. Và cả ngày hôm đó họ cùng vui với nhau mà Bính Nguyên không hề say. Qua câu chuyện trên ta thấy Bính Nguyên sau khi biết mình, đã kiềm chế được mình để làm người, ông thực sự là một người hiểu mình.

Có rất nhiều người thực ra rất có tiềm năng phát triển, nhưng vì không đánh giá đúng khả năng của mình mà cả đời làm công việc không phù hợp với mình, như vậy quả là đáng tiếc.

Dã Xuyên là một viên chức Nhật Bản, 30 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh làm nhân viên thống kê cho một công ty hạng trung. Công việc đơn điệu buồn tẻ, khiến anh ta luôn trong tâm trạng chán chường. Cho đến khi anh đọc được một cuốn sách tâm lý nói về cách tạo ra hình ảnh cho chính mình, anh hiểu ra rằng khả năng của anh không chỉ dừng lại ở công việc hiện tại, bởi công việc đó không phát huy được tài ăn nói và khả năng tạo niềm tin cho mọi người. Và thế là không chút do dự, anh chuyển sang làm nghề môi giới địa ốc. Quả nhiên công việc đó đã mang lại cho anh một cảm giác mới và anh đã thành công. Làm thế nào để hiểu được đúng chính mình, điều này đối với nhiều người thật không dễ chút nào, đối với những người chưa từng thành công, không lấy thành bại luận anh hùng, không lấy những tiêu chuẩn đương thời làm thước đo sự thành bại, thật hiếm lắm thay! Bethoven khi còn sống đã không được phái chính thống công nhận những tác phẩm của mình khiến ông rơi vào thế bế tắc. Nhưng ông đã không lấy những tiêu chuẩn thời đó làm thước đo cho sự thành bại của mình, cuối cùng đã được xã hội công nhận. Điều đó cũng chứng tỏ sự “hiểu mình”.

ĐỌC THỬ

* Muốn hiểu người trước hết phải hiểu mình.

Dù là người có khả năng nhìn xa nghìn dặm cũng không nhìn được lông mi của chính mình. Đây quả là “khổ vì không nhìn thấy mình, không hiểu được mình”. Còn người thực sự hiểu mình thì vừa có khả năng tự nhìn thấy mình, lại vừa có khả năng kiềm chế được mình.

Bính Nguyên là người Đông Hán vốn uống được rất nhiều rượu, nhưng từ khi đi du học, trong vòng 8 – 9 năm ông không hề uống một giọt rượu nào. Ông cõng trên lưng một hòm sách, bôn ba khắp nơi tầm sư học đạo, ông tôn Hàn Tử Trợ (người Trần Lưu), Trần Trung Cung (người Dĩnh Xuyên), Phạm Mạnh Bác (người Nhữ Nam), Lô Tử Bình (người Trác Quân) làm thầy. Lúc thầy trò chia tay, mọi người cứ ngỡ Bính Nguyên không uống rượu nên ép ông ăn nhiều thức ăn, nhưng Bính Nguyên nói “Tôi vốn uống được rất nhiều rượu, nhưng chỉ vì rượu mà sao nhãng chuyện học hành nên đã bỏ rượu, còn hôm nay chia tay cùng thầy bạn, lại thấy mọi người vất vả đến tiễn biệt, Bính Nguyên tôi cũng nên uống vài chén để tỏ lòng biết ơn”. Và cả ngày hôm đó họ cùng vui với nhau mà Bính Nguyên không hề say. Qua câu chuyện trên ta thấy Bính Nguyên sau khi biết mình, đã kiềm chế được mình để làm người, ông thực sự là một người hiểu mình.

* Hiểu mình mới có thể làm tốt công việc của mình.

Có rất nhiều người thực ra rất có tiềm năng phát triển, nhưng vì không đánh giá đúng khả năng của mình mà cả đời làm công việc không phù hợp với mình, như vậy quả là đáng tiếc.

Dã Xuyên là một viên chức Nhật Bản, 30 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh làm nhân viên thống kê cho một công ty hạng trung. Công việc đơn điệu buồn tẻ, khiến anh ta luôn trong tâm trạng chán chường. Cho đến khi anh đọc được một cuốn sách tâm lý nói về cách tạo ra hình ảnh cho chính mình, anh hiểu ra rằng khả năng của anh không chỉ dừng lại ở công việc hiện tại, bởi công việc đó không phát huy được tài ăn nói và khả năng tạo niềm tin cho mọi người. Và thế là không chút do dự, anh chuyển sang làm nghề môi giới địa ốc. Quả nhiên công việc đó đã mang lại cho anh một cảm giác mới và anh đã thành công. Làm thế nào để hiểu được đúng chính mình, điều này đối với nhiều người thật không dễ chút nào, đối với những người chưa từng thành công, không lấy thành bại luận anh hùng, không lấy những tiêu chuẩn đương thời làm thước đo sự thành bại, thật hiếm lắm thay! Bethoven khi còn sống đã không được phái chính thống công nhận những tác phẩm của mình khiến ông rơi vào thế bế tắc. Nhưng ông đã không lấy những tiêu chuẩn thời đó làm thước đo cho sự thành bại của mình, cuối cùng đã được xã hội công nhận. Điều đó cũng chứng tỏ sự “hiểu mình”.

Làm thế nào biết được khả năng của mình? Xin giới thiệu một vài cách dưới đây:

  1. Phân tích xem bản thân có khả năng nào chưa được phát hiện, những khả năng đó có thể sẽ đưa bạn đến thành công.
  2. Liệt kê một số việc bạn có thể làm được rất tốt như giao tiếp, quản lý, đặt kế hoạch, tổ chức… Hãy ghi lại từng sở trường một.
  3. Mỗi ngày dành một khoảng thời gian để suy ngẫm xem mình đã vận dụng sở trường của mình như thế nào?
  4. Tạo quan hệ tốt với những người và ở những nơi có thể giúp bạn thực hiện được mục tiêu của mình.

* Hiểu mình thì mới tiến bộ

Khi Tần Vũ đế Tư Mã Nghiêm và quan ngự sử Hồ Uy bàn luận về ý nghĩa cuộc đời, Vũ đế đã ca ngợi cha của Hồ Uy là Hồ Chất, người đã từng giữ một chức quan ở Kinh Châu là người thanh liêm chính trực, Vũ đế hỏi Hồ Uy “Ngươi và cha ngươi, ai thanh liêm chính trực hơn ai?”. Hồ Uy đáp “Thần không bằng cha thần”. Vũ đế lại hỏi “Cha ngươi hơn ngươi ở điểm nào?”. Hồ Uy trả lời “Cha thần sợ người khác biết ông thanh liêm chính trực, còn thần lại sợ người khác không biết mình thanh liêm chính trực. Đây chính là điểm mấu chốt để nói rằng thần còn kém xa cha thần”. Hồ Uy vừa hiểu cha, lại vừa hiểu mình nên đã trở thành danh thần của triều đại đó.

Còn chúng ta làm thế nào để hiểu được mình? Theo nguyên tắc hiểu mình của người xưa, chúng ta nên chú ý thực hiện những điều sau:

  1. Người biết làm kinh doanh, thâm trầm kín đáo.
  2. Người giỏi giang, bề ngoài tỏ ra kém cỏi.
  3. Cái hoàn thiện nhất, có vẻ như còn khiếm khuyết.
  4. Cái đầy ắp, có vẻ như còn trống rỗng.
  5. Cái thẳng nhất, có vẻ như còn có chỗ cong.
  6. Cái khéo léo nhất, có vẻ như vụng về.
  7. Tài năng hùng biện trác việt, có vẻ như không biết ăn nói.
  8. Không có đức hạnh, dù trí tuệ hơn người, cũng không thể hiểu được những quy luật sâu xa và không thể trị thiên hạ.
  9. Nếu không chuyên tâm vất vả suy nghĩ thì không thể hiểu được bản chất của sự vật.
  10. Nếu không toàn tâm toàn ý tìm hiểu tình hình thực tế của sự việc thì không thể công thành danh toại.
  11. Nếu không đủ tài năng và dũng khí thì không thể thống binh tác chiến.
  12. Nếu quá thật thà và trung thành mà không tìm hiểu chân tướng của sự việc thì không thể có cái nhìn sáng suốt về con người. Vậy nên, trước hết hãy tự đánh giá sự thông minh tài trí của bản thân rồi hãy đánh giá người khác.

* Mình phải tự hiểu mình thì người khác mới hiểu được mình

Nói đến việc phát hiện nhân tài, người Trung Quốc luôn nghĩ đến đầu tiên là Bá Nhạc, một người nước Tần thời Xuân Thu có tài phân biệt ngựa. Chính ông là người đã phát hiện ra con Thiên Lý Mã, con ngựa có thể chạy được nghìn dặm trong một ngày. Thế nhưng trên đời này Thiên Lý Mã đã hiếm, người hiểu được Thiên Lý Mã như Bá Nhạc càng hiếm hơn. Vậy nên, đã là nhân tài thì không nên ngại ngùng chứng tỏ tài năng. Nếu cứ ngồi đợi Bá Nhạc đến thì chắc chắn sẽ thất bại. Thực ra, muốn người khác biết mình, trước hết phải học cách thể hiện mình, làm cho mọi người thấy được tài năng của mình.

Có rất nhiều cách thể hiện tài năng. Ví dụ như:

  1. Dựa vào người thân và bạn bè.

Hãy chọn người thân thiết với mình, dựa vào họ để tạo ra chỗ đứng cho mình. Cách này sẽ có rất ít trở ngại trong quan hệ, có thể tập trung tinh lực cho sự nghiệp của bạn. Cái bạn cần là một nơi để bạn thể hiện tài năng, còn cái người thân và bạn bè cần là lợi ích do bạn mang lại. Tuy nhiên cách này lại bất lợi ở chỗ có rất nhiều lời dị nghị về bạn, rằng bạn là người “thấy người thân bắt quàng làm họ”.

  1. Chim công xòe cánh.

Giống như chim công khi gọi bạn tình, chúng ta phải thể hiện tài năng để Bá Nhạc đến. Như thế cố nhiên là có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi, nhưng khi bạn thể hiện mình thì sẽ không tránh khỏi có người nhìn phía sau để chỉ ra những khuyết điểm của bạn. Cụ thể hơn là dễ gây ra sự đố kỵ, tạo ra rất nhiều trở ngại đối với tiền đồ của bạn.

  1. Mao Toại tiến cử

Mao Toại là người hầu của Bình Nguyên Quân – vua nước Triệu thời chiến quốc. Sử ký “Bình Nguyên Quân liệt truyện” có ghi: “Khi Triệu Hiếu lên ngôi được năm (năm 257 trước công nguyên), quân Tần bao vây kinh đô của nước Triệu là Hàm Đan, Bình Nguyên Quân đến nước Sở xin viện binh, Mao Toại chủ động xin được đi theo. Khi Bình Nguyên Quân và Sở vương bàn về kế hoạch hợp tác, trong lúc Sở vương còn do dự thì Mao Toại nói với Sở vương về mối quan hệ khăng khít “môi hở răng lạnh”, điều đó đã khiến Sở vương xiêu lòng đồng ý phát binh cứu Triệu. Vì vậy người Trung Quốc đã gọi cách tự tiến cử là “Mao Toại tự tiến cử”. Dùng cách này để tự tiến cử với người mà mình ngưỡng mộ, rất có hiệu quả. Nhưng nếu như không có thời cơ quân Tần bao vây nước Triệu, thì chẳng phải là Mao Toại dù có tự tiến cử cũng phải đợi Bình Nguyên Quân xem xét trong một thời gian dài hay sao?

  1. Phép ngôn kế đầu môn

Theo cách này, trước hết hãy hiến kế cho Bá Nhạc, sau đó để nhận đánh giá của ông. Có rất nhiều cách nhìn nhận nhân tài nhưng Tăng Quốc Phiên tương đối thích cách này, vì những cách trên đều quá lộ liễu, chỉ có cách này kín đáo, hơn nữa vừa tìm đến sở thích của Bá Nhạc, vừa hiểu được tấm lòng trọng nhân tài của ông. Có thể nói đây là cách “nhất cử lưỡng tiện”.

* Một cách biết mình để dùng người khác

Trong số những cách biết mình để dùng người, còn có một trường hợp đặc biệt, đó là các doanh nghiệp đã không hiểu hết nhân tài của mình và đã không tận dụng được tài năng của họ.

Có nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo rất quan tâm đến nhân tài của doanh nghiệp khác mà đánh giá không đúng nhân tài trong chính doanh nghiệp của mình. Có thể nói, những nhà lãnh đạo như thế đã phạm một sai lầm là không hiểu mình. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhật Bản lại rất coi trọng vấn đề này, họ đã áp dụng phương thức chiêu dụng hiền tài nội bộ và điều đó đã giúp họ phát hiện, khai thác một đội ngũ nhân tài hùng hậu trong chính công ty mình.

“Hãy đánh thức những người đang đắm chìm trong giấc ngủ say” là một khẩu hiệu trong việc dùng người của các công ty Nhật Bản. Rất nhiều công ty Nhật Bản đã công khai tuyển chọn nhân tài trong nội bộ và tất cả mọi người đều có quyền tham gia thi tuyển. Có doanh nghiệp đã đưa ra vấn đề “Nếu bạn là tổng giám đốc” để trưng cầu các phương án phát triển mới cho công ty. Phương án nào được coi là khả thi thì công ty sẽ hỗ trợ 90% vốn, còn người lập phương án sẽ góp 10% để thành lập công ty mới và giám đốc chính là chủ phương án đó. Thực tế đã chứng minh, việc thành lập công ty kiểu đó đã khơi dậy lòng nhiệt tình của tất cả các nhân viên trong tổng công ty. Ngoài ra, những nhân viên muốn thay đổi môi trường làm việc cho hợp khả năng thì trực tiếp đề xuất ý kiến với phòng nhân sự, trưởng phòng nhân sự sẽ có trách nhiệm xem xét giải quyết. Thực tế cho thấy, những nhân viên này do họ tự điều chỉnh công việc của mình nên đã phát huy được khả năng và khẳng định lòng nhiệt tình của mình, vì thế lợi ích của công ty không hề giảm.

Tóm lại, hiểu mình để làm tốt công việc của mình là cơ sở vô cùng quan trọng để phát huy những tiềm năng của bản thân, đạt được thành công trong cuộc sống. Mỗi chúng ta khi gặp khó khăn trở ngại, hãy nhìn nhận một cách trung thực tình hình hiện tại của mình, từ đó đánh giá một cách toàn diện bản thân.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button