Kinh doanh - đầu tư

Bán Quần Áo Là Phải Bán Như Thế Này Này


Ban quan ao la phai ban nhu the nay nay - Alphabooks1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bán Quần Áo Là Phải Bán Như Thế Này Này ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                   

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Bán Quần Áo Là Phải Bán Như Thế Này Này!

Hiện nay, các cửa hàng bán lẻ đang giữ một vai trò trọng yếu trong việc tiêu thụ sản phẩm của các thương hiệu. Tuy nhiên, nhân tố quyết định doanh số tiêu thụ của một cửa hàng bán lẻ chính là yếu tố Con người và Hàng hóa tạo ra (thương hiệu và sản phẩm). Trên tất cả, yếu tố Con người, cụ thể là những nhân viên bán hàng mới là chìa khóa của vấn đề. Nhân viên bán hàng ngày càng có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của công ty và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực không ngừng để hoàn thiện hơn nữa trình độ giao tiếp của những nhân viên này để khiến hệ thống bán lẻ trở nên mạnh mẽ hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Bán quần áo là phải bán như thế này này! là cuốn sách chứa đựng nhiều điều khác biệt so với các tài liệu hướng dẫn thường thấy. Cuốn sách có tính thực tế cao khi áp dụng vào quá trình đào tạo nhân viên. Nó được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế trên thương trường, có thể áp dụng để xử lý linh hoạt trong rất nhiều trường hợp cụ thể. Đặc biệt hơn nữa, cuốn sách cũng đề cập đến những cách ứng xử không nên dùng để giúp người đọc có cái nhìn cận cảnh và chân thực hơn, tránh những kết quả không đáng có xảy ra. Nội dung của cuốn sách bao gồm các vấn đề được nêu ra một cách toàn diện và tiêu biểu, các mẫu câu gợi ý sử dụng phù hợp với ngữ cảnh giúp việc trao đổi với khách hàng trở nên gần gũi thiết thực hơn, phần phân tích vấn đề cũng như chiến lược bán hàng được nêu ra cụ thể thuyết phục.

Để áp dụng có hiệu quả vào thực tế, trước hết bạn phải hiểu được cốt lõi của vấn đề được nêu lên trong từng tình huống và ghi nhớ các mẫu câu gợi ý sử dụng, kết hợp với từng tình huống thực tế để có những ứng biến linh hoạt, có như vậy mới phát huy triệt để tác dụng mà cuốn sách muốn gửi gắm.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG I. Xử lý các vấn đề thường gặp ở giai đoạn đón khách

Tình huống 1

Bạn nhiệt tình chào mời khách, nhưng khách hàng chỉ lạnh lùng đáp: Cứ để tôi xem._

Ứng đối sai

  1. Dạ vâng, vậy anh/chị cứ xem thoải mái ạ, cần gì cứ gọi em nhé (và lờ khách hàng đó đi ).
  2. Dạ vâng ạ, vậy anh/chị cứ tự nhiên ạ.
  3. Dạ vâng, anh/chị cứ xem đi ạ, nếu thích có thể thử ạ.

Phân tích vấn đề

Đối tượng khách hàng nào khó tiếp xúc nhất trong các cửa hàng thời trang? Chính là những khách hàng không nói gì hoặc chỉ nói “Cứ để tôi xem đã”. Đây là một hiện tượng rất phổ biến.

Kiểu trả lời “Dạ vâng, vậy anh/chị cứ xem tự nhiên ạ” hay “ Dạ vâng, anh/chị cứ xem thoải mái, có gì cần cứ gọi em ạ” đều thuộc loại ngôn ngữ mang tính chất tiêu cực, ngầm ám chỉ khách hàng cứ xem thoải mái, xem xong rồi đi, thậm chí sau đó, chúng ta sẽ gặp khó khăn để chủ động tiếp cận lại với khách.

Chiến lược bán hàng

Khách hàng khi vừa bước chân vào cửa hàng thường mang tâm lý “phòng thủ” và họ thể hiện điều đó bằng cách im lặng. Họ e ngại rằng nếu lỡ mở miệng sẽ bị người bán hàng nắm được điểm yếu, từ đó khó mà rời đi. Ngược lại, người bán hàng lại không nắm bắt được tâm lý này của khách, nên khi khách vừa bước chân vào cửa hàng, họ lập tức đon đả chào mời, áp sát và di chuyển theo khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái và phát sinh áp lực tâm lý, thậm chí có khách hàng còn tỏ thái độ khó chịu với nhân viên bán hàng .

Trên thực tế, khi khách hàng nói “Cứ để tôi xem đã” thì nhân viên bán hàng có thể làm giảm áp lực tâm lý của khách bằng cách biến lời viện cớ đó thành lý do để tiếp cận gần hơn với khách, đẩy quá trình bán hàng theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu khách hàng thực sự cần một không gian tự do để thoải mái lựa chọn thì nhân viên bán hàng nên tôn trọng điều đó, để cho khách tự lựa chọn và lui về vị trí của mình, đồng thời chú ý để sẵn sàng giúp đỡ những lúc họ cần.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: Mẫu mã chủng loại và thương hiệu quần áo bây giờ rất đa dạng, cửa hàng chúng tôi loại nào cũng có, nhưng có vài mẫu này chúng tôi đang áp dụng chương trình giảm giá, bán rất chạy, màu sắc và kiểu dáng rất phù hợp với dáng người của chị, mua hay không không thành vấn đề, chị cứ thử xem sao, xin mời chị qua đây… (lợi dụng tính hiếu kỳ để hướng sự tập trung của khách hàng).

NVBH: Chị cứ xem qua hàng trước nhé, nếu bây giờ không mua cũng không sao, sau này muốn mua thì mời chị quay lại cửa hàng chúng tôi. Thương hiệu của chúng tôi… (hội thoại này dùng với khách hàng dễ tính).

NVBH: (hỏi ngay sau khi giới thiệu nhãn hàng) Bình thường chị thích mặc màu gì ạ?

NVBH: Chị nói đúng ạ, bây giờ quần áo mẫu mã kiểu dáng nhiều, cũng phải xem để so sánh sau này mua xong cũng không hối hận phải không ạ? Chị cứ tự nhiên xem đồ trước nhé, cần gì cứ gọi em. (Nhường lại không gian cho khách, sau đó để ý quan sát một cách khéo léo).

NVBH: (khi thời cơ đến, lập tức xuất hiện) Đây là mẫu mới cửa hàng chúng tôi vừa nhập về, bán rất chạy đấy ạ. À, chị định mua để dùng trong dịp nào?

Tình huống 2

Khách hàng rất thích một món đồ nhưng người đi cùng lại nói: “Tôi nghĩ cũng bình thường, hay chúng ta qua chỗ khác xem.”

Ứng đối sai

  1. Không, tôi nghĩ nó rất đẹp mà.
  2. Đây là mẫu chủ đạo trong mùa này của chúng tôi đấy.
  3. Mẫu này rất độc đáo, sao lại không đẹp được chứ?
  4. Người khác nói gì kệ họ, quý khách thấy đẹp là được ạ.

Phân tích vấn đề

Các loại mẫu câu trên thuộc vào dạng ứng đối gây hiềm khích, thiếu tính thuyết phục, hơn nữa còn dễ tạo nên thế đối đầu giữa người bán hàng và người bạn đi cùng khách, khiến không khí mua bán trở nên căng thẳng. Trên thực tế, khách hàng sẽ luôn đứng về phía bạn mình vì họ không muốn làm bạn mình bị mất mặt, chính vì thế quá trình mua bán sẽ chấm dứt tại đây.

Chiến lược bán hàng

Sự xuất hiện của càng nhiều người đi cùng sẽ khiến quá trình mua bán càng diễn ra khó khăn hơn. Chúng ta thường gặp tình huống khách hàng đã rất ưng một món đồ nhưng chỉ vì một lời nói của người đi cùng cũng có thể dễ dàng làm họ thay đổi ý kiến, điều này khiến những người bán hàng vô cùng đau đầu. Thực tế, những người này có thể là kẻ địch hoặc trở thành trợ thủ đắc lực cho một cuộc giao dịch thành công, quan trọng là cách người bán hàng vận dụng nguồn lực này như thế nào. Thực hiện theo các bước dưới đây sẽ giúp phát huy được tác dụng tích cực của người đi cùng đồng thời giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực của họ lên khách hàng mục tiêu.

Đầu tiên, không được phớt lờ người đi cùng. Khách hàng và người đi cùng thường đứng chung một “chiến tuyến”, chỉ cần người đi cùng tỏ vẻ không ưng món đồ thì khách hàng sẽ lập tức hưởng ứng theo, vì vậy người bán hàng bắt buộc phải nắm được quy tắc, người đi cùng dù không có quyền quyết định, nhưng họ có quyền phủ quyết. Vì thế khi khách hàng vừa bước vào, bạn phải ngay lập tức phán đoán xem ai là người đi cùng, nếu có hai người đi cùng trở lên, bạn phải nhanh chóng xác định ai là người quan trọng nhất, đồng thời tiếp đón cả khách lẫn người đi cùng nhiệt tình như nhau, tuyệt đối không được phân biệt đối xử.

Thứ hai, khách hàng và người đi cùng đều tạo áp lực cho nhau. Có những lúc người đi cùng chọn đồ cho bạn mình, khi khách hàng mặc bộ đồ đó cảm thấy hài lòng và người bán hàng cũng thấy ổn thì có thể nói “Bạn chị thật tinh ý, bộ này chị mặc lên trông rất quyến rũ đấy ạ”. Câu nói này có tác dụng đặt áp lực lên khách hàng, bởi họ sẽ không thể nói bộ đồ đó xấu, chí ít cũng không để bạn mình mất mặt, hơn nữa bản thân họ cũng rất thích, còn người bạn đi cùng thì chắc chắn đã hài lòng. Nếu khách hàng tự chọn đồ, sau khi mặc lên, cả khách và bạn đều thấy đẹp thì bạn có thể nói với người đi cùng rằng “Bạn gái anh chắc là rất thích bộ này”. Bởi khách hàng của bạn thực sự đã ưng ý. Hơn nữa, việc người bạn đi cùng chê bộ đồ xấu cũng là một cách gián tiếp ám chỉ người kia không có mắt thẩm mỹ, khiến khách hàng của bạn mất mặt. Đây cũng chính là cách tạo áp lực cho người đi cùng.

Thứ ba, hỏi ý kiến người đi cùng. Để tăng hiệu suất thành công của giao dịch, bạn có thể đưa người đó về cùng “chiến tuyến” với mình bằng cách cùng họ chọn đồ cho khách hàng.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: (với khách hàng) Bạn của quý khách thật tinh ý và chu đáo. (với người đi cùng) Anh/chị là bạn của cô ấy chắc hẳn rất hiểu cô ấy, hay anh/chị thử xem giúp có mẫu nào hợp với cô ấy không ạ?

NVBH: (với người đi cùng) Chị thật tinh ý, lại còn rất chu đáo với bạn nữa, chị xem hộ em có bộ nào hợp với bạn chị được không ạ?

Người đi cùng: Mẫu váy này hơi ngắn, tôi thấy mẫu dài hơn chút có vẻ hợp hơn.

NVBH: Chị thật có gu thẩm mỹ, mẫu váy dài này bạn chị mặc lên sẽ rất tôn dáng, lại hợp mốt nữa. Xin lỗi lúc nãy em quên không giới thiệu cho các chị. (Quay ra khách) Hay chị thử mẫu bạn chị gợi ý trước xem sao ạ? (nếu khách hàng không thử sẽ làm mất mặt bạn mình, từ đó khéo léo xoay chuyển tình thế từ đối đầu sang bạn bè).

NVBH: (với khách hàng) Bạn chị thật có khiếu thẩm mỹ, lại rất chu đáo, có người bạn như vậy thật thích!

Tình huống 3

Khách hàng đang do dự:

Để tôi cân nhắc đã.

Ứng đối sai

  1. Không cần phải suy nghĩ đâu ạ, bộ này rất hợp với quý khách.
  2. Bộ này rất đẹp, quý khách còn phân vân điều gì nữa ạ? (Không nói không rằng, bắt đầu sắp xếp lại đồ).
  3. Vậy cũng được ạ, khi nào quý khách suy nghĩ xong thì quay lại cửa hàng nhé.

Phân tích vấn đề

Theo bạn, tình thế bối rối nhất xuất hiện khi nào? Câu trả lời của tôi chính là khi bản thân bạn không biết vì sao mình “chết”. Trên thực tế, điều này xảy ra rất nhiều ở các cửa hàng thời trang, ví dụ bạn thấy đồ của cửa hàng mình rất ổn, khách hàng có vẻ đã ưng, nhưng vẫn chưa quyết định mua, sau đó lại mua đúng bộ đồ đó ở cửa hàng bên cạnh, hơn nữa giá cả lại không tốt bằng cửa hàng của bạn, như vậy bạn có thấy “oan ức” không?

“Bộ này rất đẹp, quý khách còn phân vân điều gì nữa ạ?” Câu nói này mang lại cảm giác hơi nặng nề, tạo cho khách hàng tâm lý bài xích, họ là người bỏ tiền ra mua thì việc thương lượng là chuyện hiển nhiên.

Không nói không rằng, bắt đầu sắp xếp lại đồ là hành động tiêu cực, không thể hiện nỗ lực muốn cho khách hàng thay đổi ý kiến.

Chiến lược bán hàng

Khi khách hàng nói “để tôi cân nhắc”, “để tôi xem xét” v.v… thì cũng là một hành động bình thường, đó có thể là một cái cớ để từ chối hoặc là tâm lý thực sự của họ lúc đó. Vì vậy, người bán hàng cần phải nhanh chóng phân tích, tìm hiểu xem câu nói đó thuộc loại nào. Nhưng trên thực tế, khi gặp phải tình huống như vậy rất nhiều người bán hàng ngay lập tức giới thiệu lại về bộ trang phục, hoặc cường điệu ưu điểm bộ đồ một cách máy móc, hay im lặng. Để xử lý tình huống này, bạn nên thực hiện theo 3 bước sau:

Thứ nhất, tìm nguyên nhân, tạo áp lực, cương nhu đúng lúc. Đứng trước những ý kiến trái chiều của khách hàng, nếu tỏ thái độ thờ ơ thì khách hàng sẽ không cảm nhận được áp lực mà dễ dàng bỏ đi. Việc tạo áp lực hợp lý lên khách hàng sẽ đưa người bán hàng từ thế bị động sang chủ động, giúp tăng doanh số bán hàng. Nhưng người bán hàng cũng cần nắm vững mức độ áp lực, áp lực không được quá lớn hoặc quá hời hợt.

Thứ hai, sau khi xử lý xong những thắc mắc băn khoăn của khách hàng, bạn phải đề nghị họ mua ngay món đồ đó. Bởi một khi khách hàng vẫn còn trong cửa hàng, bạn vẫn có thể kích thích ham muốn mua hàng của họ, nhưng một khi họ đã đi khỏi, bạn không còn cách nào để lôi kéo họ nữa.

Thứ ba, cố gắng hết sức để khách hàng quay lại. Nếu khách hàng thực sự muốn đến các cửa hàng khác để so sánh hoặc muốn hỏi ý kiến của người thân thì người bán hàng không nên quá nài ép. Nhưng chúng ta cũng nên cố gắng hết sức để làm tăng tỉ suất quay lại cửa hàng của họ, vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mua hàng sẽ lên tới 70% khi khách quay lại cửa hàng.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: (tiếp tục hỏi sâu hơn) Chị ơi, ngoài… ra còn có lý do nào khiến chị chưa quyết định được không ạ?

NVBH: (sau khi khách hàng đã nói ra lý do của mình, hãy lập tức xử lý từng điều một. Nếu khách hàng hài lòng và quyết định mua thì coi như giao dịch được thực hiện, nếu không thì thực hiện như bước 3) Nếu chị muốn cân nhắc thêm cũng không sao ạ, nhưng em thấy chị mặc bộ này rất đẹp, mà chỉ còn duy nhất một bộ, chị không mua thì tiếc quá. Hay em cứ cất riêng bộ này, chị đi cửa hàng khác mà không tìm thấy bộ nào ưng ý thì em mời chị quay lại đây mua nhé. (Sau đó tiễn khách một cách lịch sự, tạo cho khách cảm giác hơi ngại ngùng).

NVBH: Đúng đấy chị ạ, bây giờ kiếm tiền vất vả, mua một bộ đồ cũng không rẻ, chị nhất định phải cân nhắc kỹ lưỡng, để sau này mua về cũng không hối hận. Hay là thế này, chị cứ ngồi đây để em mang thêm mấy mẫu cho chị xem nhé, chị xem rồi so sánh thêm… (giữ chân khách hàng lưu lại trong cửa tiệm để tìm hiểu thêm tình hình và thiết lập sự tín nhiệm).

Tình huống 4

Khách hàng rất thích bộ đồ đã mặc thử, nhưng một khách hàng khác lại chê không đẹp.

Ứng đối sai

  1. Chỗ nào không đẹp vậy?
  2. Quý khách không mua thì đừng nói lung tung!
  3. Quý khách đừng nghe anh ta nói.
  4. Xin quý khách đừng nói như vậy có được không ạ?

Phân tích vấn đề

Một nhân viên bán hàng cần phải biết người bán hàng chính là “người chủ động dẫn dắt khách hàng đi theo hướng chi tiền mua hàng”. Vì thế nên tránh tuyệt đối có những hành động gây bất lợi cho quá trình đưa khách hàng đến đích cuối cùng là quầy thu ngân.

Câu “Chỗ nào không đẹp vậy?” cũng giống một chiếc đòn bẩy để người khách hàng kia nói ra những điểm chưa được đẹp của bộ đồ, thuộc vào dạng dẫn dụ tiêu cực.

Hai câu “Quý khách không mua thì đừng nói lung tung” và “Quý khách đừng nghe anh ta nói” sẽ làm nảy sinh xung đột giữa khách và người bán hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng, đồng thời cũng khiến cho khách hàng mục tiêu nghĩ chắc chắn bộ đồ này có vấn đề, nếu không tại sao người bán hàng lại tức giận như vậy.

Chiến lược bán hàng

Các khách hàng thường bình luận về trang phục mặc thử của nhau. Theo bạn, khách hàng của mình sẽ nghe ai hơn? Chắc chắn là người khách kia rồi, vì về bản chất họ cùng đứng chung một “chiến tuyến” nên sẽ dễ đồng cảm và giao lưu hơn. Chính vì thế, một câu nói của người khách khác sẽ có thể là động lực để khách hàng của bạn quyết định mua hay không mua món đồ đó.

Theo tôi, một nhân viên bán hàng cần thực hiện theo những bước như sau:

Bình tĩnh tự chủ. Bất cứ lời nói hay hành động thiếu tự chủ nào cũng sẽ làm giảm hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng và khiến họ nghĩ bộ trang phục chắc chắn có vấn đề.

Nói lời cảm ơn và chuyển hướng. Đặt câu hỏi và chuyển hướng đề tài nhằm chia tách khách hàng mục tiêu và người khách kia. Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề.

Tập trung lại vào trọng điểm vấn đề. Bạn nên nhớ khách hàng mục tiêu mới là người quan trọng nhất, hãy làm họ cảm thấy lời bình phẩm của người kia không quan trọng, quan trọng là bản thân họ cảm thấy hài lòng với bộ trang phục.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: (với người khách kia) Cảm ơn lời góp ý của chị, vậy hôm nay chị có muốn xem thử mẫu nào không ạ? (làm cho họ cụt hứng mà đi ra chỗ khác, nếu họ muốn xem đồ thì gọi một đồng nghiệp khác ra hỗ trợ).

NVBH: Chị Trương, chỉ người đi giày mới biết có thoải mái hay không phải không ạ? Em đã làm công việc này được 3 năm rồi nên em nhìn là biết ngay, đôi giày này không những màu sắc mà kiểu dáng cũng rất hợp với chị, chị xem… mà chị cũng thích phải không, nếu không mua e sau này chị sẽ rất tiếc đấy. (giới thiệu ưu điểm và dẫn dụ tư duy khách hàng, sau đó để ý thấy khách đã ngầm đồng ý thì lập tức đưa đến quầy thu ngân).

Tình huống 5

Khách hàng rất hài lòng với bộ trang phục nhưng lại nói đợi bạn trai đến thử rồi mới quyết định.

Ứng đối sai

  1. Chị đừng do dự, bây giờ mà không mua là hết đấy.
  2. Chị mua bây giờ thì sẽ được chiết khấu ạ.
  3. Được ạ, vậy chị đưa bạn trai đến đây nhé.

Phân tích vấn đề

“Chị đừng do dự, bây giờ mà không mua là hết đấy”, câu này không có bằng chứng xác thực nên sẽ khiến cho khách hàng nghĩ rằng người bán đang tạo áp lực giả cho mình. Một khi khách đã nghĩ như vậy thì bạn có nói gì họ cũng không quan tâm.

“Chị mua bây giờ thì sẽ được chiết khấu ạ”, sẽ tạo cảm giác khách hàng mua bộ đồ này chỉ vì nó rẻ tiền.

“Được ạ, vậy chị đưa bạn trai đến đây nhé”, câu này coi như bạn đã rơi vào bẫy của khách hàng, vô tình tạo điều kiện cho họ rời khỏi cửa hàng, làm giảm mong muốn và khả năng mua của khách hàng.

Chiến lược bán hàng

Đa số khách hàng khi nói ra câu này đều đang phân vân một trong hai điểm: e ngại mình chọn chưa đẹp, nên muốn nhờ bạn trai đến để cả hai cùng thảo luận rồi mới quyết định, hoặc họ viện cớ để hoãn binh. Vì thế trước hết, bạn cần phân tích xem khách hàng của mình đang thực sự ở vào trạng thái nào.

Trên thực tế, mua bán chính là quá trình diễn biến tâm lý, mà quyết định mua chính là kết quả của quá trình dẫn dụ. Người bán hàng cần khéo léo dẫn dắt để khách hàng của mình nói ra nguyên nhân không thể mua ngay.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: Bạn trai chị thật hạnh phúc khi có được người bạn gái không chỉ dịu dàng mà còn khéo chọn đồ như chị. Em tin bạn trai chị sau khi nhận được món quà vô cùng tuyệt vời này chắc chắn sẽ rất bất ngờ đấy!

NVBH: (nếu khách hàng nói chưa biết bạn trai có thích hay không) Thực ra đây không hẳn là một bộ đồ bình thường đâu, bạn trai chị chắc chắn sẽ rất cảm động khi nhận được món quà này. Còn nếu có điểm nào anh ấy không ưng thì trong vòng 3 ngày chị có thể quay lại để đổi bộ khác, chị thấy có được không ạ? (chủ động đưa ra đề xuất).

NVBH: (nếu khách vẫn đang do dự) Em hoàn toàn hiểu tâm lý của chị, nhưng mẫu này đang bán chạy, lỡ có khách hàng khác mua mất thì tiếc lắm, hay chị đặt cọc trước một khoản nhỏ, trong vòng một tuần chị đưa bạn chị đến đây thử có được không? Nếu bạn chị thích thì thanh toán phần còn lại, còn nếu không thích thì cửa hàng sẽ hoàn lại tiền cho chị (đối với các khách hàng dự đoán có thể sẽ mua).

Tình huống 6

Bạn chủ động mời khách hàng thử đồ,

nhưng họ không muốn thử.

Ứng đối sai

  1. Nếu anh/chị thích thì có thể thử ạ.
  2. Đây là mẫu mới của cửa hàng chúng tôi, anh/chị thử xem sao.
  3. Bộ này cũng rất đẹp, anh/chị thử xem sao ạ.

Phân tích vấn đề

Đây là một trong những tình huống hay gặp và luôn khiến những người bán hàng đau đầu khi xử lý, bởi nhiều người, đặc biệt là nam giới thường ngại phải thử đồ.

“Nếu anh/chị thích thì có thể thử ạ”, không nên sử dụng câu này vì nó sẽ gây rắc rối cho bạn và tạo áp lực tâm lý cho khách hàng, ngầm ám chỉ “nếu không thích thì đừng bắt tôi phải lấy cho thử”, hay nếu đã thử đồng nghĩa với việc phải mua hàng. Liệu có khách hàng nào dám thử đồ của bạn không?

“Đây là mẫu mới của cửa hàng chúng tôi, mời anh/chị thử xem sao”, đây là mẫu câu kinh điển mà chúng ta thường được nghe trong các cửa hàng thời trang. Có những người bán hàng khi thấy khách vừa bước chân vào hay vừa chạm vào một bộ đồ nào đó thì lập tức sử dụng câu nói này khiến khách hàng thấy nhàm chán. Thực tế, câu nói này không mang lại tác dụng vì một khi đã không thích thì họ chắc chắn không thử đồ.

“Bộ này cũng rất đẹp, anh/chị thử xem sao ạ”, câu này sẽ khiến khách hàng cho rằng người bán hàng thiếu chuyên nghiệp, vì việc khách nhìn thấy bộ nào là lập tức nói bộ đó đẹp sẽ đánh mất lòng tin của họ vào lời tư vấn của người bán, khiến lời nói của người bán trở nên vô nghĩa.

Chiến lược bán hàng

Khi nào khách hàng mới quyết định việc có mua một bộ đồ hay không? Chính là khi họ đã mặc thử và cảm thấy hợp, tỷ lệ mua mà không thử trước rất thấp, vì vậy khuyến khích khách hàng mặc thử đồ cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao doanh số. Nhưng trên thực tế, hầu hết khách hàng đều có phản ứng khá tiêu cực trước lời đề nghị này, nguyên nhân có thể là: họ e ngại khi thử xong mà không mua, hay không biết mình hợp với kiểu nào v.v…

Vì thế khi mời khách thử đồ, chúng ta cần phải nắm được tâm lý này để giảm bớt lo lắng cho họ, bạn cần chú ý một số điểm sau đây:

Nắm chắc cơ hội, không được mời khách thử đồ quá sớm, trừ khi bạn thấy bộ trang phục đó thực sự phù hợp với họ.

Lời mời thử đồ lần đầu nhất định phải thật chân thành, vì tỷ lệ đồng ý thử ở lần mời đầu là rất cao.

Khi mời khách thử đồ, bạn phải thể hiện được sự tự tin của mình bằng lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể, đồng thời khéo léo truyền đạt đến khách hàng thông điệp “việc thử đồ sẽ giúp khách hàng đưa ra được quyết định đúng đắn nhất”.

Trong trường hợp bị từ chối, bạn không nên từ bỏ dễ dàng. Hãy suy nghĩ một cách thấu đáo, sau đó nói cho khách hàng về lí do nên thử đồ, thuyết phục họ một cách thấu tình đạt lý. Nhưng nên nhớ, không nên mời quá 3 lần vì như vậy khách hàng sẽ cảm thấy vô cùng phản cảm.

Bạn nên xây dựng cho mình hình ảnh một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để tạo dựng niềm tin với khách hàng, điều này có tác dụng rất tích cực khi bạn nói chuyện với họ.

Các mẫu câu nên sử dụng

NVBH: Chị thật có gu thời trang, đây là mẫu mới của cửa hàng chúng tôi, tuần vừa rồi bán rất chạy, dáng chị mà mặc lên chắc chắn sẽ rất đẹp. Chị qua phòng thử đồ thử xem lên người sẽ như thế nào, mời chị qua đây ạ (không cần đợi trả lời, chủ động cầm quần áo hướng khách về phía phòng thử đồ).

NVBH: (khách hàng vẫn đang do dự) Tuy cùng một bộ quần áo nhưng mỗi người mặc lên trông sẽ rất khác nhau, dù em có nói nó đẹp đến đâu mà chị không thử thì cũng không thể biết có hợp với chị hay không.

NVBH: Chị thật có khiếu thẩm mỹ, mẫu mới này của chúng em rất phù hợp với nhân viên văn phòng như các chị, dáng chị lại chuẩn, mặc lên chắc chắn sẽ rất đẹp. Nhưng chị nên thử lên người mới biết có đẹp thật không, mời chị qua bên phòng thử đồ (cầm lấy bộ đồ hướng khách về phía phòng thử đồ).

NVBH: (khách vẫn không muốn thử) Em nghĩ tốt nhất chị nên thử vì kích cỡ quần áo cũng nhiều khi không giống nhau đâu, nó còn tùy vào dáng đồ mà có cái rộng cái chật, nên tốt nhất chị thử xem có vừa không. Nếu mặc lên không vừa thì chị không mua cũng không thấy tiếc.

NVBH: (khách vẫn không thử) Hình như chị vẫn chưa muốn thử phải không ạ, thực ra thì chị mua hay không cũng không quan trọng, em chỉ muốn được phục vụ chị thật tốt thôi. Bộ quần áo này có điểm nào mà chị chưa thích có thể nói với em được không ạ, em cảm ơn chị! (xuống nước để nhận được sự đồng tình của khách, nếu khách trả lời không thích thì quay lại giai đoạn tư vấn).



Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button