Kinh doanh - đầu tư

Dạy Con Làm Giàu Tập 7: Ai Đã Lấy Tiền Của Tôi

Ai da lay tien cua toi - Day con lam giau tap 7 - Robert T Kiyosaki & Sharon L. Lechter1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter

Download sách Dạy Con Làm Giàu Tập 7: Ai Đã Lấy Tiền Của Tôi ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TẠI SAO NGƯỜI GIÀU NGÀY CÀNG GIÀU HƠN

 Tôi xin giới thiệu với bạn biểu đồ sau, hãy chú ý nhấn mạnh sự khác biệt giữa sự đầu tư của nhóm người bên trái và nhóm người bên phải. Kim tứ đồ, chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Một cách khác để phân biệt thói quen đầu tư là nhóm người bên trái thường chỉ dành dụm và tiết kiệm tiền, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp của nhóm bên phải thì thích liên tục tăng tốc và phát triển tiền bạc của mình hơn. Hãy ghi nhớ biểu đồ này khi bạn đọc cuốn sách.

“Đầu tiên, tôi rất hài lòng khi nhận được sách, sách được bao bọc trong bì rất sạch sẽ và mới. Cảm ơn Tiki vì chất lượng dịch vụ. Thứ hai, quyển sách này cũng là một trong những quyển sách mà tôi cảm thấy mình được mở mang đầu óc rất nhiều về lĩnh vực đầu tư và cách tạo nên bước đột phá trong thu nhập của mình. Mặc dù cách viết của ông còn lặp lại nhiều lần nhưng tôi nghĩ mỗi lần đọc được một điều giống nhau là mỗi lần não bộ có cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì vậy tôi vẫn rất khuyến khích mọi người nên đọc quyển sách này”

Chính trong lúc phát triển biểu đồ này, khi đã gần viết xong cuốn sách, tôi và Robert mới thực sự hiểu rõ hơn những phương pháp đầu tư của chính mình. Thật ra nó chính là công thức của Người cha giàu đã dạy Robert và đó là công thức mà Robert vẫn đang sử dụng mãi đến ngày nay.

 Những phương pháp và phương tiện mà Người cha giàu, Robert và nhiều nhà đầu tư khác sử dụng được đưa ra phân tích và bàn luận. Với một hiểu biết sâu sắc hơn về các loại tài sản khác nhau và những gia tốc liên quan đến chúng, bạn có thể phát hiện ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tạo nên một tương lai tự do tài chính cho bạn và c bạn.

“Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư giỏi, một trong những điều đầu tiên cần học chính là cách phân biệt giữa một lời chào hàng và một lời khuyên đầu tư hợp lý”.

– Người cha giàu.

 

“Tôi có 10.000 đôla. Tôi nên đầu tư vào đâu?”. Như đã nói trong phần giới thiệu, từ lâu tôi vẫn không biết nên trả lời câu hỏi này như thế nào. Một câu trả lời thích hợp cho một câu hỏi đơn giản như thế thật không hề đơn giản. Người ta không ai giống ai cả. Chúng ta có cuộc sống khác nhau, mơ ước khác nhau, cảm nhận khác nhau, vốn hiểu biết tài chính khác nhau và khả năng chịu đựng rủi ro cũng khác nhau. Nói cách khác, những điều tôi sẽ làm với 10.000 đôla này có thể khác hẳn những điều bạn sẽ làm cùng với 10.000 đôla đó. Và những điều sẽ làm với 10.000 đôla, nếu như là mười năm trước, cũng sẽ khác hẳn những điều tôi sẽ làm với 10.000 đôla, nếu là ngày hôm nay. Như Einstein đã nói: “Tất cả đều là tương đối”.

Cuối cùng, sau khi bị quá nhiều người hỏi câu này, tôi cũng nghĩ ra một câu trả lời thích hợp: “Nếu bạn không biết phải làm gì với số tiền đó thì tốt nhất là hãy gởi nó vào ngân hàng và đừng nói cho ai biết là bạn có tiền để đầu tư cả”. Tôi nói thế là vì nếu bản thân bạn không biết phải làm gì với tiền bạc của mình thì có đến hàng triệu người, đúng nghĩa đen là hàng triệu người, sẽ biết có thể làm gì với món tiền của bạn. Nói về chuyện tiền bạc thì mọi người đều biết nên làm gì với tiền của người khác.

VẤN ĐỀ CỦA NHỮNG LỜI KHUYÊN

Vấn đề không phải mọi lời khuyên đều tốt. Từ tháng 3-2000 đến tháng 3-2003, hàng triệu người thua lỗ từ 7 đến 9 nghìn tỷ đôla vào một trong những cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất lịch sử, phần lớn vì nghe theo lời khuyên của những người được gọi là các chuyên gia tài chính. Điều đáng buồn là những chuyên gia này mãi đến nay vẫn đang đi lòng vòng để đưa ra những lời khuyên tài chính và vẫn còn được rất nhiều người nghe theo.

Tại cuộc sụp đổ thị trường năm ấy, các chuyên gia tài chính khuyên mọi người nên đổ tiền vào thị trường. Và thay vì bán chứng khoán đi thì người ta lại mua chúng về, và giá càng giảm thì họ càng mua, ngay khi thị trường đang trên đường sụt giá đến cùng cực.

Trong giới giao dịch có một câu nói: “Khi một tài xế taxi bắt đầu đưa ra những lời khuyên về một chứng khoán nào đó thì đã đến lúc phải bán chúng đi”. Và có lẽ câu nói này cũng nên mở rộng cho những nhà tư vấn tài chính nữa.

TIẾNG NÓI CỦA SỰ SÁNG SUỐT

Trong tình huống cuồng loạn của những năm từ 1995 cho đến đầu năm 2000, người ta nghe thấy hai tiếng nói sáng suốt, của chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Alan Greenspan và Warren Buffett, người được xem là nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới.

Trong thời gian thị trường chao đảo, cái tên Warren Buffett thường được nhắc đến với những cuộc đầu tư khéo léo nhất. Các nhà tư vấn tài chính thường mượn danh ông để khuyến dụ mọi người. Họ thường nói Warren Buffett đã làm thế này, Warren Buffett đã làm thế kia. Và khi cái tên Warren Buffett được nhắc đến thì hình như người ta có khuynh hướng bỏ tiền vào thị trường nhiều hơn. Nhưng điều mà các nhà tư vấn không nói được với những nhà đầu tư trung thành của họ lại là những điều mà Warren Buffett không làm.

Trong bài phỏng vấn NHÀ TIÊN TRI CỦA TẤT CẢ trên tạp chí Fortune số ngày 11-11-2002, ông Buffett nói: “Tôi mua chứng khoán đầu tiên của mình từ 60 năm trước. Trong 60 năm đó, có đến 50 năm tôi chỉ mua những chứng khoán bình thường. Có lẽ trong 10 năm kế tiếp, tôi đã không thể tìm được gì cả”. Một trong những lý do khiến ông không mua chứng khoán nữa rất đơn giản. Trong 10 năm đó, từ năm 1992 đến 2002, giá chứng khoán quá đắt đỏ. Tôi cảm thấy thú vị khi nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới lại không thể tìm thấy gì để đầu tư cả, dù hàng triệu nhà đầu tư và những nhà tư vấn khác lại tìm thấy đủ thứ.

ĐỌC THỬ

Hãy hỏi một người bán hàng

“Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư giỏi, một trong những điều đầu tiên cần học chính là cách phân biệt giữa một lời chào hàng và một lời khuyên đầu tư hợp lý”.

– Người cha giàu.

“Tôi có 10.000 đôla. Tôi nên đầu tư vào đâu?”. Như đã nói trong phần giới thiệu, từ lâu tôi vẫn không biết nên trả lời câu hỏi này như thế nào. Một câu trả lời thích hợp cho một câu hỏi đơn giản như thế thật không hề đơn giản. Người ta không ai giống ai cả. Chúng ta có cuộc sống khác nhau, mơ ước khác nhau, cảm nhận khác nhau, vốn hiểu biết tài chính khác nhau và khả năng chịu đựng rủi ro cũng khác nhau. Nói cách khác, những điều tôi sẽ làm với 10.000 đôla này có thể khác hẳn những điều bạn sẽ làm cùng với 10.000 đôla đó. Và những điều sẽ làm với 10.000 đôla, nếu như là mười năm trước, cũng sẽ khác hẳn những điều tôi sẽ làm với 10.000 đôla, nếu là ngày hôm nay. Như Einstein đã nói: “Tất cả đều là tương đối”.

Cuối cùng, sau khi bị quá nhiều người hỏi câu này, tôi cũng nghĩ ra một câu trả lời thích hợp: “Nếu bạn không biết phải làm gì với số tiền đó thì tốt nhất là hãy gởi nó vào ngân hàng và đừng nói cho ai biết là bạn có tiền để đầu tư cả”. Tôi nói thế là vì nếu bản thân bạn không biết phải làm gì với tiền bạc của mình thì có đến hàng triệu người, đúng nghĩa đen là hàng triệu người, sẽ biết có thể làm gì với món tiền của bạn. Nói về chuyện tiền bạc thì mọi người đều biết nên làm gì với tiền của người khác.

VẤN ĐỀ CỦA NHỮNG LỜI KHUYÊN

Vấn đề không phải mọi lời khuyên đều tốt. Từ tháng 3-2000 đến tháng 3-2003, hàng triệu người thua lỗ từ 7 đến 9 nghìn tỷ đôla vào một trong những cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất lịch sử, phần lớn vì nghe theo lời khuyên của những người được gọi là các chuyên gia tài chính. Điều đáng buồn là những chuyên gia này mãi đến nay vẫn đang đi lòng vòng để đưa ra những lời khuyên tài chính và vẫn còn được rất nhiều người nghe theo.

Tại cuộc sụp đổ thị trường năm ấy, các chuyên gia tài chính khuyên mọi người nên đổ tiền vào thị trường. Và thay vì bán chứng khoán đi thì người ta lại mua chúng về, và giá càng giảm thì họ càng mua, ngay khi thị trường đang trên đường sụt giá đến cùng cực.

Trong giới giao dịch có một câu nói: “Khi một tài xế taxi bắt đầu đưa ra những lời khuyên về một chứng khoán nào đó thì đã đến lúc phải bán chúng đi”. Và có lẽ câu nói này cũng nên mở rộng cho những nhà tư vấn tài chính nữa.

TIẾNG NÓI CỦA SỰ SÁNG SUỐT

Trong tình huống cuồng loạn của những năm từ 1995 cho đến đầu năm 2000, người ta nghe thấy hai tiếng nói sáng suốt, của chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Alan Greenspan và Warren Buffett, người được xem là nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới.

Trong thời gian thị trường chao đảo, cái tên Warren Buffett thường được nhắc đến với những cuộc đầu tư khéo léo nhất. Các nhà tư vấn tài chính thường mượn danh ông để khuyến dụ mọi người. Họ thường nói Warren Buffett đã làm thế này, Warren Buffett đã làm thế kia. Và khi cái tên Warren Buffett được nhắc đến thì hình như người ta có khuynh hướng bỏ tiền vào thị trường nhiều hơn. Nhưng điều mà các nhà tư vấn không nói được với những nhà đầu tư trung thành của họ lại là những điều mà Warren Buffett không làm.

Trong bài phỏng vấn NHÀ TIÊN TRI CỦA TẤT CẢ trên tạp chí Fortune số ngày 11-11-2002, ông Buffett nói: “Tôi mua chứng khoán đầu tiên của mình từ 60 năm trước. Trong 60 năm đó, có đến 50 năm tôi chỉ mua những chứng khoán bình thường. Có lẽ trong 10 năm kế tiếp, tôi đã không thể tìm được gì cả”. Một trong những lý do khiến ông không mua chứng khoán nữa rất đơn giản. Trong 10 năm đó, từ năm 1992 đến 2002, giá chứng khoán quá đắt đỏ. Tôi cảm thấy thú vị khi nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới lại không thể tìm thấy gì để đầu tư cả, dù hàng triệu nhà đầu tư và những nhà tư vấn khác lại tìm thấy đủ thứ.

NHỮNG LỜI PHÊ BÌNH NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

Bài báo tiếp tục rằng không lâu trước đây, nhất là khi thị trường bùng nổ đến đỉnh điểm vào đầu năm 2000, nhiều chuyên gia tài chính đáng kính và báo chí bắt đầu phê bình ông Buffett vì không tham gia thị trường. Một chuyên gia trong số này, Harry Newton, chủ bút tờ Tạp chí Đầu tư Công nghệ, đã viết: “Hẳn là Warren Buffett đang tiếc đứt ruột. Làm thế nào ông ấy lại bỏ qua những cuộc cách mạng silicon, vô tuyến, DSL, mạng, công nghệ sinh học… được cơ chứ?”. Một tháng sau, thị trường công nghệ sụp đổ, mang theo hàng nghìn tỷ đôla của các nhà đầu tư. Đến đây thì ai mới đang “tiếc đứt ruột?”

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Một lời khuyên tốt rất quan trọng để thành công về tài chính. Đã nhiều lần tôi ước gì mình có thể trả lời tốt hơn câu hỏi “Tôi nên làm gì với 10.000 đôla?” chứ không chỉ bảo là “Hãy gởi vào ngân hàng”. Sau nhiều năm im lặng trước câu hỏi này, nay tôi quyết định sẽ trả lời bằng cuốn sách này, AI ĐÃ LẤY TIỀN CỦA TÔI? Một câu hỏi cần được trả lời bằng một cuốn sách, đơn giản vì đó là một rất quan trọng.

CÁI GIÁ CỦA MỘT LỜI KHUYÊN TỆ HẠI

Tháng 6-2003, khi đang ngồi trên taxi ra sân bay, tình cờ tôi nghe trên radio cuộc trao đổi với một chuyên gia tài chính. Ông này nói: “Đã đến lúc quay lại với thị trường chứng khoán”.

“Vì sao vậy?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Vì tất cả đèn xanh đều đã bật”, nhà tư vấn tài chính này nói. “Thị trường này đang tăng lên”.

Sau đó ông ta tiếp tục với hàng loạt những lời giải thích và nói về một thị trường chứng khoán tiêu chuẩn được nhai đi nhai lại, về trước khi, trong khi và sau khi thị trường sụp đổ.

Tôi nhìn ra bên ngoài và chẳng buồn nghe nữa cho đến khi người dẫn chương trình nói: “Bây giờ là đến lúc trao đổi với thính giả qua điện thoại”.

Người đầu tiên gọi đến nói: “Năm nay tôi 78 tuổi, vợ tôi 75. Vào tháng 1-2000, chúng tôi đã nghĩ rằng mình sẽ có một danh mục đầu tư an toàn dành để về hưu. Chúng tôi đã bỏ một triệu đôla vào quỹ hỗ tương”.

“Thật tuyệt vời”, người dẫn chương trình nói.

“Vâng, nhưng đó là tháng 1-2000”.

“Giờ thì ông có bao nhiêu tiền?”, vị chuyên gia tài chính nói.

“Đó mới là vấn đề”, người gọi điện nói. “Tháng 3-2000, khi thị trường bắt đầu sụp đổ, tôi đã hỏi ý kiến của nhà kế hoạch tài chính của mình”.

“Thế anh ta nói gì?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Anh ta nói y chang những gì mà vị khách mời của anh đang nói bây giờ. Anh ta nói thị trường đang chuẩn bị tăng giá. Anh ta chẳng hề bảo chúng tôi đó là một cuộc sụp đổ thị trường. Nghĩa là anh ta chẳng hề nói thị trường có thể đi xuống, hay quỹ hỗ tương là không n toàn. Rồi anh ta khuyên chúng tôi nên tiếp tục đầu tư dài hạn, giữ và đa dạng hóa”.

“Thế ông đã làm gì?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Chúng tôi làm theo lời anh ta, ngồi chờ và nhìn thị trường tiếp tục sụt giá. Và khi giá cả hạ xuống, anh ta tiếp tục gọi điện bảo chúng tôi mua thêm khi giá còn thấp”.

“Thế ông có mua thêm không?”

“Dĩ nhiên là có. Nhưng thị trường vẫn tiếp tục giảm giá và chúng tôi tiếp tục gọi điện cho anh ta. Đến tháng 8-2002 thì anh ta không thèm trả lời điện thoại của chúng tôi nữa. Sau đó chúng tôi mới biết là anh ta đã nghỉ và và chúng tôi được giới thiệu với một người khác. Dù sao thì chúng tôi cũng phát ốm lên khi mở thư của công ty đầu tư. Tôi không thể chịu nổi khi thấy số tiền mình dành dụm cả đời nay lại từ từ biến mất khi thị trường sụp đổ. Giờ thì chúng tôi không đủ sức làm việc kiếm tiền nữa và cũng chẳng biết mình có thể làm gì bây giờ”.

“Thế ông còn lại bao nhiêu tiền?”, người dẫn chương trình lại hỏi.

“Ừm, sau khi anh ta không nghe điện thoại nữa thì chúng tôi đã tự quyết định và bán hết quỹ hỗ tương của mình. Vợ chồng tôi nghĩ có lẽ nên giữ tiền mặt thì tốt hơn. Sau khi bán xong, chúng tôi chỉ còn lại 350.000 đôla và gởi chúng vào ngân hàng”.

“Cũng tốt”, người dẫn chương trình nói. “Ít ra thì ông cũng còn lại một ít tiền. 350.000 đôla cũng là một số tiền đáng kể đấy chứ”.

“Ừ, nhưng vấn đề là tôi chỉ được 1% tiền lãi một năm thôi, 3.500 đôla. Thậm chí nếu cộng thêm phúc lợi xã hội và chăm sóc y tế thì cũng chẳng sống nổi với số tiền ít ỏi đó. Tôi e rằng chúng tôi sắp phải ăn vào tiền tiết kiệm của mình, mà nếu thế thì tình hình sẽ càng tệ hơn nữa. Anh có lời khuyên gì cho chúng tôi không?”

“Ông có nhà cửa gì không?”, nhà tư vấn tài chính hỏi.

“Có”, người gọi điện đáp. “Nhưng làm ơn đừng bảo chúng tôi bán nó đi. Nó là tất cả những gì còn lại của chúng tôi. Với lại nó cũng chỉ trị giá 120.000 đôla, mà trong đó chúng tôi đã cầm đến 80.000 đôla rồi. Chúng tôi nợ nhiều đến thế là vì khi t suất lợi nhuận giảm, chúng tôi đã phải bù thêm tiền vào tài khoản và phải rút tiền từ giá trị ngôi nhà của mình”.

“Rồi chuyện gì xảy ra với số tiền cầm nhà đó?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Chúng tôi tiêu dùng. Chúng tôi phải sống nhờ số tiền đó. Vì vậy nên tôi phải gọi điện đến xin tư vấn”.

“Thế đấy, vậy anh có lời khuyên gì cho cặp vợ chồng này không?”, người dẫn chương trình hỏi chuyên gia tài chính.

“Trước tiên, tôi nghĩ ông không nên bán các cổ phần đi”, chuyên gia nói. “Như tôi đã nói, thị trường đang tăng giá trở lại”.

“Nhưng nó đã tuột dốc suốt hàng năm qua”, người gọi điện nói. “Thật kinh hoàng khi bị mất quá nhiều tiền đã dành dụm cả đời như thế, ở tuổi chúng tôi…”

“Đúng vậy, tôi hiểu mà”, chuyên gia nói. “Nhưng hãy nghe tôi nói đây. Chúng ta nên luôn luôn đầu tư dài hạn. Hãy mua và giữ nó. Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Thị trường có lúc đi xuống nhưng rồi chúng sẽ lên lại, như lúc này đây”.

“Vậy giờ thì vợ chồng ông ấy nên làm gì?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Đã đến lúc quay lại. Như tôi đã nói, thị trường đang tăng giá. Hãy nhớ rằng trong 40 năm qua, thị trường chứng khoán đã tăng giá trung bình 9% một năm”.

“Vậy anh cho rằng giờ là lúc quay lại với thị trường?”, người dẫn chương trình hỏi.

“Đúng vậy”, chuyên gia nói. “Hãy quay lại trước khi lỡ mất cuộc đua kế tiếp”.

“Đó là lời khuyên tốt”, người dẫn chương trình nói với ông già 78 tuổi. “Cảm ơn ông”.

Chiếc taxi đã đến sân bay. Tôi giận sôi máu. “Làm thế nào người ta có thể tiếp tục với một lời khuyên cũ kỹ như thế?”. Tôi cảm thấy thật bực bội khi bước vào cổng. Khi xếp hàng chờ lên máy bay, tôi vô tình đọc thấy dòng chữ tiêu đề của một bài báo cũ trong thùng rác: “Các nhà đầu tư đổ tiền vào bất động sản”. Tôi chỉ còn biết lắc đầu: “Lại lên rồi lại xuống”.

MỘT LỜI KHUYÊN CŨ RÍCH

Khi máy bay rời phi trường, tôi bắt đầu nhớ lại lúc mình mới bước vào thế giới các nhà đầu tư với một kiến thức đầu tư thật ít ỏi. Đó là năm 1965, tôi 18 tuổi, tôi mua những cổ phiếu quỹ hỗ tương đầu tiên của mình. Tất cả những gì tôi biết lúc đó là quỹ hỗ tương có liên hệ với Phố Wall, mà đầu tư vào Phố Wall tại thời điểm đó là một ý tưởng thật tuyệt vời.

Lúc đó tôi đang học ở Học viện Thương thuyền Mỹ tại New York, trường đào tạo sĩ quan trên các tàu chở hàng, tàu chở dầu, tàu chở khách và nhiều loại tàu thương mại khác. Là một học viện quân đội, chúng tôi phải mặc đồng phục quân đội, đánh bóng giày và bước hành quân vào lớp. Sinh ra và lớn lên tại Hawaii với áo ngắn tay và quần soóc, tôi cảm thấy thật khó thích nghi với cuộc sống mới. Lúc đó đang là mùa thu với lá vàng rơi lả tả, còn tôi thì đang chuẩn bị cho mùa đông đầu tiên của mình tại đó.

Một buổi chiều, tôi nhận được tin ông Carling muốn gặp tôi. Tôi chẳng quen ông Carling nào cả, nhưng thường khi bạn là một sinh viên năm nhất thì bạn biết mình phải làm tất cả những gì được bảo và phải làm ngay lập tức mà không thắc mắc.

“Hãy bắt đầu đầu tư ngay từ khi còn trẻ”, ông Carling mỉm cười khi ngồi đối diện với tôi. “Và hãy luôn luôn ghi nhớ bí quyết của các nhà đầu tư vĩ đại. Bí quyết đó là hãy mua và giữ, hãy đầu tư dài hạn để số tiền của anh sinh sôi nảy nở. Và hãy luôn luôn ghi nhớ rằng anh cần phải khôn khéo và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình”.

Với lời khuyên này, tôi chỉ biết gật đầu nói: “Vâng, thưa ông”. Thật sự lúc đó tôi chẳng hiểu ông ấy đang nói chuyện gì, nhưng sau 4 tháng tại học viện, tôi đã được huấn luyện rất tốt việc ngồi thẳng người hay đứng nghiêm và nói: “Vâng, thưa ông”.

Ông Carling là một cựu sinh viên của học viện. Ông đã bỏ công việc trên tàu để chuyển sang lĩnh vực kế hoạch tài chính. Ông biết tất cả những khó khăn mà bọn sinh viên năm nhất như chúng tôi phải trải qua vì ông cũng đã từng qua thời kỳ đó. Thay vì chỉ nói đơn giản “Vâng, thưa ông”, tôi thật sự thắc mắc tại sao ông ta lại biết tên tôi và lại tìm gặp t>

“Tôi phải đầu tư bao nhiêu tiền?”, tôi hỏi.

“Chỉ có 15 đôla một tháng”, ông cười nói.

“Mười lăm đôla”, tôi hơi giật mình. “Tôi biết lấy số tiền đó ở đâu bây giờ? Tôi phải ở trường suốt ngày, ông biết đấy”.

Xin nhớ rằng lúc đó là năm 1965 và 15 đôla là một số tiền khá lớn đối với một sinh viên.

“Hãy kiên nhẫn”, ông Carling vẫn mỉm cười. “Học viện sẽ dạy kỷ luật cho anh. Nếu tập được kỷ luật mỗi tháng bỏ ra 15 đôla, không lâu sau anh sẽ có một số vốn kha khá. Hãy nhớ luôn luôn đầu tư dài hạn”.

Dù đồng ý với mọi điều ông nói nhưng tôi vẫn thấy ông nhấn mạnh quá nhiều hai chữ “luôn luôn”. Vì một lý do gì đó, cái từ này và cách ông ta nói nó bỗng nhiên khiến tôi hơi khó chịu.

Thời gian là vàng bạc. Tôi cần quay lại học bài nên không tranh luận gì mà đồng ý tất cả mọi chuyện. Sau khi chọn một công ty quỹ hỗ tương mà ông ta đề nghị tôi đầu tư vào, tôi đã ký một hợp đồng với ông ta và đồng ý mỗi tháng sẽ gởi 15 đôla để mua thêm cổ phiếu. Sau khi chuyện giấy tờ hoàn tất, tôi quay về với việc học và hầu như quên bẵng kế hoạch đầu tư của mình. Kể từ tháng 11 năm đó, tôi bắt đầu gởi đi 15 đôla mỗi tháng một lần.

KỲ NGHỈ GIÁNG SINH

Sáu tháng đầu tiên ở học viện thật vất vả. Đó là những ngày tháng khó khăn nhất trong đời tôi. Lần đầu tiên tôi xa nhà và lần đầu tiên được đến New York, tôi bị buộc phải cắt tóc ngắn và chương trình học khá nặng. Trên hết, là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi không được phép rời học viện, trừ Lễ Tạ ơn và Lễ Giáng sinh. Khi gió lạnh mùa đông tràn về hòn đảo Long Island Sound, tôi bắt đầu đếm số ngày còn lại cho đến lúc được nghỉ lễ. Tôi đã có đủ tiền trong tài khoản tiết kiệm để mua được một chiếc vé về quê được giảm giá đặc biệt cho quân nhân.

Cuối cùng tôi đã trở về với ký hậu ấm áp của Hawaii. Sau vài ngày nghỉ ngơi chơi đùa với bạn bè, tôi ghé đến vănNgười cha giàu cùng với Mike, con trai ông. Trong cuộc hàn huyên, tôi vô tình nhắc đến khoản tiền đầu tư đầu tiên của mình vào quỹ hỗ tương. Tôi nhắc đến khoản đầu tư này chỉ để nói chuyện cho vui, nhưng với Người cha giàu thì đó là một chuyện thật sự nghiêm túc.

“Con đã làm gì?”, ông hỏi.

“Con đầu tư vào một quỹ hỗ tương”, tôi trả lời.

“Tại sao?” – Ông không hỏi tôi đã đầu tư vào quỹ nào, ông chỉ muốn biết tại sao mà thôi.

Tôi bối rối nghĩ ngợi tìm một câu trả lời sao cho hợp lý.

“Và con mua cổ phiếu từ ai?”, Người cha giàu hỏi trước khi tôi có thể trả lời. “Con có biết người đó không?”

“Ừm… dạ có”, tôi ngập ngừng đáp. “Ông ấy cũng là cựu sinh viên đã tốt nghiệp học viện. Ông ấy được phép đến trường để khuyến khích các sinh viên đầu tư”.

Người cha giàu cười khẩy và nói: “Vậy làm thế nào ông ta biết tên con?”

“Con không biết. Con nghĩ có lẽ ông ấy xin từ học viện”.

Một lần nữa Người cha giàu cười khẩy. Ông duỗi chân và ngồi ngả lưng ra sau, im lặng không nói gì cả.

Cuối cùng, tôi hỏi: “Con đã làm gì sai nào?”

Người cha giàu tiếp tục im lặng một lúc rồi nói: “Không. Trước tiên, bố khen con vì đã bắt đầu một bước đầu tư đầu tiên. Rất nhiều người chờ đến lúc đã quá trễ hay thậm chí không bao giờ đầu tư cho tương lai của mình cả. Nhiều người ăn xài tất cả những gì họ kiếm được rồi ngồi đó trông chờ công ty hay chính phủ sẽ chăm sóc cho họ khi họ về già. Ít nhất thì con cũng đã làm được một điều gì đó – con đã đầu tư bằng tiền của chính con”.

“Nhưng con có làm gì sai không?”

“Không – điều con đã làm không hoàn toàn sai>

“Vậy thì có gì đáng quan tâm?”, tôi hỏi. “Có cách đầu tư nào tốt hơn sao?”

“Có và không. Luôn luôn có những khoản đầu tư tốt hơn và có những khoản đầu tư tồi tệ hơn nhiều”, Người cha giàu ngồi thẳng người lại. “Cha không quan tâm đến việc con đầu tư vào cái gì. Lúc này cha đang quan tâm đến chính con”.

“Con à?”, tôi hỏi. “Con thế nào?”

“Cha quan tâm đến việc con sẽ trở thành một nhà đầu tư thuộc loại nào hơn là việc con đầu tư vào cái gì”.

LỜI RAO HÀNG VÀ KIẾN THỨC ĐẦU TƯ

“Con không phải là một nhà đầu tư giỏi sao?”

“Không, không phải thế”, Người cha giàu nói. “Ông ta đã khuyên con nên ‘đầu tư dài hạn, mua và giữ và đa dạng hóa’. Có đúng thế không?”

“Đúng vậy”, tôi khẽ nói.

“Vấn đề là lời khuyên đó chỉ là một lời rao hàng mà thôi”, Người cha giàu nói. “Đó không phải là một cách tốt để đầu tư, chứ đừng nói là để học đầu tư. Đó không phải là một cách tốt giúp con có thể học được những kiến thức cần thiết để trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan”.

“Tại sao nó lại là một lời rao hàng?”, tôi thắc mắc.

“Hãy suy nghĩ đi”, Người cha giàu trả lời. “Con có thể học được gì về đầu tư nếu mỗi tháng chỉ biết gởi đi 15 đôla là xong?”

Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Không nhiều lắm. Nhưng tại sao nó lại là một lời rao hàng?”

“Con cứ suy nghĩ tiếp đi”, Người cha giàu mỉm cười. “Hãy nghĩ về lời khuyên ‘đầu tư dài hạn, mua, giữ và đa dạng hóa’”.

“Cha sẽ nói cho con chứ?”, tôi hỏi.

“Không. Dù sao thì cũng không phải bây giờ. Con chỉ mới 18 tuổi. Con còn rất nhiều điều phải học về thế giới thực. Lúc này con đang có cơ hội để học một trong những bài học quan trọng nhất của đời người. Vì vậy nên hãy suy nghĩ đi. Chừng nào con nghĩ ra tại sao nó lại là một lời rao hàng chứ không phải một lời khuyên đầu tư thì hãy nói cho cha biết. Hầu hết mọi người đều không phân biệt được điều đó. Đó là lý do vì sao rất ít nhà đầu tư trở nên giàu có và rất nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ. Họ thua lỗ vì họ ngỡ rằng một lời rao hàng là một lời khuyên đầu tư, và bởi vì họ nghĩ rằng ‘đầu tư dài hạn, mua, giữ và đa dạng hóa’ là một lời khuyên đầu tư khôn ngoan. Thật sự, giữa một lời rao hàng và một lời khuyên đầu tư có một khoảng cách rất lớn”.

Khi nghe Người cha giàu nói, tôi bắt đầu hiểu được tại sao một người bán hàng lại rất thường nhấn mạnh hai chữ “luôn luôn”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button