Kinh doanh - đầu tư

7 Đại Xu Hướng 2010

7 dai xu huong 2010 - Patricia Aburdene1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Patricia Aburdene

Download sách 7 Đại Xu Hướng 2010 ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

VÌ MỘT SỰ THỊNH VƯỢNG BỀN VỮNG

“Ảo tưởng! Huyễn hoặc! Ngây thơ!” có lẽ sẽ là kết luận của những người này trước viễn cảnh tươi hồng được vẽ ra trên tinh thần lạc quan về một CNTB có xúc cảm và ý thức. “Xác đáng! Thực tế! Sáng suốt!”, những người kia có lẽ sẽ khẳng định như vậy và thán phục cái nhìn thấu đáo đã rọi trúng những hiện tượng nổi bật của thời chúng ta đang sống. Hai phản ứng trái ngược nhau nhưng không hẳn mâu thuẫn với nhau và hoàn toàn có thể nảy sinh một cách logic khi người ta đọc tác phẩm Megatrends: The Rise of Conscious Capitalism (7 đại xu hướng 2010: Sự vươn lên của CNTB có ý thức) của Patricia Aburdene. Tiếp nối Megatrends (John Naisbitt, 1982), cuốn sách mô tả sự ra đời của nền kinh tế thông tin, và Megatrends 2000 (1990) mà Patricia Aburdene là đồng tác giả, dự báo kỷ nguyên công nghệ và kết nối trong kinh doanh, Megatrends 2010 nêu bật bảy xu hướng lớn của đời sống xã hội, kinh tế và tinh thần đang đang hợp lưu thành một dòng chảy lớn, cuốn CNTB vào một luồng cải biến toàn diện và sâu sắc.

Mạch nguồn của dòng chảy đó là những giá trị tinh thần, tuy vô hình nhưng được Patricia Aburdene đánh giá là đang dần thay đổi thực tiễn hoạt động và mục tiêu kinh doanh, buộc CNTB phải nhìn lại mình. Ngay từ đầu những năm 2000, bà đã dự đoán rằng thế giới đang chuẩn bị bước vào thời kỳ đầy biến động về mặt kinh tế-xã hội, thời kỳ thách thức cả những doanh nghiệp lớn và có uy tín nhất, đồng thời cũng là thời kỳ mà con người tìm đến với tinh thần, gắng hòa hợp những giá trị “đạo đức” cá nhân với thực tế công việc và môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Con người ngày càng mong muốn thấy doanh nghiệp vượt ra ngoài kỳ vọng doanh số, được coi là mục đích truyền thống và tối hậu của nó, mà nhà kinh tế học Milton Friedman đã khẳng định khi coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông, để hướng tới những mục tiêu xã hội to lớn hơn, tới lợi ích của tất cả các tác nhân có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (cổ đông, nhân viên, người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường sinh thái). Đó là khi CNTB bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn có ý thức.

Song, bước chuyển biến đó sẽ chỉ diễn ra khi có sự gặp gỡ giữa tính cấp thiết về kinh tế và những giá trị mới, khi có sự kết nối giữa tinh thần và hành động. Với tác giả, thời điểm đó đã đến và chính là thời điểm hiện tại. Ở cấp độ cá nhân, mỗi người có thể là một người tiêu dùng có ý thức, bảo vệ các giá trị quan trọng đối với mình trong mọi quyết định chi tiêu, một lãnh đạo cấp trung dùng sức mạnh tinh thần để tác động lên các quyết định trong doanh nghiệp mình, một doanh nhân trung thực hay một nhà đầu tư ưu tiên các giá trị đạo đức. Ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức, đó là những cam kết đầu tư có trách nhiệm xã hội, đặt ra những mục tiêu kinh doanh tuân theo các chuẩn mực đạo đức hay chú trọng đến đời sống tinh thần của nhân viên. Rõ ràng, sức mạnh tinh thần luôn bắt nguồn từ mỗi cá nhân trước khi lan tỏa và tác động lên tổ chức. Bao trùm lên tất cả là ý thức cộng đồng, là trách nhiệm đối với xã hội hiện tại và các thế hệ tương lai, trong đó cá nhân và tổ chức cùng vươn tới các giá trị đạo đức phổ quát và nền tảng, bảo vệ chúng một cách nhất quán, không chỉ thông qua đấu tranh mà còn qua những lựa chọn hàng ngày, từ nhỏ nhất.

Với người đọc Việt Nam, những xu hướng được mô tả trong 7 đại xu hướng 2010 mang tính nhận định và tổng kết hơn là dự báo, đưa đến một cái nhìn toàn cảnh, thể hiện những lựa chọn ưu tiên và mong muốn của một “người trong cuộc”, xung quanh môi trường kinh tế, hoạt động và ứng xử của doanh nghiệp Mỹ, mà rất nhiều người vẫn coi là một mô hình cần tham khảo và học tập. Người tỉnh táo và cầu thị sẽ rút ra từ bảng tổng kết này những bài học thiết thực để không đi vào vết xe đổ của nhiều doanh nghiệp chạy theo mức tăng “nóng” về doanh thu và cổ tức, bất chấp những hậu quả nhãn tiền về nhiều mặt.

Nhìn rộng hơn, trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, khi thực tế chệch ra ngoài mọi dự đoán và phân tích của các chuyên gia, khi mọi cá nhân đều cảm thấy bị đe dọa, không phân biệt quốc gia, tầng lớp hay nghề nghiệp, thì những hiện tượng được mô tả ở đây tuy có vẻ hiển nhiên nhưng không khỏi khiến người ta giật mình, tự vấn, lật lại vấn đề. Một nền kinh tế ổn định, phát triển hay khủng hoảng, có lẽ chỉ là biểu hiện bề mặt của những xu hướng bất biến và mang tính chân lý. Khi các cá nhân và tổ chức cùng tham gia vận hành một CNTB có ý thức và đầy trách nhiệm thì cuộc khủng hoảng sẽ chỉ là một cơn đau có tác dụng chữa lành bệnh, như kết luận của Patricia Aburdene. Bởi các giá trị tinh thần luôn ngự trị trong mọi hoạt động của con người, từ cuộc sống hàng ngày đến hoạt động kinh doanh. Sự thịnh vượng và đạo đức sẽ không loại trừ nhau mà đồng hành cùng nhau, hỗ trợ nhau, và chỉ sự thịnh vượng có đạo đức mới bền lâu.

ĐỌC THỬ

BIỂU ĐỒ HÓA CÁC CHIỀU KÍCH “NỘI TẠI” CỦA THAY ĐỔI

7 đại xu hướng 2010 ghi lại những xu hướng xã hội, kinh tế và tinh thần đang biến cải CNTB thành một dạng thức mới và phổ quát hơn. Một xu hướng lớn là gì? Đó là một chiều hướng rất rộng lớn và bao trùm giúp định hình cuộc sống của chúng ta trong một thập kỷ hoặc hơn. Cuốn sách đầy ắp những sự thật, số liệu và ví dụ sinh động giúp định lượng sự biến đổi xã hội. Xa hơn, nó mô tả cả chiều hướng nội tại của sự biến đổi đó.

Bởi thế giới nội tại của các quan niệm và niềm tin định hình hành động của chúng ta.

Cuộc kiếm tìm đạo đức và ý nghĩa trong công việc, cũng như mong muốn trải nghiệm sự bình yên và mục đích của sự linh thiêng trong thế giới kinh doanh đầy áp lực là chân lý “nội tại“ truyền nhiệt huyết vào trái tim hàng triệu con người. Các hiện thực nội tại này ảnh hưởng sâu sắc đến ứng xử của mọi người − như quyết định đầu tư vào một công ty theo đuổi những tiêu chuẩn xã hội, môi trường và đạo đức cao hơn những công ty khác; quyết định chỉ làm việc cho những công ty coi trọng khả năng sáng tạo, đa cảm của mỗi cá nhân hoặc chỉ mua sắm tại những cửa hàng từ chối kinh doanh sức lao động “bị bóc lột”.

Các chân lý nội tại là giá trị của chúng ta − và đóng vai trò then chốt trong sự thay đổi.

Quá trình cải biến diễn ra như thế nào? Trong cuốn Re-inventing the Corporation (Phát minh lại doanh nghiệp), John Naisbitt và tôi đã viết: nó “chỉ xảy ra khi có sự hợp lưu của những giá trị đang thay đổi với sự cấp thiết về kinh tế”.

Hầu hết chúng ta đều nhận thức rõ những nhân tố kinh tế gây sức ép lên CNTB ngày nay, chẳng hạn các vụ bê bối kinh doanh và bong bóng công nghệ. Các thế lực trong

Hình 1 thúc đẩy sự thay đổi từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới. Hình 2 minh họa các xu hướng gắn với các giá trị, như hành động tiêu dùng hoặc tính tinh thần trong kinh doanh và kích thích thay đổi từ trong ra và từ dưới lên. Hình 3 khắc họa tác động cộng hưởng của những lực tác động từ trên xuống và từ dưới lên.

Bạn sẽ nhận thấy tính cộng hưởng của các giá trị đang thay đổi và tính cấp thiết về kinh tế đang biến cải CNTB.

Thời kỳ hỗn loạn

Hoạt động kinh tế vẫn chưa phục hồi sau những sự kiện “điếng người” gần đây: suy thoái, thị trường sụp đổ, bê bối tài chính. Lúc này, chúng ta lại đang phải đối mặt với những thách thức mới − thâm hụt ngày càng cao, chi phí năng lượng và chăm sóc sức khỏe tăng mạnh, tỷ lệ lãi suất biến động, thu nhập sau thuế giảm và khả năng “phục hồi” vẫn rất thấp.

Chúng ta đang sống trong thời đại của tình trạng bất ổn cao − khủng bố, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp… Khi ít tìm thấy sự bảo đảm bên ngoài bản thân, chúng ta buộc phải du hành trong trái tim và tâm hồn mình để tìm kiếm những câu trả lời và những khuynh hướng mới. Đó là lý do tại sao sức mạnh tinh thần ‒ chủ đề của Chương 1, được cho là xu hướng lớn nhất trong thời đại ngày nay.

Cho dù bạn theo xu hướng tinh thần hay theo phái Phúc âm, ngây ngô hay non nớt, là một nhà tư bản “khó chơi” hay một bà mẹ mua sắm theo giá trị của mình, bạn vẫn cần biết những xu hướng mạnh mẽ đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do.

NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG SAU – NHỮNG XU HƯỚNG LỚN

Trước khi nêu ra bảy xu hướng chủ đạo mới, tôi xin giới thiệu một vài nhân vật rất sâu sắc đằng sau lĩnh vực kinh tế. Khi đọc những câu chuyện của họ, mà tôi sẽ lần lượt kể trong từng chương, bạn sẽ cảm nhận được những cam kết cá nhân mạnh mẽ đã tiếp sức cho thay đổi.

Trong 7 đại xu hướng 2010, bạn sẽ gặp:

  • Giám đốc điều hành của một IPO đầy nhiệt huyết năm 2004 và cũng là một chuyên gia thiền.
  • Nhà hoạt động Dow 40 với những cuộc phiêu lưu phát triển kinh tế ở Thế giới thứ 3 được đề cập trong những phát biểu của Tổng giám đốc của mình.
  • Một Sa hoàng công nghệ cao mở lòng với tinh thần và có công ty nằm trong danh sách Fortune 500 thu lợi hàng trăm triệu nhờ những nguyên tắc tinh thần ứng dụng vào công việc.
  • Một chuyên gia tiếp thị kỳ cựu trở thành chuyên viên ngồi thiền cho Fortune 500.
  • Một doanh nhân ở Thung lũng Silicon làm việc với cơ quan lập pháp California để giải phóng các công ty khỏi trách nhiệm với các bên liên quan, cũng như các cổ đông.

7 ĐẠI XU HƯỚNG 2010: DANH SÁCH MỚI

Đây là bản danh sách mới của tôi cho các xu hướng lớn, mỗi xu hướng được đề cập thành từng chương.

  1. Sức mạnh của tinh thần. Trong những thời kỳ rối ren, chúng ta có khuynh hướng hướng nội; 78% tìm kiếm tinh thần nhiều hơn nữa. Hoạt động thiền và yoga gia tăng. Sự hiện diện linh thiêng lan tỏa sang các lĩnh vực kinh doanh. Các Giám đốc điều hành hướng đến tinh thần cũng như các lãnh đạo cấp cao của Redken và Hewlett-Packard (HP) biến cải công ty của họ.
  2. Buổi bình minh của CNTB có ý thức. Những công ty hàng đầu và Giám đốc điều hành cấp cao đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do nhằm tôn vinh các bên có quyền lợi liên quan và cổ đông. Liệu như thế có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Có. Có tạo ra thêm nhiều tiền bạc không? Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những công ty thiện tâm tích lũy được nhiều lợi nhuận.
  3. Vai trò dẫn đầu của lãnh đạo cấp trung. Vị trí Giám đốc điều hành lương cao, có uy tín đang mờ nhạt rất nhanh. Ngày nay, các chuyên gia nói rằng những nhà quản lý “bình thường”, như Barbara Waugh của HP, tạo nên sự thay đổi bền vững. Họ làm điều đó bằng cách nào? Bằng giá trị, ảnh hưởng và uy quyền đạo đức.
  4. Tinh thần trong kinh doanh đang phát triển mạnh. Eileen Fisher, Medtronic giành được phần thưởng “Tinh thần trong công việc”. Ford, Intel và nhiều hãng khác tài trợ cho các hoạt động tâm linh của nhân viên. Hàng tháng, Phòng Thương mại San Francisco tài trợ cho một buổi họp mặt ăn trưa chuyên về tinh thần.
  5. Người tiêu dùng đề cao giá trị. Người tiêu dùng có ý thức, những người tránh xa thị trường đại chúng là một “khu vực” trị giá nhiều tỷ đô-la. Khi mua ô-tô lai (sử dụng nhiều nguồn năng lượng để tiết kiệm nhiên liệu), vật dụng xanh (những vật dụng bằng chất liệu tự nhiên, không độc hại, bền vững và thân thiện với môi trường) hay thực phẩm hữu cơ, họ đều tính đến giá trị của chúng. Vì thế, những thương hiệu thể hiện những giá trị tích cực sẽ thu hút họ.
  6. Làn sóng những giải pháp có ý thức. Hãy đến với một công ty ngay gần bạn: Lễ khai tâm. Thiền định. Tha thứ. Đào tạo. Toán học trái tim. Những yếu tố này nghe thật ấn tượng nhưng những người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh có ý thức đang theo sát các kết quả đủ làm bạn bất ngờ.
  7. Bùng nổ đầu tư có trách nhiệm xã hội. Các bảng niêm yết chứng khoán hiện nay đều hiện màu xanh. Vậy bạn nên đầu tư vào đâu? Chương này lập biểu đồ xu hướng đầu tư “xã hội” và giúp bạn cân nhắc lựa chọn của mình.

Trong phần kết luận của cuốn sách này: Quá trình chuyển đổi tinh thần của CNTB, chúng ta sẽ khám phá những giá trị ngầm của CNTB. Tôi sẽ cố gắng vượt qua khái niệm kinh doanh tự do bắt nguồn từ lòng tham. CNTB có ý thức không phải là chủ nghĩa vị tha; thay vào đó, nó dựa vào tính tư lợi được khai sáng.

Tinh thần hay tôn giáo

Vì từ tinh thần được dùng khá thường xuyên nên hãy cho phép tôi đưa ra một định nghĩa. Tinh thần, với tôi, là thuộc tính của Chúa trời hiện diện trong con người, CÁI TÔI vĩ đại, sức mạnh của sự sống, bản ngã mà hầu hết mọi người đều coi là thiêng liêng.

Theo nghĩa thần học, bạn có thể nói tinh thần tựa như thánh thần linh thiêng nhưng mang tính thống nhất và phi giáo phái. Điều này dẫn đến một phân biệt khác: sự phân biệt giữa tinh thần và tôn giáo. Tôi dùng thuật ngữ tôn giáo để chỉ cấu trúc chính thống, và thường là công khai, qua đó con người thờ phụng thần thánh. Tinh thần là sự trải nghiệm hoặc ước vọng được trải nghiệm sự thiêng liêng. Tôn giáo thiên về ứng xử còn tinh thần mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa hơn. Tinh thần thường (nhưng không phải luôn luôn) là một vấn đề riêng tư. Dĩ nhiên, một số người hướng về cả tinh thần và tôn giáo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button