Kinh doanh - đầu tư

10 Bí Quyết Thành Công Của Bill Gates

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Khảm Sài Nhân

Download sách 10 Bí Quyết Thành Công Của Bill Gates ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những bậc thầy trong lĩnh vực quản lý nói với chúng tôi rằng, trong thế giới kinh doanh đương thời, khả năng học tập – hiểu theo nghĩa tiếp nhận kỹ năng hay trí thức (learning) – luôn là một lợi thế trong cạnh tranh. Các nhà quản lý phải luôn trang bị cho mình những kỹ năng và kỹ thuật mới để chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc chiến trên thương trường. Các công ty phải tự tái tạo trở thành những tổ chức có tính học hỏi cao, tức là việc tiếp cận tri thức mới đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và tạo nên nét đặc thù của họ. Về mặt lý thuyết, tất cả những điều này rõ ràng đều đúng. Nhưng trong thực tế thì rất ít công ty thật sự có tính học hỏi. Thật ra, các nhà quản lý không giỏi trong việc tiếp nhận kỹ năng và tri thức. Giáo sư Chris Argyris của Trường Kinh doanh Havard cho rằng “Thành công trên thương trường ngày càng phụ thuộc vào khả năng học hỏi, tuy vậy đa số chúng ta đều không biết cách học. Hơn nữa, một số người trong công ty được đánh giá là có khả năng học hỏi tốt nhất nhưng thực tế lại không được như vậy.” Một trong những mục tiêu của quyển sách này là nhằm tạo cơ hội để các nhà quản lý được dịp học tập từ những nhân vật kiệt xuất nhất.

Nghe ra thì mục tiêu này có vẻ như quá tham vọng. Nhưng chúng ta hãy thử nhìn qua cách thức mà các nhà quản lý thường sử dụng để học tập. Đầu tiên, họ học hỏi qua kinh nghiệm. Tuy vậy, theo Giáo sư Chris Argyris thì kinh nghiệm không thể bảo đảm cho năng lực học tập. Chắc hẳn bạn đã gặp khá nhiều nhà quản lý có đủ mọi kinh nghiệm sống trên đời nhưng lại kém nhận thức và thiếu trí tuệ thật sự. Họ có thể tuyên bố rằng mình có 30 năm kinh nghiệm, nhưng thường thì đó chỉ là kinh nghiệm của một năm lặp lại đến 30 lần. Kinh nghiệm không tự nhiên tạo cho người ta năng lực học tập. Năm tháng chồng chất không nhất thiết có nghĩa rằng sẽ mang lại sự uyên bác cho ai đó.

Nguồn tiếp nhận tri thức thứ hai đối với các nhà quản lý là các chương trình đào tạo. Hầu hết các nhà quản lý cao cấp đều đã từng theo học một chương trình quản trị tại các trường thương mại.

Qua nghiên cứu từng trường hợp cụ thể và nhấn mạnh đến khía cạnh phân tích thì các trường kinh doanh rõ ràng đã giúp các nhà quản lý đạt được những kỹ năng quan trọng. Nhưng phạm vi của các kỹ năng và tính hữu dụng thực tiễn của chúng thường xuyên bị nghi ngờ – ít ra thì không bởi những giáo sư tại những trường đó. Henry Mintzberg, một nhà chiến lược có uy tín, đã cho rằng: “Thật nực cười khi đưa ra ý tưởng cho rằng, chỉ với 2 năm đào tạo tại trường, chúng ta có thể biến những sinh viên 25 tuổi thông minh nhưng không kinh nghiệm, và chưa bao giờ quản lý ai hay việc gì, thành những nhà quản lý hiệu quả.”

Giáo sư Peter Drucker đáng kính cũng là một người từ lâu đã chỉ trích các trường thương mại. Từ năm 1969, ông đã viết rằng: “Được lập nên từ trên dưới một thế kỷ trước, các trường thương mại ở Hoa Kỳ vẫn đang chuẩn bị cho ra trường những viên thư lại được đào tạo kỹ lưỡng.” Gần đây, ông lại đưa ra lời dự đoán về sự suy đồi của những trường này: “Các trường thương mại đang gặp phải tình trạng thành công nửa mùa. Ngày nay họ đã có cải thiện chút nào tình hình này. Điều tệ hại nhất là họ lại không cải thiện chút nào những gì lẽ ra phải nên làm.” Các trường kinh doanh vẫn gắn chặt vào lý thuyết; còn kinh doanh lại liên quan đến hành động.

Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Bằng cấp không gây ấn tượng cho tôi. Chúng chẳng làm nên việc. Điểm số của tôi đã không cao bằng người khác, và tôi cũng đã không tham gia kỳ thi cuối khóa. Thầy hiệu trưởng gọi tôi lên và cho tôi nghỉ học. Tôi đã nói với thầy rằng tôi không cần bằng cấp. Giá trị của chúng không bằng cả một chiếc vé phim. Ít nhất với một chiếc vé, bạn còn được bảo đảm là vào được rạp. Còn một tấm bằng lại không bảo đảm được điều gì cả.”

Với lời lẽ mềm mỏng đáng ngạc nhiên, Lee Iacocco, cựu tổng giám đốc điều hành của hãng xe hơi Chrysler, đã nhận xét: “Việc học chính qui có thể dạy dỗ cho bạn rất nhiều điều, nhưng có nhiều kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, bạn phải tự mình phát triển.” Robert Townsend, cố chủ tịch của hãng Avis và cũng là tác giả của cuốn sách “Up the Organization”, lại còn cố chấp hơn. Ông cảnh báo rằng: “Đừng tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp Trường Kinh Doanh Havard. Theo tôi thì những tinh hoa này còn thiếu một số yêu cầu khá cơ bản để đạt tới thành công. Đó là tính năng hiểu biết sâu sắc về bản chất kinh doanh và loại người nào có thể thụ hưởng niềm vui khi công việc tiến triển; biết tôn trọng thứ bậc trên dưới; một bảng thành tích đã được minh chứng về sự quyết tâm, chăm chỉ, trung thành, óc phán đoán, công bằng và trung thực khi chịu sức ép.”

Khoảng thời gian gần đây, Bill Gates cùng Richard Branson – giám đốc hãng Virgin – và Anita Roddick – giám đốc công ty Body Shop thường xuyên được nhắc đến như những tấm gương điển hình của những người không qua trường lớp kinh doanh nhưng lại đạt đến đỉnh cao thành công trong kinh doanh. Anita Roddick cho rằng: “Một lợi thế rất lớn mà tôi có được khi khai trương Body Shop chính là việc tôi chưa bao giờ theo học các trường dạy kinh doanh.” Cũng cùng một ý tương tự, sáng lập viên Jim McCann của hãng 1-800- Flowers cho rằng công ty này có lẽ đã không phát triển phồn thịnh như vậy nếu ông ta đã theo học một trường thương mại. “Tôi hẳn sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ tìm hiểu lý do tại sao một hợp đồng kinh doanh nào đó lại không thực hiện được.”

Nguồn học tập thứ ba là học qua bạn bè và đồng nghiệp. Cách này rất hiệu quả. Khuynh hướng cố vấn và huấn luyện hiện nay là một bằng chứng cho thấy rằng các nhà quản lý cao cấp có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng của những nhà quản lý khác cấp thấp hơn. Nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu sếp của bạn là một người an phận thủ thường, không quan tâm đến việc phát triển tài năng cho tương lai. Hoặc nếu đó là người bất tài và nếu nguyện vọng của bạn vượt xa tầm hiểu biết họ thì sao? Lúc đó bạn sẽ học từ ai?

Đối với nhiều người, câu trả lời được tìm thấy trong rất nhiều cuốn sách bán chạy ngày càng xuất hiện nhiều do lãnh đạo của các công ty viết. Hàng triệu cuốn được những nhà quản lý mua về đọc. Họ muốn tìm hiểu điều gì đã làm nên sự thành công của các giám đốc điều hành nay để sao chép và bắt chước. Và điều không tránh khỏi là họ sẽ thấy vọng. Hầu hết các cuốn sách đứng tên tác giả là những nhà lãnh đạo này đều bị làm cho sai lạc bởi tính chủ quan và do khả năng nhận thức muộn màng (hindsight). Chúng là cái bóng của chính tác giả và giá trị của chúng cũng mờ ảo như là cái bóng đó vậy. Hầu hết chúng chỉ là những lời tán dương nhằm đánh bóng sự nghiệp của người viết chứ không phải là những nhận định khách quan về kỹ thuật quản lý. Kiến thức nêu ra để giúp người đọc có thể học hỏi rất hạn chế; tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị “mua vui” của chúng đối với người đọc.

Quyển sách này ra đời là nhằm lấp đầy lỗ hổng này. Chúng tôi muốn mang đến cho các bạn một cái nhìn khách quan về tư duy và khả năng thực hành kinh doanh của một số lãnh đạo công ty vĩ đại nhất. Đối với mỗi nhà lãnh đạo kinh doanh trong loạt sách này, cho dù đó là Bill Gates, Rupert Murdoch, Richard Brandon hay Jack Welch, chúng tôi đều xoáy vào bản chất phương pháp tiếp cận kinh doanh của họ. Điều gì tạo nên sự khác biệt ở họ? Họ giỏi ở lãnh vực nào? Và quan trọng hơn cả là chúng ta rút ra được những bài học gì từ sự thành công trong kinh doanh của họ.

Bạn sẽ thấy những bài học này không thuộc loại “khó nuốt”. Thật ra, học cách quản lý dễ như “lấy đồ trong túi” vậy. Rupert Murdoch, nhà tỉ phú lừng danh bạn của Bill Gates, đã từng nói: “Có gì mà phải gọi là “bậc thầy”? Bạn nhặt được chỗ này một hạt ngọc, chỗ kia một hạt ngọc. Mà bạn biết đấy, đa số các hạt ngọc này cũng khá dễ nhận ra. Cứ đến khu vực sách kinh doanh của nhà xuất bản Doubleday đi rồi bạn sẽ thấy đầy rẫy những tựa sách thật hấp dẫn. Hãy bỏ ra 300 đô la để mua và sau đó vứt hết chúng vào sọt rác.” Lý thuyết chỉ dành cho những ai làm chủ được thời gian. Biến chúng thành hiện thực mới là tất cả những gì mà công việc quản lý và kinh doanh hướng đến. Bạn hãy cứ hỏi Bill Gates thử xem!

ĐỌC THỬ

Vị thế quyền lực mà Microsoft đang tọa hưởng ngày nay là đỉnh cao thắng lợi của chiến lược kinh doanh mà Bill Gates và người bạn Paul Allen đã hoạch định tỉ mỉ nhiều năm trước đây khi cả hai vẫn đang ở lứa tuổi 20. Chìa khóa để dẫn đến thành công đó nằm trong sự kết hợp của nhiều yếu tố. Nó bao gồm tài năng sáng chói về kỹ thuật của những lập trình viên Microsoft trong thời kỳ đầu; nguồn năng lượng to lớn và tính đua tranh khốc liệt của bản thân Bill Gates; tầm nhìn độc đáo của ông: thấy trước cuộc cách mạng máy tính cá nhân sẽ xảy ra như thế nào và vai trò mà Microsoft có thể tham gia trong cuộc cách mạng này.

Người ta dễ dàng dè bỉu thành công của Microsoft cho rằng đó chỉ là một vận may khác thường nhờ kiếm được hợp đồng cung cấp hệ điều hành cho những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của IBM. Nhưng sự kiện đó không chỉ đơn thuần là may mắn. Bill Gates đã nhận ra ý nghĩa quan trọng của bản hợp đồng với IBM. Ông biết rằng một hệ thống điều hành cung cấp một “mặt bằng” chung có thể làm thay đổi lịch sử của máy tính cá nhân. Và ông đã làm việc không biết mệt mỏi trong hơn 6 tháng để chắc chắn rằng khi thời cơ xuất hiện có rơi vào tay Microsoft. Bằng cách này ông đã tiếp sức cho vận may mình.

Người ta kể lại rằng khi chuẩn bị tìm đối sách thuyết phục IBM ký hợp đồng với mình, Gates đã nói với mẹ là sẽ không về nhà trong 6 tháng. Suốt thời gian này ông hầu như ăn ngủ luôn ở văn phòng, tập trung tâm trí để nghĩ cách giành được thương vụ này với IBM.

Ông hiểu rằng vụ làm ăn này vô cùng quan trọng. Đối thủ cạnh tranh chính trong hợp đồng này là Tập đoàn Digital Research, sở hữu hệ điều hành chạy trên máy tính Apple II – loại máy tính để bàn thành công nhất. Tuy nhiên, vào giai đoạn quyết định của các cuộc thương thảo thì nhân vật đàm phán chủ chốt của Digital Research lại đi nghỉ một tháng. Coi việc đi nghỉ là một biểu hiện của sự yếu kém, Gates đoan chắc là mình có thể lợi dụng sự vắng mặt này của đối thủ cạnh tranh.

Quyền năng của “những nhà trí thức dở người”

Từ chiếc nôi của cuộc cách mạng kỹ thuật số, một kiểu mẫu lãnh đạo kinh doanh mới đã ra đời. Đó là những người say mê công nghệ mà Bill Gates là người đi đầu. Gates là một điển hình về “quyền năng của những nhà trí thức dở người”. Sự thăng tiến nhanh chóng về danh vọng và tiền tài của cá nhân ông là hiện thân của một sự biến dịch trong chòm sao kinh doanh. Đã từng bị giới doanh nhân Hoa Kỳ coi là lỗi thời thì sau cuộc cách mạng tin học nổ ra các chuyên gia kỹ thuật, hay còn gọi là những “techie”, đã vươn lên tới vinh quang.

Có lẽ lần đầu tiên sự hiểu biết kỹ thuật ở tầm cao lại giữ một vai trò thiết yếu trong việc nắm bắt các khả năng mang tính chiến lược mà một thế giới mới chứa đựng nhiều thách thức của ngành công nghệ thông tin đã mở ra. Những nhà quản lý tổng quát kiểu truyền thống không còn thích nghi với xu hướng mới này nữa. Nhiều người trong số họ thậm chí không thể sử dụng được máy tính để bàn chứ chưa nói đến việc lập trình. Lớp doanh nhân mới ở Thung Lũng Silicon đóng khung trong những bộ đồ vét.

Những nhân viên mặc đồng phục xanh của công ty IBM từng chiếm ưu thế trong ngành kinh doanh máy tính qua hàng thập kỷ nay bỗng nhiên bị hụt hẫng trước sự chuyển đổi từ hệ máy mainframe sang máy tính cá nhân. Đứng ngay trước ngưỡng cửa của sự thay đổi này là Bill Gates, người đã sẳn sàng giữ vai trò dẫn đường để đưa mọi người bước vào mô hình mới này. Nhưng Bill Gates và Paul Allen, bạn thời trung học và là đối tác trong nghiên cứu phát triển ngôn ngữ máy tính, lại hoàn toàn khác so với những nhân viên của IBM.

Chàng trai Gates, với cặp kính cận dày cộm trên mắt, mái tóc đầy gàu và mặt nổi mụn, cùng Allen, một chàng trai hippy của cuối thập niên 60 còn sót lại với mái tóc dài thậm thượt và râu ria xồm xoàm đã cung cấp cho dân Mỹ một bức tranh biếm họa về chân dung của những tín đồ máy tính mà họ đã biết tại trường phổ thông. Nhưng điều quan trọng hơn là thái độ khó chịu của giới kinh doanh Hoa Kỳ dành cho thành phần trí thức mọt sách và giới chuyên viên kỹ thuật lần đầu tiên gặp phải sự thách thức nghiêm trọng.

Dựa trên những luật lệ bất thành văn lan truyền trong giới kinh doanh Hoa Kỳ thì ai muốn bước vào con đường thương mại phải hội đủ các tiêu chuẩn: lì lợm, quyết đoán, may mắn, và làm việc không biết mệt. Chỉ thông minh không thôi thì chưa thể xem là một yếu tố nổi trội. Trên thực tế, đôi lúc những người này còn bị coi là những kẻ khuyết tật, nhất là khi họ lại vụng về trong giao tiếp và lập dị trong cách sống. Theo Randall E.Stross thì những anh tài mới về máy tính đã “lội ngược dòng” truyền thống phản trí tuệ này, “Cách dùng từ để nói về những người này có thể khác đi – như vào những năm 1950 người ta gọi họ” egghead”(*), sang đến tâph niên 70 thì họ lại bị gọi là “nerd”(*) – nhưng thông điệp truyền đi thì chỉ có một: Trí tuệ là của nợ chứ không phải là tài sản.”

Cho đến những năm 1970, những thần tượng của giới kinh doanh Mỹ vẫn còn là những người như Lee Iacocca, TGĐ điều hành của Chrysler – người có vai cao bồi chính diện, hơn là diễn viên hài kịch lập dị Peewee Herman. Nhưng bỗng nhiên với sự chói sáng của Microsoft và Apple, những nhà tri thức dở người trở thành người thừa kế cả thế giới kinh doanh. Kỷ nguyên “quyền năng của những trí thức dở người” đã bắt đầu.

Tất nhiên ý nghĩa mang tính miệt thị của từ “nert” là chỉ dấu của một xã hội có giá trị được gắn kết với một loạt các tính cách và thái độ – thực ra đó là tàn tích của một thời đại mà những tài năng hữu hình, cụ thể cộng với tính thực tế được coi là những phẩm chất thèm muốn. Hiện nay chúng ta đang trải qua giai đoạn thay đổi về giá trị và được biểu hiện rõ nét nhất trong thế giới kinh doanh. Ở đó chúng ta đang chứng kiến sự vươn lên không ngừng của tầng lớp gọi là “người lao động có tri thức.”

Điều này thể hiện sự chuyển dịch quan trọng trong quyền lực kinh tế. Nó được so sánh giống như những thay đổi đã diễn ra trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp, khi đó việc ứng dụng công nghệ trong các nhà máy làm thay đổi các mô hình tuyển dụng lao động và phân phối tài sản, vượt xa khả năng nhận biết đương thời. Nhiều chuyên gia cho rằng kể từ lúc cuộc cách mạng công nghệ thông tin bắt đầu cũng là lúc mở màn cho những thay đổi quan trọng bậc nhất trong đời sống chúng ta. Tác động của chúng đối với thế giới kinh doanh là điều mà ai cũng đều có thể nhận thấy rõ ràng.

Trong kỷ nguyên của lao động tri thức, kiến thức về kỹ thuật và tính sáng tạo là những tài sản mới của các công ty. Kết hợp được những yếu tố này với tính nhạy bén trong kinh doanh và bản chất thích cạnh tranh cao, bạn quả thực sẽ trở thành một “giống chim quý hiếm”. Bill Gates chính là “giống chim quý hiếm” đó. Nhưng cộng thêm một chút may mắn khác thường, Gates đã vươn tới một đỉnh cao mà ở đó tài năng đặc biệt của ông được dịp nở rộ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button