FAQ

Vì sao thi kéo co không phải chỉ so về sức lực?

Thi kéo co là thi cái gì? Rất nhiều người sẽ nói: tất nhiên là thi xem sức lực của đội nào lớn hơn đấy thôi! Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy.

Xét từ nguyên lí cơ học, hai đội tham gia kéo co, lực kéo giữa họ với nhau không hơn kém bao nhiêu. A đặt lên B một lực kéo lớn bao nhiêu thì B cũng đồng thời sinh ra đối với A một lực kéo lớn bấy nhiêu. Ngược lại, tình hình B đối với A cũng như vậy. Đó là điều mà định luật thứ ba của Newton đã xác định. Tức là khi vật thể A tác động một lực lên vật thể B, vật thể B cũng đồng thời tác động một phản lực lên vật thể A. Lực và phản lực bằng nhau về độ lớn, tác động ngược chiều nhau, và cùng ở trên một đường thẳng. Có thể thấy là lực kéo giữa hai bên không phải là nhân tố quyết định thắng thua.

Vậy cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co? Một là, tay nhất định phải giữ chặt sợi dây thừng, dựa vào lực ma sát giữa tay và dây thừng để ngăn không cho dây tuột ra khỏi tay. Hai là phải làm cho mặt đất có lực ma sát đủ lớn đối với bàn chân của những người kéo co để chống lại lực kéo của đối phương. Có thể nói, chỉ cần tay nắm chặt dây thừng, lực thực sự khi kéo co đến từ chân của người, tức là lực ma sát giữa bàn chân và mặt đất. Làm thế nào để có thể tăng lực ma sát đó lên? Trước hết, đi loại giày dưới đế có hoa văn lồi lõm, có thể gia tăng hệ số ma sát, làm cho lực ma sát tăng lên. Thêm nữa, trọng lượng cơ thể của những người kéo càng nặng, áp lực đối với mặt đất càng lớn, lực ma sát cũng sẽ tăng lên. Người lớn và trẻ con kéo co, người lớn thắng dễ dàng, mấu chốt là ở chỗ người lớn có trọng lượng cơ thể lớn hơn của trẻ con.

Cố nhiên, trong cuộc thi kéo co thực tế, việc thắng thua phụ thuộc rất lớn vào mức độ kĩ xảo của người tham gia. Ví dụ như, chân cố sức giẫm xuống đất, trong thời gian ngắn có thể sinh ra áp lực đối với mặt đất vượt quá trọng lượng cơ thể của mình. Hoặc ngửa người ra phía sau, dựa vào lực kéo của đối phương để tăng áp lực đối với mặt đất, v.v. Mục đích đều là tìm mọi cách làm tăng lực ma sát của mặt đất đối với bàn chân để giành lấy thắng lợi của cuộc thi.

Từ khoá: Kéo co; Lực; Phản lực; Lực ma sát; Định luật thứ ba của Newton.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button