Vĩnh biệt Sài Gòn (L’Adieu à Saigon)
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Jean Larteguy
Download sách Vĩnh biệt Sài Gòn (L’Adieu à Saigon) full ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN
2. DOWNLOAD
Trọn bộ ebook : Download
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
L’Adieu À Saigon – Vĩnh Biệt Sài Gòn – của Jean Lartéguy có lẽ là cuốn sách đầu tiên được viết bằng ngoại ngữ, nói về cái chết của nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Ông là một nhà văn-nhà báo nổi tiếng của Pháp, tác giả của gần 20 tác phẩm, hầu hết đều nói về chiến tranh, khi thì tại Á châu, khi thì thuộc khu vực Trung Đông.
Từ căn phòng quen thuộc của khách sạn Continental, Lartéguy ghi lại từng giờ, từng phút hấp hối của Sài Gòn.
Theo Phạm Kim Vinh, “Vĩnh Biệt Saigon là lời đoạn tuyệt của Jean Lartéguy cựu sĩ quan thuộc địa, của Lartéguy thực dân, của nhà văn Lartéguy bị nhiễm độc vì làn sóng khuynh tả lãng mạn của một thế giới hèn nhát trốn tránh sự thật với một Lartéguy phản tỉnh của mùa hạ 1975.
Hơn thế nữa, Vĩnh biệt Saigon chính là lời thú tội và chuộc tội của Jean Lartéguy.
Sau hết, Vĩnh biệt Saigon là lời sám hối của Lartéguy trước cái chết của hàng trăm ngàn người VN trong chiến tranh VN mà Lartéguy đã gián tiếp gây ra trong một thời kỳ đen tối của một kẻ cầm bút lâu năm, quá nửa đời người còn ngu dại để trở thành con mồi chính trị cho một chủ nghĩa man rợ.”
Ta hãy đọc “lá thư tình” của Jean Lartéguy qua các trích đoạn từ bản dịch của Phạm Kim Vinh ấn hành năm 1979 tại California.
27/05/1975
Màn đêm vừa buông xuống Saigon và khép kín luôn cả 25 năm của đời tôi tại đó. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy vào ngày 28 tháng Năm, 1975. Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn cái tên Saigon nữa. bây giờ tên nó là Hồ Chí Minh. Mỗi ngày thành phố ấy lại càng thêm xa lạ với tôi. Tôi thấy không còn gì để làm ở đó nữa.
Còn thành phố kia, thành phố mà tôi hằng yêu dấu thì đã chết khi các xe tăng Nga chở các toán lính Bắc Việt phá tung cánh cửa sắt của Dinh Tổng thống. Ba người hoả tinh từ Hanoi tới, dáng nhỏ bé, mặc đồng phục xanh, nón lá trên đầu, hông mang súng. Họ làm như vẻ đọc bản án trục xuất tôi vì những “bài báo” của tôi. Họ không biết rằng tôi đã quyết định sẽ đáp chuyến bay ngày mai và tôi không muốn dùng dằng hơn nữa bên giường một người chết. Tôi đã bắt tay họ như bắt tay những người làm xe đòn sau khi họ đã làm xong bổn phận.
Đây không phải là một cuốn sách. Có lẽ một ngày nào đó, tôi sẽ viết cuốn sách ấy. Đây chỉ là lời vĩnh biệt Saigon.
Ngày 26/04/1975
Đêm nay, dường như Tổng thống Thiệu đã bay đi Đài Loan….. Tờ Courier D’ Extrême Orient chạy dài 8 cột trang nhất: “Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing nói chuyện điện thoại với đại sứ Pháp tại Saigon.”
Ngoại trưởng Pháp tuyên bố: “Hy vọng một giải pháp chính trị vẫn còn có thể có được.”
Chỉ còn một mình tướng Dương văn Minh chạy ở cuộc đua chính trị tại Saigon. Nhưng vì Tổng thống Trần Văn Hương mới cầm quyền được 5 ngày, do đó ông ta muốn ngồi ở ngôi cho đủ một tuần đã. Ngài tổng thống đề nghị cho Minh Cồ giữ chức Thủ tướng có toàn quyền, nhưng Minh Cồ từ chối.
Tướng Kỳ, đối thủ bất hạnh của Thiệu, viên phi công mặc bộ đồ phi hành huy hoàng tái xuất hiện. Ông ta ở đâu ra vậy? Kỳ tuyên bố ủng hộ tướng Minh. Theo ông ta thì cần có một chính phủ mới để lấy lại lòng tin của dân và đề ra một kế hoạch để đạt cuộc ngưng bắn. Ông ta sẽ cùng với một số tướng lãnh, “những viên tướng giỏi nhất của miền nam”, tìm cách ổn định tình hình quân sự.
Đệ nhất phó thủ tướng (chắc đó là tướng Trần văn Đôn), kiêm tổng trưởng quốc phòng đã ra những biện pháp cương quyết để trừng phạt những công dân nào tìm cách trốn ra khỏi nước.
Biện pháp nào bây giờ? Ai sẽ thi hành? Chẳng còn gì nữa. Quân sự thì rối loạn và chính trị thì trống rỗng. Tướng Đôn thì chẳng có gì để mất mát nhiều. Sanh tại tỉnh Bordeaux, ông ta là dân Tây. Và mặc dầu ông ta đã đốt giấy thông hành và đốt cặp lon quân đội Pháp để làm đẹp lòng ông Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp. Những trò hề!
Tình hình quân sự tuyệt vọng. Người Mỹ di tản nhân viên và những người Việt thân tín của họ một cách thanh thản như thể họ có rộng rãi ngày giờ.
Cảm thấy bị người Mỹ bỏ rơi, người dân nam Việt Nam và nhất là người dân Saigon, theo linh tính, hướng về người Pháp…. Ở khắp nơi cờ Pháp bắt đầu bay. Người ta sơn mầu cờ Pháp trên mái nhà, trước cửa tiệm. Đối với các tờ báo còn phát hành, người ta gọi cộng sản là phiá bên kia và người ta đành hy vọng một cuộc ngưng bắn.
Tôi nhậu với một đại tá VN, trước phục vụ tại một đơn vị nhảy dù, bây giờ phụ trách báo chí tại bộ Tổng tham mưu. Tôi hỏi:
“Ngày mai, ông làm gì? Chúng ta có thể gặp nhau được không?”
“Tôi bận lắm, không thể gặp ông. Tôi phải lo để đưá con tôi đi ngoại quốc.”
Chính ra là ông lo chuyến đi của ông.
Đồng thời với chuyện nhậu whisky để nói chuyện lập chiến khu, ông ta chuẩn bị chuồn.
…….
Ngày 27/04/1975
3 giờ 30 sáng. Tôi thức giấc vì những trái hoả tiễn nổ làm rung chuyển thành phố. Một trái nổ quá gần. Tôi không thể ngủ lại được. ….
Trong buổi sáng ngày 27 tháng Tư này, tin tức đưa về càng ngày càng tồi tệ. Sư đoàn 18 giữ Xuân Lộc đã phải rút và bị tan rã. Sư đoàn 5 cũng vậy. Để bảo vệ Saigon, chỉ còn có một sư đoàn, vài đơn vị Dù… và một số lính tự vệ chiến đấu Hố Nai. Quốc hội nhóm từ sáng nay. Thảo luận 10 giờ, nhì nhằng để rồi xác nhận tín nhiệm Tổng Thống Trần Văn Hương, mời ông ta nếu cần, chỉ định một nhân vật để thay thế ông đạt tới “một nhiệm vụ hoà bình trong danh dự và trong phẩm cách và với sự chấp thuận của Quốc Hội”…. Nhân vật ấy chỉ có thể là Dương văn Minh. Danh dự và phẩm cách đáng kể gì khi cộng quân đã ở cửa ngỏ Saigon.
Các tướng trình bày tình hình. Có mặt tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng, Trần Văn Đôn, tổng trưởng quốc phòng, ông tổng trấn Saigon và ông tư lệnh cảnh sát. Tất cả đều nói rằng đã hết cả rồi, rằng những đơn vị cuối cùng đã bị bao vây và chạy tan nát, rằng cần phải thương thuyết với bất cứ giá nào và thật sớm. Nhưng Quốc hội lại không chịu nhận Minh Cồ vì ông ta không phải là người của bọn họ. Trần Văn Đôn lại can thiệp lần nữa. Anh chàng dân Tây ở xứ Bordeaux ấy giữ vai trò phát ngôn cho nước Pháp và bênh vực chính sách của đại sứ Pháp Mérillon. Đôn rất gắn bó với viên đại sứ ấy.
Đôn thắng. Toàn quyền được trao cho tướng Minh. TT Hương chống cây gậy rời ghế. Đã gần như mù, ông vấp phải một bậc thềm.
Minh cùng với Vũ Văn Mẫu trở về nhà để sửa soạn lập chính phủ. Sau cùng, giờ của Minh đã điểm, nhưng đã trễ quá rồi. Trễ cho Việt Nam, trễ cho nước Pháp và nước Pháp đã ngây thơ hy vọng rằng có thể đóng vai trò trung gian qua Minh.
Trước khi đi ngủ, tôi đọc mục điểm báo Việt Nam bằng Pháp ngữ. Có lúc, tôi thấy cần phải dụi mắt. Tờ Tiền Tuyến chạy dài tám cột: “VN Cộng Hoà sẽ không bao giờ đầu hàng cộng sản chừng nào quân đội vẫn còn đó và vẫn còn sự ủng hộ của nhân dân… Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã tuyên bố trong một cuộc mít tinh quy tụ 10,000 người rằng các lực lương của VNCH vẫn còn mạnh và sẽ mang lại hoà bình trong danh dự cho xứ sở.”
Tờ Chính Luận: “Không có chuyện thương thuyết đầu hàng.”
Đêm sẽ còn dài.