Hồi ký - danh nhân

Trăng du đãng

trang du dang1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TRĂNG DU ĐÃNG

Tác giả : Shoko Tendo

Download sách Trăng du đãng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trăng Du Đãng là hồi ký về cuộc đời có thật, đầy bi kịch của nhân vật Shoko Tendo, cũng chính là tác giả cuốn sách. Shoko Tendo là con gái một gangster Nhật. Từ một cô bé yếu đuối quen sống trong vòng tay yêu thương che chở của mẹ, thích làm bạn với chó, mèo, cá vàng, hoa anh đào… cô nhanh chóng trở thành tội phạm tuổi vị thành niên khi mới 12 tuổi và mắc vào ma túy, tình dục rồi dính líu với hàng loạt những người đàn ông đã lập gia đình.

Có kẻ đầu độc cô bằng thuốc phiện, ma túy với mục đích khiến cô trở thành nô lệ tình dục. Có kẻ gặp vấn đề về thần kinh, sau khi đánh đập cô đến máu hộc ra và kẹt tại khoang cổ khiến cô không thở được lại ôm ấp, xin lỗi như một đứa trẻ vừa phạm lỗi với mẹ. Có kẻ bao bọc che chở cho cô nhưng rốt cuộc, cô cũng chỉ là nhân tình của những người đàn ông đó.

Cho đến một ngày, bố mẹ Shoko đều chết, cô cố gắng để quay lại cuộc sống bình thường – khi gặp một người đàn ông – một tay anh chị yakuza làm việc nghiêm túc để hướng tới một cuộc sống tự chủ. Shoko thức tỉnh và xây dựng cuộc đời mới với người đàn ông này.

“Cuốn sách được ca ngợi với những đánh giá nghiêm khắc và trân trọng nhất, [Tendo] bị những người đàn ông xăm mình đánh đập và chửi mắng, những người thường xuyên tới viếng thăm gia đình cô. Đáp lại, cô gia nhập một băng đảng, hút ma túy và trở thành người tình của một tên gangster. Nhưng cô đã kịp thay đổi cuộc sống trước khi bị đánh đập và sốc ma túy đến chết.” – Recuters

“Tendo? Như một phần của xã hội Nhật Bản, mà phần lớn “đồng bào” của cô không còn tồn tại nữa. Câu chuyện của cô? Như tạo nên tia sáng cho một góc tối tăm, một góc nhỏ chưa từng được tìm hiểu của xã hội Nhật Bản”. – The Guardian

“Những xúc cảm phức tạp và chân thành, cuốn sách đáng để đọc cho những ai muốn tìm hiểu kỹ hơn và muốn có hiểu biết cá nhân mình về một phần xã hội Nhật Bản” – Publishers Weekly

Trích dẫn :

Tôi sinh vào mùa đông năm 1968, và là con gái của một yakuza[1]. Tôi là đứa con thứ ba trong bốn đứa con của bố Hiroyasu và mẹ Satomi. Tôi kém anh trai Daiki 12 tuổi và chị gái Maki 2 tuổi. Bé hơn tôi 5 tuổi, út ít trong nhà là Natsuki, chúng tôi vẫn gọi em bằng cái tên Na – chan.

Thoạt đầu, chúng tôi sống ở Toyonaka, phía bắc của Osaka, nhưng từ lúc tôi còn bé thì cả gia đình tôi đã chuyển đến một căn nhà mới tại Sakai – phía bên kia của thành phố. Đó là một căn nhà rất đẹp, được bảo vệ bằng những cánh cửa sắt hai lớp. Bên ngoài là một lối đi nhỏ uốn lượn dẫn tới cửa chính được viền bằng những bụi cây đỗ quyên hồng và trắng. Bản thân ngôi nhà hơi rộng nếu so với tiêu chuẩn Nhật Bản – bởi chúng tôi đều có phòng ngủ riêng, có một phòng sinh hoạt chung, một phòng ăn, hai phòng tatami[2] theo kiểu Nhật, và một phòng dành riêng cho cho bố tôi lo việc làm ăn và tiếp khách của ông. Ngôi nhà tràn ngập mùi hương của gỗ, tôi vẫn còn nhớ như thế. Phòng nghỉ của chúng tôi nhìn thẳng ra một cái hồ rộng được xây theo kiểu hào nước của lâu đài với rất nhiều những con cá chép đủ màu bơi lượn duyên dáng dưới làn nước. Chúng tôi, thậm chí còn có cả bể bơi để chơi đùa cả ngày dài suốt mùa hè. Phía tay phải bên ngoài phòng ngủ của tôi là một cây hoa anh đào rất cao, đối với tôi đó là một người bạn đặc biệt. Ngồi dưới những tán cây anh đào là thói quen của tôi mỗi khi lo lắng hay có chuyện buồn phiền.

Bên cạnh việc làm ông trùm của một nhóm yakuza địa phương, bố tôi còn đảm nhận thêm ba công việc kinh doanh khác: một công ty công trình dân dụng, một hãng xây dựng, và một văn phòng bất động sản. Với tất cả lũ trẻ chúng tôi, ông là một nhân vật thật vĩ đại. Ông bị những chiếc ôtô ám ảnh khi luôn sở hữu cùng lúc vài chiếc ôtô hàng hiệu đời mới, cả xe do Nhật Bản lẫn nước ngoài sản xuất. Đó là còn chưa kể đến tất cả những chiếc Harley và môtô khác nữa. Cái gara của nhà tôi trông như một phòng trưng bày với những chiếc ôtô và môtô bóng loáng xếp hàng ngay ngắn một cách tuyệt hảo. Lẽ dĩ nhiên, bố tôi không bao giờ hài lòng với những model ôtô cũ và thường sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc nâng cấp động cơ của chúng. Nếu một ai đó cả gan vượt lên trên xe của ông ở vạch đèn đỏ, ông sẽ rồ máy như một tay đua xe hơi chính hiệu rồi vút qua anh ta ngay khi đèn xanh vừa bật. Khi cầm vôlăng, ông giống như một con vịt bơi vun vút dưới nước. Người mẹ nhẫn nhịn của tôi thường năn nỉ kêu ông đừng lái xe quá nhanh, nhưng rồi tôi vẫn nhận được những cú giật nảy người ra đằng sau khi ngồi trên xe của ông, với cảm nhận thế nào là tốc độ.

Mỗi cuối tuần cả gia đình chúng tôi đều đi mua sắm hoặc ăn ờ nhà hàng. Lần nào cũng vậy, khi rời khỏi nhà, cái ví bằng da cá sấu của bố phồng lên trông như thể nó vừa nuốt một con mồi to đùng. Mẹ thì luôn ngồi trước cái bàn gương ba mặt để chải lại tóc và trang điểm một cách kỹ lưỡng như thể nghi thức bất di bất dịch. Một bàn tay trắng trẻo, thanh nhã của mẹ cầm một chiếc ô màu hồng nhạt và tôi thì nắm lấy bàn tay còn lại, nhìn chăm chú vào chiếc chiếc nhẫn đá opal mẹ đeo, nó phản chiếu ánh nắng thành những sắc cầu vồng. “Khi con lớn nó sẽ là của con”, mẹ cúi xuống mỉm cười và nói với tôi như vậy.

Bố tôi bận khủng khiếp với việc điều hành băng nhóm yakuza và những công việc làm ăn khác, tuy thế ông vẫn luôn ở nhà vào tuần đầu tiên của năm mới. Chúng tôi khó lòng nhịn thèm được khi thấy những món ăn truyền thống mẹ tự tay nấu nướng: rau củ hầm với sốt đậu tương, những lát dày trứng tráng ngọt, đậu đen ngào đường, hạt dẻ vàng hấp cơm; tất cả đều được bày trên những chiếc đĩa sơn mài đen. Vào ngày mồng một tháng Một, sau khi ăn xong, cả gia đình tôi đến thăm một ngôi đền gần nhà và nói lên lời cầu nguyện đầu tiên của năm mới. Lũ trẻ con chúng tôi sẽ bốc thẻ cầu may và nhờ bố mẹ đọc và giải thích hộ ý nghĩa của quẻ thẻ. Đó là nghi lễ hàng năm của gia đình họ Tendo. Cái Tết đầu tiên sau khi tôi bắt đầu đi học, bố đặt vào lòng bàn tay tôi một chiếc bùa nhỏ có hình cái chuông xinh xắn.

“Đây là của con, Shoko”

Chiếc bùa trên tay tôi thật ấm, và cảm giác như quyền năng của nó có thể chạm vào tận sâu thẳm nơi bản thể của tôi. Tôi đeo nó lên chiếc cặp sách đi học, và mỗi khi đụng ngón tay vào nó và nghe tiếng kêu leng keng của chiếc chuông nhỏ, tôi như lạc trong những kỷ niệm hạnh phúc về ngày đầu Năm mới đó.

Bố mẹ tôi rất tốt, nhưng cũng rất nghiêm khắc trong cách cư xử. Quản gia của nhà thậm chí còn bị dặn dò không được phép chiều chúng tôi, và chúng tôi thì không được vừa xem tivi vừa ăn cơm. Trước và sau khi ăn cơm chúng tôi đều phải làm lễ tạ ơn và không quên rửa sạch đĩa bát của mình khi xong bữa. Dù được nuôi dậy theo kiểu truyền thống và hơi phép tắc, nhưng tôi lại thích như vậy.

Nhà tôi luôn đông khách, những người khách sống động đến rồi đi, những tay buôn bán xe hơi, trang sức, kimônô, thợ may, đủ mọi loại người. Đó quả là một thế giới hấp dẫn cho một đứa trẻ lớn lên.

Ông nội tôi chiều tôi nhất trong số những người cháu của ông. Khi tôi 3 tuổi, ông hay để tôi trên đầu gôi, vừa tâng vừa hát: “Shoko, Shoko”, như kiểu ru ngủ. Nhưng rồi, ông mất vì một cơn đau tim. Bốn năm sau, ngay sau khi tôi vào học lớp một, bà tôi cũng đi xa. Khi chúng tôi chuẩn bị ngồi xuống ăn bữa trưa, ngay sau đám tang của bà, thì một ông chú họ của tôi xuất hiện và nói to với bố tôi:

“Đồ tội phạm cặn bã. Ông sẽ không nhận được một đồng nào từ cái nhà Tendo này đâu”

“Đám ma còn chưa xong mà mày đã dám nói về chuyện tiền? Cút xéo đi ngay và để tao yên, đồ kền kền thối tha!”. Bố tôi gầm lên dữ dội.

Những người họ hàng khác của tôi cũng ngồi đó và ngó lơ lên trần nhà. Tôi cảm thấy phát ốm lên với ý nghĩ rằng bọn họ có thể đánh lộn lẫn nhau chỉ vì tiền, thậm chí ngay sau khi bà tôi vừa nằm xuống. Tôi luôn nhớ rằng bố mình là một yakuza, nhưng lần này chắc chắn là ông đã cư xử đúng.

Một thời gian sau đó, bố tôi gặp vài rắc rối và bị đi tù. Chúng tôi, trước đó vốn không có nhiều chuyện để làm với hàng xóm kể từ khi chuyển đến, nay đột nhiên trở thành đề tài cho những câu chuyện ngồi lê đôi mách – tất cả đều đáng kinh tởm. Đó là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về sự phân biệt đối xử, nhưng nó không phải là kinh nghiệm cuối cùng.

Một lần khi tôi đang ngồi vẽ tranh trước cửa nhà, một người phụ nữ cùng khu phố đi qua và rẽ vào chỗ tôi ngồi, thì thầm vào tai tôi: “Soko – chan, cháu có biết là anh trai cháu không phải là anh trai ruột không? Mẹ cháu đã có nó trước khi gặp bố cháu đấy”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button