Hồi ký - danh nhân

Chân Dung Trần Huy Liệu: Cõi Người

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Chiến

Download sách Chân Dung Trần Huy Liệu: Cõi Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tuy nổi tiếng về nhiều phương diện, Trần Huy Liệu lại là con người không dễ tìm hiểu, hiểu rồi không dễ viết ra, viết ra rồi vẫn khó xuất hiện ở dạng toàn vẹn.

Về phương diện nhà thơ, ông là người sung mãn tình cảm hay vẫn chỉ là anh nói chí kiểu nhà Nho? Về phương diện chính trị, ông bồng bột nông cạn hay là nhìn thấy nhiều vấn đề quá sớm? Về sử học, ông có đóng góp gì về phương pháp, hay chỉ là người tập hợp tư liệu đơn thuần? Về phương diện người tình, ông có là một kẻ phiêu lưu “đi không đến nơi về không đến chốn”, chẳng thể đem lại hạnh phúc cho người mình yêu? Tất cả những câu hỏi đó khó bề giải quyết cặn kẽ, nếu không thấy cái ý nghĩa chủ yếu, nét trội bật nhất trong con người Trần Huy Liệu, rằng đó là một con-người-tìm-kiếm.

Vì vậy tìm kiếm con người Trần Huy Liệu là việc không dễ, thấy rồi không dễ viết ra, viết ra rồi vẫn khó…

Trích dẫn :

Ở tỉnh Nam Định, Vụ Bản là một huyện nghèo bởi thuần nông. Trên cánh đồng đất pha cát, lúa ngô, khoai, kê, đậu, lại quanh năm gối vụ. Chen giữa cánh đồng có mấy ngọn đồi Gôi, Tiên Hương, gọi là “núi”. Những con sông máng chảy chậm chạp. Đói nghèo, có lẽ là một cái cớ để người ta trọng sự học và tin vào cõi siêu nhiên. Có lẽ Vụ Bản đứng đầu tỉnh về số các vi khoa bảng và về lượng đình, đền chùa cổ kính. Ấy là ngày xưa. Còn bây giờ, riêng một xã Liên Minh, xưa gọi tổng Hào Kiệt, đã sản sinh ra các nhà văn Vũ Cao, Vũ Tú Nam, nhạc sĩ Văn Ký, Văn Cao…, hàng chục hội viên các Hội Văn học Nghệ thuật.

Xửa xưa xưa, thời vua Hùng, Vụ Bản là huyện Bình Chương, sang thời Lý – Trần thành huyện Hiển Khánh. Có câu “Côi sơn hải khẩu” tức núi Côi (Gôi) hồi đó đã là cửa biển, trong lòng đất hiện thời còn nhiều vỏ hà, trai. Xa xa, giữa sóng mặn nhô lên một vùng phù sa, càng ngày càng dầy dần lên. Kh i cồn đất ấy nhập hẳn vào đất liền, đã có người ra khẩn hoang, người ta gọi luôn tên nó là Kẻ Dầy: Ngày nay, có thể tưởng tượng ra sự hình thành lâu dài và thú vị này khi ra cửa Ba Lạt đằng Giao Thủy, nơi sông Hồng đổ ra biển. Cách độ nửa tiếng chèo thuyền tay, ta sang đến cồn Xanh, nơi đã được trồng phi lao chi chít. Xa hơn, thắm trong tầm nhìn là cồn Mờ, cư dân nông nghiệp chưa kiếm lợi nhờ được chút nào.

Thiên Bản – tên cũ của Vụ Bản – có sáu nhân vật lạ lùng, gọi “Thiên Bản lục kỳ”. Đó là Tam Danh (còn gọi Tam Ranh hay Tam Bành) đại tướng cô hồn Sừng  Sỏ Sắt  ở làng Bảo Ngũ, xã Quang Trung ngày nay, Cường Bạo đại vương  ở làng Bối La, xã Cộng Hòa , trạng Lường Lương Thế Vinh  ở làng Cao Hương, xã Liên Bảo, bà chúa Thông Khê Trịnh thái phi Trần Thị Ngọc Đài  ở làng Thông Khê, xã Cộng Hòa, quận công Ngô Minh Điền ở làng Bảo Ngũ, xã Trung Thành, và Bà Chúa Liễu Hạnh  . “Thiên Bản lục kỳ” người thì giỏi giang thông minh, làm nên việc lớn cho đời, người có phép lạ tung hoành khắp đó đây. Hơn người thì lạ, đã đành, họ lại chả giống mấy với những thành hoàng kỳ nhân hằng được thờ phụng trong thiên hạ. Mang những đặc tính của người bình thường, họ hiển thánh với đầy đủ “ưu khuyết điểm”, vừa lớn lao, bao dung, vừa tị hiềm chấp nhặt. Cường Bạo đại vương thương mẹ rất mực, nhưng đi ăn cắp nuôi bà, sau này “quên” cả cúng giỗ gia tiên lẫn bố mẹ. Thánh Tam Bành trừng phạt các thành hoàng có lỗi (thành hoàng mà cũng có lỗi!) quá tay khiến các vị kêu cứu lên thiên đình, rồi Phật Tổ Như Lai và Quỷ Cốc tiên sinh phải ra tay kiềm chế. Còn Bà Chúa Liễu Hạnh ra oai với tất thẩy, cả những ai không biết đến danh tiếng của mình, để muôn chúng sinh phải nể sợ mới thôi.

Chừng như là, có một chút cái “máu” của những kỳ nhân ấy, Trần Huy Liệu phải vào người cái tính độc lập bướng bỉnh không chịu khép mình vào những trật tự, khuôn khổ bình thường một khi ông không thấy nó là hợp nhẽ. Nhưng đó là chuyện mãi sau này…

Ông sinh ở thôn Vân Cát, xã Kim Thái, không trù phú bằng Liên Bảo, Liên Minh trong nghiệp “trồng” nhân tài, nhưng lại là quê Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của thần thoại Việt.

Làng Vân Cát giáng sinh thần nữ

Cõi trời Nam bất tử hòa thân

Vốn xưa Đệ nhị cung tiên

Phong   lưu công chúa ở trên thiên đình

(Văn chầu Thánh Mẫu)

Là người làng Bà Chúa, nhưng Liệu sớm không được chòng ghẹo, trêu đùa ai, ngay cả làm nũng mẹ cũng không. Tuổi thơ của cậu chấm dứt từ năm lên sáu để mang sứ mạng Báo Thư Cừu, tức là trả mối hận đèn sách cho cha và anh. Trọ học ở Hạnh Lâm, Công Luận, dù nhọc nhằn với Tam Tự Kinh, Liệu vẫn được phép thảng hoặc chơi trận giả bằng gươm giáo gỗ bên chiếc lò gạch. Nhưng ông đồ Trần Huy Trình muốn con sớm hay chữ, sau đó đã bắt học tắt ngay những Đại học, Ngũ kinh, Tứ thư và Bắc sử. Sớm xa rời những nghịch ngợm hồn nhiên, Liệu phải sống theo kiểu con cháu Thánh hiền. Năm mười lăm tuổi, cảnh nhà bí quẫn, cậu bắt đầu bán chữ, nghĩa là dạy chữ nho cho bạn cùng trang lứa, thậm chí “gà bài” cho mấy hương sinh lớn tuổi còn theo nghiệp lều chõng.

Mùa đông năm ấy rét cắt da cắt thịt, nhưng trong lòng Liệu thì ấm bừng ngọn lửa. Hân hoan không tả được. Áp Tết, bố cho về nhà để dỏn dòn don với mẹ, được anh Chước, chị Riêu, chị Tự cho quà, gặp lại anh Hích, anh Đích cùng chúng bạn.

Đôi chân nhỏ hồng hào của cậu bé bước thoăn thoắt trên ngọn cỏ táp đi vì lạnh, chẳng kể đến nhịp thở đằng sau của ông bố.

Mồng một chơi của chơi nhà

Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình

Mồng bôn đi chợ Qua Ninh

Mồng năm chợ Trình, mồng sáu non Gôi

Nghỉ ngày mồng bảy mà thôi

Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng

Cứ nghĩ đến mấy câu ca ấy là cả tỉnh, từ trai thanh gái lịch đến các vị hương xã, cống nghè đều nao cả người. Đối với Liệu, niềm vui đơn giản lắm, chỉ là con cón theo váy mẹ, lúc được con tò he, lúc chiếc kẹo bột nhuộm ngũ sắc mút nhoẻn mồm.

Vậy mà năm nay, sáng mồng một, Liệu bị khua sớm. Ông đồ lệnh “Dậy ăn rồi mà học”. Nằm rốn không xong, cậu bé đành bò dậy, cậu chả muốn cả năm ăn roi tẹo nào.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button