Hồi ký - danh nhân

Tiểu Sử Steve Jobs

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Walter Isaacson

Download sách Tiểu Sử Steve Jobs ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  HỒI KÝ  – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đầu mùa hè năm 2004, tôi nhận được một cuộc gọi từ Steve Jobs. Jobs chỉ liên lạc với tôi khi có việc cần trong nhiều năm qua, và có lúc tôi bị ông khủng bố điện thoại, đặc biệt là khi chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới và muốn nó nằm ngay trên trang bìa của tạp chí Time hoặc trình chiếu trên CNN, nơi tôi làm việc. Nhưng giờ tôi không chẳng còn làm ở cả hai nơi đó nữa và cũng không nghe tin về ông nhiều. Chúng tôi đã trao đổi qua về học viện Aspen, nơi tôi mới vào làm lúc đó, và tôi đã mời ông đến phát biểu tại trại hè của chúng tôi ở Colorado. Ông vui vẻ nhận lời đến tham dự nhưng sẽ không lên phát biểu, thay vào đó chúng tôi sẽ nói chuyện trong khi đi dạo.

Điều đó dường như khá vặt vãnh. Tôi đã không hề biết rằng đi dạo là sở thích của Jobs khi muốn nói chuyện một cách nghiêm túc. Hóa ra ông muốn tôi viết một cuốn tiểu sử về mình. Trước đó tôi đã xuất bản cuốn tự truyện về Benjamin Franklin và đang viết một cuốn nữa về Albert Einstein, sau khi nghe lời đề nghị của Jobs, thoạt đầu tôi khá ngạc nhiên, tôi nửa đùa nửa thật hỏi liệu có phải Jobs tự thấy mình là sự kế thừa tự nhiên một cách có thứ tự. Vì nghĩ rằng ông vẫn đang quá bận rộn với sự nghiệp, cũng như còn nhiều khó khăn phải đối mặt nên tôi đã từ chối. “Không phải lúc này”, tôi nói. “Có thể là một hoặc hai chục năm nữa, khi ông về hưu”.

Tôi quen ông từ năm 1984, khi ông đến Manhattan để ăn trưa cùng với những biên tập viên của tạp chí Time và nhân tiện giới thiệu luôn chiếc máy Macintosh (Mac) mới của mình. Thậm chí lúc đó ông đã nổi nóng, và tấn công một phóng viên của tạp chí Time vì đã làm ông tổn thương bằng một câu chuyện quá lố. Nhưng sau này khi có cơ hội nói chuyện với Jobs, tôi thấy mình bị cuốn hút, giống như bao người khác trong nhiều năm qua, bởi sự hấp dẫn tuyệt vời toát lên từ con người ông. Chúng tôi giữ liên lạc, kể cả khi ông không còn làm ở Apple nữa. Khi có một cái gì đó muốn khoe, ví dụ như một chiếc máy tính của NeXT hay một bộ phim của Pixar, ông đều chia sẻ với tôi những điều tuyệt vời đó. Ông mời tôi đến một nhà hàng sushi ở Hạ Manhattan và nói với tôi rằng bất cứ những gì ông đang đưa ra thị trường đều là những thứ tốt nhất mà ông đã tạo ra. Tôi thích ông ở điểm này.

Khi Jobs trở lại cương vị điều hành ở Apple, chúng tôi đã đưa ông lên trang bìa của tạp chí Time, ngay sau đó, ông bắt đầu đưa ra những ý tưởng của mình về một loạt những người có ảnh hưởng nhất thế kỷ mà chúng tôi đang thực hiện. Jobs đã tiến hành chiến dịch “Think Different” (Tư Duy Khác Biệt), đồng thời đưa ra những bức ảnh tiêu biểu của một số nhân vật mà chúng tôi đang cân nhắc, ông nhận thấy những nỗ lực trong việc đánh giá tầm ảnh hưởng mang tính lịch sử là một điều vô cùng lôi cuốn và hấp dẫn.

Kể từ sau khi lảng tránh lời đề nghị viết một cuốn tiểu sử về ông, tôi liên tục nhận được tin từ ông. Có lần tôi viết thư điện tử để xác minh điều mà con gái tôi nói, con bé nói logo của Apple là để tưởng nhớ đến Alan Turing, người tiên phong trong công nghệ máy tính của Anh, người đã giải mã các ký tự dùng trong thời kỳ nội chiến của Đức và tự tử bằng cách cắn một quả táo có tẩm xyanua. Ông trả lời rằng ông cũng mong là mình nghĩ được điều đó nhưng không phải. Câu chuyện đó đã khởi đầu cho một cuộc trao đổi về lịch sử thời kỳ đầu của Apple, dần dần tôi thấy mình hứng thú với việc thu thập thông tin về đề tài này, đó cũng là lúc tôi quyết định viết một cuốn sách dựa trên ý tưởng như vậy. Khi cuốn tiểu sử về Albert Einstein của tôi ra đời, ông đã đến buổi ra mắt cuốn sách ở Pato Alto và kéo tôi ra một chỗ để đề nghị, một lần nữa khẳng định rằng ông sẽ là một chủ đề đáng giá.

Sự kiên trì của Jobs khiến tôi bối rối. Tôi biết ông là người khá kín tiếng về các vấn đề riêng tư và tôi cũng không có lý do gì để tin rằng ông ấy đã từng đọc bất kỳ một cuốn sách nào của tôi. “Có thể một ngày nào đó,” tôi nói thêm. Tuy nhiên, năm 2009, Laurene Powell, vợ của Jobs đã thẳng thắn nói với tôi: “Nếu anh định viết một cuốn sách về Steve, anh nên làm ngay bây giờ đi”. Ông vừa trải qua lần xạ trị thứ hai. Tôi đã thú nhận với bà rằng lần đầu tiên khi Jobs nói với tôi, tôi không hề biết ông bị bệnh. “Hầu như chưa ai biết điều này”, bà ấy nói. “Anh ấy chỉ cho tôi biết tin đó trước khi chuẩn bị lên bàn phẫu thuật ung thư, và cho đến giờ anh ấy vẫn giữ bí mật,” bà giải thích.

Ngay sau đó tôi đã quyết định viết cuốn sách này. Jobs làm tôi ngạc nhiên bằng cách sẵn sàng chấp nhận không kiểm soát quá trình viết và thậm chí không đọc trước khi sách xuất bản. “Nó là cuốn sách của anh”, Jobs nói, “Tôi sẽ không đọc nó đâu”. Nhưng sau lần ngã bệnh thứ hai, ông dường như có suy nghĩ sẽ hợp tác viết cuốn sách, điều này tôi đã không được biết, vì lúc đó căn bệnh ung thư của ông đã bắt đầu di căn. Jobs không bắt máy của tôi và tạm thời tôi gác dự án đó qua một bên.

Sau đó, đột nhiên ông gọi cho tôi vào đêm khuya gần giáp giao thừa năm 2009. Ông đang ở nhà tại Palo Alto cùng với em gái mình, nhà văn Mona Simpson. Vợ và ba con của ông đã có một chuyến đi trượt tuyết ngắn ngày, nhưng Jobs không thể đi cùng vì sức khỏe không cho phép. Tuy nhiên, tâm trạng của ông lại rất ổn, và chúng tôi đã nói chuyện hơn một giờ đồng hồ. Ông bắt đầu bằng việc nhớ lại chuyện, năm 12 tuổi, ông đã muốn xây dựng một bộ đếm tần số sử dụng, lúc đó ông đã tìm được số điện thoại của Bill Hewlett, người sáng lập HP trong cuốn danh bạ điện thoại và đã gọi cho Bill để trao đổi. Jobs nói rằng, 12 năm qua kể từ khi ông trở lại Apple, là quãng thời gian làm việc hiệu quả nhất của ông trong việc sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới. Nhưng mục tiêu quan trọng hơn, ông tiếp tục, đó là thực hiện được điều mà Hewlett và cộng sự của ông ta David Packard đã làm được – tạo ra một công ty đầy ắp sự sáng tạo mang tính đột phá đến mức nó tồn tại lâu hơn bản thân người sáng lập ra nó.

“Tôi luôn nghĩ mình giống bản tính của một đứa trẻ, nhưng tôi yêu công nghệ điện tử”, Jobs nói. “Tôi đã học được bài học từ một trong những thần tượng của tôi, Edwin Land của Polaroid, ông ấy nói về tầm quan trọng của những con người đang ở vị trí giao thoa giữa tính nhân văn và khoa học, và tôi đã quyết định đó là những gì mà mình cần phải theo đuổi”. Jobs nói cứ như thể ông đang gợi ý một chủ đề cho cuốn sách về tiểu sử của mình vậy (ít nhất trong trường hợp này, chủ đề đó hóa ra lại rất có giá trị). Sự sáng tạo tồn tại khi nhận thức về tính nhân văn và khoa học kết tinh trong một cá tính mạnh mẽ là chủ đề tôi quan tâm nhất trong các cuốn tiểu sử về Benjamin Franklin và Albert Einstein, và tôi tin đó là chìa khóa để mở cửa những nền kinh tế mang tính đột phá trong thế kỷ XXI.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button