Hồi ký - danh nhân

Thư Hà Nội

thu gui ha noi all1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jean Tardieu

Download sách Thư Hà Nội ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuốn sách nhỏ này được giới thiệu cho độc giả Việt Nam hôm nay thông qua bản dịch đầu tiên “Thư Hà Nội” là một cuốn sách lớn.

Quả là, cần phải đón chào cuốn sách này không chỉ như một tác phẩm văn học hay, như một lá thư lịch lãm và tinh tế của một nhà thơ trẻ viết cho một đại văn hào được chiêm ngưỡng và tôn trọng (Roger Martin du Gard), mà còn như sự làm chứng về tình hình thuộc địa ở Đông Dương vào những năm ba mươi của một người có tấm lòng nhân hậu. Đây là một minh chứng hiếm có, vì thời đó không có nhiều cuốn du ký vượt ra khỏi được những chuyện ngoại lai hay ngợi ca thông thường, và thực sự không có nhiều cuốn ngày nay còn xứng đáng được đọc và lưu giữ.

Vượt lên trên cách suy nghĩ hẹp hòi và tầm thường của phần lớn các đồng hương xa quê của ông, Jean Tardieu, người phản kháng chủ nghĩa thực dân, đã ngay lập tức thấu hiểu và yêu mến tâm hồn người Việt Nam, ông biết rằng một dân tộc áp bức dân tộc khác sẽ không bao giờ có thể là một dân tộc tự do, và đau khổ vì những gì ông cảm nhận và nhìn thấy, ông sống những năm tháng ở Hà Nội với nỗi cay đắng xót xa.

Cảm giác tan hoang vô hạn ấy là điều ông cảm thấy khi đứng trước thực tế đáng phẫn nộ gắn với sự nhục nhã kia. Ông cũng thể hiện ở đây sự luyến tiếc một cuộc hẹn lỡ dở với lịch sử và thấy rằng lẽ ra có thể thiết lập những mối quan hệ khác giữa hai dân tộc. Phải chăng bởi vì cha ông, người sáng lập ra Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, đã thử đưa ra cách tiếp cận này? Dù thế nào thì “Thư Hà Nội” cũng rất hòa hợp với tuyển tập văn học Pháp chống chủ nghĩa thực dân mà ở đó Jean Tardieu gặp gỡ với André Gide hay Jean – Paul Sartre.

Nhưng cuốn sách này không chỉ là một tư liệu lịch sử mà còn là một chặng đường thơ. Khi ngắm nhìn dòng sông Hồng, những khoảng ruộng lúa tuyệt vời của vùng châu thổ ấy, Jean Tardieu bị quyến rũ bởi vẻ duyên dáng của một đất nước, nơi mà khí hậu, màu sắc và nhiệt độ kết hợp với nhau không giống như ở bất kỳ nơi nào khác. Mượn cái nhìn của họa sĩ, khi du ngoạn rong ruổi khắp đất nước mà ông sẽ mê say, ông biết miêu tả cả ánh sáng và nét u buồn của phong cảnh, “tất cả ánh chói bị phủ mờ, phai nhạt đi, vừa lóa mắt lại vừa êm dịu thức tỉnh trong tâm hồn những âm vang sâu xa…”. Chúng ta sẽ không thể quên được những gì ông viết về nông thôn Hà Nội khi đi qua những kênh đào và những con đê…

Vì vậy việc xuất bản tác phẩm “Thư Hà Nội” quý giá này là một sáng kiến hay của Nhà xuất bản Phụ nữ, và đương nhiên Bộ phận Văn hóa Đại sứ quán Pháp xin cảm ơn Nhà xuất bản và cùng hợp tác trong việc này.

Francois Gauthier
(Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội
Trích dẫn :
Tháng Giêng năm 1928, tại Hà Nội, một anh binh nhì bắt đầu một bức thư gửi Roger Martin du Gard, người anh đã quen trong những buổi gặp mặt nổi tiếng ở Pontigny[i].

Anh lính số 560, bởi đó chính là số hiệu của anh, đang phục vụ quân địch tại đấy trong những điều kiện có phần đặc biệt: anh là trợ lý tham mưu dưới quyền chỉ huy của anh ruột Marcel Aymé; do đã in được những bài thơ đầu tiên ở tạp chí N.R.F[ii] (lúc ấy được mọi người đọc say mê), anh được các chỉ huy quý mến và được hưởng một vài lợi thế bé nhỏ; sau cùng, anh được ở ngay trong biệt thự người bố, họa sĩ Victor Tardieu, hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật.

Nhưng cả tiện nghi lẫn ưu tiên đều không ngăn được anh thấy, và anh có nhiều điều để nói tới mức bức thư bỏ dở rồi viết tiếp, đã trở thành một nhật ký thực sự. Đó cũng là ý nghĩ của người nhận thư, ngay khi đó đã động viên anh nên cho xuất bản dưới hình thức này hay hình thức khác, một “Bức thư từ Đông dương”.

Jean Tardieu đã không làm ngay việc đó (do chức vụ đương nhiệm của cha ông) nhưng ông vẫn rất tâm đắc về bức thư, không sửa chữa gì ông mong muốn nó sẽ được xuất bản sau khi ông mất. Ngày nay đọc nó, ta hiểu tại sao, bởi trong bức thư có một lời phê phán khá mạnh, rất riêng đối với chủ nghĩa thực dân và “nền dân chủ của các Homais”, cùng nhiều vấn đề về bản sắc của các nền văn hóa, được diễn đạt qua những câu chữ hẳn Segalen sẽ không chối bỏ. Và sự hấp dẫn lớn nhất của nó là cách gợi tả môi trường, khí hậu, phong cảnh và hội họa phương Đông, chưa kể tới vai trò của các yếu tố này trong việc tự khám phá bản thân.

Tóm lại, Jean Tardieu sẽ từ Hà Nội trở về (tại đây ông đã làm quen với người sau này sẽ trở thành vợ ông “một thiếu nữ cực kỳ siêu trong bộ môn khoa học”) sẵn sàng để đón nhận trong ông, bất kỳ cảnh quan là thế nào chăng nữa “sức tưởng tượng thường câu được thiên nhiên tươi rói trong một lưới ảo ảnh”.

Gérard Macé

*

Hà Nội, 22 tháng Giêng 1928

Ông kính mến,

Tôi quá hiểu không thể bắt đầu bức thư này mà không kể cho ông một câu chuyện dài về vô vàn sự cố và chương hồi mà chuỗi chuyển tiếp lý giải cho sự yên lặng của tôi và khiến tôi được thứ lỗi. Nhưng tôi cũng biết rằng ông đã hiểu cho tôi ngay từ trước: có cần phải nói với ông lần nữa rằng, dù có là thời gian, khoảng cách hay sự cố, dù trong tôi có tích tụ những hình ảnh mới mẻ, sặc sỡ và huyên náo thì ông vẫn hiện diện trong ý nghĩ tôi, ở trung tâm các tình cảm giữ gìn quý báu nhất của tôi, như thể tôi chỉ vừa gặp ông cách đây chốc lát. Vậy xin ông cho phép tôi đột ngột bắt đầu bức thư này, để khẳng định sự hiện diện ấy bất chấp mọi điều và để chính xác tôi có được ảo tưởng huyền diệu là chỉ mới gặp ông vừa đây thôi.

Hôm nay, ngày 22 tháng Giêng, hoặc đêm trước ngày mùng một Tết âm lịch, tôi đã đi xem vở Di chúc của Lão Leleu ở nhà hát Hà Nội. Nó xen vào giữa hai vở trước đấy đã được diễn ở rạp Vieux-Colombier, Thức ăn gia đình và Con ác là chột. Quả ông giám đốc nhà hát thật táo gan: hẳn ông ta phải biết rõ công chúng phần lớn là “tỉnh lẻ” này sẽ không thưởng thức được vở Lão Leuleu. Đó là điều đã xảy ra: người ta nói với tôi rằng phòng hát chật ních khi diễn một vở ca kịch nhẹ như Ba cô gái khỏa thân, còn hôm nay trong cái nhà hát khá rộng này, chỉ có nhiều lắm là một trăm người, trong trăm người đó có chừng mười người là mãn nguyện, trong mười người đó có một anh binh nhì đang như được uống sữa, nói theo nghĩa bóng. Quả nhiên tác phẩm của ông được ông diễn không phải hoàn hảo, nhưng cũng không hề kém cỏi. Sân khấu tỉnh lẻ ư? Không, còn khá hơn thế. Còn hơn cả một nhà hát Paris loại hai nữa: giám đốc nhà hát đóng vai lão Lessandre và lão Leleu, và ông ta, tên là Bourrin, còn khoe đã từng diễn ở rạp Vieux – Colombier. Tôi không rõ điều đó có đúng sự thật không. Dù sao ông ta cũng đã theo khá sít sao kỹ thuật của Copeau, để có thể, quả vậy, nhại theo khá thành công cách diễn của ông ấy… ở tận bên bờ Thái Bình Dương – và sưởi ấm lòng vài kẻ xa xứ. Lòng xiết bao rung động, anh binh nhì ấy đã nhìn thấy màn mở ra trên một bài trí giản lược, bên phải là cái hòm nổi tiếng và bên trái, cái mũ bo-nê, chăn gối của ông lão Alexandre! Câu “Kh… óa mõm mày lại” phát ra rất khéo, câu rượu mác[iii] “năm nhật thực” nghe giòn tan, tiếng nấc của kẻ hấp hối hài hước mà không quá đáng, và các trò diễn xuất của ông lão Leleu được sắp xếp một cách thông minh và có gu. Vai la Tourine diễn tồi, không chút dí dỏm – nhưng nhìn chung người ta có thể kinh ngạc và sung sướng vì xem được một vở diễn như vậy ở Hà Nội! – Cuối cùng, có một chi tiết sẽ khiến ông thú vị: bát xúp mà la Tourine đưa lão Lessandre là một trong mấy “Ké – batt” Annam xinh đẹp, một cái bát ăn cơm be bé, bằng sứ mỏng xanh nhờ, có chấm những đốm lớn màu lục sẫm: nếu giữa cái nhà hát giống hệt mọi nhà hát Âu châu, phía sau các hàng ghế tựa nhô lên gáy những người châu Âu khiến trong chốc lát tôi tưởng mình đang ở Pháp – đột nhiên cái bát ăn cơm chẳng chút thuộc vùng Berry này lại nhắc tôi rằng tôi đang ở nơi nào!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button