Hồi ký - danh nhân

Sống và Chết ở Thượng Hải

song va chet o thuong hai1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK SỐNG VÀ CHẾT Ở THƯỢNG HẢI

Tác giả : Trịnh Niệm

Download sách Sống và Chết ở Thượng Hải ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sống và chết ở Thượng Hải là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 1987 tại Mỹ, chỉ riêng lần in đầu đã bán hết ngay 200.000 bản. Tác phẩm được in đi in lại nhiều lần, dịch và xuất bản ở nhiều nước. Tác giả của tác phẩm này là Trịnh Niệm, bà tên thật là Du Niệm Viên, sinh năm 1915, từng du học tại nước Anh. Bút danh Trịnh Niệm hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà. Chồng bà, ông Trịnh Thái Kỳ làm Tổng Giám đốc hãng Shell tại Thượng Hải. Sau khi ông qua đời vì bệnh ung thư, Hãng Shell mời bà Trịnh Niệm làm cố vấn cho Hãng. Từ năm 1966, khởi đầu thời kỳ Cách mạng Văn hoá, bà Trịnh Niệm bị bắt giam và đày đọa đến năm 1973 mới được trả tự do. Vậy mà mãi bảy năm sau, tháng 9-1980 bà mới rời Trung Quốc – Tổ quốc yêu thương của mình – sang sống ở Canada, và ba năm sau định cư tại Washington (Hoa Kỳ).

Sống và chết ở Thượng Hải là một tiểu thuyết tự truyện, nguyên gốc tiếng Anh, do Nhà xuất bản Penguin Books xuất bản năm 1987. Tác phẩm như một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc thời kỳ Cách mạng Văn hoá đầy bi kịch, đầy máu và nước mắt. Thông qua lối kể chuyện dung dị bằng những chi tiết chân thực, những hình ảnh vô cùng sống động về cuộc đàn áp khổng lồ trên toàn cõi Trung Quốc, người đọc khi thì run sợ, lúc thì hồi hộp, lo lắng, lúc thì bùng lên căm giận… như chính mình đang sống trong Cách mạng Văn hoá. Tác phẩm làm ta hiểu rõ được thân phận của giới trí thức Trung Quốc, cũng như của toàn thể nhân dân lao động – những người lương thiện, yêu nước, những người lao động bị chà đạp, bị nghiền nát bởi bè lũ Giang Thanh. Sống và chết ở Thượng Hải được viết bởi một con người tràn đầy lòng nhân hậu. Nhờ thế mà tác phẩm có tính nhân văn cao, sức thuyết phục, hấp dẫn lớn.

Trích dẫn :

Đối với tôi, dĩ vãng – mà tôi nhớ rõ từng chi tiết – đã trở thành vĩnh cửu. Bằng hồi ức, tôi có thể quay lại – cả trong thời gian lẫn không gian – để trở về thời điểm của một đêm hè oi bức tháng 7 năm 1966 và nhìn ngắm lại ngôi nhà cũ của tôi ở Thượng Hải. Lúc đó con gái tôi đã ngủ trong phòng riêng của nó. Đám gia nhân cũng đã ở yên trong khu nhà dành riêng cho họ. Chỉ còn lại một mình tôi trơ trọi trong thư phòng. Ngay lúc này, tôi vẫn còn nghe tiếng thấy tiếng vù vù của chiếc quạt trần, vẫn nhìn thấy trên bàn giấy, những bông hoa cẩm chướng – trắng muốt và ủ rũ vì thời tiết nóng bức – cắm trong chiếc bình cổ đời Càn Long cũng màu trắng. Ngọn đèn đọc sách rọi sáng nửa căn phòng và chiếc nệm bọc lụa màu đỏ thêu chỉ kim tuyến lấp lánh trên ghế tràng kỷ.

Một ông bạn người Anh vẫn thường đến chơi đã gọi căn nhà ấy là “một ốc đảo tiện nghi và sang trọng trong một thành phố nhếch nhác”. Thật ra căn nhà của tôi chẳng những không phải là một lâu đài, mà so với tiêu chuẩn phương Tây thì cũng còn rất khiêm nhường nữa là khác. Nhưng tôi vẫn dành thời gian và tâm tư để làm cho ngôi nhà ấy thành một tổ ấm, một thiên đường cho tôi và cho con gái tôi, để có thể tiếp tục hưởng được những tiện nghi trong khi cả thành phố đang trải qua thực trạng vô sản.

Mười bảy năm sau ngày Đảng Cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành phố Thượng Hải chỉ còn rất ít gia đình vẫn giữ được mức sống như gia đình tôi. Trong thành phố mười triệu dân này, có lẽ chỉ khoảng mười gia đình là còn giữ được lối sống cũ, ngôi nhà cũ và còn gia nhân, đầy tớ phục dịch. Thực ra, Đảng cũng không chính thức qui định người dân sống như thế nào. Năm 1949, khi quân đội Cộng sản tiến vào thành phố Thượng Hải, chúng tôi còn bị cấm không được sa thải gia nhân, đầy tớ, để khỏi làm cho tình trạng thất nghiệp thêm trầm trọng. Nhưng những đợt vận động chính trị làm rung chuyển đất nước này và làm cho những người trước kia giàu có nay trở thành nghèo mạt. Họ trở thành nạn nhân của sự bần cùng hóa ấy vì họ đã buộc phải trả những khoản “tiền phạt” khổng lồ, hoặc ít ra thì lợi tức của họ cũng sụt giảm ghê gớm. Nhiều nhà doanh nghiệp tư sản đã ở lại lục địa cùng với gia đình khi xí nghiệp của họ đã rời khỏi Thượng Hải. Tôi không có ý thay đổi lối sống của mình. Không những vì tôi còn đủ phương tiện để duy trì mức sống cũ, mà còn vì – thông qua “Tổ chức Mặt trận đoàn kết” – chính quyền thành phố đã đối xử với tôi một cách lịch thiệp, đàng hoàng. Tuy nhiên, tôi và con gái tôi cũng phải sống một cách lặng lẽ và trong sự bị nghi ngờ. Chúng tôi tin rằng cuộc cách mạng vô sản là một diễn biến lịch sử không thể tránh được đối với Trung Hoa, do đó chúng tôi đã chuẩn bị để nương theo diễn biến ấy.

Tôi thường nhớ lại cái khoảnh khắc lúc nửa đêm ngày 3 tháng 7 năm 1966. Không phải vì tôi chỉ hoài tưởng đến chuỗi ngày tôi còn được sống chung với con gái tôi, mà chủ yếu đó là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống thường nhật mà tôi đã từng sống từ bao năm trước đó. Khí hậu nóng bức vẫn đè nặng lên thành phố, dù là ban đêm. Mở toang cửa sổ mà trong phòng vẫn không thoảng một cơn gió nhẹ. Mình mẩy tôi ướt đẫm mồ hôi. Chiếc áo lót dính sát vào lưng khi tôi cúi xuống tờ báo, đọc những bài báo chứa đựng những lời tố cáo dữ dội. Những bài báo như vậy luôn luôn là những lời tiên báo nhằm chuẩn bị dư luận cho một đợt vận động chính trị sắp tới. Đó là những nỗ lực tuyên truyền nhằm tạo ra bầu không khí căng thẳng thích hợp và kích động quần chúng. Thường khi chỉ cần đọc kỹ các bài báo do các nhà hoạt động ưu tú của Đảng viết ra và thông qua những lời bóng gió xa xôi của họ, người ta cũng có thể đoán được mục tiêu và nạn nhân của cuộc vận động sắp tới. Bởi trước đó, tôi chẳng hề dính dáng đến một phong trào chính trị nào, nên tôi đã không tiên cảm được những tai họa mà cuộc vận động sắp tới sẽ ảnh hưởng đến tôi. Nhưng, cũng như trong mọi trường hợp trước đó, những lời lẽ dữ dội được dùng trong các bài báo tuyên truyền ấy đã làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Người lão bộc – lão Triệu – bưng đến cho tôi bình trà ướp nước đá và đặt lên bàn. Vừa nhấm nháp ly trà mát lạnh, tôi vừa đưa mắt nhìn tấm hình người chồng quá cố của tôi. Từ ngày nhà tôi mất, thấm thoắt đã chín năm qua, khoảng trống do cái chết của anh để lại trong lòng tôi vẫn còn đó. Tôi vẫn luôn luôn cảm thấy bị bỏ rơi và trơ trọi mỗi khi tôi khó chịu vì tình hình chính trị, và tôi cảm thấy sự nâng đỡ của nhà tôi là quá cần thiết cho tôi.

Năm 1935, tôi gặp nhà tôi, khi anh đang soạn luận án Tiến sĩ ở Luân Đôn. Sau đó chúng tôi thành hôn và trở về Trùng Khánh, thủ đô thời chiến của Trung Hoa. Năm 1939, anh trở thành viên chức Bộ Ngoại giao của chính quyền Quốc Dân Đảng. Năm 1949, khi quân đội Cộng sản tiến vào Thượng Hải, lúc đó, anh làm giám đốc văn phòng Bộ ngoại giao của chính quyền Quốc Dân Đảng tại Thượng Hải. Khi đại diện Cộng sản – ông Chương Hán Phu – đến tiếp quản văn phòng, ông này đã mời nhà tôi ở lại làm việc với chính quyền mới trong lúc giao thời với tư cách là cố vấn ngoại giao cho thị trưởng thành phố mới được chỉ định, tức là nguyên soái Trần Nghị. Một năm sau đó, nhà tôi được phép rời khỏi chức vụ trong chính quyền nhân dân để nhận chức vụ tổng quản lý chi nhánh Thượng Hải của công ty dầu khí Shell. Công ty này là một trong số rất ít xí nghiệp của Anh có tầm vóc quốc tế – chẳng hạn như công ty “Kỹ nghệ hóa chất Imperial”, Ngân hàng tổ hợp Hồng Kông – Thượng Hải,… – còn cố để giữ các chi nhánh ở Thượng Hải. Bởi hãng Shell là công ty độc nhất cỡ quốc tế về dầu khí muốn ở lại làm ăn tại lục địa Trung Hoa, nên những viên chức Đảng có khuynh hướng ủng hộ cuộc giao thương với phương Tây đã đối đãi với công ty và với bản thân chúng tôi một cách lịch sự, đàng hoàng…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button