Hồi ký - danh nhân

Phạm Xuân Ẩn – Tên người như cuộc đời

download-sach-pham-xuan-an1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Phạm Xuân Ẩn – Tên người như cuộc đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook                  PDF | PRC | EPUB

 

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Có lẽ không còn nói nhiều về ông bởi chỉ tên ông thôi cũng đã mang lại nhiều rung cảm cho người nghe. Nhà văn, nhà báo, Phạm Ngọc Hải sau hơn 10 năm tiếp xúc với ông đã viết cuốn: Phạm Xuân Ẩn – Tên người như cuộc đời. Cuốn sách đuợc NXB Công An ấn hành năm 2005 và đọat giải A trong cuộc thi văn học: Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống (1995-2005).

Đây là cuốn sách mà bằng những hiểu biết sâu về nhân vật, tác giả đã đi đuợc vào những chiều sâu rất khó lột tả về người anh hùng. Vì vậy mặc dù đã có ebook khác về ông trên internet, tôi vẫn tin đây là cuốn sách rất đáng đọc về người anh hùng này.

Trích dẫn :

Chuyện ông Ẩn bắt đầu làm tình báo như thế nào chúng tôi đã từng đề cập. Từ nhân viên của Hãng xăng Caltex, chuyển sang làm việc cho Hải quan Pháp ở Cảng Sài Gòn, ông đã “chép được hầu hết các tài liệu về chuyên chở tiếp tế, vũ khí trang bị của quân đội Pháp gửi về trên” và học được nhiều kinh nghiệm bước đầu của công tác tình báo. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc, ông được chỉ thị “chuyển vào mục tiêu mới, nhưng không bỏ mục tiêu cũ”. Mục tiêu nhắm tới là quân sự. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của ông là thời điểm “chuyển giao” giữa Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trước khi ký Hiệp định Genève, cấp trên của ông – ông Phạm Ngọc Thạch chỉ dặn: “Cố gắng không để bị bắt lính, nếu bị bắt lính thì ít nhất phải làm đến chức tiểu đoàn trưởng”.

 

Ông Ẩn có người anh họ là đại úy Phạm Xuân Giai, lúc đó là Trưởng phòng 5 Bộ Tổng tham mưu “quân đội quốc gia Việt Nam” (do Pháp dựng lên). Đại úy Giai là người quen thân với tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng và thiếu tá Trần Đình Lan, Trưởng phòng 6 (phản gián), nên đây là cơ hội thuận lợi. Ông nhờ đại úy Giai và được ông Giai xin vào làm việc tại Phòng 5. Trước khi vào làm việc ở đây, ông đã chọn được một người “bạn tốt”, là ông Tư An, thay thế ông tại Hải quan. Ông Tư An đã cung cấp đầy đủ tin tức như ông Ẩn đã làm, cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết.

Phòng 5 của Bộ Tổng tham mưu là phòng phụ trách huấn luyện và chiến tranh tâm lý, nên còn gọi là Phòng quân huấn. Tháng 4.1954, ông Ẩn được tướng Hinh ký quyết định vào làm việc tại phòng này với quân hàm thượng sĩ đồng hóa. Ông được bố trí làm bí thư cho ông Giai thay cho người bí thư cũ.

Khi người Mỹ bắt đầu can thiệp để hỗ trợ cho quân Pháp, họ thâm nhập vào quốc phòng và tất nhiên là thâm nhập vào Bộ Tổng tham mưu. Hầu hết các sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu đều biết tiếng Pháp, ít người biết tiếng Anh, trừ đại úy Giai có thời gian đi tu nghiệp tại Mỹ (học chiến tranh tâm lý tại trường Ford Bragg, California). Bởi vậy, khi còn làm Tổng tham mưu trưởng, tướng Hinh giao cho ông Giai trực tiếp liên lạc làm việc với đại tá Mỹ Edward Lansdale, một nhân vật khét tiếng từng đóng vai trò chính trong việc dựng lên và củng cố chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông Ẩn là người thạo tiếng Anh nên được đại úy Giai giao nhiệm vụ giao dịch với các sĩ quan cấp dưới của Lansdale như đại úy Rufus Philips, đại úy Roderick, đại úy Sharp… Ban đầu Phạm Xuân Ẩn chưa tạo được quan hệ với Lansdale, nhưng đã làm quen với nhiều sĩ quan Mỹ và biết làm theo cách của Mỹ.

Sau Hiệp định Genève, Pháp và Mỹ thỏa thuận trao lại “quyền tự trị hoàn toàn” cho “quân đội quốc gia” vào tháng 5.1955 để Mỹ huấn luyện và xây dựng lại theo phương hướng của Mỹ. Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp Pháp-Mỹ (TRIM) lập ra trước đây được chuyển thành Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân (CATO) và nằm trong MAGG (Phái bộ cố vấn và viện trợ quân sự). Tháng 10.1955, Mỹ đề ra cho Ngô Đình Diệm cải tổ quân đội, tập hợp các tiểu đoàn bộ binh và khinh quân để lập ra 6 sư đoàn khinh quân và bắt đầu huấn luyện theo chương trình của Mỹ tại trường Võ bị Thủ Đức. Phạm Xuân Ẩn trở thành một hạ sĩ quan duy nhất đi với các sĩ quan “quân đội quốc gia” đến trường Võ bị Thủ Đức làm phiên dịch cho cố vấn Mỹ. Và từ một thông dịch viên, nhưng do “biết cách làm việc với Mỹ”,  ông được giao làm nhiệm vụ của sĩ quan liên lạc giữa Phòng 5 với CATO, thay cho viên sĩ quan liên lạc cũ không được người Mỹ chấp nhận, vì anh ta “quá nặng ảnh hưởng của Pháp”.

Tuy cấp bậc thấp, nhưng làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc với CATO, lại thông minh, nhạy bén, nên ông Ẩn được thảo luận với các sĩ quan Mỹ về mọi chương trình, kế hoạch huấn luyện, tuyển chọn người đi học ở Mỹ hoặc các nước khác. Thời điểm này, CATO đưa ra kế hoạch huấn luyện biệt kích để đưa ra phá hoại miền Bắc. Tất nhiên ông chép ngay kế hoạch này để báo về cấp trên…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button